-Nguồn:- Trung Quốc đầu tư ra ngoài: Sức mạnh dòng tiền nóng
-Tham vọng năng lượng của Trung Quốc -Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ lượng năng lượng lớn nhất thế giới, là một trong những nước dẫn đầu về lượng khí thải nhà kính.
-'Việt Nam - trung tâm chuyển biến chiến lược ở châu Á' vnn
– Quốc phòng Việt-Úc : Canberra sẵn sàng tiến tới, Hà Nội còn ngại Bắc Kinh – (RFI).
-Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc (Nguyễn Văn Huy) (TL 266)
Cuối tháng 9/2011, chính quyền Miến Điện (Myanmar) tuyên bố đình chỉ công trình xây dựng đập Myitsone trên thượng nguồn sông Irrawaddy. Đây là một bất ngờ lớn đối với Bắc Kinh, vì tất cả mọi chi phí đầu tư và xây dựng đập đều do Trung Quốc đài thọ. Trước sự trở mặt này, Bắc Kinh lớn tiếng phản đối và yêu cầu tân chính quyền Miến Điện tôn trọng những hiệp ước đã ký trước đó. Chắc chắn hai bên sẽ tìm ra một giải pháp, nhưng quan hệ giữa hai nước sẽ không còn như trước.
Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone
Myitsone là một trong 7 đập nước trong tiểu bang Kachin miền cực bắc Miến Điện được tổ hợp China Power Investment Corporation (CPIC), một trong những công ty quốc doanh lớn nhất Trung Quốc, qui hoạch xây dựng từ năm 2007. Công trình xây dựng những đập nước này nằm trong chương trình hợp tác giữa hai chính quyền Trung Quốc và Miến Điện ký từ năm 2005, theo đó Trung Quốc đảm nhiệm mọi chi phí đầu tư, qui hoạch và xây dựng, Miến Điện phụ trách bảo vệ giữ gìn trật tự an ninh. Tại Kachin, đại diện chính quyền Trung Quốc là công ty Yunnan Power Grid, một chi nhánh của công ty China Southern Power Grid thuộc tổ hợp CPIC.
Theo dự trù, sau khi hoàn tất, 7 đập nước này sẽ cung cấp một tổng năng suất khoảng 13.300 MW, tức 61.500 GWh/năm, trong đó 90% xuất khẩu sang tỉnh Vân Nam và 10% còn lại cho nhu cầu địa phương. Riêng đập thủy điện Myitsone, trị giá 3,6 tỷ USD, được coi là một trong 5 đập thủy điện lớn nhất thế giới, với một hồ chứa nước rộng gần 800 km2. Được xây dựng năm 2009, trên chi nhánh hai sông Nmai và Mali tạo thành sông Irrawaddy và dự trù hoàn tất vào năm 2017, đập Myitsone có năng suất lớn nhất trong số 7 đập : 3.600 MW, khoảng 16.634 GWh/năm.
Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone xuất phát từ áp lực của xã hội dân sự. Tổng thống Thein Sein cho biết chính quyền của ông do dân bầu ra do đó phải tuân hành ước muốn của dân. Ước muốn của dân ở đây là ngừng xây dựng các đập nước trên thượng nguồn sông Irrawaddy, vì nó không những hủy hoại môi sinh và môi trường mà còn gây xáo trộn đời sống của người Kachin, và không chừng sẽ xảy ra nội chiến.
Từ nhiều tháng qua, các tổ chức bảo vệ môi sinh và nhân quyền, các tổ chức tôn giáo và người Miến Điện đã liên tiếp xuống đường tại Kachin và Rangoon, yêu cầu ngưng xây dựng đập thủy điện Myitsone này. Một cách cụ thể, theo qui hoạch xây dựng đập Myitsone, 47 làng cùng hàng trăm cây số đường sá, hàng ngàn nhà cửa và ruộng vườn của người Kachin nằm trong thung lũng giữa hai nhánh sông Nmai và Mali sẽ bị chìm trong biển nước, hơn 10.000 người Kachin phải di dời sang nơi khác. Đó là chưa kể những tai hại gián tiếp trong quan hệ sinh sống giữa người Kachin và các sắc tộc khác trong khu vực khi môi sinh và môi trường của họ bị hủy hoại, cụ thể là nghề trồng cây anh túc để chế biến thành thuốc phiện.
Miến Điện là một quốc gia liên bang gồm 14 tiểu bang, trong đó 7 tiểu bang của người thiểu số (Arakan, Shan, Chin, Kachin, Karen, Kayah, Mon) và 7 bang của người Miến (Burman); mỗi tiểu bang có một pháp qui riêng biệt mà chính quyền trung ương phải tôn trọng.
Trong dự án xây dựng đập Myitsone, chính quyền Kachin đã nhiều lần yêu cầu chính quyền trung ương tạm ngưng công trình xây dựng để nghiên cứu tính khả thi của dự án. Theo những chuyên viên nghiên cứu địa chấn, đập Myitsone nằm trên vùng va chạm của hai mảng địa cầu Âu Á và Ấn Độ, do đó có thể bị vỡ bất cứ lúc nào khi có động đất (trận động đất gần đây nhất xảy ra vào ngày 20/8/2008, với mức độ 5,8 Richter). Nếu đập Myitsone bị vỡ, tai họa sẽ rất khủng khiếp: hơn 150.000 người sinh sống trong thành phố Myitkyina, thủ phủ của tiểu bang Kachin cách đập 40 km dưới thung lũng, sẽ bị tiêu diệt; đó là chưa kể mùa màng và những thiệt hại vật chất và văn hóa khác bị dòng nước cuốn trôi.
Thêm vào đó, sự hiện diện đông đảo của binh lính Miến Điện gốc Burman đến từ Rangoon để bảo vệ an ninh các công trường là một đe dọa đối với người Kachin. Cũng nên biết, theo nội dung thỏa ước đình chiến ký từ năm 1989 giữa Rangoon và các sắc tộc địa phương, chính quyền trung ương sẽ không đưa quân vào lãnh thổ các tiểu bang của người sắc tộc, vì đó là một hành vi gây hấn. Chính vì thế, từ tháng 9/2011 đến nay đã xảy ra nhiều cuộc chạm súng giữa quân đội trung ương và các lực lượng võ trang Kachin quanh các công trường xây dựng, trong đó có rất nhiều công nhân Trung Quốc bị sát hại.
Như đổ thêm dầu vào lửa, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc được đưa vào xây dựng các công trình xây dựng 7 đập nước chiếm đóng những địa điểm sinh sống kinh tế tốt nhất của người địa phương và khai thác lén lút những tài nguyên quí hiếm (vàng và đá quí), và nhất là đang xâm phạm vào quyền lợi cốt lõi của người Kachin địa phương là nghề trồng và áp tải thuộc phiện. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn hecta đất rừng và đất canh tác đã và đang bị nước phủ ngập, rất nhiều chủng loại thú rừng và cá sông hiếm bị hủy diệt, hàng chục nơi thờ phượng và đền đài của người địa phương bị chôn vùi dưới lòng nước.
Cho đến nay ai không lường được những thiệt hại về kinh tế và môi trường khi nguồn nước sông Irrawaddy bị cạn kiệt, khu vực đồng bằng và vùng hạ lưu sẽ bị nhiễm mặn, năng suất canh tác lúa nước chắc chắn sẽ giảm, thực phẩm khan hiếm và vật giá gia tăng là điều không tránh khỏi.
Nhưng vấn đề không dừng ở đó. Tìm hiểu sâu hơn, quyết định ngưng công trình xây dựng đập Myitsone chỉ là lý cớ, thực tế trầm trọng hơn nhiều: Miến Điện đang đứng trước nguy cơ tan rã và lệ thuộc. Những sắc tộc sinh sống ven vùng biên giới Miến-Trung đang bị Trung Quốc lôi kéo về phía mình hoặc bị mua chuộc để làm áp lực với chính quyền trung ương, trong khi những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những địa điểm sinh hoạt kinh tế tốt nhất đang lọt dần vào tay người Trung Quốc.
Phản ứng của chính quyền Miến Điện hiện nay giống như con ruồi bị sa vào mạng nhện, đang cố vùng vẩy để không bị hút hết nhựa sống và chết khô. Thoát được hay không là chuyện khác.
Sách lược mở đường xuống vịnh Bengal của Trung Quốc
Miến Điện cũng như Thái Lan, Lào, Việt Nam và Cambodia là 5 quốc gia trên bán đảo Ấn-Trung (Indochina) nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam của Trung Quốc.
Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng 5 Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) hay Khu chế xuất, và 14 Thành phố Hải cảng Mở, hay OCC (Open Coastal Cities), dọc các bờ biển. Cơ hội đã đến khi năm 1992 Cambodia, Lào, Miến Điện và Việt Nam, gọi tắt là CLMV, và Thái Lan là 5 quốc gia được Ngân Hàng Châu Á mời tham dự vào đề án xây dựng Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, GMS (Greater Mekong Subregion), để bảo đảm nguồn cung cấp lúa gạo cho toàn khu vực. Không ngờ chương tình này trùng hợp với dự án xây dựng các Vùng Kinh tế đặc biệt của Trung Quốc. Năm 2009, Bắc Kinh đã thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân. Từ đó đến nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.
Trở về với Vùng kinh tế đặc biệt (SEZ),điều kiện để được nhận làm hội viên SEZ là phải có một lãnh thổ lớn, nhiều hải cảng và bến cảng lớn, vùng biên giới dài rộng, nhất là phải có những trục giao thông thuận lợi và nhiều tài nguyên nhiên. Nhưng đối với Bắc Kinh, yếu tố để được chọn làm hội viên là độc tài chỉ vì một lý do giản dị: các chế độ độc tài không có xã hội dân sự, do đó chỉ cần mua chuộc các cấp lãnh đạo thì tất cả mọi yêu sách của họ sẽ được thỏa mãn, hơn nữa chế độ nào càng độc tài thì càng bị thế giới lên án và cô lập, do đó càng lệ thuộc hơn vào Trung Quốc để được giúp đỡ.
Cho đến trước cuối năm 2011, Miến Điện, Lào và Việt Nam là những chế độ độc tài, những chỉ thị đến từ Bắc Kinh đều được chấp hành một cách sốt sắng: dành mọi dễ dàng cho các công ty Trung Quốc muốn vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền Hun Sen tại Cambodia - trên một khía cạnh nào đó vẫn là một chế độ độc tài, vì quyền lãnh đạo từ sau 1975 đến nay vẫn nằm trong tay đảng cộng sản. Hiện nay, các công ty Trung Quốc không những được quyền ưu tiên khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn độc quyền dò tìm và khai thác dầu khí trên toàn lãnh thổ Cambodia. Khi quốc lộ 13 nối liền Lào và Quảng Tây hoàn tất, chắc chắn Bắc Kinh sẽ đề nghị canh tân toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở chiến lược của Cambodia: phi trường, hải cảng, bến cảng, trục lộ giao thông chính để bảo đảm nguồn tiếp tế tài nguyên nhiên vật liệu từ vịnh Thái lan vào tỉnh Quảng Tây. Chỉ còn lại Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng. Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch này.
Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ Lào.
Trong sách lược mở đường xuống phía Nam, Miến Điện có lẽ là vùng đất lý tưởng mà ban lãnh đạo tại Bắc Kinh nhắm tới: diện tích rộng (678.500 km2), dân số thấp (48 triệu người), nhiều tài nguyên thiên nhiên lại có một vùng biên giới dài (2.185 km) với Trung Quốc. Một thuận lợi khác là ban lãnh đạo quân phiệt Miến Điện bị các quốc gia phát triển phương Tây cô lập, do đó chỉ còn nương tựa vào Trung Quốc để được bảo vệ trước dư luận quốc tế. Đổi lại, Miến Điện dành cho Trung Quốc mọi ưu tiên trong việc khai thác tài nguyên để được cung cấp vũ khí. Nhưng yếu tố được chú ý nhiều nhất tới là các hải cảng, Bắc Kinh dự trù xây dựng và khai thác hải cảng Thilawa, cách Rangoon 15 km về phía Nam, để hiện diện lâu dài trong vịnh Bengal. Nhiều bến cảng quân sự khác cũng đang được xây dựng để tiếp tế các đoàn tàu thương mại và quân sự Trung Quốc qua lại trên Ấn Độ Dương.
Hợp tác để cùng phát triển?
Quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc trở nên khắng khít từ sau khi Ne Win ra lệnh mở cửa biên giới năm 1988. Nhắc lại, cuối thập niên 1980 tướng Ne Win dẹp tan phong trào đòi dân chủ của dân chúng Miến Điện và thành lập Hội đồng chính phủ tái lập luật pháp và trật tự (SLORC - State Law and Order Restoration Council), một cách gọi khác của chế độ quân phiệt, để cai trị đất nước. Sau khi bị Phong trào dân chủ quốc gia (NLD-National League for Democracy) của bà Aung San Suu Kyi đánh bại trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1990, ban lãnh đạo quân phiệt đã không những không chịu nhượng quyền mà còn bắt giam bà Aung San Suu Kyi. Cùng lúc đó, tại Trung Quốc phong trào đòi tự do dân chủ của sinh viên tại Thiên An Môn bị dập tắt trong biển máu. Cả hai chế độ độc tài bị dư luận thế giới lên án và cô lập. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, hai chế độ độc tài cộng sản và quân phiệt này nương tựa giúp đỡ lẫn nhau. Ne Win cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh, Bắc Kinh cần đường xuống vịnh Bengal để tiếp tế các tỉnh phía Nam.
Về quân sự, từ năm 1988, Trung Quốc trở thành quốc gia cung cấp vũ khí chính của Miến Điện, từ các loại súng hạng nhẹ, đại pháo đến các loại xe bọc sắt, chiến xa và phi cơ chiến đấu. Với lượng vũ khí này, chế độ quân phiệt Miến Điện dẹp tan các cuộc nổi dậy của người thiểu số. Năm 1989, với sự dàn xếp của Trung Quốc, Rangoon đã thành công trong việc thuyết phục 17 nhóm sắc tộc vũ trang chấp nhận buông súng và ký một hiệp ước đình chiến. Bù lại, các nhóm sắc tộc được toàn quyền quản lý nguồn thuốc phiện sản xuất tại địa phương.
Về dầu khí, cho đến năm 2004 chỉ có tổ họp Total của Pháp được quyền dò tìm và khai thác dầu khí tại Yanada (từ năm 1992), một khu vực nằm giữa Miến Điện và Thái Lan. Mặc dù sinh sau đến muộn, từ sau 2004, 16 công ty quốc doanh Trung Quốc làm chủ 21 dự án khai thác dầu khí lớn. Miến Điện có nguồn trữ lượng khí đốt thiên nhiên tại Sittwe đứng hạng thứ 10 trên thế giới. Công ty PetroChina, một chi nhánh của tổ hợp quốc doanh China National Petroleum Corporation (CNPC), được quyền khai thác 30 năm khi đốt thiên nhiên tại Sittwe trong vịnh Bengal.
Về hạ tầng cơ sở, các công ty Trung Quốc được quyền tự do ra vào Miến Điện khai thác tài nguyên, xây dựng đường sá và bến cảng để vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu. Năm 2006, tổ hợp CNPC được quyền xây dựng hai ống dẫn khí đốt và dầu hỏa, với một tổng trị giá 2,5 tỷ USD, từ cảng Kyaukphyu trong vịnh Bengal đến Vân Nam. Khởi công xây dựng từ tháng 9-2009, sau khi hoàn tất vào năm 2013, ống dẫn dầu dài 1.200 km có khả năng tải 400.000 thùng dầu/ngày và ống dẫn khí đốt dài hơn 2.800 km sẽ chuyển 12 triệu m3/năm vào tỉnh Vân Nam.
Về thủy điện, doanh nhân Trung Quốc gần như chiếm độc quyền xây dựng và khai thác các đập thủy điện trên thượng nguồn các sông Irrawaddy, Salween và Sittang. Cho đến năm 2007, 45 công ty Trung Quốc làm chủ 65 dự án xây đập thủy điện nhằm chuyển toàn bộ điện năng sản xuất sang Vân Nam sau khi hoàn tất.
Về kinh tế, phải chờ đến năm 1998, sau những vụ sạt lở đất lớn trong các tỉnh Quý Châu, Vân Nam và Quảng Tây do nạn phá rừng bừa bãi gây ra, Bắc Kinh ra lệnh cấm khai thác gỗ tại mẫu quốc, doanh nhân Trung Quốc liền vượt biên sang Miến Điện và Lào khai thác gỗ. Ngoài 10 công ty khai thác khoáng sản đang hiện diện tại Miến Điện, doanh nhân Trung Quốc còn làm chủ 6 công trình khai thác khoáng sản lớn trong tiểu bang Kachin và Shan.
Từ sau khi được quyền hoạt động trên lãnh thổ Miến Điện, doanh nhân và di dân Trung Quốc đã ồ ạt vào các thị trấn và thành phố xây nhà, lập phố tạo dựng cơ sở làm ăn. Trong thành phố, doanh nhân gốc Hoa tìm mọi cách chiếm hữu những địa điểm có lợi ích kinh tế cao : khu vực trung tâm, các trục lộ giao thông chính, bến cảng, phi trường, đường bộ, đường sông. Trên vùng đồi núi và đồng bằng, người Trung Quốc thuê bao những khu đất lớn để khai thác gỗ và trồng cây công nghiệp. Doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tuyển công nhân Trung Quốc vào làm việc những công trường, người địa phương chỉ được tuyển dụng vào những công việc không chuyên môn và ngắn hạn. Trong những vùng có nhiều tài nguyên quí hiếm (vàng, đá quí, gỗ mun, voi và thú rừng), hàng ngàn người Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vào khai thác, bất chấp sự phản đối của các chính quyền địa phương.
Cho đến nay, gần như toàn bộ hệ thống buôn bán sỉ và một số ngành bán lẻ (áo quần và máy móc gia dụng) nằm trong tay người gốc Hoa. Thêm vào đó, do thiếu cạnh tranh, doanh nhân Trung Quốc đã gần như độc quyền trong các ngành xây dựng và kinh doanh địa ốc và gây ra nạn đầu cơ làm giá cả hàng hóa, xăng dầu và nhà đất gia tăng, khiến các sư sải phải xuống đường chống đối năm 2007. Nói tóm lại, trong sách lược hợp tác để cùng phát triển này, chỉ người Trung Quốc được quyền hưởng lợi, người Miến Điện quyền phục vụ.
"Cạnh tranh bất chính" trong khu Tam Giác Vàng
Nhìn lại quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc từ năm 1988 đến nay, Bắc Kinh đã tận tình giúp đỡ và bao che chế độ quân phiệt Miến Điện trước búa rìu dư luận quốc tế. Trung Quốc không những là quốc gia cung cấp vũ khí chính mà còn là quốc gia tài trợ và đầu tư lớn nhất tại Miến Điện. Nhưng sự bao che và giúp đỡ này không miễn phí, ngoài lãi suất thấp và được trả góp trong một thời gian dài, Bắc Kinh còn muốn khống chế luôn giai cấp cầm quyền và chiếm hữu toàn bộ những nguồn lợi của quốc gia này.
Để hù dọa các cấp lãnh đạo quân phiệt, các thầy bùa Trung Quốc khuyên nên dời bỏ thủ đô Rangoon và xây dựng thủ đô mới tại Naypyidaw, một khu vực nằm giữa Rangoon và Mandalay. Lý do được đưa ra là Rangoon nằm cạnh bờ biển do đó rất khó phòng thủ khi bị tấn công. Thật ra lý do chính là Bắc Kinh muốn biến vùng biển phía nam Rangoon thành một quân cảng lớn của Trung Quốc, sự hiện diện của ban lãnh đạo Miến Điện tại Rangoon là một trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch này. Để thuyết phục ban lãnh đạo quân phiệt dời đô lên Naypyidaw, Bắc Kinh đã đảm nhiệm phần lớn chi phí xây dựng những công trình đường sá, dinh thự các bộ ngành, nhà cửa cán bộ và phố xá.
Mặc dầu vậy, Bắc Kinh vẫn không tin tưởng vào sự trung thành của các cấp tướng lãnh cầm quyền, vì đa số được đào tạo trong một môi trường văn hóa Anh, tức môi trường dân chủ mà Bắc Kinh rất e ngại. Nếu Miến Điện có dân chủ, Trung Quốc sẽ mất vai trò độc tôn, nguồn vốn khổng lồ bỏ ra có thể sẽ bị mất trắng. Sự nghi ngại càng tăng khi biết giới quân phiệt Miến Điện đang muốn tách khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh khi liên lạc với Bắc Triều Tiên để giúp sản xuất vũ khí nguyên tử.
Để làm áp lực, Bắc Kinh đã phạm một sai lầm lớn khi trang bị vũ khí và lôi kéo những cộng đồng sắc tộc sinh sống trên vùng biên giới về phía mình. Miến Điện và Trung Quốc có một đường biên giới dài 2185 km, trải dài trên hai bang Kachin và Shan. Đây là một khu vực rất phức tạp vì là nơi sinh sống của hơn 100 trên tổng số 135 sắc tộc tạo thành dân tộc Miến Điện. Cho tới nay chưa có lực lượng đồng bằng nào làm chủ được khu vực này vì một lý do giản dị : tất cả các cộng đồng sắc tộc sinh sống trong vùng này đều được trang bị đủ loại vũ khi tối tân. Sinh hoạt cổ truyền của các sắc tộc này là nghề làm rẫy, nhưng sinh hoạt mang lại nhiều lợi tức nhất là khai thác đá quí, trồng cây anh túc làm thuốc phiện và áp tải những bánh thuốc phiện này xuống đồng bằng. Để cùng tồn tại, những nhóm sắc tộc vũ trang này đã kết hợp lại thành một khối, dưới quyền lãnh đạo của Khun Sa, để áp tải thuốc phiện và phân chia quyền lợi lẫn nhau, đây là một kết ước bất thành văn mà không ai được quyền vi phạm.
Sinh hoạt sản xuất và buôn bán thuốc phiện năng động nhất là trong tiểu bang Shan, nơi giáp ranh của ba quốc gia Miến Điện, Thái Lan và Lào, gọi là Tam Giác Vàng. Lượng thuốc phiện sản xuất tại đây chỉ sau Afghanistan nhưng có phẩm chất cao hơn nên rất được giới tiêu thụ quốc tế ưa chuộng. Chính vì phẩm chất cao này mà khu Tam Giác Vàng trở thành nơi tranh chấp quyền lợi giữa các phe nhóm buôn lậu.
Nhắc lại, từ tháng 10/1949, Quốc Dân Đảng Trung Hoa bị phe cộng sản đánh bật ra khỏi lãnh thổ. Thành phần chủ lực theo Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan lập căn cứ, số còn lại chạy về phía Nam trốn trong những vùng rừng núi giáp ranh với Miến Điện, Thái Lan và Lào dựng lập chiến khu. Được CIA yểm trợ, tàn quân Quốc Dân Đảng tuyển mộ và huấn luyện các sắc dân thiểu số chống lại quân cộng sản tại Hoa Lục. Năm 1951, Quốc Dân Đảng tại đây có hơn 4.000 tay súng, năm 1952 tăng lên 30.000. Nhưng, vì được tuyển mộ một cách gấp rút và thiếu kinh nghiệm chiến đấu, những tân binh này không chống cự lại bộ đội cộng sản Trung Quốc, có lý tưởng và có kỷ luật hơn : hơn 16.000 người bị giết, số còn lại phân rã thành nhiều nhóm nhỏ ẩn náu trong dân. Với thời gian, ý chí khôi phục lục địa phai dần, các đám tàn Quốc Dân Đảng trở thành những băng đảng sinh sống bằng nghề buôn bán thuốc phiện. Sự hiện diện của tàn quân Quốc Dân Đảng làm thay đổi toàn bộ sinh hoạt của các sắc dân trong vùng và biến nơi đây thành một trong những trung tâm sản xuất thuốc phiện lớn nhất và khó bài trừ nhất thế giới.
Thuốc phiện trở thành một nguồn lợi lớn, giá đắt như vàng nên từ thập niên 1950 khu vực biên giới phía Bắc ba nước Lào, Thái Lan và Miến Điện được gọi là khu Tam Giác Vàng. Mỗi năm khu này cung cấp trên 4.000 tấn thuốc phiện, hay 335 tấn heroin tinh chế. Theo số liệu do tổ chức bài trừ ma túy Hoa Kỳ, trong năm 1990 chỉ riêng một mình Miến Điện đã sản xuất gần phân nửa số thuốc phiện tiêu thụ trên toàn thế giới: 2.365 tấn, hay 197 tấn heroin, phần lớn được canh tác trên lãnh thổ của các sắc tộc Shan và Kachin.
Trừ người Arakan (gốc Ấn Độ) sinh sống dọc bờ biển, tất cả các sắc tộc tại Miến Điện đều không nhiều thì ít đều có liên quan đến sản xuất hay áp tải thuốc phiện. Người Karen và Môn tuy không sản xuất thuốc phiện nhưng là những nhóm áp tải và vận chuyển thuốc phiện có thế lực nhất xuống vịnh Martaban và sang Thai Lan để sau đó xuất khẩu sang các quốc gia khác. Người Shan gần như nắm độc quyền về nghề sản xuất thuốc phiện vì nơi sinh trú của họ rất thuận lợi cho nghề trồng cây anh túc để chế biến thành thuốc phiện. Nhưng quan trọng nhất là các nhóm người Hoa tại Kokang, tuy chỉ có một dân số trên dưới một triệu người nhưng từ khi liên kết với lực lượng Quốc Dân Đảng đã trở thành nhóm chủ chốt trong việc phân phối thuốc phiện từ miền rừng núi xuống đồng bằng.
Trước nguồn lợi quá lớn do thuộc phiện mang lại, chính quyền quân phiệt, gồm toàn người Burman (hay Mang), tại Rangoon cũng không bỏ lỡ cơ hội. Từ sau 1950, quân đội Miến đã nhiều lần tiến vào khu Tam Giác Vàng đánh quân Quốc Dân Đảng nhưng đều thảm bại. Năm 1954, Rangoon yêu cầu Liên Hiệp Quốc buộc Đài Loan rút quân về nước, không thành công; năm 1960, hợp tác với Trung Quốc đánh đuổi các lực lượng Quốc Dân Đảng ẩn náu dọc biên giới, không kết quả. Năm 1965, Rangoon thành lập những đội dân phòng người sắc tộc (Kha Kwe Yei) để cạnh tranh với những đội áp tải do Quốc Dân Đảng đỡ đầu. Biện pháp mới này không ngờ mang lại hiệu quả, các đội dân phòng được quân đội bảo vệ áp tải thuốc phiện từ cao nguyên xuống đồng bằng một cách an toàn. Sự ăn chia với quân đội trong nguồn lợi này rất sòng phẳng. Năm 1973, các đội dân phòng được trang bị như quân đội chính quy trở thành các đội dân quân du kích (Pyi Thu Sit) để tránh tai tiếng cho quân đội.
Cùng với chiến dịch loại trừ tàn quân Quốc Dân Đảng, Rangoon muốn chiếm luôn địa bàn sản xuất thuốc phiện bằng cách hạn chế thế lực của các lãnh chúa (sahopa) người Shan, đồng minh của Quốc Dân Đảng. Shan là một sắc tộc lớn gốc Thái, hơn 2,5 triệu người, sinh sống trong thung lũng sông Salween giữa tỉnh Vân Nam và Thái Lan. Trước biện pháp mới này, người Shan đe dọa tách khỏi liên bang, Rangoon phải nhượng bộ năm 1958 nhưng đồng thuận quốc gia đã mất.
Một tướng người Shan, Sao Gnar Kham, cùng những lãnh chúa Shan khác thành lập quân đội riêng và tiếp tục quản trị vùng đất rộng lớn miền Đông Bắc và liên kết với các lực lượng Quốc Dân Đảng, được Bangkok đỡ đầu, chống lại Rangoon. Làng Ban Hin Taek, tỉnh Chieng Rai (Thái Lan) trở thành đại bản doanh của quân đội Shan. Năm 1962, các nhóm võ trang Quốc Dân Đảng và Shan tôn Moh Heng, một người Hoa tại Kokang, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thay vì chống lại Rangoon, năm 1964 những nhóm này kết hợp lại thành hai đạo quân lớn tại tỉnh Chieng Mai (Thái Lan) để bảo vệ các vùng canh tác và áp tải thuốc phiện xuống đồng bằng: Đạo quân thứ 3 do tướng Li Wen Huan chỉ huy, bộ tham mưu đặt tại làng Feng và Đạo quân thứ 5 do tướng Duan Shi Wen lãnh đạo, bộ chỉ huy đóng tại làng Mae Salong.
Lợi tức do buôn bán thuốc phiện quá hấp dẫn, những nhóm sắc tộc nhỏ hơn cũng tham gia phong trào buôn lậu. Năm 1950, Trung Quốc giúp người Kachin thành lập Mặt Trận Nhân Dân, trang bị hơn 6.000 tay súng chống lại tàn quân Quốc Dân Đảng. Bắc Kinh bị hố to, với số lượng vũ khí có được, các nhóm vũ trang Kachin hợp tác với Quốc Dân Đảng sản xuất và áp tải thuốc phiện. Những nhóm nhỏ hơn như người Pao (200.000 dân), người Wa (500.000 dân), người Paluang (200.000 dân), người Lahu (100.000 dân) cũng được Trung Quốc trang bị vũ khí và tất cả đều trở mặt theo Quốc dân Đảng và người Shan để được chia phần.
Miền Đông Bắc Miến Điện trở thành vùng đất vô chính phủ, mỗi sắc tộc, mỗi làng đều có một lực lượng võ trang riêng. Ai cũng muốn chiếm phần lợi về phía mình, những nhóm nhỏ kết hợp với những nhóm lớn để trở thành những liên minh lớn hơn, qua đó được chia phần nhiều hơn. Nhóm nào chịu đặt dưới sự chỉ đạo của Quốc Dân Đảng thì trở nên mạnh nhất. Trong thấp niên 1960 có bốn nhóm được coi là mạnh lớn nhất, đó là "lực lượng võ trang Shan", "những chiến sĩ trẻ can trường", "đạo quân thứ 3" và "đạo quân thứ 5" của Quốc Dân Đảng. Tranh chấp võ trang và thanh toán nội bộ giữa các nhóm và lãnh tụ sắc tộc cũng xảy ra thường xuyên. Thủ lãnh Sao Gnar Kham bị Quốc Dân Đảng ám sát tại Thái Lan năm 1964 sau một vụ chia chác không đồng đều. Năm 1966, Moh Heng rời lực lượng võ trang Shan để thành lập lực lượng cách mạng thống nhất dưới quyền điều động của Đạo quân thứ 3 của tướng Li Wen Huan; Lo Hsing Han dẫn lực lượng Kokang theo Đạo quân thứ 5 phò tướng Duan Shi Wen (Lo Hsing Han sản xuất heroin 999 tinh chất nhất Đông Nam Á); những chiến sĩ trẻ can đảm rủ người Lahu phục vụ tướng Naw Seng vùng Đông Bắc, v.v...
Sự phân công trên khu Tam Giác Vàng cũng khá rõ ràng: các nhóm sắc tộc lớn và nhỏ sản xuất thuốc phiện nguyên chất bán lại cho những nhóm lớn chế biến lại thành heroin rồi giao cho các đội võ trang thuộc các sắc tộc khác áp tải thuốc phiện về đồng bằng bán lại cho các đường dây buôn lậu để tiêu thụ tại chỗ hay xuất khẩu. Việc phân phối thuốc phiện và heroin tại đồng bằng hay trong các thành phố lớn đều do các băng đảng xã hội đen được Quốc Dân Đảng hải ngoại đỡ đầu nắm giữ. Trái với lầm tưởng của nhiều người, những băng đảng xã hội đen của tại Hồng Kông và Mã Cao không là gì so với những tổ chức mafia của Quốc Dân Đảng, họ có lý tưởng hơn nhưng cũng tàn bạo hơn. Giá cả, thị trường và dịch vụ phân phối thuốc phiện tại Đông Nam Á, kể cả tại Trung Quốc, cũng do những tổ chức xã hội đen này định đoạt.
Với thời gian, các tướng lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa, hoặc chết già, hoặc quá yếu để tiếp tục điều khiển công việc phân phối thuốc phiện. Từ năm 1973, Khun Sa, tên thật là Lo Chang, là một người Shan gốc Hoa (tên Chang Chi Fu) tại Kokang, trở thành nhân vật lãnh đạo Khu Tam Giác Vàng. Khun là một tước vị quí tộc nhỏ của người Thái,Sa là ông Trùm; người Shan gọi ông là Sao Mong Khawn, người Miến là Khun Yo, và đặt tên tổ chức mới của ông thành "lực lượng thống nhất Shan" (SUA-Shan's Unify Army) cho có vẽ dân tộc. Tổ chức mới này không ngừng lớn mạnh với sự gia nhập của các lực lượng võ trang người Lahu, Wa và Pao, kể cả đảng cộng sản Miến Điện để được bảo vệ khi bị tấn công trên đường áp tải. Thế lực của Khun Sa lên tột đỉnh khi tuyển mộ được những biệt kích Hmong từ Lào sang Thái Lan tị nạn năm 1976. Từ đó Khun Sa trở thành nhân vật mạnh nhất và là người được kính nễ nhất trong giới buôn bán thuốc phiện tại Tam Giác Vàng. Cơ quan CIA còn giúp lực lượng Khun Sa tổ chức những cuộc đột kích vào đất Lào tìm kiếm người Mỹ mất tích và móc nối với những người Hmong khác. Quân đội của các chính quyền Rangoon và Bangkok chỉ bao vây hoặc canh chừng từ phía xa các căn cứ địa của Khun Sa trên Tam Giác Vàng chứ không dám đến gần.
Nhờ số tiền khổng lồ thu được do buôn bán thuốc phiện, Khun Sa mua chuộc gần hết chính giới và quân đội Thái Lan và Miến Điện để được dễ dàng trên đường áp tải hàng xuống đồng bằng. Cũng nhờ số tiền đó, lực lượng võ trang của Khun Sa được trang bị những loại vũ khí tối tân nhất (máy bay trực thăng, hệ thống radar, truyền tin, phòng không, chống chiến xa và các phòng y tế dã chiến) mua lại từ các kho vũ khí của Thái Lan và Đài Loan, vũ khí cá nhân mua trực tiếp từ Trung Quốc do các tổ chức buôn lậu khác cung cấp. Tổng số binh sĩ dưới trướng Khun Sa có trên 30.000 người, đó là chưa kể gần một triệu người gồm đủ mọi sắc tộc được che chỡ và nuôi dưỡng. Năm 1982, Khun Sa rút qua Miến Điện, kết hợp với các nhóm võ trang Kachin và đảng cộng sản Miến (cả hai lực lượng này cung cấp 70% lượng thuốc phiện tại Miến) phòng thủ lãnh địa mới và mở một rộng địa bàn sản xuất tại Lào do người Hmong phụ trách. Năm 1984, tất cả các tổ chức lớn nhỏ liên quan đến việc buôn bán hay áp tải thuốc phiện trong khu Tam Giác Vàng đều đặt dưới quyền của Khun Sa.
Năm 1989, tướng Khin Nyunt của Miến Điện đã thành công trong việc kêu gọi 17 nhóm sắc tộc vũ trang ký thỏa ước đình chiến. Bù lại, những nhóm sắc tộc này được quyền "tự do hoạt động kinh tế" (trồng và áp tải thuốc phiện) như trước.
Sự "bình yên" giữa giới buôn bán thuốc phiện và giới quân phiệt Miến Điện chấm dứt khi đầu thập niên 1990, chính quyền Vân Nam nhảy vào cuộc và kêu gọi thành lập Khu Kinh Tế Tứ Giác (Quadrangle Economic Zone), quanh 4 thành phố chính : Côn Minh (Vân Nam), Kengtung (tiểu bang Shan, Miến Điện), Chiang Mai (Thái Lan) và Luang Prabang (Lào), để cạnh tranh với các nhóm áp tải thuốc phiện. Những nhóm sắc tộc sinh sống trong khu vực biên giới, đặc biệt là những nhóm sắc tộc gốc Hoa, được cung cấp vũ khí để chuyển nguồn thuốc phiện sang Vân Nam. Khun Sa được chính quyền Vân Nam trọng đãi và mời tham dự vào những chương trình phát triển Khu Tứ Giác. Sự "cạnh tranh bất chính" này xâm phạm đến quyền lợi của giới quân phiệt Miến Điện. Cũng nên biết, mặc dù cấm buôn bán và vận chuyển thuốc phiện trên toàn lãnh thổ, các nhóm quân phiệt địa phương đã làm ngơ cho các nhóm sắc tộc chuyển hàng xuống vùng biển bằng cách đóng tiền mãi lộ, rất cao, khi đi ngang qua các trạm kiểm soát.
Để cảnh cáo phía Trung Quốc, năm 2004, tướng Khin Nyunt, nhân vật số 3 của chính quyền quân phiệt, bị bắt về tội bán đứng quyền lợi quốc gia cho Trung Quốc. Những hoạt động mờ ám của doanh nhân Trung Quốc đang được chính quyền quân phiệt đưa dần ra ánh sáng. Chẳng hạn như vụ đập Myitsone, Trung Quốc đã giao cho công ty Asia World Company - mà giám đốc không ai khác hơn là Tun Myint Naing (Steven Law), con trai của trùm buôn lậu thuốc phiện Khun Sa - quyền vận chuyển "vật tư", thật ra là thuốc phiện, vàng và đá quí sản xuất trong tiểu bang Kachin, từ Miến Điện sang Vân Nam bằng voi (hơn 100 con).
Sự bất mãn đối với Bắc Kinh càng gia tăng khi, năm 2009, chính quyền quân phiệt khám phá Trung Quốc đang tái vũ trang những nhóm sắc tộc gốc Hoa, đặc biệt là người Pao, người Wa và người Kokang, sinh sống dọc vùng biên giới, mà mục tiêu không gì khác hơn là làm suy yếu quyền lực của chính quyền trung ương. Thêm vào đó, dọc các trục lộ xuyên biên giới Vân Nam-Miến Điện, nhà cửa, hàng quán, sòng bạc và khách sạn của người Hoa mọc lên như nấm để thu hút nguồn lợi tức do những nhóm áp tải thuốc phiện có được. Đó là chưa kể sự hiện diện đông đảo người Hoa trên lãnh thổ Miến Điện đe dọa sự tồn tại của nền kinh tế vốn đã yếu kém của quốc gia này.
Nhìn kỹ lại quan hệ giữa chính quyền Miến Điện và Trung Quốc, doanh nhân Trung Quốc đến Miến Điện để đầu tư và xây dựng cơ sở doanh nghiệp. Trong thực tế, họ chỉ đến khai thác tài nguyên thiên nhiên của Miến Điện để mang về nước, bất chấp môi sinh, môi trường và đời sống của người địa phương. Không người Miến nào nắm chức vụ cao trong các công ty của Trung Quốc, toàn bộ lực lượng nhân công của các công ty Trung Quốc đều đến từ Trung Quốc. Khi hết hạn làm việc, tất cả đều tìm cách ở lại để buôn bán và đang là một đe dọa cho sinh hoạt kinh tế của Miến Điện. Thêm vào đó, doanh nhân Trung Quốc còn muốn nuốt trọn những nguồn lợi khác của dân chúng địa phương.
Miến Điện đang biến thành thuộc địa của chính sách thực dân mới của Trung Quốc. Phản ứng của chính quyền Miến Điện tuy có muộn nhưng vẫn còn có thể cứu được. Nhóm quân phiệt Miến Điện tuy có độc tài nhưng vẫn còn nghĩ đến quyền lợi quốc gia. Tổng thống Thein Sein có lẽ sẽ là Gorbachev của Miến Điện.
Trường hợp Miến Điện rất đáng để chính quyền cộng sản Việt Nam suy ngẫm. Tại Việt Nam, người Trung Quốc đã mua chuộc gần như tất cả các cấp chính quyền và đang thao túng toàn bộ sinh hoạt chính trị và kinh tế của đất nước, đó là chưa kể đã khống chế những địa điểm phòng thủ chiến lược. Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam có xứng đáng để được so sánh với nhóm quân phiệt lãnh đạo Miến Điện hay không? Câu hỏi này phải nhường cho những đảng viên còn yêu nước trả lời.
China presses Myanmar to bring stability to border
- Anh hợp tác Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông (TQ).- (Toquoc)-Các nước Biển Đông/Đông Nam Á hiện đại hóa quốc phòng; BP hợp tác vớiCNOOC khai thác dầu khí ở Biển Đông; Mỹ có thể chuyển lính thủy đánh bộ sang Philippines.
Ngoài kế hoạch mua một phi đội F16 từ Mỹ, các lực lượng vũ trang Philippines hiện có kế hoạch mua một tàu đa chức năng của Hàn Quốc và cũng đang tìm kiếm các máy bay chiến đấu của Pháp và Italia. Theo ông Gazmin, Bộ Quốc phòng Philippines còn đang tìm kiếm các thiết bị quân sự để bảo vệ vùng trời và biển của đất nước.
Giàn khoan khủng 981 của CNOOC đang có kế hoạch được đưa ra thăm dò dầu khí ở khu vực biển Đông
--Trung Quốc thử tàu tác chiến ven bờ mô phỏng chiến hạm của Mỹ (GDVN/Lenta).-Dự báo ngân sách quốc phòng VN 2011-2016
- 40 năm Tổng Thống Nixon đến thăm Trung Quốc – (RFA).
-Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông
Sẽ có tổn thương nếu quan hệ Mỹ - Trung xấu đi (20/02/2012)
- Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông (TVN). - Tài trợ ít nhất 1.000 USD cho nghiên cứu về Hoàng Sa-Trường Sa (PLTP).
Hải quân TQ vươn lên cạnh tranh với Mỹ
-Long hổ tranh hùng-Thông tấn xã Reuters của Anh vừa có bài phân tích rằng trong khi Mỹ giảm ngân sách, Trung Quốc lại tăng đầu tư hạm đội với tham vọng trở thành cường quốc hải quân.
- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc-Indonesia hội đàm (TTXVN).-- Phó chủ tịch Trung Quốc thăm Ailen – (RFI).-
Robert Kagan: Why the World Needs America (WSJ 11-2-12) -- Đón đọc bài điểm sách Robert Kagan của THD!
Điểm cuốn sách mới ra về Thái Bình Thiên Quốc: The Battle for China's Soul (WSJ 11-2-12) -- -- A Chinese Civil War to Dwarf All Others (NYT 8-2-12) -- Đọc cuốn này sẽ thấy sự dã man của người.... Hán! (Hong Xiuquan: Hồng Tú Toàn (Heavenly King: Thiên Vương) - Chen Yucheng: Dương Tú Thanh - Zeng Guofan: Tằng Quốc Phiên)
Điểm sách về Đặng Tiểu Bình của Vogel, sách của Kissinger, và sách về Tưởng Giới Thạch: Sino-Americana (London Review of Books 9-2-12) -- Trong các bài điểm mấy cuốn này, tôi thấy bài này của Perry Anderson (tác giả phái tả của Anh) là hay nhất: Vạch rõ sự hèn hạ của Vogel (tác giả cuốn Đăng Tiểu Bình) và Kissinger, cụ thể là về chiến tranh Trung Việt năm 1979. Đây: "Kissinger gives Deng full credit for what he terms ‘a turning point of the Cold War’ and the ‘high point of Sino-American strategic co-operation’. What was this?China’s war on Vietnam in 1979. Here Vogel and Kissinger converge, applauding Deng’s resolute action to thwart Vietnamese plans to encircle China in alliance with the USSR, invade Thailand, and establish Hanoi’s domination over South-East Asia" Và đây nữa: "Vogel’s account of China’s war on Vietnam is that of a former servant of a Democratic administration. Showering Carter’s point men in the tractations over Deng’s visit with effusive epithets, he is careful to shield the president himself from any too explicit responsibility for giving the war the go-ahead. Kissinger, a Republican and once head of the National Security establishment where Vogel was an underling, can afford to be more forthright. Deng’s masterstroke required US ‘moral support’. ‘We could not collude formally with the Chinese in sponsoring what was tantamount to overt military aggression,’ Brzezinski explained. Kissinger’s comment is crisp: ‘Informal collusion was another matter.’
---
--Bài học lịch sử Việt nam cho Mỹ: Reflections on Vietnam, 1964-65: Trying to get someone to cut the Ho Chi Minh Trail (9-2-12)
--Chiến tranh Việt Nam: Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA (VTC 27-1-12) Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K (VTC 28-1-12) Bắt nhóm biệt kích CIA giữa rừng Sơn La (VTC 29-2-12) -- Nguyễn Cao Kỳ thoát chết, đồng bọn bỏ mạng (VTC 31-1-12) CIA đã bị Công an Việt Nam đưa vào tròng thế nào? (VTC 31-1-12) CIA rơi vào “trận đồ bát quái” giữa rừng Việt Nam (VTC 1-2-12) -- Ngọn lửa chữ T đêm Tây Bắc và thất bại cay đắng của CIA (VTC 2-2-12) ◄-- Vẫn còn bí mật mặc dù đã 30 năm? Still Secret After 30 Years? (NYT).-Số phận của "Sáu Lèo" Nguyễn Ngọc Loan - Đao phủ Tết Mậu Thân (CAND 9-2-12)
-- Tết Mậu Thân năm 1968”: Chiến công cụm H63: Chuyện bây giờ mới kể (Đất Việt). Ai” của Chế Lan Viên và bài viết của Thái Bá Tân về trận Mậu Thân (TTXVA). Nguyễn Nhã và Dương Trung Quốc : Hồi ức về Chiến thắng Đống Đa 1789 – (RFI).-
-Chiến tranh Việt Nam qua những hình ảnh tư liệu trước năm 1968 (P1) (GDVN).- Vua Quang Trung giả những ngày ở Trung Quốc (Bee)--- Sự suy thoái chính trị và trường hợp của Vương tộc Lý (phần III) – Sự suy thoái chính trị và trường hợp của Vương tộc Lý (IV) (Trần Minh Khôi). - Phần I và Phần II. - Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc… (1) — (Trương Nhân Tuấn). -
--Thưc dân Anh và thực dân Pháp: ai "tốt" hơn ai?: The Post-Colonial Hangover (FP Jan 2012) -- Một đề tài "thú vị"!-Tròn 100 năm trước Hội Việt kiều đầu tiên trên thế giới (HV 15-2-12)
(VEF.VN) - Không chỉ châu Phi nghèo nàn lạc hậu, hay các quốc gia đang phát triển tại châu Á, báo cáo của giới chức Canada về tinh hình đầu tư của Trung Quốc cho thấy sự tăng trưởng của dòng đầu tư ra nước ngoài của nước này đã mạng lại nhưng lợi ích lớn không chỉ về mặt kinh tế.
Thập diện mai phục
Khi nhắc tới "cuộc ra đi vĩ đại" của người Trung Quốc, người ta thường hình dung tới hình ảnh những ông chủ Trung Quốc đầy uy lực trên các công trường, nhà máy tại châu Phi, lục địa thừa tài nguyên nhưng thiếu vốn.
Không chỉ tại "lục địa đen", các nước đang phát triển tại châu Á cũng không nằm ngoài "vòng xoáy" mang tên FDI đến từ Trung Quốc. Mới đây nhất, Chính chính phủ Campuchia tuyên bố sẽ vay Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc 500 triệu USD để thực hiện 7 dự án cơ sở hạ tầng. Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài tuần sau khi IMF và WB bày tỏ sự lo ngại về tốc độ gia tăng nợ nước ngoài của Chính phủ Campuchia.
Được biết, đến nay 2/3 trong tổng số 3,3 tỷ USD nợ nước ngoài của Campuchia là của Trung Quốc. Mặc dù nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế đã khuyến cáo Campuchia cần thận trọng và phải kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nước ngoài, nhưng các nguồn tin chính phủ cho hay: "Thủ tục cho vay của Trung Quốc nhanh và hoàn toàn không có rắc rối trong tiến trình giải ngân".
Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia việc một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào khoản vay từ một nguồn sẽ dẫn tới những hệ luỵ vô cùng nguy hiểm. Từ sự mất quyền tự quyết trong các hoạt động kinh tế tới mất quyền tự chủ chỉ là một khoảng cách nhỏ. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, trước sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc thì ngay cả các quốc gia giàu có cũng lo sợ thực trước thực trạng này.
Báo cáo của Canada mới đây chỉ rõ, Trung Quốc đang nỗ lực có được các mặt hàng cần thiết, đồng thời xâm nhập vào những nguồn lực có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với nền kinh tế của các quốc gia. Để đạt được mục đích này theo các chuyên gia người Canada, Trung Quốc thường tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau.
Trong hoạt động đầu tư, đầu tư trực tiếp của các công ty nhà nước Trung Quốc lần đầu tiên thường với số lượng nhỏ và không đáng kể. Sau đó tăng dần lên chiếm hữu phần lớn cổ phần vốn chủ sở hữu, thường là đạt đến quyền phủ quyết, từ đó tác động mạnh đến hoạt động của các công ty nước ngoài, nhất là trong ngành khai thác mỏ, năng lượng, tài chính và thông tin liên lạc.
Về các lĩnh vực đầu tư, Trung Quốc rất quan tâm tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm, thậm chí tại một số quốc gia nghèo Trung Quốc còn tham gia xây dựng cả trụ sở Bộ Quốc phòng. Qua các hoạt động đầu tư đó, sự chủ động và quyền tự quyết của các dòng vốn FDI từ Trung Quốc sẽ tăng lên rất nhiều.
Không chỉ Canada, Trung Quốc nhiều năm qua cũng cho Mỹ "vay" hàng trăm tỷ USD để Washington tiếp tục mua hàng từ Bắc Kinh, qua đó nuôi sống hàng loạt nhà máy ở Quảng Đông, Thượng Hải...
"Trung Quốc bắt đầu sử dụng nhiều hơn khối tiền khổng lổ mà họ đang có trong tay để phục vụ cho các quyền lợi của mình, đặc biệt là gia tăng xuất khẩu", ông Huang, chuyên gia Quỹ Hỗ trợ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington nhận định.
Nỗi lo cạnh tranh
Để thực hiện việc đầu tư mạnh ra nước ngoài được dễ dàng, Bắc Kinh đã dốc tiền và lực hỗ trợ cho nhiều công ty quốc doanh. Khoản hỗ trợ này lớn đến mức các công ty Trung Quốc có khả năng thay đổi toàn bộ các quy tắc cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Chỉ trong chưa đầy hai thập niên, các ngân hàng, công ty dầu khí đại lục chiếm phần lớn trong danh sách 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất khu vực.
Công ty Dầu khí PetroChina có giá trị vốn hóa thị trường 329,6 tỷ USD; Ngân hàng Industrial & Commercial Bank of China giá trị vốn hóa thị trường: 259,2 tỷ USD; Ngân hàng China Construction Bank giá trị vốn hóa thị trường: 238,3 tỷ USD; hay Công ty ZTE đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ tư thế giới sau LG, Samsung và Nokia.
Robert Hormats, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Năng lượng và Nông nghiệp tại Bộ Ngoại giao Mỹ, bình luận: "Không giống như các công ty nhà nước của Liên Xô cũ chỉ được hỗ trợ ở phạm vi trong nước, doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang được đẩy đi toàn cầu". Cũng chính bởi mức độ "khổng lồ" của mình, các công ty quốc doanh của Trung Quốc đang gây lo ngại cho tất cả giới đầu tư.
Gần đây nhất chúng ta chứng kiến các đợt "rải tiền" của quốc gia đông dân nhất thế giới sang châu Âu. Theo nhiều chuyên gia, sự đầu tư của Trung Quốc không chỉ nhằm mục đích nắm bắt các thương hiệu hay hệ thống phân phối mà còn là sức mạnh công nghệ của châu Âu. "Đây là vấn đề về đầu tư, nhưng đằng sau là một chính sách chiến lược mà châu Âu phải đối phó", Bộ trưởng Nội vụ Đức Stefan Paris nhận định.
-Tham vọng năng lượng của Trung Quốc -Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ lượng năng lượng lớn nhất thế giới, là một trong những nước dẫn đầu về lượng khí thải nhà kính.
-'Việt Nam - trung tâm chuyển biến chiến lược ở châu Á' vnn
– Quốc phòng Việt-Úc : Canberra sẵn sàng tiến tới, Hà Nội còn ngại Bắc Kinh – (RFI).
-Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc (Nguyễn Văn Huy) (TL 266)
“...Phản ứng của chính quyền Miến Điện hiện nay giống như con ruồi bị sa vào mạng nhện, đang cố vùng vẩy để không bị hút hết nhựa sống và chết khô...”
Cuối tháng 9/2011, chính quyền Miến Điện (Myanmar) tuyên bố đình chỉ công trình xây dựng đập Myitsone trên thượng nguồn sông Irrawaddy. Đây là một bất ngờ lớn đối với Bắc Kinh, vì tất cả mọi chi phí đầu tư và xây dựng đập đều do Trung Quốc đài thọ. Trước sự trở mặt này, Bắc Kinh lớn tiếng phản đối và yêu cầu tân chính quyền Miến Điện tôn trọng những hiệp ước đã ký trước đó. Chắc chắn hai bên sẽ tìm ra một giải pháp, nhưng quan hệ giữa hai nước sẽ không còn như trước.
Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone
Myitsone là một trong 7 đập nước trong tiểu bang Kachin miền cực bắc Miến Điện được tổ hợp China Power Investment Corporation (CPIC), một trong những công ty quốc doanh lớn nhất Trung Quốc, qui hoạch xây dựng từ năm 2007. Công trình xây dựng những đập nước này nằm trong chương trình hợp tác giữa hai chính quyền Trung Quốc và Miến Điện ký từ năm 2005, theo đó Trung Quốc đảm nhiệm mọi chi phí đầu tư, qui hoạch và xây dựng, Miến Điện phụ trách bảo vệ giữ gìn trật tự an ninh. Tại Kachin, đại diện chính quyền Trung Quốc là công ty Yunnan Power Grid, một chi nhánh của công ty China Southern Power Grid thuộc tổ hợp CPIC.
Theo dự trù, sau khi hoàn tất, 7 đập nước này sẽ cung cấp một tổng năng suất khoảng 13.300 MW, tức 61.500 GWh/năm, trong đó 90% xuất khẩu sang tỉnh Vân Nam và 10% còn lại cho nhu cầu địa phương. Riêng đập thủy điện Myitsone, trị giá 3,6 tỷ USD, được coi là một trong 5 đập thủy điện lớn nhất thế giới, với một hồ chứa nước rộng gần 800 km2. Được xây dựng năm 2009, trên chi nhánh hai sông Nmai và Mali tạo thành sông Irrawaddy và dự trù hoàn tất vào năm 2017, đập Myitsone có năng suất lớn nhất trong số 7 đập : 3.600 MW, khoảng 16.634 GWh/năm.
Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone xuất phát từ áp lực của xã hội dân sự. Tổng thống Thein Sein cho biết chính quyền của ông do dân bầu ra do đó phải tuân hành ước muốn của dân. Ước muốn của dân ở đây là ngừng xây dựng các đập nước trên thượng nguồn sông Irrawaddy, vì nó không những hủy hoại môi sinh và môi trường mà còn gây xáo trộn đời sống của người Kachin, và không chừng sẽ xảy ra nội chiến.
Từ nhiều tháng qua, các tổ chức bảo vệ môi sinh và nhân quyền, các tổ chức tôn giáo và người Miến Điện đã liên tiếp xuống đường tại Kachin và Rangoon, yêu cầu ngưng xây dựng đập thủy điện Myitsone này. Một cách cụ thể, theo qui hoạch xây dựng đập Myitsone, 47 làng cùng hàng trăm cây số đường sá, hàng ngàn nhà cửa và ruộng vườn của người Kachin nằm trong thung lũng giữa hai nhánh sông Nmai và Mali sẽ bị chìm trong biển nước, hơn 10.000 người Kachin phải di dời sang nơi khác. Đó là chưa kể những tai hại gián tiếp trong quan hệ sinh sống giữa người Kachin và các sắc tộc khác trong khu vực khi môi sinh và môi trường của họ bị hủy hoại, cụ thể là nghề trồng cây anh túc để chế biến thành thuốc phiện.
Miến Điện là một quốc gia liên bang gồm 14 tiểu bang, trong đó 7 tiểu bang của người thiểu số (Arakan, Shan, Chin, Kachin, Karen, Kayah, Mon) và 7 bang của người Miến (Burman); mỗi tiểu bang có một pháp qui riêng biệt mà chính quyền trung ương phải tôn trọng.
Trong dự án xây dựng đập Myitsone, chính quyền Kachin đã nhiều lần yêu cầu chính quyền trung ương tạm ngưng công trình xây dựng để nghiên cứu tính khả thi của dự án. Theo những chuyên viên nghiên cứu địa chấn, đập Myitsone nằm trên vùng va chạm của hai mảng địa cầu Âu Á và Ấn Độ, do đó có thể bị vỡ bất cứ lúc nào khi có động đất (trận động đất gần đây nhất xảy ra vào ngày 20/8/2008, với mức độ 5,8 Richter). Nếu đập Myitsone bị vỡ, tai họa sẽ rất khủng khiếp: hơn 150.000 người sinh sống trong thành phố Myitkyina, thủ phủ của tiểu bang Kachin cách đập 40 km dưới thung lũng, sẽ bị tiêu diệt; đó là chưa kể mùa màng và những thiệt hại vật chất và văn hóa khác bị dòng nước cuốn trôi.
Thêm vào đó, sự hiện diện đông đảo của binh lính Miến Điện gốc Burman đến từ Rangoon để bảo vệ an ninh các công trường là một đe dọa đối với người Kachin. Cũng nên biết, theo nội dung thỏa ước đình chiến ký từ năm 1989 giữa Rangoon và các sắc tộc địa phương, chính quyền trung ương sẽ không đưa quân vào lãnh thổ các tiểu bang của người sắc tộc, vì đó là một hành vi gây hấn. Chính vì thế, từ tháng 9/2011 đến nay đã xảy ra nhiều cuộc chạm súng giữa quân đội trung ương và các lực lượng võ trang Kachin quanh các công trường xây dựng, trong đó có rất nhiều công nhân Trung Quốc bị sát hại.
Như đổ thêm dầu vào lửa, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc được đưa vào xây dựng các công trình xây dựng 7 đập nước chiếm đóng những địa điểm sinh sống kinh tế tốt nhất của người địa phương và khai thác lén lút những tài nguyên quí hiếm (vàng và đá quí), và nhất là đang xâm phạm vào quyền lợi cốt lõi của người Kachin địa phương là nghề trồng và áp tải thuộc phiện. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn hecta đất rừng và đất canh tác đã và đang bị nước phủ ngập, rất nhiều chủng loại thú rừng và cá sông hiếm bị hủy diệt, hàng chục nơi thờ phượng và đền đài của người địa phương bị chôn vùi dưới lòng nước.
Cho đến nay ai không lường được những thiệt hại về kinh tế và môi trường khi nguồn nước sông Irrawaddy bị cạn kiệt, khu vực đồng bằng và vùng hạ lưu sẽ bị nhiễm mặn, năng suất canh tác lúa nước chắc chắn sẽ giảm, thực phẩm khan hiếm và vật giá gia tăng là điều không tránh khỏi.
Nhưng vấn đề không dừng ở đó. Tìm hiểu sâu hơn, quyết định ngưng công trình xây dựng đập Myitsone chỉ là lý cớ, thực tế trầm trọng hơn nhiều: Miến Điện đang đứng trước nguy cơ tan rã và lệ thuộc. Những sắc tộc sinh sống ven vùng biên giới Miến-Trung đang bị Trung Quốc lôi kéo về phía mình hoặc bị mua chuộc để làm áp lực với chính quyền trung ương, trong khi những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những địa điểm sinh hoạt kinh tế tốt nhất đang lọt dần vào tay người Trung Quốc.
Phản ứng của chính quyền Miến Điện hiện nay giống như con ruồi bị sa vào mạng nhện, đang cố vùng vẩy để không bị hút hết nhựa sống và chết khô. Thoát được hay không là chuyện khác.
Sách lược mở đường xuống vịnh Bengal của Trung Quốc
Miến Điện cũng như Thái Lan, Lào, Việt Nam và Cambodia là 5 quốc gia trên bán đảo Ấn-Trung (Indochina) nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam của Trung Quốc.
Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng 5 Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) hay Khu chế xuất, và 14 Thành phố Hải cảng Mở, hay OCC (Open Coastal Cities), dọc các bờ biển. Cơ hội đã đến khi năm 1992 Cambodia, Lào, Miến Điện và Việt Nam, gọi tắt là CLMV, và Thái Lan là 5 quốc gia được Ngân Hàng Châu Á mời tham dự vào đề án xây dựng Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, GMS (Greater Mekong Subregion), để bảo đảm nguồn cung cấp lúa gạo cho toàn khu vực. Không ngờ chương tình này trùng hợp với dự án xây dựng các Vùng Kinh tế đặc biệt của Trung Quốc. Năm 2009, Bắc Kinh đã thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân. Từ đó đến nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.
Trở về với Vùng kinh tế đặc biệt (SEZ),điều kiện để được nhận làm hội viên SEZ là phải có một lãnh thổ lớn, nhiều hải cảng và bến cảng lớn, vùng biên giới dài rộng, nhất là phải có những trục giao thông thuận lợi và nhiều tài nguyên nhiên. Nhưng đối với Bắc Kinh, yếu tố để được chọn làm hội viên là độc tài chỉ vì một lý do giản dị: các chế độ độc tài không có xã hội dân sự, do đó chỉ cần mua chuộc các cấp lãnh đạo thì tất cả mọi yêu sách của họ sẽ được thỏa mãn, hơn nữa chế độ nào càng độc tài thì càng bị thế giới lên án và cô lập, do đó càng lệ thuộc hơn vào Trung Quốc để được giúp đỡ.
Cho đến trước cuối năm 2011, Miến Điện, Lào và Việt Nam là những chế độ độc tài, những chỉ thị đến từ Bắc Kinh đều được chấp hành một cách sốt sắng: dành mọi dễ dàng cho các công ty Trung Quốc muốn vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền Hun Sen tại Cambodia - trên một khía cạnh nào đó vẫn là một chế độ độc tài, vì quyền lãnh đạo từ sau 1975 đến nay vẫn nằm trong tay đảng cộng sản. Hiện nay, các công ty Trung Quốc không những được quyền ưu tiên khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn độc quyền dò tìm và khai thác dầu khí trên toàn lãnh thổ Cambodia. Khi quốc lộ 13 nối liền Lào và Quảng Tây hoàn tất, chắc chắn Bắc Kinh sẽ đề nghị canh tân toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở chiến lược của Cambodia: phi trường, hải cảng, bến cảng, trục lộ giao thông chính để bảo đảm nguồn tiếp tế tài nguyên nhiên vật liệu từ vịnh Thái lan vào tỉnh Quảng Tây. Chỉ còn lại Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng. Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch này.
Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ Lào.
Trong sách lược mở đường xuống phía Nam, Miến Điện có lẽ là vùng đất lý tưởng mà ban lãnh đạo tại Bắc Kinh nhắm tới: diện tích rộng (678.500 km2), dân số thấp (48 triệu người), nhiều tài nguyên thiên nhiên lại có một vùng biên giới dài (2.185 km) với Trung Quốc. Một thuận lợi khác là ban lãnh đạo quân phiệt Miến Điện bị các quốc gia phát triển phương Tây cô lập, do đó chỉ còn nương tựa vào Trung Quốc để được bảo vệ trước dư luận quốc tế. Đổi lại, Miến Điện dành cho Trung Quốc mọi ưu tiên trong việc khai thác tài nguyên để được cung cấp vũ khí. Nhưng yếu tố được chú ý nhiều nhất tới là các hải cảng, Bắc Kinh dự trù xây dựng và khai thác hải cảng Thilawa, cách Rangoon 15 km về phía Nam, để hiện diện lâu dài trong vịnh Bengal. Nhiều bến cảng quân sự khác cũng đang được xây dựng để tiếp tế các đoàn tàu thương mại và quân sự Trung Quốc qua lại trên Ấn Độ Dương.
Hợp tác để cùng phát triển?
Quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc trở nên khắng khít từ sau khi Ne Win ra lệnh mở cửa biên giới năm 1988. Nhắc lại, cuối thập niên 1980 tướng Ne Win dẹp tan phong trào đòi dân chủ của dân chúng Miến Điện và thành lập Hội đồng chính phủ tái lập luật pháp và trật tự (SLORC - State Law and Order Restoration Council), một cách gọi khác của chế độ quân phiệt, để cai trị đất nước. Sau khi bị Phong trào dân chủ quốc gia (NLD-National League for Democracy) của bà Aung San Suu Kyi đánh bại trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1990, ban lãnh đạo quân phiệt đã không những không chịu nhượng quyền mà còn bắt giam bà Aung San Suu Kyi. Cùng lúc đó, tại Trung Quốc phong trào đòi tự do dân chủ của sinh viên tại Thiên An Môn bị dập tắt trong biển máu. Cả hai chế độ độc tài bị dư luận thế giới lên án và cô lập. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, hai chế độ độc tài cộng sản và quân phiệt này nương tựa giúp đỡ lẫn nhau. Ne Win cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh, Bắc Kinh cần đường xuống vịnh Bengal để tiếp tế các tỉnh phía Nam.
Về quân sự, từ năm 1988, Trung Quốc trở thành quốc gia cung cấp vũ khí chính của Miến Điện, từ các loại súng hạng nhẹ, đại pháo đến các loại xe bọc sắt, chiến xa và phi cơ chiến đấu. Với lượng vũ khí này, chế độ quân phiệt Miến Điện dẹp tan các cuộc nổi dậy của người thiểu số. Năm 1989, với sự dàn xếp của Trung Quốc, Rangoon đã thành công trong việc thuyết phục 17 nhóm sắc tộc vũ trang chấp nhận buông súng và ký một hiệp ước đình chiến. Bù lại, các nhóm sắc tộc được toàn quyền quản lý nguồn thuốc phiện sản xuất tại địa phương.
Về dầu khí, cho đến năm 2004 chỉ có tổ họp Total của Pháp được quyền dò tìm và khai thác dầu khí tại Yanada (từ năm 1992), một khu vực nằm giữa Miến Điện và Thái Lan. Mặc dù sinh sau đến muộn, từ sau 2004, 16 công ty quốc doanh Trung Quốc làm chủ 21 dự án khai thác dầu khí lớn. Miến Điện có nguồn trữ lượng khí đốt thiên nhiên tại Sittwe đứng hạng thứ 10 trên thế giới. Công ty PetroChina, một chi nhánh của tổ hợp quốc doanh China National Petroleum Corporation (CNPC), được quyền khai thác 30 năm khi đốt thiên nhiên tại Sittwe trong vịnh Bengal.
Về hạ tầng cơ sở, các công ty Trung Quốc được quyền tự do ra vào Miến Điện khai thác tài nguyên, xây dựng đường sá và bến cảng để vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu. Năm 2006, tổ hợp CNPC được quyền xây dựng hai ống dẫn khí đốt và dầu hỏa, với một tổng trị giá 2,5 tỷ USD, từ cảng Kyaukphyu trong vịnh Bengal đến Vân Nam. Khởi công xây dựng từ tháng 9-2009, sau khi hoàn tất vào năm 2013, ống dẫn dầu dài 1.200 km có khả năng tải 400.000 thùng dầu/ngày và ống dẫn khí đốt dài hơn 2.800 km sẽ chuyển 12 triệu m3/năm vào tỉnh Vân Nam.
Về thủy điện, doanh nhân Trung Quốc gần như chiếm độc quyền xây dựng và khai thác các đập thủy điện trên thượng nguồn các sông Irrawaddy, Salween và Sittang. Cho đến năm 2007, 45 công ty Trung Quốc làm chủ 65 dự án xây đập thủy điện nhằm chuyển toàn bộ điện năng sản xuất sang Vân Nam sau khi hoàn tất.
Về kinh tế, phải chờ đến năm 1998, sau những vụ sạt lở đất lớn trong các tỉnh Quý Châu, Vân Nam và Quảng Tây do nạn phá rừng bừa bãi gây ra, Bắc Kinh ra lệnh cấm khai thác gỗ tại mẫu quốc, doanh nhân Trung Quốc liền vượt biên sang Miến Điện và Lào khai thác gỗ. Ngoài 10 công ty khai thác khoáng sản đang hiện diện tại Miến Điện, doanh nhân Trung Quốc còn làm chủ 6 công trình khai thác khoáng sản lớn trong tiểu bang Kachin và Shan.
Từ sau khi được quyền hoạt động trên lãnh thổ Miến Điện, doanh nhân và di dân Trung Quốc đã ồ ạt vào các thị trấn và thành phố xây nhà, lập phố tạo dựng cơ sở làm ăn. Trong thành phố, doanh nhân gốc Hoa tìm mọi cách chiếm hữu những địa điểm có lợi ích kinh tế cao : khu vực trung tâm, các trục lộ giao thông chính, bến cảng, phi trường, đường bộ, đường sông. Trên vùng đồi núi và đồng bằng, người Trung Quốc thuê bao những khu đất lớn để khai thác gỗ và trồng cây công nghiệp. Doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tuyển công nhân Trung Quốc vào làm việc những công trường, người địa phương chỉ được tuyển dụng vào những công việc không chuyên môn và ngắn hạn. Trong những vùng có nhiều tài nguyên quí hiếm (vàng, đá quí, gỗ mun, voi và thú rừng), hàng ngàn người Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vào khai thác, bất chấp sự phản đối của các chính quyền địa phương.
Cho đến nay, gần như toàn bộ hệ thống buôn bán sỉ và một số ngành bán lẻ (áo quần và máy móc gia dụng) nằm trong tay người gốc Hoa. Thêm vào đó, do thiếu cạnh tranh, doanh nhân Trung Quốc đã gần như độc quyền trong các ngành xây dựng và kinh doanh địa ốc và gây ra nạn đầu cơ làm giá cả hàng hóa, xăng dầu và nhà đất gia tăng, khiến các sư sải phải xuống đường chống đối năm 2007. Nói tóm lại, trong sách lược hợp tác để cùng phát triển này, chỉ người Trung Quốc được quyền hưởng lợi, người Miến Điện quyền phục vụ.
"Cạnh tranh bất chính" trong khu Tam Giác Vàng
Nhìn lại quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc từ năm 1988 đến nay, Bắc Kinh đã tận tình giúp đỡ và bao che chế độ quân phiệt Miến Điện trước búa rìu dư luận quốc tế. Trung Quốc không những là quốc gia cung cấp vũ khí chính mà còn là quốc gia tài trợ và đầu tư lớn nhất tại Miến Điện. Nhưng sự bao che và giúp đỡ này không miễn phí, ngoài lãi suất thấp và được trả góp trong một thời gian dài, Bắc Kinh còn muốn khống chế luôn giai cấp cầm quyền và chiếm hữu toàn bộ những nguồn lợi của quốc gia này.
Để hù dọa các cấp lãnh đạo quân phiệt, các thầy bùa Trung Quốc khuyên nên dời bỏ thủ đô Rangoon và xây dựng thủ đô mới tại Naypyidaw, một khu vực nằm giữa Rangoon và Mandalay. Lý do được đưa ra là Rangoon nằm cạnh bờ biển do đó rất khó phòng thủ khi bị tấn công. Thật ra lý do chính là Bắc Kinh muốn biến vùng biển phía nam Rangoon thành một quân cảng lớn của Trung Quốc, sự hiện diện của ban lãnh đạo Miến Điện tại Rangoon là một trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch này. Để thuyết phục ban lãnh đạo quân phiệt dời đô lên Naypyidaw, Bắc Kinh đã đảm nhiệm phần lớn chi phí xây dựng những công trình đường sá, dinh thự các bộ ngành, nhà cửa cán bộ và phố xá.
Mặc dầu vậy, Bắc Kinh vẫn không tin tưởng vào sự trung thành của các cấp tướng lãnh cầm quyền, vì đa số được đào tạo trong một môi trường văn hóa Anh, tức môi trường dân chủ mà Bắc Kinh rất e ngại. Nếu Miến Điện có dân chủ, Trung Quốc sẽ mất vai trò độc tôn, nguồn vốn khổng lồ bỏ ra có thể sẽ bị mất trắng. Sự nghi ngại càng tăng khi biết giới quân phiệt Miến Điện đang muốn tách khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh khi liên lạc với Bắc Triều Tiên để giúp sản xuất vũ khí nguyên tử.
Để làm áp lực, Bắc Kinh đã phạm một sai lầm lớn khi trang bị vũ khí và lôi kéo những cộng đồng sắc tộc sinh sống trên vùng biên giới về phía mình. Miến Điện và Trung Quốc có một đường biên giới dài 2185 km, trải dài trên hai bang Kachin và Shan. Đây là một khu vực rất phức tạp vì là nơi sinh sống của hơn 100 trên tổng số 135 sắc tộc tạo thành dân tộc Miến Điện. Cho tới nay chưa có lực lượng đồng bằng nào làm chủ được khu vực này vì một lý do giản dị : tất cả các cộng đồng sắc tộc sinh sống trong vùng này đều được trang bị đủ loại vũ khi tối tân. Sinh hoạt cổ truyền của các sắc tộc này là nghề làm rẫy, nhưng sinh hoạt mang lại nhiều lợi tức nhất là khai thác đá quí, trồng cây anh túc làm thuốc phiện và áp tải những bánh thuốc phiện này xuống đồng bằng. Để cùng tồn tại, những nhóm sắc tộc vũ trang này đã kết hợp lại thành một khối, dưới quyền lãnh đạo của Khun Sa, để áp tải thuốc phiện và phân chia quyền lợi lẫn nhau, đây là một kết ước bất thành văn mà không ai được quyền vi phạm.
Sinh hoạt sản xuất và buôn bán thuốc phiện năng động nhất là trong tiểu bang Shan, nơi giáp ranh của ba quốc gia Miến Điện, Thái Lan và Lào, gọi là Tam Giác Vàng. Lượng thuốc phiện sản xuất tại đây chỉ sau Afghanistan nhưng có phẩm chất cao hơn nên rất được giới tiêu thụ quốc tế ưa chuộng. Chính vì phẩm chất cao này mà khu Tam Giác Vàng trở thành nơi tranh chấp quyền lợi giữa các phe nhóm buôn lậu.
Nhắc lại, từ tháng 10/1949, Quốc Dân Đảng Trung Hoa bị phe cộng sản đánh bật ra khỏi lãnh thổ. Thành phần chủ lực theo Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan lập căn cứ, số còn lại chạy về phía Nam trốn trong những vùng rừng núi giáp ranh với Miến Điện, Thái Lan và Lào dựng lập chiến khu. Được CIA yểm trợ, tàn quân Quốc Dân Đảng tuyển mộ và huấn luyện các sắc dân thiểu số chống lại quân cộng sản tại Hoa Lục. Năm 1951, Quốc Dân Đảng tại đây có hơn 4.000 tay súng, năm 1952 tăng lên 30.000. Nhưng, vì được tuyển mộ một cách gấp rút và thiếu kinh nghiệm chiến đấu, những tân binh này không chống cự lại bộ đội cộng sản Trung Quốc, có lý tưởng và có kỷ luật hơn : hơn 16.000 người bị giết, số còn lại phân rã thành nhiều nhóm nhỏ ẩn náu trong dân. Với thời gian, ý chí khôi phục lục địa phai dần, các đám tàn Quốc Dân Đảng trở thành những băng đảng sinh sống bằng nghề buôn bán thuốc phiện. Sự hiện diện của tàn quân Quốc Dân Đảng làm thay đổi toàn bộ sinh hoạt của các sắc dân trong vùng và biến nơi đây thành một trong những trung tâm sản xuất thuốc phiện lớn nhất và khó bài trừ nhất thế giới.
Thuốc phiện trở thành một nguồn lợi lớn, giá đắt như vàng nên từ thập niên 1950 khu vực biên giới phía Bắc ba nước Lào, Thái Lan và Miến Điện được gọi là khu Tam Giác Vàng. Mỗi năm khu này cung cấp trên 4.000 tấn thuốc phiện, hay 335 tấn heroin tinh chế. Theo số liệu do tổ chức bài trừ ma túy Hoa Kỳ, trong năm 1990 chỉ riêng một mình Miến Điện đã sản xuất gần phân nửa số thuốc phiện tiêu thụ trên toàn thế giới: 2.365 tấn, hay 197 tấn heroin, phần lớn được canh tác trên lãnh thổ của các sắc tộc Shan và Kachin.
Trừ người Arakan (gốc Ấn Độ) sinh sống dọc bờ biển, tất cả các sắc tộc tại Miến Điện đều không nhiều thì ít đều có liên quan đến sản xuất hay áp tải thuốc phiện. Người Karen và Môn tuy không sản xuất thuốc phiện nhưng là những nhóm áp tải và vận chuyển thuốc phiện có thế lực nhất xuống vịnh Martaban và sang Thai Lan để sau đó xuất khẩu sang các quốc gia khác. Người Shan gần như nắm độc quyền về nghề sản xuất thuốc phiện vì nơi sinh trú của họ rất thuận lợi cho nghề trồng cây anh túc để chế biến thành thuốc phiện. Nhưng quan trọng nhất là các nhóm người Hoa tại Kokang, tuy chỉ có một dân số trên dưới một triệu người nhưng từ khi liên kết với lực lượng Quốc Dân Đảng đã trở thành nhóm chủ chốt trong việc phân phối thuốc phiện từ miền rừng núi xuống đồng bằng.
Trước nguồn lợi quá lớn do thuộc phiện mang lại, chính quyền quân phiệt, gồm toàn người Burman (hay Mang), tại Rangoon cũng không bỏ lỡ cơ hội. Từ sau 1950, quân đội Miến đã nhiều lần tiến vào khu Tam Giác Vàng đánh quân Quốc Dân Đảng nhưng đều thảm bại. Năm 1954, Rangoon yêu cầu Liên Hiệp Quốc buộc Đài Loan rút quân về nước, không thành công; năm 1960, hợp tác với Trung Quốc đánh đuổi các lực lượng Quốc Dân Đảng ẩn náu dọc biên giới, không kết quả. Năm 1965, Rangoon thành lập những đội dân phòng người sắc tộc (Kha Kwe Yei) để cạnh tranh với những đội áp tải do Quốc Dân Đảng đỡ đầu. Biện pháp mới này không ngờ mang lại hiệu quả, các đội dân phòng được quân đội bảo vệ áp tải thuốc phiện từ cao nguyên xuống đồng bằng một cách an toàn. Sự ăn chia với quân đội trong nguồn lợi này rất sòng phẳng. Năm 1973, các đội dân phòng được trang bị như quân đội chính quy trở thành các đội dân quân du kích (Pyi Thu Sit) để tránh tai tiếng cho quân đội.
Cùng với chiến dịch loại trừ tàn quân Quốc Dân Đảng, Rangoon muốn chiếm luôn địa bàn sản xuất thuốc phiện bằng cách hạn chế thế lực của các lãnh chúa (sahopa) người Shan, đồng minh của Quốc Dân Đảng. Shan là một sắc tộc lớn gốc Thái, hơn 2,5 triệu người, sinh sống trong thung lũng sông Salween giữa tỉnh Vân Nam và Thái Lan. Trước biện pháp mới này, người Shan đe dọa tách khỏi liên bang, Rangoon phải nhượng bộ năm 1958 nhưng đồng thuận quốc gia đã mất.
Một tướng người Shan, Sao Gnar Kham, cùng những lãnh chúa Shan khác thành lập quân đội riêng và tiếp tục quản trị vùng đất rộng lớn miền Đông Bắc và liên kết với các lực lượng Quốc Dân Đảng, được Bangkok đỡ đầu, chống lại Rangoon. Làng Ban Hin Taek, tỉnh Chieng Rai (Thái Lan) trở thành đại bản doanh của quân đội Shan. Năm 1962, các nhóm võ trang Quốc Dân Đảng và Shan tôn Moh Heng, một người Hoa tại Kokang, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thay vì chống lại Rangoon, năm 1964 những nhóm này kết hợp lại thành hai đạo quân lớn tại tỉnh Chieng Mai (Thái Lan) để bảo vệ các vùng canh tác và áp tải thuốc phiện xuống đồng bằng: Đạo quân thứ 3 do tướng Li Wen Huan chỉ huy, bộ tham mưu đặt tại làng Feng và Đạo quân thứ 5 do tướng Duan Shi Wen lãnh đạo, bộ chỉ huy đóng tại làng Mae Salong.
Lợi tức do buôn bán thuốc phiện quá hấp dẫn, những nhóm sắc tộc nhỏ hơn cũng tham gia phong trào buôn lậu. Năm 1950, Trung Quốc giúp người Kachin thành lập Mặt Trận Nhân Dân, trang bị hơn 6.000 tay súng chống lại tàn quân Quốc Dân Đảng. Bắc Kinh bị hố to, với số lượng vũ khí có được, các nhóm vũ trang Kachin hợp tác với Quốc Dân Đảng sản xuất và áp tải thuốc phiện. Những nhóm nhỏ hơn như người Pao (200.000 dân), người Wa (500.000 dân), người Paluang (200.000 dân), người Lahu (100.000 dân) cũng được Trung Quốc trang bị vũ khí và tất cả đều trở mặt theo Quốc dân Đảng và người Shan để được chia phần.
Miền Đông Bắc Miến Điện trở thành vùng đất vô chính phủ, mỗi sắc tộc, mỗi làng đều có một lực lượng võ trang riêng. Ai cũng muốn chiếm phần lợi về phía mình, những nhóm nhỏ kết hợp với những nhóm lớn để trở thành những liên minh lớn hơn, qua đó được chia phần nhiều hơn. Nhóm nào chịu đặt dưới sự chỉ đạo của Quốc Dân Đảng thì trở nên mạnh nhất. Trong thấp niên 1960 có bốn nhóm được coi là mạnh lớn nhất, đó là "lực lượng võ trang Shan", "những chiến sĩ trẻ can trường", "đạo quân thứ 3" và "đạo quân thứ 5" của Quốc Dân Đảng. Tranh chấp võ trang và thanh toán nội bộ giữa các nhóm và lãnh tụ sắc tộc cũng xảy ra thường xuyên. Thủ lãnh Sao Gnar Kham bị Quốc Dân Đảng ám sát tại Thái Lan năm 1964 sau một vụ chia chác không đồng đều. Năm 1966, Moh Heng rời lực lượng võ trang Shan để thành lập lực lượng cách mạng thống nhất dưới quyền điều động của Đạo quân thứ 3 của tướng Li Wen Huan; Lo Hsing Han dẫn lực lượng Kokang theo Đạo quân thứ 5 phò tướng Duan Shi Wen (Lo Hsing Han sản xuất heroin 999 tinh chất nhất Đông Nam Á); những chiến sĩ trẻ can đảm rủ người Lahu phục vụ tướng Naw Seng vùng Đông Bắc, v.v...
Sự phân công trên khu Tam Giác Vàng cũng khá rõ ràng: các nhóm sắc tộc lớn và nhỏ sản xuất thuốc phiện nguyên chất bán lại cho những nhóm lớn chế biến lại thành heroin rồi giao cho các đội võ trang thuộc các sắc tộc khác áp tải thuốc phiện về đồng bằng bán lại cho các đường dây buôn lậu để tiêu thụ tại chỗ hay xuất khẩu. Việc phân phối thuốc phiện và heroin tại đồng bằng hay trong các thành phố lớn đều do các băng đảng xã hội đen được Quốc Dân Đảng hải ngoại đỡ đầu nắm giữ. Trái với lầm tưởng của nhiều người, những băng đảng xã hội đen của tại Hồng Kông và Mã Cao không là gì so với những tổ chức mafia của Quốc Dân Đảng, họ có lý tưởng hơn nhưng cũng tàn bạo hơn. Giá cả, thị trường và dịch vụ phân phối thuốc phiện tại Đông Nam Á, kể cả tại Trung Quốc, cũng do những tổ chức xã hội đen này định đoạt.
Với thời gian, các tướng lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa, hoặc chết già, hoặc quá yếu để tiếp tục điều khiển công việc phân phối thuốc phiện. Từ năm 1973, Khun Sa, tên thật là Lo Chang, là một người Shan gốc Hoa (tên Chang Chi Fu) tại Kokang, trở thành nhân vật lãnh đạo Khu Tam Giác Vàng. Khun là một tước vị quí tộc nhỏ của người Thái,Sa là ông Trùm; người Shan gọi ông là Sao Mong Khawn, người Miến là Khun Yo, và đặt tên tổ chức mới của ông thành "lực lượng thống nhất Shan" (SUA-Shan's Unify Army) cho có vẽ dân tộc. Tổ chức mới này không ngừng lớn mạnh với sự gia nhập của các lực lượng võ trang người Lahu, Wa và Pao, kể cả đảng cộng sản Miến Điện để được bảo vệ khi bị tấn công trên đường áp tải. Thế lực của Khun Sa lên tột đỉnh khi tuyển mộ được những biệt kích Hmong từ Lào sang Thái Lan tị nạn năm 1976. Từ đó Khun Sa trở thành nhân vật mạnh nhất và là người được kính nễ nhất trong giới buôn bán thuốc phiện tại Tam Giác Vàng. Cơ quan CIA còn giúp lực lượng Khun Sa tổ chức những cuộc đột kích vào đất Lào tìm kiếm người Mỹ mất tích và móc nối với những người Hmong khác. Quân đội của các chính quyền Rangoon và Bangkok chỉ bao vây hoặc canh chừng từ phía xa các căn cứ địa của Khun Sa trên Tam Giác Vàng chứ không dám đến gần.
Nhờ số tiền khổng lồ thu được do buôn bán thuốc phiện, Khun Sa mua chuộc gần hết chính giới và quân đội Thái Lan và Miến Điện để được dễ dàng trên đường áp tải hàng xuống đồng bằng. Cũng nhờ số tiền đó, lực lượng võ trang của Khun Sa được trang bị những loại vũ khí tối tân nhất (máy bay trực thăng, hệ thống radar, truyền tin, phòng không, chống chiến xa và các phòng y tế dã chiến) mua lại từ các kho vũ khí của Thái Lan và Đài Loan, vũ khí cá nhân mua trực tiếp từ Trung Quốc do các tổ chức buôn lậu khác cung cấp. Tổng số binh sĩ dưới trướng Khun Sa có trên 30.000 người, đó là chưa kể gần một triệu người gồm đủ mọi sắc tộc được che chỡ và nuôi dưỡng. Năm 1982, Khun Sa rút qua Miến Điện, kết hợp với các nhóm võ trang Kachin và đảng cộng sản Miến (cả hai lực lượng này cung cấp 70% lượng thuốc phiện tại Miến) phòng thủ lãnh địa mới và mở một rộng địa bàn sản xuất tại Lào do người Hmong phụ trách. Năm 1984, tất cả các tổ chức lớn nhỏ liên quan đến việc buôn bán hay áp tải thuốc phiện trong khu Tam Giác Vàng đều đặt dưới quyền của Khun Sa.
Năm 1989, tướng Khin Nyunt của Miến Điện đã thành công trong việc kêu gọi 17 nhóm sắc tộc vũ trang ký thỏa ước đình chiến. Bù lại, những nhóm sắc tộc này được quyền "tự do hoạt động kinh tế" (trồng và áp tải thuốc phiện) như trước.
Sự "bình yên" giữa giới buôn bán thuốc phiện và giới quân phiệt Miến Điện chấm dứt khi đầu thập niên 1990, chính quyền Vân Nam nhảy vào cuộc và kêu gọi thành lập Khu Kinh Tế Tứ Giác (Quadrangle Economic Zone), quanh 4 thành phố chính : Côn Minh (Vân Nam), Kengtung (tiểu bang Shan, Miến Điện), Chiang Mai (Thái Lan) và Luang Prabang (Lào), để cạnh tranh với các nhóm áp tải thuốc phiện. Những nhóm sắc tộc sinh sống trong khu vực biên giới, đặc biệt là những nhóm sắc tộc gốc Hoa, được cung cấp vũ khí để chuyển nguồn thuốc phiện sang Vân Nam. Khun Sa được chính quyền Vân Nam trọng đãi và mời tham dự vào những chương trình phát triển Khu Tứ Giác. Sự "cạnh tranh bất chính" này xâm phạm đến quyền lợi của giới quân phiệt Miến Điện. Cũng nên biết, mặc dù cấm buôn bán và vận chuyển thuốc phiện trên toàn lãnh thổ, các nhóm quân phiệt địa phương đã làm ngơ cho các nhóm sắc tộc chuyển hàng xuống vùng biển bằng cách đóng tiền mãi lộ, rất cao, khi đi ngang qua các trạm kiểm soát.
Để cảnh cáo phía Trung Quốc, năm 2004, tướng Khin Nyunt, nhân vật số 3 của chính quyền quân phiệt, bị bắt về tội bán đứng quyền lợi quốc gia cho Trung Quốc. Những hoạt động mờ ám của doanh nhân Trung Quốc đang được chính quyền quân phiệt đưa dần ra ánh sáng. Chẳng hạn như vụ đập Myitsone, Trung Quốc đã giao cho công ty Asia World Company - mà giám đốc không ai khác hơn là Tun Myint Naing (Steven Law), con trai của trùm buôn lậu thuốc phiện Khun Sa - quyền vận chuyển "vật tư", thật ra là thuốc phiện, vàng và đá quí sản xuất trong tiểu bang Kachin, từ Miến Điện sang Vân Nam bằng voi (hơn 100 con).
Sự bất mãn đối với Bắc Kinh càng gia tăng khi, năm 2009, chính quyền quân phiệt khám phá Trung Quốc đang tái vũ trang những nhóm sắc tộc gốc Hoa, đặc biệt là người Pao, người Wa và người Kokang, sinh sống dọc vùng biên giới, mà mục tiêu không gì khác hơn là làm suy yếu quyền lực của chính quyền trung ương. Thêm vào đó, dọc các trục lộ xuyên biên giới Vân Nam-Miến Điện, nhà cửa, hàng quán, sòng bạc và khách sạn của người Hoa mọc lên như nấm để thu hút nguồn lợi tức do những nhóm áp tải thuốc phiện có được. Đó là chưa kể sự hiện diện đông đảo người Hoa trên lãnh thổ Miến Điện đe dọa sự tồn tại của nền kinh tế vốn đã yếu kém của quốc gia này.
Nhìn kỹ lại quan hệ giữa chính quyền Miến Điện và Trung Quốc, doanh nhân Trung Quốc đến Miến Điện để đầu tư và xây dựng cơ sở doanh nghiệp. Trong thực tế, họ chỉ đến khai thác tài nguyên thiên nhiên của Miến Điện để mang về nước, bất chấp môi sinh, môi trường và đời sống của người địa phương. Không người Miến nào nắm chức vụ cao trong các công ty của Trung Quốc, toàn bộ lực lượng nhân công của các công ty Trung Quốc đều đến từ Trung Quốc. Khi hết hạn làm việc, tất cả đều tìm cách ở lại để buôn bán và đang là một đe dọa cho sinh hoạt kinh tế của Miến Điện. Thêm vào đó, doanh nhân Trung Quốc còn muốn nuốt trọn những nguồn lợi khác của dân chúng địa phương.
Miến Điện đang biến thành thuộc địa của chính sách thực dân mới của Trung Quốc. Phản ứng của chính quyền Miến Điện tuy có muộn nhưng vẫn còn có thể cứu được. Nhóm quân phiệt Miến Điện tuy có độc tài nhưng vẫn còn nghĩ đến quyền lợi quốc gia. Tổng thống Thein Sein có lẽ sẽ là Gorbachev của Miến Điện.
Trường hợp Miến Điện rất đáng để chính quyền cộng sản Việt Nam suy ngẫm. Tại Việt Nam, người Trung Quốc đã mua chuộc gần như tất cả các cấp chính quyền và đang thao túng toàn bộ sinh hoạt chính trị và kinh tế của đất nước, đó là chưa kể đã khống chế những địa điểm phòng thủ chiến lược. Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam có xứng đáng để được so sánh với nhóm quân phiệt lãnh đạo Miến Điện hay không? Câu hỏi này phải nhường cho những đảng viên còn yêu nước trả lời.
Nguyễn Văn Huy
BEIJING (REUTERS) - China has told Myanmar to better secure their joint border across which thousands of refugees have been fleeing to escape fighting since last year between the Myanmar government and ethnic minority rebels.
- Quan hệ Việt Nam-Triều Tiên sẽ ngày càng phát triển(TTXVN). -
-Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền (VnEx 23-2-12)
-Ấn Độ "Hứơng Đông": India's "Look East" power play (Diplomat 23-2-12)
Trung Quốc - Mỹ: The China Bluff (National Interest 23-2-12)
- Quan hệ Việt Nam-Triều Tiên sẽ ngày càng phát triển(TTXVN). -
-Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền (VnEx 23-2-12)
-Ấn Độ "Hứơng Đông": India's "Look East" power play (Diplomat 23-2-12)
Trung Quốc - Mỹ: The China Bluff (National Interest 23-2-12)
- Anh hợp tác Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông (TQ).- (Toquoc)-Các nước Biển Đông/Đông Nam Á hiện đại hóa quốc phòng; BP hợp tác vớiCNOOC khai thác dầu khí ở Biển Đông; Mỹ có thể chuyển lính thủy đánh bộ sang Philippines.
Philippines đẩy nhanh lộ trình hiện đại hóa quân đội
Ngày 18/2, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tuyên bố rằng các lực lượng vũ trang nước này sẽ "trở lại trên đôi chân của mình" trong vòng hai năm, đồng thời khẳng định rằng sẽ không phải chờ đến tận năm 2016 người dân Philippines mới lại có thể tự hào về quân sự của đất nước mình.
Bộ trưởng Gazmin cho biết đến ngày 31/7 tới sẽ có ít nhất 138 hợp đồng được phê duyệt. Các hợp đồng này tìm kiếm các hạng mục quân sự lớn từ cả các quốc gia khác, ngoài Mỹ.
Tàu chiến Gregorio del Pilar của hải quân Philippines mới mua từ Mỹ cuối năm 2011
Ngoài kế hoạch mua một phi đội F16 từ Mỹ, các lực lượng vũ trang Philippines hiện có kế hoạch mua một tàu đa chức năng của Hàn Quốc và cũng đang tìm kiếm các máy bay chiến đấu của Pháp và Italia. Theo ông Gazmin, Bộ Quốc phòng Philippines còn đang tìm kiếm các thiết bị quân sự để bảo vệ vùng trời và biển của đất nước.
Đến năm 2015, Singapore chi 23 tỷ USD cho quốc phòng
Theo bài viết của tạp chí quốc phòng IHS Jane's, Singapore nhiều khả năng đến năm 2015 sẽ chi tới 23 tỷ USD để mua máy bay tuần tra, trực thăng và các thiết bị quân sự khác. Singapore, vị trí ở giữa Indonesia và Malaysia, nằm trên một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới và nạn cướp biển trở thành mối đe dọa chính tại khu vực này.
IHS Jane's cho biết trong khi mối quan hệ giữa Singapore và Trung Quốc khá thân mật và vững chắc thì quan hệ với hai quốc gia láng giềng Indonesia và Malaysia, là hai nước có nhiều người Hồi giáo sinh sống, lại phức tạp hơn “do đó sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn về an ninh kéo dài”.
Trong khi đó, nhà phân tích các thị trường mới nổi của IHS Jane's là Nicholas de Larrinaga cho biết nhiều quốc gia khác trong khu vực đang đẩy mạnh chi tiêu mua vũ khí do e ngại Trung Quốc. Ông cho biết Singapore đã phân bổ 13,08 tỷ đô la Singapore (9,39 tỷ USD) cho quốc phòng trong tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2011, tăng 5,4% so với tài khóa 2010-2011.
Indonesia đặt mục tiêu tự cung 70% vũ khí cho quân đội trước năm 2024
Bất chấp những ý kiến phản đối trong Quốc hội, Bộ Quốc phòng Indonesia vẫn đang nỗ lực triển khai kế hoạch mua 100 xe tăng Leopard 2A6 cũ (Báo) từ Hà Lan, trong khuôn khổ thực hiện mục tiêu đảm bảo tự cung 70% nhu cầu vũ khí cho quân đội trước năm 2024.
Thiếu tướng Puguh Santoso, Tổng Cục trưởng Chiến lược quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Indonesia, nói rằng việc các nghị sĩ nước này chỉ trích thương vụ mua xe tăng nói trên, đồng thời cho rằng loại xe tăng 62 tấn đó không phù hợp với địa hình Indonesia và thương vụ này sẽ khiến Jakarta phụ thuộc nhiều vào Châu Âu trong việc cung cấp phụ tùng và bảo trì trong tương lai, là không có căn cứ. Tướng Santoso khẳng định chuyển giao công nghệ là một trong những điều kiện tiên quyết trong các hợp đồng mua sắm thiết bị quân sự nước ngoài của Bộ Quốc phòng, và Đức sẽ chuyển giao công nghệ chế tạo Leopard 2A6 cho Indonesia. Ngoài ra, việc chọn loại xe tăng này được đưa ra trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng các tính năng ưu việt của nó, cũng như các yêu cầu của quân đội: Leopard 2A6 có thể hoạt động trên mọi địa hình, có thể đi ngầm 4m dưới mặt nước và đáp ứng nhu cầu thực sự trước mắt cần xe tăng hạng nặng của quân đội.
Chủ tịch Ủy ban I về Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao của Quốc hội Indonesia, Mahfudz Siddiq mới đây nói rằng thương vụ mua Leopard 2A6 có thể được chấp thuận nếu đáp ứng tất cả ba yêu cầu là Indonesia phải thực sự cần xe tăng chiến đấu hạng nặng, đảm bảo không bị cấm vận về phụ tùng thay thế và bảo trì trong tương lai cũng như chuyển giao công nghệ.
Hải quân Indonesia đưa vào sử dụng tàu cao tốc trang bị tên lửa
Hải quân Indonesia vừa đưa vào hoạt động tàu cao tốc trang bị tên lửa (KCR) thứ hai sản xuất trong nước. Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang, Tư lệnh Hải quân, cùng nhiều quan chức cấp cao Quốc hội và Chính phủ Indonesia đã tham dự lễ ra mắt tàu KRI Kujang-642 tại đảo Riau.
Bộ trưởng Quốc phòng cho biết Indonesia sẽ tiếp tục triển khai chương trình hiện đại hóa quân đội nhằm đổi mới tất cả các hệ thống vũ khí chủ lực, trong đó có việc trang bị thêm 14 tàu KCR cho Hải quân đến năm 2014. Tàu KRI Kujang-641 đã được đưa vào hoạt động hồi tháng 4/2011, và cả hai con tàu này đều do công ty Palindo PT Marindo của Indonesia sản xuất.
Tầu KRI Kujang-642 đóng trong vòng một năm với tổng chi phí khoảng 7,98 triệu USD, dài 40m, rộng 7,4 m, tốc độ 27 hải lý, được trang bị tên lửa có tầm bắn 80-120 km, 6 khẩu pháo 30 mm và 2 khẩu pháo 20 mm, cùng nhiều thiết bị hiện đại khác, với thủy thủ đoàn 35-48 người.
Tầu KRI Kujang-642 đóng trong vòng một năm với tổng chi phí khoảng 7,98 triệu USD, dài 40m, rộng 7,4 m, tốc độ 27 hải lý, được trang bị tên lửa có tầm bắn 80-120 km, 6 khẩu pháo 30 mm và 2 khẩu pháo 20 mm, cùng nhiều thiết bị hiện đại khác, với thủy thủ đoàn 35-48 người.
Anh khai thác dầu khí ở Biển Đông
Tờ China Daily ngày 15/2 đưa tin, tuần trước công ty dầu khí BP của Anh đã được cấp phép tham gia khoan thăm dò và khai thác một mỏ khí tại lô 43/11 ở Biển Đông. Giám đốc BP China cho biết, BP sẽ góp khoảng 40% vốn cổ phần trong thời gian thăm dò và được chia 20% lợi nhuận khi dự án đi vào khai thác. BP và Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã ký thỏa thuận hợp tác về dự án này khi Phó TTg Lý Khắc Cường thăm Anh vào tháng 1 vừa qua.
Giàn khoan khủng 981 của CNOOC đang có kế hoạch được đưa ra thăm dò dầu khí ở khu vực biển Đông
Đây là dự án nước sâu thứ hai của BP ở Trung Quốc. Tháng 9/2010, BP đã được cấp phép tham gia một lô khác ở Biển Đông với tỷ lệ góp cổ phần là 40%. Với CNOOC, Trung Quốc đang có nhiều tham vọng trong việc khai thác dầu khí biển sâu. Trung Quốc có kế hoạch đưa giàn khoan dầu khí nước sâu “981” đến khoan thăm dò ở khu vực Biển Đông trong 6 tháng đầu năm nay. Giàn khoan này có thể tác nghiệp ở mực nước sâu 3000m và khoan lấy dầu ở độ sâu 12.000m.
Kể từ khi vào Trung Quốc từ cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước đến hết năm 2010, BP đã đầu tư vào Trung Quốc khoảng 5 tỷ USD.
Mỹ cân nhắc chuyển lính thủy đánh bộ ở Okinawa đến Philippines
Mạng Hoàn cầu ngày 15/2: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết Washington đang cân nhắc chuyển một số lính thủy quân lục chiến ở Okinawa, đến Philippines. Trong phiên điều trần tại Ủy ban quân vụ Thượng viện, hôm 14/2, ông Panetta đã nhắc lại tầm quan trọng của việc duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông nói: “Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Australia cho phép binh sĩ Mỹ được hiện diện luân phiên. Hiện Mỹ đang trao đổi với Philippines với hy vọng sẽ dàn xếp được các hoạt động tương tự tại nước này”.
Theo kế hoạch ban đầu, Mỹ dự định chuyển 8.000 lính thủy từ Okinawa đến Guam, tuy nhiên, giờ đây Lầu Năm Góc đang xem xét chỉ chuyển khoảng 4.700 binh sĩ đến Guam, trong khi 3.300 lính còn lại được điều động đến các khu vực khác ở châu Á-Thái Bình Dương. Trước đó, Washington đã đề nghị Tokyo cho phép chuyển khoảng 1.500 lính thủy đến căn cứ không quân Iwakuni ở Yamaguchi, tuy nhiên, phía Nhật Bản đã từ chối đề nghị trên./.
Nhật Nam--Trung Quốc thử tàu tác chiến ven bờ mô phỏng chiến hạm của Mỹ (GDVN/Lenta).-Dự báo ngân sách quốc phòng VN 2011-2016
-
- Doanh nhân xin tài trợ nghiên cứu Hoàng Sa – Trường Sa (Bee).-Ông bản đồ (TTVH 25-1-12) -- Về nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu-'Tắm nghệ thuật' của lính nhà giàn (VNN 4-2-12)--Chơi vơi đáy hàng khơi (SGTT 4-2-12)
Trung Quốc muốn đắc lợi ở Trung Đông -Giới quan sát nhận định với những động thái liên quan đến Trung Đông gần đây, Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này.
- 40 năm Tổng Thống Nixon đến thăm Trung Quốc – (RFA).
-Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông
Các lợi ích của Mỹ trên biển Đông đang ngày càng gặp nguy hiểm, tuy nhiên việc bảo vệ các lợi ích này không cần phải – và không nên – dẫn tới xung đột với Trung Quốc. Chính vì vậy, quản lý các căng thẳng và thúc đẩy hợp tác tại biển Đông sẽ đòi hỏi sự chú ý lâu dài và thận trọng của Washington.
Tuần Việt Nam giới thiệu độc giả báo cáo mới nhất của giới chuyên gia cố vấn (think tanks) Mỹ về biển Đông, trong đó bàn về các nguy cơ đối với Mỹ, cũng như sự cần thiết của việc Mỹ phải theo đuổi chính sách vừa hợp tác vừa chế ngự. Tác giả cũng sẽ phân tích sự đổi hướng chiến lược của Trung Quốc tại biển Đông, trước khi nghiên cứu sâu hơn vào một số khía cạnh an ninh hàng hải, từ thực tế đến nguyên tắc. Cuối cùng, sẽ là phần kết luận với 5 khuyến nghị dành cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.
Lợi ích của Mỹ ở biển Đông
Ý nghĩa của biển Đông vẫn đang bị đánh giá chưa đúng mức, và đang gây tranh cãi trước hết là giữa các chuyên gia trong khu vực, và rộng hơn là trong cộng đồng an ninh quốc gia. Nhưng biển Đông xứng đáng được ưu tiên chú ý hơn vì hệ thống dựa trên sức mạnh mà Mỹ nuôi dưỡng từ nhiều thập kỷ qua đang bị xét lại bởi một Trung Quốc đang nổi lên, và biển Đông sẽ là yếu tố chiến lược quyết định vai trò lãnh đạo của Mỹ trong tương lai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Câu hỏi liệu Tây Thái Bình Dương có còn là một vùng biển chung ổn định, mở cửa và thịnh vượng, hay sẽ ngày càng trở thành một cái ổ tranh cãi phân cực với các đặc điểm giống như Chiến tranh Lạnh, sẽ được trả lời ngay tại vùng biển quan trọng này.
Biển Đông là nơi các quốc gia như Việt Nam, Malaysia và Philippines phải đối mặt với chính sách "Phần Lan hóa" của Trung Quốc nếu hải quân và không quân Mỹ giảm bớt sự hiện diện. Nói tóm lại, biển Đông là nơi toàn cầu hóa và địa chính trị va chạm với nhau.
Nền kinh tế toàn cầu có một trung tâm địa lý, đó là ở biển Đông. Khoảng 90% hàng hóa thương mại được chuyển từ châu lục này sang châu lục khác bằng đường biển, trong đó 1/2 nếu xét về trọng tải (và 1/3 nếu xét về giá trị tiền tệ) đi qua biển Đông. Vùng biển này giống như cổ họng nối giữa Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi các hải trình hội tụ, chiếm 1.200 tỷ USD thương mại của Mỹ mỗi năm.
Địa chính trị là lực lượng đối chọi với toàn cầu hóa, chia rẽ thế giới thay vì thống nhất nó. Biển Đông là nơi một Trung Quốc đang nổi lên về quân sự ngày càng thách thức vai trò chế ngự của hải quân Mỹ - một xu hướng mà, nếu cứ để diễn ra như hiện nay, có thể làm thay đổi cán cân quyền lực tồn tại từ sau Chiến tranh thế giới II và đe dọa các tuyến thông thương trên biển (SLOCs).
Trong vai trò là người bảo vệ chính cho tự do hàng hải toàn cầu, Mỹ có một lợi ích sâu sắc và vĩnh viễn trong việc đảm bảo các tuyến SLOCs được thông lưu đối với tất cả mọi người, không chỉ cho các hoạt động thương mại mà cả các hoạt động quân sự vì mục đích hòa bình, như can thiệp nhân đạo và bảo vệ bờ biển.
Mỹ có thể bảo vệ tốt nhất một trật tự hòa bình và thịnh vượng trong khu vực bằng cách đảm bảo khả năng tiếp cận với các SLOCs quan trọng. Nếu Mỹ không thể hiện sức mạnh đầy đủ tại biển Đông thì sẽ làm thay đổi các tính toán an ninh của tất cả các nước trong khu vực. Nếu các lực lượng của Mỹ không những mất khả năng làm phức tạp kế hoạch của kẻ thù mà lại trở nên ngày càng dễ bị tổn thương trước lực lượng quân đội đang được hiện đại hóa một cách vững chắc của Trung Quốc, thì các nước khác trong khu vực sẽ có ít lựa chọn nào khác ngoài việc đi theo một Trung Quốc hùng mạnh.
Khi Trung Quốc tiếp tục nổi lên, Mỹ bị xem là suy yếu một cách tương đối, nếu không muốn nói là hoàn toàn. Rõ ràng, không có sự suy yếu tương đối nào đáng lo ngại hơn nguy cơ suy yếu sức mạnh hải quân của Mỹ trong tương lai. Lực lượng Hải quân Mỹ thời Reagan từng tự hào sở hữu gần 600 tàu chiến, con số này ngày nay chỉ còn 284. Dù mục đích của Hải quân là mở rộng tới 313 tàu chiến, nhưng ngân sách quốc phòng hiện nay, cộng thêm việc giảm sản xuất và tăng chi phí, không giúp đạt mục đích đó. Hơn nữa, với việc cắt giảm ngân sách sắp tới, cũng như số tàu chiến sắp phải "về hưu" trong thập kỷ tới, Mỹ đang phải đối mặt với thực tế là lực lượng Hải quân chỉ có trong tay 250 tàu chiến hoặc ít hơn.
Tất nhiên, số tàu chiến chỉ là một khía cạnh của sức mạnh hải quân. Các chiều kích khác bao gồm trọng tải, vũ khí và các năng lực trên boong, mức độ huấn luyện của thủy thủ và sự kết hợp các dịch vụ quân sự khác nhau. Và Mỹ đang đứng trước nguy cơ phải nhường vị thế bá chủ các khu vực này trong tương lai không xa. Tại Washington đang có cuộc thảo luận về việc xây dựng một đại liên minh giữa các lực lượng Hải quân bao gồm tất cả các quốc gia để chia sẻ với Mỹ gánh nặng biển trong "buổi xế" của sức mạnh.
Vấn đề đặt ra là một con tàu không thể có mặt một lúc ở hai nơi, trong khi sự hiện diện của nó lại chính là thước đo sức mạnh hải quân. Tầm với của sức mạnh Mỹ cần phải bao phủ tất cả các lợi ích của họ trải dài trên toàn cầu. Và ít nơi nào cần nhiều sự chú ý của Lầu Năm Góc hơn biển Đông - nơi kết nối vựa tài nguyên năng lượng của Trung Đông với số dân cư ngày càng đông đúc của Đông Á.
Chúng tôi cho rằng vai trò chế ngự về quân sự của Mỹ tại biển Đông sẽ giảm bớt một cách tương đối khi các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc cải thiện sức mạnh hải quân và không quân của mình, tăng cường kết hợp các loại tên lửa đạn đạo chống hạm, máy bay chiến đấu thế hệ năm, tàu ngầm và tàu chiến nổi (bao gồm cả tàu sân bay) và các hệ thống mạng và ngoài không gian.
Ảnh minh họa: globaltimes.cn |
Đây là một hiện tượng tự nhiên mang tính lịch sử. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự cân bằng mới được điều chỉnh về lực lượng nổi lên từ tình hình rất năng động đó liệu có thể bảo vệ giao thương trên biển thông qua các SLOCs an toàn và tự do hay không. Mục đích là hợp tác, nhưng hợp tác chỉ có thể phát triển tốt nhất thông qua sức mạnh. Các cam kết ngoại giao và kinh tế sẽ được thực hiện tốt hơn khi được hỗ trợ bởi một sức mạnh quân sự đáng tin cậy. Điều này sẽ đòi hỏi phải duy trì vai trò đứng đầu thông qua sức mạnh của Mỹ và sự hợp tác khu vực rộng lớn hơn, một khái niệm có thể được gọi là "hợp tác trên cơ sở sức mạnh".
Ý nghĩa địa chiến lược của biển Đông đối với Mỹ là quá rõ. Biển Đông là trung tâm nhân khẩu học của nền kinh tế thế kỷ 21, nơi 1,5 tỷ người Trung Quốc, gần 600.000 người Đông Nam Á và 1,3 tỷ người Ấn Độ trao đổi các nguồn tài nguyên sống còn và các loại hàng hóa trong khu vực và trên toàn cầu.
Gần chục quốc gia nằm ven bờ vùng biển này - theo ngược chiều kim đồng hồ gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippines - đang đòi chủ quyền đối với một phần đáy biển với trữ lượng dầu 7 tỷ thùng, cũng như khoảng 900.000 tỷ mét khối khí tự nhiên. Nếu các tính toán của Trung Quốc là chính xác, biển Đông đang chứa trong lòng nó khoảng 130 tỷ thùng dầu hoặc hơn thế. Điều đó có nghĩa là biển Đông chứa nhiều dầu mỏ hơn bất kỳ khu vực nào trên toàn cầu, trừ Arập Xêút - điều khiến một số quan sát viên Trung Quốc gọi biển Đông là "Vịnh Persic thứ hai".
Nếu thực sự có nhiều dầu như vậy ở biển Đông - và nếu Trung Quốc có thể kiểm soát chúng - thì nước này có thể sẽ giảm bớt được sự phụ thuộc của mình vào eo biển hẹp và dễ bị tấn công Malacca (cũng như eo biển Sunda hay eo biển Lombok), nơi vận chuyển rất nhiều năng lượng mà nước này phải nhập khẩu từ tận Trung Đông. Tập đoàn Dầu mỏ Hải ngoại quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đầu tư 20 tỷ USD với niềm tin rằng một trữ lượng dầu mỏ lớn như vậy đang nằm dưới đáy biển Đông.
Nhìn bề ngoài, trong bối cảnh những thăng trầm của các yêu sách lãnh thổ chồng lấn, các tranh chấp pháp lý và căng thẳng quân sự, sự gia tăng đột ngột các hoạt động ngoại giao về việc ai sở hữu cái gì trên biển Đông dường như không đủ mạnh để làm tăng nguy cơ xung đột giữa các nước lớn trong trước mắt.
Thực vậy, nguồn năng lượng dồi dào nằm dưới đáy biển và việc các nước đều cần có tự do hàng hải đang thúc giục các cơ chế hợp tác đa phương mới để tăng cường ổn định và thúc đẩy thương mại. Tuy nhiên, biển Đông cũng đã trở thành "tâm chấn" của cái dường như là một cuộc chiến địa chính trị lâu dài, trong đó các sức mạnh chính trị cổ điển và chủ nghĩa dân tộc đang được tăng cường bên cạnh sự nổi lên của Trung Quốc.
Có một cuộc tranh luận địa chiến lược không thể tránh khỏi đang diễn ra tại biển Đông, và cuộc tranh luận này có thể được gói gọn lại trong một câu hỏi là: Liệu Mỹ sẽ duy trì một khả năng kiểm soát đáng tin cậy đối với các tuyến SLOCs qua biển Đông, hay các năng lực chống tiếp cận và ngăn chặn khu vực (anti-access, area-denial) của Trung Quốc sẽ trung lập hóa căn bản mối đe dọa này, từ đó thay đổi các giả định chiến lược trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Trong khi các nước khác trong khu vực duy trì các yêu sách lãnh thổ đặc biệt của mình dựa trên các ranh giới biển, Trung Quốc lại đòi sở hữu phần giữa lòng rộng lớn của biển Đông. Trong tương lai không quá xa, sự nổi lên trở lại của Trung Quốc và kèm theo đó là khả năng không chỉ nhấn mạnh các đòi hỏi này mà còn hỗ trợ chúng bằng các năng lực quân sự, có thể đặt vấn đề về độ tin cậy của sức mạnh quân sự của Mỹ và các thập kỷ bá chủ khu vực của Mỹ: sự chế ngự từng giúp ngăn chặn tranh chấp leo thang thành chiến tranh.
Như vậy, biển Đông đại diện cho những cái chung toàn cầu thu nhỏ - không chỉ về lĩnh vực hải quân và không quân mà cả trong những lĩnh vực có tầm quan trọng như không gian mạng và ngoài không gian vũ trụ. Tại biển Đông, tất cả các lĩnh vực này đề đang có nguy cơ bị đe dọa bởi âm mưu của Trung Quốc, thông qua việc mua và huy động quân sự, nhằm ngăn chặn sự can thiệp của hải quân Mỹ.
Đây là một lý do giải thích tại sao 16 trong tổng số 18 quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng 11/2011 đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của an ninh biển, với việc hầu hết các nước ủng hộ sự cần thiết phải thiết lập các cơ chế đa phương để giải quyết các yêu sách chồng lấn tại biển Đông.
Trong các thập kỷ sắp tới, thách thức đối với Mỹ sẽ là làm thế nào để bảo vệ các chuẩn mực lịch sử - trong đó tự do hàng hải là trên hết - trong khi vẫn thích nghi với sức mạnh và các hoạt động ngày càng gia tăng của các tác nhân trong khu vực. Duy trì các tài sản chung toàn cầu có liên quan đến tự do hàng hải sẽ đòi hỏi vai trò chủ đạo của Mỹ, đặc biệt là sự chế ngự của hải quân. Đồng thời, thích nghi và tăng cường hợp tác cũng sẽ cần thiết. Như vậy, Mỹ cần phải hợp tác, nhưng là sự hợp tác trên cơ sở một vị trí ưu việt. Đây sẽ là một cách để tăng cường hội nhập khu vực về ngoại giao và kinh tế trong khi cùng nhau bảo vệ tương quan quyền lực khi Trung Quốc nổi lên.
Cách tiếp cận này không hề tương phản với các lợi ích của Trung Quốc: Trên thực tế, không quốc gia châu Á nào được hưởng lợi từ hệ thống do Mỹ đứng đầu này nhiều như Trung Quốc. Tuy nhiên, vì sự nguyên trạng không thể tồn tại vĩnh viễn, mục đích của hợp tác dựa trên sức mạnh là xây dựng một nền tảng đa phương rộng hơn cho sự thay đổi không gây xáo chộn mà vẫn bảo vệ các nguyên tắc của trật tự các tuyến đường lưu thông trên biển.
Sự nổi lên của Trung Quốc về kinh tế và quân sự đang có nguy cơ gieo gió cho một cơn bão thay đổi tại khu vực biển Đông. Vì vậy, việc duy trì các yếu tố chìa khóa của nguyên trạng là rất quan trọng: bao gồm tự do giao thương, các tuyến SLOCs an toàn và an ninh, và sự độc lập - không bị hăm dọa - của tất cả các quốc gia duyên hải trong một trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc.
Như đã nói ở trên, tính ưu việt không có nghĩa là chế ngự: nó có nghĩa là Mỹ giữ vai trò của mình là một cường quốc khu vực nhằm hướng dẫn các đồng minh và đối tác làm nhiều hơn trong khả năng của mình. Theo cách này, tương quan lực lượng có thể được duy trì, và như vậy gánh nặng trên vai Mỹ cũng được giảm bớt. Điều quan trọng, như Tổng thống Obama đã nhấn mạnh trong một chuyến thăm tới khu vực này hồi tháng 11/2011, là tất cả các nước đều hành xử theo cùng một luật chơi.
Các thỏa thuận an ninh đa phương sẽ một phần giúp kiểm soát các tham vọng của từng nước, từ đó cho phép các hoạt động ngoại giao và thương mại chiến thắng sự đối đầu quân sự công khai. Tranh luận về các vấn đề này là tranh luận về sự kiểm soát không gian địa lý.
Các tranh chấp lãnh thổ kéo dài liên quan đến từng vạt đất trên biển Đông mà người ta nghĩ là có thể bao quanh đó là những mỏ năng lượng khổng lồ. Vì các đòi hỏi này phức tạp đến mức không thể giải quyết, Mỹ đã tìm cách hội tụ khu vực xung quanh một nền tảng đa phương chung, xây dựng trên cơ sở các thỏa thuận song phương hiện đang định hình các quan hệ của Washington với khu vực này. Việc Mỹ phối hợp với các nước khác nếu tốt nhất có thể giữ Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế, hoặc ít nhất cũng thay đổi căn bản cách hành xử của họ trên thực tế. Nhưng điều đó sẽ cần những nỗ lực lâu dài và kiên trì.
Dù sự chú ý ở cấp thượng đỉnh ngày càng tập trung vào châu Á và biển Đông, nhưng nhiều trọng tâm chiến lược của Washington vẫn là ở Trung Đông, nơi vẫn còn rất bất ổn sau một thập kỷ chiến tranh và xây dựng đất nước. Mùa hè năm 2010, sau loạt "khẩu đạn" gay gắt giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, một chính khách Mỹ đã chất vấn các đồng nghiệp tại Bộ Ngoại giao rằng tại sao Mỹ phải đối đầu với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh một cơ chế đa phương nhằm tránh xung đột tại biển Đông. Ít nhất đối với vị chính khách này, Mỹ phải rút bớt khỏi khu vực Trung Đông đầy xung đột và hướng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm của nền kinh tế thế giới.
Các tuyến SLOCs qua biển Đông nằm trong mối quan hệ toàn cầu hóa và địa chính trị. Hơn nữa, biển Đông có thể là một sân khấu cho sự chuyển giao quyền lực toàn cầu. Đây là nơi sự tìm kiếm tầm ảnh hưởng của một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đặt vấn đề về quy chế siêu cường của Mỹ ở Đông Á. Lợi ích và thiện chí của Mỹ đang bị nghi vấn. Việc Trung Quốc hay Ấn Độ có thể cùng nổi lên một cách hòa bình hay không sẽ được quyết định bởi cách thức họ sử dụng sức mạnh hải quân ở hai bờ eo biển Malacca - tại biển Đông và vịnh Bengal.
Tương quan lực lượng mới giữa một Trung Quốc đang nổi và một nước Mỹ đang suy yếu tương đối sẽ được thử nghiệm tại biển Đông, vùng biển trải dài từ Trung Quốc ở phía Bắc, tới các đảo quốc Đông Nam Á ở phía Nam và tới quốc gia Đông Nam Á đất liền (Việt Nam) ở phía Tây. Giao thương được xác định về địa lý bởi vị trí của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các cụm dân cư - đây cũng là hai yếu tố cho thấy vai trò trung tâm về địa chính trị và địa kinh tế của biển Đông.
Giới chức Mỹ đã thảo luận sự cần thiết phải thay đổi chiến lược hướng tới châu Á từ một thập kỷ qua, kể từ Báo cáo Quốc phòng 4 năm/lần vào năm 2001. Chính quyền của ông Obama gần đây đã tuyên bố một đại chiến lược theo đó sẽ hướng vào trụ cột này - một sự tiến bộ logic của chính sách an ninh quốc gia lưỡng đảng ở Mỹ. Tuy nhiên, Washington không nên cho rằng Trung Quốc sẽ tìm cách tạo điều kiện cho một trụ cột Mỹ.
Mọi việc sẽ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc coi việc Mỹ quan tâm hơn tới châu Á là một sự thay đổi hầu như chỉ nói suông thôi hay là một thay đổi chiến lược tiềm ẩn. Trong cả hai trường hợp, Mỹ đều phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Dù các quan hệ đồng minh của Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản là rất mạnh mẽ và sẽ tiếp tục như vậy - kế thừa từ các cuộc chiến tranh giữa thế kỷ 20 - nhưng vị thế của Mỹ ở khu vực biển Đông sẽ ít được xác định bởi lịch sử.
Còn tiếp
Châu Giang dịch từ CNAS
Sẽ có tổn thương nếu quan hệ Mỹ - Trung xấu đi (20/02/2012)
- Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông (TVN). - Tài trợ ít nhất 1.000 USD cho nghiên cứu về Hoàng Sa-Trường Sa (PLTP).
Hải quân TQ vươn lên cạnh tranh với Mỹ
-Long hổ tranh hùng-Thông tấn xã Reuters của Anh vừa có bài phân tích rằng trong khi Mỹ giảm ngân sách, Trung Quốc lại tăng đầu tư hạm đội với tham vọng trở thành cường quốc hải quân.
Tác giả bài phân tích, nhà báo David Lague, nói tháng trước công ty đóng tàu Hồ Đông Trung Hoa Thượng Hải đã hạ thủy chiếc thứ tư trong loạt tàu đổ bộ 071 đời mới của Trung Quốc.
Trong khi dư luận quốc tế tỏ ra chú ý hơn tới việc Trung Quốc mang hàng không mẫu hạm đầu tiên ra thử, các phân tích gia cho rằng chính kế hoạch mở rộng hạm đội tàu đổ bộ nặng 20.000 tấn này mới mang lại sự thay đổi đáng kể cho diện mạo cũng như tầm ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc.
Loại chiến hạm 071 này là do Trung Quốc tự vẽ kiểu và tự sản xuất.
Ông Christian Le Miere, nghiên cứu viên về an ninh hàng hải tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London, nhận xét: "Có trong tay hạm đội tàu đổ bộ quy mô như vậy cho thấy một tham vọng quyền lực".
"Nếu như muốn điều phối lực lượng vì lý do nào đó, nhất định cần các tàu chiến loại này."
Hải quân Trung Quốc có kế hoạch sản xuất và sử dụng tới tám chiếc tàu đổ bộ 071 với khả năng chở mỗi tàu 800 binh lính, xuồng máy, xe thiết giáp và trực thăng.
Chiếc đầu tiên mang tên Côn Lôn Sơn được mang ra trình làng năm 2006, hiện đang làm nhiệm vụ tại Ấn Độ Dương.
Tiến độ sản xuất các tàu đổ bộ khác đang được đẩy mạnh, chiếc thứ ba và chiếc thứ tư được hoàn tất chỉ trong 5 tháng vừa qua.
Cạnh tranh quân sự
Quá trình tăng cường hải quân của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng dâng cao trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vốn được cho sẽ trở thành trung tâm điểm địa chính trị cho các thập niên tới.
Các nhà hoạch định chính sách quốc phòng trước đó tập trung suy đoán về nguy cơ xung đột qua eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, gần đây xảy ra nhiều diễn biến mới như Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng tại biển Hoa Đông; hay tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và một số quốc gia khác tại Biển Đông.
Hải quân Mỹ đã loan báo kế hoạch triển khai loại tàu tấn công đổ bộ mới, Littoral Combat Ships, tới vùng "ngã ba" biển châu Á-Thái Bình Dương, nơi nhiều tuyến hàng hải qua lại.
Các tàu này được neo đậu tại Singapore và có thể cả ở Philippines.
Tương quan lực lượng
- Trung Quốc: 75 tàu chiến loại lớn, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ loại vừa và nặng cùng 85 tàu cao tốc tấn công bằng tên lửa.
- Hoa Kỳ: 285 chiến hạm, trong đó có 11 hàng không mẫu hạm, hơn 70 tàu ngầm nguyên tử và 22 tuần dương hạm.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người mà sang năm được tin sẽ trở thành Chủ tịch Trung Quốc, vừa kêu gọi thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa các cường quốc Thái Bình Dương trong cuộc họp mới rồi với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta tại Washington.
Ông Tập, con trai của nhà cách mạng lão thành Tập Trọng Huân, cũng gặp Tổng thống Barack Obama và được đón tiếp trọng thị tại Lầu Năm góc.
Thế nhưng một trong những điều đầu tiên Bộ trưởng Panetta nói với ông Tập, là Mỹ mong muốn một sự minh bạch rõ ràng hơn từ phía Trung Quốc trong các kế hoạch phát triển quốc phòng.
Các chuyên gia quân sự cũng như một số sỹ quan hải quân Trung Quốc đã nghỉ hưu cho hay nước này đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo các loại tàu đổ bộ hiện đại hơn, to hơn.
Năm 2010, Trung Quốc đã vượt mặt Nam Hàn để trở thành quốc gia lắp tàu biển lớn nhất và các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc ngày càng có cơ sở vật chất cũng như công nghệ tiên tiến để xuất xưởng các loại tàu khổng lồ và tối tân hơn.
Tham vọng đại dương của Trung Quốc là vươn dài cánh tay và tầm ảnh hưởng tới các vùng biển thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Các tàu chiến và tàu ngầm hiện đại nhất của Trung Quốc nay được trang bị vũ khí phòng không tiên tiến và hỏa tiễn chống hạm tầm xa.
Trong phúc trình năm ngoái tới Hạ viện về quốc phòng Trung Quốc, Lầu năm góc ước tính Giải phóng quân Trung Quốc nay có 75 tàu chiến loại lớn, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ loại vừa và nặng cùng 85 tàu cao tốc tấn công bằng tên lửa.
Đã nhiều lần, giới chức quốc phòng Trung Quốc khẳng định nhu cầu cần có hải quân vững mạnh để bảo vệ tài nguyên của đất nước cũng như các tuyến hàng hải quan trọng nhất.
Đối đầu Hoa Kỳ
Hiện nay hải quân Mỹ so với hải quân Trung Quốc vẫn nổi trội hơn về thế và lực, với 285 chiến hạm, trong đó có 11 hàng không mẫu hạm, hơn 70 tàu ngầm nguyên tử và 22 tuần dương hạm.
Hoa Kỳ vẫn đứng đầu danh sách các cường quốc hải quân, ngay cả khi so sánh về hỏa lực và kinh nghiệm chiến đấu.
Tuy nhiên nay giới phân tích đặt câu hỏi liệu tương quan này sẽ còn tồn tại được bao lâu, khi chính quyền Obama đang có kế hoạch cắt giảm 487 tỷ đôla từ ngân sách quốc phòng trong thập niên tới.
Hải quân Mỹ đang dự tính sẽ cho bảy tuần dương hạm và hai tàu đổ bộ nghỉ hưu, rút số chiến hạm xuống còn dưới 250 đồng thời dừng các chương trình phát triển hạm đội.
Để bù lại, Mỹ đặt tầm quan trọng lên việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và đồng minh với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, và đang có kế hoạch tập trận với hai đồng minh chủ chốt là Thái Lan và Philippines.
Trong khi đó, trái ngược với Mỹ, Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng.
Sau hai thập niên tăng hai chữ số, năm 2010 ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ tăng 7,5% vì khó khăn tài chính. Thế nhưng năm 2011 ngân sách lại tăng trưởng trở lại 12,7% lên 91,5 tỷ đôla. Con số nàyđược đưa ra chính thức và được cho là thấp hơn thực tế.
Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính năm 2010 Trung Quốc chi hơn 160 tỷ đôla cho quốc phòng, dễ dàng chiếm vị trí thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ.
Năm 2013, chính quyền Obama đề xuất ngân sách quốc phòng là 525 tỷ, và có thể thấy khoảng cách Mỹ-Trung đang dần hẹp lại.
Hiện Trung Quốc có đội ngũ 800.000 người lao động ở nước ngoài, thêm một lý do để tăng cường hiện diện ở các khu vực xa xôi trên thế giới, kể cả các vùng biển.
-- Mỹ – Trung không thể thiếu nhau (VOV). - Cấp cao Washington cọ xát trí lực Mỹ-Trung (TQ). - Mỹ vẫn bối rối sau chuyến thăm của Tập Cận Bình (VNN).
23:02 ngày 19.02.2012
SGTT.VN - Ấn Độ đang trong cuộc đua với TQ tìm cách cải thiện quan hệ ngoại giao và thương mại với các nước láng giềng. Việc Ấn Độ thúc đẩy giao thương khu vực có thể giúp kinh tế Nam Á vượt qua đói nghèo.- Ấn Độ ráo riết hiện đại hóa quốc phòng (TQ).
Putin cam kết trang bị hơn 400 tên lửa xuyên lục địa vietnamdefence-Trong 10 năm, quân đội Nga sẽ được trang bị một số lượng lớn vũ khí trang bị hoàn toàn mới, có thể “nhìn” xa hơn, bắn chính xác hơn và phản ứng nhanh hơn các hệ thống tương tự của bất kỳ đối phương tiềm tàng nào, Thủ tướng Nga V. Putin viết trong bài báo mới đăng trên tờ Rossyiskaya gazeta.
Philippines mua F-16 để đối phó Trung Quốc vietnamdefence-Bộ chỉ huy quân đội Philippines đang xem xét khả năng mua một phi đội tiêm kích F-16 Fighting Falcon của Mỹ.-- Philippines gấp rút hiện đại hóa quân đội (TN). - Philippines hiện đại hóa quân đội trong 2 năm tới (NLĐ/AFP).-- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc-Indonesia hội đàm (TTXVN).-- Phó chủ tịch Trung Quốc thăm Ailen – (RFI).-
Robert Kagan: Why the World Needs America (WSJ 11-2-12) -- Đón đọc bài điểm sách Robert Kagan của THD!
Điểm cuốn sách mới ra về Thái Bình Thiên Quốc: The Battle for China's Soul (WSJ 11-2-12) -- -- A Chinese Civil War to Dwarf All Others (NYT 8-2-12) -- Đọc cuốn này sẽ thấy sự dã man của người.... Hán! (Hong Xiuquan: Hồng Tú Toàn (Heavenly King: Thiên Vương) - Chen Yucheng: Dương Tú Thanh - Zeng Guofan: Tằng Quốc Phiên)
Điểm sách về Đặng Tiểu Bình của Vogel, sách của Kissinger, và sách về Tưởng Giới Thạch: Sino-Americana (London Review of Books 9-2-12) -- Trong các bài điểm mấy cuốn này, tôi thấy bài này của Perry Anderson (tác giả phái tả của Anh) là hay nhất: Vạch rõ sự hèn hạ của Vogel (tác giả cuốn Đăng Tiểu Bình) và Kissinger, cụ thể là về chiến tranh Trung Việt năm 1979. Đây: "Kissinger gives Deng full credit for what he terms ‘a turning point of the Cold War’ and the ‘high point of Sino-American strategic co-operation’. What was this?China’s war on Vietnam in 1979. Here Vogel and Kissinger converge, applauding Deng’s resolute action to thwart Vietnamese plans to encircle China in alliance with the USSR, invade Thailand, and establish Hanoi’s domination over South-East Asia" Và đây nữa: "Vogel’s account of China’s war on Vietnam is that of a former servant of a Democratic administration. Showering Carter’s point men in the tractations over Deng’s visit with effusive epithets, he is careful to shield the president himself from any too explicit responsibility for giving the war the go-ahead. Kissinger, a Republican and once head of the National Security establishment where Vogel was an underling, can afford to be more forthright. Deng’s masterstroke required US ‘moral support’. ‘We could not collude formally with the Chinese in sponsoring what was tantamount to overt military aggression,’ Brzezinski explained. Kissinger’s comment is crisp: ‘Informal collusion was another matter.’
---
--Bài học lịch sử Việt nam cho Mỹ: Reflections on Vietnam, 1964-65: Trying to get someone to cut the Ho Chi Minh Trail (9-2-12)
--Chiến tranh Việt Nam: Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA (VTC 27-1-12) Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K (VTC 28-1-12) Bắt nhóm biệt kích CIA giữa rừng Sơn La (VTC 29-2-12) -- Nguyễn Cao Kỳ thoát chết, đồng bọn bỏ mạng (VTC 31-1-12) CIA đã bị Công an Việt Nam đưa vào tròng thế nào? (VTC 31-1-12) CIA rơi vào “trận đồ bát quái” giữa rừng Việt Nam (VTC 1-2-12) -- Ngọn lửa chữ T đêm Tây Bắc và thất bại cay đắng của CIA (VTC 2-2-12) ◄-- Vẫn còn bí mật mặc dù đã 30 năm? Still Secret After 30 Years? (NYT).-Số phận của "Sáu Lèo" Nguyễn Ngọc Loan - Đao phủ Tết Mậu Thân (CAND 9-2-12)
-- Tết Mậu Thân năm 1968”: Chiến công cụm H63: Chuyện bây giờ mới kể (Đất Việt). Ai” của Chế Lan Viên và bài viết của Thái Bá Tân về trận Mậu Thân (TTXVA). Nguyễn Nhã và Dương Trung Quốc : Hồi ức về Chiến thắng Đống Đa 1789 – (RFI).-
-Chiến tranh Việt Nam qua những hình ảnh tư liệu trước năm 1968 (P1) (GDVN).- Vua Quang Trung giả những ngày ở Trung Quốc (Bee)--- Sự suy thoái chính trị và trường hợp của Vương tộc Lý (phần III) – Sự suy thoái chính trị và trường hợp của Vương tộc Lý (IV) (Trần Minh Khôi). - Phần I và Phần II. - Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc… (1) — (Trương Nhân Tuấn). -
--Thưc dân Anh và thực dân Pháp: ai "tốt" hơn ai?: The Post-Colonial Hangover (FP Jan 2012) -- Một đề tài "thú vị"!-Tròn 100 năm trước Hội Việt kiều đầu tiên trên thế giới (HV 15-2-12)
-