Cảnh ấy, về sau, tôi thấy đi thấy lại nhiều lần. Các nữ công nhân hết sức thoải mái bước vào phòng vệ sinh nam quét dọn, lau chùi. Ai tiểu tiện hay đại tiện cũng mặc, họ cứ cắm cúi làm việc của họ. Cả họ lẫn những người đàn ông chung quanh hình như cũng đều thấy đó là chuyện bình thường. Không ai ngượng ngùng hay khó chịu cả.
Tôi nhớ đến các phòng vệ sinh ở Hàn Quốc. Nói chung, so với phần lớn các nước Á châu khác, phòng vệ sinh ở Hàn Quốc hiện đại và sạch sẽ hơn hẳn. Có lẽ hiện đại và sạch sẽ hơn ở Úc. Tuy nhiên, hầu hết các nhà vệ sinh ở Hàn Quốc, từ trong khách sạn đến các đại học và các khu vực công cộng đều có một đặc điểm giống nhau: chỉ có một lớp cửa chính (không kể cửa phòng nhỏ nơi có bồn cầu).
Ở Tây phương, các nhà vệ sinh thường có hai lớp cửa chính: Bước qua cánh cửa thứ nhất, hoặc người ta sẽ gặp khu rửa tay hoặc một bức tường chắn ngang. Người ta phải qua khỏi cái ngách sau bức tường chắn ngang hoặc đẩy thêm cánh cửa khác mới đến khu vực làm vệ sinh. Cách kiến trúc như vậy có hai mục đích: một, người đứng ngoài không thể nhìn thấy người ở trong phòng vệ sinh; và hai, người mới làm vệ sinh xong, có đủ thì giờ riêng tư để lấy lại tư thế tự tin khi bước ra bên ngoài.
Ở Hàn Quốc thì khác. Tất cả chỉ có một lớp cửa. Mở cánh cửa ấy là thấy ngay dãy bồn tiểu ở khu vực dành cho nam giới. Mà ở những nơi đông người, có lẽ để cho tiện, người ta rất ít khi khép cánh cửa chính ấy. Cứ để mở thông thống. Bước dọc theo hành lang trước nhà vệ sinh nam, liếc mắt vào, người ta sẽ thấy ngay cảnh một số người đang quay lưng lại đứng tè vào bồn. Mà có vẻ như người ta cũng rất tự nhiên khi đứng tè như thế. Lúc đầu, trong một phòng vệ sinh ở tiệm ăn, tôi rất ngạc nhiên khi thấy cảnh ấy. Nhưng lại nghĩ: đó là tiệm ăn. Mấy ngày sau, làm việc ở một trường đại học, tôi cũng lại thấy cảnh ấy. Sau, đi đâu cũng thấy. Cũng cảnh những khu vực vệ sinh chỉ có một lớp cửa và cửa thì lúc nào cũng mở toang hoang như thế.
Ở Trung Quốc, trừ trong phi trường và khách sạn hạng sang, hầu hết các toilet công cộng đều là xí xổm, tức loại hố xí chỉ có bệ chứ không có bồn, theo kiểu các hố xí cổ điển ở Việt Nam trước đây. Ngồi trên hố xí ấy, chúng ta phải ngồi chồm hổm. Điều lạ là ngay ở những nhà hàng thuộc loại sang trọng, người ta cũng xây những kiểu hố xí như vậy. Tuy nhiên, điều đặc biệt là ở các phòng vệ sinh kiểu như thế nhiều khi không hề có giấy! Ngày đầu tiên ở Bắc Kinh, khi ghé lại tham quan một khu di tích lịch sử, mấy người phụ nữ trong tour du lịch của tôi vào nhà vệ sinh. Mấy phút sau, họ nháo nhác chạy ra, hỏi: Ai có khăn giấy (tissues) không? Cả bọn lục trong túi quần túi áo, có bao nhiêu khăn giấy đều giao hết cho họ. Sau đó, từ nhà vệ sinh ra, họ cho biết: trong đó không có giấy!
Hiện tượng không có giấy trong các nhà vệ sinh công cộng ở Trung Quốc có vẻ khá phổ biến. Hỏi người hướng dẫn tour du lịch thì được giải thích: để bao nhiêu giấy mất trộm bấy nhiêu nên người ta hoặc là không cung cấp giấy hoặc là để đâu đó ở phòng ngoài, có nhân viên canh gác.
Nhưng nói chung các phòng vệ sinh công cộng ở Trung Quốc, ít nhất ở các nơi tôi đã đi qua, từ Bắc Kinh đến Vô Tích, Tô Châu, Hàng Châu và Thượng Hải, đều khá sạch. Lúc nào cũng có người quét dọn. Có lẽ nhờ dân số nhiều, lực lượng lao động đông, nhất là lao động đơn giản với mức lương rẻ nên ở Trung Quốc nơi nào cũng thấy người quét dọn. Trước khách sạn và các trung tâm thương mại lớn cũng như trên các đường phố chính, lúc nào cũng có những nhân viên vệ sinh canh trực. Du khách mới ném một tàn thuốc xuống lề đường, vài phút sau đã thấy có người đến gắp mẩu tàn thuốc ấy. Các gạt tàn thuốc công cộng cũng có người đến dọn dẹp liên tục. Thường, đó là cái chậu được đổ đầy cát để dọc theo bờ tường. Người hút thuốc sẽ dụi mẩu tàn thuốc xuống cát cho tắt lửa. Nhân viên vệ sinh đến nhặt các mẩu tàn ấy và cào cát lại phẳng phiu như cũ. Khi đi vào trung tâm thương mại ở Thượng Hải, tôi thấy có một nhân viên thường trực trong phòng vệ sinh nam. Anh cần mẫn đến độ cứ đứng ngay sau lưng khách khi họ rửa tay, thấy nước văng lên bàn, anh lại chùi ngay tức khắc. Khách tè văng xuống sàn nhà, anh cũng lại cầm giẻ lau. Buổi trưa, mới đến, tôi thấy anh ở đó. Buổi chiều, trước khi về, tôi ghé vào nhà vệ sinh lần nữa, cũng lại thấy anh đứng đó và làm những động tác tương tự.
Điều đáng nói là cách kiến trúc nhà vệ sinh ở Trung Quốc phần lớn cũng giống ở Hàn Quốc: chỉ có một lớp cửa. Tệ hơn Hàn Quốc, có khi người ta còn thường đặt khu vực rửa tay của nam và nữ chung. Ví dụ, bước vào cửa chính, chúng ta sẽ gặp ngay các bồn nước rửa tay cho cả nam và nữ, rẽ sang tay mặt là phòng vệ sinh nam; tay trái là phòng vệ sinh nữ. Từ phòng rửa tay vào hai dãy phòng vệ sinh cả nam lẫn nữa ở hai bên đều không có cửa. Bên phụ nữ, ít nhất người ta cũng có các phòng nhỏ tương đối riêng tư. Bên nam giới, trừ khi đại tiện, người ta mới vào các phòng nhỏ ấy; còn tiểu tiện thì cứ đứng quay mặt vào tường tè vào các bồn sứ dọc bờ tường. Đứng ở phòng rửa tay, người ta sẽ thấy rõ mồn một. Với người Trung Quốc, nhìn thế thấy quen. Nhưng tôi và bạn bè thì cứ ngường ngượng.
Như vậy, liên quan đến nhà vệ sinh, tôi nghĩ có đến hai cấp độ tiến hoá: Cấp thứ nhất, từ thiếu vệ sinh đến vệ sinh và cấp thứ hai, từ việc thiếu riêng tư đến riêng tư. Nói đến nhà vệ sinh, chúng ta hay nghĩ đến cấp thứ nhất. Dĩ nhiên đó là một cấp quan trọng, quan trọng đến độ nhiều nhà khoa học cho việc phát minh ra nhà vệ sinh là một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại: nhờ đó, các bệnh dịch giảm hẳn, sức khoẻ con người tốt hơn và tuổi thọ cũng tăng cao hơn. Nhưng còn một khía cạnh khác cũng được một số nhà tư tưởng chú ý: chính việc phát minh ra nhà vệ sinh dẫn đến ý niệm về sự riêng tư, và từ đó, cùng với một số yếu tố khác, dẫn đến việc hình thành chủ nghĩa cá nhân vốn là một trong những trụ cột chính trong nền văn minh và văn hoá Tây phương.
Thời gian ngồi trong toilet, người ta không những giải quyết các vấn đề sinh lý thiết yếu mà còn được hưởng thụ cảm giác một mình, hoàn toàn một mình mình, với thân thể và những vật thải từ thân thể của chính mình. Hoàn toàn một mình. Không chia sẻ với ai được. Cảm giác ấy dần dần làm nảy nở ý niệm về riêng tư. Và ý niệm về riêng tư dần dần trở nên một cốt lõi của chủ nghĩa cá nhân.
Những năm tháng đầu tiên khi người Việt ra sống ở hải ngoại, phần lớn, với những mức độ khác nhau, đều có kinh nghiệm về các cú sốc văn hoá. Chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, cú sốc văn hoá đầu tiên là trong quan hệ với con cái. Con cái, sau một thời gian ngắn đến trường, đã học được bài học đầu tiên của Tây phương: bảo vệ sự riêng tư của mình và tôn trọng sự riêng tư của người khác. Do đó, từ trường về nhà, chúng vào phòng riêng, khép cửa lại. Bố mẹ muốn vào: phải gõ cửa. Thư từ của chúng, bố mẹ không được mở ra đọc. Với chúng, đó là quyền. Là nhân quyền. Nhưng bố mẹ, từ Việt Nam sang, không thể không thấy khó chịu. Phải mất nhiều năm, người ta mới hiểu và mới chấp nhận được điều đó.
Chúng ta hay nói đến dân chủ và nhân quyền nhưng thường hay quên: tôn trọng sự riêng tư của người khác cũng là một hình thức dân chủ và nhân quyền.
Cách xây dựng nhà vệ sinh, do đó, cũng là cách thiết kế những nền tảng đầu tiên của nhân quyền. Và dân chủ.
Nguyễn Hưng Quốc: -Nhà vệ sinh và nhà cầm quyền 04/08/2009 |
Với những sinh viên cho ỉa đồng là một trong những kinh nghiệm thú vị và đáng nhớ nhất, tôi hỏi họ nghĩ gì về vấn đề vệ sinh ở Việt Nam nói chung. Kết quả? Ai cũng le lưỡi lắc đầu.
Có lẽ đó cũng là ấn tượng kinh hoàng nhất đối với mọi du khách nước ngoài và ngay cả Việt kiều về nước.
Tôi nghe kể có một nhà thơ nữ hiện sống ở Bắc Mỹ, cách đây mười mấy năm, trước khi về thăm gia đình ở Việt Nam, đã gửi tiền về cho thân nhân yêu cầu xây cái cầu tiêu mới! Nghe, dễ nghĩ là “chảnh”. Nhưng nghĩ cho cùng, cũng phải thôi: Sống ở nước ngoài khá lâu, quen với sự sạch sẽ, thật là một kinh nghiệm hãi hùng khi phải ngồi lại trên những cầu tõm hay những xí xổm tối tăm, dơ bẩn, hôi hám và lúc nào cũng ướt nhẹp.
Chuyện thiếu vệ sinh trong các nhà cầu hay nhà xí ở Việt Nam đã có nhiều báo tường thuật. Tôi không muốn nhắc lại làm gì. Chỉ xin ghi lại số liệu từ một cuộc điều tra gần đây:
“Chỉ có 18% số hộ gia đình, 12% số trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, gần 37% số trạm y tế xã có và đang sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt đúng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.”
Và một nhận xét từ một nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam nổi tiếng tại Úc, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“Vấn đề nhà xí ở nước ta không còn là vấn đề nhỏ nữa mà có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đất nước. Người phương Tây khi đi du lịch ở nước ta thì nỗi ám ảnh lớn nhất là... nhà xí. Tôi đã đọc (với tâm trạng vừa giận vừa thông cảm) không biết bao nhiêu bài bút ký, nhật ký, phóng sự, khuyến cáo... mà họ viết ra với văn phong giễu cợt, mỉa mai. Tôi nghĩ nếu không cải thiện được vệ sinh công cộng và nhà xí thì nước ta vẫn chứng kiến cảnh 75% du khách “một đi không trở lại”. Vấn đề nhà vệ sinh và vệ sinh công cộng đã trở thành sĩ diện quốc gia, thành vấn đề văn hóa chứ không đơn giản là vấn đề cá nhân hay nội bộ nữa.”
Tôi chỉ xin lưu ý một khía cạnh: Hiếm có chính quyền nào quan tâm đến chuyện ỉa đái của dân chúng như là chính quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xin thưa ngay để quý bạn đọc đỡ khó chịu: Chữ “ỉa đái” này là chữ tôi bắt chước nhà sử học kiêm Dân biểu Quốc Hội nổi tiếng ở Hà Nội, ông Dương Trung Quốc.
Trong bài “Bàn chuyện ỉa đái” đăng trên báo Lao Động số 42 vào ngày 28.10.2007, Dương Trung Quốc cho biết, sau khi suy đi tính lại các chữ thanh tao như “nhà vệ sinh”, “nhà tiêu” hay “WC”, “toilet”, “toilette”, “restroom”, ông quyết định: “tôi cứ nghĩ đến cách của ông bà ta từng nói thẳng coi đó là một trong "tứ khoái" nên cứ dùng đúng tên gọi dễ hiểu nhất của nó mà bàn.”
Cũng trong bài viết ấy, Dương Trung Quốc cho biết, theo đề nghị của nhiều người và nhiều cơ quan ngôn luận, ông đã nêu vấn đề nhà vệ sinh ra trước Quốc Hội và yêu cầu đưa vấn đề ấy vào chương trình nghị sự của Quốc Hội.
Được Quốc Hội đưa ra bàn luận? Rõ ràng chuyện nhà vệ sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng. Một vấn đề thuộc loại “quốc sự”.
Nghe nói, thuở sinh thời, đi đến đâu, ông Hồ Chí Minh cũng ghé vào nhà bếp và nhà vệ sinh, hai địa điểm ông cho là quan trọng nhất trong cuộc sống của con người. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, một nơi tiêu biểu cho “đầu vào”, và một nơi cho “đầu ra”.
Gần đây, ông phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân cũng bắt chước Hồ Chí Minh lăng xăng thăm viếng các nhà vệ sinh ở các trường học.
Có lẽ vì lãnh tụ hay thăm các nhà vệ sinh nên chính quyền các địa phương cũng ra sức dạy dỗ dân chúng ý thức giữ vệ sinh.
Trong nhật ký của mình (sau in lại thành cuốn Ghi, nxb td Mémoire, 2001, tr. 100), Trần Dần chép:
Quy định về đi ỉa:
Bản quy định khổ 40cm x 70cm, giấy hồng:
1) Tất cả các nam nữ đi ỉa đái phải tới chỗ quy định.
2) Phải ỉa đúng lỗ.
3) Nếu là chuồng xí máy, ỉa xong phải tháo nước, bỏ giấy vào thùng đã quy định. Nếu không phải là chuồng xí máy thì thôi. (?)
4) Ỉa xong phải rửa tay sạch sẽ.
Bản quy định ấy đã xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1955.
Hơn nửa thế kỷ sau, vệ sinh vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, làm mọi người nhức nhối.
Ở đây, có hai sự kiện cần được ghi nhận. Một, các nhà lãnh đạo Việt Nam không thiếu nhiệt tình. Hai, nhiệt tình ấy rõ ràng là không có hiệu quả.
Tại sao?
Ghi chú:
Viết bài này vừa xong, tôi đã tìm được một câu trả lời từ Việt Nam. Trên Beo blog, nhà báo Hồ Thu Hồng nhân bàn về chuyện kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long, viết:
“Nếu tớ là trưởng ban tổ chức cái nghìn năm Thăng Long, tớ sẽ làm ngay 2 bộ film, một người Pháp đã đô thị hóa Hà Nội ra sao, một kia là dân Nghệ đã nhà quê hóa Hà Nội thế nào. […] Này nhé, người Pháp đã bưng thói quen ỉa đồng của dân annam vào toilet trong nhà, Nghệ mình làm cái nhà mán giữa nơi đẹp nhất xứ ngọa hổ phục long và đưa toilet trở ra ao cá.”
Không cần tinh ý lắm, chắc bạn đọc cũng thừa biết “Nghệ mình” là ai.
Dù sao, đó cũng chỉ là ý kiến của một người.
Còn ý bạn thì sao?
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-08-04-voa41.cfm?rss=topstories
--- Một giờ với nhà văn, nhà báo cởi quần làm triển lãm (Dân Việt). Lê Anh Hoài trình diễn tác phẩm “WC.doc” –
Tụt quần đọc sách hàn lâm ở triển lãm (Bee)-08/10/2010 14:56:10
Trong triển lãm sắp đặt Restart diễn ra tối 5/10 tại Trung tâm Mỹ thuật đương đại tại đường Đê La Thành, Hà Nội, nhà văn, nghệ sĩ đương đại Lê Anh Hoài đã có màn biểu diễn gây shock với nhiều khách thăm quan khi cởi quần, đọc sách kinh điển trong toilet. <<:: cái labo nhìn thấy ghê>>Tác phẩm sắp đặt của Lê Anh Hoài có tên WC.doc với hình ảnh những cuốn sách trong nhà vệ sinh. Và sau khi quan khách chăm chú thăm quan tác phẩm, Lê Anh Hoài sau khi giới thiệu tác phẩm của mình đã tụt quần, ngồi vào labo rồi sau đó lấy sách đọc.
Lê Anh Hoài cho biết, anh có thói quen đọc sách trong toilet từ khá lâu và đến nay vẫn duy trì sở thích này. Anh cũng biết có rất nhiều người thường làm việc này nhưng không muốn cho người khác biết, vì có thể họ quên mất việc làm đó của mình, hoặc cũng có thể họ cho rằng đó là một việc làm không đẹp nên muốn che giấu. Trong khi đó, dưới góc nhìn của Lê Anh Hoài (anh là một nhà văn và nhà báo) thì đó là một việc làm hết sức bình thường.
Sau màn trình diễn khá shock của nữ họa sĩ Lại Thị Diệu Hà diễn ra hồi tháng 8, Lê Anh Hoài cho biết anh cũng khá ngần ngại khi trình diễn tác phẩm của mình vì sợ liên lụy tới những người bạn ở trung tâm. Tuy nhiên, tất cả các hành vi cũng như tác phẩm trưng bày của anh đều đã được hội đồng kiểm duyệt thông qua.
Ngoài tác phẩm WC.doc của Lê Anh Hoài còn có nhiều tác phẩm sắp đặt của các họa sĩ khác như Thay đổi của Phạm Tuấn Tú, Cấp cứu, Bền vững... của nhiều tác giả như Nguyễn Hồng Phương, Đỗ Hiệp, Nguyễn Hồng Sơn...
Triển lãm Restar bắt đầu khai mạc từ 18h chiều ngày 5/10 và kéo dài đến 15/10. Vé vào cửa 5.000 đồng.
(Theo Báo Đất Việt)
Lê Anh Hoài Anh và tác phẩm của mình. |
Lê Anh Hoài cho biết, anh có thói quen đọc sách trong toilet từ khá lâu và đến nay vẫn duy trì sở thích này. Anh cũng biết có rất nhiều người thường làm việc này nhưng không muốn cho người khác biết, vì có thể họ quên mất việc làm đó của mình, hoặc cũng có thể họ cho rằng đó là một việc làm không đẹp nên muốn che giấu. Trong khi đó, dưới góc nhìn của Lê Anh Hoài (anh là một nhà văn và nhà báo) thì đó là một việc làm hết sức bình thường.
Sau màn trình diễn khá shock của nữ họa sĩ Lại Thị Diệu Hà diễn ra hồi tháng 8, Lê Anh Hoài cho biết anh cũng khá ngần ngại khi trình diễn tác phẩm của mình vì sợ liên lụy tới những người bạn ở trung tâm. Tuy nhiên, tất cả các hành vi cũng như tác phẩm trưng bày của anh đều đã được hội đồng kiểm duyệt thông qua.
Ngoài tác phẩm WC.doc của Lê Anh Hoài còn có nhiều tác phẩm sắp đặt của các họa sĩ khác như Thay đổi của Phạm Tuấn Tú, Cấp cứu, Bền vững... của nhiều tác giả như Nguyễn Hồng Phương, Đỗ Hiệp, Nguyễn Hồng Sơn...
Triển lãm Restar bắt đầu khai mạc từ 18h chiều ngày 5/10 và kéo dài đến 15/10. Vé vào cửa 5.000 đồng.
Sau khi giới thiệu tác phẩm WC.doc với khách thăm quan... |
Lê Anh Hoài cởi quần, ngồi vào labo và lấy sách đọc. |
Anh điềm nhiên đọc sách dưới sự chứng kiến của nhiều người xem. Lê Anh Hoài cho biết anh có thói quen đọc sách trong toilet từ nhiều năm nay |
Tuy nhiên, Lê Anh Hoài cũng cho biết, có rất nhiều người có thói quen đó, nhưng họ không dám công khai thói quen đó bởi coi đây là hành động không bình thường |
Lê Anh Hoài làm tác phẩm này với mong muốn chia sẻ một thông điệp, đây là một điều hoàn toàn bình thường và con người có thể tiếp nhận văn hóa, tri thức ở bất cứ đâu họ muốn. |
Trong toilet của anh có những cuốn sách kinh điển như Kinh dịch |
Tác phẩm Cấp cứu |
Tác phẩm Thay đổi. |
Tác phẩm Bền vững. |
(Theo Báo Đất Việt)
-----------
Svetlana Boym – Toilet Sô-viết của Ilya Kabakov
Như Huy trích dịch
… Năm 1992, tại triển lãm Documenta ở Kassel, Đức, Ilya Kabakov đã cho dựng một phiên bản chính xác một toilet kiểu Sô-viết dùng ở nông thôn – kiểu toilet ở bến xe bus và tầu lửa. Tác phẩm sắp đặt này mang lại cho công chúng nhiều cảm xúc đồng thời, vừa trìu mến gần gũi, vừa ghê tởm, vừa có tính tự thú, vừa có tính khái niệm. Sau khi kết thúc thời gian trưng bày tại Kassel, Kabakov đã quyết định để lại tác phẩm ở đó. Toilet này được dựng ngay phía sau tòa nhà triển lãm chính,Fridericianum, tức một địa điểm rất đắc địa cho một tác phẩm xuất sắc như vậy. Kabakov miêu tả tác phẩm sắp đặt này như thể các kết cấu u buồn với những bức tường vôi trắng nhơ bẩn và tồi tàn, trên đó đầy những hình vẽ và chữ viết mà nếu đọc và xem chúng, người ta không thể không cảm thấy tuyệt vọng và lộn mửa. Toilet chuẩn tại Sô-viết không có các cửa ngăn. Ai cũng có thể thấy người khác “đang đi theo tiếng gọi của thiên nhiên” ở nơi mà người Nga gọi là “tổ đại bàng” ngay phía trên “lỗ đen”. Toilet là nơi chốn công cộng, và là chỗ trú ngụ của dân cùng đinh. Ở đó, thói thị dâm trở nên gần như lỗi mốt. Chả có ai dám nhìn ngó gì khi họ ngồi ngay trước mặt nhau. Mọi kẻ đi toilet đều buộc phải chấp nhận điều kiện của việc trần trụi ra trước mắt người khác như thế. Tuy nhiên, khi bước vào trong tác phẩm sắp đặt của Kabakov, nếu người xem có ý chờ đợi để mong thấy được một nơi chốn có tính chức năng phục vụ cho nhu cầu cơ thể, hay một triển lãm kiểu báng bổ đầy tính nghệ thuật, nơi ta có thể gặp gỡ những sự kiện bất ngờ, họ sẽ thực sự ngạc nhiên. Phía trong tác phẩm sắp đặt-toilet là một căn hộ hai phòng theo kiểu Sô-viết.
Toilet Sô-viết của I. Kabakov
“Ngay bên cạnh các lỗ đen đó”, đời sống thường nhật vẫn đều đều tiếp diễn. Một chiếc bàn nhỏ với khăn trải bàn, trên đó có một lọ thủy tinh, một giá sách, một ghế sofa với gối dựa, và thậm chí một phiên bản của một bức tranh Hà Lan, tiêu biểu cho dạng nghệ thuật phòng khách. Có một cảm thức về một hiện diện nào đó được nắm bắt lại, một khoảnh khắc bị cầm giữ; những chiếc đĩa ăn chưa được rửa sạch, chiếc áo khoác vắt hờ lên tay ghế. Đồ chơi của trẻ con để dựa ngay cạnh lỗ đen toilet, giờ đã không còn tỏa mùi nữa. Mọi thứ ở đây đều đúng đắn, và không tạo cảm giác tục tĩu. Các khách du lịch Nga và Đông Âu, từ thế kỷ Khai Minh cho tới nay, đã bình luận về sự thay đổi chất lượng vệ sinh cá nhân như thể một chứng nhận cho tiến trình văn minh. “Sự tới ngưỡng cửa của văn minh” luôn được định nghĩa nhờ vào chất lượng của toilet. Thời Perestroika bắt đầu, nhìn một cách nào đó, trong chính sự cải tổ nơi toilet riêng tư và công cộng. Thậm chí Thái tử Charles còn sẳn sàng cung hiến một toilet công cộng cho Học viện Pushkin tại Petersburg. Trong các thành phố lớn, các toilet phải trả tiền được thiết kế bởi phong cách quảng cáo kiểu Mỹ và hình ảnh các mỹ nhân Trung Hoa đã thay thế cho các toilet công cộng theo kiểu toilet được Kabakov thiết kế lại, và những kẻ giầu có mới nổi tại Nga luôn tự hào về các căn hộ theo kiểu châu Âu của họ, bao gồm cả toilet lẫn bồn tắm.
Trong sự hình dung văn hóa, toilet nằm ở điểm giữa của công cộng và riêng tư, Nga và phương Tây, thiêng liêng và nhơ nhớp, văn hóa cao và văn hóa thấp. Kabakov đã đặt toilet của ông ngay nơi giao cắt của các diễn giải xung đột. Liệu tác phẩm sắp đặt này nên được đọc theo nghĩa đen, hay đó là một ẩn dụ về đời sống Sô-viết đã biến mất, hay đây có thể là một ẩn dụ tâm phân học về không gian của người mẹ [martenal space]? Kabakov có hai câu chuyện cho tác phẩm này, có can hệ tới tiểu sử tự thuật và lịch sử nghệ thuật. Chuyện kể thứ nhất bao gồm rất nhiều câu chuyện của nghệ sĩ và mẹ ông về sự tha hương ngay trong liên bang Sô-viết, và sự mất mát cái nơi chốn mà ta gọi là ngôi nhà. Ông kể, “ký ức thơ ấu của tôi trở lại với thời gian khi tôi được gọi vào trường nghệ thuật tại Moscow và mẹ tôi đã quyết định bỏ việc [tại thành phố Dniepropetrovsk] để tới trông coi tôi. Bà trở thành người giặt là tại trường. Song bà không có được một căn hộ ở Moscow [bởi căn hộ chỉ được phân cho người có hộ khẩu] và do đó bà sống ngay tại phòng giặt là ở trường – và đó chính là một toilet cũ. Lẽ dĩ nhiên, đó không phải là một toilet bẩn thỉu, mà là một toilet đặc trưng trong các trường học nam sinh được chuyển chức năng thành phòng giặt ủi. Mẹ tôi đã bị bà hiệu trưởng gây khó dễ nhưng bà không có khả năng để thuê dù là một góc nhỏ trong thành phố. Bà từng phải ngủ bất hợp pháp một đêm tại ở toilet. Sau này bà có một cái giường xếp và ở tại đó cho đến khi người lao công và thầy giáo báo cáo lên hiệu trưởng. Mẹ tôi cảm thấy mình như kẻ vô gia cư và trắng tay trước các nhà chức trách, song mặt khác bà ngăn nắp và kỹ lưỡng đến mức sự trung chính và cương quyết của bà đã cho phép bà sống sót tại một nơi chốn không thể tưởng tượng. Tâm lý tôi khi ấy bị ám ảnh buồn đau về việc cả tôi và mẹ chẳng có một xó nào để cư trú.”
Trái với ký ức bị tác động mạnh mẽ bởi tình trạng bị làm nhục trong quá khứ, câu chuyện về ý tưởng cho dự án lại là một câu chuyện kiểu cợt đùa về một nghệ sĩ khốn khổ người Nga được triệu đến thánh địa nghệ thuật phương Tây, triển lãm Documenta. “Tôi có ấn tượng rằng tôi đã được mời đến để gặp nữ vương, kẻ mang quyền trượng có thể quyết định số phận của nghệ thuật. Với các nghệ sĩ, Documenta như thể một cuộc thi Olympic… Cái tâm hồn đáng thương của một gã bất lương người Nga dường như đang hấp hối trước các đại diện hợp pháp của nghệ thuật đương đại… cảm thấy mình đang rơi vào trạng thái kinh hãi, gần như đến mức tự tử, tôi bắt mình tránh nghĩ về những tay tổ ở Documenta đó và đến gần cửa sổ để tìm chút không khí trong lành… ‘Mẹ ơi, cứu con’, tôi tự thốt lên như thế. Lúc đó căng thẳng như thể ở trong chiến trận vậy… và cuối cùng dường như mẹ tôi đã nói với tôi từ thế giới bên kia và bắt tôi nhìn qua cửa số đến khu sân sau – chính ở đó, tôi đã thấy cái toilet. Ngay lập tức toàn bộ ý tưởng về dự án nẩy ra trong tôi, tôi đã được giải cứu.”
Tác phẩm Fountain của Duchamp
Một nguồn gốc khác cho tác phẩm sắp đặt toilet của Kabakov có lẽ cũng được tìm thấy trong truyền thống tiền phong phương Tây. Một sự “liên văn bản về toilet” rõ ràng đã xuất hiện giữa tác phẩm “Vòi nước” [Fountain] của Marcel Duchamp và tác phẩm của Kabakov. Duchamp đã mua một bổn tiểu sản xuất hàng loạt, đặt lên một bệ đỡ, ký vào đó cái tên giả Robert Mutt, và đề nghị được triển lãm nó tại Hiệp hội Nghệ sĩ Độc lập Mỹ. Ban tuyển chọn đã từ chối tác phẩm này và đưa ra ý kiến rằng cái bồn tiểu là một đồ vật khả dụng, nó không cách nào là tác phẩm nghệ thuật được. Trong lịch sử nghệ thuật thế kỷ 20, sự từ chối này đã được coi như là ngày sinh của nghệ thuật khái niệm, diễn ra vào năm 1917, chỉ vài tháng trước cuộc Cách mạng Nga…
Nguồn: Svetlana Boym – “Ilya Kabakov: The Soviet Toilet and the Palace of Utopias”, Art and Culture Magazine 30/12/1999
Bản tiếng Việt ©Như Huy & talawas blog