Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Nguyễn Bá Thanh, nhà cải cách hay độc tài? Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban Nội chính Trung ương

Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban Nội chính Trung ương
-Định mệnh lót cho ông chữ "Bá"
Vài ngày nay khi có tin ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ giữ hai chức vụ quan trọng của Trung ương vừa mới "tái sinh": Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, các trang báo chính thống rộ lên các bài viết phấn khởi nhưng chỉ dành cho một trong hai nhân vật này là Nguyễn Bá Thanh còn ông Huệ không ai nhắc tới.
Người ta còn nhớ, khi ông Vương Đình Huệ lên tiếng về giá xăng dầu và khẳng định rằng sẽ không thể vì quyền lợi của 11 doanh nghiệp đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân”. Thậm chí, ông Huệ khẳng định như đinh đóng cột sẽ “chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định giảm giá xăng dầu”.
Những hân hoan sau lời tuyên bố có tính cách "hùng hồn" khó thấy trong thời buổi "chung một tư cách" của các bộ trưởng không sống sót lâu quá ba tháng. Ông Huệ trượt dài dưới cái nhìn của báo chí khi giá xăng vẫn ung dung đi lên còn ông thì ung dung hỏi tờ Sài Gòn Tiếp Thị: Báo kinh tế tại sao lại viết về chính trị?
Những tiếng thở dài lượt thượt cũng không lâu tắt ngấm. Ông Huệ tiếp tục làm Bộ trưởng Tài chánh và không thèm tuyên bố một lời nào nữa. Ông cảm thấy làm dư luận chú ý đã đủ và bây giờ là lúc ông thu hoạch những gì mà ông bỏ ra trong nhiều năm để leo lên chức vụ này.
Ông Huệ biết rất rõ Trưởng ban Kinh tế Trung ương không phải là cây đũa thần có thể giúp ông hô biến cho tình hình khủng hoảng nợ xấu, lạm phát cùng hằng trăm vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay. Đối với ông Huệ, chức vụ mới sẽ là bậc thang đưa ông lên chức Phó Thủ tướng và vì vậy cứ làm những việc cầm chừng, không phạm sai lầm và nhất là... không tuyên bố linh tinh là cách mà ông sẽ chọn.
Vậy thì báo chí không kỳ vọng một chút gì vào ông là điều hợp lý. Còn ông Nguyễn Bá Thanh thì sao?
Những ai tới Đà Nẵng cách đây 10 năm và quay trở lại với thời gian hiện tại sẽ thấy rằng một sự thay đổi khó tin đối với một thành phố miền Trung có quá nhiều khó khăn vì các tỉnh vây chung quanh nó, sự nghèo đói kinh niên đã trì kéo mọi nỗ lực phát triển.
Người đứng ra chỉ đạo các cải tổ và phát triển cần thiết cho Đà Nẵng là ông Nguyễn Bá Thanh. Trong vai trò vừa là Chủ tịch vừa là Bí thư ông Thanh không khác gì một lãnh chúa miền Trung. Ông đưa ra quyết định nào thì theo dõi nó có được thực hiện đầy đủ hay không. Ông nói chuyện với thuộc hạ vừa như anh em bạn bè trong các buổi nhậu thân tình, vừa sẵn sàng đập bàn vỗ mặt nếu anh nào theo quán tính của một cán bộ cộng sản "cứ làm sai rồi sửa". Ông Thanh cho cả nước thấy Đà Nẵng có thể làm bất cứ điều gì miễn là phát triển và ổn định.
Phát triển thì khó ai từ chối thành quả của ông còn ổn định thì còn phải xem lại.
Ông Nguyễn Bá Thanh trong cương vị chủ tịch Hội Ðồng Nhân Dân và bí thư Thành ủy Ðà Nẵng đã khiến Tổng Lãnh sự Mỹ tại Việt Nam hoảng hồn khi liệt kê các chi tiết mà ông đã đối xử với địch thủ là Thiếu tướng Trần Văn Thanh, trong vai trò Chánh thanh tra Bộ Công an được cử về điều tra vụ ông Bí thư ăn hối lộ 200 ngàn đô la. Ông tướng này chẳng những không làm gì được lãnh chúa Đà Nẵng mà trái lại còn bị chơi ra trò khi đang nằm hôn mê bất tỉnh trên giường bệnh viện vẫn bị đẩy ra trước vành móng ngựa.
Chiêu này của ông Nguyễn Bá Thanh cho thấy tính chất gian hùng của một thủ lĩnh chính trị của ông có thừa đối với ai dám chống lại ông.
Vụ án Cồn Dầu là một mặt khác của sự ổn định mà ôngThanh sẵn sàng áp dụng.
Người dân Cẩm Lệ ở cửa ngõ tây nam thành phố Đà Nẵng còn nhớ như in cái chết tức tưởi của anh Thành Năm sau khi giáo dân Cồn Dầu chống lại chính quyền phường Hòa Xuân giải tỏa trắng 430 ha để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân. Nằm trong địa bàn phường, thôn Cồn Dầu với diện tích 100 ha cũng bị giải tỏa lấy mặt bằng phục vụ dự án.
Anh Năm bị công an trả về gia đình sau khi lấy khẩu cung và hai ngày sau thì qua đời trong tình trạng không thể nào thương tâm hơn.
Trong dự án thu hồi đất để giao cho tập đoàn Sun Group xây dựng khu sinh thái đã gây tranh cãi mạnh mẽ với người dân Hòa Xuân này chính ông Nguyễn Bá Thanh trong một cuộc họp với dân xác định rằng không chấp nhận những yêu cầu không thể đáp ứng. Ngay trong phiên họp ngày 5/11/2009 ông Thanh đã không giấu diếm sự răn đe của một lãnh chúa: “nếu hộ dân nào không đồng ý với việc kiểm định thì chính quyền sẽ tiến hành kiểm tra hành chính về nhà cửa đất đai.”
Ông Nguyễn Bá Thanh đã nổi lên như một nhà cai trị thép. Người dân Đà Nẵng nếu ai không bị mất đất, không bị công an tới tận nhà bắt phải ký tên giao đất như dân Cồn Dầu sẽ nhìn ông như một nhà cải cách mang lại cho Đà Nẵng nét đẹp đẽ hoành tráng. Ngược lại đối với người dân Cồn Dầu thì ông Thanh vĩnh viễn là một ác bá không hơn không kém.
Đối với Trung ương, nếu thỏa hiệp với ông Nguyễn Bá Thanh sẽ có hai cái lợi, thứ nhất ông Thanh không ngại tiêu diệt đối thủ chính trị như đã từng làm đối với tướng Trần Văn Thanh. Thứ hai ông Nguyễn Bá Thanh dù sao cũng là gương mặt ít lem luốc nhất nếu so với toàn bộ Ban Bí thư từ ông Dũng tới ông Sang, ông Trọng cho nên mang ông Bá Thanh vào ngồi ở cái ghế "lửa" này là phù hợp với tình hình hiện nay. Vừa gây niềm phấn khích giả tạo cho báo chí, người dân vừa tạo hình ảnh "nhiều chiều" của nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam trước dư luận trong và ngoài nước.
Nếu ai là người lo ngại ông Bá Thanh nhất có lẽ là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Qua bài phát biểu của ông Vịnh trên Tuổi Trẻ vừa qua, ai cũng thấy rõ vai trò và bộ mặt thật của ông này trong ván bài Trung Quốc. Ông Vịnh và một số rất lớn trong bộ máy thượng tầng đã âm thầm tán trợ chính sách đi đêm với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và không ai ngây thơ tin rằng hai Đảng bắt tay nhau giải quyết vấn đề này trên tinh thần Cộng sản.
Ông Nguyễn Bá Thanh có lẽ sẽ rất cô đơn trong Bộ chính trị nếu ông không thay đổi chính kiến của mình về vấn đề Trung Quốc.
Cách đây vài năm, một audio clip cho thấy chính ông Thanh là người ra lệnh cho gần 400 tàu cá của ngư dân ra khơi bao vây tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Vụ bao vây bất ngờ này làm cho Bộ chính trị mất ngủ và không một thông tin chính thức nào được công khai trên báo chí.
Sau biến cố này, ông Thanh được nhìn với đôi mắt khác: Sẵn sàng chống Trung Quốc kể cả bằng những phương tiện thô sơ nhất. Hình thức mà ông Thanh dùng chỉ có thể xem là phản ứng xốc nổi nhưng nếu xét cho kỹ thì chính nó làm cho Trung Quốc khó đối phó nhất. Không lẽ đem tàu chiến ra tiêu diệt hàng trăm tàu cá của thường dân khi họ không có tấc sắt trong tay và trong chính phạm vi chủ quyền của Việt Nam?
Nếu ông Nguyễn Bá Thanh vẫn giữ bản tính quyết đoán và không sợ hãi, khi ra Hà Nội ông sẽ gặp phản ứng mạnh nhưng âm thầm từ thế lực đang khuynh loát hệ thống chính trị Việt Nam, nói trắng ra là Trung Quốc và các nhóm lợi ích dựa vào Trung Quốc.
Các nhóm lợi ích này không những nằm trong khu vực kinh tế mà chính trị mới là chỗ quan trọng nó tìm chỗ dựa vào. Nguyễn Chí Vịnh là một điển hình cho nhóm này khi công khai bênh Trung Quốc, hạ bệ Mỹ và những người biểu tình chống Trung Quốc.
Ông Thanh có làm được gì hay không là một chuyện rất khó đoán. Dĩ nhiên thế lực ủng hộ ông trong Bộ Chính Trị đã có nước cờ để đi nhằm cân bằng quyền lực. Ít ra nước cờ này có thề giải thích vai trò ông Thanh là làm cho dân chúng tin rằng nếu ông Thanh ngồi vào ghế trưởng ban Nội chính thì cơ may chống tham nhũng sẽ tiến triển tốt hơn.
Cái cơ may ấy nếu tỉnh táo mà nói sẽ không có lý do gì để tồn tại.
Thứ nhất một người từng có tì vết tham nhũng sẽ không bao giờ chống được tham nhũng.
Thứ hai một người từng nổi tiếng ngang trái trong cách giải quyết oan sai tại Cồn Dầu không hy vọng gì có thể đặt quyền lợi người dân lên trên quyền lợi của Đảng vì số tiền các tập đoàn đóng góp vào ngân sách sẽ là liều thuốc giữ cho Đảng sống còn trong khi người dân kiệt sức vì cái chủ trương nguy hiểm ấy.
Thứ ba, ông Thanh có tiếp tục chống Trung Quốc như đã từng làm tại Đà Nẵng hay không tùy vào vây cánh mà ông đang có và sẽ tạo thêm trong những ngày sắp tới. Thế nhưng rất không may cho ông, hầu hết những người sẵn sàng ngồi chung thuyền với ông lại rất ưa sự hào phóng của Trung Quốc và không coi sinh mệnh đất nước là quan trọng hơn sinh mệnh của Đảng, của gia đình.
Ông Nguyễn Bá Thanh tại Đà Nẵng sẽ rất khác với Ông Nguyễn Bá Thanh tại Bộ chính trị. Ở Đà Nẵng ông là vua, ở Hà Nội ông chỉ là một viên tướng.
Ở Đà Nẵng ông có thể gõ đầu các giám đốc sở nhưng ở Hà Nội không có ai để ông bị ông gõ đầu.
Ở Đà Nẵng ông muốn làm gì cũng được kể cả tầy chay ngân hàng, kêu gọi người dân chống không cho hoạt động, nhưng ở Hà Nội không ai cho phép ông mở một cuộc họp chỉ mặt vào Ngân hàng Nhà nước mà ra lệnh này lệnh nọ.
Ở Đà Nẵng ông quyết định quyền lợi cho chính ông và thuộc hạ. Ở Hà Nội người khác quyết định thay ông và có thể ông sẽ trở thành thuộc hạ, một thuộc hạ có máu mặt thế thôi.
Cuối cùng của entry này tôi chia sẻ niềm vui với tất cả các trang blog có cảm tình và hy vọng rất nhiều vào ông Nguyễn Bá Thanh. Tôi đồng cảm và thao thức cùng các bạn về một hy vọng mơ hồ của mọi người nhưng bấm bụng không nói ra những khiếm khuyết quan trọng của ông Thanh chỉ vì không muốn thanh kem ngắn ngủn của niềm hy vọng tan chảy quá nhanh trong bầu không khí chính trị hiện nay.
Nhưng ngồi mút hoài thanh kem ấy trong tâm cảm tự đánh lừa mình là một sự cay đắng. Phải không bạn bè của tôi?

-Biên độ đổi mới -Ông Vương Đình Huệ sẽ làm gì ở Ban Kinh tế Trung ương?

-- Người đứng sau ông Vương Đình Huệ (TP).-Ba thách thức với tân Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh
(GDVN) - “Không chỉ tôi mà nhiều người cũng rất kỳ vọng vào ông ấy – người đã lãnh đạo một địa phương phát triển mạnh gây được ấn tượng.
- Cái khó của Nguyễn Bá Thanh (VNN). –Ông Nguyễn Bá Thanh giống Triệu Tử Long trong Tam Quốc diễn nghĩa
TP – Chia sẻ với Tiền Phong trước việc Bộ Chính trị cử ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng Ban Nội chính T.Ư, ông Nguyễn Đình Hương cho rằng, dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh, công tác phòng chống tham nhũng của ta sẽ có những khởi sắc. Và ông Hương so sánh ông Thanh như Triệu Tử Long trong Tam Quốc diễn nghĩa.

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN BÁ THANH: MUỐN BÌNH YÊN THÌ PHẢI KIỂM SOÁT ĐƯỢC NHẬP CƯ -cadn.—Ban Nội chính T.Ư được tham gia ý kiến về nhân sự cấp cao

- Hai mặt trái quanh sự kiện Nguyễn Bá Thanh (Trương Duy Nhất). – Ông Nguyễn Bá Thanh: Đừng biến cái giản đơn thành phức tạp (TN). – Ba thách thức với tân Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh (GDVN).
- ‘Biên độ đổi mới’ của ông Vương Đình Huệ? (BBC). - 5 nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương và ông Vương Đình Huệ (NDHMoney). - Ban Kinh tế T.Ư sẽ giám sát các tập đoàn (DV). –Tướng Thước: Ban Nội chính, Kinh tế TƯ là “trọng địa” của Đảng(GDVN).

Ban Kinh tế Trung ương: Góp sức thẩm định các chính sách kinh tếBáo Giáo dục Việt Nam
- Bộ trưởng Vương Đình Huệ và sự mất ngủ… (LĐ). – Ban Kinh tế Trung ương: Góp sức thẩm định các chính sách kinh tế (PLTP).

-Nguyễn Bá Thanh 'ra Ba Đình': Gian hùng trị tham nhũng?

Bổ nhiệm tân trưởng ban nội chính TƯ: Dùng kẻ gian hùng để lật tên tham nhũng? 

Thu Hương, Duy Tân (Danlambao) - Khi nghe tin Nguyễn Bá Thanh ra Trung Ương, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận là sự ngỡ ngàng. Sau đấy là cảm giác xót thương cho cái nước Việt mình rõ ràng là đã hết nhân tài nên nhà cầm quyễn vẫn quanh đi quẩn lại chỉ dùng mấy gương mặt mốc đã cũ xì.
Gần đây nghe tin bà Hillary Clinton phải nhập viện khẩn cấp tự nhiên thấy lo cho sức khỏe của bà nhưng không hề lo cho đất nước của bà vì nếu Madame Clinton có mệnh hệ nào thì Tổng Thống Obama không chút khó khăn trong việc lựa chọn một tân bộ trưởng ngoại giao ở một quốc gia lắm nhân tài như Mỹ. Rồi tự nhiên thấy ganh tỵ với đất nước của chú Sam, một sự ganh tỵ có lẽ là khập khiễng.

Đất nước mình gần 90 triệu dân nhưng đi theo chủ nghĩa cộng sản xơ cứng bao năm nay nên có nhân tài cũng không thể nào ngoi lên nổi. Để rồi những lãnh đạo của gần 90 triệu dân Viêt mình vẫn là nhưng tên quan tham, gian hùng có cỡ.

Nhìn sang nước Nga và nhớ lại thời điểm cựu Tổng Thống Boris Elsin chọn ông Putin là một nhân vật rất mới làm người kế vị đã khiến cả nước Nga kỳ vọng nhưng thực tế cho thấy chính quyền cộng sản Nga mạt vận chỉ có thể chuyển đổi thành những tập đoàn maphia đỏ độc tài mà thôi chứ không hề có sự đột phá dân chủ nào cả. Cho nên bây giờ quan sát những chiêu thức đang được chính quyền Việt Nam đạo diễn quanh vụ phải bố trí một tay gian hùng như Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính Trị càng khiến ảo vọng về một xã hội dân chủ văn minh ngày càng xa vời.

Thực ra chúng tôi không định viết về nhân vật này vì có rất nhiều người hiểu rõ Nguyễn Bá Thanh hơn chúng tôi, nhất là những người ở Đà Nẵng. Có 2 người thường hay viết công khai về bí thư Đà Nẵng trên mạng là blogger Trương Duy Nhất và blogger Phước Béo. Tuy nhiên những bài viết của ông Nhất gần đây nếu tinh ý nhận định có thể thấy "thà độc tài còn hơn dân chủ ỡm ờ...", dường như có ý đồ toan tính thay vì là một chủ trang blog có tiếng. Còn blogger Phước béo nhận định cũng rất thâm thúy nhưng có cách diễn đạt cứ úp úp mở mở khiến người đọc khó nắm bắt được bản chất của sự việc. Cho nên chúng tôi đành phải mạn phép mà chấp bút.

Ông Phạm Minh Thông
Nhắc đến Nguyễn Bá Thanh chúng tôi muốn nhớ đến một người quen cũ của ông. Nhân vật này là ông Phạm Minh Thông nguyên giám đốc Công Ty Hợp Danh Xây Dựng và Kinh Doanh Nhà Quảng Nam Đà Nẵng, là bị can bị án tù giam trong vụ án cầu Sông Hàn xử năm 2004.

Ông Thông là dân Miền Nam tập kết ra Bắc, sau ngày thống nhất đất nước ông trở lại Đà Nẵng, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng làm cán bộ của Sở Xây Dựng. Ông này hiền lành, có trí thức. Khi mới về lại Đà Nẵng ông cùng gia đình ở trong khu nhà tập thể hóa giá của Sở Xây Dựng trên địa bàn phường An Hải Đông, quận 3 (Sơn Trà). Gia đình ông cũng như bao gia đình công nhân viên chức ngày xưa sống đạm bạc và lương thiện. Thuở hàn vi ông hay chạy trước Lambretta màu trắng -vừa chạy vừa sửa- là tài sản lớn nhất của gia đinh lúc đó. Vợ ông cũng người hiền lương nói năng nhỏ nhẹ, 3 con trai cũng ngoan hiền học giỏi...

Khi Việt Nam đổi mới ông Thông bung ra làm ăn vì được lãnh đạo gợi ý theo kiểu phát triển kinh tế nhiều thành phần, ông làm chân trong chân ngoài rồi mở công ty hợp danh là sân sau cho các vị lãnh đạo của Sở Xây Dựng và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Trong những năm này ông làm ăn khấm khá và chuyển ra nhà mặt tiền trên đường Phan Chu Trinh bên quận 1 (Hải Châu). Năm 1997 khi Đà Nẵng tách tỉnh, trở thành đô thị trực thuộc Trung Ương cơ hội của ông cón nhiều hơn vì Đà Nẵng lúc đó là một đại công trường và chủ tịch thành phố Nguyễn Bá Thanh vừa là đồng chí vừa là cánh hẩu của ông.

Trong vụ án cầu Sông Hàn ông bị tuyên 40 tháng tù và là người duy nhất bị giam trong khi 4 đồng phạm thuộc cấp đều được hưởng án treo. Tội phạm kinh tế án treo cũng coi như được tha bổng nên việc ông bị án tù giam có lý do của nó: Ông đã không giữ luật im lặng mà khai 'lung tung' rằng đã hối lộ 4,4 tỷ cho Nguyễn Bá Thanh cho nên Tòa Án muốn sửa tính ba hoa của ông bằng món quà 3 cuốn lịch rưỡi cho ông vào tù mà chiêm nghiệm. Còn số tiền thất thoát nó chạy đi đằng nào thì Tòa "quăng cục lơ"...

So với Nguyễn Bá Thanh thì ông Phạm Minh Thông lớn hơn 20 tuổi thuộc hàng cha chú. Khi ông Thông đã là cán bộ của Sở Xây Dựng QNĐN thì Bá Thanh mới bắt đầu trưởng thành nhưng do được các chú lớn châm chước nên người thanh niên này lên ào ào và rẹt rẹt 30 giây. Năm 1996 khi Trung Ương chủ trương tách tỉnh thì Nguyễn Bá Thanh được chấm ghế chủ tịch thành phố Đà Nẵng.

Cầu sông Hàn (Đà Nẵng). Ảnh: Lê Hữu Thọ

Cầu Sông Hàn có tổng kinh phí là 105 tỷ thời giá 1999-2000, nhân dân thành phố đóng góp 27 tỷ phần còn lại được lấy từ ngân sách nhà nước. Phạm Minh Thông khai chi cho chủ tịch 4,4 tỷ chỉ là một phần sự thật. Dân xây dựng cơ bản khu vực miền Trung ai cũng biết Nguyễn Bá Thanh ăn dầy, giá thông thường là 10% trên tổng vốn đầu tư. Đại công trường Đà Nẵng với không biết bao nhiêu dự án là bấy nhiêu suối tiền chảy vào túi Bá Thanh. Nhưng chỉ riêng con số được ông Thông khai ra 4,4 tỷ cũng đã là ấn tượng rồi, quy ra vàng là cả 1000 lượng mới thấy số tiền lớn biết bao nhiêu.

Qua những món lại quả của các chủ thầu mới thấy cái sướng của các ông quan dân, tiền các ông bỏ túi còn cân đối hóa đơn chứng từ doanh nghiệp muốn làm gì kệ xác doanh nghiệp. Chuyện lấy thầu xong đã phải chung chi rồi mà lại muốn có lời tất nhiên ông Thông và đồng bọn phải rút ruột công trình chứ không thể nào khác. Đồng bọn của ông và những người liên quan đông như quân Nguyên chứ không phải loe que có 4 mạng nhưng vì phía trên ông Thanh còn có các vị trưởng thượng nằm trong Bộ Chính Trị nữa nên người ta không thể khui ra và kết cục là ông Thông phải bị diệt. Kết cục của ông Thông tuy hẩm hiu nhưng dễ dàng đoán được, ông chung hàng với những kẻ xấu ăn tiền của dân thì tất nhiên ông phải nhận quả báo thôi. Về phần ông Thanh hẳn nhiên số tiền quá lớn như vậy ông cũng không thể nuốt trôi một mình mà phải nhớ đến các chú các bác.

Nhắc lại chuyện người quen cũ của Nguyễn Bá Thanh chúng ta mới thấy cái tàn bạo của người cộng sản Nguyễn Bá Thanh, ăn tiền cũng là ông mà bỏ tù người ta cũng là ông luôn. Mà những người bị bỏ tù cũng là những đồng chí cùng hội cùng thuyền của ông chứ chẳng phải ai xa lạ. Cách đây mười mấy năm, Nguyễn Bá Thanh đã tàn bạo như vậy rồi cho nên gần đây ông xuống tay hạ độc thủ thiếu tướng công an Trần Văn Thanh có thể nói ông đã là một con yêu thành tinh. Bởi vậy nhiều lần ông tham vọng vận động để ra Trung Ương đều bị các vị bô lão cạch mặt từ chối vì thấy thằng phản phúc xảo quyệt khó có thể tin được.

Bây giờ mấy vị kia đã tuổi cao sức yếu mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã bí đường binh với Nguyên Tấn Dũng nên cực chẳng đã mới phải chơi con bài Nguyễn Bá Thanh. Ván bài năm ăn năm thua này được xòe ra trong bối cảnh chế độ đang trên đường lật nhào nên vị bí thư Đà Nẵng mới có cơ hội được ra Ba Đình và tạo bước đệm nhảy lên chức ủy viên Bộ Chính Trị. Một kẻ tham nhũng và gian ác như vậy mà vẫn được nhiều người dân Việt Nam mến mộ coi là một làn gió mới thì thật là nực cười trong tai họa.

Nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Bá Thanh ăn được nhưng làm được nên vẫn nhất định ủng hộ thì quả là Việt Nam mình với con rồng cháu tiên đã đến hồi mạt vận rồi. Ở đâu ra cái nguyên lý làm được thì tham nhũng được vậy không biết nữa? Nó cũng giống như chuyện một đàn dê sắp bị hổ ăn thịt nên đành cam chịu và an ủi nên chọn con hổ ít dữ hơn vậy. Cũng phải khen cho Nguyễn Bá Thanh có tài mị dân, từ kẻ tham nhũng gian hùng thượng thặng mà sử dụng đồng tiền ăn cướp tuyên truyền bài bản để cả nước bây giờ hân hoan bái phục như một người cha khai sinh ra "thành phố đáng sống nhất Việt Nam". Kết cục thế nào người dân Việt Nam cũng sẽ chóng biết!

Đà Nẵng vào thời điểm được tách riêng vẫn còn ít dân bên cạnh địa hình đa dạng có đủ sông, núi, biển... nên rất dễ quy hoạch để trở thành một thành phố đẹp. Khu vực được chỉnh trang quy hoạch chủ yếu nằm trên mấy quân nội thành diện tích nhỏ, phần lớn diện tích đất của thành phố nằm ở huyện ngoại thành Hòa Vang. Chưa kể trước 1975 thành phố này cũng được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trực tiếp quản lý và đã được lực lượng quân sự Mỹ thiết lập cơ sở hạ tầng cơ bản nên đã định hình một cảnh quan tổng thể. Những gì thiên hạ đánh giá Nguyễn Bá Thanh đã làm được cho Đà Nẵng thật ra chỉ là bề nổi và hoàn toàn chưa xứng tầm với thành phố này. Đà Nãng có thật sự được gọi là đẹp? Thành phố đẹp có phải là một thành phố đáng sống không? Thành phố đáng sống phải là một thành phố như thế nào? Hẳn nhiên so với nhiều thành phố khác của Việt Nam thì Đà Nẵng có thể gọi là đẹp nhưng để đáng sống thì cần nhiều yếu tố khác nữa.
Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Thành quả của Nguyễn Bá Thanh tựu chung lại chỉ là giải tỏa, quy hoạch xây dựng Đà Nẵng với nhà cao đường thoáng mà thôi còn các tiêu chí như "đào tạo tài năng trẻ, biến Đà Nẵng thành trung tâm của cả miền Trung..." mà báo chí tung hô chẳng cái nào ra hồn cả.

Nếu bán tài nguyên đất lấy tiền để phân lô bán nền tạo cớ cho dân đầu cơ đổ xô vào Đà Nẵng kiếm lời trong cơn sốt bong bóng bất động sản thật sự không có gì khó cả. Chưa kể việc được Trung ương giao ngân sách và trao quyền tự tung tự tác vô biên còn là cơ hôi để vị quan đầu thành phố tha hồ vinh thân phì gia.

Những khu quy hoạch chính của Đà Nẵng trước đây đều rất ít dân ở nên việc giải tỏa không quá khó khăn. Trục đường chính như đường Đông Tây - Nguyễn Văn Linh từ sân bay vào thành phố nguyên là những ao rau muống. Đường ven biển Liên Chiểu - Thuận Phước là những bãi cát hoang sơ. Đường Sơn Trà - Điện Ngọc cũng tương tự như vậy và từ bãi biển Mỹ Khê trở đi về phía Nam là đất thuộc Bộ Quốc Phòng chưa có ai khai thác rộng mênh mông bát ngát. Chỉ lấn cấn chút xíu khúc Tu viện Sao Biển thuộc phường Bắc Mỹ An là của bên công giáo còn lại là sân bay Nước Mặn cũng rộng bao la chi địa. Khu Công Nghiệp Hòa Khánh cũng toàn là những trảng cát và nghĩa địa...

Mở đường đa phần thuận lợi như vậy mà khi gặp nhà của dân, chính quyền chỉ đền bù theo giá rẻ mạt mấy chục ngàn một mét như phủ dụ "nhà nước và nhân dân cùng làm". Khi phân lô bán lại giá toàn cả triệu mỗi mét mà mỗi hộ chỉ được mua lại một nền. Hộ nào đất rộng thì tiền được đền bù phần xây lại nhà mới, phần mua sắm tiêu pha coi như bay hết, chẳng còn miếng đất hương hỏa của ông bà. Ai nhanh nhảu thì lao vào cơn sốt đầu cơ cũng có đồng ra đồng vào, cả thành phố làm bất động sản. Hộ nào ít đất thì nhà nước cho mua chịu quy theo giá vàng, nhiều hộ bây giờ vẫn không trả nổi. Chính quyền thu có hộ mất cả ngàn mét mà chỉ được mua lại một nền 100 mét, số còn lại nhà nước bán ra thị trường làm ngân sách của thành phố để tiếp tục đổ vào đại công trường và vào túi quan tham. Dân Đà Nẵng vốn hiền lại được nhà nước dụ khị nên coi như góp phần xây dựng quê hương. Thêm nữa những xóm biển Đà Nẵng như Xuân Hà, Thuận Phước, Bạch Đằng đông bây giờ rất nhiều nhà có tiền Việt Kiều gửi về nên cũng cố công xây được căn nhà theo đúng quy chuẩn của thành phố. Cả một thành phố rùng rùng chuyển động, nháo nhào xây cất, nháo nhào đầu cơ. Dân tứ xứ nghe đồn thổi cũng đổ đến kiếm ăn mới ra diện mạo Đà Nẵng bây giờ và đấy là những gì bàn dân thiên hạ dễ thấy khi đến Đà Nẵng.

Nếu bạn leo lên đỉnh Sơn Trà mà cầm ống nhòm nhìn xuống và chiêm nghiệm một bức tranh tổng thể bạn sẽ thấy Đà Nẵng có vẻ là một thành phố đẹp trong số những tỉnh thành của Việt Nam nhưng bị bê tông hóa quá nhiều mà thiếu màu xanh. Không gian công cộng cũng rất ít nếu không nói là không có. Các khu dân cư chẳng có mấy vườn hoa, công viên hoặc khu vui chơi. Sân vận động cũng biến đâu mất hết. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng bạn sẽ thấy rất nhiều khu quy hoạch bị bỏ hoang. Xen lẫn trong đám hoang tàn đó là những khu dân cư được hình thành như những đám da beo loang lổ. Khu Vũng Thùng của phường Thọ Quang còn rất nhiều nền để trống, khu An Đồn cũng vậy. Khu Hòa Cường, Đò Xu bên mé tượng đài 2 tháng 9, ngoài những con đường chính ra có vẻ sầm uất với những quán nhậu, karaoke thì bên trong những khu dân cư cũng quá trời đất trùm mền. Cả khu có tượng Phật phường Hòa Minh cũng vậy. Chưa kể khu quy hoạch mới Hòa Liên trên đường đi Bà Nà cũng toàn đô thị trên giấy... Chưa hết còn khu lấp đất lấn vịnh Đà Nẵng ngay khách sạn Thanh Bình trên đường Nguyễn Tất Thành cũng sẽ là một thành phố bánh vẽ nữa ?

Nếu bạn chịu khó ghé thăm mấy khu hào nhoáng như Phạm Văn Đồng hoặc Đảo Xanh và cắc cớ hỏi thăm chủ nhà mấy căn biệt thự bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi không nghe họ nói giọng Đà Nẵng mà toàn giọng Bắc hoặc các vùng miền khác. Đà Nẵng bây giờ là của dân tứ xứ chứ dân chính gốc lấy tiền đâu xây nhà lầu, biệt thự. Thu nhập một tháng có mấy triệu biết bao giờ mới có nhà mấy tỷ. Còn dân Đà Nẵng ở khu này, xin thưa toàn là chánh văn phòng Ủy Ban Nhân Dân, Phó chủ tịch tỉnh, Giám Đốc sở... Nhân dân Đà Nẵng chính hiệu xin đừng mơ nhé ! 

Đấy là bức tranh xây dựng, phân lô bán nền. Còn kinh tế, văn hóa, xã hội... thì sao ?

Nếu nhìn tiếp các khu công nghiệp của Đà Nẵng chỉ có Hòa Khánh là thấy được. Còn như khu An Đồn, Thọ Quang, Hòa Cầm... diện tích chẳng đáng bao nhiêu.

Nông nghiệp thì các quận của Đà Nẵng đã bị phân lô bán nền hết quỹ đất duy chỉ còn huyện Hòa Vang là còn nhưng nông dân lâu nay canh tác lúa cũng chỉ đủ ăn.

Ngư nghiệp thì gần như phá sản. Đà Nẵng là xứ biển mà nay muốn ăn cá toàn do tàu của Quảng Ngãi cập bờ. Các ngư phủ ngày xưa bây giờ đã già trong khi con em không ai muốn theo nghề của cha anh. Phần vì không có vốn đóng tàu lớn ra khơi bên cạnh giá dầu càng ngày càng mắc trong khi tôm cá gần bờ cũng ít hơn xưa. Trong thành phố chẳng có mấy việc làm mà nghề biển lại vất vả, để dành tiền cá độ bóng đá và mua lô đề dễ có tiền hơn ?

Nguyễn Bá Thanh chủ trương chuyển hướng kinh tế du lịch và dịch vụ là chủ yếu nhưng chỉ là hô khẩu hiệu cho sướng miệng. Du lịch thì chẳng đầu tư gì mấy ngoài vài ngôi chùa với tượng Phật to tổ bố. Thành kính tại tâm, thờ Phật đâu cứ phải có tượng to mà hay. Có khu du lịch Bà Nà thì giao cho đám Phạm Nhật Vượng rửa tiền. Chính quyền bênh dân đâu không thấy lại câu kết với maphia từ Ukraina chèn ép lấy đất của dân Hòa Ninh nhưng chỉ đền bù mỗi mét bằng một quả trứng gà. Nguyễn Bá Thanh là dân Hòa Vang mà ức hiếp đồng hương Hòa Vang thật tệ hết chỗ nói.

Về kinh tế dịch vụ thì công viên nước trên đường 2 tháng 9 lỗ chỏng gọng dẹp tiệm hồi nào không hay. Mấy công trình khách sạn ven biển Non Nước chạy dọc theo biển giáp tới Điện Dương, Điện Ngọc của Quảng Nam cứ để trùm mền chiếm đất. Khách sạn đâu không thấy chỉ thấy rừng phòng hộ ven biển bị chặt hết cho dân tình hứng mặt đón bão.

Còn Khu du lịch sinh thái Cồn Dầu bị Nguyễn Bá Thanh thẳng tay đàn áp khiến nhiều giáo dân phải trốn qua tị nạn tận Thái Lan. Tội của Nguyễn Bá Thanh vẫn còn, cái nợ đó sẽ có ngày đáo hạn. Khách du lịch ngoại quốc ghé đến Đà nẵng chỉ có mỗi chỗ để đi là Cổ Viện Chàm. Xe từ Huế vào là thẳng tiến Hội An luôn. Khách từ sân bay bước ra cũng vậy, 10 xe đón khách thì cả 10 xe chạy vào Quảng Nam châm chước lắm lâu lâu mới có một xe ghé ăn cơm trưa Đà Nẵng !

Về văn hóa, thể thao thì chỉ có đội bóng đá Đà Nẵng hơi xôm xôm chút xíu nhưng kinh phí nuôi đội cũng là tiền thuế của dân bị lãnh đạo thành phố vung tay chi vô tội vạ. Lê Huỳnh Đức là cầu thủ ăn lương mà được chính quyền thành phố đặc cách cấp cho nhà tiền tỷ đường Phan Chu Trinh. Trong khi thư viện thành phố nằm kế bên Hôi Đồng Nhân Dân và văn phòng của Nguyễn Bá Thanh chẳng có mấy cuốn sách. Cử một người vào đếm tay số đầu sách của thư viện này chắc khoảng 3 tiếng là hết.

Người cộng sản hay chê văn hóa của chế độ Việt Nam Cộng Hòa là đồi trụy nhưng trước 1975 ngoài thư viện chính trên đường Bạch Đằng, khu vực quận Nhì là Thanh Khê bây giờ cũng có thư viện trên đường Điện Biên Phủ. Bên kia sông là quận 3 cũng có một cái trên đường Ngô Quyền. Chưa kể ngay trung tâm thành phố trên đường Yên Bái còn có Phòng Thông Tin cho nhân dân vào đọc báo nữa. Còn sân vận động cũng mỗi nơi mỗi cái. Từ phường Nại Hiên cho đến An Hài rồi Hòa Cường, Xuân Hà... chỗ nào thanh thiếu niên cũng có chốn để vui chơi.

Bây giờ dân số Đà Nẵng đã đông lên rất nhiều nhưng tất cả mọi thứ như thế đều biến đi sạch sẽ như có ma làm. Như vậy chắc do ông Thanh nghĩ là người Đà Nẵng chỉ cần có lô đất xây nhà là đủ chứ không cần mở mang trí tuệ nữa. Bù lại Đà Nẵng bây giờ quán nhậu và nhà nghỉ mọc lên như nấm. Tham quan mấy khu dân cư mới như Vũng Thùng Nại Hiên thấy thanh niên thất nghiệp ngồi binh sập xám suốt ngày, người không binh thì ra ngồi cà phê. Ngồi đến chiều thì nhảy qua quán nhậu, tối nào cũng nâng lên hạ xuống dô dô 100% thành tệ nạ xã hội luôn. Thêm mấy kèo trên kèo dưới theo các giải bóng đá La Liga và Ngoại Hạng Anh với số đề số đóm... kể như tương lai của thanh niên Đà Nẵng là mờ mịt.

Dân mình đã hiền rồi mà trình độ hiểu biết chưa cao nên không ai dám lên tiếng. Có mấy bác lão thành cách mạng với hưu trí thì được Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo cho lính lác o bế lương hưu đầy đủ với quà Tết cuối năm khỏi ọ ẹ. Kẻ gian hùng còn biết cách mị dân bằng lối hành xử giống quan dân phụ mẫu ngày xưa. Dân đến chầu chực xin cứu xét cứ lấy bút phê vào đơn ngay tại chỗ bất kể quy trình, pháp lệnh hành chính của nhà nước ra sao. Giải quyết cho một vài dân oan ngay tại nhà thấy có vẻ ấn tượng nhưng thật ra không thể bằng đôn đốc cấp dưới chí công vô tư thừa hành theo đúng tinh thần thượng tôn luật pháp. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa chẳng mấy chốc danh tiếng Nguyễn Bá Thanh nổi như cồn trong khi tính toán cho ngay, đất đai cấp cho dân oan chẳng phải là tài sản riêng của ông. Mấy đồng hỗ trợ cho dân xe thồ và xe ôm mỗi dịp tết cũng chỉ là mấy xu lẻ so với số tiền mà bè lũ của ông đã ăn cướp được.

Đà Nẵng nói có kinh tế du lịch và dịch vụ mà bây giờ kinh tế đình đốn ăn còn không đủ thì làm sao du khách ghé đến Đà Nẵng tham quan. Nhà hàng kháchh sạn không có khách lấy đâu nguồn thu, cả thành phố không công ăn việc làm sẽ đói đồng đều rồi đây.

Kẻ độc đoán chuyên quyền còn tự cho mình là vua một cõi dám mạnh tay vi phạm nhân quyền dẹp những người ăn xin, bán hàng rong trong khi chưa tạo sinh kế cho họ. Rồi dám ra chỉ thị vi hiến cấm quyền tự do cư trú của công dân trong nội thành Đà Nẵng. Rồi cho dân ăn bánh vẽ "bầu cử tự do cho chức danh chủ tịch thành phố" nữa... Thành phố nhỏ như Đà Nẵng mà ông Thanh chỉ làm được có thế mong gì xoay chuyển được cả một quốc gia. 

Và bây giờ kẻ ấy là Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương đang nghấp nghé chức ủy viên Bộ Chính Trị, trở thành 1 trong 14 ông vua tập thể. Ông Trương Vĩnh Trọng hẳn phải cười cay đắng khi hay tin, vì khi ông giữ chức này mấy năm trước ông đã cố gắng tỏ ra thanh liêm và đã ghét cay ghét đắng kẻ gian hùng, xảo trá, tham nhũng Nguyễn Bá Thanh. Chính ông đã nhiều lần ngăn cản không cho Nguyên Bá Thanh ra Trung Ương. Vậy mà bây giờ khi ông đã về vườn thì chính cái tên gian hùng, xảo trá, tham nhũng ấy lại ngồi vào cái chức ông để lại để phụ tá cho Tổng Bí Thư làm trong sạch bộ máy của Đảng, bài trừ tham những...

Rõ ràng Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đến hồi cáo chung và đang sắp chết đến nơi mà vẫn đong đưa trên dây. Ông Tổng Trọng muốn dùng một kẻ vừa gian hùng vừa tham nhũng để trị một tên ít gian hùng, nhưng tham nhũng nhiều.

Chúng ta còn nhớ thời Đà Nẵng tách tỉnh thì Nguyến Bá Thanh đã nổi như cồn mà Nguyễn Xuân Phúc của Quảng Nam vấn chẳng mấy ai hay. Vậy mà Nguyễn Tấn Dũng đã chọn ông Phúc làm đàn em ruột chứ không phải Nguyễn Bá Thanh thâm độc lừng lẫy giang hồ. Mối hận của Bá Thanh còn nguyên đó với Nguyễn Tấn Dũng nên bây giờ thấy Đảng đang bế tắc kẻ gian hùng quyết định chớp thời cơ. Chỉ cám cảnh cho ông Trần Văn Minh phải từ bỏ chức Phó ban tổ chức Trung Ương để quay trở lại dọn dẹp cho Nguyễn Bá Thanh trong thời buổi suy thoái. Tài nguyên của Đà Nẵng đã bị khai thác hết rồi mà công ăn việc làm của dân bị tắc tị thì thu thuế sao được? Lấy đâu cho đủ ngân sách thành phố trong tương lai.

Bàn cờ chính trị Việt Nam còn đầy sự ly kỳ và sinh mệnh của dân tộc Việt Nam vẫn như chuông nặng treo mành chỉ. Với bản chất của một kẻ gian hùng chúng ta đừng mong một sớm một chiều họ sẽ phút chốc hóa thành thiên nga thánh thiện để đem tự do dân chủ cho nhân dân. Tất cả chỉ là sự đấu đá trong nội bộ của họ nhằm duy trì vị thế quyền lực cũng như tình trạng độc Đảng chuyên chế.

Tình hình trong những ngày sắp tới sẽ rất khó lường với sự câu kết của nhóm cộng sản miền Trung khu Năm khắc chế lên Trung Ương. Trong quá khứ từng có những nhóm cộng sản miền Trung với Võ Chí Công, Hồ Nghinh, Hoàng Minh Thắng... rất mạnh do kiên cường trong chiến tranh nên được sự ưu ái của Lê Duẩn, nhưng vì cục bộ địa phương nên chẳng làm được cơm cháo gì cho đất nước. Hôm nay có một nhóm cộng sản miền Trung trẻ khác đang gắn kết với nhau vì một mưu đồ nào đó. Bên cạnh Nguyễn Bá Thanh gian hùng là một Thân Đức Nam – kẻ buôn vua mới nổi. Có lẽ sự va chạm với Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn tới đảo chính không chừng vì Ba Dũng không dễ gì bị triệt hai êm thấm.

Chúng ta mong một sự biến động có lợi cho dân tộc nhưng cũng cảnh giác trước nguy cơ nồi da xáo thịt xâm phạm đến muôn dân.

Thông tin lề trái, ề dân hãy luôn tỉnh táo và đề cao cảnh giác ! 

Nguyễn Bá Thanh ‘ra Ba Đình’: Gian hùng trị tham nhũng? (DLB).


- Nguyễn Lê: Ông Nguyễn Bá Thanh: “Nhân dân biết hết” (Quê Choa).

NQL: Ông Nguyễn Bá Thanh nói: “Tôi chuẩn bị ra T.Ư nhận nhiệm vụ. Hôm qua vừa nhận quyết định xong làm việc với Tổng Bí thư một tiếng đồng hồ. Tôi cũng thấy nhiệm vụ quá nặng”. Trước khi ra Hà Nội, ông có bài phát biểu Hội nghị Tổng kết công tác năm 2012 của CATP Đà Nẵng (tại đây) trong đó có nhiều ý rất hay. Ví dụ  về CSGT ông đã nói: “CSGT làm việc vất vả, chịu nắng mưa gió rét thì TP đã hỗ trợ,còn sai phạm thì phải xử lý nghiêm, phát hiện anh nào mãi lộ là tước quân tịch, trả về địa phương ngay, không xem xét nâng lên đặt xuống gì hết.” …”Tôi còn giữ bản cam kết của các đồng chí CSGT, ra Hà Nội tôi cũng mang theo, tôi nghe có việc chi là tôi bay vô lại”
Mong rằng ra Hà Nội ông Thanh vẫn giữ được lửa Nguyễn Bá Thanh  và cái tôi Nguyễn Bá Thanh cho dân nhờ.
Phát biểu dưới đây rút từ báo CAND Đà Nẵng ( Tại đây). Cho đăng được thế này cũng chứng tỏ bản lĩnh và sự tiến bộ một tờ báo. Cảm ơn báo CAND Đà Nẵng.
Mở đầu bài phát biểu, đồng chí Nguyễn Bá Thanh khẳng định: Trong quá trình phát triển của TP Đà Nẵng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP luôn ghi nhận cống hiến to lớn của lực lượng CATP. Năm 2012, đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn giữ vững được ANCT – TTATXH là nỗ lực rất lớn của CATP. Vừa qua, CATP được Chính phủ tặng Cờ thi đua cũng đã nói lên sự ghi nhận những nỗ lực to lớn đó.
Chỉ đạo một số vấn đề ANCT, nhất là xử lý vấn đề “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” xảy ra trong một bộ phận xã hội, trong đó có cả cán bộ, đảng viên, gia đình cách mạng…, đồng chí Nguyễn Bá Thanh nói: Không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tăng lên, người dân có nhiều cơ hội bày tỏ chính kiến của mình. Ngoại trừ những thế lực thù địch thực hiện âm mưu chống phá, bịa đặt, vu khống…, thì cần chú ý đến tiếng nói của các tầng lớp nhân dân. Đồng chí Nguyễn Bá Thanh ví: “Tôi đứng ở đây nhìn xuống dưới đó (hội trường – P.V) làm sao nhận ra hết các đồng chí được. Nhưng các đồng chí ở dưới đó nhìn thấy hết. Tôi ngoẹo bên trái, ngoẹo bên phải các đồng chí đều thấy hết. Nhân dân cũng vậy, họ biết hết, vấn đề là họ có nói ra hay không mà thôi. Ông sống ra sao, vợ con làm gì, trợ lý làm gì… nhân dân biết hết”. 
Đề cập đến các trang web có bình luận vấn đề của đất nước, đồng chí Nguyễn Bá Thanh lưu ý: “Cả nước có hàng nghìn, hàng chục nghìn, nhưng nổi lên khoảng vài chục. Nếu đọc kỹ, bên cạnh những sự đặt điều, mà đặt điều vô chừng, sao cũng được, thì cũng có cái lý của người ta. Bởi vậy, trước hết phải xem lại mình. Mình làm tốt thì ai nói được, còn làm không tốt thì bị phê phán ngay, không thể cấm người ta bình luận được”.
Riêng với CATP Đà Nẵng, đồng chí Nguyễn Bá Thanh ghi nhận: CATP Đà Nẵng nhìn chung được nhân dân tín nhiệm. Đảng ủy, Ban Giám đốc và toàn thể CATP, trong nhiều năm qua không để nhân dân phải phàn nàn, chê trách, đó là điều đáng mừng, nhưng không được lơi là, chủ quan. Làm việc thì có người thương, người ghét, đó là lẽ thường nhưng phải giữ cho bằng được hình ảnh trước nhân dân, có được sự tôn trọng của nhân dân.

- Ban Nội chính T.Ư có những nhiệm vụ gì? (DV).

Dân Việt - Ban Nội chính T.Ư có nhiệm vụ đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng (PCTN) cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định.

Đó là nhiệm vụ của Ban Nội chính T.Ư theo quyết định 159 do Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng Lê Hồng Anh ký, cùng với quyết định trước đó điều chuyển ông Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng về làm Trưởng Ban Nội chính T.Ư.
Cũng theo quyết định này, Ban Nội chính T.Ư được giao 6 nhóm nhiệm vụ lớn, trong đó có nhiệm vụ chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất các nội dung như: Những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN; một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN.
Đồng thời, Ban chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định…; phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN giao.
Ban này cũng được giao nhiệm vụ thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp, bao gồm cả việc bổ nhiệm kiểm sát viên cao cấp, thẩm phán TAND Tối cao.
Về bộ máy, Ban Nội chính T.Ư gồm có trưởng ban và các phó trưởng ban, được cơ cấu tổ chức với 9 vụ, đơn vị trực thuộc, trong đó có Vụ theo dõi, xử lý các vụ án; Vụ Pháp luật; Vụ Nghiên cứu tổng hợp; Vụ Cơ quan Nội chính; Vụ theo dõi công tác PCTN…, và Tạp chí Nội chính.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28.12.2012. 

Ban Nội chính T.Ư được tham gia ý kiến về nhân sự cấp caoThanh Niên
Tại sao tại thời điểm này người dân cả nước lại hay nhắc đến cái tên Nguyễn Bá Thanh như thế? Đơn giản là họ đã tìm thấy được một NGỌN LỬA HI VỌNG, tôi cũng hi vọng rằng ngọn lửa này luôn vững vàng giữa phong ba bão táp.. và mong mọi người hãy ...6 nhiệm vụ chờ ban nội chính của ông Nguyễn Bá ThanhZing News- Gi – nét Việt nam đây rồi anh Bá Thanh ơi ! (Lê Hiền Đức). “Thương hiệu” Nguyễn Bá Thanh (LĐ 4-1-12)

- Tờ Tiền Phong khen ông Nguyễn Bá Thanh (BBC). – Xã tắc và ‘lửa’ Nguyễn Bá Thanh? (BBC). – ‘Tôi tin rằng sẽ có chuyển biến’ (BBC). – Nguyễn Bá Thanh: Chân dung một lãnh đạo “khổ” nhất và “sướng” nhất (GDVN). – Minh Diện:NGUYỄN BÁ THANH HÃY GIỮ LẤY “CÁI TÔI” ẤN TƯỢNG (Bùi Văn Bồng). – Chia tay cụ Bá (Trương Duy Nhất). - Ông Bá Thanh đã làm tôi “tỉnh” (DV). - Nhiều kỳ vọng vào tân Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh (DV). - Ban Nội chính T.Ư tham gia ý kiến kỷ luật nhân sự cấp cao (TN). - Phải có thực quyền ” (PLTP).

– Cựu Phó Ban Tổ chức T.Ư Nguyễn Đình Hương: Ông Nguyễn Bá Thanh giống Triệu Tử Long trong Tam Quốc diễn nghĩa (TP). - Nguyễn Bá Thanh làm nóng diễn đàn báo chí (PLTP)..Đặc điểm vùng miền tạo nên sự quyết liệt Nguyễn Bá Thanh --Xã tắc và 'lửa' Nguyễn Bá Thanh? -- “Nguyễn Bá Thanh sẽ tạo được dấu ấn ở ghế mới” (KT). - Ông Nguyễn Bá Thanh: Đừng “phỉnh” dân (Khampha). – Xứng đáng với niềm tin của Đảng, của dân (LĐ). – ÔNG NGUYỄN BÁ THANH: NHÀ CẢI CÁCH HAY KẺ ĐỘC TÀI (Phạm Viết Đào). – Trận cầu lớn nhất của ngôi sao Nguyễn Bá Thanh (Đào Tuấn).

KHÔNG CÂN BIẾT ÔNG THANH THAM NHŨNG (!) (Bùi Văn Bồng). - V. Quốc Uy – Đọc bài “Gian hùng trị tham nhũng”, thử bàn chút chơi! (Dân Luận). – Không thể cấm người ta bình luận được! (Trương Duy Nhất). - “Ông Thanh còn nợ chúng tôi bữa rượu” (DT). – Ảnh: Nguyễn Bá Thanh, hai hình ảnh trái ngược (FB Lê Tường Lân/ Trương Duy Nhất). - Giá mà chủ tịch VFF là ông Nguyễn Bá Thanh! (VnMedia).

 – Bình Luận: MONG ANH ” CHÂN CỨNG, ĐÁ MỀM”(Trần Kỳ Trung). – ‘Ông Nguyễn Bá Thanh giống Triệu Tử Long trong Tam Quốc’ (NĐT).

-Nguyễn Bá Thanh: Chân dung một lãnh đạo "khổ" nhất và "sướng" nhất-Bí thư Nguyễn Bá Thanh 'nói được là làm được'

Ông Nguyễn Bá Thanh cùng Ban Nội chính sẽ làm gì?
Thứ Sáu, 04/01/2013 15:35
Ban Nội chính có nhiệm vụ đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban Nội chính Trung ương
Những phát ngôn ấn tượng của ông Nguyễn Bá Thanh

-Ông Nguyễn Bá Thanh ‘ra Ba Đình’- Đào Tuấn: Bàn thắng lớn nhất của “ngôi sao” Nguyễn Bá Thanh (LĐ). - Một chút tình, lý ông Nguyễn Bá Thanh (VnEco). - Ban Nội chính T.Ư được tham gia ý kiến về nhân sự cấp cao (TN).
-Vì sao người dân 'khoái' ông Nguyễn Bá Thanh? (TP 3-1-13) -- Muốn 3D thổ huyết hay sao mà đăng bài này?  Nguy thật rồi 3D ơi: Bí thư Nguyễn Bá Thanh nói chuyện với lực lượng Công an (DT 3-1-13) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương (QĐND 3-1-13)
Ông Thanh sẽ làm gì ở Hà Nội? Sáu nhóm nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương (PLTP 4-1-13) -- Chú y: "Ban Nội chính Trung ương thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng".  Chuyện gì đã xảy ra cho 3D?

-Sáu nhóm nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương

- Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ giúp việc chống tham nhũng (PN Today). – Vẫn câu chuyện Nguyễn Bá Thanh (Nguyễn Vĩnh). - Hãy đợi đấy, hồi sau sẽ rõ! (Quê Choa). – Nguyễn Bá Thanh: Nói và làm hay Nhảy vào lửa (Đào Tuấn).- Sáu nhóm nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương (TP). – Ông Bí thư ‘nói được là làm được’ (VNE). – Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ giúp việc chống tham nhũng (PLTP/PN Today). – “Tôi đặt hy vọng vào đồng chí Nguyễn Bá Thanh”(GDVN).- Sau khi phong Đại tướng cho Bộ trưởng Trần Đại Quang,Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Ðảng ủy Công an Trung ương (ND). -Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công an (TTXVN). – Bí thư Nguyễn Bá Thanh nói chuyện với lực lượng Công an (DT). - Sáu nhóm nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương (PLTP). - Bút Lông – Nguyễn Bá Thanh, thủ lĩnh chống tham nhũng?(Dân Luận).. –XÃ TẮC VÀ ‘LỬA’ NGUYỄN BÁ THANH ? (Bùi Văn Bồng). - “Thương hiệu” Nguyễn Bá Thanh (LĐ). - “Chỉ có kẻ tham nhũng mới ngại ngùng người như ông Nguyễn Bá Thanh”(GDVN). - Dấu ấn Đà Nẵng – Thành phố 5 không (SGGP).

- Quyết định lập Ban Nội chính TW, Ban Kinh tế TW (TTXVN). - Ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư (TN).


Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban Nội chính trung ương (VnEx 2-1-13)- Ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội (Mạnh Quân). – Mong là ông Nguyễn Bá Thanh cũng không “Phan Diễn”! (Quê Choa). – Nhân vật đầu năm: Nguyễn Bá Thanh (Trương Duy Nhất).

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương (ĐCSVN/ TTXVN). -- Ông Bí thư ‘nói được là làm được’ (VNE). - Bộc trực như Nguyễn Bá Thanh (VNN). -

Vì sao người dân 'khoái' ông Nguyễn Bá Thanh?
Tiền Phong Online
TPO - Người dân “khoái” nghe ông Nguyễn Bá Thanh không chỉ bởi phong cách nói và làm cuốn hút, vừa hết sức cụ thể và thiết thực, thậm chí thẳng đến mức nhiều khi làm cấp dưới toát mồ hôi.
Nguyễn Bá Thanh sắp để lại Đà Nẵng sau lưngVTC
Ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính T.ƯThanh Niên
- VN tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế trung ương (RFA). – Ông Nguyễn Bá Thanh ‘ra Ba Đình’ (BBC). – Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban Nội chính TƯ (VNN). -Phân công 2 ông Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ giữ chức vụ mới (DV). - Các phát biểu ấn tượng của tân Trưởng ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh (GDVN). -Liệu ông Bá Thanh có bị đo ván như TBT và CTN? (VLB). - Blog Thóc: Nguyễn Bá Thanh sắp để lại Đà Nẵng sau lưng (VOV).

Ông Nguyễn Bá Thanh được thăng chức, ra Hà Nội?
-Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban Nội chính Trung ương

Bộ Chính trị đã quyết định phân công Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương, và Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định thành lập Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các ban này.
Cũng theo quyết định của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được phân công giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương và Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ được phân công giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Tân Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh sinh năm 1953, quê ở huyện Hòa Vang (Thành phố Đà Nẵng) là tiến sĩ quản lý kinh tế nông nghiệp. Trước khi được phân công giữ nhiệm vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương, ông Thanh là Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.
Tại diễn đàn Quốc hội, ông Thanh là một trong số không nhiều vị quan chức đầu tỉnh gây ấn tượng với những phát biểu thẳng thắn. Còn ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố ông cũng nổi tiếng với nhiều lần “truy” các giám đốc sở toát mồ hôi tại các phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Trẻ hơn ông Nguyễn Bá Thanh, tân Trưởng ban Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê ở Nghệ An, là giáo sư, tiến sĩ, Kinh tế. Là Tổng Kiểm toán Nhà nước từ tháng 7/2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông Huệ được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 13, tại kỳ họp thứ nhất, ông Huệ được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, là một trong số các thành viên Chính phủ trẻ tuổi và ít nhiều gây ấn tượng của nhiệm kỳ này.



- Người từ chối cả tỷ đô la … (Tầm nhìn)

(Tamnhin.net) - Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2010 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2011 của hội nhà báo Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh, người đứng đầu thành phố này cho biết, ông đã từ chối cả tỷ đô la hai dự án đầu tư vào Đà Nẵng vì hai dự án này có thể gây hại đến môi trường, đến chủ trương xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp.

Đó là dự án xây dựng nhà máy thép và nhà máy sản xuất bột giấy.

Ông nói về thành phố đang thực hiện chủ trương “ 5 không”:

Không vứt rác ra đường, không có người ăn xin, không có cảnh đánh nhau, cướp giật, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng (con nghiện, sẽ tập trung vào các trại cai nghiện ) …


Ông Nguyễn Bá Thanh

Quả thực, đến Đà Nẵng, ta thấy những điều ông Nguyễn Bá Thanh nói là đúng.

Trên tờ báo của thành phố ra đúng ngày hội nghị, tôi chú ý đến một bài báo của KTS Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ tịch hội kiến trúc sư Đà Nẵng nói về quyết tâm xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp này. Có một cụm từ hơi lạ, nhưng làm tôi thích thú, ông Tuấn viết:   Đà Nẵng đang làm tất cả vì một “Thành phố đáng sống”.

Phải chăng chúng ta đang ở trong nhiều thành phố “ Phải sống”, chứ chưa phải là những “Thành phố đáng sống”  ?!

Nhưng, trong  bài báo này tôi chưa muốn nói nhiều đến ông Nguyễn Bá Thanh, người nổi tiếng với những việc làm táo bạo, mới mẻ, có hiệu quả,  nhiều khi “ Chẳng giống ai” đã được báo chí và dư luận rất quan tâm.

Tôi chỉ muốn nói đến vấn đề đầu tư vào Việt Nam như thế nào?

Có lần, trò chuyện với bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên. Ông nói, bây giờ chúng ta phải chọn nhà đầu tư chứ không phải cứ để nhà đầu tư chọn chúng ta.

Chí lý !

Nhưng, không phải tận bây giờ, mà, để đất nước chúng ta phát triển bền vững, ngay từ khi chúng ta mở cửa, kêu gọi các nhà đầu tư  nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta phải kiên quyết chọn nhà đầu tư như  ông Nguyễn Bá Thanh đã làm.

Hẳn có người sẽ nói rằng, muốn phát triển mà không muốn trả giá là ảo tưởng!

Vấn đề là cái giá phải trả đó là giá nào? Thế hệ mai sau có chấp nhận được không?

Chúng ta có thể trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư vào Việt Nam, tạo mọi điều kiện cho họ
 về pháp lý, về xã hội, về an ninh, về mọi điều mà pháp luật cho phép. Nhưng chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những nhà dầu tư mang những thứ có thể gây hại lâu dài về môi trường, về an ninh cho đất nước.

Nên chăng,  thảm đỏ của chúng ta chỉ đón những “Bàn chân sạch”?

Ai cũng biết rằng, vấn đề môi trương đang là vấn đề sống còn của nhân loại.

Tàn phá môi trường là tàn hại chính chúng ta.

Nhưng, vì cái lợi trước mắt mà con người nhiều khi còn nhắm mắt làm ngơ.

Nhiều khi còn cảm thấy chuyện bảo vệ môi trường sống là chuyên ở đâu đâu, chưa liên quan trực tiếp đến mình, như chuyện cái làng Vũ Đại trong tác phẩm của Nam Cao:

Ai cũng nghĩ cái thằng Chí Phèo nó chởi cả làng chứ nó có chửi mình đâu !

Có một thực tế là, hiện nay nhiều nước văn minh, phát triển, có một số ngành họ không muốn, hoặc bị cấm đầu tư xây dựng trong nước, đó là những ngành có nguy hại đến môi trường như sản xuất hóa chất, giấy, sắt thép, xi măng, sửa chữa tầu biển kể cả việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.


Thành phố Đà Nẵng

Họ tìm cách thay thế bằng công nghệ sạch hoặc đưa ra nước ngoài để đầu tư.

Nếu không tính toán cẩn trọng, nếu đầu tư ồ ạt ở nước ta những lĩnh vực này thì hậu quả lâu dài về môi trường sống là khôn lường,  không gì bù đắp được.

Có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh là người có tầm nhìn xa, thức thời, mẫn thế, quyết không vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua cái hại lâu dài cho đất nước.

Ông đã làm được một việc đúng đắn và quả cảm: Từ chối cả tỷ đô la vì môi trường sống của người dân, vì một thành phố xanh, sạch, đẹp!

Nguyễn Bá Thanh  sinh 8 tháng 4 năm 1953 quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13 tháng 2 năm 1980.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam.
Với học vị tiến sĩ, ông nổi tiếng với tuyên bố “sẽ biến đổi Đà Nẵng thành một Singapore mới”
Ông từng là Chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn, Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, sau đó là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá IX, XI và XII.

                                                          Hà Xuân-Nguyễn Bá Thanh, nhà cải cách hay độc tài? 

Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh được cho là một nhà lãnh đạo thuộc thế hệ mới, nhưng còn nhiều ẩn số.
Bí thư Thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh đang là đề tài của một cuộc bàn luận mới được AFP xới lên hôm 17 tháng Tư, trong một bài viết đặt câu hỏi liệu vị lãnh đạo năm nay 52 tuổi này có thực sự là một nhà cải cách hay chỉ là một biểu hiện độc tài mới.

Ông Thanh, theo bài báo của hãng tin Pháp, lâu nay được gọi là một 'nhà độc tài' và bị nhiều đồn đoán cáo buộc về những hành vi tham nhũng chưa được kiểm chứng.
"Thế nhưng nhiều người đồng ý rằng ông Thanh có những tài năng hiếm có ở một đắt nước nghẹt thở vì nạn quan liêu," AFP bình luận.
"Ông ấy làm cho mọi thứ thực hiện được."
Hãng này trích lời của một doanh nhân cao cấp, ông Peter Ryder, tổng giám đốc điều hành của Indochina Capital, nhà đầu tư quan trọng vào cơ sở hạ tầng ở Đà Nẵng nói:
"Tôi nghĩ thành phố là một mô hình," quan chức hàng đầu của chủ thể đầu tư đã bỏ ra chừng 300 triệu Mỹ kim để đổ vào các cơ sở địa ốc ven biển và các khu cao ốc trung tâm đô thị ở thành phố cảng biển miền Trung này nhận định.
Năm 2010, Đà Nẵng được xếp loại thành phố thông thoáng và thuận lợi cho kinh doanh hàng đầu của Việt Nam, trong số 63 tỉnh thành còn lại, AFP trích thuật kết quả khảo sát 7.300 doanh nghiệp tư nhân của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) nói về nơi mà ông Thanh được cho là có "dấu ấn lớn."
Ông ấy được biết tới như ông Vua của Đà Nẵng. Ông ta cũng hơi vĩ cuồng, khi nói rằng sẽ biến đổi Đà Nẵng thành một Singapore mới. Và khi người ta biết rõ về hai thành phố, thì rõ ràng là còn lâu mới làm được chuyện đó
Một nhà quan sát lâu năm về VN
'Vua Đà Nẵng'
Nếu đây là một chỉ báo khách quan thì rõ ràng vị trí số một về môi trường kinh doanh này của Đà Nẵng có thể làm cho TP Hồ Chí Minh, xếp thứ 23 và Hà Nội, thủ đô của cả nước, xếp thứ 43, phải suy nghĩ.
Thế nhưng, ông Thanh được cho là có những vị thế quyền lực mà nguồn gốc của chúng rất khó kiểm chứng.
Vẫn AFP dẫn bình luận của Tiến sỹ Benoit de Tregloge, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Đương Đại, một tổ chức nghiên cứu đóng trụ sở tại Bangkok, cho rằng "ông Thanh tận dụng được lợi thế từ các quan hệ khăng khít với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và với giới quân sự, là những người mà đất đai của họ được thủ đắc để phát triển."
"Ông ấy được biết tới như ông Vua của Đà Nẵng," hãng tin của Pháp trích lời một quan sát viên lâu nay về tình hình trong nước của Việt Nam, nhận xét.
"Ông ta cũng hơi vĩ cuồng, khi nói rằng sẽ biến đổi Đà Nẵng thành một Singapore mới.
"Và khi người ta biết rõ về hai thành phố, thì rõ ràng là còn lâu mới làm được chuyện đó," nhà quan sát này nói với AFP.
Vụ án
Đà Nẵng đã liên tục giữ vài trò và trở thành một cực kinh tế hàng thứ ba của Việt Nam. Thành phố này đang không ngừng cạnh tranh với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Một trong các sự kiện được cho là đã thu hút sự chú ý của dư luận với những cáo buộc về những nguồn gốc "mờ ám" trong quá trình duy trì quyền lực của ông Thanh, là vụ xét xử một cựu tướng lĩnh cao cấp trong ngành Công An, vốn từng làm việc dưới quyền ông Thanh, Thiếu tướng Trần Văn Thanh, nguyên Chánh thanh tra Bộ Công An, nguyên Giám đốc Công An TP Đà Nẵng.
Nghi án này liên quan tới một cáo buộc mà theo đó ông Nguyễn Bá Thanh đã "trả đũa đối thủ của mình" về việc ngay trước kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 12 hồi năm 2007, Hội đồng bầu cử Đà Nẵng đã buộc phải tổ chức xác minh tư cách ứng cử viên của ông Thanh do bị "tướng công an và các đồng phạm" phát tán truyền đơn và tài liệu "làm khó."
Trong lúc thực hư cuộc "tranh giành quyền lực nội bộ" ở Đà Nẵng này còn chờ làm rõ, một số cáo buộc còn đi xa hơn khi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh đã "có những tác động" tới bản án nặng của Tòa Sơ thẩm rồi sau đó là Phúc thẩm của Tòa án Tối cao, đặt tại Đà Nẵng.
Tòa án này khi đó đã kết tội Tướng Thanh, và "hai đồng phạm", phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” với các mức án được cho "nghiêm khắc."
Tin đồn
Khi ông Thanh lên nắm chức vụ lãnh đạo thành phố, vào thời điểm Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam vào năm 1997, người ta đã nghe thấy nhiều 'tin đồn' cho rằng ông Thanh là một nhà lãnh đạo đặc biệt.
Tương phản với hình ảnh một cán bộ lãnh đạo cộng sản cao cấp "truyền thống", ông Thanh được nhiều người thuộc giới doanh nhân nước ngoài mô tả là một "tính cách" và một "nhà độc tài nhân từ," hãng tin AFP nhận xét.
Đã từng có những "tin đồn theo lối huyền thoại" nói rằng "một tài xế tắc xi bình dân đã đuổi một vị khách không quen biết đi xe của ông này xuống xe, vì ông này dám nói xấu nhà lãnh đạo của nhân dân Đà Nẵng, tức ông Nguyễn Bá Thanh."
Người ta cũng kháo nhau rằng ông Thanh có những quan hệ nắm chặt "khu vực tài chính Đảng" hoặc các "tổ chức sân sau của giới tài phiệt trong Đảng" ở địa phương và ông cũng biết "khôn ngoan" tới mức không chịu "ra trung ương" làm việc để luôn được bền vững và "an toàn" trong lợi thế.
Tuy nhiên, dù các tin đồn hay huyền thoại tới đâu, thì có thể thấy Đà Nẵng, qua đánh giá của giới doanh nhân nước ngoài và USAID của Mỹ, đã và đang là một thành phố phát triển mạnh mẽ.
Ông Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên cố vấn chính phủ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cho AFP hay, trong các nhiệm kỳ của ông Thanh: "Đà Nẵng đã liên tục giữ vài trò và trở thành một cực kinh tế hàng thứ ba của Việt Nam."
"Thành phố này đang không ngừng cạnh tranh với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh," cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho hãng tin của Pháp biết.




Vietnam's controversial 'dictator' cuts red tape
This picture taken on February 16, 2011 shows a newly built road leading to a beach in central coastal city of Danang. He has been called a dictator and is dogged by rumours of corruption but everyone agrees that Nguyen Ba Thanh has rare talents in a country choked by bureaucracy : He gets things done. As Vietnam looks to retool its economy, foreign investors say the city which Thanh leads, Danang, could be an example for the rest of the country. -- PHOTO: AFP
DANANG (Vietnam) - HE HAS been called a dictator and is dogged by rumours of corruption but many agree that Nguyen Ba Thanh has rare talents in a country choked by bureaucracy: He gets things done.

As Vietnam looks to retool its economy, some foreign investors say the city of Danang, where Mr Thanh is the local Communist Party leader, could be an example for the rest of the country.
'I think it should be the model,' said Peter Ryder, chief executive officer of Indochina Capital, which invested about US$300 million (S$373 million) to develop beachfront properties and a downtown highrise in the city.
Mr Ryder said Mr Thanh, 58, has an 'enormous footprint' and deserves a lot of credit for Danang's popularity among investors, partly thanks to its dynamic political culture.
'He's a pioneer,' agreed Takafumi Matsumoto, secretary general of The Japan Business Association in Danang.
An index supported by the US Agency for International Development, based on a survey of 7,300 private Vietnamese businesses, placed Danang first among the country's 63 cities and provinces as a place to do business in 2010. -- AFP

Tổng số lượt xem trang