Tân Hoa xã ngày 3/4 vừa qua đưa tin tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã xác định Đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ, tu bổ và xây dựng trong năm nay.
Ngày 8/4, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nêu rõ: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa."
Bà Nguyễn Phương Nga nói: "Mọi hoạt động của nước ngoài tại hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.”./.
Ngày 8/4, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nêu rõ: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa."
Bà Nguyễn Phương Nga nói: "Mọi hoạt động của nước ngoài tại hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.”./.
(TTXVN/Vietnam+)
Thứ tư 06/04/2011 vừa qua, Tân Hoa Xã đã công bố 20 bức ảnh về chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên mà Trung Quốc sắp hạ thủy. Hành động này đã thu hút sự chú ý vì trái ngược hẳn với chủ trương giữ kín bí mật quân sự mà Bắc Kinh thường áp dụng. Giới quan sát xem đấy là một tín hiệu hù dọa gởi đến các nước láng giềng.
Giới báo chí ghi nhận rằng, đây là lần đầu tiên mà Bắc Kinh cho hãng thông tấn chính thức công bố hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên này, vốn được xem là trụ cột của chính sách hiện đại hóa quân đội và tham vọng hải quân của Trung Quốc. Sự kiện này cho thấy là chiếc tàu đang trên đường được hoàn tất và sắp hạ thủy nay mai.Phải nói rằng, đây không phải là chiếc tàu do chính Trung Quốc chế tạo, mà là một hàng không mẫu hạm cũ của Ukraina, mà nước này đã cho bán đấu giá vào năm 1992. Thông qua một công ty có trụ sở ở Hồng Kông, Trung Quốc đã bỏ khoảng 100 triệu đô la ra mua lại, đưa về sửa chữa và tân trang tại cảng Đại Liên từ năm 2002, để trang bị thêm, nào là động cơ mới, hệ thống radar, nào là tên lửa hải đối không...
Theo báo chí Đài Loan, tên cũ chiếc tàu này là Varyag sẽ được Trung Quốc đổi thành Thi Lang, lấy tên của một đô đốc Trung Hoa thời nhà Minh, sau đó đã đầu hàng nhà Thanh và giúp họ chinh phục Đài Loan vào năm 1681. Chiếc tàu dài 302 mét, rộng 70,5 mét, có khả năng chở theo 50 phi cơ các loại, chủ yếu là là phản lực cơ Su-33 và Mig-29 của Nga, cũng như máy bay trực thăng chống tàu ngầm hay trinh sát.
Theo các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế, chiếc tàu sân bay Varyag đóng vai trò hình mẫu giúp cho hải quân Trung Quốc tiếp thu công nghệ và học kỹ năng chế tạo hàng không mẫu hạm. Đây là bước cần thiết để Trung Quốc đóng thêm những chiếc tàu sân bay khác từ đầu đến cuối.
Theo thông tin từ nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo, chiếc tàu này có thể sẽ bắt đầu chuyến hải hành thử nghiệm đầu tiên vào ngày 23/04 tới đây, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc, hoặc là vào ngày 01/07, tức là lễ đánh dấu 90 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các nhà quan sát dự đoán rằng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc có thể sẽ được giao cho Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, nhằm bảo đảm an ninh cho tuyến đường nhập khẩu dầu hỏa của Trung Quốc, đồng thời tăng cường năng lực triển khai quân sự trong khu vực biển Đông.
Đấy chính là mối đe dọa trực tiếp đối với các nước đang tranh giành chủ quyền với Bắc Kinh, như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và một vài nước khác. Hoa Kỳ, cường quốc Thái Bình Dương, tất nhiên cũng phải quan ngại nhiều hơn.
Dẫu sao thì việc Tân Hoa Xã công bố các bức ảnh được giới phân tích coi là cao điểm của một chiến dịch tuyên truyền nhằm phô trương thanh thế. Ngay từ thứ hai 04/04 đầu tuần, một số diễn đàn quốc phòng trên mạng đã bắt đầu tiết lộ một vài tấm hình lẻ tẻ, tiếp theo đó là nhật báo Global Times, trong thực tế là của nhà nước Trung Quốc, nhưng không được coi là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản.