TPO - Nguyên tổng giám đốc Công ty ALC II một mực cho rằng không phạm tội tham ô tài sản mà chỉ có sai trong việc kí kết hợp đồng mua, cho thuê tàu lặn. Bị cáo Vũ Quốc Hảo bị dẫn giải ra xe sáng ngày 6/4. Ảnh Việt Văn. Ngày 6/4, Tòa Phúc thẩm TAND ...
Cựu sếp ngân hàng bị tuyên án tử kêu oan. Pháp Luật Hình SựXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
-Thủ đoạn biến con tàu 100 triệu đồng lên... 130 tỉ đồng
Vụ “đại án” xảy ra tại Cty Cho thuê tài chính II (gọi tắt là ALC II) trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam (Agribank) với số tiền tham ô của Nhà nước lên đến hàng trăm tỉ đồng đang giai đoạn xét xử tố tụng. Song bên cạnh đó, còn có một vụ án khác, đó là phi vụ nâng khống giá trị con tàu lặn của Nhật Bản, từ 100 triệu đồng lên thành 130 tỉ đồng nhằm chiếm đoạt số tiền “khủng” của Nhà nước, mà chính ông Vũ Quốc Hảo - nguyên Tổng Giám đốc ALC II - là chủ mưu.
Vụ án đã được TAND TPHCM tuyên bản án gồm 3 án tử hình, 4 án tù chung thân và 69 năm tù cho 11 bị cáo. Hiện vụ án đang chuẩn bị đưa ra xét xử phúc thẩm, vì 11 bị cáo đều... xin giảm nhẹ hình phạt (dự kiến phiên tòa phúc thẩm của TAND Tối cao sẽ diễn ra vào tháng 4.2015).
Con tàu lặn “đội” giá khủng
Trong suốt 11 ngày TAND TPHCM xét xử sơ thẩm vụ nâng khống con tàu lặn, khi nghe vị đại diện VKSND TPHCM luận hàng loạt hành vi phạm tội của Vũ Quốc Hảo - nguyên Tổng Giám đốc ALC II - cùng đồng phạm, nhiều tình tiết khiến những người dự khán “choáng váng”.
Ông Vũ Quốc Hảo đã cùng Phạm Minh Tuấn thành lập Cty Cổ phần Cát Long Hải để ký hợp đồng mua bán, thuê tài chính với Cty ALC II, tuy nhiên, đây là kiểu lập Cty sân sau nhằm thực hiện mục đích chiếm đoạt tiền của ALC II. Chính bản thân ông Tổng Giám đốc ALC II Vũ Quốc Hảo đi tìm đối tác và đã thỏa thuận với một đối tác ở Nhật Bản hợp tác đưa tàu lặn Tinro 2 (của đối tác Nhật) vào Cty Cát Long Hải khai thác sử dụng và tìm cách để mua bán chính con tàu này.
Từ sự chỉ đạo của Vũ Quốc Hảo, Phạm Minh Tuấn đã đưa tàu lặn Tinro 2 ra Hải Phòng khai thác, tuy nhiên, đây là con tàu “ma”, bởi nó được đưa vào Việt Nam một cách bất thường, chui lủi và thiếu tính pháp lý theo quy định. Khi con tàu lặn mang tên Tinro 2 vừa đến Hải Phòng đã bị Cục Hải quan TP.Hải Phòng phát hiện và bắt giữ vào ngày 8.6.2008.
Vậy mà sau đó, các bị cáo thực hiện các thủ tục giữa Cty ALC II và Cty Cát Long Hải bằng kiểu cứ chạy lòng vòng và đích cuối cùng- do chính Vũ Quốc Hảo chủ mưu - là giải ngân 130 tỉ đồng từ ALC II để “mua” con tàu gỉ sét trị giá 100 triệu đồng này.
Các chiêu thức Hảo bị vạch trần như sau: Ngày 20 và 23.12.2007, Vũ Quốc Hảo triệu tập cuộc họp gồm Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Phùng Văn Đồng và Nguyễn Văn Thọ (là các cán bộ ALC II) để bàn cách xử lý nợ xấu của Cty TNHH Tô Châu và Cty Cẩm Vân (2 Cty này do vợ chồng ông Tô Phước Vĩnh, Nguyễn Thị Cẩm Vân làm giám đốc). Nội dung cuộc họp mà Vũ Quốc Hảo đã chuẩn bị từ trước là bàn việc Cty ALC II ký các hợp đồng cho thuê tài chính với mục đích đối phó với cơ quan thanh tra và mua khu đất Trạm dừng chân Miền Tây ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang của Cty Tô Châu.
Tại cuộc họp này, Vũ Quốc Hảo cũng nói phương án Cty Cát Long Hải sẽ bán và thuê tài chính là con tàu lặn Tinro 2. Vũ Quốc Hảo hùng hồn cho rằng, con tàu này của Cty Cát Long Hải đang có giá trị là 130 tỉ đồng. Việc làm này nhằm lấy tiền trả nợ ngân hàng mà Cty Tô Châu và Cty Cẩm Vân đã thế chấp vay tiền, sau đó lấy giấy tờ và chuyển nhượng lại cho Cty Cát Long Hải, từ đó Cty Cát Long Hải sẽ tiếp tục sang tên chủ sở hữu rồi nộp vào Cty ALC II. Con đường vòng vo lấy cái này, gắn chỗ kia của Vũ Quốc Hảo đã được các cán bộ cấp dưới của Hảo… gật đầu.
Thực hiện chỉ đạo của Vũ Quốc Hảo, Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Phùng Văn Đồng và Nguyễn Văn Thọ tiến hành thẩm định con tàu lặn Tinro 2 đúng với trị giá mà vị Tổng Giám đốc ALC II đã phát biểu trong cuộc họp là 130 tỉ đồng, trong khi đó, các thuộc cấp này thừa biết con tàu chỉ là đống sắt gỉ, nó chỉ có giá trị thật 100 triệu đồng.
Việc cố ý làm trái để chiếm đoạt tiền của ALC II còn được thể hiện ở chỗ, con tàu lặn Tinro 2 đang nằm bất động trong thời kỳ sửa chữa tại TPHCM, song thực hiện chỉ đạo của Vũ Quốc Hảo, các thuộc cấp tại ALC II vẫn làm ngơ, hoàn tất các thủ tục hồ sơ tín dụng sai với qui định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank để ngày 26.12.2007, Vũ Quốc Hảo ký hợp đồng mua tài sản (số 21/2007/HĐMB) với Cty Cát Long Hải. Nội dung mua tàu Tinro 2, với giá 130 tỉ đồng. Đồng thời, Vũ Quốc Hảo tiếp tục ký hợp đồng cho thuê tài chính (số 219/ALCII-HĐ) cho Cty Cát Long Hải thuê lại tàu Tinro 2 với thời hạn thuê là 60 tháng. Và ngày 31.12.2007, Cty ALC II đã giải ngân thanh toán đủ số tiền 130 tỉ đồng cho Cty Cát Long Hải. Thế là phi vụ hoàn thành, Nhà nước mất trắng số tiền lớn bởi chính những kẻ lọc lừa.
3 án tử
Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm do TAND TPHCM xét xử hồi cuối năm 2014, vị đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa nêu quan điểm buộc tội, qua đó cáo buộc 11 bị cáo cùng phạm tội “tham ô tài sản”.
Tại tòa sơ thẩm đã xác định vai trò phạm tội của từng bị cáo trong vụ án. Vũ Quốc Hảo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Tổng Giám đốc ALC II bàn bạc với Phạm Minh Tuấn, Vũ Đức Hòa và Lê Thị Minh Huệ thuộc Cty Cát Long Hải - là Cty sân sau của Vũ Quốc Hảo - trong việc mua thanh lý thiết bị lặn Tinro 2 của Hải quan Hải Phòng với giá 100 triệu đồng, sau đó thông đồng với Hoàng Lộc - Tổng Giám đốc và Lê Phúc Đức - giám định viên Cty Giám định, thẩm định Việt Nam nâng giá tàu Tinro 2 lên đến 130 tỉ đồng và chỉ đạo cấp dưới là Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Đinh Nguyên Tý, Nguyễn Văn Thọ và Phùng Văn Đồng thực hiện. Vũ Đức Hòa, Lê Thị Minh Huệ, Hoàng Lộc và Lê Phúc Đức biết được mục đích “ma mãnh” của Vũ Quốc Hảo, Phạm Minh Tuấn trong việc nâng khống giá trị tài sản tàu Tinro 2 để rút tiền của ACL II, nhưng vẫn tạo dựng hồ sơ thẩm định, giám định nâng khống thiết bị tàu này lên để Cty Cát Long Hải và Vũ Quốc Hảo làm tài sản đảm bảo ký hợp đồng mua bán, cho thuê tài chính với Cty Cát Long Hải.
Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Nguyễn Văn Thọ và Phùng Văn Đồng khi thẩm định giá trị tài sản mua tàu Tinro 2 và cho Cty Cát Long Hải thuê, dù biết chênh lệch cực lớn giữa giá trị đầu vào, giá trị bán và giá trị thuê lại, dù không đảm bảo hồ sơ pháp lý nhưng vẫn hoàn tất thủ tục để Vũ Quốc Hảo ký duyệt giải ngân cho Cty Cát Long Hải số tiền 130 tỉ đồng. Đinh Nguyên Tý và Phùng Văn Đồng đã thực hiện theo chỉ đạo của Hảo trong việc cùng Vũ Đức Hòa đem tiền gửi ngân hàng của ALC II đi giải chấp các khoản nợ của Tô Phước Vĩnh rồi nhận lại các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao lại cho Vũ Đức Hòa tạo điều kiện cho Hảo chiếm đoạt gần 79 tỉ đồng sử dụng mua gần 90.000m2 đất tại xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho Cty Cát Long Hải và Vũ Quốc Hảo.
TAND TPHCM đã tuyên Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng Giám đốc ALC II) tử hình, Phạm Minh Tuấn (nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Cát Long Hải) tử hình, Hoàng Lộc (Tổng Giám đốc Cty CP Giám định, thẩm định Việt Nam) tử hình, Lê Phúc Đức (nguyên Trưởng Phòng giám định Cty CP Giám định Việt Nam) tù chung thân, Vũ Đức Hòa (nguyên Giám đốc Cty Cát Long Hải) tù chung thân, Lê Thị Minh Huệ (nguyên kế toán trưởng Cty Cát Long Hải) tù chung thân, Nguyễn Văn Tài (nguyên Phó Tổng Giám đốc ALC II) tù chung thân, các bị cáo còn lại lãnh tổng cộng 69 năm tù giam. 11 bị cáo đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, phiên tòa phúc thẩm của TAND Tối cao sẽ diễn ra vào tháng 4.2015 tới đây.
-Tử hình 2 bị cáo trong vụ án tham nhũng ở Công ty ALC IIĐài Tiếng Nói Việt Nam
Chiều 15/11, tại TP HCM, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tham nhũng tại Công ty Cho thuê Tài chính II (Công ty ALC II), thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam đã kết thúc. HĐXX nhận định, đây là vụ án tham nhũng lớn, gây hậu quả ...
Vụ tham nhũng tại ALCII: Tòa tuyên hai án tử hình
Tuyên tử hình hai người cầm đầu "đại án" tham nhũng tại ALCII
Đại án tham nhũng tại ALCII: Tử hình hai quan tham -
-Đề nghị 2 án tử hình trong vụ án tham nhũng ALC II
(NLĐO) - Đại diện VKSND TP HCM được ủy quyền giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị 2 mức án tử hình trong vụ án tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II.
Ngày 11-11, phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II (ALC II) đã tiếp tục diễn ra với phần tranh luận.
8 giờ, Đại diện VKSND TP HCM được ủy quyền giữ quyền công tố tại tòa bắt đầu luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Đại diện VKS TP HCM đề nghị mức án đối với các bị cáo
Theo đó, đề nghị Vũ Quốc Hảo (SN 1955, ngụ quận 7, TP HCM - nguyên tổng giám đốc ALC II) tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 15 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, 20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt chung của 3 tội là tử hình.
Bị cáo Vũ Quốc Hảo ...
Đặng Văn Hai (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH XD Quang Vinh) tử hình về tội “Tham ô tài sản”, tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, từ 14-15 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, từ 18-20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt chung của 4 tội là tử hình.
... và bị cáo Đặng Văn Hai bị VKSND TP HCM đề nghị mức án tử hình
VKSND TP HCM cũng đề nghị mức án từ 10-12 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với bị cáo Tôn Quang Việt.
Bị cáo Nguyễn Văn Tài bị đề nghị từ 18-20 năm tù, Phạm Xuân Nghị từ 16-18 năm tù, Nguyễn Văn Thọ từ 14-16 năm tù, Lê Thị Tám từ 12-14 năm tù, Hoàng Quốc Thịnh từ 10-12 năm tù, Phạm Minh Tuấn từ 8-10 năm tù, Lê Văn Phong từ 8-10 năm tù, Khương Minh Hiệp từ 6-8 năm tù cùng về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo tại tòa vào sáng ngày 11-11
Ngoài ra, VKSND TP HCM còn đề nghị buộc bị cáo Vũ Quốc Hảo bồi thường 83,850 tỉ đồng (trong đó bị cáo Lê Văn Phong trả lại cho bị cáo Hảo 75 tỉ đồng), Lê Văn Phong trả 2 tỉ đồng, Hoàng Ngọc Tuấn trả 125 tỉ đồng, Trần Văn Khanh trả 159,6 tỉ đồng cho Công ty ALC II.
Bên cạnh đó, buộc các bị cáo Vũ Quốc Hảo, Đặng Văn Hai, Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Tám, Hoàng Quốc Thịnh, Phạm Minh Tuấn, Lê Văn Phong, Khương Minh Hiệp liên đới bồi thường cho Công ty ALC II gần 387 tỉ đồng (trong đó, buộc các doanh nghiệp được giải ngân trong 10 hợp đồng khống phải trả lại số tiền được giải quyết nợ xấu).
Theo cáo trạng, Công ty ALC II chỉ có chức năng cho thuê tài chính, không được thực hiện nghĩa vụ cho vay. Tuy nhiên, bị cáo Hảo cùng một số lãnh đạo, cán bộ công ty đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính núp bóng cho vay, giải ngân 795,235 tỉ đồng. Tổng giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra là hơn 531,8 tỉ đồng.
Tham nhũng tại ALC II: Ép buộc cấp dưới làm sai
Tổng giám đốc ALC II “xơi” gần 80 tỉ đồng
Điều tra bổ sung vụ án tại ALC II
Vụ tiêu cực tại công ty cho thuê tài chính II: Gây thiệt hại hơn 523 tỉ đồng
- Xử “đại án” tham nhũng tại Cty Cho thuê Tài chính II: “Quan tham” nâng giá cần cẩu 2,5 lần thành 93 tỉ đồng (LĐ). - Khởi tố TGĐ và Phó TGĐ làm “tan chảy” 500 tỷ đồng tiền mua thép (Tầm nhìn).- Cần xét xử những “đại án tham nhũng” trước công chúng (RFA). - Đề nghị truy tố 8 cán bộ ngân hàng gây thiệt hại gần 200 tỉ đồng (TN). - Đề nghị truy tố nguyên lãnh đạo ngân hàng VDB (TT). - Tham nhũng tại ALC II: Ép buộc cấp dưới làm sai (NLĐ).Tổng giám đốc ALC II “xơi” gần 80 tỉ đồng
Điều tra bổ sung vụ án tại ALC II
Vụ tiêu cực tại công ty cho thuê tài chính II: Gây thiệt hại hơn 523 tỉ đồng
- Vấn nạn tham nhũng: Tại anh, tại ả…? (PT).
-Vụ tham nhũng tại ALCII: Rút tiền nhà nước sao quá dễ!
Ngày thứ 2 phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) bước vào phần thẩm vấn. Qua lời khai của các bị cáo cho thấy việc rút tiền Nhà nước trong vụ án này sao quá dễ dàng, chỉ cần cán bộ lãnh đạo biến chất "bật đèn xanh", chỉ trong một ngày, Nhà nước đã thiệt hại hơn 288 tỷ đồng.
Lãnh đạo biến chất "bật đèn xanh"
Mở đầu phần thẩm vấn, bị cáo Vũ Quốc Hảo - nguyên thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng cho thuê Công ty ACLII được mời lên thẩm vấn. Về cơ bản, vị cựu Tổng giám đốc thừa nhận những hành vi mà cáo trạng quy kết nhưng bị cáo cho rằng việc cáo trạng kết luận mình phạm tội tham ô tài sản là chưa chính xác.
Theo đó, bị cáo Hảo thừa nhận vào thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008, bị cáo đã nhiều lần vay và đưa cho Lê Văn Phong - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hàm Rồng tỉnh Đồng Nai tổng cộng 60 tỷ đồng để đầu tư vào dự án khu căn hộ Trường An, tỉnh Bình Dương và mua đất ở quận 7.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 7/11
|
Khi đến hạn trả nợ do không có tiền để trả nên bị cáo đã phải ký khoản nợ 75 tỷ đồng gồm cả tiền lãi. Đúng thời gian này, Đặng Văn Hai gặp gỡ, đặt vấn đề việc lập các hồ sơ khống để lấy tiền trả nợ xấu, Hảo đồng ý.
Sau khi công ty Quang Vinh của Đặng Văn Hai được giải ngân 120 tỷ đồng, Hảo đã lấy 75 tỷ trả nợ cho đối tác. Đây cũng là khoản tiền mà vị cựu Tổng giám đốc bị cáo buộc đã phạm vào tội tham ô tài sản.
Về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và cố ý làm trái, bị cáo Hảo thừa nhận hành vi cũng như tội danh mà cáo trạng quy kết.
Theo đó, bị cáo Hảo khai để che đậy tình trạng kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu, bị cáo cùng một số cán bộ lãnh đạo công ty đã bàn bạc, thống nhất với một số đối tác quen biết như Đặng Văn Hai, Lê Văn Phong, Phạm Minh Tuấn...ký 9 hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 373 tỷ đồng.
HĐXX cũng mời hai bị cáo Nguyễn Văn Tài - Phó tổng giám đốc và Phạm Xuân Nghị - nguyên Trưởng phòng cho thuê công ty ALCII lên để thẩm vấn. Các bị cáo đều thừa nhận hành vi mà cáo trạng truy tố.
Bị cáo Nghị khai, theo quy định đối với quá trình thẩm định cho vay, thuê, cần dựa trên ba tiêu chí là hồ sơ pháp lý doanh nghiệp; tính khả thi của dự án đầu tư; năng lực tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các hợp đồng trên, cán bộ và lãnh đạo ALCII đã không thẩm định, đánh giá theo quy định mà chỉ dựa trên những con số "tròn trĩnh, đẹp đẽ" mà doanh nghiệp đưa ra trên giấy.
Điều đáng nói là chỉ trong vòng gần 1 năm (từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2009) Vũ Quốc Hảo và các thuộc cấp đã ký tổng cộng tới 10 hợp đồng thuê tài chính và mua bán tài sản, giải ngân tổng cộng trên 795 tỷ đồng mà không hề "thương tiếc" đến tài sản Nhà nước.
Cáo trạng nêu, chỉ riêng ngày 09/1/2009, Vũ Quốc Hảo và các đồng phạm đã ký tới 4 hợp đồng gồm hợp đồng số 010/09, 011/09, 013/09, 014/09 và cho giải ngân gây thiệt hại của Nhà nước 288 tỷ đồng. Từ việc làm trên cho thấy sao việc rút hàng trăm tỷ đồng tiền Nhà nước của các bị cáo trong vụ án này quá dễ dàng.
Doanh nghiệp "đục nước béo cò"
Tại tòa, bị cáo Đặng Văn Hai - Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Xây dựng và thương mại Quang Vinh cũng được mời lên thẩm vấn. Bị cáo Hai thừa nhận đã đứng ra thành lập 7 công ty, thuê người làm đứng tên đại diện, đây cũng là những doanh nghiệp thuộc hàng "đối tác" của ALCII.
Bị cáo Vũ Quốc Hảo trước vành móng ngựa
|
Tuy nhiên, Hai cho rằng những công ty này hoạt động độc lập chứ không phải dạng công ty "con" của Quang Vinh như cáo trạng nêu. Hai thừa nhận đã đề xuất, bàn bạc với Vũ Quốc Hảo trong việc làm giả hồ sơ mua cẩu bánh xích với ALCII. Khi được Vũ Quốc Hảo "bật đèn xanh", Hai đã làm giả hồ sơ, ký hợp đồng mua bán khống và được giải ngân 120 tỷ đồng.
Cũng trong hợp đồng này, Hai đã chuyển cho Vũ Quốc Hảo 75 tỷ đồng để trả nợ. Ngoài khoản tiền trên, với hợp đồng này, Hai còn phải chi cho Hảo 950 triệu đồng tiền "phí" giải ngân.
Với những hợp đồng gian dối còn lại, Hai cho rằng mình có ký, trao đổi nhiều hợp đồng với ALCII nhưng đó là những hợp đồng có thực chứ “không phải khống” như cáo trạng truy tố. Cáo trạng xác định, Hai đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nhà nước tổng cộng 60,9 tỷ đồng.
Ngày mai (8/11), phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn.
M.Phượng
- “ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG: “SÂU BỰ” KO NHẬN TỘI “THAM Ô” (Tân Châu). - Bình luận nghị trường: Thanh thượng phương bảo kiếm và lưỡi gươm Damocles (LĐ).- Nhìn lại “đại án” tham nhũng gây thiệt hại trên 530 tỷ đồng (DT). - Xử “đại án” tham nhũng tại Cty CTTC II: Những “ông lớn” lãnh đạo Agribank có thoát tội? (LĐ).
--Xử “đại án” tham nhũng Cty cho thuê Tài chính II (LĐ). - Xét xử “đại án” tham nhũng tại Công ty ALCII (TT). - 7 quan tham và đồng bọn “ăn” hơn 530 tỷ đồng (GDVN).- Xét xử "đại án" tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II-
Hàng trăm tỉ đồng thiệt hại chỉ với một thủ đoạnTuổi Trẻ
TTO - Sáng 6-11, đại diện VKSND TP.HCM (được VKSND Tối cao ủy quyền công tố) công bố xong bản cáo trạng truy tố 11 bị cáo trong "đại án" tham nhũng xảy ra tại công ty ALCII. Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: Thuận Thắng ...
Xét xử vụ án tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II
Xử “đại án” tham nhũng Cty cho thuê Tài chính II
Ngày mai xử 1 trong 10 đại án tham nhũng của Việt Nam
- Tàu lặn 100 triệu ‘thổi’ lên 130 tỉ (TN).
Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) tại TPHCM - Ảnh: T.T.D.
Theo tin từ cơ quan tố tụng ngày 25-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra bổ sung vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 11 bị can về các tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, tháng 10-2012, Viện KSND tối cao đã có quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra nhiều nội dung còn chưa rõ trong vụ án này.
Các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc ALCII; Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Tổng giám đốc ALCII; Phạm Xuân Nghị, nguyên Trưởng phòng cho thuê, ALCII; Nguyễn Văn Thọ, nguyên Phó phòng cho thuê, ALCII; Lê Thị Tám, nguyên Phó phòng kế toán, ALCII; Hoàng Quốc Thịnh, nguyên cán bộ Phòng cho thuê, ALCII; Đặng Văn Hai, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Quang Vinh; Lê Văn Phong, Tổng giám đốc công ty cổ phần Hàm Rồng; Phạm Minh Tuấn, Giám đốc công ty TNHH Xuân Việt; Khương Minh Hiệp, giám đốc công ty Đại Phú Gia.
Quá trình điều tra bổ sung vụ án này, cơ quan điều tra đã xác định bị can Vũ Quốc Hảo là người chủ mưu, cầm đầu trong vụ án. Ngoài 2 tội danh đã đề nghị truy tố tại kết luận điều tra trước đây gồm tham ô tài sản, chiếm đoạt 79,9 tỉ đồng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, chiếm hưởng cá nhân số tiền gần 4 tỉ đồng, bị can này còn có hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại số tiền hơn 383 tỉ đồng.
Cụ thể, quá trình lãnh đạo, điều hành ALCII, bị can Hảo đã để phát sinh thua lỗ, nợ xấu lớn, để có tiền thanh toán nợ xấu, chuyển cho các doanh nghiệp thân thiết kinh doanh doanh và sử dụng cho cá nhân, bị can đã bàn bạc với các đồng phạm khác ký các Hợp đồng mua bán khống, Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu khống vi phạm quy định của nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính, đá gây thất thoát số tiền trên.
Bị can Đặng Văn Hai đã tham ô tài sản với vai trò đồng phạm giúp sức cho Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt 75 tỉ đồng còn lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, vai trò chủ mưu với Vũ Quốc Hảo chiếm hưởng cá nhân hơn 72 tỉ đồng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò chủ mưu chiếm đoạt gần 61 tỉ đồng. Ngoài ra, bị can này còn Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò giúp sức cho Hảo gây thiệt hại trên 374 tỉ đồng.
Các bị can Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Tám, Lê Văn Phong, Phạm Minh Tuấn, Hoàng Quốc Thịnh, Khương Minh Hiệp đều bị đề nghị truy tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò đồng phạm với bị can Vũ Quốc Hảo.
Tại bản kết luận điều tra trước đó, cơ quan điều tra xác định từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, bị can Vũ Quốc Hảo đã cùng các đồng phạm ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính khống, rút hơn 795 tỉ đồng của Nhà nước để sử dụng cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 524 tỉ đồng. Trong đó bị can Vũ Quốc Hảo chiếm hưởng cá nhân gần 84 tỉ đồng, Đặng Văn Hai chiếm hưởng hơn 127 tỉ đồng.
10 "đại án" tham nhũng
Trước đó, trong buổi làm việc giữa Đoàn kiểm tra giám sát của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, làm Trưởng đoàn với Ban cán sự Đảng Viện KSND Tối cao, Viện KSND Tối cao đã đề xuất 10 “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Cụ thể: vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines; Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT); Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT ở TP HCM; Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng NN-PTNT; Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay tại công ty cổ phấn chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; Vụ nhận hối lộ xảy ra ở ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông; Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Vụ bầu Kiên; Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng NN-PTNT; Vụ tham ô tài sản ở tập đoàn Vinashin.
Việc tổng hợp 10 vụ án tham nhũng, nghiêm trọng, phức tạp; án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng, nghiêm trọng phức tạp, theo yêu cầu của Ban Nội chính Trung ương là để rà soát, xem xét và kịp thời tổ chức các cuộc họp để có ý kiến chỉ đạo với các vụ án này, từ đó đẩy nhanh tiến độ và chất lượng giải quyết các vụ án tham nhũng.
Tổng giám đốc ALC II “xơi” gần 80 tỉ đồng
Điều tra bổ sung vụ án tại ALC II
Vụ ALC II lỗ 3.000 tỉ đồng: 30 tổ chức tài chính liên lụy
Bao giờ ALC II trả được nợ?
-Tổng giám đốc “xơi” gần 80 tỉ đồng,(NLĐO)- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, 11 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc Ngân hàng Agribank đã “rút ruột” 795 tỉ đồng, riêng mình ông Tổng giám đốc Vũ Quốc Hảo “xơi” 79,9 tỉ đồng.
-Nguồn tin ngày 5-4 cho biết Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Agribank). 11 bị can sẽ bị truy tố trước tòa, gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II (Công ty ALC II); Đặng Văn Hai, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH xây dựng Quang Vinh (Công ty Quang Vinh); Nguyễn Văn Tài, nguyên phó tổng Giám đốc Công ty ALC II; Phạm Xuân Nghị, nguyên trưởng Phòng Cho thuê Công ty ALC II; Nguyễn Văn Thọ, nguyên phó Phòng Kinh doanh Công ty ALC II; Tôn Quang Việt, nguyên phó Phòng Cho thuê Công ty ALC II; Lê Thị Tám, nguyên phó Phòng Kế toán Công ty ALC II; Hoàng Quốc Thịnh, nguyên cán bộ Phòng Cho thuê Công ty ALC II; Phạm Minh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ Xuân Việt; Lê Văn Phong, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hàm Rồng và Khương Minh Hiệp, Giám đốc Công ty cổ phần Đại Phú Gia.
Các bị can trong vụ án này bị truy tố về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Tham ô tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Theo cáo trạng, Công ty ALC II là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Agribank. Từ tháng 1-2006 đến tháng 10-2009, ông Hảo được giao là thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng cho thuê Công ty ALC II. Quá trình điều hành, ông Hảo đã chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính dưới hình thức ký hợp đồng giải ngân đầu tư tài sản cho thuê, vi phạm qui định của Nhà nước về cho thuê tài chính.
Trong 2 năm 2008 - 2009, với mục đích giảm tỉ lệ nợ xấu, có tiền chuyển cho các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn và sử dụng mục đích cá nhân, ông Hảo đã bàn bạc, thống nhất với Đặng Văn Hai, Lê Văn Phong, Phạm Minh Tuấn, Khương Minh Hiệp và một số cán bộ lãnh đạo, phòng nghiệp vụ Công ty ALC II, ký, thực hiện 10 hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán đầu tư tài sản, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn tài sản Nhà nước. Qua đó, đã giải ngân hơn 795 tỉ đồng cho các bị can trên.
Các hợp đồng thực chất là nghiệp vụ cho vay, trong khi Công ty ALC II không có chức năng cho vay. Hậu quả, Công ty Quang Vinh không sử dụng số tiền được giải ngân để thực hiện nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng đã ký.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, ông Hảo đã bàn bạc với Đặng Văn Hai lập hợp đồng khống rút 75 tỉ đồng để trả nợ cá nhân. Ngoài ra, ông Hảo còn lợi dụng việc thanh lý tài sản trong các hợp đồng thuê tài chính của Doanh nghiệp Tư nhân Anh Phương (tỉnh Đồng Nai) chiếm đoạt 4,9 tỉ đồng. Như vậy, ông Hảo đã tham ô gần 80 tỉ đồng.
Đối với Đặng Văn Hai, được sự "giúp đỡ" của ông Hảo và thuộc cấp đã thành lập 7 doanh nghiệp, công ty tư nhân, thuê người làm đại diện để ký các hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán khống với Công ty ALC II. Đặng Văn Hai còn gian dối làm giả tài liệu hồ sơ để ký hợp đồng bán tài sản cho Công ty ALC II lừa đảo, chiếm đoạt gần 60 tỉ đồng.
Quá trình điều tra còn xác định trách nhiệm của ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch HĐQT; ông Nguyễn Hữu Lương, trưởng Ban Kiểm soát Agribank; ông Võ Hồng, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty ALC II, với chức trách là người quản lý đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát các hoạt động của ALC II trong các năm 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009; dẫn tới không phát hiện, xử lý kịp thời sai phạm tại doanh nghiệp này, gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xác minh, thu thập tài liệu để xem xét, xử lý theo qui định của pháp luật.
Viện KSND Tối cao đã ủy quyền cho Viện KSND TPHCM thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tại TAND TP trong thời gian tới.
Điều tra bổ sung vụ án tại ALC II
Sai phạm tại ALCII: Thiệt hại trên 1.800 tỉ đồng
Vụ ALC II lỗ 3.000 tỉ đồng: 30 tổ chức tài chính liên lụy
- Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Kiến nghị xử lí hình sự đối với doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH (GDVN).
- Giảm thuế TNDN: Cung chưa gặp cầu (Sống mới).- Đại gia tụt dốc (TN).- Đại gia ngân hàng thâu tóm DN để trừ nợ (VEF).
- Thanh tra Quỹ bình ổn xăng dầu khi quỹ... đã hết(ĐV). - Xăng dầu: Sản xuất lãi nhưng kinh doanh lỗ (PLTP). - Quý I, doanh thu PVN đạt hơn 178 nghìn tỷ đồng (TP). - EVN nợ PVN hơn 9.000 tỷ đồng (DV). - Ông Phùng Đình Thực, chủ tịch tập đoàn Dầu khí Việt Nam: "Đã khoanh nợ trên 9000 tỉ đồng của EVN" (SGTT). - May mà... (DV).- Vinaconex và cục nợ Xi măng Cẩm Phả (VnEco).- Nền kinh tế vẫn rất “bất thường” (PLTP). - Tái cơ cấu chưa thực sự diễn ra (TN). - Tái cơ cấu nền kinh tế – Một năm nhìn lại: Cần triển khai quyết liệt, toàn diện và dài hạn hơn (SGGP). - Tái cơ cấu kinh tế đang “bao che” doanh nghiệp (DV). - Không cứu thì đã chết rồi, còn sống đâu để ngày mai hưởng (VOV).
- Nợ xấu đè nặng nền kinh tế (NLĐ). - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên: “Có nhiều thứ xấu hơn cả nợ xấu” (VnEco). - "Nợ xấu có thể tăng gấp đôi" (HQ). - Nợ xấu còn quá nhiều uẩn khúc (TTVN/CafeF).
- TS Trần Đình Thiên: "Không có cơ sở để đưa ra dự báo lạc quan về khôi phục tăng trưởng" (TTVN/CafeF). -“Đề án tái cơ cấu kinh tế nên được làm lại” (VnEco). - Chuyên gia chê tiến độ tái cơ cấu kinh tế quá 'rùa'(VNE).
- Lãi suất cho vay sẽ khoảng 10% (PLTP). - Lãi suất cho vay sẽ về 10%/năm (NLĐ). - Lãi suất cho vay sẽ giảm, còn khoảng 7% (TBKTSG). - 'Lãi suất huy động có thể giảm tiếp' (VNE). - Đủ cơ sở giảm lãi suất xuống 7% (VnM). - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: Lãi suất sẽ tiếp tục giảm… ngay khi có thể (SGGP).
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia: Cần tính đến điều chỉnh tỉ giá (LĐ).
- Đấu thầu vàng: Quá nặng về kinh doanh vàng vật chất (VOV). - Thấy gì qua phiên đấu giá vàng miếng lần hai(ND). - Cung hơn 2 tấn vàng, giá vàng “nội” vẫn hơn thế giới 4 triệu (VnEco). - SJC phân trần vụ độc quyền thương hiệu (NLĐ). - Nhiều đơn vị hưởng lợi từ độc quyền vàng SJC (TN). - Lãnh đạo SJC lên tiếng việc Tổng cục Cảnh sát nói SJC hưởng lợi từ độc quyền (LĐ). - Tiếc công cầm vàng (DĐDN). - Quản lý vàng theo cách Trung Quốc đã hủy bỏ (RFA).
- Đoàn Nguyên Đức: "Ông Alan Phan nói về BĐS như cậu SV dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu" (GDVN). -Thêm chuyên gia kinh tế ủng hộ TS. Alan Phan (KP). - 30.000 tỉ đồng chưa thể giải cứu bất động sản(TVN). - Những đại gia bất động sản lao đao trên sàn chứng khoán (CATP).- Bất động sản thách thức triển vọng phát triển (TBKTSG). - 'Đất vàng' Hà Nội có giá bao nhiêu? (VTC). - Đất... đen, sổ đỏ và 'lỗi cậu đánh máy' (TVN).
- Vỏ “made in Việt Nam”, ruột Trung Quốc (PNTP). - “Người Việt dùng hàng Việt”: Thách thức trên sân nhà (GD&TĐ).
- Xuất khẩu gạo điêu đứng, do đâu? (TQ).- Việt Nam gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia (RFA).
- Khởi tố 10 bị can lợi dụng chức vụ, quyền hạn tại ALC II (VOV).
10 bị can bị khởi tố vì hành vi cấu kết, lập khống giấy tờ và nâng khống giá trị một chiếc tàu lặn mua thanh lý, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước nhiều tỷ đồng.
Tiếp tục điều tra giai đoạn 2 các hành vi vi phạm pháp luật tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ALC II), ngày 20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã khởi tố 10 bị can về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị can này nằm trong vụ án “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Công ty Công ty Cổ phần Cát Long Hải và các đơn vị liên quan” được Cơ quan điều tra khởi tố ngày 2/8 vừa qua, nhằm tiếp tục làm rõ những sai phạm của Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Trước đó, cũng trong đầu tháng 8/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” và đề nghị Viện Kiểm soát nhân dân Tối cao truy tố 11 bị can; kết thúc giai đoạn 1 của vụ án.
10 bị can bị khởi tố lần này gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Phạm Xuân Nghị, nguyên Trưởng phòng cho thuê công ty tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Đinh Nguyên Tý- nguyên phó phòng cho thuê công ty tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Nguyễn Văn Thọ, nguyên Phó phòng cho thuê Công ty tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Hoàng Lộc- Tổng giám đốc Công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam; Lê Phúc Đức, Trưởng phòng giám định kỹ thuật Công ty cổ phần giám định thẩm định Việt Nam; Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cát Long Hải, Vũ Đức Hòa- Giám đốc Công ty cổ phần Cát Long Hải và Lê Thị Minh Huệ- kế toán trưởng Công ty cổ phần Cát Long Hải. Trong số này, có 5 bị can bị bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc.
10 bị can này bị khởi tố vì hành vi cấu kết, lập khống giấy tờ, hồ sơ thẩm định và nâng khống giá trị một chiếc tàu lặn mua thanh lý, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước nhiều tỷ đồng./.
-Tàu 100 triệu thổi giá thành 130 tỷ
- VỤ TIÊU CỰC TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II: Gây thiệt hại hơn 523 tỉ đồng(NLĐ).
(NLĐ) - Ngày 7-8, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty Cho thuê Tài chính II - Agribank (ALCII), đề nghị VKSND Tối cao truy tố 11 bị can liên quan
Trong số này, có 7 người nguyên là lãnh đạo và cán bộ ALCII, gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên tổng giám đốc; Nguyễn Văn Tài, nguyên phó tổng giám đốc; Phạm Xuân Nghị, nguyên trưởng phòng cho thuê; Tôn Quang Việt, Hoàng Quốc Thịnh và Nguyễn Văn Thọ, nguyên phó phòng cho thuê; Lê Thị Tám, nguyên phó phòng kế toán.
Các bị can còn lại gồm: Đặng Văn Hai, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Quang Vinh; Phạm Minh Tuấn, giám đốc Công ty TNHH Xuân Việt; Khương Minh Hiệp, tổng giám đốc Công ty CP Đại Phú Gia; Lê Văn Phong, tổng giám đốc Công ty CP Hàm Rồng.
Theo kết luận điều tra, ALCII không được thực hiện nghĩa vụ cho vay nhưng trong thời gian giữ chức tổng giám đốc, ông Vũ Quốc Hảo đã móc ngoặc cho Công ty Quang Vinh và Đại Phú Gia vay số tiền lớn dưới hình thức đầu tư mua tài sản để cho thuê.Từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, ông Hảo cùng các đồng phạm đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính khống, rút hơn 795 tỉ đồng để sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 523 tỉ đồng. Trong đó, ông Hảo bị cáo buộc chiếm dụng 83,8 tỉ đồng, ông Đặng Văn Hai chiếm dụng 127 tỉ đồng.
Hàng trăm tỉ đồng thiệt hại chỉ với một thủ đoạnTuổi Trẻ
TTO - Sáng 6-11, đại diện VKSND TP.HCM (được VKSND Tối cao ủy quyền công tố) công bố xong bản cáo trạng truy tố 11 bị cáo trong "đại án" tham nhũng xảy ra tại công ty ALCII. Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: Thuận Thắng ...
Xét xử vụ án tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II
Xử “đại án” tham nhũng Cty cho thuê Tài chính II
Ngày mai xử 1 trong 10 đại án tham nhũng của Việt Nam
- Tàu lặn 100 triệu ‘thổi’ lên 130 tỉ (TN).
TAND TP.HCM đã tống đạt quyết định đưa vụ án tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II do Vũ Quốc Hảo chủ mưu ra xét xử sơ thẩm từ ngày 6 đến 20.11. Vụ án này đã thu hút sự quan tâm của dư luận từ giai đoạn điều tra, đặc biệt là với thủ đoạn nâng khống giá trị thiết bị tàu lặn lên đến 1.300 lần.
Minh họa: DAD |
Năm 2006, Vũ Quốc Hảo được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II (ALCII thuộc Agribank). Sau đó lên nắm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng vẫn kiêm Tổng giám đốc. Theo cơ quan điều tra, từ vị thế này, Hảo đã tự tung tự tác.
Liên minh “ma quỷ”
Đặng Văn Hai, chủ một loạt các doanh nghiệp như Công ty TNHH Quang Vinh, Công ty Sài Gòn Phú Hải Cường, Công ty Tân Thế Giới, Công ty Sao Mai, Công ty Hải Hà, Công ty Hải Cường và DNTN Ngọc Bích từ 2007 đã là khách hàng “ruột” của ALCII và thân tín với Hảo. Người thứ hai là Trần Văn Khanh (Tổng giám đốc Công ty Phúc Long). Khanh thành lập 8 công ty, trực tiếp làm giám đốc 2 công ty Phúc Long và Phúc Minh Long. Khanh huy động vốn từ ALCII cho các dự án của Phúc Long, mặc dù ALCII hoàn toàn không có chức năng cho vay. Trong khi đó, Hoàng Ngọc Tuấn (Công ty Phúc Long) là em kết nghĩa với Hảo, giúp Hảo huy động vốn. Bộ ba này gắn bó mật thiết suốt thời gian dài. Khi Hảo duyệt cho Hai vay tiền thông qua các hợp đồng khống, Hai trích ra chia cho Tuấn và Khanh...
Khi ALCII lâm cảnh thua lỗ, nợ xấu lớn, để đối phó với đoàn thanh tra, Hảo đề ra chính sách huy động vốn từ các tổ chức tín dụng thưởng phí hoa hồng cao; đồng thời chỉ đạo nhân viên dưới quyền ưu ái các hợp đồng cho thuê tài chính núp bóng cho vay của nhóm công ty thân tín.
Giữa tháng 2.2009, Hảo gọi điện thoại cho Lê Văn Phong, Phạm Minh Tuấn và Khương Minh Hiệp (Tổng giám đốc Công ty Đại Phú Gia) cho biết ALCII đang gặp khó khăn về tài chính, nợ xấu quá nhiều và nhờ 3 giám đốc này ký hợp đồng thuê tài chính và bên cung ứng là Công ty Quang Vinh của Hai để hoàn tất về mặt thủ tục. Phong và Tuấn là chỗ thân tín còn Hiệp thì đang xin ALCII đầu tư vốn thuê tàu nên đã gật đầu giúp. Kết quả là Hảo ký 3 hợp đồng khống với các công ty của Phong, Tuấn, Hiệp và Hai để rút hơn 263 tỉ đồng. Trong đó hơn 229 tỉ đồng được sử dụng để trả nợ xấu cho gần 30 doanh nghiệp…
Bán tài sản cho thuê lấy tiền chia nhau
Đầu năm 2007, Hai gặp ông Nguyễn Tiến Là (chủ DNTN Hồng Hoàng) hỏi mua xe cẩu lớn. Ông Là chào hàng xe cẩu trục bánh xích hiệu Hitachi Sumitomo xuất xứ Nhật Bản, nhập khẩu từ Singapore giá hơn 2 triệu USD. Sau khi Hai đặt cọc, Là tiến hành nhập khẩu chiếc xe trên và cung cấp cho Hai bản sao bộ chứng từ nhập khẩu chiếc xe. 7 tháng sau, Hai không thanh toán tiền mua xe buộc lòng Là phải bán chiếc xe trên cho một doanh nghiệp ở Hồng Kông để lấy tiền trả nợ ngân hàng. Nhưng có bộ chứng từ này, Hai đã tẩy xóa nội dung nâng giá xe cẩu lên 5 triệu USD, điền tên DNTN Ngọc Bích vào thay cho Công ty Hồng Hoàng và bàn với Hảo là có xe cẩu bánh xích nhập về trả chậm bán cho ALCII để tái thuê. Hảo đồng ý, Hai được giải ngân 93 tỉ đồng. Phi vụ này đã làm thiệt hại cho nhà nước hơn 60 tỉ đồng.
Đến cuối năm 2007, thông qua hợp đồng cung ứng tàu biển cho ALCII, Hảo quen biết với Lê Đoàn Tám (Giám đốc Công ty TNHH đóng tàu Đại Dương, Hải Phòng). Hảo nhiều lần vay tiền của Tám. Trong đó có 2 lần Hảo vay của Tám 60 tỉ đồng để đầu tư vào dự án căn hộ ở tỉnh Bình Dương (của Lê Văn Phong, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàm Rồng) và mua đất tại Q.7 (TP.HCM). Ngoài ra, Hảo còn thỏa thuận với ông Tô Phước Vĩnh (Giám đốc Công ty TNHH Tô Châu) bán mảnh đất trạm dừng chân ở Cái Bè (Tiền Giang) với giá 79 tỉ đồng cho công ty sân sau của gia đình Hảo là Cát Long Hải. Cuối 2008, Tám nhiều lần yêu cầu Hảo thanh toán nợ và lãi tổng cộng là 75 tỉ đồng. Để có tiền trả nợ, Hảo hợp đồng mua bán khống với Hai, giải ngân trót lọt 120 tỉ đồng.
Trong một phi vụ khác, DNTN Anh Phương (cũng của Lê Văn Phong) ký 7 hợp đồng thuê tài chính với ALCII, trong đó có 3 hợp đồng chưa tất toán với giá trị trên 37 tỉ đồng. Ngày 5.4.2006, ALCII ra quyết định thu hồi toàn bộ số tài sản của 3 hợp đồng này do hư hỏng không hoạt động được. ALCII giao cho Anh Phương 22 xe ô tô để sửa chữa. Nhưng sau đó Hảo đã đồng ý đem bán sạch lô xe này lấy tiền chia nhau.
Thổi giá tàu lặn
Năm 2003, Hảo chỉ đạo thành lập công ty sân sau mang tên Cát Long Hải, phân công Phạm Minh Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Vũ Đức Hòa làm Giám đốc.
Với mục đích để làm chủ sở hữu gần 89.500 m2 đất trạm dừng chân Miền Tây tại Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và có tiền thanh toán nợ xấu cho các công ty sân sau của mình, Hảo đã bàn bạc, thống nhất với Phạm Minh Tuấn thực hiện việc hợp pháp hóa nguồn gốc thiết bị lặn Tinro 2 là tài sản do một doanh nhân người Nhật giao cho Công ty Cát Long Hải sử dụng. Theo chỉ đạo của Hảo, thiết bị lặn này được vận chuyển ra Hải Phòng và cố tình để hải quan bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá và mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng.
Sau khi hợp pháp hóa được nguồn gốc, Hảo chỉ đạo nhân viên Công ty Cát Long Hải thông qua Hoàng Lộc, Tổng giám đốc Công ty Vivaco, để thẩm định, nâng giá thiết bị tàu lặn lên 130 tỉ đồng (nâng giá lên đến 1.300 lần). Sau đó, Hảo chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ căn cứ vào kết quả thẩm định giả này, lập hồ sơ cho thuê tài chính, lập hồ sơ mua, bán tàu Tinro 2 với giá 130 tỉ đồng để giải ngân số tiền 130 tỉ đồng, lãi suất khoảng 1,17%/tháng, thời hạn 60 tháng.
Đến nay, Công ty Cát Long Hải vẫn nợ ALCII 130 tỉ đồng tiền gốc và không có khả năng thanh toán.
Cơ quan tố tụng cho biết, từ giữa năm 2009 Agribank đã phát hiện, do thực hiện việc kinh doanh, huy động vốn trái nguyên tắc, ALCII bị mất cân đối vốn khoảng 7.000 tỉ đồng. Tiếp đó, Kiểm toán Nhà nước cũng xác định năm 2009 ALCII lỗ tới 3.000 tỉ đồng, chưa kể nếu phải trích lập dự phòng rủi ro các khoản đầu tư tài sản cho thuê thì khoản lỗ sẽ tăng thêm hơn 1.260 tỉ đồng. Vào tháng 4.2011, cơ quan thanh tra của Ngân hàng Nhà nước bước đầu cũng xác định ALCII thiệt hại trên 1.800 tỉ đồng.
|
-Truy tố nguyên Tổng giám đốc công ty Cho thuê Tài chính II và 10 đồng phạm
Theo cáo trạng, tổng giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị can gây ra là hơn 531 tỉ đồng.
(NLĐO)- Cơ quan CSĐT - Bộ Công an xác định vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc Ngân hàng NN-PTNT đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 524 tỉ đồng. Đây là 1 trong 10 "đại án" tham nhũng mà Viện KSND Tối cao đề xuất.Theo cáo trạng, tổng giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị can gây ra là hơn 531 tỉ đồng.
Đến ngày 21/10, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (Viện KSND Tối cao) đã tống đạt cáo trạng truy tố 11 bị can về các tội danh "Tham ô tài sản; "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Cho thuê Tài chính II (Công ty ALCII) và một số doanh nghiệp khác tại TPHCM.
Đây là một trong 10 vụ án tham nhũng lớn mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chỉ đạo cơ quan tố tụng truy tố xét xử sớm. Trong số 11 bị can có 7 bị can nguyên là Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng phòng cho thuê, kế toán của Công ty ALCII. Còn lại 4 người là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp tư nhân. Đối tượng chính trong vụ án này là Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty ALCII bị truy tố 3 tội danh: Tham ô tài sản; Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, Vũ Quốc Hảo là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh tế của công ty. Cơ quan điều tra xác định Vũ Quốc Hảo đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt gần 80 tỉ đồng của Công ty ALCII thông qua việc ký hợp đồng mua bán tài sản và việc Doanh nghiệp tư nhân Anh Phương tỉnh Đồng Nai thanh lý tài sản thuộc sở hữu của Công ty ALCII. Cáo trạng nêu rõ: Vũ Quốc Hảo đã làm trái nghiệp vụ cho thuê tài chính thông qua việc ký 9 hợp đồng kinh tế gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 387 tỉ đồng. Vì động cơ tư lợi, Vũ Quốc Hảo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghiệp vụ cho thuê tài chính nhằm hưởng lợi 3 tỉ đồng từ một số hợp đồng kinh tế và nhận từ Tôn Quang Việt, nguyên Phó phòng cho thuê Công ty ALCII.
Đối với Đặng Văn Hai (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Quang Vinh), quá trình điều tra xác định bị can này đã thành lập 7 doanh nghiệp, công ty tư nhân, thuê người làm đại diện trước pháp luật để ký các hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng mua bán khống với Vũ Quốc Hảo, Nguyễn Văn Tài là Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty ALCII; đã có hành vi gian đối làm giả tài liệu hồ sơ ký hợp đồng bán tài sản cho Công ty ALCII, lừa đảo chiếm đoạt gần 61 tỉ đồng. Đồng thời Đặng Văn Hai cũng lập các hợp đồng khống, giúp sức cho Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt gần 79 tỉ đồng.
Trụ sở Công ty ALCII cho thuê tài chính.
Viện KSND Tối cao cũng xác định Tôn Quang Việt, đã tham gia các cuộc họp do Vũ Quốc Hảo tổ chức bàn về chủ trương huy động vốn trả hoa hồng cao, ký hợp đồng khống rút tiền thanh toán nợ xấu và sử dụng cho mục đích cá nhân. Tôn Quang Việt tham gia làm thủ tục trả nợ xấu cho 7 doanh nghiệp thuê tài chính do Việt quản lý, nhận tiền từ Công ty Quang Vinh chuyển lại. Cáo trạng cũng xác định Hà Ngọc Oanh, Giám đốc Công ty Quang Vinh đã chi cho Tôn Quang Việt gần 1 tỉ đồng chi phí huy động vốn để ký hợp đồng mua bán, cho thuê tài chính với công ty, vi phạm nghiệp vụ gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước số tiền 120 tỉ đồng, Việt phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Bị can Nguyễn Văn Tài, Phó Tổng Giám đốc ALCII, phụ trách công tác thẩm định thuê tài chính có nhiệm vụ kiểm tra xem xét, đánh giá tính khả thi của dự án thuê tài chính để trình Tổng Giám đốc quyết định. Tài đã trực tiếp tham gia họp thống nhất biểu quyết đồng ý cho thuê đối với 8 hợp đồng cho thuê và mua tài sản cung ứng. Việc ký và thực hiện các hợp đồng này là trái pháp luật, vi phạm nghiệp vụ cho thuê tài chính gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước số tiền hơn 449 tỉ đồng.
Đối với Lê Thị Tám, Phó phòng kế toán Công ty ALCII, được Kế toán trưởng ủy quyền tham gia họp hội đồng cho thuê trong 6 hợp đồng ký với Công ty Quang Vinh. Trong đó Lê Thị Tám đồng ý cho thuê đối với hai hợp đồng, trực tiếp ký chứng từ chi tiền trả nợ gần 169 tỉ đồng cho 24 doanh nghiệp theo sự phân công và chỉ đạo của Vũ Quốc Hảo. Việc thực hiện các hợp đồng này vi phạm nghiệp vụ cho thuê tài chính gây thiệt hại hơn 30 tỉ đồng của Nhà nước.
Đối với các bị can là doanh nghiệp tư nhân còn lại, Viện KSND Tối cao xác định đã ký các hợp đồng cho thuê tài chính khống với Công ty ALCII giúp Vũ Quốc Hảo và Đặng Văn Hai giải ngân hàng trăm tỉ đồng đảo nợ cho các doanh nghiệp có nợ xấu, vi phạm nghiêm trọng nghiệp vụ cho thuê tài chính, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định còn hàng chục đối tượng liên quan khác tham gia vào quá trình thực hiện hành vi phạm tội của các bị can. Tuy nhiên, phần lớn các đối tượng đều thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao, không có sự bàn bạc với các bị can trong vụ án, không ăn chia hưởng lợi cá nhân nên cơ quan điều tra không xử lý hình sự. Cơ quan điều tra cũng xác định Hà Ngọc Bích, vợ cũ của bị can Đặng Văn Hai, được Hai giao làm Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Ngọc Bích, trực tiếp ký hợp đồng cho thuê tài chính, mua bán với Công ty ALCII, ký nhận hơn 6 tỉ đồng ở hợp đồng này.
Tuy nhiên hiện bà Bích đã đi khỏi nơi cư trú, không xác định được đang ở đâu nên cơ quan điều tra chưa có căn cứ để xử lý hình sự. Tương tự, ông Nguyễn Quang Huy, bà Nguyễn Thị Phương Hạnh (trú tại TP Hồ Chí Minh) đã tham gia huy động 50 tỉ đồng từ Tổng Công ty Cảng hàng không Miền Nam chuyển cho ALCII. Tuy nhiên, bà Hạnh không có mặt tại nơi cư trú nên cơ quan điều tra không tiến hành điều tra được hành vi liên quan. Ông Huy hiện đang bị truy nã trong một vụ án khác nên cơ quan điều tra sẽ xem xét, xử lý sau.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra còn xác định trong các hợp đồng Công ty ALCII ký với nhóm Công ty Quang Vinh, sau khi giải ngân đã được Đặng Văn Hai chuyển cho Trần Văn Khanh và Hoàng Ngọc Tuấn (nhóm Công ty Phúc Long) vay gần 285 tỉ đồng. Nhóm Công ty Phúc Long do hai cá nhân này điều hành cũng đã ký kết 4 hợp đồng cho thuê tài chính với Công ty ALCII, được giải ngân hơn 392 tỉ đồng phục vụ việc kinh doanh. Do thời hiệu điều tra của vụ án đã hết nên cơ quan điều tra tách ra điều tra trong vụ việc riêng để tiếp tục thu thập tài liệu, xác minh, xử lý sau.
Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty ALCII còn có trách nhiệm của 3 cá nhân trong đó có ông Võ Hồng, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty ALCII và 2 người nguyên là lãnh đạo cấp trên của công ty này tại thời điểm xảy ra vụ án. Các cá nhân này có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế, không thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động của ALCII trong thời gian từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2009, không phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm tại Công ty ALCII dẫn đến gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước. Do vụ án có nhiều nội dung phải tách ra điều tra xử lý tiếp nên cơ quan điều tra chưa kết luận về tất cả các sự việc có liên quan đến các cá nhân này, tiếp tục xác minh thu thập tài liệu để kết luận, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ, kê biên nhiều tài sản trong quá trình điều tra vụ án này gồm 5,850 tỉ đồng và 5 căn nhà, thửa đất của các bị can để đảm bảo việc thi hành án sau này.
Được biết, vụ án này dự kiến sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vào đầu tháng 11/2013 tại Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh
Nguồn CAND
- 1 "đại án" tham nhũng gây thiệt hại hơn 500 tỉ đồng
Đây là một trong 10 vụ án tham nhũng lớn mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chỉ đạo cơ quan tố tụng truy tố xét xử sớm. Trong số 11 bị can có 7 bị can nguyên là Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng phòng cho thuê, kế toán của Công ty ALCII. Còn lại 4 người là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp tư nhân. Đối tượng chính trong vụ án này là Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty ALCII bị truy tố 3 tội danh: Tham ô tài sản; Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, Vũ Quốc Hảo là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh tế của công ty. Cơ quan điều tra xác định Vũ Quốc Hảo đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt gần 80 tỉ đồng của Công ty ALCII thông qua việc ký hợp đồng mua bán tài sản và việc Doanh nghiệp tư nhân Anh Phương tỉnh Đồng Nai thanh lý tài sản thuộc sở hữu của Công ty ALCII. Cáo trạng nêu rõ: Vũ Quốc Hảo đã làm trái nghiệp vụ cho thuê tài chính thông qua việc ký 9 hợp đồng kinh tế gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 387 tỉ đồng. Vì động cơ tư lợi, Vũ Quốc Hảo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghiệp vụ cho thuê tài chính nhằm hưởng lợi 3 tỉ đồng từ một số hợp đồng kinh tế và nhận từ Tôn Quang Việt, nguyên Phó phòng cho thuê Công ty ALCII.
Đối với Đặng Văn Hai (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Quang Vinh), quá trình điều tra xác định bị can này đã thành lập 7 doanh nghiệp, công ty tư nhân, thuê người làm đại diện trước pháp luật để ký các hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng mua bán khống với Vũ Quốc Hảo, Nguyễn Văn Tài là Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty ALCII; đã có hành vi gian đối làm giả tài liệu hồ sơ ký hợp đồng bán tài sản cho Công ty ALCII, lừa đảo chiếm đoạt gần 61 tỉ đồng. Đồng thời Đặng Văn Hai cũng lập các hợp đồng khống, giúp sức cho Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt gần 79 tỉ đồng.
Trụ sở Công ty ALCII cho thuê tài chính.
Viện KSND Tối cao cũng xác định Tôn Quang Việt, đã tham gia các cuộc họp do Vũ Quốc Hảo tổ chức bàn về chủ trương huy động vốn trả hoa hồng cao, ký hợp đồng khống rút tiền thanh toán nợ xấu và sử dụng cho mục đích cá nhân. Tôn Quang Việt tham gia làm thủ tục trả nợ xấu cho 7 doanh nghiệp thuê tài chính do Việt quản lý, nhận tiền từ Công ty Quang Vinh chuyển lại. Cáo trạng cũng xác định Hà Ngọc Oanh, Giám đốc Công ty Quang Vinh đã chi cho Tôn Quang Việt gần 1 tỉ đồng chi phí huy động vốn để ký hợp đồng mua bán, cho thuê tài chính với công ty, vi phạm nghiệp vụ gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước số tiền 120 tỉ đồng, Việt phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Bị can Nguyễn Văn Tài, Phó Tổng Giám đốc ALCII, phụ trách công tác thẩm định thuê tài chính có nhiệm vụ kiểm tra xem xét, đánh giá tính khả thi của dự án thuê tài chính để trình Tổng Giám đốc quyết định. Tài đã trực tiếp tham gia họp thống nhất biểu quyết đồng ý cho thuê đối với 8 hợp đồng cho thuê và mua tài sản cung ứng. Việc ký và thực hiện các hợp đồng này là trái pháp luật, vi phạm nghiệp vụ cho thuê tài chính gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước số tiền hơn 449 tỉ đồng.
Đối với Lê Thị Tám, Phó phòng kế toán Công ty ALCII, được Kế toán trưởng ủy quyền tham gia họp hội đồng cho thuê trong 6 hợp đồng ký với Công ty Quang Vinh. Trong đó Lê Thị Tám đồng ý cho thuê đối với hai hợp đồng, trực tiếp ký chứng từ chi tiền trả nợ gần 169 tỉ đồng cho 24 doanh nghiệp theo sự phân công và chỉ đạo của Vũ Quốc Hảo. Việc thực hiện các hợp đồng này vi phạm nghiệp vụ cho thuê tài chính gây thiệt hại hơn 30 tỉ đồng của Nhà nước.
Đối với các bị can là doanh nghiệp tư nhân còn lại, Viện KSND Tối cao xác định đã ký các hợp đồng cho thuê tài chính khống với Công ty ALCII giúp Vũ Quốc Hảo và Đặng Văn Hai giải ngân hàng trăm tỉ đồng đảo nợ cho các doanh nghiệp có nợ xấu, vi phạm nghiêm trọng nghiệp vụ cho thuê tài chính, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định còn hàng chục đối tượng liên quan khác tham gia vào quá trình thực hiện hành vi phạm tội của các bị can. Tuy nhiên, phần lớn các đối tượng đều thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao, không có sự bàn bạc với các bị can trong vụ án, không ăn chia hưởng lợi cá nhân nên cơ quan điều tra không xử lý hình sự. Cơ quan điều tra cũng xác định Hà Ngọc Bích, vợ cũ của bị can Đặng Văn Hai, được Hai giao làm Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Ngọc Bích, trực tiếp ký hợp đồng cho thuê tài chính, mua bán với Công ty ALCII, ký nhận hơn 6 tỉ đồng ở hợp đồng này.
Tuy nhiên hiện bà Bích đã đi khỏi nơi cư trú, không xác định được đang ở đâu nên cơ quan điều tra chưa có căn cứ để xử lý hình sự. Tương tự, ông Nguyễn Quang Huy, bà Nguyễn Thị Phương Hạnh (trú tại TP Hồ Chí Minh) đã tham gia huy động 50 tỉ đồng từ Tổng Công ty Cảng hàng không Miền Nam chuyển cho ALCII. Tuy nhiên, bà Hạnh không có mặt tại nơi cư trú nên cơ quan điều tra không tiến hành điều tra được hành vi liên quan. Ông Huy hiện đang bị truy nã trong một vụ án khác nên cơ quan điều tra sẽ xem xét, xử lý sau.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra còn xác định trong các hợp đồng Công ty ALCII ký với nhóm Công ty Quang Vinh, sau khi giải ngân đã được Đặng Văn Hai chuyển cho Trần Văn Khanh và Hoàng Ngọc Tuấn (nhóm Công ty Phúc Long) vay gần 285 tỉ đồng. Nhóm Công ty Phúc Long do hai cá nhân này điều hành cũng đã ký kết 4 hợp đồng cho thuê tài chính với Công ty ALCII, được giải ngân hơn 392 tỉ đồng phục vụ việc kinh doanh. Do thời hiệu điều tra của vụ án đã hết nên cơ quan điều tra tách ra điều tra trong vụ việc riêng để tiếp tục thu thập tài liệu, xác minh, xử lý sau.
Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty ALCII còn có trách nhiệm của 3 cá nhân trong đó có ông Võ Hồng, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty ALCII và 2 người nguyên là lãnh đạo cấp trên của công ty này tại thời điểm xảy ra vụ án. Các cá nhân này có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế, không thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động của ALCII trong thời gian từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2009, không phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm tại Công ty ALCII dẫn đến gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước. Do vụ án có nhiều nội dung phải tách ra điều tra xử lý tiếp nên cơ quan điều tra chưa kết luận về tất cả các sự việc có liên quan đến các cá nhân này, tiếp tục xác minh thu thập tài liệu để kết luận, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ, kê biên nhiều tài sản trong quá trình điều tra vụ án này gồm 5,850 tỉ đồng và 5 căn nhà, thửa đất của các bị can để đảm bảo việc thi hành án sau này.
Được biết, vụ án này dự kiến sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vào đầu tháng 11/2013 tại Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh
Nguồn CAND
- 1 "đại án" tham nhũng gây thiệt hại hơn 500 tỉ đồng
Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) tại TPHCM - Ảnh: T.T.D.
Theo tin từ cơ quan tố tụng ngày 25-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra bổ sung vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 11 bị can về các tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, tháng 10-2012, Viện KSND tối cao đã có quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra nhiều nội dung còn chưa rõ trong vụ án này.
Các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc ALCII; Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Tổng giám đốc ALCII; Phạm Xuân Nghị, nguyên Trưởng phòng cho thuê, ALCII; Nguyễn Văn Thọ, nguyên Phó phòng cho thuê, ALCII; Lê Thị Tám, nguyên Phó phòng kế toán, ALCII; Hoàng Quốc Thịnh, nguyên cán bộ Phòng cho thuê, ALCII; Đặng Văn Hai, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Quang Vinh; Lê Văn Phong, Tổng giám đốc công ty cổ phần Hàm Rồng; Phạm Minh Tuấn, Giám đốc công ty TNHH Xuân Việt; Khương Minh Hiệp, giám đốc công ty Đại Phú Gia.
Quá trình điều tra bổ sung vụ án này, cơ quan điều tra đã xác định bị can Vũ Quốc Hảo là người chủ mưu, cầm đầu trong vụ án. Ngoài 2 tội danh đã đề nghị truy tố tại kết luận điều tra trước đây gồm tham ô tài sản, chiếm đoạt 79,9 tỉ đồng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, chiếm hưởng cá nhân số tiền gần 4 tỉ đồng, bị can này còn có hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại số tiền hơn 383 tỉ đồng.
Cụ thể, quá trình lãnh đạo, điều hành ALCII, bị can Hảo đã để phát sinh thua lỗ, nợ xấu lớn, để có tiền thanh toán nợ xấu, chuyển cho các doanh nghiệp thân thiết kinh doanh doanh và sử dụng cho cá nhân, bị can đã bàn bạc với các đồng phạm khác ký các Hợp đồng mua bán khống, Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu khống vi phạm quy định của nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính, đá gây thất thoát số tiền trên.
Bị can Đặng Văn Hai đã tham ô tài sản với vai trò đồng phạm giúp sức cho Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt 75 tỉ đồng còn lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, vai trò chủ mưu với Vũ Quốc Hảo chiếm hưởng cá nhân hơn 72 tỉ đồng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò chủ mưu chiếm đoạt gần 61 tỉ đồng. Ngoài ra, bị can này còn Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò giúp sức cho Hảo gây thiệt hại trên 374 tỉ đồng.
Các bị can Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Tám, Lê Văn Phong, Phạm Minh Tuấn, Hoàng Quốc Thịnh, Khương Minh Hiệp đều bị đề nghị truy tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò đồng phạm với bị can Vũ Quốc Hảo.
Tại bản kết luận điều tra trước đó, cơ quan điều tra xác định từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, bị can Vũ Quốc Hảo đã cùng các đồng phạm ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính khống, rút hơn 795 tỉ đồng của Nhà nước để sử dụng cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 524 tỉ đồng. Trong đó bị can Vũ Quốc Hảo chiếm hưởng cá nhân gần 84 tỉ đồng, Đặng Văn Hai chiếm hưởng hơn 127 tỉ đồng.
10 "đại án" tham nhũng
Trước đó, trong buổi làm việc giữa Đoàn kiểm tra giám sát của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, làm Trưởng đoàn với Ban cán sự Đảng Viện KSND Tối cao, Viện KSND Tối cao đã đề xuất 10 “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Cụ thể: vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines; Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT); Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT ở TP HCM; Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng NN-PTNT; Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay tại công ty cổ phấn chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; Vụ nhận hối lộ xảy ra ở ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông; Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Vụ bầu Kiên; Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng NN-PTNT; Vụ tham ô tài sản ở tập đoàn Vinashin.
Việc tổng hợp 10 vụ án tham nhũng, nghiêm trọng, phức tạp; án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng, nghiêm trọng phức tạp, theo yêu cầu của Ban Nội chính Trung ương là để rà soát, xem xét và kịp thời tổ chức các cuộc họp để có ý kiến chỉ đạo với các vụ án này, từ đó đẩy nhanh tiến độ và chất lượng giải quyết các vụ án tham nhũng.
Tổng giám đốc ALC II “xơi” gần 80 tỉ đồng
Điều tra bổ sung vụ án tại ALC II
Vụ ALC II lỗ 3.000 tỉ đồng: 30 tổ chức tài chính liên lụy
Bao giờ ALC II trả được nợ?
-Tổng giám đốc “xơi” gần 80 tỉ đồng,(NLĐO)- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, 11 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc Ngân hàng Agribank đã “rút ruột” 795 tỉ đồng, riêng mình ông Tổng giám đốc Vũ Quốc Hảo “xơi” 79,9 tỉ đồng.
-Nguồn tin ngày 5-4 cho biết Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Agribank). 11 bị can sẽ bị truy tố trước tòa, gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II (Công ty ALC II); Đặng Văn Hai, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH xây dựng Quang Vinh (Công ty Quang Vinh); Nguyễn Văn Tài, nguyên phó tổng Giám đốc Công ty ALC II; Phạm Xuân Nghị, nguyên trưởng Phòng Cho thuê Công ty ALC II; Nguyễn Văn Thọ, nguyên phó Phòng Kinh doanh Công ty ALC II; Tôn Quang Việt, nguyên phó Phòng Cho thuê Công ty ALC II; Lê Thị Tám, nguyên phó Phòng Kế toán Công ty ALC II; Hoàng Quốc Thịnh, nguyên cán bộ Phòng Cho thuê Công ty ALC II; Phạm Minh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ Xuân Việt; Lê Văn Phong, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hàm Rồng và Khương Minh Hiệp, Giám đốc Công ty cổ phần Đại Phú Gia.
Các bị can trong vụ án này bị truy tố về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Tham ô tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Theo cáo trạng, Công ty ALC II là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Agribank. Từ tháng 1-2006 đến tháng 10-2009, ông Hảo được giao là thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng cho thuê Công ty ALC II. Quá trình điều hành, ông Hảo đã chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính dưới hình thức ký hợp đồng giải ngân đầu tư tài sản cho thuê, vi phạm qui định của Nhà nước về cho thuê tài chính.
Trong 2 năm 2008 - 2009, với mục đích giảm tỉ lệ nợ xấu, có tiền chuyển cho các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn và sử dụng mục đích cá nhân, ông Hảo đã bàn bạc, thống nhất với Đặng Văn Hai, Lê Văn Phong, Phạm Minh Tuấn, Khương Minh Hiệp và một số cán bộ lãnh đạo, phòng nghiệp vụ Công ty ALC II, ký, thực hiện 10 hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán đầu tư tài sản, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn tài sản Nhà nước. Qua đó, đã giải ngân hơn 795 tỉ đồng cho các bị can trên.
Các hợp đồng thực chất là nghiệp vụ cho vay, trong khi Công ty ALC II không có chức năng cho vay. Hậu quả, Công ty Quang Vinh không sử dụng số tiền được giải ngân để thực hiện nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng đã ký.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, ông Hảo đã bàn bạc với Đặng Văn Hai lập hợp đồng khống rút 75 tỉ đồng để trả nợ cá nhân. Ngoài ra, ông Hảo còn lợi dụng việc thanh lý tài sản trong các hợp đồng thuê tài chính của Doanh nghiệp Tư nhân Anh Phương (tỉnh Đồng Nai) chiếm đoạt 4,9 tỉ đồng. Như vậy, ông Hảo đã tham ô gần 80 tỉ đồng.
Đối với Đặng Văn Hai, được sự "giúp đỡ" của ông Hảo và thuộc cấp đã thành lập 7 doanh nghiệp, công ty tư nhân, thuê người làm đại diện để ký các hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán khống với Công ty ALC II. Đặng Văn Hai còn gian dối làm giả tài liệu hồ sơ để ký hợp đồng bán tài sản cho Công ty ALC II lừa đảo, chiếm đoạt gần 60 tỉ đồng.
Quá trình điều tra còn xác định trách nhiệm của ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch HĐQT; ông Nguyễn Hữu Lương, trưởng Ban Kiểm soát Agribank; ông Võ Hồng, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty ALC II, với chức trách là người quản lý đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát các hoạt động của ALC II trong các năm 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009; dẫn tới không phát hiện, xử lý kịp thời sai phạm tại doanh nghiệp này, gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xác minh, thu thập tài liệu để xem xét, xử lý theo qui định của pháp luật.
Viện KSND Tối cao đã ủy quyền cho Viện KSND TPHCM thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tại TAND TP trong thời gian tới.
Điều tra bổ sung vụ án tại ALC II
Sai phạm tại ALCII: Thiệt hại trên 1.800 tỉ đồng
Vụ ALC II lỗ 3.000 tỉ đồng: 30 tổ chức tài chính liên lụy
- Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Kiến nghị xử lí hình sự đối với doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH (GDVN).
- Giảm thuế TNDN: Cung chưa gặp cầu (Sống mới).- Đại gia tụt dốc (TN).- Đại gia ngân hàng thâu tóm DN để trừ nợ (VEF).
- Thanh tra Quỹ bình ổn xăng dầu khi quỹ... đã hết(ĐV). - Xăng dầu: Sản xuất lãi nhưng kinh doanh lỗ (PLTP). - Quý I, doanh thu PVN đạt hơn 178 nghìn tỷ đồng (TP). - EVN nợ PVN hơn 9.000 tỷ đồng (DV). - Ông Phùng Đình Thực, chủ tịch tập đoàn Dầu khí Việt Nam: "Đã khoanh nợ trên 9000 tỉ đồng của EVN" (SGTT). - May mà... (DV).- Vinaconex và cục nợ Xi măng Cẩm Phả (VnEco).- Nền kinh tế vẫn rất “bất thường” (PLTP). - Tái cơ cấu chưa thực sự diễn ra (TN). - Tái cơ cấu nền kinh tế – Một năm nhìn lại: Cần triển khai quyết liệt, toàn diện và dài hạn hơn (SGGP). - Tái cơ cấu kinh tế đang “bao che” doanh nghiệp (DV). - Không cứu thì đã chết rồi, còn sống đâu để ngày mai hưởng (VOV).
- Nợ xấu đè nặng nền kinh tế (NLĐ). - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên: “Có nhiều thứ xấu hơn cả nợ xấu” (VnEco). - "Nợ xấu có thể tăng gấp đôi" (HQ). - Nợ xấu còn quá nhiều uẩn khúc (TTVN/CafeF).
- TS Trần Đình Thiên: "Không có cơ sở để đưa ra dự báo lạc quan về khôi phục tăng trưởng" (TTVN/CafeF). -“Đề án tái cơ cấu kinh tế nên được làm lại” (VnEco). - Chuyên gia chê tiến độ tái cơ cấu kinh tế quá 'rùa'(VNE).
- Lãi suất cho vay sẽ khoảng 10% (PLTP). - Lãi suất cho vay sẽ về 10%/năm (NLĐ). - Lãi suất cho vay sẽ giảm, còn khoảng 7% (TBKTSG). - 'Lãi suất huy động có thể giảm tiếp' (VNE). - Đủ cơ sở giảm lãi suất xuống 7% (VnM). - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: Lãi suất sẽ tiếp tục giảm… ngay khi có thể (SGGP).
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia: Cần tính đến điều chỉnh tỉ giá (LĐ).
- Đấu thầu vàng: Quá nặng về kinh doanh vàng vật chất (VOV). - Thấy gì qua phiên đấu giá vàng miếng lần hai(ND). - Cung hơn 2 tấn vàng, giá vàng “nội” vẫn hơn thế giới 4 triệu (VnEco). - SJC phân trần vụ độc quyền thương hiệu (NLĐ). - Nhiều đơn vị hưởng lợi từ độc quyền vàng SJC (TN). - Lãnh đạo SJC lên tiếng việc Tổng cục Cảnh sát nói SJC hưởng lợi từ độc quyền (LĐ). - Tiếc công cầm vàng (DĐDN). - Quản lý vàng theo cách Trung Quốc đã hủy bỏ (RFA).
- Đoàn Nguyên Đức: "Ông Alan Phan nói về BĐS như cậu SV dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu" (GDVN). -Thêm chuyên gia kinh tế ủng hộ TS. Alan Phan (KP). - 30.000 tỉ đồng chưa thể giải cứu bất động sản(TVN). - Những đại gia bất động sản lao đao trên sàn chứng khoán (CATP).- Bất động sản thách thức triển vọng phát triển (TBKTSG). - 'Đất vàng' Hà Nội có giá bao nhiêu? (VTC). - Đất... đen, sổ đỏ và 'lỗi cậu đánh máy' (TVN).
- Vỏ “made in Việt Nam”, ruột Trung Quốc (PNTP). - “Người Việt dùng hàng Việt”: Thách thức trên sân nhà (GD&TĐ).
- Xuất khẩu gạo điêu đứng, do đâu? (TQ).- Việt Nam gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia (RFA).
- Khởi tố 10 bị can lợi dụng chức vụ, quyền hạn tại ALC II (VOV).
10 bị can bị khởi tố vì hành vi cấu kết, lập khống giấy tờ và nâng khống giá trị một chiếc tàu lặn mua thanh lý, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước nhiều tỷ đồng.
Tiếp tục điều tra giai đoạn 2 các hành vi vi phạm pháp luật tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ALC II), ngày 20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã khởi tố 10 bị can về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị can này nằm trong vụ án “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Công ty Công ty Cổ phần Cát Long Hải và các đơn vị liên quan” được Cơ quan điều tra khởi tố ngày 2/8 vừa qua, nhằm tiếp tục làm rõ những sai phạm của Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Trước đó, cũng trong đầu tháng 8/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” và đề nghị Viện Kiểm soát nhân dân Tối cao truy tố 11 bị can; kết thúc giai đoạn 1 của vụ án.
10 bị can bị khởi tố lần này gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Phạm Xuân Nghị, nguyên Trưởng phòng cho thuê công ty tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Đinh Nguyên Tý- nguyên phó phòng cho thuê công ty tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Nguyễn Văn Thọ, nguyên Phó phòng cho thuê Công ty tài chính-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Hoàng Lộc- Tổng giám đốc Công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam; Lê Phúc Đức, Trưởng phòng giám định kỹ thuật Công ty cổ phần giám định thẩm định Việt Nam; Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cát Long Hải, Vũ Đức Hòa- Giám đốc Công ty cổ phần Cát Long Hải và Lê Thị Minh Huệ- kế toán trưởng Công ty cổ phần Cát Long Hải. Trong số này, có 5 bị can bị bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc.
10 bị can này bị khởi tố vì hành vi cấu kết, lập khống giấy tờ, hồ sơ thẩm định và nâng khống giá trị một chiếc tàu lặn mua thanh lý, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước nhiều tỷ đồng./.
-Tàu 100 triệu thổi giá thành 130 tỷ
TP - Điều tra mở rộng vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra ở Cty Cho thuê tài chính II, Agribank ((ALC II), CQĐT vừa phát hiện thêm hành vi “thổi giá” tàu cũ từ 100 triệu đồng lên 130 tỷ đồng.
Cụ thể, tháng 7-2007, Cty CP Cát Long Hải (do bị can Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng giám đốc ALCII, chỉ đạo thành lập và giao cho Phạm Minh Tuấn làm Chủ tịch HĐQT; Vũ Đức Hòa, em họ ông Hảo làm Giám đốc) được Cục Hải quan Hải Phòng bán thanh lý tàu lặn Tinro 2, giá 100 triệu đồng.
Do cần tiền thanh toán nợ xấu và giải quyết việc cá nhân, ông Hảo đã bàn bạc, thống nhất với Tuấn, Hòa và một số cán bộ ALC II tìm cách kiếm chác xung quanh tàu Tinro 2.
Thông qua Hoàng Lộc, Tổng giám đốc và Lê Phúc Đức, Trưởng phòng Giám định kỹ thuật Cty CP Giám định, thẩm định Việt Nam, các bị can đã lập khống hồ sơ, ký chứng nhận thẩm định tàu Tinro 2 trị giá 130 tỷ đồng để rút tiền của ALCII.
Sau đó, ông Hảo và bộ sậu đã dùng khoảng 80 tỷ đồng để mua hàng chục nghìn mét vuông đất tại Tiền Giang
- VỤ TIÊU CỰC TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II: Gây thiệt hại hơn 523 tỉ đồng(NLĐ).
(NLĐ) - Ngày 7-8, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty Cho thuê Tài chính II - Agribank (ALCII), đề nghị VKSND Tối cao truy tố 11 bị can liên quan
Trong số này, có 7 người nguyên là lãnh đạo và cán bộ ALCII, gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên tổng giám đốc; Nguyễn Văn Tài, nguyên phó tổng giám đốc; Phạm Xuân Nghị, nguyên trưởng phòng cho thuê; Tôn Quang Việt, Hoàng Quốc Thịnh và Nguyễn Văn Thọ, nguyên phó phòng cho thuê; Lê Thị Tám, nguyên phó phòng kế toán.
Các bị can còn lại gồm: Đặng Văn Hai, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Quang Vinh; Phạm Minh Tuấn, giám đốc Công ty TNHH Xuân Việt; Khương Minh Hiệp, tổng giám đốc Công ty CP Đại Phú Gia; Lê Văn Phong, tổng giám đốc Công ty CP Hàm Rồng.
Theo kết luận điều tra, ALCII không được thực hiện nghĩa vụ cho vay nhưng trong thời gian giữ chức tổng giám đốc, ông Vũ Quốc Hảo đã móc ngoặc cho Công ty Quang Vinh và Đại Phú Gia vay số tiền lớn dưới hình thức đầu tư mua tài sản để cho thuê.Từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, ông Hảo cùng các đồng phạm đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính khống, rút hơn 795 tỉ đồng để sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 523 tỉ đồng. Trong đó, ông Hảo bị cáo buộc chiếm dụng 83,8 tỉ đồng, ông Đặng Văn Hai chiếm dụng 127 tỉ đồng.
- Tham nhũng tại ALC II gây thiệt hại hơn 500 tỉ đồng (TN). - Lãng phí trong đầu tư công ở Quảng Bình (ND). - Cựu chiến binh chống tham nhũng bị trả thù, trù dập? (Infonet).
-Sẽ xử lý nghiêm tiêu cực tại công ty cho thuê tài chính 2
6-7-2011
-Nguyên Tổng giám đốc được 'lại quả' 75 tỷ đồng
-3 cán bộ ngân hàng Agribank bị bắt VNExpress
Trưởng phòng thẩm định và cán bộ kiểm tra nội bộ dù biết hồ sơ vay vốn không hợp lệ nhưng vẫn báo cáo duyệt đề xuất cho vay dẫn đến thất thoát 120 tỷ đồng của nhà nước. Công an TP HCM vừa thực hiện lệnh bắt giữ, khám xét đối với các cán bộ Ngân hàng ...
Sai phạm tại Công ty cho thuê tài chính II (Agribank): Các bị can ...Tuổi Trẻ
Vụ tiêu cực tại Agribank chi nhánh Tân Bình (TP.HCM): Bắt thêm 3 ...Thanh Niên
Vụ sai phạm tại Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Tân Bình: Khởi tố thêm ...Sài gòn Giải Phóng
Vụ ALC II lỗ 3.000 tỉ đồng: 30 tổ chức tài chính liên lụy
Nhiều người thắc mắc ALC II chỉ có số vốn tự có khiêm tốn 450 tỉ đồng nhưng tại sao có đến 30 tổ chức tín dụng tin tưởng cho ALC II vay hàng ngàn tỉ đồng? Phải chăng do ALC II luôn có “bầu sữa mẹ” Agribank hậu thuẫn nên các tổ chức tài chính khác trao trọn niềm tin, “vô tư” dồn vốn cho ALC II.
-Sẽ xử lý nghiêm tiêu cực tại công ty cho thuê tài chính 2
6-7-2011
(GDVN)- “Kết luận của Thanh tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy Công ty cho thuê tài chính 2 (ALC2) thuộc Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) đã gây thất thoát ban đầu khoảng 3600 tỷ đồng”._Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) Bộ Công an khẳng định như vậy trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2011 vào chiều 5/7 tại Hà Nội.
Tuy nhiên, cơ quan cảnh sát điều tra chỉ mới điều tra 1 phần, gồm 7 hợp đồng ký kết giữa lãnh đạo ALC 2 và đối tác gây thiệt hại 760 tỷ đồng. Các sai phạm khác còn phải chờ kết luận của cơ quan giám định. Việc điều tra sẽ được cơ quan công an thực hiện theo phương thức “cuốn chiếu” phát hiện sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Theo Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, đây là vụ án lớn, nghiêm trọng nên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại tướng Lê Hồng Anh Bộ trưởng Bộ Công an đều có chỉ đạo cơ quan điều tra phải xử lý nhanh, sớm và nghiêm minh trước pháp luật.
Trước đó, ngày 16/4 vừa qua, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can bắt tạm giam ông Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc); Tôn Quang Việt (Phó trưởng phòng) và ông Đặng Văn Hai (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH XD&TM Quang Vinh) để điều tra làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát cho nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.
Cũng tại hội nghị, Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục PCTP, tình hình tội phạm trong 6 tháng đầu năm có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên một loại tội phạm sử dụng vũ khí quân dụng và tự chế tăng ở nhiều địa phương.
Tội phạm hoạt động theo băng nhóm đòi nợ thuê, thanh toán trả thù lẫn nhau gây bức xúc dư luận xã hội. Theo số liệu của Tổng cục PCTP, trong 6 tháng đầu năm nay, lực lượng cảnh sát hình sự toàn quốc đã điều tra, khám phá trên 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý 22.000 đối tượng, triệt phá 1800 ổ nhóm phạm tội.
Lực lượng cảnh sát kinh tế phát hiện trên 5300 vụ việc (cao hơn 6,5% so với cùng kỳ) gây thiệt hại trên 1800 tỷ đồng. Lực lượng cảnh sát ma túy phát hiện 9000 vụ, xử lý 12.600 đối tượng thủ giữ 134kg heroin….
Bùi Khương
TP - Liên quan vụ tiêu cực tại Cty Cho thuê tài chính II, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ALC II), quá trình điều tra bước đầu, cơ quan chức năng đã làm rõ hành vi móc ngoặc của các bị can để rút tiền nhà nước, rồi chia nhau chiếm hưởng hơn 100 tỷ đồng.
Như tin đã đưa, trước đó cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng giám đốc ALC II; ông Tôn Quang Việt, nguyên Phó phòng cho thuê tài chính ALC II và ông Đặng Văn Hai, Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty Quang Vinh về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo điều tra bước đầu, ALC II không được thực hiện nghĩa vụ cho vay, nhưng trong thời gian giữ chức Tổng giám đốc Cty này, ông Vũ Quốc Hảo đã móc ngoặc cho Cty Quang Vinh vay số tiền lớn dưới hình thức đầu tư mua tài sản để cho thuê.
Theo đó, ông Hảo đã ký các hợp đồng mua bán tài sản do Cty Quang Vinh cung ứng, thực chất đây là các hợp đồng khống để rút trên 580 tỷ đồng của Nhà nước, sau đó lại cho chính các công ty “sân sau” của ông Đặng Văn Hai thuê lại.
Sau khi tiền được giải ngân, ông Vũ Quốc Hảo được Đặng Văn Hai lại quả khoảng 75 tỷ đồng; Tôn Quang Việt được 1 tỷ đồng. Bản thân Đặng Văn Hai cũng chiếm dụng hơn 40 tỷ sử dụng cho mục đích cá nhân, hiện không có khả năng hoàn trả.
Liên quan những sai phạm trong quản lý tài chính xảy ra tại ALCII, trước đó Kiểm toán Nhà nước xác định, năm 2009 Cty này kinh doanh lỗ 3.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ALC II còn có thể phải gánh chịu một số lỗ tiềm ẩn do khoản đầu tư tài sản cho thuê lên đến gần 4.600 tỷ đồng bị quá hạn, phải gia hạn nhiều lần; trong đó cơ quan kiểm toán tạm nêu ra số lỗ tiểm ẩn khoảng 1.266 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mới đây, cơ quan chức năng xác định con số tổn thất tại ALC II là hơn 1.800 tỷ đồng.
P.V
-3 cán bộ ngân hàng Agribank bị bắt VNExpress
Trưởng phòng thẩm định và cán bộ kiểm tra nội bộ dù biết hồ sơ vay vốn không hợp lệ nhưng vẫn báo cáo duyệt đề xuất cho vay dẫn đến thất thoát 120 tỷ đồng của nhà nước. Công an TP HCM vừa thực hiện lệnh bắt giữ, khám xét đối với các cán bộ Ngân hàng ...
Sai phạm tại Công ty cho thuê tài chính II (Agribank): Các bị can ...Tuổi Trẻ
Vụ tiêu cực tại Agribank chi nhánh Tân Bình (TP.HCM): Bắt thêm 3 ...Thanh Niên
Vụ sai phạm tại Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Tân Bình: Khởi tố thêm ...Sài gòn Giải Phóng
Vụ ALC II lỗ 3.000 tỉ đồng: 30 tổ chức tài chính liên lụy
Kinh doanh thua lỗ nhiều năm nhưng đến năm 2007 mới bị phát hiện. Tuy nhiên, Agribank vẫn tiếp tục bảo lãnh và bơm vốn cho Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II)
Ngày 17-4, lãnh đạo Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) xác nhận Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Vũ Quốc Hảo, nguyên tổng giám đốc ALC II - công ty con của Agribank, vào ngày 16-4.
Làm sai nguyên tắc
Cùng bị bắt với ông Hảo còn có ông Tôn Quang Việt, nguyên phó phòng cho thuê ALC II và ông Đặng Văn Hai, tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Vinh. Các cá nhân này liên quan đến khoản lỗ 3.000 tỉ đồng của ALC II.
Trụ sở Công ty Cho thuê tài chính II tại TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Một số cán bộ của Agribank cho biết cốt lõi của vụ việc ALC II thua lỗ là tổng giám đốc Vũ Quốc Hảo và một số cán bộ cấp dưới đã làm sai nguyên tắc. Thay vì mua tài sản để cho thuê tài chính, ông Hảo lại dùng tiền đầu tư vào tài sản hoặc cho thuê tài chính sai mục đích… Còn ông Đặng Văn Hai là khách hàng của ALC II nhưng có quan hệ thân thiết với ông Hảo và ông Tôn Quang Việt.
Đến cuối tháng 3-2011, ALC II đã cho hàng trăm doanh nghiệp thuê thiết bị máy móc, công nghệ... với dư nợ cho thuê tài chính 7.184 tỉ đồng. Còn ALC II nợ các tổ chức gần 7.950 tỉ đồng, trong đó nợ Agribank 3.953 tỉ đồng, nợ các tổ chức khác 3.996 tỉ đồng.
|
Đơn cử, BHXH Việt Nam đã cho ALC II vay 1.010 tỉ đồng, thông qua bảo lãnh của Agribank. Theo đó, Agribank chịu trách nhiệm về việc sử dụng và hoàn trả vốn, tiền lãi cho các đơn vị trực thuộc, trong đó có số tiền mà ALC II vay của BHXH Việt Nam.
“Ém” thông tin
Thế nhưng, ALC II lại sử dụng vốn hết sức cẩu thả. Cụ thể, ALC II bỏ ra hơn 7 tỉ đồng lắp đặt dây chuyền nghiền đá để cho doanh nghiệp (DN) thuê nhưng sau đó dây chuyền nghiền đá lại biến mất, buộc cơ quan chức năng vào cuộc mới thu hồi được phần vốn.
Trường hợp khác, DN không mua máy móc thiết bị mà dùng vốn vay của ALC II để mua bất động sản. Hệ quả, ALC II phải năn nỉ DN bán đất để thu hồi vốn ...
Số liệu của ALC II cũng cho thấy thời điểm ngày 30-6-2010, dư nợ cho thuê tài chính là 7.900 tỉ đồng; số tiền đầu tư dở dang vào các loại tài sản lên tới 3.990 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là đầu tư cho 5 tàu biển.
Cũng tại thời điểm này, tổng số nợ của ALC II lên tới 10.342 tỉ đồng, trong đó, nợ của Agribank 4.238 tỉ đồng, nợ các tổ chức khác 6.104 tỉ đồng (riêng BHXH Việt Nam 810 tỉ đồng).
Thực tế, ALC II kinh doanh thua lỗ đã từ lâu nhưng phải đến năm 2007 mới bị phát hiện. Khi đó, Agribank bắt đầu thành lập tổ giám sát, rồi thành lập ban chỉ đạo gồm 21 cán bộ nhằm phục hồi “sức khỏe” cho ALC II. Tuy nhiên, Agribank tiếp tục bảo lãnh cho ALC II vay tiền từ các tổ chức khác, đánh liều “bơm” vốn vượt quy định để ALC II giải quyết tình trạng nợ.
Tuy vậy, đến cuối năm 2009, hoạt động kinh doanh của ALC II vẫn không được cải thiện, thua lỗ 3.000 tỉ đồng, trở thành con nợ của 30 tổ chức tài chính. Trong khi đó, các tổ chức cho ALC II vay tiền vẫn không hay biết ALC II nợ nần như “chúa chổm”.
Mở rộng điều tra các cá nhân liên quan
Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động ngày 17-4, Thiếu tướng Cao Minh Nhạn, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm của Bộ Công an, cho biết ngoài 3 bị can bị bắt hôm 16-4, bộ sẽ tiếp tục mở rộng điều tra để làm rõ trách nhiệm của những người liên đới.
Để xảy ra sự việc gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước này, ngoài ông Vũ Quốc Hảo, Kiểm toán Nhà nước cũng xác định HĐQT và các phòng chức năng ở ALC II đã buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm.
Bên cạnh đó, cơ quan chủ quản là Agribank cũng có thiếu sót trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của ALC II, dẫn đến việc bỏ qua những rủi ro và chuẩn mực an toàn tại đơn vị trực thuộc.
Q.Lâm
|
Thy Thơ