- Như một nghệ sĩ đang biểu diễn bản bale trên sân khấu, con kiến lửa trong bức ảnh tuyệt vời đang trổ tài đứng thăng bằng bằng một chân.
Cảnh tượng hiếm có trong thế giới loài kiến này được nhiếp ảnh gia Robertus Agung Sudiatmoko vô tình phát hiện ra khi đang theo dấu một đàn kiến lửa ở gần ngôi làng nhỏ của anh tại Cibinong, Indonesia.
Anh đã không may mắn ghi lại được nhiều bức ảnh cảnh con kiến nhỏ bé đang say mê nhảy múa, nhưng chắc chắn bức ảnh này là cảnh ngoạn mục nhất trong bài biểu diễn dài 30 giây của nó khi nó trổ tài đứng thăng bằng chỉ với một chân.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Cảnh tượng hiếm có trong thế giới loài kiến này được nhiếp ảnh gia Robertus Agung Sudiatmoko vô tình phát hiện ra khi đang theo dấu một đàn kiến lửa ở gần ngôi làng nhỏ của anh tại Cibinong, Indonesia.
Anh đã không may mắn ghi lại được nhiều bức ảnh cảnh con kiến nhỏ bé đang say mê nhảy múa, nhưng chắc chắn bức ảnh này là cảnh ngoạn mục nhất trong bài biểu diễn dài 30 giây của nó khi nó trổ tài đứng thăng bằng chỉ với một chân.
Kiến lửa thực hiện động tác giữ thăng bằng bằng một chân như một vũ công bale đang biểu diễn. |
Trong một bức ảnh khác, Robertus ghi lại được cảnh con kiến lửa trèo lên một đỉnh núi tí hon, chắp hay tay trước ngực ngẩng lên bầu trời trong khi chùm sáng nhỏ chiếu xuống nó như bức ảnh cầu nguyện lung linh huyền ảo.
Bức ảnh kiến cầu nguyện trong ánh sáng từ thiên đường. |
Bức ảnh thứ ba cho thấy sức mạnh siêu nhiên của con kiến lửa khi có dễ dàng kéo và đội trên đầu một chiếc lá khổng lồ dài gấp 10 lần chiều dài cơ thể của nó.
Robertus, 29 tuổi, sống ở Jakarta, cho biết những bức ảnh được anh chụp vào tháng 9 năm 2010 trong lúc trời sắp mưa bão.
Kiến đội chiếc lá lớn gấp 10 lần chiều dài cơ thể của nó. |
Ở góc độ nào đó, những con kiến lửa trông thật đẹp và hiền lành. Nhưng chúng cũng là loài côn trùng vô cùng hung dữ. Khi chúng nổi giận, chúng có thể dùng gọng kìm của mình khiến con mồi vô cùng đau đớn. Mỗi tổ kiến lửa có tới vài trăm ngàn con và tới vài con kiến chúa.
Mỗi năm, người Mỹ chi khoảng 5 triệu USD để đối phó với kiến lửa và điều trị các vết cắn của chúng.
Nguyễn Hường (Theo Daily Mail)
.-Tự nhiên trả đũa: Voi không ngà, muỗi đẻ liên tục(bee 12/05/2011)
- Việc săn bắt tràn lan, phát triển đô thị bừa bãi, sử dụng hóa chất tùy tiện của con người đã làm nhiều loại động thực vật biến đổi kỳ lạ.
Voi không ngà
Một nghiên cứu đăng trên Chuyên san African Journal of Ecology cho thấy, tại miền đông Zambia, sau 20 năm, từ 1969 - 1989, tỷ lệ voi cái không ngà đã tăng từ 10% lên 40% do săn bắn trộm. Tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều khu vực khác của châu Phi và ở voi đực. Ở châu Á, nơi nhu cầu sử dụng ngà voi rất lớn và nạn săn bắn trộm đã vượt khỏi tầm kiểm soát của nhiều quốc gia, mọi chuyện còn tồi tệ hơn. Tại Sri Lanka, chỉ còn chưa đầy 5% voi đực có ngà.
Theo các nhà khoa học, voi không có ngà là do một khuyết tật về gen. Thông thường, tỷ lệ này ở voi đực châu Á là khoảng 2 - 5%. Nhưng do voi có ngà bị săn bắn quá nhiều, nên tỷ lệ sống đến khi có thể giao phối ngày càng giảm so với voi không ngà (vốn không bị các nhóm săn trộm nhắm đến do không có giá trị kinh tế). Kết quả tất yếu là sau vài thế hệ, số lượng voi không ngà trong tự nhiên ngày càng tăng.
Muỗi biến đổi gen
Quá trình chọn lọc phi tự nhiên diễn ra dưới sự tác động của con người cũng làm biến đổi đáng kể bộ mặt đại dương. Kích thước trung bình của nhiều loài cá hiện nay đã giảm 20%, trong khi vòng đời của chúng ngắn đi 25%. Cũng do đánh bắt quá mức và chủ yếu nhằm vào các loài cá lớn như cá ngừ, cá mú, nên số lượng các loài này đã giảm đáng kể, trong khi các loài cá nhỏ như cá cơm, cá mòi phát triển mạnh, đe dọa mất cân bằng sinh thái.
Một yếu tố khác tác động không nhỏ đến tự nhiên là quá trình đô thị hóa. Biến đồng cỏ thành phố xá, lấp sông hồ để xây nhà ở, con người đã làm nhiều loài động thực vật biến mất và nhiều loài khác phải tự biến đổi để tồn tại trong môi trường mới. Một ví dụ tiêu biểu là loài muỗi biến đổi gen sống ở các đường ngầm dưới mặt đất. Được phát hiện đầu tiên dưới hệ thống tàu điện ngầm London, loài muỗi này trông giống hệt đồng loại của chúng sống trên mặt đất, nhưng lại có những đặc tính khác thường: sinh sản quanh năm, có thể giao phối trong không gian kín chứ không theo bầy đàn. Ấu trùng của chúng có khả năng tự kiếm đủ thức ăn trong nước nên muỗi cái không cần hút máu trước khi đẻ. Nhưng không vì thế mà chúng "ăn chay". Ngược lại, chúng rất tham ăn, đốt bất cứ loài động vật nào bắt gặp.
Sau nhiều thập kỷ vắng bóng, rệp giường đang bùng phát trở lại trên toàn thế giới. Như nhiều loài ký sinh gây hại khác, rệp giường đã phát triển được khả năng kháng với nhiều loại hóa chất mà con người vẫn dùng để tiêu diệt chúng. Thuốc diệt côn trùng tổng hợp DDT được sử dụng nhiều từ những năm 1940, đến năm 1946 thì phát hiện trường hợp kháng thuốc đầu tiên. Chỉ 20 năm sau đó, số lượng loài miễn nhiễm với hóa chất này đã tăng lên 165.
Chuột, cỏ "nhờn thuốc diệt"
Tình trạng "nhờn thuốc" cũng xuất hiện ở rất nhiều loài sinh vật gây hại khác. Chuột giờ đây không còn sợ warfarin. Thậm chí superwarfarin, thuốc diệt chuột mới ở châu Âu cũng bất lực trước một số loài chuột. Thuốc diệt cỏ atrazine và simazine tỏ ra rất hiệu quả khi mới đưa vào sử dụng (năm 1958). Nhưng chỉ nửa thế kỷ sau, đã có 357 loài cỏ vẫn mọc tốt bời bời dù phun bao nhiêu các hóa chất này. Theo một nhà nghiên cứu Đại học Tây Australia, đây là một "ví dụ tuyệt vời" về khả năng tiến hóa của sinh vật trong quá trình chọn lọc phi tự nhiên do con người gây ra.
Hương Tiên (theo New Scientist, 9/5)
Voi không ngà
Một nghiên cứu đăng trên Chuyên san African Journal of Ecology cho thấy, tại miền đông Zambia, sau 20 năm, từ 1969 - 1989, tỷ lệ voi cái không ngà đã tăng từ 10% lên 40% do săn bắn trộm. Tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều khu vực khác của châu Phi và ở voi đực. Ở châu Á, nơi nhu cầu sử dụng ngà voi rất lớn và nạn săn bắn trộm đã vượt khỏi tầm kiểm soát của nhiều quốc gia, mọi chuyện còn tồi tệ hơn. Tại Sri Lanka, chỉ còn chưa đầy 5% voi đực có ngà.
Voi không ngà |
Theo các nhà khoa học, voi không có ngà là do một khuyết tật về gen. Thông thường, tỷ lệ này ở voi đực châu Á là khoảng 2 - 5%. Nhưng do voi có ngà bị săn bắn quá nhiều, nên tỷ lệ sống đến khi có thể giao phối ngày càng giảm so với voi không ngà (vốn không bị các nhóm săn trộm nhắm đến do không có giá trị kinh tế). Kết quả tất yếu là sau vài thế hệ, số lượng voi không ngà trong tự nhiên ngày càng tăng.
Muỗi biến đổi gen
Quá trình chọn lọc phi tự nhiên diễn ra dưới sự tác động của con người cũng làm biến đổi đáng kể bộ mặt đại dương. Kích thước trung bình của nhiều loài cá hiện nay đã giảm 20%, trong khi vòng đời của chúng ngắn đi 25%. Cũng do đánh bắt quá mức và chủ yếu nhằm vào các loài cá lớn như cá ngừ, cá mú, nên số lượng các loài này đã giảm đáng kể, trong khi các loài cá nhỏ như cá cơm, cá mòi phát triển mạnh, đe dọa mất cân bằng sinh thái.
Một yếu tố khác tác động không nhỏ đến tự nhiên là quá trình đô thị hóa. Biến đồng cỏ thành phố xá, lấp sông hồ để xây nhà ở, con người đã làm nhiều loài động thực vật biến mất và nhiều loài khác phải tự biến đổi để tồn tại trong môi trường mới. Một ví dụ tiêu biểu là loài muỗi biến đổi gen sống ở các đường ngầm dưới mặt đất. Được phát hiện đầu tiên dưới hệ thống tàu điện ngầm London, loài muỗi này trông giống hệt đồng loại của chúng sống trên mặt đất, nhưng lại có những đặc tính khác thường: sinh sản quanh năm, có thể giao phối trong không gian kín chứ không theo bầy đàn. Ấu trùng của chúng có khả năng tự kiếm đủ thức ăn trong nước nên muỗi cái không cần hút máu trước khi đẻ. Nhưng không vì thế mà chúng "ăn chay". Ngược lại, chúng rất tham ăn, đốt bất cứ loài động vật nào bắt gặp.
Sau nhiều thập kỷ vắng bóng, rệp giường đang bùng phát trở lại trên toàn thế giới. Như nhiều loài ký sinh gây hại khác, rệp giường đã phát triển được khả năng kháng với nhiều loại hóa chất mà con người vẫn dùng để tiêu diệt chúng. Thuốc diệt côn trùng tổng hợp DDT được sử dụng nhiều từ những năm 1940, đến năm 1946 thì phát hiện trường hợp kháng thuốc đầu tiên. Chỉ 20 năm sau đó, số lượng loài miễn nhiễm với hóa chất này đã tăng lên 165.
Chuột, cỏ "nhờn thuốc diệt"
Tình trạng "nhờn thuốc" cũng xuất hiện ở rất nhiều loài sinh vật gây hại khác. Chuột giờ đây không còn sợ warfarin. Thậm chí superwarfarin, thuốc diệt chuột mới ở châu Âu cũng bất lực trước một số loài chuột. Thuốc diệt cỏ atrazine và simazine tỏ ra rất hiệu quả khi mới đưa vào sử dụng (năm 1958). Nhưng chỉ nửa thế kỷ sau, đã có 357 loài cỏ vẫn mọc tốt bời bời dù phun bao nhiêu các hóa chất này. Theo một nhà nghiên cứu Đại học Tây Australia, đây là một "ví dụ tuyệt vời" về khả năng tiến hóa của sinh vật trong quá trình chọn lọc phi tự nhiên do con người gây ra.
Hương Tiên (theo New Scientist, 9/5)