Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

HÀ NỘI NÔ NỨC BẦU QUỐC HỘI, HĐNDTP DƯỚI ÁNH SÁNG ĐÈN LỒNG TRUNG QUỐC ?

-HÀ NỘI DÙNG “ ĐÈN TRỪ TÀ” TRUNG QUỐC TRANG TRÍ NGÀY BẦU QUỐC HỘI, HĐNDTP ?
Phúc Lộc Thọ.


Theo phong tục Trung Quốc, “đèn lồng đỏ” là một loại công cụ xua đuổi tà ma, ngoại đạo; đây là thứ mà người Trung Quốc thường sử dụng trong các ngày lễ trọng, ngày lễ trong lĩnh vực tâm linh…Trong những ngày lễ tâm linh đó,người Trung Quốc thường treo nhiều đèn lồng đỏ trong các đền, chùa, trước cửa nhà, sử dụng màu đỏ được ánh sáng khuyếch tán của đèn lồng để cho tà mà, ngoại đạo, loại vẫn thường lén lút sinh hoạt trong môi trường bóng đêm, khi thấy đèn lồng đỏ lập tức trốn đi chỗ khác kiếm ăn, gây sự…
Do được sử dụng các vách ngăn gió bằng màu đỏ nên đèn lồng, sản phẩm sáng tạo của người Trung Quốc tạo ấn tượng đặc biệt khi về đêm; bên cạnh đó đèn lồng lại có hình thức đẹp, thường xuyên thay đổi mẫu mà nên dần dần được sử dụng ra ngoài lĩnh vực tâm linh…
Không phải ngẫu nhiên mà ở Hà Lan có phố đèn đỏ, là phố giành cho các nhà chứa kinh doanh nghề “ bán hương, buôn phấn “…
Không biết do vì yêu thích, lợi dụng vẻ đẹp của đèn lồng Trung Quốc, nên trong những ngày bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố ngày 22/5 năm nay, người dân Hà Nội lại được nhìn thấy đèn lồng Trung Quốc treo trang trí dọc đường phố Huế, đoạn phố Huế giao nhau với Đại Cồ Việt tới ngã tư Nguyễn Công Trứ…
Đèn lồng Trung Quốc treo trước các cửa nhà của các cửa hiệu, các trụ sở các cơ quan, đoàn thể và trước cửa của các địa điểm bầu cử. Đèn lồng treo xem kẽ với những băngjôn ghi: Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp 22/5/2011…
Rất nhiều người đi đường tự hỏi: Phải chăng do Hà Nội mê cái vẻ đẹp bắt mắt về đêm của đèn lồng Trung Quốc, hay do Hà Nội cũng mê tín, muốn sử dụng sức mạnh của đèn lồng, một công cụ xua đuổi tà ma, ngoại đạo của người Trung Quốc để ngăn, xua đuổi cái đám tà ma, ngoại đạo không cho chui vào các cơ quan quyền lực cao nhất của Thành phố Hà Nội, của Quốc hội ?
Nếu quả vậy sao Hà Nội không chịu khó đọc blog, rất nhiều blog đã cung cấp các thông tin có căn cứ về một số “ tà ma, ngoại đạo” đã có mặt trong danh sách ứng cử các cơ quan quyền lực kể trên; Nếu Hà Nội thật sự cầu thị, chịu khó đọc sẽ phân biệt được ai là ứng cử viên xứng đáng, ai là tà ma ngoại đạo…
Còn sử dụng đèn lồng Trung Quốc vô tình Hà Nội thể hiện cái sự yếu bóng vía của mình: Tin hàng mã Trung Quốc hơn các blogger Việt Nam…
Điều đáng suy nghĩ nữa là: trên những chiếc đèn lồng này lại viết bằng chữ Trung Quốc mà không viết chữ Việt Nam, nhưng chữ chẳng liên quan gì tới bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố…
Một blog biết tiếng Trung Quốc đã có ý kiến, “ giải mã “ về các chữ viết trên những chiếc đèn lồng này, xin được đưa lại đây:” Cái chữ Tàu trên đèn lồng đó, là chữ Tài trong cụm Phát Tài. Tui học qua chữ Tàu tí ti nên biết được nó gồm chữ Tài là tài năng cộng thêm chữ bối tức là cái vỏ sò (tiền đấy ạ). Nghĩ cũng lạ thiệt, mừng Đảng mừng đất nước phát tài chăng, hay chúc các bác trúng cử sẽ mau phát tài. Haizzz... Nghe nói, một thằng tỉ phú phát tài phải đi kèm 2 vạn thằng đói ăn. Nếu mà cả nước mình phát tài chắc toàn thế giới phải đói ăn mới đủ cái công thức này quá…”
Hiện nay các cơ quan chức năng rất thận trọng trong việc kiểm tra việc viết lách của các blogger trên mạng; các blogger nếu có ý kiến gì đó “ngỗ ngược” thì cũng chỉ là ý kiến cá nhân, chỉ lưu hành trên mạng…Mà hiện tại không phải là toàn dân ai cũng có thời gian, phương tiện, kỹ năng để vào mạng để đọc tin tức, theo dõi các blogger viết nhăng nhít…Nếu các blogger có viết ra điều gì trái ý, chỉ cần một cú phôn của cơ quan chức năng là bài lập tức bị hạ xuống liền sau vài phút…Còn về phương tiện vật chất thì họ không gây tổn thất cho bất kỳ ai…
Việc treo đèn lồng Trung Quốc của Hà Nội trong dịp bầu cử Quốc hội và HĐND thành phố ngày 25/5/2011 là một việc làm kính chẳng bõ phiền; những chiếc đèn lồng này đã vô tình hay cố ý biến một con phố Hà Nội thành phố Tàu ? Mà cái quang cảnh này đập vào mắt hàng vạn cư dân Thủ đô Hà Nội trong nhiều ngày, thế mới đau…
Chưa kể theo một vài thông tin, giá một chiếc đèn lồng như vậy trên thị là 200.000 đ; với một dãy phố dài như phố Huế, cách vài mét một chiếc đèn lồng, dễ phải đến ngót nghét ngàn chiếc đèn lồng Trung Quốc đã được sử dụng…Cộng với tiền điện, tiền công treo dễ phải mất vài ba trăm triệu để mua sắm cái thứ xua đuổi tà ma ngoại đạo nhập về từ Trung Quốc chứ không phải chuyện chơi…
Các cơ quan chức năng quản lý văn hóa Hà Nội nghĩ sao ??? Có thấy xót tiền dân không ?!


P.L.T.
-HÀ NỘI NÔ NỨC BẦU QUỐC HỘI, HĐNDTP DƯỚI ÁNH SÁNG ĐÈN LỒNG TRUNG QUỐC ?
Sát ngày bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố, nếu bạn có dịp ghé qua phố Huế, một con phố buôn bán sấm uất của quận Hai Bà Trưng-Hà Nội, một cảnh tượng tưng bừng, bắt mắt đập vào mắt các bạn: Đó là những dãy đèn lồng Trung Quốc treo ngay ngắn, đều đặn dọc theo 2 bên lề đường phố Huế, từ điểm giao cắt Đại Cồ Việt tới đường Nguyễn Công Trứ, đọan đường ước dài gần 1 km…
Vì không biết chữ Trung Quốc nên không đọc được trên đền lồng chưng treo mang ý nghĩa gì…Đây cũng là đoạn phố duy nhất của Hà Nội treo đèn lồng Trung Quốc trong ngày lễ trọng này…
Mời quý vị cùng ghé xem cảnh tượng lạ mắt này ???


Ảnh: P.V.Đ.


--  Rực rỡ sắc màu đón “Ngày hội non sông” (VOV News) - “Phố đèn lồng” giữa lòng Hà Nội


-Bất lực trước khoai tây, dâu tây “giả” của Trung Quốc (Bee)- - “Chúng tôi vẫn biết rõ đó là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng khổ nỗi khi kiểm tra họ vẫn có giấy phép nhập khẩu do Bộ Công thương cấp. Trong khi đó, các loại rau, củ, quả của Đà Lạt lại đang trong quá trình xây dựng thương hiệu nên không thể có cơ sở pháp lý để bảo vệ khi bị xâm hại” – ông Nguyễn Đức Cứ, Phó phòng Kinh tế TP Đà Lạt cho biết.Kiểm tra các đầu mối chuyên kinh doanh khoai tây, dâu tây tại Đà Lạt, họ vẫn trình đầy đủ giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc, hóa đơn.

Cũng theo ông Cứ, khi các cơ quan chức năng địa phương tiến hành kiểm tra các đầu mối chuyên kinh doanh khoai tây, dâu tây tại Đà Lạt thì các cơ sơ này vẫn trình đầy đủ giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc, hóa đơn mua bán từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi đưa thị trường tiêu thụ, một số đầu mối kinh doanh khoai tây có xuất xứ từ Trung Quốc đem trộn với đất đỏ Đà Lạt để đánh lừa người tiêu dùng.
Mô tả ảnh.
Đất đỏ là "chiêu" để biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt

Mặc dù biết rất rõ điều đó nhưng do các loại nông sản của Đà Lạt vẫn chưa xây dựng xong thương hiệu, chưa được gắn tem, mác cũng như xây dựng cơ sở pháp lý để khi xảy ra tranh chấp có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật.

Theo phòng Kinh tế TP Đà Lạt, nhanh nhất cũng phải đến tháng 9/2011 này các quy định về quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt mới được hoàn thành.

Khi quy định này được áp dụng, không riêng gì các mặt hàng nông sản của Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt bị xử phạt mà ngay cả các loại nông sản khác ở nước ta không có xuất xứ tại Đà Lạt nếu vi phạm cũng bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Khi nông sản Trung Quốc tràn vào đội lốt nông sản Đà Lạt thì chịu thiệt không chỉ là tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới nông dân 
Khi nông sản Trung Quốc tràn vào đội lốt nông sản Đà Lạt thì chịu thiệt không chỉ là người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới nông dân

Những năm qua, hàng loại mặt hàng nông sản có xuất xứ từ Trung Quốc như khoai tây, dâu tây, mơ cay, đào sữa, ô lưu, đào giòn, mận, cà, ớt, na… được nhập vào nước ta, để đánh lừa người tiêu dùng, nhiều cơ sở buôn bán các loại mặt hàng này liền gắn vào bao bì sản phẩm dòng chữ “Đặc sản Đà Lạt” để bán với giá cao kiếm lời.

Bà Phan Thị An – chi Cục phó chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng cho biết, chỉ khoảng 10% các loại đặc sản đang bày bán tại chợ Đà Lạt và các khu du lịch tại thành phố này đích thực là sản phẩm có nguồn gốc tại Đà Lạt, 90% các loại đặc sản còn lại là hàng Trung Quốc được gắn mác “Made in DaLat".

Sự gian lận này không chỉ gây thất thiệt cho người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới các mặt hàng nông sản của Đà Lạt.

Khắc Lịch

-Công nghệ biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt



 - “Không biết trước khi nhận về Việt Nam họ có dùng loại hóa chất gì để bảo quản hay không, nhưng khoai tây để 1 - 2 năm mà không bị nảy mầm hoặc hư hỏng thì đúng là một điều khó hiểu và đáng quan tâm”- Nguyễn Đình Dị, Chủ tịch Hội nông dân phường 8, TP Đà Lạt nói.
 Năm nay, khoai tây Đà lạt “giả” xuất hiện sớm


Gần đây khoai tây trong nước được giá, nhu cầu tiêu dùng của thị trường lại rất lớn nên nhiều tiểu thương ở Đà Lạt đã mua khoai tây từ các tỉnh phía Bắc được nhập từ Trung Quốc về Đà Lạt làm “giả” kiếm lời sớm hơn mọi năm hai tháng. (Thông thường những năm trước, khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt tràn vào thị trường Việt Nam chỉ bắt đầu từ khoảng tháng 6 đến tháng Giêng năm sau khi mùa thu hoạch khoai tây chính vụ của Đà Lạt đã kết thúc và lượng khoai tích trữ trong người dân cũng đã bán hết).

Mô tả ảnh.
Chuẩn bị đất đỏ để biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt

Thời gian này, tại Đà Lạt đang xuất hiện nhiều điểm chế biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt, tập trung nhiều nhất ở khu vực Trại Mát, phường 7 và phường 8.

"Công nghệ" trộn khoai Trung quốc với đất ướt Đà Lạt
 Một người có kính nghiệm trong nghề làm khoai tây “giả” tiết lộ, công nghệ biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt rất dễ.

Khi nhập khoai tây Trung Quốc về, công việc trước tiên là phân loại củ to, củ nhỏ cho giống như khoai tây Đà Lạt đang được bày bán trên thị trường. Việc tiếp theo sẽ lấy đất đỏ (loại đất thường dùng để trồng khoai tây Đà Lạt) phơi khô, đạp nhỏ trộn nước cho ướt rồi rắc lên khoai tây Trung Quốc để cho khoai bám đất. Chờ cho đất trên khoai tây đã khô, họ sẽ gỡ bỏ loại đất này khiến cho khoai tây Trung Quốc được bám một loại đất đỏ giống y như khoai tây được trồng tại Đà Lạt rồi đưa đi tiêu thụ.

Theo tìm hiểu, chỉ một lượng rất nhỏ khoai tây “giả” được tiêu thụ ngay tại thị trường Đà Lạt, đất sống trung thành của khoai tây Trung Quốc gắn mác khoai tây Đà Lạt vẫn là thị trường TP HCM và các tỉnh phía Nam.

 Khoai tây “giả” rất dễ nhận biết

Hiện giá khoai tây vàng Đà Lạt đươc các tiểu thương thu mua tại vườn là 11.000 đ/kg, khoai tây đỏ là 12.000 đ/kg, trong khi đó, khoai tây Trung Quốc khi nhập về Đà Lạt có giá chỉ khoảng 4.000 – 5.000 đ/kg (chưa phân loại).

Sự xuất hiện của khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới nông dân trồng khoai tây tại Đà Lạt.

Sau khi qua công nghệ chế biến, khoai tây Trung Quốc nghiễm nhiên được bán ngang hàng hoặc rẻ hơn không đáng kể so với khoai tây Đà Lạt.

Mô tả ảnh.
Thu hoạch khoai tây tại Đà Lạt

Ông Nguyễn Đình Dị, Chủ tịch Hội nông dân phường 8, TP Đà Lạt cho biết, khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt rất dễ phân biệt. Thông thường, khoai tây Trung Quốc được bán quanh năm, trong khi đó chính vụ của khoai tây Đà Lạt chỉ từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm.
 Điều dễ nhận biết nhất là khoai tây Đà Lạt rất mỏng vỏ, chỉ cần cọ sát nhẹ trong lúc vận chuyển là vỏ bị tróc. Còn khoai tây Trung Quốc vỏ rất dày và dai, thậm chí dẫm lên những củ khoai này cũng không bị trầy xước vỏ nên củ trông rất đẹp.

Mô tả ảnh.
Khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt không những gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới người trông khoai tây Đà Lạt

Cũng theo ông Dị, khoai tây Đà Lạt du bảo quản có tốt tới đâu, thậm chí là dùng thuốc nhưng cũng chỉ để được từ 3 – 4 tháng là nảy mầm hoặc thối, trong khi đó khoai tây Trung Quốc có thể để tới 1 – 2 năm nhưng không bị nảy mầm và hư hỏng.
 “Không biết trước khi nhận về Việt Nam họ có dùng loại hóa chất gì để bảo quản hay không, nhưng khoai tây mà để được 1 - 2 năm mà không bị nảy mầm hoặc hư hỏng thì đúng là một điều khó hiểu và đáng quan tâm” - ông Dị nói.

Khắc Lịch


Tổng số lượt xem trang