-Liên hiệp quốc cảnh báo đưa Kim Jong Un ra tòa(VnEconomy) Cảnh báo công khai mà Liên hiệp quốc vừa dành cho nhà lãnh đạo Triều Tiên là chưa từng có tiền lệ...
- LHQ phát hiện tội ác chống loài người ở Triều TiênThanh Niên 16/02/2014
Ủy ban Thẩm tra (CI) về nhân quyền ở CHDCND Triều Tiên của LHQ vừa phát hiện có nhiều tội ác chống loài người tại nước này và sẽ kêu gọi mở cuộc điều tra hình sự quốc tế.
AP hôm qua trích nội dung báo cáo mà CI sẽ công bố vào ngày mai, 17.2, cho hay sau một năm điều tra, họ đã tìm thấy những bằng chứng của nhiều tội ác ở Triều Tiên, bao gồm một chiến dịch bắt cóc người dân ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bắc và Nam Triều Tiên đạt thỏa thuận
Hàn Quốc hoàn tất chuẩn bị cho đoàn tụ gia đình liên Triều
Liên Triều đạt thỏa thuận tại đàm phán cấp cao vòng 2
- -- Quá dễ bị tử hình ở Triều Tiên
-Thoạt nghe về những vụ tử hình tội phạm phản quốc, tử hình quan chức yếu kém trong quản lý, tử hình những người đóng phim “sex” - xâm phạm thuần phong mỹ tục… có thể đưa ra nhận định rằng Triều Tiên là một chính phủ nề nếp và quy củ. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ cần lãnh đạo cảm thấy “không vừa mắt” thì cũng đã đủ để cấu thành tội chết.
http://motthegioi.vn/quoc-te/trieu-tien-qua-de-de-chet-33559.html
-Bắc Hàn sẵn sàng cho điều ngạc nhiên mới?
Liên hiệp quốc vừa lên tiếng cảnh báo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể phải đối mặt với công lý quốc tế vì các hành vi có hệ thống ra lệnh đánh đập, bỏ đói người khác, và giết người hàng loạt ở mức gần bị xem là tội diệt chủng.
Theo tin từ Reuters, cảnh báo trên vừa được các nhà điều tra thuộc Ủy ban Điều tra của Liên hiệp quốc đưa ra ngày 17/2. Các nhà điều tra cho biết đã gửi cho ông Kim một lá thư trong đó nói rằng, họ sẽ đề nghị Liên hiệp quốc đưa Triều Tiên lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) để đảm bảo rằng, bất kỳ kẻ phạm tội nào, bao gồm cả ông Kim Jong Un, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Phản ứng trước lá thư trên, Triều Tiên tuyên bố phủ nhận “dứt khoát và toàn bộ” bản báo cáo của Liên hiệp quốc, coi đây là “một sản phẩm của việc chính trị hóa các vấn đề nhân quyền, một phần trong sự liên minh của châu Âu và Nhật Bản với chính sách thù địch của nước Mỹ” nhằm vào Bình Nhưỡng. “Chúng tôi sẽ tiếp tục có phản ứng mạnh mẽ tới cùng trước bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi chế độ và những áp lực núp dưới cái bóng ‘bảo vệ nhân quyền’”, phái đoàn ngoại giao của Triều Tiên tại Geneva, Thụy Sỹ, viết trong một tuyên bố gửi tới Reuters.
Cảnh báo công khai mà Liên hiệp quốc vừa dành cho nhà lãnh đạo Triều Tiên là chưa từng có tiền lệ. Giới quan sát cho rằng, cảnh báo này có thể cản trở những nỗ lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và chính sách đối đầu quyết liệt với Hàn Quốc và phương Tây.
Các điều tra viên của Liên hiệp quốc cũng cho biết đã nói với Trung Quốc - đồng minh chủ chốt của Triều Tiên - về việc nước này có thể đang “hỗ trợ và tiếp tay cho tội ác chống lại nhân loại” khi đẩy những người Triều Tiên nhập cư và bỏ trốn sang Trung Quốc trở lại đất nước, nơi họ có thể bị đánh đập và xử tử. Các quan chức Trung Quốc cũng đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này.
Theo một số nguồn tin ngoại giao, khả năng Triều Tiên bị đưa lên ICC là rất thấp, bởi Trung Quốc có thể phủ quyết bất kỳ động thái nào như vậy của các cường quốc phương Tây tại Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến nói về khả năng thành lập một tòa án đặc biệt nào đó dành cho Triều Tiên.
“Chúng tôi đã thu thập tất cả các chứng cứ và không thể dừng lại đợi 10 năm nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc này”, một nguồn tin từ Liên hiệp quốc nói.
Ông Michael Kirby, Chủ tịch Ủy ban Điều tra của Liên hiệp quốc, tiết lộ với Reuters rằng, các điều tra viên đã soạn một bản báo cáo dài 372 trang về các tội ác ở Triều Tiên. Theo ông Kirby, những tội ác mà bản báo cáo đưa ra rất giống với những tội ác mà Đức quốc xã đã gây ra trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai. “Một số tội ác giống nhau đến bất ngờ”, ông Kirby nói.
“Bằng chứng là những trại tù chính trị nơi nhiều người bị bỏ đói, nhiều người thậm chí đã chết đói sau đó bị thiêu xác trong những cái nồi lớn rồi đem chôn… Chính các tù nhân khác phải làm nhiệm vụ giải quyết những xác chết đó”, ông Kirby nói.
Những tội ác mà bản báo cáo đề cập đến bao gồm giết người, đánh đập, cưỡng bức, bắt cóc, biến người khác thành nô lệ, bỏ đói, và xử tử. “Mức độ, quy mô và bản chất của những sự xâm phạm này cho thấy một nhà nước không có điểm gì tương đồng với thế giới đương đại”, bản báo cáo có đoạn viết.
Trong báo cáo này, các điều tra viên cũng khuyến nghị Liên hiệp quốc trừng phạt các quan chức dân sự và tướng lĩnh quân đội Triều Tiên bị tình nghi phạm phải những tội ác nặng nhất. Bản báo cáo không đề cập tới cái tên cụ thể nào nhưng cho biết các nhà điều tra đã soạn thảo một cơ sở dữ liệu các nhân vật bị tình nghi.
12 điều tra viên thực hiện bản báo cáo cho hay, Bình Nhưỡng dùng thức ăn “như một công cụ để kiểm soát người dân” và “bỏ đói có chủ đích” để trừng trị các tù nhân. Mạng lưới giám sát phủ khắp của nhà nước Triều Tiên đàn áp tất cả những người dân bất mãn, theo báo cáo. Trong đó, người theo Công giáo bị ngược đãi còn phụ nữ bị phân biệt đối xử rất nặng nề. Những người đã bị đưa tới các trại tù không bao giờ có hy vọng được thả.
Theo tin từ Reuters, cảnh báo trên vừa được các nhà điều tra thuộc Ủy ban Điều tra của Liên hiệp quốc đưa ra ngày 17/2. Các nhà điều tra cho biết đã gửi cho ông Kim một lá thư trong đó nói rằng, họ sẽ đề nghị Liên hiệp quốc đưa Triều Tiên lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) để đảm bảo rằng, bất kỳ kẻ phạm tội nào, bao gồm cả ông Kim Jong Un, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Phản ứng trước lá thư trên, Triều Tiên tuyên bố phủ nhận “dứt khoát và toàn bộ” bản báo cáo của Liên hiệp quốc, coi đây là “một sản phẩm của việc chính trị hóa các vấn đề nhân quyền, một phần trong sự liên minh của châu Âu và Nhật Bản với chính sách thù địch của nước Mỹ” nhằm vào Bình Nhưỡng. “Chúng tôi sẽ tiếp tục có phản ứng mạnh mẽ tới cùng trước bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi chế độ và những áp lực núp dưới cái bóng ‘bảo vệ nhân quyền’”, phái đoàn ngoại giao của Triều Tiên tại Geneva, Thụy Sỹ, viết trong một tuyên bố gửi tới Reuters.
Cảnh báo công khai mà Liên hiệp quốc vừa dành cho nhà lãnh đạo Triều Tiên là chưa từng có tiền lệ. Giới quan sát cho rằng, cảnh báo này có thể cản trở những nỗ lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và chính sách đối đầu quyết liệt với Hàn Quốc và phương Tây.
Các điều tra viên của Liên hiệp quốc cũng cho biết đã nói với Trung Quốc - đồng minh chủ chốt của Triều Tiên - về việc nước này có thể đang “hỗ trợ và tiếp tay cho tội ác chống lại nhân loại” khi đẩy những người Triều Tiên nhập cư và bỏ trốn sang Trung Quốc trở lại đất nước, nơi họ có thể bị đánh đập và xử tử. Các quan chức Trung Quốc cũng đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này.
Theo một số nguồn tin ngoại giao, khả năng Triều Tiên bị đưa lên ICC là rất thấp, bởi Trung Quốc có thể phủ quyết bất kỳ động thái nào như vậy của các cường quốc phương Tây tại Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến nói về khả năng thành lập một tòa án đặc biệt nào đó dành cho Triều Tiên.
“Chúng tôi đã thu thập tất cả các chứng cứ và không thể dừng lại đợi 10 năm nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc này”, một nguồn tin từ Liên hiệp quốc nói.
Ông Michael Kirby, Chủ tịch Ủy ban Điều tra của Liên hiệp quốc, tiết lộ với Reuters rằng, các điều tra viên đã soạn một bản báo cáo dài 372 trang về các tội ác ở Triều Tiên. Theo ông Kirby, những tội ác mà bản báo cáo đưa ra rất giống với những tội ác mà Đức quốc xã đã gây ra trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai. “Một số tội ác giống nhau đến bất ngờ”, ông Kirby nói.
“Bằng chứng là những trại tù chính trị nơi nhiều người bị bỏ đói, nhiều người thậm chí đã chết đói sau đó bị thiêu xác trong những cái nồi lớn rồi đem chôn… Chính các tù nhân khác phải làm nhiệm vụ giải quyết những xác chết đó”, ông Kirby nói.
Những tội ác mà bản báo cáo đề cập đến bao gồm giết người, đánh đập, cưỡng bức, bắt cóc, biến người khác thành nô lệ, bỏ đói, và xử tử. “Mức độ, quy mô và bản chất của những sự xâm phạm này cho thấy một nhà nước không có điểm gì tương đồng với thế giới đương đại”, bản báo cáo có đoạn viết.
Trong báo cáo này, các điều tra viên cũng khuyến nghị Liên hiệp quốc trừng phạt các quan chức dân sự và tướng lĩnh quân đội Triều Tiên bị tình nghi phạm phải những tội ác nặng nhất. Bản báo cáo không đề cập tới cái tên cụ thể nào nhưng cho biết các nhà điều tra đã soạn thảo một cơ sở dữ liệu các nhân vật bị tình nghi.
12 điều tra viên thực hiện bản báo cáo cho hay, Bình Nhưỡng dùng thức ăn “như một công cụ để kiểm soát người dân” và “bỏ đói có chủ đích” để trừng trị các tù nhân. Mạng lưới giám sát phủ khắp của nhà nước Triều Tiên đàn áp tất cả những người dân bất mãn, theo báo cáo. Trong đó, người theo Công giáo bị ngược đãi còn phụ nữ bị phân biệt đối xử rất nặng nề. Những người đã bị đưa tới các trại tù không bao giờ có hy vọng được thả.
- LHQ phát hiện tội ác chống loài người ở Triều TiênThanh Niên 16/02/2014
Ủy ban Thẩm tra (CI) về nhân quyền ở CHDCND Triều Tiên của LHQ vừa phát hiện có nhiều tội ác chống loài người tại nước này và sẽ kêu gọi mở cuộc điều tra hình sự quốc tế.
AP hôm qua trích nội dung báo cáo mà CI sẽ công bố vào ngày mai, 17.2, cho hay sau một năm điều tra, họ đã tìm thấy những bằng chứng của nhiều tội ác ở Triều Tiên, bao gồm một chiến dịch bắt cóc người dân ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Các chuyên gia CI đã thẩm vấn hơn 80 nạn nhân và nhiều nhân chứng ở Seoul, Tokyo, London và Washington, nhưng họ không được phép vào Triều Tiên. CI không điều tra cụ thể trách nhiệm cá nhân cho các tội ác nói trên mà đề xuất những bước hướng tới trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của phái đoàn đại diện Triều Tiên ở LHQ tuyên bố với AP rằng họ không chấp nhận “những phát hiện vô căn cứ của CI liên quan đến tội ác chống loài người”.
Minh Trung
>> Triều Tiên thử động cơ cho tên lửa đạn đạo KN-08?
>> Quan chức Trung Quốc lần đầu thăm Triều Tiên sau vụ Jang Song-thaek
>> 240.000 người Triều Tiên có tài sản trị giá trên 50.000 USD
>> Nhật - Triều Tiên 'bí mật đàm phán...>> Quan chức Trung Quốc lần đầu thăm Triều Tiên sau vụ Jang Song-thaek
>> 240.000 người Triều Tiên có tài sản trị giá trên 50.000 USD
Bắc và Nam Triều Tiên đạt thỏa thuận
Hàn Quốc hoàn tất chuẩn bị cho đoàn tụ gia đình liên Triều
Liên Triều đạt thỏa thuận tại đàm phán cấp cao vòng 2
- -- Quá dễ bị tử hình ở Triều Tiên
-Thoạt nghe về những vụ tử hình tội phạm phản quốc, tử hình quan chức yếu kém trong quản lý, tử hình những người đóng phim “sex” - xâm phạm thuần phong mỹ tục… có thể đưa ra nhận định rằng Triều Tiên là một chính phủ nề nếp và quy củ. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ cần lãnh đạo cảm thấy “không vừa mắt” thì cũng đã đủ để cấu thành tội chết.
Ở Triều Tiên có 19 loại tội có thể tử hình, bao gồm 17 tội quy định trong Bộ luật hình sự và hai tội chính trị là “phản quốc” và “phản bội dân tộc”. Thoạt nghe về những vụ tử hình tội phạm phản quốc, tử hình quan chức yếu kém trong quản lý, tử hình những người đóng phim “sex” – xâm phạm thuần phong mỹ tục,… có thể đưa ra nhận định rằng Triều Tiên là một chính phủ nề nếp và quy củ.
Tuy nhiên trên thực tế, chỉ cần lãnh đạo cảm thấy “không vừa mắt” thì cũng đã đủ để cấu thành tội chết. Nhưng không chỉ “dễ chết”, mà cái chết ở Triều Tiên cũng không hề “dễ chịu”. Bên cạnh các nước Hồi giáo theo luật tôn giáo Sharia, Triều Tiên là một trong số rất ít những nước còn lại trên thế giới duy trì tử hình công khai và các hình thức tử hình tàn nhẫn như dùng súng máy hay bắn pháo.
Chính quyền Triều Tiên coi tử hình công khai là một hình thức tuyên truyền sự răn đe, loại bỏ hoàn toàn mầm mống phản loạn, đồng thời yêu cầu sự trung thành từ người dân đối với chính quyền lãnh đạo.
Vì vậy, không thể tính chính xác chi tiết những tội nào có thể bị tử hình và tử hình theo hình thức nào, tuy nhiên, có ba lý do chủ yếu gây ra những vụ tử hình ở Triều Tiên từ năm 2009 đến nay.
Tội danh chính trị
Lý do đầu tiên khiến đa số quan chức bị thanh trừng là tham ô, chống đối chế độ, phản cách mạng, bất kính lãnh đạo. Đây là lý do phổ biến nhất mà ở cả Trung Quốc cũng đang áp dụng. Thậm chí có những người đang nắm quyền lực rất lớn và rất nổi bật trong chính phủ, cũng có thể bị thanh trừng ngay lập tức bằng các lý do này.
Vụ việc nổi tiếng nhất gần đây chính là việc tử hình người đàn ông quyền lực thứ hai Triều Tiên – Jang Song-thaek bằng súng máy ngay trong ngày ông nhận những cáo buộc tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Ông Jang đã bị cáo buộc phản quốc, bè phái phản cách mạng, âm mưu lật đổ chế độ, làm suy yếu kinh tế đất nước, dâm ô, hưởng lạc kiểu tư bản,…. Thậm chí hai trợ lý của ông là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil cũng đã bị hành quyết bằng súng máy trước đó. Theo Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc.
Chịu số phận “lên voi xuống chó” tương tự ông Jang là Thượng tướng Ryu Kyong – người được phong hai danh hiệu anh hùng dân tộc, đại diện cấp cao của Triều Tiên đã đàm phán thỏa thuận sơ bộ Hàn Quốc trong cuộc hội đàm bí mật sau sự kiện nã pháo ở đảo Yeonpyeong vào tháng 10.2010. Ông đã bị kết tội “tiết lộ bí mật quốc gia” cùng một loạt tội danh khác như nhận hối lộ, kiếm tiền phi pháp,…. Từ anh hùng dân tộc, ông biến thành kẻ phản quốc ngay sau khi trở về từ cuộc đàm phán, và bị xử bắn công khai với 99 phát đạn liên tiếp trước sự chứng kiến của nhiều quan chức cấp cao khác.
Nhưng hình thức tử hình “đáng sợ” nhất lại dành cho một quan chức phạm tội “bất kính với lãnh đạo” khi uống rượu trong thời gian quốc tang cố lãnh đạo Kim Jong-Il. Theo đó, Thứ trưởng Quốc phòng Kim Chol đã bị tử hình bằng đạn pháo, với phán xét “không được để sót lại dù một sợi tóc của tử tội”, cùng với 10 quan chức quân đội khác trong một cuộc tử hình công khai.
Vi phạm chuẩn mực văn hóa
Bên cạnh các lý do về mặt chính trị, thì vi phạm các chuẩn mực văn hóa là lý do “dễ chết” thứ hai, đặc biệt là đối với người dân khi xem các sản phẩm giải trí từ Hàn Quốc hay ăn mặc không đúng mực. Trên thực tế, ngoại trừ các quốc gia Hồi giáo, việc vi phạm này vốn không phải thứ gì quá to tát như tham ô hay phản quốc, nhưng tại Triều Tiên, nó cũng được xem như hành động “nguy hiểm” và có thể bị tử hình công khai bằng súng máy.
Như vào 17.8.2013, bạn gái cũ của Kim Jong-un và 11 người khác (bao gồm cả nhạc công) đã bị tử hình công khai bằng súng máy do cáo buộc làm phim khiêu dâm, nhưng thực sự các ca sỹ chỉ mặc váy ngắn khi trình diễn. Thậm chí người thân trong gia đình những người bị tử hình cũng phải chịu liên đới trong vụ việc này.
Và vào 11.11.2013, Triều Tiên tiếp tục tử hình công khai 80 người trước sự chứng kiến của 10.000 người trong một sân vận động vì tội xem phim Hàn Quốc và một số khác thì vì mua bán dâm.
Bia đỡ đạn
Lý do cuối cùng, nghe có vẻ hợp lý nhất là vì thiếu năng lực quản lý. Nhưng thực chất, đây là những án tử hình để làm bia đỡ đạn cho sự bất ổn nội bộ.
Như vào tháng 11/2009, Triều Tiên đã tiến hành cuộc cải cách tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1959 đã thất bại nặng nề khi toàn bộ thị trường Triều Tiên tê liệt, giá cả nội địa tăng chóng mặt. Bộ trưởng Bộ kế hoạch Tài chính lúc đó là Pak Nam Gi đã bị cách chức và chỉ trích nặng nề trong cuộc “đại tranh luận Trung ương Đảng”. Sau đó thì bị khép vào tội “con trai địa chủ, xâm nhập vào hàng ngũ cách mạng” và bị xử tử hình.
Vào năm 1998, Kim Jong-il cũng đã tử hình So Kwan-hi - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp để chối bỏ các chính sách kinh tế yếu kém của mình, vốn đã gây ra nạn đói trầm trọng khiến một triệu người chết. Thậm chí, ông Kim Jong-il còn đào mộ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nhiệm kỳ trước là Kim Man-kum lên và tử hình thêm lần nữa.
Vũ Thành Công
Đọc bài này phải nín thở: Đại sứ Việt Nam “giải mã” bí ẩn Triều Tiên -- Bài 1: Ai đi về cũng nói: “Không ngờ Triều Tiên phát triển như vậy!” (LĐ 24-12-13) -- “Bao giờ ta có thể làm được như họ?” - Đại sứ Lê Quảng Ba nhận định.
Bên lề Hội nghị ngoại giao 28 vừa diễn ra ở Hà Nội, PV Lao Động đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Quảng Ba về đời sống xã hội bên trong một đất nước Triều Tiên bị cấm vận, khép kín. Những thông tin được Đại sứ Lê Quảng Ba đưa ra đã hé mở hình ảnh về một đất nước Triều Tiên ít người biết đến, với cơ sở hạ tầng phát triển và thành phố được quy hoạch bài bản.
- Điều bí ẩn kỳ lạ trên ve áo đệ nhất phu nhân Triều Tiên
- Tin đồn nhà lãnh đạo Triều Tiên bị “sai khiến” trong vụ xử tử chú dượng
- Hé lộ nội tình phân bổ quyền lực của Triều Tiên
- Triều Tiên de dọa tấn công Hàn Quốc không báo trước
- Cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ một doanh nhân làm gián điệp cho Triều Tiên
“Riêng tôi thấy rằng, khi đánh giá về đất nước Triều Tiên cần bình tĩnh xem xét và đặt câu hỏi: “Bao giờ ta có thể làm được như họ?” - Đại sứ Lê Quảng Ba nhận định.
- Thưa Đại sứ, hình ảnh của Triều Tiên hiện nay chủ yếu được biết đến như một quốc gia nhiều tiềm lực quốc phòng, nhưng cuộc sống xã hội còn nhiều khó khăn. Từ góc nhìn của Đại sứ, một Triều Tiên thực sự sẽ như thế nào?
- Đúng là nếu chỉ đọc báo chí bên ngoài thì tưởng như Triều Tiên rất đói khổ, kiệt quệ.
Song nhiều đoàn của Việt Nam và các nước khác sau khi thăm Triều Tiên về đều có chung cảm tưởng: Không ngờ Triều Tiên lại phát triển đến như vậy. Cơ sở hạ tầng của Triều Tiên rất phát triển, họ có tàu điện ngầm từ mấy chục năm trước, đường phố rộng rãi, sạch đẹp và có nhiều tòa nhà cao tầng hoành tráng.
Họ quy hoạch thành phố rất bài bản. Triều Tiên có sân vận động to gấp gần 4 lần sân Mỹ Đình của Việt Nam. Đó là nói về bên ngoài. Còn những chương trình biểu diễn nghệ thuật của họ thì thực sự đáng khâm phục.
Tôi nghĩ ở đây có vấn đề về thông tin. Chẳng hạn như có 100 thông tin, hình ảnh đăng tải trên thế giới về Triều Tiên thì có đến 80% là từ báo chí phương Tây, hay các nước mà Triều Tiên gọi là thù địch - tức chỉ nói xấu, hay không có thì dựng ra là có. Bản thân Triều Tiên cũng ít đưa hình ảnh của mình ra ngoài, nên dễ dẫn đến bị nhìn nhận sai lệch. Riêng tôi thấy rằng cần bình tĩnh xem xét và đặt lại câu hỏi: “Bao giờ ta có thể làm được như họ?”
- Theo ông, đâu là những lĩnh vực mà Triều Tiên hiện vượt trội?
- Hoàn cảnh của họ hiện nay bị bên ngoài bao vây, cấm vận giống Việt Nam vài chục năm trước. Nhưng trong điều kiện đó, họ vẫn phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và đặc biệt là nghệ thuật đến mức tinh vi như vậy thì rất đáng nể. Tôi cho rằng đó cũng là điều để suy nghĩ.
- Một bài viết mới đây trên Hãng thông tấn Anh Reuters bình luận, Triều Tiên dưới thời kỳ của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un đã có tốc độ phát triển nhanh về xây dựng, không chỉ ở các khu vực thành thị mà cả ở vùng nông thôn. Đại sứ có chung nhận định?
- Ý kiến nhận xét này khá đúng. Tốc độ xây dựng đang lan nhanh không chỉ ở Bình Nhưỡng hay các thành phố lớn khác, mà cả ở các khu vực nông thôn. Những dịp tôi đi đến các tỉnh, địa phương của họ đều thấy các công trình công cộng từ cầu, đường cho đến nhà ở đang mọc lên khắp nơi.
Xây dựng mới từ năm 2012 trở lại đây nhiều hơn so với thời kỳ trước, gồm cả những công trình hoành tráng và tầm cỡ như khu công viên nước, khu đua ngựa. Nói thật là tôi chưa từng được nhìn thấy hay đến những khu vực đẹp và tầm cỡ hơn thế. Chúng rất rộng, to và hiện đại. Nếu thả bộ ở một khu phố của Bình Nhưỡng và không nhìn thấy chữ Triều Tiên thì ai cũng cứ nghĩ rằng họ đang ở một nước phương Tây nào đó.
- Thật đáng ngạc nhiên...
- Cảm nghĩ của bạn cũng giống nhiều người sau khi đến Triều Tiên. Trước khi đến, họ cứ nghĩ Triều Tiên là quốc gia vô cùng nghèo đói và khốn khổ, người dân thì hiếu chiến. Nhưng đó là bởi họ chưa trực tiếp tham quan Triều Tiên. Cha ông ta đã có câu "Trăm nghe không bằng một thấy". Nếu ta tiếp nhận thông tin qua nguồn gián tiếp, sự sai lệch sẽ rất nhiều.
Song, có một điều đặc biệt ở Triều Tiên là đi đến đâu sẽ chỉ biết đúng nơi đó, chứ không thể suy luận hết về mọi thứ. Nhất là về chính sách hay về quyết định của họ. Họ rất linh hoạt và có nhiều sự thay đổi. Trở lại với câu hỏi của bạn về nhận định của Reuters, thực ra Triều Tiên vốn đã có một mức phát triển như vậy, nhưng do họ không biết đến nên tưởng là mới.
- Trong một phân tích của phương Tây gần đây, có dự đoán nếu khả năng thống nhất bán đảo Triều Tiên diễn ra thì đây sẽ là đất nước vô cùng hùng mạnh, vì bản thân dân tộc Triều Tiên đã tiềm ẩn nhiều nội lực. Nhận định của đại sứ?
- Tôi nghĩ, có nhiều dân tộc bên ngoài làm được nhiều điều vĩ đại và Triều Tiên là trường hợp rất đáng nghiên cứu để tham khảo. Trước hết là để đánh giá được cho đúng họ và tìm ra được những lĩnh vực mà ta có thể hợp tác. Về công nghệ cao, Triều Tiên có nhiều thành tựu mà ta phải ngưỡng mộ.
Tiềm lực của người Triều Tiên chính là sức mạnh tinh thần và văn hóa, từ đó dẫn đến tiềm lực quốc phòng của họ. Còn về khả năng thống nhất thì đó là câu chuyện còn dài.
- Đâu là điều mà Đại sứ ấn tượng nhất về con người và đất nước Triều Tiên?
- Đó chính là sự chịu khó, chịu khổ và tinh thần lao động của họ. Bên cạnh đó là ý chí dân tộc và phải nói dân tộc Triều Tiên rất tài hoa. Nếu đi xem một buổi biểu diễn của họ thì mới thấy tinh hoa và chiều sâu văn hóa của họ lớn đến thế nào.
(còn tiếp)
THE DIPLOMAT
Ngày 11-5-2011
Với sự chú ý của Hoa Kỳ tập trung vào A Rập và Pakistan, Kim Jong-il sẽ tạo nên sự quan tâm khác tìm kiếm điều bất ngờ về hạt nhân?
Nhiều điều trông có vẻ tích cực vào đầu năm nay. Sau vở kịch 2010 trên bán đảo Triều Tiên từ việc đánh chìm tàu chiến của Nam Hàn Chenonan và Bắc Hàn nã pháo vào đảo Yeonpyeong, dường như đã có những thay đổi trong mối quan hệ song phương.
Sau khi đã khẳng định việc xin lỗi của Bắc Hàn là tiền điều kiện thực hiện đàm phán 6 bên về chương trình vũ khí vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên, chính phủ Nam Hàn đã bớt căng thẳng và ngầm thỏa thuận rằng họ sẽ quay lại bàn đàm phán mà không cần động thái xin lỗi của Bắc Hàn.
Trong khi Bắc Hàn ngừng một số hành động khiêu khích, vì dần nhận ra rằng Miền Nam láng giềng đã và không ngồi im khi động thái quân sự gia tăng. Bình Nhưỡng dường như đã dành cho Nam Hàn cành Ô Liu bằng cách tổ chức thảo luận song phương và thể hiện rằng Băc Hàn sẳn sàng quay lại bàn đàm phán 6 bên.
Mặc dầu có những biến chuyển mặt ngoài nhưng thực tế mối quan hệ đang tiếp tục chuyển sang mức xấu hơn.
Theo hầu hết các nhà hoạch định chính sách và phân tích, chu trình không khoan nhượng của Bắc Hàn không có gì mới, với mô thức tiếp tục đeo đuổi chính sách đối ngoại “kẻ gây rối thành nạn nhân” của Bình Nhưỡng. Hết lần này đến lần khác, chúng ta đã thấy những thỏa thuận bị phá vỡ bởi chế độ Kim Jong-il. Nhìn lại mùa thu năm 1994, chính sách ngoại giao của chính phủ Clinton đã mang lại cho Washington với những ảo tưởng thời Chamberlain rằng Bắc Hàn sẽ sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Cuộc đại mặc cả được gọi là khung thỏa thuận và Mỹ đã tuyên bố rằng Bình Nhưỡng sẽ đóng cửa và hủy bỏ chương trình hạt nhân nhằm trao đổi dầu và bình thường hóa chính trị với Phương Tây.
Nhưng lịch sử đã phản bội nỗ lực của các kiến trúc sư của bản tuyên bố này. Băc Hàn cho rằng Hoa Kỳ đã không chung thủy trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình trong Hiệp định, đặc biệt là đối với bình thường hóa chính trị. Bắc Hàn cũng lớn tiếng rằng Hoa Kỳ tiếp tục đe dọa đến an nình sống còn của chế độ. Các mối quan hệ tiếp tục xấu đi với việc Bắc Hàn rút khỏi Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân vào năm 2003 và đi tới điểm cực xấu kho Bắc Hàn tiến hành các vụ thử hạt nhân kế tiếp nhau vào 2006 và 2009.
Tịnh tiến nhanh đến vấn đề hôm nay, chế độ Bắc Hàn dường như vẫn mặc định việc làm thế nào để Hoa Kỳ và Nam Hàn để mắt đến mình. Hiện tại Hoa Kỳ đang bận bịu với các vấn đề ở Trung Đông và Bắc Phi, việc thiết lập quân sự ở Bắc Hàn đang ngày bất nhẫn và chưa thể dự đoán được, phối hợp điều này với yếu tố chưa chắc chắn với những toan tính của chế độ Kim liên quan đến ngôi vị kế tiếp và chuyển giao quyền lực cho con trai út của Kim- Kim Jong-un, mối nguy hiểm đã trở nên rõ ràng.
Lịch sử dạy chúng mong đợi điều gì? Hành vi của Bắc Hàn trước đây nhắc nhở chúng ta chuẩn bị cho nhưng hành vi tồi tệ hơn. Thực vậy, đã có những dấu hiệu cho thấy hành vi tồi tệ đang diễn tiến. Won Sei-hoon, người đứng đầu cơ quan tình báo Nam Hàn gần đây đã báo cáo với đại diện cơ quan lập pháp quốc gia rằng Bắc Hàn dường như chuẩn bị thực hiện thử vũ khí hạt nhân lần thứ ba bằng cách phá vỡ cho cuộc hòa đàm sáu bên đã bị trì hoãn. .
Won cho hay ông tin tưởng “Bắc Hàn sẽ sử dụng hành động quân sự như thử tên lửa và hạt nhân để quay vào bàn đàm phán nếu chiến lược ngoại giao hiện tại bị thất bại”. Và trong khi cho đến nay chưa có thông tin tình báo cụ thể minh chứng rằng một cuộc thử nghiệm sắp xảy ra. Các báo cáo cho rằng quân đội Bắc Hàn đang đào các đường hầm xung quanh các bãi thử trước đây. Thông tin này dựa trên “điều gây ngạc nhiên” về chương trình hạt nhân gần đây nhất vào tháng 11 năm ngoái của Băc Hàn khi họ tiết lộ với một nhà khoa học uy tín của Phương Tây rằng họ đã xây dựng cơ sở làm giàu Uranium với 2.000 máy ly tâm. Quan ngại tiếp tục gia tăng khi Bình Nhưỡng đang đeo đuổi vũ khí hạt nhân theo phương thức 2 (các lần thử trước thực hiện bằng các thiết bị plutonium).
Vậy, 5 quốc gia tham gia đàm phán có thể làm đươc gì để ngăn chặn đợt thứ vũ khí thứ 3 của Bắc Hàn?
Nam Hàn chắc chắn đã tạo nên một bước khởi đầu dũng cảm bằng cách sẵn sàng rút lời yêu cầu xin lỗi đối với Bắc Hàn trong vụ tàu Cheonan. Đây là điều dũng cảm đặc biệt khi xét đến các rủi ro chính trị đối với Xơ Un trong việc nới lỏng tuyên bố nắm giữ đường phân tuyến do Bắc Hàn xâm lấn. Trong khi chính quyền Lee Myung-bak sẽ mất đi một ít tài sản chính trị trong quyết định ngắn hạn. Về mặt dài hạn, chính phủ Lee Myung-bak sẽ dành được những lợi ích trong việc thúc đẩy các phương thức tiếp cận thực tiễn đối với an ninh khu vực quy mô hơn.
Hoa Kỳ, trong khi cần tiếp tục vai trò của mình trong việc chấp thuận ngầm mối quan hệ giữa 2 miền và duy trì những cây gây vừa đủ trong bộ công cụ ngoại giao của mình để ngăn chặn những hành động quá trớn của Bình Nhưỡng. Chắc chắn rằng tại thời điểm này, điều thấy rõ là chính sách ngoại giao “kiên nhẫn chiến lược” của chính quyền Obama đã không hoạt động. Thay vào đó, Hoa Kỳ đã tăng áp lực của các đợt cấm vận tăng cường từ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc từ vụ thử hạt nhân năm 2009 thông qua việc trừng phạt đơn phương nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân của chế độ Bắc Hàn.
Chống lại kịch bản này, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò trung gian trong việc cố gắng dành được thỏa thuận ngầm với Trung Quốc theo phương cách cứng rắn nhưng đo lường được về vấn đề Bắc Hàn. Tuy nhiên, mặc dầu tìm cho Bắc Hàn một lối thoát, Bắc Kinh thấy không thuyết phục rằng việc gây áp lực đối với Bắc Hàn sẽ mang lại những lợi ích chính trị hữu hình. Với cách tư duy này, Hoa Kỳ nên cân nhắc việc tạo nên các yếu tố thúc đẩy dành cho Trung Quốc vượt qua vấn đề của bán đảo Triều Tiến, có lẽ cũng sẽ bao gồm sự nhượng bộ từ từ đối với việc bán vũ khí cho Đài Loan.
Thêm vào đó, cả Nga và Nhật Bản tiếp tục là các thành viên chưa hết mình trong cuộc đàm phán sáu bên mặc dù họ có khả năng làm nhiều hơn nữa. Đặc biệt, Nga có thể đóng vai trò hiệu quả như là một thuyết khách giữa Bắc Hàn và các đối thủ om sòm nhất của Bắc Hàn bao gồm cả Hoa Kỳ.
Trở lại năm 2003, Nga đã đưa ra đề nghị nhằm giải trừ quân bị Bắc Hàn, nhưng với sự chia rẻ này, vấn đề này cần đạt được thông qua đàm phán ngoại giao và không thông qua các lệnh cấm vận của Hội đồng bảo an. Điện Krelin có lẽ đúng khi đưa ra các giải pháp xây dựng được thực hiện dựa trên sự ràng buộc an ninh giữa Bắc Hàn và Mỹ trước khi các cuộc đàm phán sẽ cho thấy thành quả của nó.
Hoàn cảnh của Nhật Bản phức tạp hơn vì một số lý do bao gồm cả sự giận dữ kéo dài do việc tình báo Bắc Hàn bắt cóc công dân Nhật Bản, các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa thực dân Nhật, và dự định mập mờ của Bắc Hàn trong việc thử tên lửa trong tương lai qua lãnh thổ Nhật Bản. Mặc cho những điểm hạn chế đã nêu, Nhật Bản cần được có tiếng nói mạnh mẽ (nhưng bình tĩnh) trong các cuộc thảo luận tới.
Trước hết, bối cảnh quốc phòng của Nhật Bản vẫn phải tập trung vào những đe dọa tiềm ẩn từ Bình Nhưỡng, và Nhật phải có nguyên tắc tổng thể trong các mối quan hệ ổn định, đặc biệt là các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Nhật Bản.
Cuối cùng, đương nhiên Hoa Kỳ và Nam Hàn dẫn đầu một chính sách mới cam kết vững chắc với Bắc Hàn. Nhưng sẽ là ngớ ngẩn lờ đi những vai trò quan trọng mà các bên khác vẫn có thể đóng góp.
Bắc Hàn đã thể hiện lập trường nhất quán không mặn mà tạo nên những sự ngạc nhiên. Đã đến lúc 6 bên nỗ lực gấp đôi đế tiến lên phía trước.
Người dịch: Nguyễn Quang Thạch
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
J. Berkshire Miller
Ngày 11-5-2011
Với sự chú ý của Hoa Kỳ tập trung vào A Rập và Pakistan, Kim Jong-il sẽ tạo nên sự quan tâm khác tìm kiếm điều bất ngờ về hạt nhân?
Nhiều điều trông có vẻ tích cực vào đầu năm nay. Sau vở kịch 2010 trên bán đảo Triều Tiên từ việc đánh chìm tàu chiến của Nam Hàn Chenonan và Bắc Hàn nã pháo vào đảo Yeonpyeong, dường như đã có những thay đổi trong mối quan hệ song phương.
Sau khi đã khẳng định việc xin lỗi của Bắc Hàn là tiền điều kiện thực hiện đàm phán 6 bên về chương trình vũ khí vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên, chính phủ Nam Hàn đã bớt căng thẳng và ngầm thỏa thuận rằng họ sẽ quay lại bàn đàm phán mà không cần động thái xin lỗi của Bắc Hàn.
Trong khi Bắc Hàn ngừng một số hành động khiêu khích, vì dần nhận ra rằng Miền Nam láng giềng đã và không ngồi im khi động thái quân sự gia tăng. Bình Nhưỡng dường như đã dành cho Nam Hàn cành Ô Liu bằng cách tổ chức thảo luận song phương và thể hiện rằng Băc Hàn sẳn sàng quay lại bàn đàm phán 6 bên.
Mặc dầu có những biến chuyển mặt ngoài nhưng thực tế mối quan hệ đang tiếp tục chuyển sang mức xấu hơn.
Theo hầu hết các nhà hoạch định chính sách và phân tích, chu trình không khoan nhượng của Bắc Hàn không có gì mới, với mô thức tiếp tục đeo đuổi chính sách đối ngoại “kẻ gây rối thành nạn nhân” của Bình Nhưỡng. Hết lần này đến lần khác, chúng ta đã thấy những thỏa thuận bị phá vỡ bởi chế độ Kim Jong-il. Nhìn lại mùa thu năm 1994, chính sách ngoại giao của chính phủ Clinton đã mang lại cho Washington với những ảo tưởng thời Chamberlain rằng Bắc Hàn sẽ sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Cuộc đại mặc cả được gọi là khung thỏa thuận và Mỹ đã tuyên bố rằng Bình Nhưỡng sẽ đóng cửa và hủy bỏ chương trình hạt nhân nhằm trao đổi dầu và bình thường hóa chính trị với Phương Tây.
Nhưng lịch sử đã phản bội nỗ lực của các kiến trúc sư của bản tuyên bố này. Băc Hàn cho rằng Hoa Kỳ đã không chung thủy trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình trong Hiệp định, đặc biệt là đối với bình thường hóa chính trị. Bắc Hàn cũng lớn tiếng rằng Hoa Kỳ tiếp tục đe dọa đến an nình sống còn của chế độ. Các mối quan hệ tiếp tục xấu đi với việc Bắc Hàn rút khỏi Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân vào năm 2003 và đi tới điểm cực xấu kho Bắc Hàn tiến hành các vụ thử hạt nhân kế tiếp nhau vào 2006 và 2009.
Tịnh tiến nhanh đến vấn đề hôm nay, chế độ Bắc Hàn dường như vẫn mặc định việc làm thế nào để Hoa Kỳ và Nam Hàn để mắt đến mình. Hiện tại Hoa Kỳ đang bận bịu với các vấn đề ở Trung Đông và Bắc Phi, việc thiết lập quân sự ở Bắc Hàn đang ngày bất nhẫn và chưa thể dự đoán được, phối hợp điều này với yếu tố chưa chắc chắn với những toan tính của chế độ Kim liên quan đến ngôi vị kế tiếp và chuyển giao quyền lực cho con trai út của Kim- Kim Jong-un, mối nguy hiểm đã trở nên rõ ràng.
Lịch sử dạy chúng mong đợi điều gì? Hành vi của Bắc Hàn trước đây nhắc nhở chúng ta chuẩn bị cho nhưng hành vi tồi tệ hơn. Thực vậy, đã có những dấu hiệu cho thấy hành vi tồi tệ đang diễn tiến. Won Sei-hoon, người đứng đầu cơ quan tình báo Nam Hàn gần đây đã báo cáo với đại diện cơ quan lập pháp quốc gia rằng Bắc Hàn dường như chuẩn bị thực hiện thử vũ khí hạt nhân lần thứ ba bằng cách phá vỡ cho cuộc hòa đàm sáu bên đã bị trì hoãn. .
Won cho hay ông tin tưởng “Bắc Hàn sẽ sử dụng hành động quân sự như thử tên lửa và hạt nhân để quay vào bàn đàm phán nếu chiến lược ngoại giao hiện tại bị thất bại”. Và trong khi cho đến nay chưa có thông tin tình báo cụ thể minh chứng rằng một cuộc thử nghiệm sắp xảy ra. Các báo cáo cho rằng quân đội Bắc Hàn đang đào các đường hầm xung quanh các bãi thử trước đây. Thông tin này dựa trên “điều gây ngạc nhiên” về chương trình hạt nhân gần đây nhất vào tháng 11 năm ngoái của Băc Hàn khi họ tiết lộ với một nhà khoa học uy tín của Phương Tây rằng họ đã xây dựng cơ sở làm giàu Uranium với 2.000 máy ly tâm. Quan ngại tiếp tục gia tăng khi Bình Nhưỡng đang đeo đuổi vũ khí hạt nhân theo phương thức 2 (các lần thử trước thực hiện bằng các thiết bị plutonium).
Vậy, 5 quốc gia tham gia đàm phán có thể làm đươc gì để ngăn chặn đợt thứ vũ khí thứ 3 của Bắc Hàn?
Nam Hàn chắc chắn đã tạo nên một bước khởi đầu dũng cảm bằng cách sẵn sàng rút lời yêu cầu xin lỗi đối với Bắc Hàn trong vụ tàu Cheonan. Đây là điều dũng cảm đặc biệt khi xét đến các rủi ro chính trị đối với Xơ Un trong việc nới lỏng tuyên bố nắm giữ đường phân tuyến do Bắc Hàn xâm lấn. Trong khi chính quyền Lee Myung-bak sẽ mất đi một ít tài sản chính trị trong quyết định ngắn hạn. Về mặt dài hạn, chính phủ Lee Myung-bak sẽ dành được những lợi ích trong việc thúc đẩy các phương thức tiếp cận thực tiễn đối với an ninh khu vực quy mô hơn.
Hoa Kỳ, trong khi cần tiếp tục vai trò của mình trong việc chấp thuận ngầm mối quan hệ giữa 2 miền và duy trì những cây gây vừa đủ trong bộ công cụ ngoại giao của mình để ngăn chặn những hành động quá trớn của Bình Nhưỡng. Chắc chắn rằng tại thời điểm này, điều thấy rõ là chính sách ngoại giao “kiên nhẫn chiến lược” của chính quyền Obama đã không hoạt động. Thay vào đó, Hoa Kỳ đã tăng áp lực của các đợt cấm vận tăng cường từ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc từ vụ thử hạt nhân năm 2009 thông qua việc trừng phạt đơn phương nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân của chế độ Bắc Hàn.
Chống lại kịch bản này, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò trung gian trong việc cố gắng dành được thỏa thuận ngầm với Trung Quốc theo phương cách cứng rắn nhưng đo lường được về vấn đề Bắc Hàn. Tuy nhiên, mặc dầu tìm cho Bắc Hàn một lối thoát, Bắc Kinh thấy không thuyết phục rằng việc gây áp lực đối với Bắc Hàn sẽ mang lại những lợi ích chính trị hữu hình. Với cách tư duy này, Hoa Kỳ nên cân nhắc việc tạo nên các yếu tố thúc đẩy dành cho Trung Quốc vượt qua vấn đề của bán đảo Triều Tiến, có lẽ cũng sẽ bao gồm sự nhượng bộ từ từ đối với việc bán vũ khí cho Đài Loan.
Thêm vào đó, cả Nga và Nhật Bản tiếp tục là các thành viên chưa hết mình trong cuộc đàm phán sáu bên mặc dù họ có khả năng làm nhiều hơn nữa. Đặc biệt, Nga có thể đóng vai trò hiệu quả như là một thuyết khách giữa Bắc Hàn và các đối thủ om sòm nhất của Bắc Hàn bao gồm cả Hoa Kỳ.
Trở lại năm 2003, Nga đã đưa ra đề nghị nhằm giải trừ quân bị Bắc Hàn, nhưng với sự chia rẻ này, vấn đề này cần đạt được thông qua đàm phán ngoại giao và không thông qua các lệnh cấm vận của Hội đồng bảo an. Điện Krelin có lẽ đúng khi đưa ra các giải pháp xây dựng được thực hiện dựa trên sự ràng buộc an ninh giữa Bắc Hàn và Mỹ trước khi các cuộc đàm phán sẽ cho thấy thành quả của nó.
Hoàn cảnh của Nhật Bản phức tạp hơn vì một số lý do bao gồm cả sự giận dữ kéo dài do việc tình báo Bắc Hàn bắt cóc công dân Nhật Bản, các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa thực dân Nhật, và dự định mập mờ của Bắc Hàn trong việc thử tên lửa trong tương lai qua lãnh thổ Nhật Bản. Mặc cho những điểm hạn chế đã nêu, Nhật Bản cần được có tiếng nói mạnh mẽ (nhưng bình tĩnh) trong các cuộc thảo luận tới.
Trước hết, bối cảnh quốc phòng của Nhật Bản vẫn phải tập trung vào những đe dọa tiềm ẩn từ Bình Nhưỡng, và Nhật phải có nguyên tắc tổng thể trong các mối quan hệ ổn định, đặc biệt là các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Nhật Bản.
Cuối cùng, đương nhiên Hoa Kỳ và Nam Hàn dẫn đầu một chính sách mới cam kết vững chắc với Bắc Hàn. Nhưng sẽ là ngớ ngẩn lờ đi những vai trò quan trọng mà các bên khác vẫn có thể đóng góp.
Bắc Hàn đã thể hiện lập trường nhất quán không mặn mà tạo nên những sự ngạc nhiên. Đã đến lúc 6 bên nỗ lực gấp đôi đế tiến lên phía trước.
Người dịch: Nguyễn Quang Thạch
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011