Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Nghiệt ngã phận đời ngày làm công nhân, tối về... bán dâm


Nghiệt ngã phận đời ngày làm công nhân, tối về... bán dâm
16/02/2014 
Dân Việt - Đoạn quốc lộ 1A trước cửa khu công nghiệp Vĩnh Lộc, đã khá nổi tiếng với những người “đi xe đạp bán dâm” bởi khu vực này cứ khoảng 20g đến quá nửa đêm là có hàng chục công nhân nghèo.
Rời bỏ quê lên thành phố lập nghiệp với mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng nghiệt ngã thay, nhiều bạn trẻ đi làm công nhân đã bị vướng cái vòng luẩn quẩn nơi phố phường hoa lệ là thu không đủ chi. Tiền lương công nhân trung bình khoảng trên dưới 3 triệu đồng/người/tháng dường như là quá ít so với cuộc sống thị thành, nhất là thời gian gần đây, mọi thứ đều tăng giá một cách chóng mặt.

Cũng vì đồng lương eo hẹp mà đa phần công nhân đều phải làm tăng ca, ăn uống dè sẻn, chi tiêu tằn tiện cũng như luôn phải sống trong những căn phòng trọ tồi tàn. Ngoài ra, họ phải gửi con ở những điểm giữ trẻ tự phát với vô vàn những rủi ro, bất hạnh có thể ập xuống bất cứ lúc nào.

Con đi viện, bố mẹ đi bán máu

Trong thời gian tìm hiểu về đời sống công nhân ở các khu công nghiệp lớn như Sóng Thần, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Biên Hòa… chúng tôi nhận thấy rằng, cuộc sống của công nhân thường vô cùng chật vật. Đa phần họ phải làm việc trong môi trường có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, rất dễ bị các bệnh nghề nghiệp nhưng lại hoàn toàn không có bảo hiểm hay chế độ lương thưởng phù hợp.

Tôi đã được nghe một công nhân giày dép xuất khẩu ở khu công nghiệp Linh Xuân (Thủ Đức, TP.HCM) tâm sự rằng, chuyện mọi người đi vệ sinh trong ca làm việc là khá bình thường, vì đó là nhu cầu sinh lý. Tuy vậy, với hàng ngàn công nhân mà công ty chỉ xây có vỏn vẹn 3 cái nhà vệ sinh nữ. Thế nên, nhiều chị em đang làm, muốn đi vệ sinh mà nghĩ cảnh phải chờ đợi quá lâu để đến lượt mình đành cố gắng “nhịn”, ngồi lại làm việc tiếp, để đảm bảo năng suất lao động ở mức cao nhất.

Mặc dù luôn phải làm việc với cường độ cao như vậy nhưng cuộc sống của công nhân, đa phần là cơ cực vì đồng lương quá thấp. Giá cả thì tăng vùn vụt nhưng lương, thưởng thì nhiều năm vẫn chưa tăng kịp. Cá biệt, nhiều doanh nghiệp làm ăn hiệu quả còn giảm lương công nhân nữa. Thế nên, nếu chẳng may trong cuộc sông có những biến cố như con cái bệnh tật, họ gần như “chết đứng” vì không biết cách gì xoay xở.

Gặp gỡ gia đình anh Đinh Văn Toàn, 33 tuổi quê ở Tánh Linh (Bình Thuận) trong một căn phòng trọ chật hẹp ở gần đường Võ Văn Vân (Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP.HCM), chúng tôi được biết. Anh Toàn hiện nay đang là công nhân làm thủy sản đông lạnh của một công ty Hàn Quốc trên địa bàn. Mặc dù làm công nhân ở đây được gần 6 năm nhưng cuộc sống của anh vẫn không có gì thay đổi, luôn luôn phải lo lắng trước những bất trắc bởi lương tháng nào cũng chỉ đủ tiêu tiền ăn, tiền nhà trọ, điện nước, xăng xe và tiền mua sữa, bột cho con. Vừa ôm đứa con gái nhỏ hơn 2 tuổi vào lòng, anh vừa rầu rĩ kể.

Đa phần công nhân phải ở trọ trong những căn phòng chật chội, ẩm thấp
“Tôi lấy vợ được 4 năm rồi. Cô ấy là người ở vùng núi Vĩnh Cửu (Đồng Nai), làm chung công ty với nhau. Vẫn biết đời sống khó khăn nên hai người chỉ biết nương nhau mà sống. Từ hồi bé Trà My ra đời, cuộc sống của hai vợ chồng càng cơ cực hơn nữa vì nhiều chi phí phải dành cho con như tiền sữa, tiền bột, tiền quần áo, đồ dùng cho trẻ… mà vợ thì phải nghỉ làm ở nhà trông con. Khi bé được đúng 1 tuổi, vợ chồng đành phải gửi con ở nhà trẻ tự phát gần khu trọ để đi làm chứ một mình tôi lo không xuể. Mấy ngày đầu, bé xa cha mẹ nên khóc suốt, lại không ăn uống gì nên người cứ lả đi, rồi ốm.

Thế là lại xin nghỉ, cả hai đưa con đi Bệnh viện Nhi đồng 1 dưới quận 10 mà cả nhà chỉ còn hơn 600 ngàn đồng. Vừa đợi khám bệnh cho con, vừa lo lắng không biết có đủ tiền hay không nữa. Thấy vậy, cả hai chỉ biết quay đi, nhìn con mà rơi nước mắt. Như hiểu được nỗi lòng của vợ chồng tôi, có một bác bán cà phê cóc ở cổng bệnh viện bảo, nếu thiếu tiền khám bệnh cho con thì cứ sang bên Bệnh viện Chợ Rẫy mà bán máu kiếm tiền, dễ lắm. Hỏi kỹ ra mới biết, mỗi lần đi bán máu như vậy thu được gần 500 ngàn đồng mà cũng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người bán.

Vì quá thiếu tiền nên tôi nói dối vợ ra ngoài gặp người bạn ở gần đó mượn thêm ít tiền, rồi sang Bệnh viện Chợ Rẫy, ăn vội ổ bánh mì thịt nguội để có sức khỏe. Tìm đến khoa huyết học truyền máu, nơi mà ngày nào cũng có cả trăm người, chủ yếu là những công nhân, lao động nghèo tới bán máu, tôi được mấy người ở đây hướng dẫn, một lần bán máu như thế kiếm được 470 ngàn đồng. Sau một hồi bấm số thứ tự và chờ đợi, tôi được các bác sĩ gọi vào, lấy máu và đem đi kiểm tra.

Trong khi họ kiểm tra xem máu có “sạch” hay không thì mình ngồi hành lang chờ. Lúc này tôi mới để ý thấy, không chỉ có riêng mình mà còn rất nhiều người nữa cũng chung cảnh ngộ thiếu tiền nên phải đi bán máu để kiếm tiền sống qua ngày.

Ngay như chị Thủy ngồi cạnh tôi lúc đó cũng vậy. Chị bảo, mỗi tuần chị đi bán máu 1 lần, bán huyết tương (một loại máu chọn) 1 lần nên cũng thu về gần triệu đồng, đủ tiền chi tiêu cho gia đình. Trước, cả 2 vợ chồng chị đều làm công nhân dưới Tân Tạo nhưng từ hồi đầu năm, công ty thua lỗ nên cả hai đều mất việc. Về quê thì không đành mà ở lại thì biết lấy tiền đâu trả phòng trọ, sinh hoạt hằng ngày. Bí quá, chồng chị phải chạy xe ôm ngoài ngã ba An Lạc còn chị, giữa lúc không biết kiếm tiền đâu để nuôi con thì có người giới thiệu lên Bệnh viện Chợ Rẫy bán máu. Không chỉ ở bệnh viện Chợ Rẫy, những người thường xuyên bán máu như chị Thủy còn sang cả Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch nữa nên thu nhập cũng… tàm tạm. Thực sự chẳng có ai muốn bán đi giọt máu của mình đâu, cũng vì sinh kế ép buộc mà thôi. Mà thực ra, ai tìm đến nơi bán máu này gần như cũng là bước đường cùng rồi.

Nhiều công nhân phải đi bán cả máu mình để có tiền.
Gần trưa, khi có kết quả xét nghiệm, tôi mới thở phào nhẹ nhõm vì mình… đậu bởi nhiều người, có thể sẽ không được bán máu để kiếm vài trăm ngàn đồng vì máu của họ không phù hợp hoặc có bệnh di truyền, truyền nhiễm. Cuối cùng, cầm gần năm trăm ngàn, tôi chạy xe như bay sang Bệnh viện Nhi đồng 1 để đưa tiền cho vợ. Cầm tiền, vợ tôi cứ ngân ngấn nước mắt bởi cô ấy biết, chắc tôi đã phải vất vả đi mượn bạn bè chứ cũng không nghĩ là tôi đi bán máu kiếm tiền. Cũng may, bé Trà My chỉ bị sốt nhẹ, bác sĩ khám bệnh rồi kê đơn thuốc cho về nhà chứ nếu phải nhập viện, nằm điều trị chừng tuần lễ thì tôi không biết mình phải bán bao nhiêu máu mới đủ tiền đóng viện phí, thuốc men cho con nữa”.

Câu chuyện của anh Toàn không phải là cá biệt bởi với những cặp vợ chồng công nhân ở thành phố này, lo cuộc sống thường nhật đã gần như kiệt sức rồi, nếu có xảy ra hoạn nạn đau ốm thì bán máu là chuyện bình thường.

6 mét vuông, 2 cặp vợ chồng sống chung

Nhưng không chỉ lúc hoạn nạn, ngay cả đời sống thường nhật của công nhân như nơi ăn chốn ở cũng vô cùng éo le, cơ cực. Trong những ngày tìm hiểu về đời công nhân, chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng khi thấy, đa phần họ phải ở trong những căn nhà trọ tạm bợ, kiểu “ổ chuột”, đêm thì lạnh vì gió sương có thể luồn qua khe cửa vào phòng, ngày thì nóng nực vì chật và thấp, mái tôn mỏng manh. Cá biệt, có những căn phòng chỉ vài mét vuông nhưng có đến gần chục người ở trọ cùng bởi hiện nay, một căn phòng trọ giá rẻ ở thành phố cũng có giá từ 800 - 900 ngàn đồng/tháng, chưa kể điện nước, một hai người không thể lo nổi. Vì thế, ở ghép nhiều người gần như là giải pháp mà tất cả các công nhân đều lựa chọn. Những bạn trẻ còn độc thân thì ở ghép với nhau cũng dễ. Như 4, 5 bạn gái cùng công ty, cùng quê thuê chung một căn phòng ở với nhau thì cũng còn có thể chấp nhận được.

Nhưng, hoàn cảnh như cặp vợ chồng anh Sơn với vợ chồng anh Cảnh thì lần đầu chúng tôi thấy. Đó là việc cả 2 cặp vợ chồng này cùng thuê trọ 1 căn phòng ở trong con hẻm nhỏ trên quốc lộ 1A (quận Bình Tân). Căn phòng này chỉ có vỏn vẹn 6 mét vuông, nằm ở một dãy trọ dài có gần 20 phòng như thế, úp mặt vào nhau. Mặc dù những phòng khác, có kích cỡ và hình dáng tương tự cũng có đến 4, 5 hay thậm chí 6 người ở cùng nhưng họ toàn là bạn bè, đồng giới nên cũng thuận tiện trong sinh hoạt cá nhân. Đằng này đây lại là 2 cặp vợ chồng trẻ thì làm sao mà tránh khỏi phiền phức trong sinh hoạt, nhất là lúc quan hệ vợ chồng.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi ngay tại căn phòng với những chén bát, bếp ga mini, tủ đựng đồ, quần áo… anh Cảnh cho biết: "Tôi quê dưới Mộc Hóa (Long An) lên đây làm bảo vệ công ty đã 4 năm rồi. Sau đó có người bạn là Sơn cùng quê lên làm công nhân in ấn nên hai anh em ở cùng nhau trong căn phòng này, giá thuê là 900 ngàn đồng/tháng, cộng thêm điện nước là khoảng hơn một triệu. Cuối năm ngoái, tôi lấy vợ nên Sơn chuyển sang phòng bên cạnh, ngay sát đây, ở cùng mấy người khác. Đầu năm vừa rồi Sơn cũng lấy vợ, là một công nhân làm ở công ty chế biến thủy sản bên Tân Tạo nên hai vợ chồng loay hoay chưa biết ở đâu thì tôi bảo, hay chuyển qua ở cùng phòng với vợ chồng tôi cho tiết kiệm tiền nhà trọ bởi vợ chồng tôi chỉ làm ban đêm. Vợ làm ca đêm mà tôi cũng bảo vệ ca đêm còn vợ chồng Sơn lại làm ban ngày cả. Thế là, cứ 18 giờ, hai vợ chồng ăn cơm xong là đi làm còn vợ chồng Sơn, tan ca lúc 18g nhưng đi chợ đến 18g30 mới về đến nhà. Sáng hôm sau, vợ chồng cậu ta lại thức dậy đi làm từ 7 giờ còn chúng tôi, tan ca lúc 7 giờ mà phải 7g30 mới về tới phòng trọ. Vì thế, mặc dù danh nghĩa là ở cùng nhau nhưng thực chất, chúng tôi chỉ gặp nhau đúng ngày Chủ nhật, khi tất cả cùng được nghỉ. Phòng chật, lại nhiều đồ đạc nên những ngày đó, mỗi cặp vợ chồng nằm ngủ trên 1 chiếc chiếu, có căng một tấm vải ở giữa phòng".

Vừa kể với chúng tôi, anh Cảnh vừa nén tiếng thở dài. "Cũng vì hoàn cảnh cả thôi chứ có ai muốn như vậy đâu các chú ơi. Mai mốt mà có con cái chắc sẽ chấm dứt cái cảnh ở chung thế này thôi vì bất tiện lắm. Mà giờ mỗi tháng bỏ ra hơn triệu đồng tiền thuê nhà, rồi điện nước, ga nữa thì làm sao mà đủ sống. Giờ đi làm về, vợ chồng tôi ăn sáng rồi đi ngủ đến gần chiều mới dậy, nấu cơm ăn rồi lại chuẩn bị đi làm đêm. Như thế vừa khỏe người lại vừa đỡ được 1 bữa cơm trưa, giảm chi phí tiền ăn"- anh Cảnh nói tiếp. Thú thực, nghe người đàn ông ấy kể về hoàn cảnh sống và những nỗi niềm của mình chúng tôi mới thấy, mặc dù đã làm việc rất chăm chỉ, lại tiết kiệm hết mức, nhưng dường như cuộc sống của họ lúc nào cũng ở trong tình trạng thiếu thốn vật chất.

Ngày làm công nhân, tối về bán dâm

Hiện nay, chuyện những người công nhân đi làm phải tăng ca ban đêm đã là rất bình thường, thậm chí nhiều người còn mong mỏi xin được tăng ca, được làm thêm để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống nhưng vì tình hình kinh tế chung đang trong giai đoạn suy thoái nên nhiều nơi, công ty chỉ hoạt động cầm chừng, có muốn tăng ca cũng không có. Thế nên, những công nhân này, ban ngày đi làm, chiều tan ca về thì đàn ông lại xách xe đi chạy xe ôm ở mấy ngã ba, ngã tư hòng kiếm thêm vài chục ngàn đồng. Ngoài ra, nhiều người phải nhận hàng về nhà làm thêm ban đêm hoặc đi bốc vác, phụ bồi bàn ở các quán ăn, quán cà phê ban đêm với mong muốn kiếm thêm chút đỉnh. Riêng với những công nhân nữ, dù biết là tội lỗi, là nhục nhã nhưng nhiều người vì miếng cơm, manh áo vẫn nhắm mắt đưa chân để làm cái việc nhơ nhuốc là đi bán dâm, như một cứu cánh duy nhất trong cơn cùng quẫn.

Từ lâu, đoạn quốc lộ 1A trước cửa khu công nghiệp Vĩnh Lộc, đã khá nổi tiếng với những người “đi xe đạp bán dâm” bởi khu vực này cứ khoảng 20g đến quá nửa đêm là có hàng chục công nhân nghèo, ban ngày đi làm ở công ty, ban đêm tranh thủ ra đây kiếm thêm tiền.

Chia sẻ trong nỗi niềm đầy nước mắt đắng cay, một chị xin giấu tên (quê ở Tràm Chim, Đồng Tháp) cho biết: "Mình năm nay đã 33 tuổi, có 2 con nhỏ nhưng chồng chẳng may mất trong một tai nạn giao thông cách đây 3 năm. Từ khi chồng mất, mình chẳng biết làm gì để nuôi con nữa đành gửi hai đứa nhà ông bà ngoại để lên thành phố cùng mấy người bạn trong ấp làm công nhân may mặc, hằng tháng dành dụm tiền gửi về nuôi con.





Không chỉ lao động cực nhọc, cuộc sống vất vả mà gần như 100% công nhân đều đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Theo đó, ai càng làm lâu thì càng có nguy cơ cao và bệnh càng nặng mà các chế độ đãi ngộ sau khi nghỉ việc thì hầu như không có gì. Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Tiến, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường TP.HCM, mặc dù nhiều công nhân bị ảnh hưởng sức khỏe do nghề nghiệp nhưng hầu hết chủ cơ sở chưa quan tâm đến môi trường lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động cho công nhân. Quy định bắt buộc cơ sở sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân ít nhất mỗi năm một lần, để phát hiện dấu hiệu người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, từ đó có hướng can thiệp, nhưng rất ít doanh nghiệp thực hiện”.
Gần đây, công ty làm ăn không được như ý muốn, lương công nhân vừa giảm, lại vừa chậm nên đến tháng mà vẫn chưa có tiền gửi về quê. Các con còn nhỏ, mà ông bà thì lại lớn tuổi, chẳng biết làm gì nuôi chúng. Ở thành phố này, người quen chả mấy ai nên khi cần tiền, không biết kiếm ở đâu. Thế là, biết rằng đó là việc làm tội lỗi, nhục nhã nhưng tôi đành cắn răng, theo mấy chị khác đêm đêm đạp xe ra đây đứng đợi khách. Ai thương thì cho năm trăm, ai kỳ kèo thì hai, ba trăm cho một lần “gặp gỡ” trong nhà nghỉ tôi cũng gật đầu. Chị còn bảo, có ông khách nghe chuyện thương quá còn hào phóng cho chị cả triệu đồng, bảo thôi đừng làm công nhân với nghề này trên thành phố nữa, về quê trồng trọt, rau cháo nuôi con có khi còn thanh thản hơn. Nhiều lúc, mình cũng biết đây là nghề phạm pháp nhưng cũng không còn cách nào khác. Có lẽ tôi chỉ làm việc này một thời gian nữa để dành đến tết về quê có tiền mua quà cho các con rồi thôi. Cầm những đồng tiền nhơ nhuốc này, tôi cũng tủi thân, cay đắng lắm nhưng làm phận đàn bà giữa thành phố đông đúc này, thân cô thế cô, biết lấy gì mà sống và lấy tiền nuôi con hả các anh ơi?".

Nhưng ở khu vực này không chỉ có một mình chị ấy mà đa phần những người phụ nữ đang đứng dưới ánh đèn cao áp đêm nhập nhoạng của khu công nghiệp, bên chiếc xe đạp cà tàng của mình kia đều có hoàn cảnh tương tự, dù chẳng ai nói chuyện với ai một lời nào, vì ngại ngùng, vì nhục nhã bởi họ đang làm cái việc đáng bị xã hội lên án này.

Có thể họ sẽ bị xã hội lên án, bị mọi người xa lánh nhưng quả thực, hiện nay đang có rất nhiều công nhân phải làm thêm những công việc nặng nhọc khác sau khi làm chính ở công ty để có tiền trang trải cho cuộc sống của mình, kể cả những công việc đầy tội lỗi như trên. Thậm chí, cũng vì cùng quẫn, nhiều công nhân còn dại dột phạm những tội ác tày trời mà nguyên nhân sâu xa ban đầu cũng vì những khó khăn trong cuộc sống thường nhật mà thôi.



Theo Sở Lao động thương binh và xã hội TP.HCM, hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có 10 KCN và 3 KCX đang hoạt động với khoảng gần 300.000 lao động, số lượng công nhân đến từ các tỉnh thành khác chiếm đa số. Mức lương trung bình khoảng 3 triệu đồng/tháng; nhưng mức chi tiêu lại khá tốn kém khiến nhiều công nhân rất chật vật với cuộc sống. Tiền lương chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu nên khi vật giá tăng cao thì ngoài việc cân đo đong đếm các khoản chi, công nhân buộc lòng cắt bớt nhu cầu cá nhân hoặc làm thêm những công việc khác mới có dư chút ít tiền gửi về quê cho gia đình.


Bài, ảnh: Khánh Hoà (Dòng Đời)

-Bôn ba phận gái miền Tây: Thành gái bán dâm vì thiếu giấy tạm trú(GDVN) – Vốn có chút nhan sắc nên cô bị đám thanh niên, đàn ông quấy rầy. Vì phận gái quê, không hiểu biết nhiều nên khi lên thành phố cô không chủ động làm đơn xin tạm trú tạm vắng. Lợi dụng thế khó của cô, anh chàng cảnh sát khu vực biến chất gây khó dễ đủ điều để bắt cô phải “chiều” anh ta.

Sau bao ngày suy nghĩ, cuối cùng cô gái trở thành nhân viên quán karaoke nổi tiếng trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM.

LTS: Cố nhà văn Sơn Nam là bộ bách khoa toàn thư về xứ sở Đồng bằng sông Cửu Long. Ông không biết chạy xe, chỉ biết đi bộ, vậy mà ông đã rảo khắp ngóc ngách vùng sông nước này đến tận cùng. Bài viết dưới đây hé lộ một góc nhìn của cố nhà văn về hoàn cảnh của các cô gái miền Tây vào buổi thị trường mở cửa.
Hơn 10 năm trước, nhà văn Sơn Nam tá túc trên tầng 3 căn gác trọ ở đường Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp, TP.HCM. Gần nơi ông trọ, có một cô gái cùng quê Kiên Giang với ông. Cô gái gặp cảnh khó khăn dưới quê, lên thuê phòng trọ để buôn bán rau ngoài chợ mưu sinh.
Mỗi buổi sáng, cô thức dậy từ lúc 3 – 4h, mua rau từ ngoại thành chở vào bán lại kiếm sống.
Vốn có chút nhan sắc nên cô bị đám thanh niên, đàn ông quấy rầy. Quấy rầy nhất và làm khổ cô nhất là anh chàng… cảnh sát khu vực! Vì phận gái quê, không hiểu biết nhiều nên khi lên thành phố, cô không chủ động làm đơn xin tạm trú tạm vắng (hồi ấy thủ tục nhiêu khê hơn hiện nay gấp nhiều lần) nên đành phải ở “chui”.
Lợi dụng thế khó của cô, anh chàng cảnh sát khu vực biến chất kia gây khó dễ đủ điều để bắt cô phải “chiều” anh ta. Những lần đi nhậu về, anh ta đều tạt vào phòng trọ bắt cô gái “chiều”. Không chấp nhận là anh ta dọa “bắt nhốt”, “trục xuất ra khỏi địa phương”! Vì đơn thân độc mã, cô gái quê mùa phải cắn răng chịu đựng.


Cô gái xa xứ cam phận chịu đựng một thời gian thì vô tình gặp nhà văn Sơn Nam. Biết là cùng quê, nhà văn và cô gái nhanh chóng thân quen, xem như chú cháu. Dần đà, cô gái kể hết nỗi khổ tâm đang mắc. Nhà văn nghe xong vô cùng bất bình. Nhưng ông biết làm gì bây giờ, nhà văn cũng chỉ là thường dân như bao người bình thường khác? 

Sau bao ngày suy nghĩ, cuối cùng cô gái trở thành nhân viên quán karaoke nổi tiếng trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp bởi cô nghĩ: “Thà làm ở nhà hàng karaoke chứ tội gì phải khổ cực “phục vụ” miễn phí”.
Ông già 80 tuổi lụm khụm chăm em bé
Những cô gái dưới quê lên tìm chốn mưu sinh tại thành phố được nhà văn Sơn Nam đồng cảm, xót thương tới cùng.
Gần nơi ông ở có vài cô gái miệt vườn hành nghề “ôm” ở các quán karaoke, quán nhậu. Ông chia sẻ với họ nỗi buồn phải làm “nàng Kiều” nơi chốn thị thành.
Có một cô “đi khách” không biết cách “đề phòng” nên dính bầu. Khi phát hiện đã quá muộn đành để vậy sinh con. Đứa trẻ ra đời, người mẹ cũng hết tiền sinh nhai đành phải đi làm. Một mình ở nơi thị thành, đứa bé không biết gửi đâu. Nhà văn Sơn Nam lúc ấy đã gần 80 tuổi xót xa cho mẹ con cô gái, bèn nhận lời giữ cháu bé mới sinh! Ai thấy cũng cảm thương cho “ông già ốm yếu, lụm khụm chăm em bé nhỏ xíu”.



"...Lên thành thị không nghề nghiệp, kiếm việc làm ra tiền nuôi thân không dễ. Thôi thì…”.


 Một tờ báo lớn ở thành phố Hồ Chí Minh đã có bài viết về cảnh ngộ “cười ra nước mắt” của ông lúc ấy. Tuy nhiên, với nhà văn Sơn Nam đó là niềm vui lớn của ông.
Căn phòng trọ của ông sống cùng với những người dân, sinh viên tứ xứ dồn về thành. Gần 10 năm cuối đời, ông sống như khách trọ với bao người dân nghèo nơi phố thị. Nhiều người chẳng biết ông là ai, cứ nghĩ là ông già bị bỏ rơi, cô đơn. Cho đến khi kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn, xem ti vi, họ mới biết đấy là nhà văn hóa lớn của vùng đất Nam Bộ.
Trong một lần ngồi cà phê bụi với ông, hỏi về thân phận những cô gái miền Tây lên thành phố mưu sinh bằng nghề “hương phấn”, ông ngậm ngùi: “Đàn bà xứ dưới (tức miền Tây – PV) hồng nhan bạc mệnh. Con gái da trắng, ngộ lắm. Ngày xưa còn nghèo, thiếu thốn, sáng thức dậy làm gì có bàn chải đánh răng như bây giờ, phải lấy cau khô chà răng cho trắng. Vậy mà mấy thằng Tây chết mê chết mệt. Nay vật chất nhiều, hổng thiếu thứ gì bán đầy xung quanh nhưng làm ra tiền ở dưới khó khăn lắm. Đàn ông xứ dưới ăn nhậu tối ngày, sao lo nổi cho người đàn bà. Mà nhậu nhẹt hoài thì sanh đủ chứng đủ tật, người phụ nữ phải chịu đựng hết.
Bởi vậy, con gái lớn lên thấy cảnh vậy buồn lo, sợ đời mình cũng phải chịu đựng những điều chướng tai gai mắt nên tìm cách thoát thân. Lên thành thị không nghề nghiệp, kiếm việc làm ra tiền nuôi thân không dễ. Thôi thì…”.
Tới đây, giọng ông chùng xuống. Ông đã bất lực khi thấy cô gái đồng hương trong cảnh ngặt nghèo phải đi vào chốn phấn hương mưu sinh...



--Bôn ba phận gái miền Tây: Thành gái bán dâm vì thiếu giấy tạm trú
*****************
Một loạt phóng sự rất hay: Những chuyện ám ảnh từ buồng massage (VNN 22-8-1) -- Gái miền Tây và những chàng Jang Dong Gun  (VNN 23-8-12)-  Bí mật 'gái miền Tây' ở bia ôm không tên (VNN 24-8-12)  -- Những chuyện buồn như tiểu thuyết!  Nên đọc!
- Phụ nữ Việt Nam không quan tâm đến tình dục?   –   (RFA). - 2 du học sinh Việt bị truy tố tội khai man là nạn nhân buôn người (VOA). -Đẻ thuê – nhìn trực diện từ khía cạnh pháp lý và đạo đức (NĐT 23-8-12) -- Nếu ai không dám nhìn "trực diện" thì cũng đừng ép.
--Phá mạng lưới đánh bạc trực tuyến qua Campuchia (NLĐ) - Cục Cảnh sát hình sự (C45 - Bộ Công an) ngày 24-8 đã bắt giữ 2 đối tượng cầm đầu tổ chức đường dây đánh bạc trực tuyến qua mạng internet, gồm Hồ Thị Kim Cúc và Lâm Mạnh Nhi (cùng ngụ tại TPHCM).
--Công trình nghiên cứu về vitamin D ở Việt Nam mới đăng trên tập san Bone ngày 2/8/2012.
Phụ nữ Bắc kì thiếu vitamin D! Nguyen Van Tuan
-
A Lifeline for Asia’s Boat People
Project Syndicate Sometimes countries enact a good policy only after exhausting all available alternatives. So it has been with Australia’s belated embrace this month, after years of political wrangling, of a new “hard-headed but not hard-hearted” approach to handling seaborne asylum seekers.
-Chinese Deny Forcing Refugees to Myanmar NYT -The Chinese foreign ministry says fighting in Myanmar is subsiding, contradicting other reports.

TP.HCM hạn chế cán bộ đi nghỉ phép nước ngoài
-- Đáng lo khi cơm ca thành bữa ăn chính (LĐ).
- Nhiều đồng bào Hrê phải rời làng đi làm thuê đầy bất trắc (TCPT).
- Hợp tác lao động hay buôn nô lệ ở thế kỷ 21   –   (RFA).
Suy kiệt (TP)  -  58 công nhân bị ngộ độc thức ăn
**************
-Xà xẻo bữa cơm công nhân ?(TT).

TT - Bữa cơm của công nhân được đặt mua 8.000-15.000 đồng/suất, nhưng qua các khâu ăn chia hoa hồng, hao hụt nấu nướng, vận chuyển..., giá trị thật của bữa ăn đến tay công nhân chỉ còn 5.000-10.000 đồng/suất.

Trong gian bếp ở tiệm cơm OM (xã An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) - nơi cung cấp suất ăn công nhân cho một số công ty - Ảnh: duy minh

Trong khi đó các chuyên gia y tế cảnh báo bữa ăn thiếu chất, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang mài mòn sức lực người công nhân và dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
Nâng khống bao nhiêu cũng được

Ngộ độc nhiều nhất tại Đông Nam bộ
Cục ATVSTP thống kê giai đoạn 2007-2011 cả nước xảy ra 927 vụ ngộ độc thực phẩm với trên 30.000 người mắc và 229 người chết. Số vụ ngộ độc thực phẩm tại các khu chế xuất - khu công nghiệp từ năm 2007-2011 có xu hướng giảm nhưng đang có dấu hiệu tăng trở lại từ năm 2011, tập trung nhiều nhất tại vùng Đông Nam bộ với số vụ chiếm tỉ lệ 66,7%.
Ông Tuấn, chủ cơ sở suất ăn công nghiệp tại khu phố Đông Chiêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An (Bình Dương), quả quyết: “Làm một suất cơm 10.000 đồng, chúng tôi sẽ xuất hóa đơn 12.000 đồng hay làm 12.000 đồng chúng tôi xuất hóa đơn 15.000 đồng. Muốn nâng khống giá bao nhiêu cũng được hết”. Ông Tuấn cho biết thêm nếu công nhân công ty nào dễ tính thì đặt cơm giá 8.000-9.000 đồng/suất ông cũng nấu được, hóa đơn xuất ra bao nhiêu tùy phía đặt cơm. Tuy nhiên với giá này chất lượng suất cơm rất tệ, công nhân dễ phản ứng xảy ra đình công. Theo ông Tuấn, phải chi đậm hoa hồng như vậy mới giữ được mối làm ăn lâu dài với mình, nếu không phía đặt cơm sẽ tìm nơi cung cấp khác.
Tiếp xúc với chúng tôi, nhân viên kinh doanh của Công ty TNHH HP đóng trên đường Thoại Ngọc Hầu (phường Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) - chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp cho các công ty trong Khu công nghiệp Tân Bình và lân cận - cũng đưa ra mức ăn chia như vậy khi chúng tôi bày tỏ ý định đặt cơm cho công nhân. Theo đó, khi khách hàng ký hợp đồng mua suất ăn giữa ca giá 15.000 đồng, Công ty HP sẽ nấu với chất lượng chỉ 12.000 đồng, 3.000 đồng còn lại chi cho khách hàng trực tiếp đến đặt bữa ăn. Sang - nhân viên kinh doanh của HP - cho biết định lượng suất ăn (cơ cấu dinh dưỡng) và hóa đơn sẽ được làm theo khẩu phần 15.000 đồng/suất gửi cho phía đặt hàng, còn thanh toán trên thực tế chỉ 12.000 đồng.
Chiều 24-8 tại cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp OM gần vòng xoay An Phú (khu phố 2, phường An Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương), bốn nhân công phục vụ đang khẩn trương chia thức ăn vào khay để chuẩn bị đi giao cơm cho các công ty gần đó. Thức ăn đựng trong những thau nhựa đặt trên nền nhà bẩn, ẩm ướt và cách nhà vệ sinh chưa đến 2m. Dưới gầm giường gần đó chất ngổn ngang rau quả. Còn chỗ nấu ăn sát ngay nơi rửa chén lênh láng váng mỡ dưới nền nhà và nhầy nhụa đồ ăn bỏ đi đọng trên nắp gạn nước thải. Đây là cơ sở cung cấp suất ăn được nhiều công ty ưa chuộng vì giá nào cũng làm được, đặt làm rẻ nhưng muốn xuất hóa đơn bao nhiêu tùy ý.
Lấy miếng gà chiên nhỏ cho vào khay, bà Trịnh Thị Ngọc Nga - chủ cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp OM - nói với chúng tôi: “Suất ăn giá 8.000 đồng như vầy được không? Mình làm 8.000 đồng nhưng phải coi sao cho đẹp”. Thức ăn của suất cơm được bà Nga nói là 8.000 đồng này ngoài miếng thịt gà nhỏ còn có thêm vài miếng cà tím xào được thái “siêu nhỏ”. Theo điều tra của chúng tôi, cơ sở của bà Nga cung cấp cơm cho bốn công ty ở hai huyện Dĩ An và Thuận An, tỉnh Bình Dương và đều thực hiện theo kiểu “đặt cơm giá thấp nhưng xuất hóa đơn giá cao”.
Cụ thể, giá cơm ghi trên hóa đơn thanh toán được bà Nga xuất ra cho bên mua 11.000-15.000 đồng/suất nhưng thực tế bà Nga chỉ nhận tiền 8.000-12.000 đồng, phần chênh lệch người đi đặt cơm của công ty hưởng. Như người của Công ty BM đặt cơm chỉ 10.000 đồng/suất nhưng lấy hóa đơn báo về công ty 11.000 đồng/suất. Chiều 24-8 tại cơ sở nấu cơm này, bà Nga và các nhân công đóng hộp khoảng 100 khay cơm 10.000 đồng chuyển đến giao cho Công ty BM. Trung bình mỗi tháng Công ty BM lấy tại cơ sở bà Nga gần 3.000 suất cơm. “Làm cơm kiểu này phải làm cho khéo, nếu không công nhân sẽ phản ứng liền” - bà Nga nói. Theo ghi nhận của chúng tôi, các suất cơm 8.000 đồng, 10.000 đồng và 12.000 đồng được phù phép trên hóa đơn lần lượt thành 10.000 đồng, 12.000 đồng và 15.000 đồng với khẩu phần món mặn thường là gà chiên, cá chiên rất khô khan, suất nào khá hơn thì có con cá điêu hồng nhỏ kho cà chua, còn lại là một ít đồ xào và canh “đại dương” với chỉ một ít rau và toàn nước.
Ông Nguyễn Văn Đạt - chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Bình Dương - cho biết trong hai năm 2010-2011, qua kiểm tra thì 30% chi phí của mỗi suất ăn công nhân dùng để chi cho nhân công nấu nướng, nhiên liệu, gia vị, vận chuyển... Có nơi suất cơm chỉ 7.000 đồng khi chưa trừ chi phí. Như vậy một suất cơm mà công ty đặt cơ sở nấu ăn của bà Nga 12.000 đồng trừ phần kê khống thì chi phí thật cho bữa ăn đó chỉ là 10.000 đồng, trừ thêm hao hụt nữa suất cơm đến với công nhân chỉ còn 7.000 đồng. Nếu đặt suất 10.000 đồng trừ hoa hồng và chi phí hao hụt thì suất ăn chỉ còn lại 5.000-6.000 đồng. “Phần còn lại của công nhân chủ yếu là... cơm trắng” - ông Đạt nói.


Sức khỏe bị bào mòn

Công nhân cạo mủ cao su bị ngộ độc thức ăn
Tối 25-8, Bệnh viện Đa khoa cao su Suối Tre thuộc Công ty Cao su Đồng Nai cho biết tính đến 21g cùng ngày đã có tổng cộng 58 công nhân thuộc Nông trường cao su Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm (ảnh).
Theo bác sĩ Đỗ Cao Khải - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện, vào thời gian trên bệnh viện tiếp nhận các bệnh nhân là công nhân cạo mủ của Nông trường cao su Dầu Giây. Theo các công nhân, giờ làm việc buổi sáng họ nghỉ giữa ca để ăn cơm trưa với các món ăn gồm: canh khổ qua, đậu đũa xào và chả cá. Sau khi ăn cơm một số công nhân có triệu chứng chóng mặt, mắt mờ. Đến khoảng 17g, một số công nhân khác có triệu chứng ngộ độc nặng như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói... buộc phải nhập viện cấp cứu.
TRUNG ANH
Tại hội thảo bàn về chất lượng bữa ăn công nhân do Cục ATVSTP (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Bình Dương tổ chức hồi giữa tháng 8, nhiều chuyên gia y tế đã lên tiếng cảnh báo hàng triệu người lao động làm việc tại 256 khu chế xuất - khu công nghiệp trên cả nước đang đối diện với tình trạng thiếu dinh dưỡng trong bữa ăn giữa ca, dễ mắc ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân do doanh nghiệp ít quan tâm đến bữa ăn của công nhân, đặt hàng giá rẻ không đảm bảo ATVSTP về nấu cho công nhân ăn hoặc thuê các cơ sở cung ứng suất cơm bên ngoài với giá “bèo”. Tuy nhiên chưa có cơ quan nào nhận định việc ăn chia trên suất cơm công nhân ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn.
Một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành với 900 công nhân tuổi từ 18-60 cho thấy: khẩu phần ăn của nữ công nhân ở mức lao động nhẹ chỉ đáp ứng được 77,7% nhu cầu năng lượng, còn ở nam chưa đến 90%. PGS.TS Lê Bạch Mai - phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia - đánh giá tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, gây giảm năng suất lao động. Khi năng lượng từ khẩu phần ăn không đủ thì cơ thể tự động dùng nguồn năng lượng dự trữ của mình, từng lớp cơ sẽ được “đốt cháy” để lấy sức làm việc. Nét mặt xanh xao, thân thể gầy gò là biểu hiện của nhiều công nhân làm việc lâu năm bị bào mòn sức người trong phân xưởng vì ăn không đủ chất.
Nhận định chung của các chuyên gia tham gia hội thảo là đa số công nhân hiện nay “nhỏ con, gầy gò, phờ phạc”. Sức khỏe bị bào mòn kéo dài ảnh hưởng đến thể chất, công nhân cưới nhau sinh con sẽ dễ dẫn đến đứa con bị suy dinh dưỡng.
Ông Trần Quang Trung - cục trưởng Cục ATVSTP - cho biết nhiều cơ sở nấu ăn (do công ty tổ chức nấu hoặc cơ sở chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp nấu) chấp nhận sử dụng thực phẩm giá rẻ, không đảm bảo ATVSTP. Trong khi đó trách nhiệm đảm bảo ATVSTP của các cấp chính quyền địa phương, ban quản lý các  khu chế xuất - khu công nghiệp, các chủ doanh nghiệp chưa cao. Cùng với đó là sự yếu kém, hạn chế trong hệ thống quản lý ATVSTP ở các cấp, hệ thống thanh tra chuyên ngành, kiểm nghiệm...
Chưa có quy định về giá suất ăn công nghiệp
Ông Nguyễn Văn Đạt cho hay hiện chưa có văn bản quy định về giá thành suất ăn công nghiệp và theo khảo sát của Chi cục ATVSTP Bình Dương năm 2010-2011 thì phải đúng 15.000 đồng mới đảm bảo chất lượng bữa ăn cho công nhân. Tuy nhiên hiện nay giá cả tăng lên thì giá bữa ăn cũng cần phải xem xét lại cho phù hợp. Bên cạnh đó, ông Đạt kiến nghị cơ quan chức năng cần phải ban hành quy định về định lượng khẩu phần ăn tối thiểu. Nếu để thực trạng trên kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, suy giảm năng suất lao động cùng nhiều hệ lụy khác...
Ông Nguyễn Hùng Long, phó cục trưởng Cục ATVSTP, cho biết cơ quan này đã phối hợp với Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện nghiên cứu để đưa ra khẩu phần ăn phù hợp, đủ chất dinh dưỡng cho từng nhóm công nhân làm việc ở các cấp độ khác nhau. Cục ATVSTP sẽ kiến nghị Tổng liên đoàn Lao động VN, Bộ LĐ-TB&XH ban hành quy định suất ăn tối thiểu cho công nhân, quy chuẩn thực hiện khẩu phần ăn đáp ứng đủ dinh dưỡng để công nhân có thể tái tạo sức lao động.

Cạnh tranh suất ăn, công nhân lãnh đủ
Lãnh đạo một công ty chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp cho biết một suất cơm 15.000 đồng gồm món mặn, món xào và cơm canh đủ no mới đủ định lượng cho công nhân đủ sức làm việc. Nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp cung cấp suất ăn sẵn sàng hạ giá cho doanh nghiệp đặt mua, gom thực phẩm không đảm bảo chất lượng về nấu cho công nhân ăn nên dễ gây ngộ độc thực phẩm, bữa ăn không đủ chất. Bên cạnh đó việc chi hoa hồng giữa nhà cung cấp suất ăn cho công ty sử dụng lao động cũng ngấm ngầm cắt xén chất lượng bữa ăn của công nhân. Một khẩu phần ăn vì thế bị hao hụt đi vì nhiều khâu và công nhân là người lãnh đủ.

****************
Nóng bỏng nạn buôn người
Chỉ trong một đêm, nhiều cô gái đột ngột mất tích bí ẩn. Nước mắt những người cha, người mẹ vùng cao ngày càng nhiều, khi số lượng các cô gái trẻ mất tích đang tăng đột biến.
-  Nóng bỏng nạn buôn người – Kỳ 3: Nô lệ tình dục (TN).

Ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", những cô gái trẻ bị lừa bán đã phải trải qua nỗi đau tận cùng, bị đánh đập, hành hạ dã man và bị ép buộc trở thành nô lệ tình dục ở xứ người.

Ác mộng ở “động quỷ”
Số lượng chị em phụ nữ bị lừa bán không chỉ ở các tỉnh miền núi phía bắc, mà lan sang cả nhiều địa phương khác, từ Cà Mau, Vĩnh Long đến Đắk Lắk, Đắk Nông, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình…
Chúng tôi gặp N.P.H, 18 tuổi (quê Thủy Nguyên, Hải Phòng) tại Trung tâm bảo trợ xã hội Lào Cai khi chị đang mong ngóng ngày đêm được trở về với con trai. Trót mang thai khi mới 15 tuổi, vì không được sự đồng ý của gia đình chồng nên N.P.H bị ghét bỏ, hắt hủi. Giận gia đình chồng, trong một phút nông nổi, H. đồng ý theo bạn trai của cô bạn thân sang Trung Quốc bán đồ điện tử. Cho đến khi nhìn thấy tên này nhận tiền của bà chủ, H. mới biết rằng mình đã sa chân vào “hang hùm, miệng sói”. H kể: “Ban đầu, chị ta (bà chủ) ngọt nhạt dụ dỗ. Em không chịu nên đám tay chân thẳng tay, chúng đánh em thâm mày, tím mặt, máu mồm, máu mũi tóe loe. 3 ngày sau, không chịu nổi trận đòn, em buộc phải đi khách”.

 
L.P.T - nạn nhân mới nhất được trao trả ngày 17.8

Theo lời H., đã vào “động quỷ” thì chỉ có hai con đường lựa chọn, một là tiếp khách, hai là chết. H. kể tiếp: “Ở chỗ em ở, đã có chị bị bọn đầu gấu hành hạ dã man. Chúng lột quần áo, trói chặt tay, chân, dán băng dính vào mồm đánh cho đến khi người bầm dập, máu me be bét. Thương chúng em, những chị em vào trước đều khuyên nên đi khách, chờ cơ hội để trốn thoát”.

 
N.P.H vẫn còn run sợ khi nhớ lại những ngày ác mộng - Ảnh: Hằng Hà

Cũng giống như H., lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của N.T.P, 22 tuổi (quê Gia Bình, Bắc Ninh), bọn buôn người dụ dỗ P. đi Lào Cai tìm việc. Tin lời, tháng 4.2012, P. bị đưa sang Trung Quốc. Mặc cho P. khóc lóc van xin, bọn buôn người còn tra tấn nạn nhân dã man. Chúng dùng dao rạch vào chỗ kín của P. Hai ngày liên tiếp, P. bị tra tấn bằng những cú đấm đá tàn bạo lên cơ thể. Ả buôn người còn dọa: “Mày sang đây chỉ có chết ở đây, không bao giờ quay về nữa. Nếu không làm gái sẽ bị đẩy đi thật xa hoặc đập chết thả trôi sông”. Sau đó, P. được bán cho một chủ chứa ở địa danh có tên Phù Lìn, do không chịu tiếp khách, P. bị hai vợ chồng chủ chứa thay nhau hành hạ bằng cách phóng phi tiêu vào người. Sợ hãi, cộng thêm vết thương quá nặng, P. bất tỉnh. Sau đó, P. phải chấp nhận trở thành nô lệ tình dục.
N.T.P là một trong số ít người có may mắn được trở về. Đêm 4.6.2012, hai tháng sau khi bị bán, nhờ được đi qua đêm với khách, P. mới có cơ hội trốn thoát. Hành trình chạy trốn suốt gần 2 ngày đêm, vượt bao đồi núi, bơi qua 2 con sông lớn, khi P. nằm thiêm thiếp bên bờ sông Hồng nơi tiếp giáp giữa Trung Quốc và Lào Cai, thì được cơ quan chức năng P.Duyên Hải (TP.Lào Cai) cứu vào chiều 5.6.2012.
Trong số những nạn nhân trở về, cô bé L.P.T, 16 tuổi, quê Mường Ảng (Điện Biên) là nạn nhân mới nhất vừa được Bộ đội biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiếp nhận chiều tối 17.8.
T. được xem là người may mắn, mặc dù bị lừa bán vào nhà chứa, em đã được người khách tốt bụng giúp đỡ trốn thoát ngay lần đầu tiên đi khách. Chúng tôi gặp em sau vài tiếng trở về quê hương, mệt lả sau hành trình hơn 1 ngày chạy trốn, vẻ mặt non nớt, ngây thơ vẫn chưa hết hoảng sợ. “Họ bắt em phải tiếp khách. Em nói, không biết tiếp khách là gì. Họ cho người tát vào mặt liên tiếp. Em choáng váng ngất đi vẫn nghe giọng quát tháo: mày không tỉnh, tao đánh cho chết” - T. run rẩy nói không ra hơi. Những trận đòn thừa sống, thiếu chết khiến T. không còn nhớ mình là ai. Và cũng như các cô gái khác, không chịu nổi những đòn hành hạ dã man, T. buộc phải đi khách.
Sushi trên người
Dấn thân vào “động quỷ”, những cô gái trẻ trở thành “cỗ máy” kiếm tiền cho các chủ chứa. Nhớ về tháng ngày ác mộng nơi xứ người, N.P.H nức nở: “Nhục nhã lắm chị à. Khách làng chơi, người tử tế thì ít, còn lại toàn là thú dữ. Có lần em bị khách lừa, đến nơi, chúng đóng cửa phòng, 4 thằng đàn ông hành hạ em cả đêm. Sáng ra thân xác rã rời, kiệt sức, lê lết về đến nhà chứa thì ngất xỉu. Bận đó, em ốm nặng phải đi viện cấp cứu, truyền nước, tiền thuốc thang tốn hơn 1.000 tệ. Mỗi lần đi khách chủ chia cho 50%. Tiền thì chủ giữ, ốm đau bệnh tật trừ hết vào tiền công”. 
P. bảo, hãi hùng nhất là tiếp khách say rượu. Không dưới 2 lần, P. thoát chết trong ngang tấc. “Có lần, đang đêm gặp khách say, hắn chở em lao điên cuồng đến một nơi rất hoang vắng, một bên là núi, một bên là vực. Em sợ hãi, van nài. Hắn không tha, cố tình chạy nhanh hơn, xe chỉ dừng lại khi sắp lao xuống bờ vực. Em may mắn thoát chết vì có cây cổ thụ chặn lại. Lần khác, cũng gặp khách say, hắn không đưa vào nhà nghỉ mà chở thẳng ra nghĩa địa, bắt em phải “làm việc” ngay tại đó. Trong lúc giằng co, em vô tình đẩy hắn ngã đập đầu vào đá. Hắn chỉ bị ngất vì mất máu quá nhiều, nếu không chắc giờ này em đã ngồi tù” - P. kể. Dù đã tìm cách chạy trốn mấy lần, nhưng P. đều thất bại. Lại là những trận đòn thừa sống, thiếu chết. Đi đâu cũng có người theo dõi, P. sống trong sợ hãi, lúc nào cũng nơm nớp lo bị giết.
Ông Vũ Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội Lào Cai, cho hay tại đây đã từng tiếp nhận nạn nhân trở về sau 6 năm lưu lạc. T.T.T.A, 22 tuổi, quê Đắk Lắk là trường hợp bị bán lâu nhất. Trong 6 năm đó, cô bị bán đi bán lại nhiều lần, trôi dạt khắp nơi từ Trung Quốc sang Hồng Kông, Ma Cao. Không chỉ tiếp khách, A. từng phải làm vũ nữ thoát y tại một sòng bài ở Ma Cao. Cô còn bị chủ ép làm cái nghề “người mẫu” mua vui cho những gã đàn ông lắm tiền thưởng thức tiệc sushi trên người. Mỗi bữa tiệc, A. phải khỏa thân, nằm bất động không nhúc nhích trong vòng 4 tiếng. Nhân cơ hội về Bắc Kinh, A. trốn thoát và gặp công an, được giải cứu trở về.
Trong câu chuyện với chúng tôi, các cô gái trẻ đều tâm sự, đau đớn, tủi nhục, nhiều lần nghĩ đến cái chết, nhưng nỗi nhớ gia đình, quê hương, sự hận thù những kẻ hãm hại đời mình nên họ đã cố sống để có cơ hội trở về, bắt những kẻ buôn người phải đền tội.  


Có nạn nhân là học sinh, sinh viên
Theo số liệu Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, hoạt động tội phạm mua bán người, bắt cóc trẻ em ở khu vực biên giới Việt - Trung chiếm 65% số vụ bị bắt giữ trên các tuyến biên giới. Địa bàn trọng điểm là các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Chủ yếu bọn tội phạm lừa bán phụ nữ, trẻ em gái cho các ổ mại dâm sát biên giới hoặc bán sâu vào trong nội địa Trung Quốc để cưỡng ép hôn nhân. Đã có dư luận về bọn tội phạm mua bán người để lấy nội tạng, tuy nhiên chưa xác định được vụ việc cụ thể. Đặc biệt, một vấn đề mới xuất hiện rất đáng quan tâm, là trước đây, đa số nạn nhân bị mua bán đều có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, trình độ hiểu biết thấp, nhưng những năm gần đây còn có cả những nạn nhân là con em các gia đình khá giả, có học thức, là học sinh, sinh viên.


- Trần ai nghề nhặt xác (NLĐ).

-Kiều nữ chat sex: Từ thú vui bệnh hoạn đến gái bán dâm chuyên nghiệp
Chùm ảnh:
Chùm ảnh: "Kiều nữ" về đêm "bay show" trong phòng chat sex
Những
Những "hot girl" làm các "con nghiện" chat sex điên đảo
Ảnh: Gái mại dâm
Ảnh: Gái mại dâm "gạ" khách ở đường "sung sướng" "thọ" nhất Sài thành
- Bình Định: Xôn xao những vụ vỡ nợ dây chuyền tiền tỷ (DT).
- Đi chợ “ngoại” ở Sài Gòn (TT). Xe ô tô lật nghiêng trên đường, 3 người may mắn thoát chết
(Dân trí) - Đang lưu thông trên đường, bất ngờ xe mất lái, lao lên con lươn giữa đường, đâm vào cột đèn đường và lật nghiêng. Rất may, 3 người ngồi trên xe may mắn thoát chết, chỉ bị thương nhẹ. Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 13h 30 ngày 25/8, ...
Ô tô lật ngửa giữa đường, 3 người thoát chếtVTC
Ô tô leo con lươn, 3 người bị thươngThanh Niên
Xe ô tô lật ngửa trên đường, 3 người thoát chếtLao động
--Tử hình giám đốc lừa đảo, giết người (NLĐO) – Vì làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ nên một giám đốc trẻ đã rao bán máy móc trên mạng để lừa người mua. Sau khi lừa được một giám đốc từ TPHCM ra Đà Nẵng để mua hàng, hung thủ đã giết nạn nhân để cướp tài sản.

Tổng số lượt xem trang