Tác giả bài báo đã không ngần ngại đánh đồng Việt Nam và Trung Quốc khi cho rằng : “Giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng đã xây dựng và từng bước củng cố các tiền đồn và đơn vị quân đội đồn trú trong khu vực thuộc phạm vi lãnh thổ của Philippines tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.”
Tờ báo nhắc lại là Việt Nam hiện kiểm soát 23 hòn đảo tại Trường Sa, trong đó có bẩy đảo thuộc nhóm mà Philippines gọi Kalayaan và đòi hỏi chủ quyền. Đó là đảo Binago (tên quốc tế là Namyit, mà Việt Nam đặt tên là Nam Yết), đảo Sin Cowe East Island (Việt Nam gọi là Sinh Tồn Đông), đảo Lagos (tên quốc tế là Spratly Island, Việt Nam gọi là Trường Sa), đảo Kalantiyaw (tên quốc tế là Amboyna Cay, tiếng Việt là Đảo An Bang), và các bãi đá như Gitna Reef và Hizon Reef.
Theo tờ Philippine Star, một tài liệu của chính phủ Philippines nói rằng : “Việt Nam đang ở tuyến đầu trong các hoạt động xây dựng (tại khu vực quần đảo Trường Sa), với số lượng công trình xây thêm nhiều nhất từ năm 1998 đến nay”. Các hoạt động của Việt Nam bao gồm việc cải tạo, tu sửa, bổ sung thêm nhà cửa trên các vùng chiếm đóng. Tài liệu kể trên ghi nhận sự gia tăng của số lượng các tấm pin mặt trời và cầu tàu, "là dấu hiệu cho thấy hoạt động của Việt Nam gia tăng tại các vùng lãnh thổ đó."
Bên cạnh đó, tài liệu nói trên còn đánh giá Việt Nam là nước "năng động nhất" trong việc tăng cường khả năng phòng thủ của các tiền đồn của mình, với các ụ súng và lều che súng được thấy trên nhiều hòn đảo do Việt Nam kiểm soát. Tài liệu cũng tiết lộ rằng Việt Nam đã hoặc đang có kế hoạch xây dựng thêm các ụ súng ở Collins Reef (Đá Cô Lin), Parades Reef (hoặc Đá Lớn), Ladd Reef (Đá Lát) và Len Dao Reef (Đá Len Đao). Việt Nam cũng có kế hoạch phục hồi một phi đạo trên đảo Trường Sa.
Vào hôm qua, tờ Phlippine Star cũng đã đả kích các hành động tăng cường lực lượng của Trung Quốc tại các đảo bị Bắc Kinh chiếm đóng tại Trường Sa, và công bố hẳn một số bức ảnh chụp từ vệ tinh mà tờ báo có được cho thấy rõ các cơ sở được xây dựng, từ các ổ súng cho đến ăng ten Parabole.
Theo tờ báo, tại bãi đá ngầm Kagitingan (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử, tên Việt Nam là Đá Chữ Thập) Trung Quốc đã xây dựng trạm thông tin liên lạc thường xuyên và đài quan sát hàng hải có thể chứa 200 quân. Họ còn xây dựng một bãi đáp cho trực thăng, một doanh trại hai tầng và cầu tàu dài 300 mét cho phép các tàu hậu cần và tàu tuần tra cập bến. Trung Quốc thiết kế nơi này thành khu chỉ huy chính với hệ thống truyền tin qua vệ tinh, đài rađa, và các ổ súng hỏa lực mạnh …
Các tài liệu mà tờ báo tham khảo được cũng cho thấy là Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở của họ tại Bãi đá ngầm Panganiban (tên quốc tế là Mischief Reef, tên Việt Nam là Đá Vành Khăn) mà Trung Quốc lấn chiếm từ tay Philippines vào năm 1995. Bắc Kinh cho rằng đó chỉ là công trình giúp ngư dân trú bão, nhưng Philippines không tin vì các nơi gọi là dùng để trú ẩn đó lại được trang bị hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh và radar.
Các tài liệu còn cho thấy là ngoài các đơn vị đồn trú, Trung Quốc còn đẩy mạnh những dự án hàng hải trên quy mô lớn, nhằm củng cố các đòi hỏi chủ quyền của họ đối với Trường Sa, như xây dựng cầu cảng, sân bay, hải đăng, đài quan sát hải dương và mạng lưới khí tượng hàng hải.
Tờ báo nhắc lại là Việt Nam hiện kiểm soát 23 hòn đảo tại Trường Sa, trong đó có bẩy đảo thuộc nhóm mà Philippines gọi Kalayaan và đòi hỏi chủ quyền. Đó là đảo Binago (tên quốc tế là Namyit, mà Việt Nam đặt tên là Nam Yết), đảo Sin Cowe East Island (Việt Nam gọi là Sinh Tồn Đông), đảo Lagos (tên quốc tế là Spratly Island, Việt Nam gọi là Trường Sa), đảo Kalantiyaw (tên quốc tế là Amboyna Cay, tiếng Việt là Đảo An Bang), và các bãi đá như Gitna Reef và Hizon Reef.
Theo tờ Philippine Star, một tài liệu của chính phủ Philippines nói rằng : “Việt Nam đang ở tuyến đầu trong các hoạt động xây dựng (tại khu vực quần đảo Trường Sa), với số lượng công trình xây thêm nhiều nhất từ năm 1998 đến nay”. Các hoạt động của Việt Nam bao gồm việc cải tạo, tu sửa, bổ sung thêm nhà cửa trên các vùng chiếm đóng. Tài liệu kể trên ghi nhận sự gia tăng của số lượng các tấm pin mặt trời và cầu tàu, "là dấu hiệu cho thấy hoạt động của Việt Nam gia tăng tại các vùng lãnh thổ đó."
Bên cạnh đó, tài liệu nói trên còn đánh giá Việt Nam là nước "năng động nhất" trong việc tăng cường khả năng phòng thủ của các tiền đồn của mình, với các ụ súng và lều che súng được thấy trên nhiều hòn đảo do Việt Nam kiểm soát. Tài liệu cũng tiết lộ rằng Việt Nam đã hoặc đang có kế hoạch xây dựng thêm các ụ súng ở Collins Reef (Đá Cô Lin), Parades Reef (hoặc Đá Lớn), Ladd Reef (Đá Lát) và Len Dao Reef (Đá Len Đao). Việt Nam cũng có kế hoạch phục hồi một phi đạo trên đảo Trường Sa.
Vào hôm qua, tờ Phlippine Star cũng đã đả kích các hành động tăng cường lực lượng của Trung Quốc tại các đảo bị Bắc Kinh chiếm đóng tại Trường Sa, và công bố hẳn một số bức ảnh chụp từ vệ tinh mà tờ báo có được cho thấy rõ các cơ sở được xây dựng, từ các ổ súng cho đến ăng ten Parabole.
Theo tờ báo, tại bãi đá ngầm Kagitingan (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử, tên Việt Nam là Đá Chữ Thập) Trung Quốc đã xây dựng trạm thông tin liên lạc thường xuyên và đài quan sát hàng hải có thể chứa 200 quân. Họ còn xây dựng một bãi đáp cho trực thăng, một doanh trại hai tầng và cầu tàu dài 300 mét cho phép các tàu hậu cần và tàu tuần tra cập bến. Trung Quốc thiết kế nơi này thành khu chỉ huy chính với hệ thống truyền tin qua vệ tinh, đài rađa, và các ổ súng hỏa lực mạnh …
Các tài liệu mà tờ báo tham khảo được cũng cho thấy là Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở của họ tại Bãi đá ngầm Panganiban (tên quốc tế là Mischief Reef, tên Việt Nam là Đá Vành Khăn) mà Trung Quốc lấn chiếm từ tay Philippines vào năm 1995. Bắc Kinh cho rằng đó chỉ là công trình giúp ngư dân trú bão, nhưng Philippines không tin vì các nơi gọi là dùng để trú ẩn đó lại được trang bị hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh và radar.
Các tài liệu còn cho thấy là ngoài các đơn vị đồn trú, Trung Quốc còn đẩy mạnh những dự án hàng hải trên quy mô lớn, nhằm củng cố các đòi hỏi chủ quyền của họ đối với Trường Sa, như xây dựng cầu cảng, sân bay, hải đăng, đài quan sát hải dương và mạng lưới khí tượng hàng hải.
--Philippine President Benigno Aquino (right) on Tuesday said he warned the Chinese defence minister of a possible arms race in the region if tensions worsened over disputes in the South China Sea. -- PHOTO: AP
-Philippines, Hoa Kỳ đàm phán về căng thẳng liên quan tới Trường Sa (VOA)- Trang web tin tức InterAksyon.com hôm nay tường thuật rằng Thứ Trưởng Ngoại giao đặc trách Chính sách của Philippines Erlinda Basilio đang dẫn đầu một phái đoàn giới chức ngoại giao cấp cao đến dự các cuộc đàm phán chiến lược với Hoa Kỳ về sự leo thang căng thẳng liên quan tới quần đảo Trường Sa, và các vấn đề khác.
Bản tin nói rằng các cuộc thảo luận giữa Thứ Trưởng Basilio với Trợ Lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Châu Á-Thái bình dương Kurt Campbell diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại quần đảo đang có tranh chấp.
Các cuộc thảo luận song phương diễn ra tiếp theo sau một cuộc họp cấp cao ở Manila vào tháng Giêng năm nay, tại buổi họp này Hoa Kỳ cam kết sẽ giúp nâng cao khả năng quân sự của Philippines để tuần tra trong các vùng lãnh hải của nước này tại vùng biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông.
Nghị trình của cuộc gặp lần này bao gồm vấn đề bảo vệ lãnh thổ và an ninh biển, kinh tế và thương mại, và các vấn đề khu vực, cũng như các nỗ lực ngoại giao tuần cầu.
Hai bên còn thảo luận về nạn buôn người, và các chương trình viện trợ nhân đạo.
Nguồn: AFP, InterAksyon.com, Channel News Asia
Theo bản tin của Pháp Tấn Xã loan đi đêm hôm qua thì tại một buổi họp hôm thứ Hai, Tổng Thống Aquino khuyến cáo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt rằng, nhiều cuộc chạm trán khác nữa xảy ra trong vùng biển có tranh chấp quanh quần đảo Trường Sa, được cho là có trữ lượng dầu hỏa lớn, sẽ đưa đến một cuộc chạy đua vũ khí trong khu vực.
Bản tin dẫn lời Tổng Thống Aquino nói chuyện với báo chí, tiết lộ rằng trong cuộc đối thoại với ông Lương Quang Liệt, ông cảnh giác rằng nếu xung đột xảy ra, thì sẽ có chạy đua vũ trang, và nếu có chạy đua vũ trang thì nguy cơ tranh chấp sẽ leo thang.
Ông Aquino nói lực lượng quân đội Philippines thiếu trang bị, không thể là một đối thủ ngang hàng với Trung Quốc, tuy nhiên những cuộc chạm trán hồi gần đây có sự tham dự của các tàu bè và phi cơ quân sự, có thể buộc Manila phải hành động.
Trong các cuộc họp hôm thứ Hai, các giới chức Philippines và Trung Quốc cam kết sẽ tránh 'các hành động đơn phương' có thể làm gia tăng căng thẳng trong cuộc tranh chấp dành chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.
Ngoài Trung Quốc và Philippines, còn có một số nước khác tuyên bố chủ quyền tại khu vực quanh quần đảo Trường Sa, trong đó có Đài Loan, Brunei, Malaysia và Việt Nam.
Nguồn: AFP, InterAksyon.com, Channel News Asia
MANILA - PHILIPPINE President Benigno Aquino on Tuesday said he warned the Chinese defence minister of a possible arms race in the region if tensions worsened over disputes in the South China Sea.
Mr Aquino said he told visiting Chinese Defence Minister Liang Guanglie in their meeting on Monday that such an arms race could result if there were more encounters in the disputed and potentially oil-rich Spratly islands.
'When we have these incidents, does it not promote an arms race happening within the region? And when there is an arms race, does not the potential for conflict increase?' he recalled telling Mr Liang.
'Who benefits from that?' he told reporters.
Mr Aquino said the poorly-equipped Philippine military was no match for China but recent encounters involving military ships and planes in the Spratlys might force Manila's hand.
'We may not have the capabilities now, but that might force us to increase our capabilities also,' he said. -- AFP -Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Manila, 20/05/2011 (Reuters)
-Manila: 'Bãi Cỏ Rong không thuộc Trường Sa'
Manila khẳng định Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở phía tây đảo Palawan là lãnh thổ của Philippines, không nằm trong khu vực có tranh chấp ở Biển Đông.
Manila đưa ra tuyên bố này ngay ngày Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt mở đầu chuyến thăm Philippines.Trước đó có tin máy bay chiến đấu của Trung Quốc xâm phạm bầu trời Philippines, đặc biệt bên trên khu vực đảo Cỏ Rong, nơi Manila cùng các công ty nước ngoài đang thăm dò dầu khí.
Báo The Philippine Star trích dẫn lời người phó phát ngôn của dinh tổng thống Abigail Valte nói trên một đài phát thanh địa phương rằng trong những tuần qua chính phủ đã tuyên bố vùng đảo này không có tranh chấp, không thuộc khu vực Trường Sa.
"Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) ở phía tây Palawan, thuộc chúng tôi. Chúng tôi cố làm rõ chuyện này, xin đừng nhầm lẫn Reed Bank thuộc Trường Sa vì nó ở xa lắm, và đó là một sự khác biệt lớn, vì Reed Bank không thuộc khu vực có tranh chấp - không có vấn đề gì với chủ quyền của Reed Bank," bà Valte nói.
Bà cho biết chính phủ đang xác minh chuyện máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay gần máy bay thám thính của Philippines trên khu vực này hôm 19/5.
Trước đó ngày 2/3 Philippines đã phải đình chỉ các hoạt động khảo sát địa chấn quanh Bãi Cỏ Rong sau khi một chiếc tàu thăm dò của họ bị hai tàu tuần tra Trung Quốc đe dọa. Manila đã có công hàm ngoại giao phản đối với Bắc Kinh về vụ này.
'Kiềm chế'
Bộ Năng lượng Philippines cho biết công ty đóng tại Anh, Forum Energy, đã hoàn tất thăm dò địa chất ở Bãi Cỏ Rong, cách Palawan 240km về hướng Tây, gần Trường Sa.
Trước việc Manila thăm dò dầu khí ở Bãi Cỏ Rong, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Khương Du, tuyên bố Trung Quốc có ''chủ quyền không thể tranh cãi ở Trường Sa và vùng biển lân cận''.
''Mọi hoạt động của bất kỳ nước nào, công ty nào nhằm khai thác dầu khí trong vùng biển thuộc quyền Trung Quốc mà không được phép của chính phủ Trung Quốc sẽ là một sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc,'' phát ngôn nhân này nói, tuy không nhắc gì đến Philippines hay công ty Forum Energy, và cũng không nói khu vực thăm dò có thuộc quyền của Bắc Kinh hay không.
Trong bối cảnh xem chừng căng thẳng đó, hai Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt của Trung Quốc và Voltaire Gazmin của Philippines khuyến cáo các bên liên quan tự kiềm chế để tránh xung đột tại Biển Đông.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila nói với các phóng viên rằng ông Liệt sẽ dùng chuyến thăm để mở rộng các cuộc ''trao đổi và hợp tác quân sự'' và ''củng cố cũng như tăng cường quan hệ chiến lược và hợp tác'' giữa hai nước.
Ông Liệt thăm Philippines trong năm ngày sau khi đã ghé Singapore và Indonesia.
Indonesia và Trung Quốc lên kế hoạch tiến hành phối hợp tuần tra ở Biển Đông để ngăn chặn việc đánh bắt cá trái phép của ngư dân Trung Quốc ở vùng biển Indonesia.
Tàu tuần tra của Lực lượng Giám sát hàng hải Trung Quốc. |
“Các cuộc hội đàm hải quân trực tiếp sẽ bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có hoạt động của các tàu cá. Ngư dân Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào vùng biển Indonesia, nhưng do họ không có hệ thống định vị toàn cầu (GPS) nên không nắm rõ khu vực biên giới”, ông Purnomo nói sau tiệc tối chào mừng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.
“Theo khuôn khổ tuần tra phối hợp, nếu tàu cá nào xuyên qua đường ranh giới, chúng tôi sẽ thông báo để họ rời đi. Nhưng xin hãy chú ý rằng, chúng tôi không có bất kỳ vấn đề song phương nào với Trung Quốc”, ông nhanh chóng khẳng định.
Ông Lương đã có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Purnomo và một cuộc gặp không chính thức với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN khác bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tuần trước.
Ông Purnomo cho hay đã yêu cầu Thứ trưởng Quốc phòng Sjafrie Sjamsoeddin soạn thảo thỏa thuận với Đại sứ Trung Quốc Trương Khởi Nguyệt để thiết lập ủy ban chung. Ông nhấn mạnh, Indonesia đã thiết lập các ủy ban tương tự với Mỹ và Malaysia.
Theo phó đô đốc hải quân Indonesia Marsetio, các cuộc hội đàm trực tiếp sẽ thúc đẩy hợp tác song phương giữa lực lượng hải quân hai nước bao gồm hợp tác an ninh hàng hải tại Biển Đông, một điểm nóng gây nhiều quan ngại trong khu vực. Ông nói rằng, Indonesia đã tham gia các cuộc tuần tra phối hợp với Malaysia, Singapore, Philippines, Ấn Độ và Australia.
“Trong các cuộc hội đàm trực tiếp này, chúng tôi sẽ thảo luận về nhiều vấn đề như phối hợp tuần tra, hợp tác trong thăm dò khảo sát thủy văn học và trao đổi chuyên gia”, Marsetio nói.
Ngoài các cuộc hội đàm trực tiếp, Trung Quốc còn đề xuất tiến hành tuần tra phối hợp với các quốc gia thành viên ASEAN để hộ tống các tàu buôn từ khu vực đi qua vịnh Aden trong một phần chiến dịch chống cướp biển.
Ông Purnomo hoan nghênh đề xuất này nhưng không nói rõ Indonesia có nhất trí hay không.
Ước tính có 21.000 tàu đi qua vịnh Aden để tiếp cận tuyến đường vận chuyển quan trọng là kênh Suez. Ước tính cướp biển gây tổn thất cho cộng đồng thế giới từ 13-16 tỉ USD mỗi năm.
Cơ quan Hàng hải quốc tế có trụ sở tại Malaysia trong báo cáo đưa ra ngày 28/4 cho biết, có 173 vụ tấn công của hải tặc và 23 vụ chiếm giữ tàu tính trên thế giới tính đến thời điểm này trong năm. Trong đó, có 26 tàu bị cướp biển Somalia tấn công hoặc chiếm giữ với 518 con tin.
- Thái An (Theo jakartapost)
ASEAN ra tuyên bố liên quan tới Biển Đông
Phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Trung Quốc tăng cường tàu tuần tra Biển Đông
Bắc Kinh gặp rắc rối trong chính sách Biển Đông
'Cần đưa Trung Quốc vào hội đàm khu vực về Biển Đông'
Tranh cãi Biển Đông: Bài học từ sai lầm của Philipines
Chiến thuật mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc phản pháo Philippines về Biển Đông
Kiên trì đàm phán, giải quyết thỏa đáng vấn đề Biển Đông
COC không là phương tiện hạ cơn khát lãnh thổ Biển Đông
DOC là giải pháp duy nhất cho hòa bình Biển Đông
Ngẫm về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Philippines dùng tàu Mỹ tăng cường tuần tra Biển Đông
Philippines phản đối Trung Quốc về Biển Đông tại LHQ
Trung Quốc điều chỉnh chính sách ở Biển Đông
- Kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Philippines khuyến cáo các bên liên quan tự kiềm chế để tránh xung đột tại Biển Đông.
Ông Lương Quang Liệt vừa có chuyến thăm Philippines và trong cuộc gặp với người đồng nhiệm chủ nhà, hai bên thống nhất sẽ "không có hành động đơn phương" làm phức tạp thêm tình hình.Tuần trước, báo chí Philippines cáo giác hai chiến đấu cơ MiG của Trung Quốc đã vi phạm không phận của Philippines trên bầu trời Bãi Cỏ ron, quần đảo Trường Sa.
Cũng tại nơi này, hai tháng trước tàu chiến Trung Quốc bị nói đã gây hấn với tàu thăm dò của Philippines.
Manila tuyên bố chủ quyền 'không tranh cãi' đối với khu vực này.
Phản hồi trước cáo buộc mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói Bộ trưởng Lương Quang Liệt khẳng định Trung Quốc không có chiến đấu cơ MiG.
Tuy nhiên ông Lương không nói thêm chi tiết liệu Bắc Kinh có điều bất cứ loại chiến đấu cơ nào tới tham gia tuần tra ở khu vực Biển Đông hay không.
Thông cáo chung của hai bộ trưởng, đưa ra sau cuộc gặp tại đại bản doanh quân đội Philippines ở Manila, viết: " Hai bộ trưởng thừa nhận nhu cầu cần bảo đảm sự ổn định ở Biển Đông".
Hai nước Trung Quốc và Philippines trong những tháng vừa qua đã đối đầu nhau một số lần liên quan tới chủ quyền ở khu vực này.
Tháng trước, Philippines gửi đơn lên Liên hiệp Quốc phản đối đường chín đoạn chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp.
Trung Quốc ngược lại cũng gửi công hàm phản đối Philippines và tái khẳng định chủ quyền.
Hồi tháng Ba, Philippines chỉ trích Trung Quốc trong vụ Bão Cỏ rong, nơi mà Manila gọi là "bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Philippines, không bàn cãi".
Ngoài hai nước nói trên, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tham gia tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
- China, Philippines vow to avoid unilateral actions in Spratlys
Manila - China and the Philippines on Monday agreed to avoid unilateral actions that could increase tensions in disputed areas in the South China Sea.
Chinese Defence Minister General Liang Guanglie, who arrived in Manila on Saturday for a five-day state visit, and Philippine Defence Secretary Voltaire Gazmin also called on other claimants to refrain from taking any aggressive actions in the area.
'Both ministers acknowledge the need to ensure that the South China Sea remains stable,' they said in a joint statement after a meeting in Manila.
'Both ministers recognized that unilateral action which could cause alarm should be avoided,' the statement added.
China and the Philippines have overlapping claims to various areas in the South China Sea, including the oil-and-mineral-rich Spratly Islands.
Tensions between the two countries flared in March when Manila accused Chinese navy vessels of harassing a Philippine oil exploration ship near the Spratlys.
Taiwan, Brunei, Malaysia and Vietnam also claim parts of the Spratlys, which straddle key shipping lanes in the South China Sea.
- PHILIPPINES - TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG: Tổng thống Philippines sẽ thảo luận về Biển Đông với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (RFI)
Theo hãng tin Mỹ AP, tổng thống Philippines Aquino đã xác nhận là trong cuộc tiếp xúc với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, ông sẽ nêu bật sự cần thiết của một thỏa thuận mang tính chất ràng buộc liên quan đến Biển Đông. Mục tiêu là để ngăn ngừa nguy cơ tranh chấp bùng lên thành xung đột võ trang tại quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận đang có tranh chấp chủ quyền.
Trung Quốc và Philippines là hai trong số sáu nước đang tranh chấp một phần hay toàn bộ vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, được cho là một khu vực có trữ lượng dầu khí dồi dào.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã đến Philippines vào hôm qua trong khuôn khổ một chuyến công du năm ngày. Nhân vật thứ tư trong giới lãnh đạo Bắc Kinh đã ghé thăm Philippines đúng vào lúc xẩy ra một sự cố giữa phi cơ quân sự hai nước tại vùng biển Reed Bank đang có tranh chấp gần Trường Sa, một vụ việc mà Manila đang có dấu hiệu muốn giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng.
Theo báo chí Philippines, vào thứ năm tuần trước, hai trinh sát cơ OV-10 Bronco của không quân nước này, khi đang tuần tra tại khu vực đảo Kalayaan thì bị hai chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát vào. Sau khi được báo cáo, chính quyền Manila cho biết là sẽ xác minh vụ việc. Vào khi ấy, có tin là nếu thông tin được kiểm chứng, thì chính quyền Philippines sẽ lên tiếng chính thức phản đối hành động của Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào hôm qua, quân đội Philippines đã ra thông cáo giảm nhẹ mức độ nghiêm trong của vụ việc, cho dù công nhận là việc « xâm phạm » không phận Philippines có xẩy ra. Theo bản thông cáo, hai chiến đấu cơ lạ bay rất cao nên không thể gọi đấy là « hành đông khiêu khích ». Mặt khác, vì máy bay lạ ở quá cao, cho nên phi công Philippines không thể xác định rõ quốc tịch của hai chiếc phi cơ đó.
Theo giới quan sát, thực hư sự việc chưa rõ ràng, nhưng điều chắc chắn là quân đội Philippines không muốn làm Trung Quốc phật ý vào lúc bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt đặt chân xuống Manila.
Trung Quốc và Philippines là hai trong số sáu nước đang tranh chấp một phần hay toàn bộ vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, được cho là một khu vực có trữ lượng dầu khí dồi dào.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã đến Philippines vào hôm qua trong khuôn khổ một chuyến công du năm ngày. Nhân vật thứ tư trong giới lãnh đạo Bắc Kinh đã ghé thăm Philippines đúng vào lúc xẩy ra một sự cố giữa phi cơ quân sự hai nước tại vùng biển Reed Bank đang có tranh chấp gần Trường Sa, một vụ việc mà Manila đang có dấu hiệu muốn giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng.
Theo báo chí Philippines, vào thứ năm tuần trước, hai trinh sát cơ OV-10 Bronco của không quân nước này, khi đang tuần tra tại khu vực đảo Kalayaan thì bị hai chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát vào. Sau khi được báo cáo, chính quyền Manila cho biết là sẽ xác minh vụ việc. Vào khi ấy, có tin là nếu thông tin được kiểm chứng, thì chính quyền Philippines sẽ lên tiếng chính thức phản đối hành động của Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào hôm qua, quân đội Philippines đã ra thông cáo giảm nhẹ mức độ nghiêm trong của vụ việc, cho dù công nhận là việc « xâm phạm » không phận Philippines có xẩy ra. Theo bản thông cáo, hai chiến đấu cơ lạ bay rất cao nên không thể gọi đấy là « hành đông khiêu khích ». Mặt khác, vì máy bay lạ ở quá cao, cho nên phi công Philippines không thể xác định rõ quốc tịch của hai chiếc phi cơ đó.
Theo giới quan sát, thực hư sự việc chưa rõ ràng, nhưng điều chắc chắn là quân đội Philippines không muốn làm Trung Quốc phật ý vào lúc bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt đặt chân xuống Manila.
- BẤT ĐỒNG GIỮA PHILIPPIN VÀ TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNGanhbasam
- QUAN HỆ GIỮA ĐẾ QUỐC VÀ CHƯ HẦU: TRƯỜNG HỢP HOA KỲanhbasam
-Chinese defence chief visits Philippines amid tension in Spratlys
Manila - China's defence chief General Liang Guanglie arrived in the Philippines Saturday for a five-day visit amid new tension over the disputed Spratly Islands in the South China Sea.
Liang said he hoped his visit would boost defence cooperation between China and the Philippines, which 'contributes to regional peace and stability.'
'The purpose of my visit is to enhance understanding, build mutual trust, expand common ground, promote cooperation, and push for continued advancement of our state-to-state and military-to-military relations,' he said.
Liang was scheduled to meet with his counterpart Defence Secretary Voltair Gazmin and military chief General Eduardo Oban. He was also scheduled to pay courtesy call to President Benigno Aquino III.
Liang's visit came as the military was checking an intelligence report that a suspected Chinese fighter jet had entered Philippine airspace last week and was spotted by two Philippine air force planes patrolling a Philippine-claimed island in the Spratlys.
In March, the Philippines accused two Chinese navy boats of harassing a Philippine oil exploration vessel the Spratlys.
The Spratlys chain of islands, reefs, atolls and sand bars is claimed in whole or in part by China, the Philippines, Vietnam, Malaysia, Brunei and Taiwan. It is believed to be rich in oil and mineral resources.
-Chiến thuật mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong khi Philippin phản đối đích danh đường đứt khúc 9 đoạn thì Công hàm Trung Quốc không có một chữ nào nói đến đường trên ngoài câu: "Chủ quyền, các quyền và quyền tài phán liên quan của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hỗ trợ bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý phong phú".
Ngày 14/4/2011 Phái đoàn thường trực của CHND Trung Hoa tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối Công hàm số 000228 ngày 5/4/2011 của Philippin về đường yêu sách 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó ngày 10/4/2011 Người phát ngôn BNG Trung Quốc cho rằng Công hàm của Philippin là không thể chấp nhận.
Các nước chịu sức ép của Trung Quốc đã mạnh bạo hơn
Lâu nay các nước có tranh chấp ở Biển Đông phản đối nhau là chuyện bình thường nhưng cuộc "phản pháo" Trung-Phi lần này cho thấy xu hướng trong hai năm gần đây 2009-2011 các nước sử dụng vũ đài Liên hợp quốc ngày càng thường xuyên và đường lưỡi bò ngày càng bị nhiều nước lên tiếng phản đối. Tranh luận "công hàm" Trung - Phi ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của TT Philippin dự kiến 23-25/5/2011 cho thấy sự mạnh bạo hơn của các nước chịu nhiều sức ép kinh tế-chính trị của Trung Quốc như Philippin và khả năng có một giải pháp cho tranh chấp còn đầy khó khăn.
Công hàm ngày 14/4/2011 của Trung Quốc gồm ba đoạn chính:
- Khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với các đảo trong biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, và được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của chúng. Chủ quyền, các quyền và quyền tài phán liên quan của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hỗ trợ bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý phong phú. Nội dung Công hàm số 000228 ngày 5/4/2011 của Philippin là hoàn toàn không thể chấp nhận đối với Chính phủ Trung Quốc.
- Cái gọi là Nhóm đảo Kalayyan KIG mà Philippin yêu sách thực tế là một phần quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Trong hàng loạt các Hiệp ước quốc tế xác định giới hạn lãnh thổ của CH Philippin và pháp luật quốc gia của CH Philippin cho đến trước những năm 1970s chưa bao giờ yêu sách quần đảo Nam Sa hoặc bất kỳ một phần nào của quần đảo. Từ những năm 1970s, CH Philippin bắt đầu xâm lược và chiếm đóng một số đảo và đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và đưa ra những yêu sách lãnh thổ liên quan mà Trung Quốc cực lực phản đối. Việc chiếm đóng một số đảo và đá của quần đảo Nam Sa Trung Quốc cũng như các hành vi liên quan khác đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Ảnh minh họa: THX |
Theo học thuyết pháp lý "ex injuria jus non oritus"[1], CH Philippin không có cách nào viện dẫn sự chiếm đóng bất hợp pháp đó để hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ của họ. Hơn nữa theo nguyên tắc pháp lý "Đất thống trị biển", yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển không thể làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác.
- Từ những năm 1930s Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần công bố phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa và tên các thành phần của chúng. Quần đảo Nam Sa do đó đã được xác định rõ ràng. Hơn nữa, theo các điều khoản liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (1992), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1998), quần đảo Nam Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Về mặt cấu trúc Công hàm, Phái đoàn Trung Quốc cũng đưa ra ba đọan đối với ba đoạn trong Công hàm của Philippins. Đoạn 1 cả hai bên đều khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình. Đoạn 2 tranh luận về các nguyên tắc pháp lý "Đất thống trị biển" và "Không xâm phạm". Đoạn 3 cả hai bên đều dựa vào Luật biển để xác định quy chế các đảo đá.
Trung Quốc tự mâu thuẫn mình
Về nội dung, trong khi Philippin lập luận theo Luật biển thì những đường như đường đứt khúc 9 đoạn là không có cơ sở theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) thì Trung Quốc lại nhắc đến các quyền lịch sử và tìm cách làm hài hòa giữa quyền lịch sử với Luật biển hiện đại bằng cách tuyên bố quần đảo Nam Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây có thể coi là một điểm mới nếu chú ý ngôn từ trong Công hàm lần này khác hẳn với những tuyên bố khuôn mẫu trước kia: "Nam Sa quần đảo là một phần lãnh thổ Trung Hoa từ thời xa xưa và Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo cũng như các vùng biển xung quanh nó".
Trong khi Philippin phản đối đích danh đường đứt khúc 9 đoạn thì Công hàm Trung Quốc không có một chữ nào nói đến đường trên ngoài câu: "Chủ quyền, các quyền và quyền tài phán liên quan của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hỗ trợ bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý phong phú". Nếu cứ như Công hàm thì "Từ những năm 1930s Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần công bố phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa và tên các thành phần của chúng. Quần đảo Nam Sa do đó đã được xác định rõ ràng". Các khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa lúc đó còn chưa tồn tại.
So sánh Công hàm ngày 7/5/2009 và Công hàm ngày 14/4/2011 của Phái đoàn Trung Quốc lại càng thấy hai Công hàm này mâu thuẫn nhau. Công hàm ngày 7/5/2009 đòi hỏi "đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng (xem bản đồ kèm theo)" tức theo đường lưỡi bò. Công hàm ngày 14/4/2011 thì lờ đường lưỡi bò đi mà cho rằng quần đảo Nam Sa có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển UNCLOS.
Nếu phạm vi địa lý của quần đảo Nam Sa là đường lưỡi bò thì có chuyện ngược đời là đi xác định các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa bên trong vùng nước mà Bắc Kinh coi như là nội thủy. Hay các đảo trong quần đảo Nam Sa mà Trung Quôc yêu sách có vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhưng không vượt quá phạm vi đường lưỡi bò? Hay cả quần đảo Nam Sa được coi là một tổng thể để đòi hỏi vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa như một quốc gia quần đảo? Hay phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa là đường lưỡi bò và sẽ tiếp tục đòi hỏi từ đó 200 hải lý đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Cứ theo lập luận này thì cả thành phố Hồ Chí Minh, Manila và Kuala Lumpur rồi tới Natura đều rơi vào vòng ảnh hưởng của đường lưỡi bò và "các vùng biển liên quan. Đường lưỡi bò của Trung Quốc từ 11 đoạn rồi 9 đoạn, từ yêu sách bao gộp cả Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa (bãi ngầm Macclefield), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) bây giờ lại coi là phạm vi địa lý của quần đảo Nam Sa.
Không ai có thể hiểu được các Công hàm này trừ khi tác giả của nó giải thích. Việc hai Công hàm trong vòng hai năm có những nội dung mâu thuẫn nhau cho thấy chính bản thân người Trung Quốc còn lẫn lộn và đang tự mâu thuẫn với chính mình, không biết giải thích thế nào về đường lưỡi bò cho có lý. Hay đây là một sự cố tình lẫn lộn, áp dụng một cách tùy tiện lúc theo luật biển, lúc theo yêu sách lịch sử mơ hồ theo kiểu chiến thuật "mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột". Một chiến thuật mập mờ thường hay được sử dụng để buộc dư luận phải "tin" vào những điều vô lý? Lập trường không nhất quán, chỉ sử dụng sức mạnh, nói lấy được thật khó gây được lòng tin và hình ảnh tốt đẹp trong cộng đồng quốc tế.
Rõ ràng, việc tự vẽ một đường yêu sách không đáp ứng bất kỳ một tiêu chuẩn pháp lý hay kỹ thuật nào để yêu sách chủ quyền các đảo trong đó rồi tiếp tục đòi hỏi các vùng biển liên quan là sự cố tình áp dụng sai nguyên tắc "Đất thống trị biển". Hơn nữa cũng nên nhắc lại rằng Công hàm ngày 29/9/1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Paris còn tuyên bố các đảo Tây Sa "tạo thành cực nam của lãnh thổ Trung Quốc"[2]. Vậy làm sao có thể nói như trong Công hàm ngày 14/4/2011 là "Từ những năm 1930s Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần công bố phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa và tên các thành phần của chúng". Cũng không thể nói bằng chứng lịch sử và pháp lý tại đây vì Việt Nam mới là quốc gia có những bằng chứng về hoạt động Nhà nước của Đội Hoàng Sa sớm nhất trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Khác với Philippin sử dụng khái niệm các "đặc trưng địa chất"[3] (được hiểu bao gồm đảo, đá và bãi cạn nửa nổi nửa chìm - islands, rocks, reefs and shoals), Công hàm Trung Quốc lần này chỉ nói đến "chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với các đảo (islands) trong biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận". Trong đoạn 2 khi nhắc đến sự xâm lược của CH Philiipin, Công hàm có dùng thuật ngữ "đảo và đá" (islands and reefs) nhưng khác với Philippin đề xuất áp dụng điều 121.3 của UNCLOS về quy chế đảo hay đá thì Công hàm của Trung Quốc cho rằng "quần đảo Nam Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa". Phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc cũng yêu sách "được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của chúng". Điều này được củng cố thêm bằng viễn dẫn trong đoạn 3 về "các điều khoản liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (1992), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1998)". Liệu có phải Trung Quốc cho rằng dù đảo hay đá thì các đảo đá ở Trường Sa đều có vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa? Vậy UNCLOS (điều 121.3) ở đây có giá trị gì với các quốc gia thành viên?
Phớt lờ luật Biển
Cũng nên nhắc lại ở đây Công hàm ngày 8/7/2010 của Indonesia, một nước không tranh chấp gì ở Biển Đông[4] đã đưa ra những bằng chứng về quan điểm chính thống của các đại diện Trung Quốc phát biểu tại các diễn đàn về Công ước luật biển năm 1982 về quy chế của các đảo đá không người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng.
Tại khóa họp lần thứ 15 của Cơ quan quyền lực đáy đại dương tại Kingston, Jamaica tháng 6/2009, Đại sứ Chen Jinghua, Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã tuyên bố: "Yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ các đảo đá...là ảnh hưởng đến các nguyên tắc của Công ước Luật biển và đến quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế". Trưởng đoàn Trung Quốc còn viện dẫn lời của Đại Sứ Avid Pardo (người đã đưa ra khái niệm vùng đáy biển di sản chung của loài người trong Công ước Luật biển) để lời tuyên bố của mình thêm sức mạnh : "...nếu quyền tài phán 200 hải lý được dựa trên quyền sở hữu các đảo không người ở, xa xôi hoặc rất nhỏ thì hiệu quả của việc quản lý quốc tế các vùng đại dương bên ngoài quyền tài phán quốc gia sẽ bị tổn hại nặng nề". Tuyên bố của Phái đoàn Trung Quốc tại Hội nghị các nước thành viên Liên hợp quốc lần thứ 19 từ ngày 22-26/6/2009 tại New York cũng khẳng định "theo điều 121 của Công ước Luật biển, các đảo đá không thích hợp cho con người ở hoặc không có một đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng".
Những lời tuyên bố của các đại diện toàn quyền của Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế chỉ có thể được hiểu là chúng cũng được áp dụng phù hợp với tình hình Biển Đông và các đảo đá nhỏ không người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng trong Biển Đông cũng không có quyền được có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc cho phép sử dụng các đảo đá không người ở, ở xa lục địa và nằm giữa biển như điểm cơ sở để đòi hỏi các vùng biển là tổn hại các nguyên tắc cơ bản của Công ước luật biển cũng như xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng của cộng đồng quốc tế. Phái đoàn thường trực của Indonesia tại Liên hợp quốc kết luận bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn trong Công hàm ngày 7/5/2009 của Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước luật biển 1982.
Trong Biển Hoa Đông, với Nhật Bản là một nước lớn, Trung Quốc đòi các đá chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Trong Biển Đông, giữa các nước nhỏ, yếu, Bắc Kinh đòi cả quần đảo có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cộng đồng quốc tế buộc phải đặt câu hỏi liệu có chính sách phân biệt đối xử mà không cần phải dựa vào luật biển không hay Trung Quốc có một tiêu chuẩn kép về quy chế các đâỏ đá? Thực tiễn quốc tế và các phán quyết của các Tòa án và Trọng tài quốc tế cho thấy các đảo đá có những điều kiện tương tự như các đảo đá trong Biển Đông, nếu áp dụng đúng điều 121.3 của UNCLOS thì chỉ được hưởng các vùng biển không mở rộng quá mức, ảnh hưởng đến quyền lợi của các quốc gia ven biển, ảnh hưởng an ninh hàng hải, hàng không của cộng đồng quốc tế, tiếp tục duy trì nguy cơ xung đột ở mức cao. Về quy mô, kích thước, điều kiện sinh sống hay đời sống kinh tế riêng chúng cũng không thể được coi có cùng hiệu lực pháp lý trong phân định với lãnh thổ đất liền.
Công hàm Trung Quốc kết tội Philippin đã "xâm lược" các đảo và đá của quần đảo Nam Sa thuộc Trung Quốc[5] nên không thể viện dẫn nguyên tắc "Đất thống trị biển" để đòi hỏi quyền chủ quyền đối với các vùng biển kế cận. Trung Quốc dẫn học thuyết pháp lý "ex injuria jus non oritus" để cho rằng CH Philippin không có cách nào viện dẫn sự chiếm đóng bất hợp pháp đó để hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ của họ.
Theo định nghĩa của luật quốc tế, xâm lược là một hành vi sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Vậy việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp các năm 1974, 1988 và 1995 để chiếm đoạt các đảo đá đã có chủ để hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ có nên được áp dụng học thuyết pháp lý "ex injuria jus non oritus" không ? Khi công hàm ngoại giao tuyên bố "theo nguyên tắc pháp lý "Đất thống trị biển", yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển không thể làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác", Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc cũng cố tình quên mất sự thật là các yêu sách theo Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (1992), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1998)" đang xâm hại đến các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo Luật biển UNCLOS cũng như chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác đã thực hiện chiếm hữu thực sự, hòa bình, không có tranh chấp trong thời gian dài trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn nữa, thật khó có thể chấp nhận viện dẫn luật quốc gia để giải quyết một tranh chấp quốc tế.
Công hàm của Trung Quốc lần này có tính răn đe, cứng rắn. Nó báo hiệu một cuộc chiến pháp lý mới trên Biển Đông. Công hàm không làm cho người đọc hiểu rõ thêm về lập trường pháp lý của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông, về cách hiểu đường lưỡi bò ngoài việc phái đoàn Trung Quốc chính thức yêu sách quần đảo Trường Sa có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Ngược lại nó cho thấy một sự mập mờ cố ý, sử dụng cả những yêu sách lịch sử chưa được kiểm chứng lẫn luật biển hiện đại một cách tùy tiện để bảo vệ một yêu sách quá đáng. Giống như một thủ tục trước câc cơ quan tài phán quốc tế, các bên lần lượt chính thức thể hiện quan điểm của mình về chủ quyền, về quy chế đảo trước Liên hợp quốc. Cộng đồng quốc tế đã có tương đối dữ liệu để thể hiện quan điểm của mình. Dù còn có những khác biệt, trong tất cả các Công hàm đã trình lên Liên hợp quốc về vấn đè này đều có một điểm chung không thể phủ nhận: các bên đều viện dẫn UNCLOS, nguyên tắc "Đất thống trị biển" dù cách giải thích và áp dụng còn khác nhau. Cả hai Công hàm đều vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đã đến lúc các bên phải thực sự ngồi với nhau, xây dựng sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với Luật quốc tế và UNCLOS.
[1] "ex injuria jus non oritur," or "a right cannot arise from a wrong doing." Có nghĩa là Một người không thể dựa vào hành vi vi phạm trước đây của mình để đòi hỏi những quyền hợp pháp khác, Nói một cách khác "cái đúng không thể nảy sinh từ cái xấu"
[2] Nguyen Hong Thao, Le Vietnam et ses differends maritimes dán la Mer de Bien Dong (Mer de Chine meridionale), Pedone, France 2004, p. 232.
[3] Bản dịch trên Nghiên cứu Biển Đông sử dụng thuật ngữ hình thái địa chất. http://1371-cong-ham-ca-phi-lip-pin-phn-i-ng-li-bo-ca-trung-quc-ban dich NCBD.htm ngày 18/4/2011
[4] Việt Long, "Sự vô lý của đường lưỡi bò trong Biển Đông - Indonesia lên tiếng", Tuần Việt Nam, ngày 27/7/2010.
[5] "China accuses PH of invasion", Tessa Jamandre | VERA Files, http://vera/china-accuses-ph-'invasion'.htm