Lúc chúng tôi đến, tốp công nhân khoan đá nổ mìn vừa tan ca. Không khí trong đường hầm dẫn nước xuyên qua núi (tuyến áp lực nhà máy) còn nồng mùi thuốc nổ và bụi đất. Mặc dù ống thông gió đã được khởi động nhưng 10 phút trôi qua không khí trong đường hầm vẫn còn đặc quánh bụi đất. Vậy mà những công nhân Trung Quốc vẫn cần mẫn làm việc. Tốp công nhân tiếp theo đang chuẩn bị dụng cụ vận chuyển đá vụn ra ngoài. Cứ thế, họ luân phiên hết tốp này đến tốp khác. Tiếng khoét đá, đục hầm rền vang suốt đêm ngày.
NHỌC NHẰN THỢ ÐÀO HẦM
Thủy điện La Hiêng 2 là công trình đầu tiên ở Phú Yên có sử dụng công nhân người nước ngoài. Trong khoảng 100 công nhân đang làm việc tại đây, có hơn 80% là người Hoa, đa phần đến từ Triết Giang, một tỉnh ven biển phía Đông của Trung Quốc. Tết Nguyên đán vừa qua, tất cả những người công nhân này đều ở lại ăn tết tại công trường. |
Đường hầm dẫn nước là một trong những hạng mục quan trọng của các công trình thủy điện. Nhà máy thủy điện La Hiêng 2 thuộc loại nhỏ (công suất chỉ có 18MW), nên đường kính hầm chỉ có 4,1m. Vì vậy, các nhà thầu không thể đưa những loại máy móc công nghiệp vào thi công. Quá trình xây dựng đường hầm chủ yếu dựa vào sức người. Công việc thủ công nặng nhọc, ô nhiễm bụi khí, tiếng ồn, và không gian làm việc bị giới hạn khiến công việc của công nhân làm hầm trở nên khó khăn hơn. Sự vất vả vì vậy cũng nhân lên gấp bội. Tất cả in hằn lên gương mặt đầy khắc khổ của những người công nhân xa xứ.
Ông Cao Vỹ, giám đốc điều hành các nhà thầu xây dựng Nhà máy thủy điện La Hiêng 2 cho hay: “Mỗi công nhân phải làm việc từ 8-9 tiếng/ngày, luân phiên không kể ngày đêm. Trong đường hầm không bao giờ vắng người và ngớt tiếng động, trừ trường hợp… cúp điện. Vì điều kiện làm việc khá khắc nghiệt nên chỉ những người có tuổi đời từ 30 trở lên mới chấp nhận làm việc trong hầm”.
Trong khi đó theo ông Vương Kim Tùng, kỹ sư trưởng công trình, đá ở khu vực này rất cứng nên công nhân làm việc phải có kinh nghiệm và cần sử dụng nhiều lực hơn để điều khiển máy khoan. Ông Hồ Siêu Hùng, một công nhân trong tốp khoan đá, chìa đôi bàn tay đầy vết chai cứng bảo: “Mấy anh em làm việc trong hầm đều bị như thế này cả”.
Lán trại của các công nhân - Ảnh: A.BANG |
SAY MÊ CÔNG VIỆC
Ông Hồ Siêu Hùng là một trong những người gắn bó với tổ làm đường hầm ngay từ những ngày đầu tiên. 6 năm kinh nghiệm trong nghề, ông đã khá quen thuộc với điều kiện làm việc nặng nhọc nơi công trường.
Vừa bước ra khỏi đường hầm, ông Hùng hít vội không khí trong lành, đưa tay gạt mấy sợi tóc bết mồ hôi. Ông kể về công việc hằng ngày của mình: “Chúng tôi được phân thành từng tốp nhỏ 4-5 người, thay phiên làm các công đoạn khác nhau. Nhiệm vụ chính của tôi là dùng máy khoan thủ công khoan đá thành những hốc nhỏ để đặt thuốc nổ. Tốp tiếp theo sẽ tiến hành nổ mìn phá đá. Việc còn lại giao cho đội vận chuyển đá vụn ra bên ngoài. Cứ thế, mỗi ngày, trong điều kiện bình thường, chúng tôi có thể khoét được khoảng 4-5m mỗi đầu đường hầm”. Ông Hùng cho biết thêm, mặc dù công việc nặng nhọc nhưng đem lại một khoản thu nhập đáng kể cho công nhân (bình quân mỗi công nhân thu nhập 1.000 USD/tháng). Mỗi tháng, ông vẫn đều đặn gửi tiền về cho gia đình ở tỉnh Triết Giang (Trung Quốc).
Ông Đỗ Huệ Bình, năm nay 48 tuổi, hiện là người quản lý những nhân công làm đường hầm thủy điện La Hiêng 2. Ông đã mất một bàn tay trong lúc khoan đá đục hầm hồi còn làm công trình xây dựng bên Trung Quốc. 28 năm trong nghề, bôn ba qua nhiều công trường từ xứ mình đến xứ bạn, ông Bình tâm sự rất thành thật rằng “chỉ vì miếng cơm manh áo tôi mới cố gắng bám trụ đến hôm nay”. Chính vì vậy, dù mất một bàn tay, không thể trực tiếp vào hầm khoan đá, ông vẫn gắn bó với thủy điện La Hiêng 2, vẫn đem kinh nghiệm và cả niềm đam mê nghề nghiệp truyền cho các công nhân trẻ để họ tiếp tục trụ vững nơi công trường này. Thu nhập từ công việc đã giúp ông Bình yên tâm với nghề nghiệp mà mình đã chọn dù sức khỏe không còn được như trước.
Tiếp xúc với các công nhân người Trung Quốc làm công việc khoan hầm dẫn nước Nhà máy thủy điện La Hiêng 2, chúng tôi cảm nhận được họ rất kiệm lời và tính kỷ luật cao. Tất cả những người mà chúng tôi tiếp xúc đều bằng lòng với công việc hiện tại cho dù nó rất nhọc nhằn, vất vả. Những người như ông Hùng, ông Bình cho đến kỹ sư Tùng, chỉ huy Vĩ thường không nói về những khó khăn mà chỉ nói về công việc với niềm say mê. Tính kỷ luật cao của họ không chỉ thể hiện bằng những hành động cụ thể khi làm việc trong đường hầm mà còn cả trong công việc hàng ngày. Sống ở một khu vực hẻo lánh, rừng núi âm u, nhà ở chỉ là những chòi bạt che tạm nhưng căn nhà nào cũng sạch sẽ, ngăn nắp. Thấy có người lạ, những công nhân Trung Quốc dù bận việc vẫn gật đầu chào và nở nụ cười thân thiện rồi trở lại với công việc dang dở. Nhờ vậy mà những công nhân xa xứ mới có thể đảm nhận những công việc vô cùng nặng nhọc, sử dụng sức người là chính.
LÊ HẢO - HOÀI TRUNG
- - Cuộc cách mạng mới trong lao động Trung Quốc (Vef) Trung Quốc có lực lượng lao động đông đảo nhất thế giới. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, đã nảy sinh những căng thẳng mới trong nguồn cung lao động, làm dấy lên lo ngại về mô hình tăng trưởng kinh tế của nước này. Giờ là lúc bắt đầu cuộc cách mạng lao động nhằm duy trì phát triển kinh tế và sức cạnh tranh quốc tế của quốc gia.
Tình trạng thiếu lao động nhập cư ở khu vực châu thổ sông Châu Giang và các khu vực duyên hải thuộc tỉnh Phúc Kiến năm 2003 đã dần mở rộng tới khu vực châu thổ sông Dương Tử và các tỉnh duyên hải khác. Năm 2009, xu hướng này đã lan tới nhiều thành phố lớn ở miền Trung Trung Quốc. Bên cạnh đó, lương của lao động di cư, vốn rất ổn định trong hơn một thập kỷ qua, cũng bắt đầu tăng dần. Từ năm 2005-2010, mức lương trung bình hàng tháng của đối tượng lao động này đã tăng 14,1%, từ mức 875 NDT (khoảng 130 USD) lên 1.690 NDT (tương đương 252 USD).
Các thay đổi đáng kể này trong nguồn cung lao động của Trung Quốc và thị trường đã khiến chính quyền ở Bắc Kinh phải chú ý. Thực vậy, trong Báo cáo về việc làm của Chính phủ trong phiên họp thứ tư của Quốc hội khóa XI ngày 5/3 vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh tới sự cần thiết phải thúc đẩy thay đổi mô hình phát triển kinh tế và cấu trúc kinh tế.
Một số chuyên gia cho rằng những thay đổi trên là một hiện tượng trong ngắn hạn do chu kỳ kinh doanh gây ra. Nhưng, những thay đổi căn bản về nguồn cung lao động trong dài hạn đã tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Dân số ở độ tuổi lao động đạt đỉnh điểm
Dân số ở độ tuổi lao động (từ 15 - 64 tuổi) tăng đều trong vài thập kỷ qua. Theo dự báo trong Báo cáo Chiến lược Phát triển dân số của Trung Quốc năm 2008, con số này đạt 968 triệu người vào năm 2010, chiếm hơn 71% tổng dân số. Trong khi Trung Quốc hiện có số dân đông nhất thế giới và tỷ lệ người phụ thuộc ở mức thấp nhất, các xu hướng mới đã bắt đầu nổi lên liên quan đến tỷ lệ tăng trưởng của lực lượng lao động.
Trước tiên, mức tăng trưởng trung bình hàng năm của lực lượng lao động đã bắt đầu giảm dần. Từ mức 1,39% trong những năm 1990, con số này đã giảm xuống còn 1,28% trong khoảng năm 2000 -2005 và chỉ còn 0,18% trong những năm 2005-2010. Sự gia tăng số người ở độ tuổi lao động theo từng năm giảm từ 10,2 triệu người vào năm 2005, xuống còn 8,6 triệu vào năm 2010, và theo Báo cáo trên, con số này sẽ chỉ còn 2,36 triệu người vào năm 2015. Lực lượng lao động sẽ ngừng tăng vào năm 2017, khi đạt mức đỉnh khoảng 999,6 triệu người, và sẽ giảm dần kể từ thời điểm này.
Thứ hai, tỷ lệ người ở độ tuổi lao động trên tổng dân số sẽ đạt đỉnh vào năm 2013 (là 72,14%) và sau đó giảm dần, dẫn tới việc tỷ lệ người phụ thuộc bắt đầu tăng.
Thứ ba là xuất hiện tình trạng giảm số người trẻ bắt đầu đến tuổi lao động. Số lao động mới (18 tuổi) năm 2002 là 27,9 triệu người, đã giảm còn 22,5 triệu vào năm 2010, và sẽ chỉ còn 16,6 triệu vào năm 2015 và 14,8 triệu vào năm 2020.
Thứ tư, xuất hiện các xu hướng liên quan đến lực lượng lao động và tình trạng liên tục giảm tỷ lệ người lao động trẻ. Tỷ lệ lao động ở độ tuổi 15 - 24 tuổi sẽ giảm từ mức đỉnh năm 2006 (16,63%) xuống còn 12,84% vào năm 2020; và tỷ lệ lao động từ 25 -39 tuổi sẽ giảm từ mức 25,95% vào năm 2005 xuống còn 22,12% vào năm 2020.
Lao động nông thôn dư thừa sẽ giảm dần
Nhu cầu về lao động do tăng trưởng kinh tế nhanh đã được đáp ứng bằng việc huy động đều đặn một lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Ước tính đã có hơn 200 triệu nông dân rời bỏ ngành nghề nông từ giữa những năm 1990.
Hiện tại, có hai hiện tượng cần lưu ý. Một là cùng với sự thu hút mạnh mẽ của các thành phố và các ngành công nghiệp phi nông nghiệp, số lao động nông thôn dư thừa đã giảm nhiều. Ước tính hiện con số này chỉ còn khoảng 100 triệu người hoặc ít hơn. Hai là nguồn cung lao động trẻ dưới 30 tuổi đang ngày càng hạn chế. Dữ liệu điều tra dân số nông nghiệp quốc gia lần hai cho thấy gần 1/4 lao động nông thôn đã được tuyển dụng vào năm 2006, trong số này 52,6% là thanh niên dưới 30 tuổi. Đặc biệt, hơn một nửa lao động ở độ tuổi 21-30 đã có việc làm.
Năm 2009, các lao động di cư từ 16 - 25 tuổi và 26 - 30 tuổi chiếm tương ứng 41,6% và 20% tổng lao động di cư. Tình trạng "thiếu lao động" và xu hướng tăng lương cho lao động di cư cho thấy việc chuyển lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn có thể đạt ước ngoặt, thay đổi từ chỗ là một nguồn cung vô tận thành một nguồn thặng dư có giới hạn. Bên cạnh đó, đã bắt đầu thiếu lao động trẻ tuổi.
Bất cân bằng cấu trúc cung - cầu lao động
Dù xu hhướng cung lao động về lâu dài đang thay đổi, Trung Quốc vẫn ở giai đoạn có nguồn lao động dồi dào nhất và tỷ lệ người phụ thuộc thấp nhất thế giới. Nước này chưa bước vào thời kỳ thiếu lao động. Tuy nhiên, các nguyên nhân cơ bản của tình trạng thiếu lao động hiện tại và tăng chi phí cho công nhân không phải là sự tương phản giữa tổng cung và cầu về lao động, mà là do sự bất cân bằng và những thay đổi về cấu trúc.
Trước tiên, thay đổi của lực lượng lao động nông thôn, từ chỗ là nguồn cung vô tận thành nguồn thặng dư có giới hạn, đặc biệt là việc giảm đáng kể "kho dự trữ" lao động trẻ, đã làm đảo lộn hệ thống cung - cầu tồn tại từ hơn 20 năm qua trong thị trường lao động di cư. Thứ hai, chi phí cuộc sống tăng cao và cách cung cấp lao động di cư "thế hệ mới" đang thay đổi.
Với sự phát triển kinh tế, mức sống ở các gia đình ở thành thị và nông thôn đã được cải thiện nhiều và chi phí cuộc sống cũng tăng theo. Vì vậy, lương tối thiểu dành cho lao động di cư đã bắt đầu tăng.
Bên cạnh đó, thế hệ lao động di cư mới, những người sinh ra giữa và cuối những năm 1980 - 1990, được giáo dục nhiều hơn so với cha anh họ và chú ý hơn đến cuộc sống tại thành phố, đòi hỏi tăng lương tối thiểu và môi trường làm việc tốt hơn. Như vậy mức lương ban đầu không còn hấp dẫn đối với lao động di cư thế hệ mới.
Thứ ba, nhờ bãi bỏ thuế nông nghiệp, tăng giá nông phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nên sản lượng nông nghiệp và thu nhập của người nông dân đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Thay đổi này gia tăng chi phí cơ hội của lao động nhập cư, từ đó làm tăng lương tối thiểu của họ.
Thứ tư, sự phát triển kinh tế ở khu vực miền Trung và Tây Trung Quốc ngày càng cần nhiều lao động hơn. Từ đầu thế kỷ này, Chính phủ Trung Quốc đã lên một loạt kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực miền Trung và miền Tây, đồng thời giảm khác biệt về phát triển giữa các khu vực. Mặt khác, vì tái cấu trúc nông nghiệp của khu vực miền Đông, cộng thêm tăng chi phí thuê, môi trường và nhân công, nên một số công ty đã bắt đầu chuyển đến các khu vực miền Trung và Tây tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Hai thay đổi trên dẫn tới sự tăng nhanh của cầu về lao động tại các khu vực miền Trung và Tây, tạo ra sự cạnh tranh giữa hai khu vực này với nhu cầu lao động ở miền Đông. Điều này có thể được chứng minh bởi những thay đổi trong hướng di chuyển của người lao động. Năm 2004 và 2008, hơn 70% lao động di cư đổ về miền Đông, và chỉ 14% và 16% tới miền Trung và Tây. So với năm 2008, số lao động nhập cư đã tăng 4,82 triệu người vào năm 2009, và mô hình phân phối khu vực đã thay đổi, với tỷ lệ đổ về miền Đông giảm xuống 62,5% và tới miền Trung và Tây tăn lần lượt 17,3% và 20,2%.
Các xu hướng nguồn cung lao động
Về lâu dài, điểm bước ngoặt của xu hướng nguồn cung lao động liên tục sẽ tác động mạnh hơn tới sự phát triển của Trung Quốc. Khi lực lượng lao động không tăng, tuổi cao hơn, trong khi lao động nông thôn dư thừa giảm, mức sống được cải thiện và chi phí cuộc sống tăng lên cùng với tình trạng giảm tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động (từ mức cao 86% năm 1995, xuống còn 74% năm 2005 và giờ chỉ còn dưới 70%), thì cung - cầu trên thị trường lao động sẽ thay đổi dần dần từ chỗ thặng dư toàn diện sang thiếu thốn mang tính cấu trúc trong 10 -15 năm tới.
Lợi thế cạnh tranh nhân công giá rẻ, mà tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc dựa vào, sẽ dần yếu đi, thậm chí mất hẳn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đà phát triển kinh tế. Trong bối cảnh này, các công ty có truyền thống tuyển dụng nhiều lao động sẽ phải đối mặt với sức ép lớn. Mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống cũng phải đứng trước những thách thức khổng lồ. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải chỉnh sửa cấu trúc, thay đổi cơ cấu kinh tế và công nghệ.
Trước những thách thức trên, Trung Quốc dường như đã bắt tay ngay vào thay đổi chiến lược kinh tế, tạo những lợi thế cạnh tranh mới, cải thiện cơ cấu tăng trưởng kinh tế năng động với việc coi các tiến bộ và cải tiến công nghệ là lực lượng chủ lực, tối ưu hóa cấu trúc công nghiệp và giảm cái giá của phát triển kinh tế đối với môi trường nhằm tăng cường chất lượng phát triển kinh tế về mọi mặt.
Nền tảng nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển mới này là cải thiện toàn diện chất lượng người lao động. Trong quá trình phát triển kinh tế, sự thay đổi của lợi thế cạnh tranh từ nhân công giá rẻ sang nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết để một quốc gia bước vào một giai đoạn phát triển và duy trì sức cạnh tranh quốc tế.
Châu Giang (Theo Atimes)
Li Jianmin là giáo sư tại Viện Dân số và Phát triển, thuộc trường Kinh tế của Đại học Nankai.
Các thay đổi đáng kể này trong nguồn cung lao động của Trung Quốc và thị trường đã khiến chính quyền ở Bắc Kinh phải chú ý. Thực vậy, trong Báo cáo về việc làm của Chính phủ trong phiên họp thứ tư của Quốc hội khóa XI ngày 5/3 vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh tới sự cần thiết phải thúc đẩy thay đổi mô hình phát triển kinh tế và cấu trúc kinh tế.
Một số chuyên gia cho rằng những thay đổi trên là một hiện tượng trong ngắn hạn do chu kỳ kinh doanh gây ra. Nhưng, những thay đổi căn bản về nguồn cung lao động trong dài hạn đã tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Ảnh: wikispaces |
Dân số ở độ tuổi lao động (từ 15 - 64 tuổi) tăng đều trong vài thập kỷ qua. Theo dự báo trong Báo cáo Chiến lược Phát triển dân số của Trung Quốc năm 2008, con số này đạt 968 triệu người vào năm 2010, chiếm hơn 71% tổng dân số. Trong khi Trung Quốc hiện có số dân đông nhất thế giới và tỷ lệ người phụ thuộc ở mức thấp nhất, các xu hướng mới đã bắt đầu nổi lên liên quan đến tỷ lệ tăng trưởng của lực lượng lao động.
Trước tiên, mức tăng trưởng trung bình hàng năm của lực lượng lao động đã bắt đầu giảm dần. Từ mức 1,39% trong những năm 1990, con số này đã giảm xuống còn 1,28% trong khoảng năm 2000 -2005 và chỉ còn 0,18% trong những năm 2005-2010. Sự gia tăng số người ở độ tuổi lao động theo từng năm giảm từ 10,2 triệu người vào năm 2005, xuống còn 8,6 triệu vào năm 2010, và theo Báo cáo trên, con số này sẽ chỉ còn 2,36 triệu người vào năm 2015. Lực lượng lao động sẽ ngừng tăng vào năm 2017, khi đạt mức đỉnh khoảng 999,6 triệu người, và sẽ giảm dần kể từ thời điểm này.
Thứ hai, tỷ lệ người ở độ tuổi lao động trên tổng dân số sẽ đạt đỉnh vào năm 2013 (là 72,14%) và sau đó giảm dần, dẫn tới việc tỷ lệ người phụ thuộc bắt đầu tăng.
Thứ ba là xuất hiện tình trạng giảm số người trẻ bắt đầu đến tuổi lao động. Số lao động mới (18 tuổi) năm 2002 là 27,9 triệu người, đã giảm còn 22,5 triệu vào năm 2010, và sẽ chỉ còn 16,6 triệu vào năm 2015 và 14,8 triệu vào năm 2020.
Thứ tư, xuất hiện các xu hướng liên quan đến lực lượng lao động và tình trạng liên tục giảm tỷ lệ người lao động trẻ. Tỷ lệ lao động ở độ tuổi 15 - 24 tuổi sẽ giảm từ mức đỉnh năm 2006 (16,63%) xuống còn 12,84% vào năm 2020; và tỷ lệ lao động từ 25 -39 tuổi sẽ giảm từ mức 25,95% vào năm 2005 xuống còn 22,12% vào năm 2020.
Lao động nông thôn dư thừa sẽ giảm dần
Nhu cầu về lao động do tăng trưởng kinh tế nhanh đã được đáp ứng bằng việc huy động đều đặn một lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Ước tính đã có hơn 200 triệu nông dân rời bỏ ngành nghề nông từ giữa những năm 1990.
Hiện tại, có hai hiện tượng cần lưu ý. Một là cùng với sự thu hút mạnh mẽ của các thành phố và các ngành công nghiệp phi nông nghiệp, số lao động nông thôn dư thừa đã giảm nhiều. Ước tính hiện con số này chỉ còn khoảng 100 triệu người hoặc ít hơn. Hai là nguồn cung lao động trẻ dưới 30 tuổi đang ngày càng hạn chế. Dữ liệu điều tra dân số nông nghiệp quốc gia lần hai cho thấy gần 1/4 lao động nông thôn đã được tuyển dụng vào năm 2006, trong số này 52,6% là thanh niên dưới 30 tuổi. Đặc biệt, hơn một nửa lao động ở độ tuổi 21-30 đã có việc làm.
Năm 2009, các lao động di cư từ 16 - 25 tuổi và 26 - 30 tuổi chiếm tương ứng 41,6% và 20% tổng lao động di cư. Tình trạng "thiếu lao động" và xu hướng tăng lương cho lao động di cư cho thấy việc chuyển lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn có thể đạt ước ngoặt, thay đổi từ chỗ là một nguồn cung vô tận thành một nguồn thặng dư có giới hạn. Bên cạnh đó, đã bắt đầu thiếu lao động trẻ tuổi.
Bất cân bằng cấu trúc cung - cầu lao động
Dù xu hhướng cung lao động về lâu dài đang thay đổi, Trung Quốc vẫn ở giai đoạn có nguồn lao động dồi dào nhất và tỷ lệ người phụ thuộc thấp nhất thế giới. Nước này chưa bước vào thời kỳ thiếu lao động. Tuy nhiên, các nguyên nhân cơ bản của tình trạng thiếu lao động hiện tại và tăng chi phí cho công nhân không phải là sự tương phản giữa tổng cung và cầu về lao động, mà là do sự bất cân bằng và những thay đổi về cấu trúc.
Trước tiên, thay đổi của lực lượng lao động nông thôn, từ chỗ là nguồn cung vô tận thành nguồn thặng dư có giới hạn, đặc biệt là việc giảm đáng kể "kho dự trữ" lao động trẻ, đã làm đảo lộn hệ thống cung - cầu tồn tại từ hơn 20 năm qua trong thị trường lao động di cư. Thứ hai, chi phí cuộc sống tăng cao và cách cung cấp lao động di cư "thế hệ mới" đang thay đổi.
Với sự phát triển kinh tế, mức sống ở các gia đình ở thành thị và nông thôn đã được cải thiện nhiều và chi phí cuộc sống cũng tăng theo. Vì vậy, lương tối thiểu dành cho lao động di cư đã bắt đầu tăng.
Bên cạnh đó, thế hệ lao động di cư mới, những người sinh ra giữa và cuối những năm 1980 - 1990, được giáo dục nhiều hơn so với cha anh họ và chú ý hơn đến cuộc sống tại thành phố, đòi hỏi tăng lương tối thiểu và môi trường làm việc tốt hơn. Như vậy mức lương ban đầu không còn hấp dẫn đối với lao động di cư thế hệ mới.
Thứ ba, nhờ bãi bỏ thuế nông nghiệp, tăng giá nông phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nên sản lượng nông nghiệp và thu nhập của người nông dân đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Thay đổi này gia tăng chi phí cơ hội của lao động nhập cư, từ đó làm tăng lương tối thiểu của họ.
Thứ tư, sự phát triển kinh tế ở khu vực miền Trung và Tây Trung Quốc ngày càng cần nhiều lao động hơn. Từ đầu thế kỷ này, Chính phủ Trung Quốc đã lên một loạt kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực miền Trung và miền Tây, đồng thời giảm khác biệt về phát triển giữa các khu vực. Mặt khác, vì tái cấu trúc nông nghiệp của khu vực miền Đông, cộng thêm tăng chi phí thuê, môi trường và nhân công, nên một số công ty đã bắt đầu chuyển đến các khu vực miền Trung và Tây tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Hai thay đổi trên dẫn tới sự tăng nhanh của cầu về lao động tại các khu vực miền Trung và Tây, tạo ra sự cạnh tranh giữa hai khu vực này với nhu cầu lao động ở miền Đông. Điều này có thể được chứng minh bởi những thay đổi trong hướng di chuyển của người lao động. Năm 2004 và 2008, hơn 70% lao động di cư đổ về miền Đông, và chỉ 14% và 16% tới miền Trung và Tây. So với năm 2008, số lao động nhập cư đã tăng 4,82 triệu người vào năm 2009, và mô hình phân phối khu vực đã thay đổi, với tỷ lệ đổ về miền Đông giảm xuống 62,5% và tới miền Trung và Tây tăn lần lượt 17,3% và 20,2%.
Các xu hướng nguồn cung lao động
Về lâu dài, điểm bước ngoặt của xu hướng nguồn cung lao động liên tục sẽ tác động mạnh hơn tới sự phát triển của Trung Quốc. Khi lực lượng lao động không tăng, tuổi cao hơn, trong khi lao động nông thôn dư thừa giảm, mức sống được cải thiện và chi phí cuộc sống tăng lên cùng với tình trạng giảm tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động (từ mức cao 86% năm 1995, xuống còn 74% năm 2005 và giờ chỉ còn dưới 70%), thì cung - cầu trên thị trường lao động sẽ thay đổi dần dần từ chỗ thặng dư toàn diện sang thiếu thốn mang tính cấu trúc trong 10 -15 năm tới.
Lợi thế cạnh tranh nhân công giá rẻ, mà tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc dựa vào, sẽ dần yếu đi, thậm chí mất hẳn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đà phát triển kinh tế. Trong bối cảnh này, các công ty có truyền thống tuyển dụng nhiều lao động sẽ phải đối mặt với sức ép lớn. Mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống cũng phải đứng trước những thách thức khổng lồ. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải chỉnh sửa cấu trúc, thay đổi cơ cấu kinh tế và công nghệ.
Trước những thách thức trên, Trung Quốc dường như đã bắt tay ngay vào thay đổi chiến lược kinh tế, tạo những lợi thế cạnh tranh mới, cải thiện cơ cấu tăng trưởng kinh tế năng động với việc coi các tiến bộ và cải tiến công nghệ là lực lượng chủ lực, tối ưu hóa cấu trúc công nghiệp và giảm cái giá của phát triển kinh tế đối với môi trường nhằm tăng cường chất lượng phát triển kinh tế về mọi mặt.
Nền tảng nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển mới này là cải thiện toàn diện chất lượng người lao động. Trong quá trình phát triển kinh tế, sự thay đổi của lợi thế cạnh tranh từ nhân công giá rẻ sang nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết để một quốc gia bước vào một giai đoạn phát triển và duy trì sức cạnh tranh quốc tế.
Châu Giang (Theo Atimes)
Li Jianmin là giáo sư tại Viện Dân số và Phát triển, thuộc trường Kinh tế của Đại học Nankai.