-- UBKT Trung ương kết luận về vi phạm tại ngân hàng Agribank (GDVN).- Ngày 22/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết quả kỳ họp thứ 21 của Ủy ban diễn ra từ ngày 11 đến ngày 20/11, về việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm tại Agribank và Tổng Công ty Lương thực miền Bắc; xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng tại một số địa phương; về giải quyết tố cáo với các đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý và giải quyết khiếu nại của một số đảng viên.
- UB Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật một số tổ chức, đảng viên (Infonet).- Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận về một số vi phạm (TTXVN). - Xử lý trách nhiệm nhiều cán bộ (NLĐ). - Xem xét kỷ luật hai cựu chủ tịch Agribank (VnEco).- Ủy ban Kiểm tra T.Ư yêu cầu kiểm điểm nhiều tổ chức, cá nhân (TN).
Từ ngày 11/11 đến ngày 20/11/2013, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (khóa XI) đã họp kỳ thứ 21. Đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đồng chí Mai Thế Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Hội nghị.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét và kết luận các nội dung sau:
I- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với:
1- Ban Thường vụ Đảng ủy và các đồng chí nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có những khuyết điểm: Trong lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra để xảy ra một số vi phạm trong hoạt động tín dụng và bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
- Đồng chí Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị và đồng chí Nguyễn Thế Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị có khuyết điểm: Thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gây một số hậu quả.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu: Thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các đồng chí Đỗ Tất Ngọc và Nguyễn Thế Bình; nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các đồng chí: Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Kiều Trọng Tuyến, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
2- Ban Thường vụ Đảng ủy và đồng chí Trần Bá Hoàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc.
Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc đã có những khuyết điểm trong công tác quản lý cán bộ, đầu tư và quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh.
Đồng chí Trần Bá Hoàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đã có những khuyết điểm, sai phạm về xây dựng quy chế và công tác cán bộ, sai phạm trong quản lý đầu tư, quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, đồng chí Trần Bá Hoàn và các cá nhân có liên quan.
II- Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ và Ủy ban kiểm tra các tỉnh: Bạc Liêu, Bình Định; Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quân khu 3, Tổng cục Xây dựng Lực lượng Công an nhân dân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra các tỉnh ủy, Đảng ủy nói trên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát. Kết quả đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; ngăn chặn và phòng ngừa sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật còn bộc lộ một số khuyết điểm, hạn chế cần được kịp thời khắc phục như: Có nơi công tác kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc chưa thường xuyên, chưa kịp thời ngăn chặn vi phạm của đảng viên; chưa sâu sát lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát.
Có nơi Ủy ban kiểm tra chưa làm tốt chức năng tham mưu giúp cấp ủy và chưa thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kiểm tra; ít thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Đôn đốc thực hiện sau kết luận kiểm tra, giám sát có việc chưa thường xuyên, kịp thời; thi hành kỷ luật một số trường hợp chưa đúng nguyên tắc, thủ tục.
III- Về giải quyết tố cáo với các đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý:
1- Đối với đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Đơn tố cáo có nội dung không đúng và có nội dung chưa có cơ sở để kết luận. Tuy nhiên, Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo giải quyết một số vụ việc ở Báo Đại Đoàn kết.
2- Đối với đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: Nội dung tố cáo phần lớn là không đúng. Đồng chí có một số thiếu sót trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và cá nhân đồng chí kiểm điểm rút kinh nghiệm và chỉ đạo xử lý dứt điểm đơn khiếu nại, tố cáo không để kéo dài.
3- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp: Có khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, xem xét giải quyết xử lý cán bộ vi phạm để kéo dài, không giải quyết dứt điểm, gây bức xúc trong dư luận. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ kiểm điểm rút kinh nghiệm.
4- Đồng chí Bùi Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải kiểm điểm, xem xét trách nhiệm trong việc ban hành công văn hướng dẫn xử lý vướng mắc khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
5- Đồng chí Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có khuyết điểm, vi phạm phải được xem xét, xử lý theo quy định. Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định xử lý việc phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ" để kiến nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý theo thẩm quyền.
6- Đồng chí Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật: Nội dung đơn tố cáo chưa đủ cơ sở để kết luận. Song đồng chí có thiếu sót, khuyết điểm. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu đồng chí nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
IV- Xem xét, quyết định và đề nghị thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Phước Tường, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Trưởng ban, phụ trách Phòng Quản lý đầu tư quỹ, ban Kế hoạch tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Trong thời gian giữ chức vụ Trưởng ban, phụ trách Phòng Quản lý đầu tư quỹ, ban Kế hoạch Tài chính, đồng chí đã có khuyết điểm, vi phạm. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Phước Tường bằng hình thức cảnh cáo.
V- Về giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng đối với các đảng viên:
Đối với các trường hợp khiếu nại thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư giải quyết, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham gia ý kiến để các đoàn báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định:
Giữ nguyên hình thức kỷ luật “khai trừ” đối với đồng chí Phan Đình Lân, nguyên cán bộ Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hà Tĩnh; giữ nguyên hình thức kỷ luật “cảnh cáo” đối với đồng chí Bùi Thế Truy, Công ty Bảo Việt nhân thọ Thừa Thiên Huế.
Thay đổi hình thức kỷ luật: từ “khai trừ” xuống “cảnh cáo” đối với đồng chí Phạm Bá Lới, nguyên Bí thư Chi bộ 2; từ “khai trừ” xuống “khiển trách” đối với các đồng chí: Trần Văn Ưu, nguyên Chi ủy viên và Nguyễn Thị Hạng, nguyên Chi ủy viên Chi bộ 2, Phước Trung, phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Xóa hình thức kỷ luật “cảnh cáo” đối với đồng chí Diệp Thế Giao, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; xóa hình thức kỷ luật “khiển trách” đối với đồng chí Lê Thị Ngọc Lựu, nguyên Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai.
VI- Xem xét kết quả kiểm tra tài chính đảng đối với Cục Quản trị T.26(thuộc Văn phòng Trung ương Đảng); Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Các đơn vị nêu trên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản của Đảng. Đã triển khai, hướng dẫn các cấp ủy trong Đảng bộ thực hiện cơ chế quản lý tài chính đảng; ban hành hoặc chỉ đạo các cơ quan chức năng ban hành nhiều văn bản, quy định về quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ; chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra tài chính đảng.
Tuy nhiên, các địa phương và đơn vị được kiểm tra trên còn thiếu quan tâm chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu, quản lý tài chính, tài sản đối với các cơ quan đơn vị trực thuộc và việc chấp hành một số các chế độ quy định còn chưa đúng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các đơn vị nêu trên nghiêm túc rút kinh nghiệm về những hạn chế, khuyết điểm trên.
VII- Ủy ban Kiểm tra Trung ương Quyết định ban hành “Hệ thống biểu mẫu thống kê về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng”; tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành: “Quy định về trách nhiệm của các ban Đảng Trung ương tham gia giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư”.../
- UB Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật một số tổ chức, đảng viên (Infonet).- Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận về một số vi phạm (TTXVN). - Xử lý trách nhiệm nhiều cán bộ (NLĐ). - Xem xét kỷ luật hai cựu chủ tịch Agribank (VnEco).- Ủy ban Kiểm tra T.Ư yêu cầu kiểm điểm nhiều tổ chức, cá nhân (TN).
- Công bố sáp nhập Ngân hàng Đại Á vào HDBank (SGGP). - Thưởng Tết ngân hàng năm nay có… ngậm ngùi? (DT). - Xem xét kỷ luật hai cựu chủ tịch Agribank (TP).
Đề nghị mức án tử hình đối với nguyên Tổng Giám đốc ALC II (Agribank)
2 năm, 11 đại án mang tên Agribank
Sắp công bố kết quả thanh tra Agribank và VRG
Sai phạm của ngân hàng Agribank trong vụ án “Bầu Kiên”
Bán 2.534 tỷ đồng cho VAMC, Agribank còn bao nhiêu nợ xấu?
Chưa đầy 3 năm, hàng chục cán bộ, lãnh đạo Agribank bị truy tố
--
-Kết luận 5 trường hợp bị tố cáo
1. Kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm:
+ Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái trong lãnh đạo, chỉ đạo và xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm liên quan đến 15 vụ việc nổi cộm, bức xúc, dư luận quan tâm; Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kết luận: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã buông lỏng lãnh đạo, chưa chỉ đạo xử lý dứt điểm, triệt để các vụ việc nổi cộm, để nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm, trong đó có một số cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý chưa được xem xét, xử lý kịp thời, gây dư luận bất bình. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái kiểm điểm, chỉ đạo xử lý dứt điểm nghiêm túc các tổ chức, cá nhân vi phạm, phục vụ tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm, phát hiện 3 doanh nghiệp thực hiện 3 dự án sử dụng vốn Nhà nước đang bị thua lỗ, mất vốn, chưa được xem xét, xử lý đã bàn giao cho VINASHIN do Chính phủ quyết định.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng quyết định tiếp tục xem xét vụ việc trên sẽ thông báo kỳ họp thứ 33.
+ Kiểm tra Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh về quản lý, khai thác, kinh doanh than giai đoạn 2004-2008. Kết quả kiểm tra cho thấy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn trên đã buông lỏng quản lý, không kịp thời đề ra các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả, để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lợi dụng khai thác tận thu, buôn lậu than với khối lượng lớn, làm thất thoát tài nguyên, thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và môi trường. Từ năm 2008, UBND tỉnh đã có những biện pháp khắc phục tích cực, đến nay tình hình có cải thiện nhưng vẫn chưa ổn định. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2004-2008 và các cá nhân liên quan nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với các cơ quan giúp việc, Công an, Hải quan, doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan khác.
+ Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 3 cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Trà Vinh có liên quan đến việc giao cấp nhà, đất; kê khai tài sản. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kết luận, các đồng chí nêu trên đều có vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật, yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm và khắc phục hậu quả; đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban cán sự đảng UBND tỉnh Trà Vinh nghiêm túc rút kinh nghiệm và lãnh đạo, chỉ đạo, rà soát thẩm tra, chấn chỉnh, khắc phục những trường hợp đã giao, cấp đất, cấp nhà cho cán bộ sai quy định của Nhà nước.
+ Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nhiệm vụ cấp ủy viên về nội dung liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống. Qua thẩm tra, xác minh nhận thấy đồng chí Nguyễn Trường Tô từ năm 2005 đến nay đã có vi phạm: thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong đảng và xã hội. Những vi phạm của đồng chí Tô đã được đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhắc nhở nhưng không được nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Công an tỉnh biết những sai phạm của đồng chí Tô từ năm 2005 nhưng không báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí giám đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm trước Tỉnh ủy về việc này một cách nghiêm khắc.
+ Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Phạm Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn Nhà nước tại Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Kết quả kiểm tra cho thấy, đồng chí Phạm Thanh Bình đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng khiến VINASHIN bên bờ vực phá sản. Trong những năm qua Tập đoàn đã báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; thành lập quá nhiều công ty con (gần 200) không đủ năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực ngoài ngành công nghiệp tàu thủy; đầu tư mua nhiều tàu biển cũ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước; vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về lập, phê duyệt, đấu thầu các dự án; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán. Bộ máy quản lý vốn Nhà nước tại nhiều đơn vị thuộc tập đoàn thiếu năng lực. Đồng chí Phạm Thanh Bình còn bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của Nhà nước, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trái quy định của Đảng và Nhà nước. Những sai phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình trong huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn của Nhà nước là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán, đến nay, nợ quá hạn và đến hạn không có khả năng thanh toán lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, hơn 5.000 lao động không có việc làm; các khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội lên đến 234 tỷ đồng.
Vi phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng quyết định thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với đồng chí Bình. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị Chính phủ xem xét trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan đối với những vi phạm của Tập đoàn VINASHIN; chỉ đạo các ngành chức năng (thanh tra, kiểm toán, tài chính, ngân hàng) đánh giá toàn diện, đúng thực chất đối với VINASHIN, từ đó rút kinh nghiệm đối với các tập đoàn khác trong những quyết định chủ trương đầu tư, quyết định xây dựng các công trình từ Hải Hà (Quảng Ninh) đến Cà Mau; có cơ chế đặc thù về tổ chức, hoạt động của các tập đoàn kinh tế, nhất là cơ chế thẩm định việc huy động, sử dụng vốn đầu tư ưu đãi của Nhà nước.
Qua vụ việc vi phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu các tập đoàn kinh tế khác cần chủ động tự kiểm tra, tự xem xét, đánh giá đầy đủ, chính xác kết quả sản xuất, kinh doanh báo cáo trước ngày 31/8/2010 để Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng tiếp tục giám sát. Đề nghị Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương thường xuyên kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới.
2. Về kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã kết luận kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong đảng đối với Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng ủy Binh chủng Pháo binh – Bộ Quốc phòng; Ban Thường vụ và UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình trong thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Luyện, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hòa Bình và xem xét, xử lý những vi phạm của đồng chí Trương Quý Dương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Kết luận trường hợp đồng chí Dương có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình không xem xét, xử lý. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng rút hồ sơ để xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
3. Về xem xét thi hành kỷ luật:
+ Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã xem xét trách nhiệm đối với 4 đồng chí có liên quan đến dự án Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: 3 đồng chí lãnh đạo các ngành và 1 đồng chí lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Kết luận các đồng chí trên có khuyết điểm về trách nhiệm nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật.
+ Xem xét thi hành kỷ luật đối với đồng chí Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu, đồng chí đã có sai phạm trong quản lý và sử dụng tài chính; trên cương vị Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã, đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của UBND thị xã trong một số vụ việc cụ thể. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về Đảng, đề nghị cấp có thẩm quyền cảnh cáo về chính quyền đối với đồng chí. Về vấn đề này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn cần rút kinh nghiệm không nên tổ chức quá nhiều hội nghị khu vực và Trung ương ở một tỉnh nghèo, khó khăn về kinh phí như ở Bạc Liêu.
4- Giải quyết tố cáo:
+Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng xem xét giải quyết tố cáo đối với Ban Thường vụ 2 tỉnh Hưng Yên và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu Ban Thường vụ cần rút kinh nghiệm về phương pháp điều động, luân chuyển cán bộ, tránh gây dị nghị trong dư luận. BTV Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu và một số cán bộ chủ chốt của tỉnh có trách nhiệm trong việc để tồn đọng nhiều vụ việc nổi cộm về quản lý đất đai trên địa bàn quá lâu. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu Ban Thường vụ chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh phối hợp các bộ, ngành có liên quan giải quyết dứt điểm các vụ việc trên.
+ Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng xem xét, kết luận giải quyết tố cáo đối với 12 cá nhân, gồm: Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; các đồng chí: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (Bộ Xây dựng); các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Qua giải quyết thư tố cáo, ở mức độ khác nhau, đồng chí nào cũng có khuyết điểm, có đồng chí phải làm quy trình xử lý kỷ luật.
5- Về giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng:
Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng 4 trường hợp; trong đó giữ nguyên hình thức kỷ luật 3 trường hợp, thay đổi hình thức 1 trường hợp.
6. Kiểm tra tài chính Đảng:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã xem xét, kết luận kiểm tra tài chính Đảng đối với 3 đơn vị: Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Vĩnh Long, Lạng Sơn và Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên (thuộc Văn phòng Trung ương Đảng).
Qua kiểm tra tài chính đối với Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu lãnh đạo Công ty cần chấn chỉnh công tác quản lý vốn, tài sản, quản lý tài chính doanh nghiệp; đánh giá toàn diện về cơ chế quản lý vốn và đất đai tại Liên doanh Khách sạn Sheraton, tìm phương án giải quyết tình trạng thua lỗ kéo dài tại liên doanh; tính toán kỹ càng các chỉ số kinh tế và cơ chế quản lý, tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng xem xét quyết định đầu tư Khách sạn 5 sao Tây Hồ có hiệu quả.
7- Về công tác giám sát:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã giám sát chuyên đề đối với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Phước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo giao đất rừng cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển 67 và việc giao đất cho gia đình đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước. Qua kết quả kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Phước nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thẩm định tư cách, năng lực nhà đầu tư khi giao dự án, không để xảy ra việc nhà đầu tư lợi dụng danh nghĩa lực lượng vũ trang để được giao dự án sai quy định; kiểm tra và chấn chỉnh những trường hợp giao, cho thuê đất đối với những cán bộ chủ chốt không đúng quy định, mang tính chất đặc quyền, đặc lợi. Những trường hợp giao đất sai Luật Đất đai và có tính chất đặc quyền, đặc lợi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước phải thu hồi những trường hợp nêu trên .
8. Các công việc khác:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã xem xét, thảo luận một số nội dung: Bổ sung, sửa đổi các quy trình tiến hành công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng và Quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Quy trình giám sát theo chuyên đề của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng ; Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng với Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật trong việc xuất bản, phát hành sách, tài liệu về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Quy định cử chuyên viên, kiểm tra viên Cơ quan UBKT TW tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; và cho ý kiến về một số vấn đề thuộc công tác tổ chức cán bộ của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng .
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhắc nhở 2 đoàn giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đối với 2 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương và Đồng Tháp sớm khắc phục hậu quả và xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm theo Kết luận số 320-TB/TW và Công văn số 340-CV/TW của Bộ Chính trị.
Thời gian qua có nhiều tin nhắn tố cáo gửi qua điện thoại di động đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo UBKT các cấp. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị các cá nhân chấm dứt tình trạng trên và thực hiện việc tố cáo, khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật, không xem xét các tin nhắn vì không có giá trị pháp lý trong Luật khiếu nại, tố cáo./.
TTXVN
--Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kỳ họp thứ 32
--
Đề nghị mức án tử hình đối với nguyên Tổng Giám đốc ALC II (Agribank)
Kỳ họp thứ tư Ủy ban Kiểm tra Trung ương - Giải quyết nhiều đơn thư tố cáo cán bộ cấp cao (TNO)Ủy ban đã xem xét, giải quyết tố cáo 5 trường hợp, kết luận: Một trường hợp tố cáo không đúng, 4 trường hợp tố cáo đúng một phần nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm; xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với 3 trường hợp; tham gia ý kiến vào báo cáo giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền Ban Bí thư đối với 2 trường hợp.
Ngày 23.5, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư có thông báo về kỳ họp thứ 4, tổ chức từ 12 - 20.5, tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm UBKT T.Ư Ngô Văn Dụ đã chủ trì hội nghị.
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Đảng, UBKT T.Ư đã xem xét kết quả giải quyết đơn thư tố cáo đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là nhân sự ứng cử ĐBQH khóa XIII và HĐND cấp tỉnh, TP; kết luận kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương.
UBKT T.Ư xem xét, giải quyết tố cáo 5 trường hợp, kết luận: 1 trường hợp tố cáo không đúng, 4 trường hợp tố cáo đúng một phần nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm; xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với 3 trường hợp; tham gia ý kiến vào báo cáo giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền Ban Bí thư đối với 2 trường hợp.
UBKT T.Ư xem xét, giải quyết tố cáo 5 trường hợp, kết luận: 1 trường hợp tố cáo không đúng, 4 trường hợp tố cáo đúng một phần nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm; xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với 3 trường hợp; tham gia ý kiến vào báo cáo giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền Ban Bí thư đối với 2 trường hợp.
TTXVN
-Kết luận 5 trường hợp bị tố cáo
Ngày 23-5, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã có thông báo về Kỳ họp thứ tư, tổ chức từ ngày 12 đến 20-5-2011, tại Hà Nội. Đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì hội nghị này.
Tại kỳ họp, UBKT Trung ương đã xem xét, thảo luận, kết luận các nội dung, như: Thông qua một số văn bản trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định theo thẩm quyền; Dự thảo Quy chế làm việc của UBKT Trung ương khóa XI; Dự thảo Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng khóa XI; Dự thảo “Quy chế phối hợp giữa UBKT Trung ương với Ban Đối ngoại Trung ương và Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng”. UBKT Trung ương thông qua Chương trình hành động của Ngành Kiểm tra thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Đảng, UBKT Trung ương đã xem xét kết quả giải quyết đơn, thư tố cáo đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố; kết luận kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương. Ủy ban đã xem xét, giải quyết tố cáo 5 trường hợp, kết luận: Một trường hợp tố cáo không đúng, 4 trường hợp tố cáo đúng một phần nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm; xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với 3 trường hợp; tham gia ý kiến vào báo cáo giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền Ban Bí thư đối với 2 trường hợp.
Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã phân công công tác đối với một số đồng chí thành viên Ủy ban; thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của Cơ quan UBKT Trung ương.
Theo TTXVN
Truy tận cùng
- Trung tướng Nguyễn Hòa, Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng CSVN các khoá V, VI, VII, cán bộ lão thành cách mạng, 63 năm tuổi đảng: Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh “Sai Phạm Nghiêm Trọng” (Tin tức HN)-Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (VOV)-Báo cáo đại hội nêu rõ: Tăng trưởng kinh tế - vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, tiềm năng kinh tế chưa phát huy hiệu quả, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 600 USD/năm.
- Vì sao nhiều quan chức cấp cao bị kỷ luật? (SGTT).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kết luận gần 30 vụ việc(VOV)-Chiều 15/10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về Kỳ họp thứ 33 của Ủy ban được diễn ra trong những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2010.-Kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao (TUỔI TRẺ)-
Thông báo Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (Khóa X) (ND 15-10-10)-Nhiều cán bộ cấp cao bị thi hành kỷ luật (Dân trí) - Chiều 15/10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) đã ra thông báo về Kỳ họp thứ 33 của Ủy ban. Theo đó, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận gần 30 vụ việc, thi hành kỷ luật nhiều cán bộ do vi phạm kỷ luật. UBKT Trung ương đã kiểm tra dấu hiệu ...Việt Nam kỷ luật ba vị tướng & một chủ tịch tập đoànĐài Á Châu Tự Do-Xem xét kỷ luật nhiều cán bộ, tướng lĩnh cao cấp (Bee)-Tại Kỳ họp thứ 33, Ủy ban Kiểm tra TƯ đã xem xét, kết luận gần 30 vụ việc.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 33
--Đã đến lúc không thể “đóng cửa bảo nhau”
Điểm nổi bật trong thông báo của Uỷ ban Kiểm tra trung ương vừa công bố không chỉ là việc thi hành kỷ luật cảnh cáo tới bốn tướng lĩnh công an mà còn là việc cơ quan kiểm tra Đảng yêu cầu truy đến cùng một sự việc thuộc trách nhiệm ngành này.
Cụ thể, ngoài yêu cầu xem xét trách nhiệm của ông Văn Thanh Liêm, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc SABECO do sai phạm trong việc mua xe ô tô với giá trị lớn, gắn biển 80B xanh trái quy định, cơ quan kiểm tra Đảng còn yêu cầu truy xét việc cấp biển số. Cụ thể, Thường vụ Đảng ủy Công an trung ương phải kiểm tra việc cấp biển số xanh 80B không đúng đối tượng quy định, làm rõ trách nhiệm và kỷ luật cán bộ thuộc ngành mình. Hơn thế, Uỷ ban Kiểm tra còn yêu cầu chấn chỉnh việc cấp biển số xanh cho các doanh nghiệp và một số tỉnh thành không đúng quy định.
Thực tế để có một xã hội ổn định, một môi trường kinh doanh an toàn như Việt Nam hiện nay, công lao của lực lượng công an không nhỏ. Trong mắt người dân, hình ảnh người chiến sĩ công an tượng trưng cho sức mạnh của quyền lực, góc độ nào đó còn là biểu tượng của công lý.
Được biết, theo quy định hiện hành chỉ có xe công thuộc các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, tư pháp, ngoại giao... ở trung ương mới được cấp biển số xanh 80B, do Cục CSGT đường bộ - đường sắt, Bộ Công an trực tiếp đăng ký. Do vậy đối với lực lượng CSGT nói riêng và hàng chục triệu người tham gia giao thông nói chung, loại xe mang biển số xanh 80B là đẳng cấp... VIP khiến người khác nể sợ?!
Cũng theo quy định, trong khối doanh nghiệp nhà nước ở trung ương hiện chỉ có văn phòng Tập đoàn Dầu khí là có “tiêu chuẩn” này. Thế nhưng việc chiếc xe Bentley trị giá trên 5 tỷ đồng của một doanh nghiệp địa phương là SABECO vẫn được Bộ Công an cho mang biển số xanh 80B đã khiến nhiều người thắc mắc, tạo nên những dư luận không đáng có.
Trong cùng thời điểm, tại lễ khai mạc Đại hội đảng bộ Công an trung ương, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã phải nhấn đến hiện tượng: “Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên do thiếu rèn luyện, tu dưỡng, mắc những sai lầm, khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật phải xử lý, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với lực lượng công an”.
Chính vì thế, việc Uỷ ban Kiểm tra trung ương yêu cầu truy đến gốc rễ sự việc này, dù nhỏ, cũng khiến nhiều người đánh giá cao. Bởi vì nó không chỉ tăng thêm uy tín cho Đảng mà còn giúp lấy lại niềm tin vào chính những lực lượng thừa hành luật pháp.
-Công tác kiểm tra Đảng giúp khắc phục hạn chế (VOV)-Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Võ Văn Thưởng: Công tác kiểm tra Đảng là công tác quan trọng giúp cho các cơ quan, đơn vị khắc phục những hạn chế để làm tốt hơn trong lĩnh vực của mìnhCụ thể, ngoài yêu cầu xem xét trách nhiệm của ông Văn Thanh Liêm, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc SABECO do sai phạm trong việc mua xe ô tô với giá trị lớn, gắn biển 80B xanh trái quy định, cơ quan kiểm tra Đảng còn yêu cầu truy xét việc cấp biển số. Cụ thể, Thường vụ Đảng ủy Công an trung ương phải kiểm tra việc cấp biển số xanh 80B không đúng đối tượng quy định, làm rõ trách nhiệm và kỷ luật cán bộ thuộc ngành mình. Hơn thế, Uỷ ban Kiểm tra còn yêu cầu chấn chỉnh việc cấp biển số xanh cho các doanh nghiệp và một số tỉnh thành không đúng quy định.
Thực tế để có một xã hội ổn định, một môi trường kinh doanh an toàn như Việt Nam hiện nay, công lao của lực lượng công an không nhỏ. Trong mắt người dân, hình ảnh người chiến sĩ công an tượng trưng cho sức mạnh của quyền lực, góc độ nào đó còn là biểu tượng của công lý.
Được biết, theo quy định hiện hành chỉ có xe công thuộc các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, tư pháp, ngoại giao... ở trung ương mới được cấp biển số xanh 80B, do Cục CSGT đường bộ - đường sắt, Bộ Công an trực tiếp đăng ký. Do vậy đối với lực lượng CSGT nói riêng và hàng chục triệu người tham gia giao thông nói chung, loại xe mang biển số xanh 80B là đẳng cấp... VIP khiến người khác nể sợ?!
Cũng theo quy định, trong khối doanh nghiệp nhà nước ở trung ương hiện chỉ có văn phòng Tập đoàn Dầu khí là có “tiêu chuẩn” này. Thế nhưng việc chiếc xe Bentley trị giá trên 5 tỷ đồng của một doanh nghiệp địa phương là SABECO vẫn được Bộ Công an cho mang biển số xanh 80B đã khiến nhiều người thắc mắc, tạo nên những dư luận không đáng có.
Trong cùng thời điểm, tại lễ khai mạc Đại hội đảng bộ Công an trung ương, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã phải nhấn đến hiện tượng: “Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên do thiếu rèn luyện, tu dưỡng, mắc những sai lầm, khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật phải xử lý, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với lực lượng công an”.
Chính vì thế, việc Uỷ ban Kiểm tra trung ương yêu cầu truy đến gốc rễ sự việc này, dù nhỏ, cũng khiến nhiều người đánh giá cao. Bởi vì nó không chỉ tăng thêm uy tín cho Đảng mà còn giúp lấy lại niềm tin vào chính những lực lượng thừa hành luật pháp.
- Trung tướng Nguyễn Hòa, Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng CSVN các khoá V, VI, VII, cán bộ lão thành cách mạng, 63 năm tuổi đảng: Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh “Sai Phạm Nghiêm Trọng” (Tin tức HN)-Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (VOV)-Báo cáo đại hội nêu rõ: Tăng trưởng kinh tế - vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, tiềm năng kinh tế chưa phát huy hiệu quả, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 600 USD/năm.
- Vì sao nhiều quan chức cấp cao bị kỷ luật? (SGTT).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kết luận gần 30 vụ việc(VOV)-Chiều 15/10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về Kỳ họp thứ 33 của Ủy ban được diễn ra trong những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2010.-Kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao (TUỔI TRẺ)-
Thông báo Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (Khóa X) (ND 15-10-10)-Nhiều cán bộ cấp cao bị thi hành kỷ luật (Dân trí) - Chiều 15/10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) đã ra thông báo về Kỳ họp thứ 33 của Ủy ban. Theo đó, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận gần 30 vụ việc, thi hành kỷ luật nhiều cán bộ do vi phạm kỷ luật. UBKT Trung ương đã kiểm tra dấu hiệu ...Việt Nam kỷ luật ba vị tướng & một chủ tịch tập đoànĐài Á Châu Tự Do-Xem xét kỷ luật nhiều cán bộ, tướng lĩnh cao cấp (Bee)-Tại Kỳ họp thứ 33, Ủy ban Kiểm tra TƯ đã xem xét, kết luận gần 30 vụ việc.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 33
Trong những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10-2010, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương (khóa X) họp kỳ thứ 33. Tại kỳ họp UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận gần 30 vụ việc:
1. Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm:
Đối với tập thể Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình:
UBKT Trung ương đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Thường trực và 3 đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình có kết luận như sau: vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19-4-2007 của Ban Bí thư về phương thức lãnh đạo của Đảng, Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, giải quyết nhiều việc vượt thẩm quyền của Thường trực Tỉnh ủy; ban hành một số văn bản trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cho chủ trương, chỉ đạo giải quyết nhiều việc thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của UBND tỉnh, dẫn đến bao biện, làm thay, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Những sai phạm trên gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí tiền, tài sản, đất đai của nhà nước; gây dư luận bất bình, mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đối với các cá nhân:
- Đồng chí Đinh Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chịu trách nhiệm chính về các vi phạm của Thường trực Tỉnh ủy và các vi phạm cá nhân. Vi phạm của đồng chí Hùng là nghiêm trọng, UBKT Trung ương đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
- Đồng chí Tạ Nhật Thới, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh: cùng chịu trách nhiệm về khuyết điểm, vi phạm của tập thể Thường trực Tỉnh ủy nêu trên. Những vi phạm của đồng chí Tạ Nhật Thới là nghiêm trọng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật đối với đồng chí Tạ Nhật Thới bằng hình thức cảnh cáo.
- Đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh: cùng chịu trách nhiệm chung về khuyết điểm, vi phạm của tập thể Thường trực Tỉnh ủy; đấu tranh tự phê bình và phê bình trong Thường trực Tỉnh ủy còn hạn chế. UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Bùi Văn Thắng bằng hình thức khiển trách.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình, Đảng đoàn, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và Nhà nước; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những thiếu sót, sai phạm, thu hồi tiền, đất đai cho Nhà nước.
- Kiểm tra DHVP đối với đồng chí Chánh Thanh tra Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về kỷ luật phát ngôn: UBKT Trung ương kết luận đồng chí đã vi phạm Quy định 115 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. UBKT Trung ương yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, rút kinh nghiệm.
2. Về xem xét thi hành kỷ luật đảng:
- Xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Lê Văn Quế, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sông Đà và đồng chí Dương Khánh Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sông Đà:
- Đồng chí Lê Văn Quế với cương vị là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sông Đà, đã vi phạm Luật Đấu thầu và Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ khi chỉ định 5/14 gói thầu và lựa chọn 2 nhà thầu cùng trúng thầu của một gói thầu tại Dự án tòa nhà HH4-Song Da Twin Tower, gây thiệt hại 3,144 tỷ đồng; thiếu kiểm tra để đồng chí Dương Khánh Toàn, Tổng Giám đốc ký Quyết định số 245-TCT/QLKT ngày 21-11-2007 vượt thẩm quyền; không thực hiện đúng quy chế làm việc của Ban Thường vụ Đảng ủy và Hội đồng quản trị về việc cử đồng chí Dương Khánh Toàn đi học tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, làm ảnh hưởng đến uy tín của tập thể và cá nhân đồng chí, UBKT Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với đồng chí Lê Văn Quế.
- Đồng chí Dương Khánh Toàn đã vi phạm nguyên tắc quản lý trong Dự án tòa nhà HH4-Song Da Twin Tower vượt thẩm quyền, gây thiệt hại cho các bên liên quan; chưa thực hiện đúng Quyết định số 59-TCT/TCĐT, ngày 28-8-2004 của Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty về việc đi học hệ không tập trung, chuyên ngành công trình thủy lợi tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Những vi phạm của đồng chí Dương Khánh Toàn đến mức phải xem xét có hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm điểm, đồng chí đã thành khẩn, ý thức được trách nhiệm về những khuyết điểm, vi phạm của bản thân, UBKT Trung ương yêu cấu rút kinh nghiệm sâu sắc.
Theo tinh thần Chỉ thị 37 về đại hội đảng bộ các cấp, UBKT Trung ương đề nghị Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương không đưa đồng chí Dương Khánh Toàn vào danh sách nhân sự cấp ủy khóa tới của Đảng bộ Khối, Đảng bộ Tập đoàn Sông Đà nhiệm kỳ 2010 - 2015.
- Xem xét kết quả kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với Ban cán sự đảng và một số cán bộ chủ chốt UBND tỉnh tỉnh Tiền Giang theo Thông báo kết quả giải quyết tố cáo số 20-TB/UBKT TW, ngày 5-7-2010 của UBKT Trung ương: UBKT Trung ương nhất trí đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy không xử lý kỷ luật Ban cán sự đảng UBND tỉnh Tiền Giang, yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc; giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang xem xét xử lý kỷ luật các cá nhân liên quan theo thẩm quyền.
- Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về Đảng, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền kỷ luật cảnh cáo về hành chính đối với các đồng chí:
+ Trung tướng Lê Quốc Sự, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Bộ Công an: Trên cương vị Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng đã thiếu trách nhiệm để đơn vị xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong lĩnh vực quản lý, mua sắm tài sản; vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất an ninh; gửi tiền có nguồn từ ngân sách Nhà nước vào ngân hàng.
+ Trung tướng Trần Quang Minh, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Bộ Công an, có khuyết điểm, sai phạm: trên cương vị Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng đồng chí Minh đã thiếu trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng trong lĩnh vực công tác được phân công; để đơn vị thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước và Bộ Công an trong việc tổ chức mua sắm hàng hóa trong thời gian dài, gây thất thoát ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín tập thể, cá nhân.
+ Thiếu tướng Nguyễn Chí Dũng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2): Trên cương vị là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an Thành phố đã thiếu trách nhiệm để đơn vị xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian dài; để đơn vị lập quỹ riêng, chi tiêu không đúng quy định của Nhà nước; quản lý, sử dụng nhà, đất an ninh không đúng quy định.
+ Đại tá Nguyễn Chiến Lũy, nguyên Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thiếu trách nhiệm tham mưu giúp đồng chí Giám đốc trong lĩnh vực được phân công để đơn vị lập quỹ riêng, chi tiêu trái quy định của Nhà nước; quản lý, sử dụng tài sản, nhà, đất an ninh thiếu chặt chẽ, có nơi không đúng quy định của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín tập thể, cá nhân.
- Xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Lê Thanh Nhàn, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam theo đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam: Từ năm 2006 đến tháng 9-2009, đồng chí Lê Thanh Nhàn đã lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện không nghiêm các quy định của Điều lệ Đảng; vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng; vi phạm quy chế làm việc của Ban cán sự đảng, quy chế làm việc của Tỉnh ủy; vi phạm quy định của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về quy hoạch, tuyển dụng, điều động, miễn nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ; để xảy ra một số vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan. UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Lê Thanh Nhàn bằng hình thức khiển trách.
- Xem xét trách nhiệm của đồng chí Văn Thanh Liêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thương mại và Dịch vụ SABECO đã mua xe ô tô với giá trị lớn, gắn biển 80B xanh trái quy định. UBKT Trung ương đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm đối với đồng chí Văn Thanh Liêm. Đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo kiểm tra việc cấp biển số xanh 80B không đúng đối tượng được quy định tại Thông tư số 06/TT-BCA, ngày 11-3-2009 của Bộ Công an; làm rõ trách nhiệm và có hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong việc cấp biển số xanh 80B cho xe ô tô thuộc thẩm quyền vốn của Công ty SABECO; đề nghị Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo chấn chỉnh việc cấp biển xe xanh cho các doanh nghiệp và một số tỉnh thành không đúng quy định.
3. Về giải quyết tố cáo:
UBKT Trung ương đã giải quyết đơn thư tố cáo đối với 12 đồng chí, trong đó có 9 đồng chí cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
4. Về giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng:
UBKT Trung ương đã giải quyết và giúp Ban Bí thư giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 9 trường hợp (trong đó 4 trường hợp thuộc thẩm quyền Ban Bí thư). UBKT Trung ương quyết định xóa kỷ luật 1 trường hợp, hạ hình thức kỷ luật 3 trường hợp, giữ nguyên hình thức kỷ luật 2 trường hợp.
5. Về công tác giám sát:
- UBKT Trung ương giám sát tình hình khắc phục sai phạm qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và các đồng chí có liên quan. Qua giám sát, cho thấy, các tập thể, cá nhân sai phạm đã khắc phục hậu quả nhưng chưa triệt để. UBKT Trung ương đã báo cáo Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp tiếp tục xử lý kỷ luật nghiêm các cán bộ lãnh đạo của huyện Châu Thành vi phạm về quản lý sử dụng đất đai.
6. Một số công việc khác:
- UBKT đã thông qua dự thảo Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế làm việc của UBKT Trung ương nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng, đã trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 13.
- Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã thông qua dự thảo bổ sung, sửa đổi Điều 7, Hướng dẫn số 11-HD/UBKT TW, ngày 24-3-2008 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15-10-2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm về kế hoạch hóa gia đình trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định./.
Nguồn: Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 33..--Đã đến lúc không thể “đóng cửa bảo nhau”
TT - Xung quanh việc Ủy ban Kiểm tra trung ương thông báo công khai nội dung các kỳ họp trong thời gian vừa qua, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương - đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.* Vốn là cán bộ lãnh đạo ngành kiểm tra Đảng lâu năm, ông có nhận xét gì về việc công khai thông tin của Ủy ban Kiểm tra trung ương hiện nay?
- Việc thông báo công khai nội dung kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra trung ương đã được thực hiện qua nhiều lần. Với tinh thần dựa vào dân, lắng nghe nhân dân, tôi nghĩ rằng đã đến lúc Đảng và Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng nên tiến hành đo lường sự phản ứng của người dân với việc công khai đó. Mục đích là lắng nghe người dân để thấy được tình hình hiện nay, thấy được sự hưởng ứng cũng như tác dụng của sự công khai.
Cần khẳng định sự công khai của Ủy ban Kiểm tra trung ương không đơn thuần là việc làm của một cơ quan, mà chính là việc làm của Đảng ta. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ việc Ủy ban Kiểm tra trung ương thông báo công khai nội dung các kỳ họp của mình. Tất nhiên, mọi việc mới làm đều có cái được và cái cần hoàn thiện thêm.
* Như vậy có thể hiểu thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương là một việc làm theo xu hướng công khai, dân chủ của Đảng?
- Qua đối chiếu với các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ X cũng như điều lệ Đảng, tôi thấy rằng vừa qua Ủy ban Kiểm tra trung ương đã tiến hành các công việc của mình theo đúng chức năng, nhiệm vụ của điều lệ ghi.
Tôi được biết các đồng chí trong Ủy ban Kiểm tra trung ương khóa X đã hết sức cố gắng để thực hiện các nhiệm vụ được ghi trong điều lệ, cũng như thực hiện các nghị quyết của Ban chấp hành trung ương khóa X, trong đó có nghị quyết trung ương 5 về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Vấn đề ở đây là tự thân Ủy ban Kiểm tra trung ương phải làm thế nào để các vụ việc mình giải quyết đảm bảo công minh, chính xác, kịp thời, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là chính.
Đã đến lúc không thể trong Đảng “đóng cửa bảo nhau” mà phải thông báo công khai cho nhân dân biết. Đây cũng là để thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
* Thưa ông, trước đây trong hoạt động của Ủy ban Kiểm tra trung ương thường có những kỳ họp để thảo luận, xem xét, kết luận về nhiều vấn đề như vừa qua?
- Đó là những việc làm thường xuyên của Ủy ban Kiểm tra trung ương qua các thời kỳ. Nghĩa là đây là việc làm hết sức bình thường, chỉ khác với trước đây là hiện nay nội dung kỳ họp được công khai. Tất nhiên công khai là điều rất tốt, nhưng sẽ không tránh khỏi có những ý kiến băn khoăn, vì đây toàn những nội dung mà chúng ta thường nói với nhau là “nhạy cảm”.
Tôi nghĩ rằng những người còn băn khoăn thì hoàn toàn có thể góp ý kiến, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, với Ủy ban Kiểm tra trung ương để hoàn thiện hơn công tác này. Mới đây Ủy ban Kiểm tra trung ương đã thông báo liên quan đến 45 vụ việc, có người nói công khai như vậy là “vơ đũa cả nắm”, sợ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín người lãnh đạo.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Sợ mất uy tín và thể diện mình, không dám tự phê bình. Lại nói: nếu phê bình khuyết điểm của mình, của đồng chí mình, của Đảng và Chính phủ, thì địch sẽ lợi dụng mà công kích ta. Nói vậy là lầm to. Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình cũng như có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết cũng la lết quả dưa”.
Chúng ta phải quen với việc công khai và cần có những người lãnh đạo dám nhận khuyết điểm, dám đứng trước sự công khai trên tinh thần phê bình và tự phê bình.
* Khi đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì cấp ủy có trách nhiệm chỉ đạo kỷ luật về chính quyền, đoàn thể với mức độ tương ứng. Nhưng trên thực tế có những trường hợp đã bị kỷ luật về Đảng rồi nhưng kỷ luật về chính quyền thì triển khai chậm?
- Hệ thống chính trị của chúng ta do một đảng lãnh đạo. Ủy ban Kiểm tra trung ương thực hiện công việc kiểm tra, giám sát của Đảng, bên cạnh đó các cấp có thẩm quyền của Nhà nước phải vào cuộc kịp thời để tạo sự đồng bộ.
* Khi công khai những vấn đề “nhạy cảm” như ông vừa nêu, hẳn là các thành viên trong Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ phải chịu nhiều sức ép?
- Làm công tác kiểm tra là vô cùng vất vả, lao tâm khổ tứ. Cán bộ kiểm tra cũng là con người, bây giờ đi xem xét người khác, trong đó có thể có những người vốn thân thiện với mình, đó lại là những người có chức vụ quyền hạn, nên vất vả lắm. Tôi không đo được các đồng chí hiện nay vất vả đến mức độ nào, nhưng tôi tin là vất vả hơn thời chúng tôi.
Cũng như các thông báo gần đây của Uỷ ban Kiểm tra TW Đảng, thêm một lần nữa, thông báo 32 lại tạo ra tiếng vang lớn trong công luận.Chiều 5/7, ngay sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam phát toàn văn thông báo nội dung của kỳ họp thứ 32, Uỷ ban Kiểm tra TW Đảng, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của thính giả ở mọi miền Tổ quốc, với một thông điệp chung là phấn khởi, tin tưởng và đồng tình với thái độ kiên quyết, thiết diện vô tư của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trước những vụ việc tiêu cực nổi cộm, liên quan đến một số tổ chức cơ sở đảng và một số đảng viên giữ chức vụ cao, vi phạm kỷ luật của Đảng.
Ngay sau đó, trên các trang báo điện tử và các phương tiện truyền thông khác, đây cũng lại là một trong những chủ đề thu hút nhiều người theo dõi nhất. Điều đó cho thấy, quần chúng nhân dân và các đảng viên luôn luôn quan tâm đến công việc của Đảng, đặc biệt là thái độ của Đảng trước những vụ việc gây bức xúc trong đời sống xã hội, liên quan đến những cán bộ, đảng viên giữ chức vụ cao.
Trong 45 vụ việc mà Uỷ ban Kiểm tra xem xét kết luận, đáng chú ý có 2 vụ việc nổi cộm liên quan đến Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ông Nguyễn Trường Tô và Chủ tịch HĐQT Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin, ông Phạm Thanh Bình.
Ông Nguyễn Trường Tô bị đề nghị cách hết các chức vụ về Đảng và chính quyền do thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách đảng viên, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây bất bình trong đảng và xã hội.
Còn ông Phạm Thanh Bình sẽ phải xem xét kỷ luật về Đảng vì thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng khiến VINASHIN bên bờ vực phá sản; báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; Mua nhiều tàu biển cũ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, ông Bình còn bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của Nhà nước, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trái quy định của Đảng và Nhà nước.
Những sai phạm này là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và xã hội.
Thông báo nội dung kỳ họp thứ 32 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã phát đi một thông điệp rất mạnh mẽ của Đảng ta. Đó là: Không có ai, dù ở bất kỳ cương vị nào có thể đứng trên kỷ luật Đảng và Luật pháp. Không một thế lực nào có thể bao che, dung túng cho những hành vi vi tiêu cực, gây tổn hại đến uy tín lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng.
Nói cách khác, kỷ luật Đảng chính là tấm kính chiếu yêu, là thanh gươm thiết diện vô tư, không bao giờ dung thứ cho những phần tử thoái hoá, biến chất, những con sâu mọt dám cả gan huỷ hoại đạo đức, văn minh của Đảng.
Thêm một lần nữa, thông báo 32 lại thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc, khách quan, có lý, có tình và đầy tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân khi xem xét, đánh giá, kết luận từng vụ việc. Việc nếu đích danh tên của các cá nhân vi phạm hay chỉ nêu chức vụ của những người “có vấn đề” cần phải xem xét là một ví dụ thể hiện sự cân nhắc thận trọng của cơ quan kiểm tra cao nhất của Đảng.
Các lập luận khi phân tích, chỉ ra sai lầm, thiếu sót của mỗi cá nhân hay một số tập thể ban thường vụ tỉnh uỷ, ban cán sự đảng cũng thể hiện tinh thần đó, khiến không chỉ dư luận xã hội mà cả những người trong cuộc đều “tâm phục, khẩu phục”.
Thông báo 32 còn là tiếng chuông cảnh báo với những cán bộ đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của nhà nước mà chưa bị đưa ra ánh sáng. Nó làm cho những phần tử còn đứng trong bóng tối phải run sợ.
Thông báo này cũng mở đường và thúc giục các cơ quan bảo vệ pháp luật phải tiến hành làm rõ thêm các hành vi vi phạm của các cán bộ được nêu tên. Nếu họ phạm pháp thì phải xử lý bằng pháp luật để ổn định dư luận xã hội.
Những thông báo công khai hơn, cụ thể hơn qua mỗi kỳ họp của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã góp phần khôi phục và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng. Cũng từ đó, khuyến khích người dân tham gia tích cực hơn vào cuộc chiến chông tham nhũng, tiêu cực. Tuy vậy, gần đây xuất hiện rất nhiều tin nhắn tố cáo nặc danh vào điện thoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Uỷ ban kiểm tra các cấp.
Nếu thực tâm muốn Đảng mạnh hơn, muốn quét sạch tham nhũng tiêu cực thì mỗi công dân cần tôn trọng các qui định của pháp luật về khiểu nại tố cáo. Đây cũng là một điểm đáng chú ý trong thông báo 32 của Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng./.
Thấy gì từ việc kỷ luật hàng loạt quan chức? (SGTT 6-7-10)
Không giống như lần thông báo về việc kiểm tra, kỷ luật cán bộ hồi tháng 4, không nêu rõ tên tuổi cán bộ được kiểm tra (ví dụ thông báo một tổng cục trưởng của bộ Tài chính có nhiều nhà, đất, chuyển nhượng với diện tích lớn nhưng không có nhu cầu ở), ngày 5.7 vừa rồi,thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kỳ họp lần 32 đã nêu rõ, cụ thể kết quả kiểm tra, xử lý sai phạm với nhiều cán bộ cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của một số tỉnh, thành phố; một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nhà nước.
Nêu rõ tên tuổi
Trong thông báo lần này của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nêu rõ trường hợp ông Nguyễn Trường Tô, phó bí thư tỉnh uỷ, bí thư ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang từ năm 2005 đã có nhiều vi phạm: thiếu gương mẫu, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp uỷ viên, đảng viên…
"Con tàu đắm" Vinashin đang ôm nhiều khoản nợ rất lớn, nợ quá hạn mất khả năng thanh toán lên tới hàng ngàn tỉ đồng, hơn 5.000 lao động không có việc làm… Ảnh minh họa. Ảnh: TTXVN
|
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban bí thư thi hành kỷ luật ông này bằng hình thức “cách hết các chức vụ trong Đảng” và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm chức vụ đại biểu HĐND, cách chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.
Một nhân vật khác được nêu tên và nêu rõ mức độ sai phạm là ông Phạm Thanh Bình, bí thư Đảng ủy, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Những nội dung kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương với ông Bình được công bố lần này cụ thể hơn rất nhiều so với những thông tin mới chỉ được Văn phòng Chính phủ trả lời cho báo chí tại cuộc họp báo tuần trước tại Hà Nội. Và những thông tin này thực sự gây sốc đối với bất cứ ai quan tâm đến câu chuyện "con tàu đắm" Vinashin: Vinashin đã báo cáo không trung thực với Chính phủ về tình hình tài chính doanh nghiệp, thành lập quá nhiều công ty con (gần 200), không đủ năng lực sản xuất kinh doanh, đầu tư dàn trải, mua sắm nhiều tàu biển cũ gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước, nhiều khoản nợ rất lớn, nợ quá hạn mất khả năng thanh toán lên tới hàng ngàn tỉ đồng, hơn 5.000 lao động không có việc làm…
Mặc dù chưa đưa ra hình thức kỷ luật về mặt Đảng do còn phải qua quy trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật nhưng những ngôn từ được dùng trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy, mức độ sai phạm của ông chủ tịch tập đoàn Vinashin là thực sự nghiêm trọng (“thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế chính trị, xã hội”) và tất nhiên việc xử lý sẽ phải tương xứng với mức độ sai phạm đó.
Nhiều cán bộ khác, mặc dù không được thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu tên nhưng có thể xác định được là ai, cũng đã bị áp dụng các hình thức kỷ luật khác nhau.
Ví dụ như tỉnh ủy viên, phó bí thư thị ủy, chủ tịch UBND thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, do sai phạm trong việc sử dụng, quản lý tài chính, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ… nên bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng, bị đề nghị cấp có thẩm quyền cảnh cáo về mặt chính quyền.
Ba cán bộ của ban thường vụ tỉnh ủy và UBND tỉnh Trà Vinh, mặc dù chưa bị xử lý kỷ luật nhưng cũng buộc phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm do liên quan đến việc cấp đất, kê khai tài sản.
Cả ban cán sự Đảng, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng được yêu cầu kiểm điểm do buông lỏng quản lý, không kịp thời đưa ra các biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác, buôn lậu, làm thất thoát than với khối lượng lớn trong thời kỳ 2004-2008.
Những điều chưa thật rõ
Đây là một trong những lần hiếm hoi Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo cụ thể tên tuổi, chức vụ, mức độ vi phạm và hình thức xử lý với những cán bộ, đảng viên có sai phạm khá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, cũng có một số nội dung trong thông báo có lẽ còn chưa thật rõ, gây băn khoăn nhất định trong dư luận.
Chẳng hạn, đối với ông Nguyễn Trường Tô, thông báo không nói rõ, từ năm 2005 đến nay, ông này đã có vi phạm như “sống buông thả, quan hệ không lành mạnh” như thế nào? Theo nhiều nguồn tin, ông này có những vi phạm rất cụ thể như quan hệ với gái mại dâm và đang là nghi can trong một vụ án khác: mua dâm trẻ vị thành niên. Chỉ một sai phạm như vậy thôi đã là vi phạm pháp luật và không xứng đáng với tư cách đảng viên, huống chi giữ chức phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND của một tỉnh.
Còn với trường hợp ông Phạm Thanh Bình, một sai phạm lớn cần được nêu rõ hơn là có biểu hiện vụ lợi cá nhân. Thông báo có nêu ông Bình đã bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong tập đoàn Vinashin.
"Trách nhiệm của các cơ quan, bộ ngành chức năng trong khâu giám sát, quản lý đối với các tập đoàn nói chung và Vinashin nói riêng là lớn và phải chấn chỉnh trong thời gian tới".
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, ông Vũ Quang Hải
|
Theo nguồn tin của Sài Gòn Tiếp Thị, con trai ông Bình là ông Phạm Bình Minh sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài về nước tháng 2.2003 đã được giao làm trợ lý trưởng bộ phận nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin; đến tháng 8.2004 được điều về ban kinh doanh đối ngoại của tập đoàn. Tháng 12.2004 làm trưởng phòng dự án công nghệ, viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ. Tháng 12.2007 được bổ nhiệm phó viện trưởng viện này và sau đó còn kiêm nhiều chức vụ quan trọng khác.
Em ruột ông Bình là Phạm Thanh Phong, em vợ ông Bình là bà Phạm Thu Hằng… cũng liên tục được bổ nhiệm và kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng ở những công ty lớn, phòng ban quan trọng trong tập đoàn Vinashin.
Đối với một tập đoàn lớn của nhà nước mà quản lý theo lề lối “gia đình trị” như vậy, không vụ lợi cá nhân mới là lạ.
Một số đại biểu Quốc hội ngày hôm qua, sau khi đọc thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tỏ thái độ rất bức xúc trước sai phạm của những cán bộ được nêu.
Trả lời phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, ông Vũ Quang Hải cho rằng, những sai phạm tại Vinashin đã được phát hiện sớm nhưng việc xử lý chậm khiến cho tình hình kinh doanh của tập đoàn này càng ngày càng xấu đi.
Theo ông Hải, ở đây, trách nhiệm của các cơ quan, bộ ngành chức năng trong khâu giám sát, quản lý đối với các tập đoàn nói chung và Vinashin nói riêng là lớn và phải chấn chỉnh trong thời gian tới. Ông cũng cho rằng, qua vụ việc Vinashin, Quốc hội cần sớm xây dựng luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và luật Đầu tư công.
--Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kỳ họp thứ 32 Ngày 5/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông báo về nội dung kỳ họp thứ 32 của Ủy ban như sau:
Thực hiện chương trình công tác năm 2010, từ ngày 21/6 đến 3/7/2010, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (UBKT TW) đã họp kỳ thứ 32 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Kỳ họp đã thảo luận, xem xét, kết luận hơn 45 vụ việc, trong đó kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 2 tổ chức đảng và 6 đảng viên; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đối với 3 tổ chức đảng; giải quyết tố cáo đối với 2 cấp ủy và 10 cán bộ diện Trung ương quản lý; giải quyết khiếu nại 4 trường hợp; kiểm tra tài chính đối với 3 đơn vị và các công việc khác. Sau đây là một số vụ việc điển hình: 1. Kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm:
+ Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái trong lãnh đạo, chỉ đạo và xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm liên quan đến 15 vụ việc nổi cộm, bức xúc, dư luận quan tâm; Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kết luận: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã buông lỏng lãnh đạo, chưa chỉ đạo xử lý dứt điểm, triệt để các vụ việc nổi cộm, để nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm, trong đó có một số cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý chưa được xem xét, xử lý kịp thời, gây dư luận bất bình. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái kiểm điểm, chỉ đạo xử lý dứt điểm nghiêm túc các tổ chức, cá nhân vi phạm, phục vụ tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm, phát hiện 3 doanh nghiệp thực hiện 3 dự án sử dụng vốn Nhà nước đang bị thua lỗ, mất vốn, chưa được xem xét, xử lý đã bàn giao cho VINASHIN do Chính phủ quyết định.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng quyết định tiếp tục xem xét vụ việc trên sẽ thông báo kỳ họp thứ 33.
+ Kiểm tra Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh về quản lý, khai thác, kinh doanh than giai đoạn 2004-2008. Kết quả kiểm tra cho thấy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn trên đã buông lỏng quản lý, không kịp thời đề ra các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả, để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lợi dụng khai thác tận thu, buôn lậu than với khối lượng lớn, làm thất thoát tài nguyên, thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và môi trường. Từ năm 2008, UBND tỉnh đã có những biện pháp khắc phục tích cực, đến nay tình hình có cải thiện nhưng vẫn chưa ổn định. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2004-2008 và các cá nhân liên quan nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với các cơ quan giúp việc, Công an, Hải quan, doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan khác.
+ Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 3 cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Trà Vinh có liên quan đến việc giao cấp nhà, đất; kê khai tài sản. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kết luận, các đồng chí nêu trên đều có vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật, yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm và khắc phục hậu quả; đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban cán sự đảng UBND tỉnh Trà Vinh nghiêm túc rút kinh nghiệm và lãnh đạo, chỉ đạo, rà soát thẩm tra, chấn chỉnh, khắc phục những trường hợp đã giao, cấp đất, cấp nhà cho cán bộ sai quy định của Nhà nước.
+ Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nhiệm vụ cấp ủy viên về nội dung liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống. Qua thẩm tra, xác minh nhận thấy đồng chí Nguyễn Trường Tô từ năm 2005 đến nay đã có vi phạm: thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong đảng và xã hội. Những vi phạm của đồng chí Tô đã được đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhắc nhở nhưng không được nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Công an tỉnh biết những sai phạm của đồng chí Tô từ năm 2005 nhưng không báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí giám đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm trước Tỉnh ủy về việc này một cách nghiêm khắc.
+ Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Phạm Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn Nhà nước tại Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Kết quả kiểm tra cho thấy, đồng chí Phạm Thanh Bình đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng khiến VINASHIN bên bờ vực phá sản. Trong những năm qua Tập đoàn đã báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; thành lập quá nhiều công ty con (gần 200) không đủ năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực ngoài ngành công nghiệp tàu thủy; đầu tư mua nhiều tàu biển cũ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước; vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về lập, phê duyệt, đấu thầu các dự án; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán. Bộ máy quản lý vốn Nhà nước tại nhiều đơn vị thuộc tập đoàn thiếu năng lực. Đồng chí Phạm Thanh Bình còn bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của Nhà nước, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trái quy định của Đảng và Nhà nước. Những sai phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình trong huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn của Nhà nước là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán, đến nay, nợ quá hạn và đến hạn không có khả năng thanh toán lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, hơn 5.000 lao động không có việc làm; các khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội lên đến 234 tỷ đồng.
Vi phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng quyết định thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với đồng chí Bình. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị Chính phủ xem xét trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan đối với những vi phạm của Tập đoàn VINASHIN; chỉ đạo các ngành chức năng (thanh tra, kiểm toán, tài chính, ngân hàng) đánh giá toàn diện, đúng thực chất đối với VINASHIN, từ đó rút kinh nghiệm đối với các tập đoàn khác trong những quyết định chủ trương đầu tư, quyết định xây dựng các công trình từ Hải Hà (Quảng Ninh) đến Cà Mau; có cơ chế đặc thù về tổ chức, hoạt động của các tập đoàn kinh tế, nhất là cơ chế thẩm định việc huy động, sử dụng vốn đầu tư ưu đãi của Nhà nước.
Qua vụ việc vi phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu các tập đoàn kinh tế khác cần chủ động tự kiểm tra, tự xem xét, đánh giá đầy đủ, chính xác kết quả sản xuất, kinh doanh báo cáo trước ngày 31/8/2010 để Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng tiếp tục giám sát. Đề nghị Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương thường xuyên kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới.
2. Về kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã kết luận kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong đảng đối với Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng ủy Binh chủng Pháo binh – Bộ Quốc phòng; Ban Thường vụ và UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình trong thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Luyện, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hòa Bình và xem xét, xử lý những vi phạm của đồng chí Trương Quý Dương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Kết luận trường hợp đồng chí Dương có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình không xem xét, xử lý. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng rút hồ sơ để xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
3. Về xem xét thi hành kỷ luật:
+ Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã xem xét trách nhiệm đối với 4 đồng chí có liên quan đến dự án Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: 3 đồng chí lãnh đạo các ngành và 1 đồng chí lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Kết luận các đồng chí trên có khuyết điểm về trách nhiệm nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật.
+ Xem xét thi hành kỷ luật đối với đồng chí Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu, đồng chí đã có sai phạm trong quản lý và sử dụng tài chính; trên cương vị Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã, đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của UBND thị xã trong một số vụ việc cụ thể. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về Đảng, đề nghị cấp có thẩm quyền cảnh cáo về chính quyền đối với đồng chí. Về vấn đề này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn cần rút kinh nghiệm không nên tổ chức quá nhiều hội nghị khu vực và Trung ương ở một tỉnh nghèo, khó khăn về kinh phí như ở Bạc Liêu.
4- Giải quyết tố cáo:
+Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng xem xét giải quyết tố cáo đối với Ban Thường vụ 2 tỉnh Hưng Yên và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu Ban Thường vụ cần rút kinh nghiệm về phương pháp điều động, luân chuyển cán bộ, tránh gây dị nghị trong dư luận. BTV Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu và một số cán bộ chủ chốt của tỉnh có trách nhiệm trong việc để tồn đọng nhiều vụ việc nổi cộm về quản lý đất đai trên địa bàn quá lâu. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu Ban Thường vụ chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh phối hợp các bộ, ngành có liên quan giải quyết dứt điểm các vụ việc trên.
+ Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng xem xét, kết luận giải quyết tố cáo đối với 12 cá nhân, gồm: Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; các đồng chí: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (Bộ Xây dựng); các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Qua giải quyết thư tố cáo, ở mức độ khác nhau, đồng chí nào cũng có khuyết điểm, có đồng chí phải làm quy trình xử lý kỷ luật.
5- Về giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng:
Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng 4 trường hợp; trong đó giữ nguyên hình thức kỷ luật 3 trường hợp, thay đổi hình thức 1 trường hợp.
6. Kiểm tra tài chính Đảng:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã xem xét, kết luận kiểm tra tài chính Đảng đối với 3 đơn vị: Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Vĩnh Long, Lạng Sơn và Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên (thuộc Văn phòng Trung ương Đảng).
Qua kiểm tra tài chính đối với Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu lãnh đạo Công ty cần chấn chỉnh công tác quản lý vốn, tài sản, quản lý tài chính doanh nghiệp; đánh giá toàn diện về cơ chế quản lý vốn và đất đai tại Liên doanh Khách sạn Sheraton, tìm phương án giải quyết tình trạng thua lỗ kéo dài tại liên doanh; tính toán kỹ càng các chỉ số kinh tế và cơ chế quản lý, tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng xem xét quyết định đầu tư Khách sạn 5 sao Tây Hồ có hiệu quả.
7- Về công tác giám sát:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã giám sát chuyên đề đối với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Phước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo giao đất rừng cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển 67 và việc giao đất cho gia đình đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước. Qua kết quả kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Phước nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thẩm định tư cách, năng lực nhà đầu tư khi giao dự án, không để xảy ra việc nhà đầu tư lợi dụng danh nghĩa lực lượng vũ trang để được giao dự án sai quy định; kiểm tra và chấn chỉnh những trường hợp giao, cho thuê đất đối với những cán bộ chủ chốt không đúng quy định, mang tính chất đặc quyền, đặc lợi. Những trường hợp giao đất sai Luật Đất đai và có tính chất đặc quyền, đặc lợi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước phải thu hồi những trường hợp nêu trên .
8. Các công việc khác:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã xem xét, thảo luận một số nội dung: Bổ sung, sửa đổi các quy trình tiến hành công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng và Quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Quy trình giám sát theo chuyên đề của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng ; Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng với Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật trong việc xuất bản, phát hành sách, tài liệu về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Quy định cử chuyên viên, kiểm tra viên Cơ quan UBKT TW tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; và cho ý kiến về một số vấn đề thuộc công tác tổ chức cán bộ của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng .
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhắc nhở 2 đoàn giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đối với 2 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương và Đồng Tháp sớm khắc phục hậu quả và xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm theo Kết luận số 320-TB/TW và Công văn số 340-CV/TW của Bộ Chính trị.
Thời gian qua có nhiều tin nhắn tố cáo gửi qua điện thoại di động đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo UBKT các cấp. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị các cá nhân chấm dứt tình trạng trên và thực hiện việc tố cáo, khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật, không xem xét các tin nhắn vì không có giá trị pháp lý trong Luật khiếu nại, tố cáo./.
TTXVN
--Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kỳ họp thứ 32
--