Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Lãnh đạo Việt Nam đang chìa tay mời mọc giới doanh nhân

 -Lãnh đạo Việt Nam đang chìa tay mời mọc giới doanh nhân

The Financial Times--Ben Bland tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngày 20 tháng 5 năm 2011
Khi Nguyễn Quang Huấn, một doanh nhân 47 tuổi sống tại Hà Nội nói với bạn bè rằng ông muốn tự ứng cử làm đại biểu quốc hội của Việt Nam do Đảng Cộng Sản chi phối thì bạn bè của ông đã bảo rằng ông là “đồ điên”.
Ông Huấn đã bỏ việc trong cơ quan nhà nước từ 10 năm nay để thành lập một công ty tư vấn trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng sau khi ông đã chán ngấy vì tình trạng quan liêu của bộ máy nhà nước.

Mặc cho bị bạn bè nghi ngờ, ông đã tự ứng cử vào Quốc Hội, ý định mạnh dạn này của ông xuất phát từ việc nhiệm kỳ 4 năm vừa qua đã cho thấy mức độ độc lập chưa từng có từ trước tới nay ấy là khi các đại biểu quốc hội đã bác nhiều kế hoạch của chính phủ, đã đặt những câu hỏi làm rát mặt nhiều bộ trưởng tại các phiên chất vấn, thậm chí còn đòi bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng. 
“Nếu bạn làm kinh doanh thì bạn chỉ có thể đem lại lợi ích cho một vài trăm con người, nhưng nếu bạn tham gia vào lính vực chính trị thì bạn có thể giúp đỡ triệu người,” tổng giám đốc của công ty phát triển cơ sở hạ tầng Thăng Long đã nói như vậy.
Ông Huấn nằm trong khoảng hơn một chục doanh nhân là ứng cử viên quốc hội tại cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày Chủ nhật này, trong số này có một trong những người giàu nhất Việt Nam hiện nay là ông Đặng Thành Tâm và em gái của ông là Đặng Thị Hoàng Yến cũng là một chủ doanh nghiệp tư nhân giàu có.
Một thập kỷ kể từ sau khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc giang tay ra ôm chặt lấy giới chủ doanh nghiệp tư nhân thì giờ đây đang có những dấu hiệu ngập ngừng ở nước láng giềng Việt Nam cho thấy lãnh đạo Cộng sản ở nước này tuy thận trọng hơn những cũng đã bắt đầu giang tay ra mời mọc giới doanh nhân như là một nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế phát triển nhanh nhưng mất cân bằng. 
Mặc dù giới lãnh đạo độc tài ở Việt Nam đã chỉ huy hai thập niên tăng trưởng với tốc độ cao song họ vẫn có xu hướng tránh bắt thân với các chủ doanh nghiệp tư nhân là những người đã tạo ra sự bùng nổ kinh tế và chính nhờ có họ mà giới lãnh đạo mới có được những lợi lộc này nọ. Trong khi đó thì các chủ doanh nghiệp tư nhân lại hầu như lựa chọn cách là đứng ngoài hệ thống chính trị mặc dù khi cần họ vẫn tìm cách tranh thủ các mối giúp đỡ và gây ảnh hưởng nằm trong hệ thống này.
“Nếu lãnh đạo Đảng không tích cực hơn nữa để huy động sự tham gia chính trị của giới doanh nhân tinh hoa ngày càng hùng mạnh thì lãnh đạo đảng sẽ có nguy cơ trở nên không còn có vai trò thích hợp nào nữa trong dài hạn,” một nhà ngoại giao nước ngoài đã nhận xét như vậy.
Phùng Anh Tuấn, một luật sư và là thành viên của ban lãnh đạo hiệp hội doanh nhân trẻ của Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đất nước sẽ có lợi hơn nếu biết đón nhận “đứa con bị ghét bỏ” này trở về với gia đình [business people are brought into the fold]. 
“Có biết bao nhiêu là vấn đề chúng ta đang đối mặt hiện nay là những vấn đề mang bản chất kinh tế cho nên giới lãnh đạo của Việt Nam cần có thêm rất nhiều các chuyên gia có kinh nghiệm về kinh doanh, kinh tế và luật pháp,” ông Phùng Anh Tuấn nói.
Quốc hội của Việt Nam trong suốt một thời gian dài chỉ giống như người đứng nhìn rồi gật. Nhưng cái tổ chức này đã thay đổi rõ rệt trong nhiệm kỳ vừa qua ở chỗ các đại biểu đã phát biểu thẳng thắn hơn trong lúc Việt Nam đang khổ sở với những tai ương kinh tế – từ tăng trưởng quá nóng cho tới khủng hoảng tài chính toàn cầu rồi sự sụp đổ mới đây của Vinashin, một tập đoàn đóng tàu quốc doanh bị nợ đầm đìa.
“Cho dù Việt Nam không thừa nhận tam quyền phân lập thì quốc hội của họ gần đây đã trở nên là một cơ quan lập pháp đúng nghĩa hơn và điều đó đã giúp cho Việt Nam có những bộ luật tốt hơn, sự phân bổ nguồn vốn tốt hơn và có nhiều hơn những sự “kiểm soát và cân bằng” [check and balance],” một nhà ngoại giao nước ngoài làm việc nhiều với quốc hội nước này đã nói như vậy.
Vào Chủ nhật này, 827 ứng cử viên, 86% là Đảng viên, sẽ cạnh tranh vào 500 ghế của quốc hội.
Hầu hết các ứng viên đều do cơ quan trung ương hoặc địa phương giới thiệu, nhưng có 15 người, trong đó có ông Huấn, là người tự ứng cử.
Việc đi bỏ phiếu là bắt buộc, nhưng bất chấp những tuyên bố đảm bảo điều xảy ra ngược lại thì các nhà phân tích chính trị đều nói rằng qui trình bầu cử của Việt Nam còn xơi mới tự do và công bằng.
Giới lãnh đạo đã dùng nhiều thủ đoạn, kể cả thủ đoạn sắp xếp gian lận ứng cử viên vào khu vực bầu cử để dể giành thắng lợi [gerrymandering] hoặc xem xét rất kỹ lý lịch của các ứng viên để đảm bảo rằng hầu hết các quan chức đảng viên cao cấp đều tiếp tục trúng cử và những ai có tiếng nói phê bình thẳng thắn thì bị gạt bỏ. Trong cuộc bầu cử lần trước hồi năm 2007 thì chỉ có 1 trong 32 người tự ứng cử đã đắc cử.
Nhưng dù sao thì theo Edmund Malesky, một nhà nghiên cứu chính trị ở Đại học California ở San Diego, thì bầu cử ở Việt Nam cũng còn công khai hơn so với những quốc gia khác vẫn đang bị giam cầm trong chế độ độc đảng của Cộng Sản, chẳng hạn như Cu Ba và Trung Quốc.
Ông chỉ ra một điều rằng phạm vi ứng cử viên nay đã được mở rộng hơn, sự cạnh tranh cho ghế trong quốc hội là lớn hơn và rủi ro thất cử của các quan chức cao cấp là nhiều hơn.
Ý kiến nói trên chẳng an ủi được bao nhiêu cho ông Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến đang sống ở Hà Nội và ông là một trong số 68 người tự ứng cử nhưng đã bị gạt.
Người luật sư này hồi năm 2007 đã bị ngồi tù sau khi ông hoàn thành một học bổng nghiên cứu tại Tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ [National Endowment for Democracy], một tổ chức vận động hành lang có trụ sở tại Washington, cho rằng quốc hội nước này chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục bất lực trừ phi quốc hội được bầu một cách dân chủ đích thực.
“Quốc hội hiện nay có thể đang nói to thật đấy song nó chẳng đem lại bất cứ sự đổi thay nào trong những vấn đề lớn hơn và quan trọng hơn, “ ông nói.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

 ———-

Vietnam rulers reach out to business people

By Ben Bland in Ho Chi Minh City
Published: May 20 2011 17:43 | Last updated: May 20 2011 17:43
When Nguyen Quang Huan, a 47-year-old Hanoi businessman, told friends he wanted to stand for Vietnam’s Communist party dominated parliament, they told him he was “crazy”.
He had quit his job in the state sector 10 years earlier to set up a development consultancy after becoming fed up with government bureaucracy.
Despite his friends’ misgivings, he decided to nominate himself, emboldened by the unprecedented level of independence shown by the national assembly during its last four-year term, when deputies rejected government proposals, grilled ministers in hearings and even called for a vote of confidence in the prime minister.
“If you’re involved in business you can benefit only a few hundred people but if you go into politics, you can help a million,” says the general director of Thang Long Infrastructure.
Mr Huan is one of more than a dozen business people standing for election to the national assembly on Sunday, including one of Vietnam’s richest men, Dang Thanh Tam, and his sister, Dang Thi Hoang Yen, also a wealthy business owner.
A decade after China’s Communist party decided to embrace business chiefs, there are tentative signs that the more cautious Communist leadership in neighbouring Vietnam is starting to reach out to the business community amid efforts to stabilise the fast-expanding but unbalanced economy.
Although they have presided over two decades of rapid growth, Vietnam’s authoritarian leaders have preferred to keep the business chiefs who helped to drive the boom, and profited from it, at arm’s length. At the same time, business people have largely opted to stay outside the formal political system, while seeking favour and influence as and when necessary.
“Unless party leaders work harder to incorporate the increasingly powerful business elite into the political system, they risk becoming irrelevant in the long term,” says one foreign diplomat.
Phung Anh Tuan, a lawyer and board member of the Ho Chi Minh City young business association, thinks the country will benefit if more business people are brought into the fold.
“So many of the issues we face are economic in nature and the Vietnamese leadership needs a lot more technocrats with experience of business, economics and law,” he says.
For a long time, Vietnam’s national assembly was little more than a rubber stamp. But the body changed markedly during its last session, as deputies became more outspoken while Vietnam battled economic woes – from overheating to the global financial crisis and the near-collapse of Vinashin, a heavily indebted state-owned shipbuilder.
“Even if Vietnam does not acknowledge the separation of powers, the national assembly has become more of a proper legislative body and that has led to better laws, better allocation of resources and more checks and balances,” says one foreign diplomat who has worked closely with the assembly.
On Sunday, 827 candidates, 86 per cent of them party members, will be competing for 500 parliamentary seats.
Most of the contestants have been recommended by the central or local government, but 15, such as Mr Huan, have nominated themselves.
Voting is compulsory but despite the government’s protestations to the contrary, political analysts say Vietnam’s electoral process is far from free and fair.
Leaders use a variety of tactics, including gerrymandering and strict vetting of candidates, to ensure that most senior party officials are returned successfully and that those who are too outspoken are weeded out. At the previous ballot, in 2007, only one of 32 self-nominated candidates was elected.
However, Vietnam’s elections are still more open than those held in other one-party communist states such as Cuba and China, according to Edmund Malesky, a political scientist at the University of California, San Diego.
He points out that there is a broader range of candidates, more competition for seats and a greater risk of senior officials losing.
Such sentiments provide scant comfort to Le Quoc Quan, a Hanoi-based dissident and one of 68 self-nominated candidates who were prevented from standing.
The lawyer, who was jailed in 2007 after completing a fellowship at the National Endowment for Democracy, a lobby group in Washington, believes the national assembly will remain ineffectual unless it is elected in a genuinely democratic way.
“It can raise its voice now but it can’t bring about change on larger, more important issues,” he says.


Khôi phục thẩm định giá công: Lại “vừa đá bóng vừa thổi còi”?

SGTT.VN - Dự thảo luật giá mà bộ Tài chính xây dựng trong đó có đặt vấn đề khôi phục lại thẩm định giá công để thẩm định mua bán tài sản có nguồn vốn ngân sách. Dự thảo này mang đến lo ngại nhà nước “bao sân”, phân chia thị trường dịch vụ thẩm định giá và hạn chế cơ hội kinh doanh của các thành phần kinh tế khác, đẩy họ vào nguy cơ mất việc làm.

Trung tâm Tư vấn dịch vụ thẩm định giá và bán đấu giá tài sản thuộc sở Tài chính Hà Nội được thành lập giữa năm 2005 nhằm tách bạch chức năng dịch vụ tài chính ra khỏi cơ quan quản lý theo chỉ đạo của bộ Tài chính. Trung tâm vừa đi vào hoạt động được ba tháng, Chính phủ có yêu cầu phải chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp và đây là cơ sở pháp lý cho sự ra đời của công ty cổ phần thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS) (tháng 7.2008).


Lo thu hẹp thị trường

Có thể nói, dịch vụ thẩm định giá đã được tách ra khỏi cơ quan quản lý nhà nước từ năm 2005. Nhưng nay, có khả năng lại cho ra đời cơ quan thẩm định giá của nhà nước để thẩm định tài sản có nguồn vốn ngân sách theo dự thảo Luật giá mới nhất do bộ Tài chính soạn thảo. Và như vậy, với các doanh nghiệp, thị trường này sẽ bị thu hẹp. “Với hơn 50 doanh nghiệp thẩm định giá, thị trường rất cạnh tranh. Chúng tôi phải vật lộn với thị trường đã khó, nay lại phải lo cơ chế chính sách”, ông Nguyễn Quang Hùng, chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc VFS than thở.

Đây cũng là mối lo chung hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Cơ sở của việc đưa nội dung hoạt động thẩm định giá của nhà nước vào luật giá (dự thảo) được một thành viên ban soạn thảo lý giải: “Do nhà nước không có thẩm định giá công nên khi các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc mua sắm tài sản đều phải thuê doanh nghiệp, làm tăng thêm chi phí, đồng thời dễ dẫn đến tiêu cực là có sự móc ngoặc để thẩm định giá cao khi mua sắm và thấp khi bán hoặc thanh lý tài sản gây thất thoát ngân sách”.

Tuy nhiên, giám đốc trung tâm Tư vấn và tài chính Vĩnh Long Trần Thanh Trừ, cho rằng, nếu chỉ xuất phát từ lý do trên để nhà nước quay trở lại mô hình trước đó là không thuyết phục và không có cơ sở khoa học. Ông Trừ phân tích: tình trạng tiêu cực nói trên khó có thể xảy ra vì các cơ quan khi mua hoặc bán tài sản đều phải qua đấu thầu hoặc đấu giá. Mặt khác, để hạn chế tiêu cực, cơ quan quản lý phải xây dựng chính sách hữu hiệu, đồng thời có quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh.

“Vừa đá bóng vừa thổi còi”

Cũng theo ông Trừ, nói chi phí thẩm định tăng khi thuê doanh nghiệp là chưa xác đáng, vì trên thực tế, so với kết quả thẩm định giá hằng năm đã góp phần giảm chi hàng trăm tỉ đồng từ ngân sách. Đó là chưa kể, nếu có thêm đơn vị thẩm định giá công để nhúng tay thẩm định giá hàng triệu danh mục tài sản nhỏ lẻ hiện các doanh nghiệp đang làm, nghĩa là phải đẻ thêm đội ngũ công chức làm nhiệm vụ này, làm biên chế tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về giá thêm cồng kềnh, vừa tăng chi phí, vừa đi ngược mục tiêu xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu quả.

Việc tổ chức triển khai bộ máy thực hiện thẩm định giá của nhà nước đồng bộ từ trung ương đến địa phương ngoài việc làm tăng gánh nặng ngân sách, phó tổng giám đốc công ty cổ phần Định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) Trần Thị Thanh Vinh e ngại còn làm rối loạn tổ chức, khó kiểm soát về chất lượng và dễ phát sinh tiêu cực. Các cơ quan quản lý nhà nước về giá lúc này mang cả hai vai, vừa quản lý nhà nước về thẩm định giá, vừa thực hành. Và việc nhà nước cùng tham gia trực tiếp cung cấp dịch vụ thẩm định giá là can thiệp thô bạo vào thị trường dịch vụ này.

Một chuyên gia về lĩnh vực này, từng là lãnh cấp cao của bộ Tài chính cho biết, so với nhà nước thẩm định, kết quả thẩm định giá của các doanh nghiệp đã giúp tiết kiệm từ 15 – 20% so với tổng giá trị tài sản công mua – bán hàng năm và đây là một con số rất lớn. Ông Nguyễn Quang Hùng nói thẳng: “Khôi phục lại thẩm định giá công là đi ngược với xu thế hội nhập, xu thế này chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm quyền lợi nhất định và có thể làm tăng nguy cơ thất thoát tài sản của nhà nước”.

Thảo Nguyễn

Tổng số lượt xem trang