Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Tàu hải quân Hoàng gia Thái Lan thăm Hải Phòng

Kiểm tra vũ khí, thiết bị trước khi tuần tra biển
-Tin liên quan : Tuần dương hạm Pháp & Tàu hải quân Nga sắp thăm Việt Nam
--Tàu hải quân Hoàng gia Thái Lan thăm Hải Phòng
Sáng 23/5, tàu Hải quân H.T.M.S Narathiwat thuộc Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã cập cảng Hải Phòng, mở đầu chuyến thăm Hải Phòng từ ngày 23 đến ngày 26/5.

Tàu do ngài Chuẩn đô đốc Pradit Sirikupt làm trưởng đoàn.

Thủy thủ đoàn có 146 người, do Đề đốc Niwat Jipoolphol làm thuyền trưởng.

Chuyến thăm này nhằm góp phần tăng cường phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, hiểu biết giữa nhân dân, quân đội và quân dân hai nước Việt Nam-Thái Lan và thiết thực hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày hai nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao (6/8/1976-6/8/2011).


Trong chương trình làm việc, ngài Chuẩn Đô đốc Pradit Sirikupt cùng ngài Đại sứ Thái Lan tại Hà Nội Anuso Chivanno đến chào xã giao lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và một số hoạt động giao lưu khác.

Các sỹ quan và thủy thủ đoàn cũng sẽ đi thăm một số danh lam thắng cảnh tại Hải Phòng, Vịnh Hạ Long và Thủ đô Hà Nội.

Chiều 26/5, tàu Narathiwat sẽ rời cảng Hải Phòng về căn cứ tại Sattahip, miền Đông Thái Lan.

Tàu Narathiwat thuộc vùng I Hải quân Thái Lan, chủ yếu làm chức năng tuần tra, bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền nước này. Tàu có thể ra vào các cảng nhỏ thuận lợi./.

Tàu hải quân Hoàng gia Thái Lan thăm Hải Phòng
Sáng 23/5, tàu H.T.M.S Narathiwat thuộc Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã cập cảng Hải Phòng, mở đầu chuyến thăm thành phố này.


- -Việt Nam và Indonesia muốn tuần tra chung
 Từ phải sang - Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và người tương nhiệm Ng Eng Hen của Singapore và Voltaire T. Gazmin của PhilipppinesBộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Indonesia gặp gỡ bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Indonesia thảo luận về hợp tác quân sự trong đó có việc tuần tra chung trên Biển Đông, Thông Tấn Xã Việt Nam cho hay.
TTXVN nói Bộ trưởng Phùng Quang Thanh của Việt Nam đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro hôm 18/5 tại Jakarta bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ năm.

Tướng Thanh được trích lời nói hợp tác hải quân giữa hai nước sẽ là điểm quan trọng trong hợp tác quốc phòng song phương và ông cũng mời các chuyên gia hải quân Indonesia sang Việt Nam để bàn về việc tuần tra chung cũng như lập kênh liên lạc giữa hải quân hai nước.
TTXVN nói Bộ trưởng Yusgiantoro xác nhận Indonesia sẽ lập ra nhóm làm việc và cử Phó Tư lệnh Hải quân làm việc với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác song phương.
'Quy tắc ứng xử'
Liên quan tới Biển Đông, hãng tin của Việt Nam nói Tướng Thanh nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam rằng "Tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và dựa trên luật quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Tướng Phùng Quang Thanh
Ông Thanh cũng được dẫn lời nói "Các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 tại Campuchia.
"ASEAN và Trung Quốc tiến tới soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông".

Theo Thông Tấn xã Việt Nam, Bộ trưởng Yusgiantoro nói Indonesia muốn Biển Đông là một khu vực ổn định, an ninh và tự do hàng hải được đảm bảo.
Ông cũng nói Indonesia đã đưa vấn đề này vào dự thảo Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ năm.
Các tranh chấp hiện nay ở Biển Đông cũng khiến cho hàng trăm ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ trong thời gian gần đây.
Báo chí Việt Nam cũng đăng tải những vụ bắt ngư dân Việt Nam của các tàu tuần tra Malaysia và Philippines nhưng chủ yếu là tàu tuần tra của Trung Quốc.


- Tiếng nói chung về biển Đông (Thanh niên) – ASEAN ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông  —  (RFI). - Phỏng vấn ông Dương Danh Dy: Khi nào Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam?(RFA). - Ngư dân bị “tàu lạ” cướp trên biển Đông (PL TP).

- Lời kể kinh hoàng vụ ngư dân Việt Nam bị bắn trên biển (GDVN).   
(GDVN) - Sau khi bắn như vãi đạn làm bị thương 2 ngư dân, chiếc tàu lạ áp sát tàu cá QNg 90360 TS. Một nhóm người cầm súng nhảy lên khống chế ngư dân, cướp sạch mọi thứ, trừ phương tiện và bỏ đi.
Ngày 8/4, chiếc tàu đánh cá QNg 90360 TS, do anh Nguyễn Tấn Luận, là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, cùng 13 ngư dân Bình Châu, thẳng tiến ra khơi hướng về vùng biển Malayxia. Khi thời gian của một phiên biển (bình thường từ 40-50 ngày), sắp kế thúc, thì vào chiều tối ngày 14/5, chị Nguyễn Thị Phụng (sinh 1973), ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, vợ thuyền trưởng Luận choáng váng khi nghe tin báo từ một ngư dân đi trên tàu là anh Vang, rằng: chồng và em rể của chị là Nguyễn Tư, bị một nhóm người lạ mặt có vũ trang bắn trọng thương. Hiện hai người này đang được cấp cứu tại Malayxia.
Chị Phụng, vợ thuyền trưởng Luận
Chị Phụng, vợ thuyền trưởng
Luận
 Chị Phụng cũng được thông báo, toàn bộ ngư cụ trên tàu trị giá 110 triệu đồng và hải sản khai thác được, ước khoảng 350 triệu đồng cũng đã bị nhóm người kia lấy sạch. Theo lời anh Luận kể lại qua di động, vụ việc xảy ra vào chiều tối ngày 16/4, tại khu vực biển giáp ranh giữa Malayxia và Philippin.
Sau một loạt đạn bắn về phía tàu, làm anh Luận và Tư bị thương, chiếc tàu lạ áp sát vào mạn tàu, rồi một nhóm người lạ mặt cầm vũ khí lao lên, khống chế mọi người, lấy đi mọi thứ, rồi bỏ đi. Khi thấy chiếc tàu lạ mất hút trong bóng đêm, mọi người mới dám điều khiển tàu, đưa 2 anh: Luận và Tư vào Malayxia cấp cứu.
Chị Phụng, kể: Đến tối ngày 19/5, anh Luận gọi điện về và cho biết bị mảnh vụn gỗ do đạn bắn cày vào ca bin văng ra, làm bị thương nhẹ vào lưng. Còn nạn nhân Vang bị đạn bắn trúng vào phần mềm của chân. Hiện mọi người đang trên đường về, khoảng 4-5 ngày nữa sẽ đến nơi.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, PCT UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cho biết: Qua máy Icom,  anh Trần Văn Dũng (sinh 1973), ở thôn Phú Quí, cùng xã, chủ tàu QNg 90360 TS, báo tin: Cũng tại khu vực trên, ngay trong chiều tối ngày diễn ra vụ việc trên, tàu của anh đã bị nhóm không rõ mặt tấn công, cướp sạch mọi thứ, chỉ để lại phương tiện.
Ngay sau khi nhận được tin báo vào ngày 18/5, lãnh đạo UBND xã Bình Châu, đã gọi điện thoại báo cáo trực tiếp cho huyện. Theo Đại uý Nguyễn Quyết Chiến, cán bộ đồn Biên phòng 288, huyện Bình Sơn, hiện tại thông tin về tàu cá của anh Luận, anh Dũng bị nhóm người có vũ trang bắn trọng thương, rồi khống chế và cướp chỉ là qua lời kể lại của thân nhân gia đình ngư dân bị hại.
Cụ thể vụ việc thế nào, diễn biến ra sao…thì khi các tàu trên về đến bến mới có thể điều tra rõ ràng và chính xác. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng mới đưa ra kết luận và kiến nghị cụ thể.
C.T


- KHÔNG DÁM ĐƯA TIN… BẮT TÀU TRUNG QUỐC (Mai Thanh Hải).

Mai Thanh Hải Blog - Mới bảnh mắt buổi sáng, cậu Phóng viên của một tờ Báo Đảng rất lớn, nằm thường trú tại khu vực miền Trung đã gọi điện cho mình rầu rĩ, kể lại chuyện: "Bộ đội Biên phòng cung cấp tin bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển Việt Nam. Mấy anh em Thường trú vội vã tìm hiểu, làm tin, viết bài phản ánh, nhưng gần 1 tuần nay, tin tức bặt tăm, không báo nào dám đăng" và thắc mắc: "Bộ đội Biên phòng gọi thẳng đó là tàu Trung Quốc chứ không phải tàu quen, tàu lạ như trước. Bộ đội mình thì mạnh mẽ, cương quyết thế. Sao báo chí mình lại cứ sợ, cứ hèn anh hè?"...


Câu chuyện của người đồng nghiệp trẻ khiến mình nhớ lại kỷ niệm hồi làm ở Báo Đại Đoàn kết: Trong chuyến công tác Yên Bái, mình gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" (được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên) trò chuyện, tìm hiểu và viết 1 bài ghi chép rất tâm đắc về hoàn cảnh ra đời của bài thơ trong những tháng đầu, năm đầu chống quân Trung Quốc xâm lược. Biết chắc nếu viết đúng như sự thật, theo suy nghĩ của thằng làm báo, chắc chắn bài sẽ được liệt vào dạng "nhạy cảm", nên mình đã phải cắn răng sửa lại cho đúng "định hướng", ví như: Quân Trung Quốc xâm lược thì phải viết trong bài là "đối phương" (Hèn thế chứ! Nhưng vì miếng cơm manh áo nên phải cắn răng nhẫn nhục... Hu! Hu!).
Bài thơ về Trường Sa của TBT Báo ĐắkLắk được minh họa hình  Trung Quốc

Bài viết được nộp cho lãnh đạo và... hết ngày này đến ngày khác không có hồi âm. Mình đợi gần 1 tuần, trong buổi giao ban sáng hôm đó, hỏi thẳng: "Lý do không đăng bài là sao?". Tổng Biên tập Báo quay đầu ngó lơ ra cử sổ, làm như không nghe thấy câu hỏi. Rút cục, Trưởng Ban Thư ký Tòa soạn (nay đã là Phó Tổng Biên tập, phụ trách phần Nội dung của báo) đành gượng gạo., run run giọng trả lời: "Bài viết rất hay, rất xúc động. Chắc chắn Ban Biên tập sẽ duyệt đăng, nhưng không phải... thời điểm này".

Mình chưa thấy cấp nào, người nào cấm đoán các báo đưa tin bài phản ánh về Trung Quốc. Ngược lại, toàn thấy những quy định này phát ra từ mồm ông Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Thư ký Tòa soạn đi họp về, truyền đạt lại kiểu như: "Anh X có ý kiến; thủ trưởng Y chỉ đạo"... và chính những kiểu "chỉ đạo truyền khẩu" này đã dần dần, hình thành trong đầu những người làm báo Việt Nam, ở thời điểm này, tâm lý e ngại (thậm chí là sợ) viết, phản ánh về mọi vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

Nhà báo Nguyễn Chính đã đúc kết: "Cái sợ, cái hèn của người cầm bút (nhất là làm báo), nguy hiểm lắm. Rất vô thức nhưng nó sẽ làm lây nhiễm cái sợ, cái hèn nhát cho đồng bào mình". Liệu sự "ngại thông tin" những vấn đề liên quan đến Trung Quốc, nhất là một số vấn đề liên quan đến chủ quyền - biển đảo của báo chí thời gian vừa qua, có là nguyên nhân tạo lên "nỗi sợ hãi mang tên Trung Quốc" trong đầu nhiều người có chức vụ, cương vị) và tác động đến đối sách ngoại giao với ông bạn láng giềng thâm nho, nham hiểm này?. Đến bao giờ, những barie tự được dựng theo kiểu "ngăn sông cấm chợ" trong đầu những cái đầu lãnh đạo luôn miệng hô hào "đao to búa lớn", nhưng bên trong chỉ run run, ươn hèn "xin ý kiến chỉ đạo"... được tháo gỡ, để mỗi người dân khỏi bị tiêm nhiễm nỗi sợ, nỗi hèn nhát, được thể hiện từng ngày, từng giờ trong từng trang báo, bản tin?..
---------------------------

Tin phản ánh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) bắt tàu Trung Quốc nhưng... không được đăng tải:  

Ngày 29-4, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình cho biết, thời gian qua, có nhiều tàu thuyền nước ngoài vi phạm đánh bắt cá trên vùng biển nước ta. Gần đây nhất, ngày 27-4-2011, Hải đội 2, BĐBP Quảng Bình nhận được nguồn tin của ngư dân đi biển phản ánh, có một số tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc vi phạm đánh bắt cá trái phép trong vùng biển nước ta thuộc địa phận vùng biển Quảng Bình.

Ngay lập tức Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình điều tàu BP 071202 cùng cán bộ, chiến sĩ hải đội 2 xuất kích làm nhiệm vụ. Đến toạ độ 17 độ 36 phút kinh đông, 106 độ 58 phút vĩ độ bắc thuộc vùng biển Quảng Bình, tổ công tác phát hiện có 3 tàu, 8 thuyền câu mang ký hiệu Trung Quốc cùng 18 ngư dân đang đánh bắt cá trái phép. Tổ Công tác đã tiến hành lập biên bản vi phạm tàu và ngư dân Trung Quốc.

Xét thấy mức độ sự việc, tổ công tác đã tiến hành phóng thích người và phương tiện ra khỏi lãnh hải nước ta.

Trước đó, Hải đội 2 BĐBP Quảng Bình cũng đã lập biên bản phóng thích 2 tàu khác và xua đuổi khỏi lãnh hải nước ta 3 tàu mang ký hiệu Trung Quốc.

Tổng số lượt xem trang