Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Xem đám cưới xe trâu, ngẫm lại đám cưới siêu xe

--Sốc trước hàng loạt đám cưới dát vàng của đại gia Việt
dat vang tren nguoiĐể thể hiện đẳng cấp, các đại gia Việt ngày nay không chỉ xây lâu đài, mua siêu xe, mà họ còn có nhiều thú "chơi ngông" khác, chẳng hạn như dát vàng trên người
1. Trong một đám cưới ở Đồng Đăng - Lạng Sơn được tổ chức vào tháng 11.2012 và sau đó được tung lên mạng, cô dâu và chú rể được dát 100 cây vàng trên người với vòng, nhẫn, có giá trị khoảng 4 tỷ đồng, đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Thậm chí, nhìn vào một số bức ảnh được ghi lại, cô dâu, chú rể đeo không xuể nên phải cầm trang sức vàng trên tay.
dat vang tren nguoi
 Đôi vợ chồng trẻ ở Lạng Sơn lúc lỉu hàng trăm cây vàng trên tay trong đám cưới của mình
Đám cưới của con đại gia đất Đồng Đăng còn có sự góp mặt của nhiều siêu xe mui trần giá trị hàng chục tỷ đồng, chứng tỏ sự giàu có của gia đình cô dâu chú rể.
2. Cũng tại Lạng Sơn, bức hình cưới với hàng chục vòng vàng của cặp cô dâu chú rể đã khiến dư luận thêm một phen xôn xao, bàn tán. Ước tính số lượng vàng trên người cặp đôi này khoảng gần 100 cây vàng, có giá trị 3-4 tỷ đồng.

thu-vui-dat-vang-tren-nguoi-cua-dai-gia-Viet-hinh-anh-2
Bức ảnh ngày cưới với số lượng vàng được mừng cầm "không xuể" của cặp đôi Lạng Sơn
Tuy nhiên, không như những cặp đôi đình đám khác, danh tính về cặp đôi xa hoa này cũng ít được tiết lộ.
3. Một đám cưới tương tự ở Hương Sơn – Hà Tĩnh của cặp đôi T.Dung và M.Hùng cũng làm dậy sóng cộng đồng mạng trong một thời gian dài, khi bức ảnh đeo đầy vàng trong đám cưới của họ đươc một người bạn công khai. Cũng như cặp đôi ở Lạng Sơn, đôi vợ chồng trẻ được mừng quá nhiều vàng đến nỗi không biết đeo vào đâu, đành phải cầm bớt ở tay.

thu-vui-dat-vang-tren-nguoi-cua-dai-gia-Viet-hinh-anh-3
 Đám cưới với hàng chục cây vàng làm quà mừng của đôi trẻ tại Hà Tĩnh
Bên cạnh đó, đám rước dâu có sự hiện diện của dàn xe moto phân khối lớn giá trị, theo sau là những xế hộp đắt tiền chứng tỏ sự giàu có của gia đình hai bên. Đám cưới này được nhận định là một trong những đám cưới “khủng” nhất Hà Tĩnh về độ xa hoa. Đây là cặp đôi “môn đăng hộ đối” của hai đại gia của đất Hà Tĩnh.
4. Cũng trên đất Hương Sơn – Hà Tĩnh, không thể không nhắc đến đám cưới đình đám của con trai nữ đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu là Nguyễn Huy Hoàng. 
Ngoài sự hoành tráng của hàng ngàn khách mới, dàn siêu xe giá trị hàng chục tỷ đồng, những ca sĩ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam đến biểu diễn như Quang Lê, Đàm Vĩnh Hưng … thì cô dâu và chú rể còn được dư luận hết sức chú ý với hơn 60 cây vàng được dát trên người. Theo thông báo, chi phí đám cưới đình đám này lên đến 20 tỷ đồng.

thu-vui-dat-vang-tren-nguoi-cua-dai-gia-Viet-hinh-anh-4
 Đám cưới "quý tử" của đại gia Nguyễn Thị Liễu (Hà Tĩnh) cũng được dát vàng trên người
5. Mới đây cũng xuất hiện thêm một đại gia Việt tại Hà Nội được "dát vàng trên người". Vị đại gia này nhanh chóng thu hút sự chú ý của người xung quanh bởi khối lượng vàng”khổng lồ” mà anh đeo trên người.
Nhung-dai-gia-choi-ngong-voi-vang-va-sieu-xe-trong-dam-cuoi-hinh-anh-7
Người đàn ông gây xôn xao với số lượng vàng trang sức "khổng lồ" tại Hà Nội 
Sau khi hình ảnh này được chia sẻ, nhiều người đã tiếp tục cung cấp thêm những hình ảnh khác về người đàn ông “dát vàng” trên người này. Điều đặc biệt là dù sở hữu số tài sản lớn như vậy nhưng người đàn ông này vẫn bị bắt gặp đi ăn uống trong những quán hàng khá bình dân.

--Xem đám cưới xe trâu, ngẫm lại đám cưới siêu xe (NLĐO) - Lại một đám cưới nữa làm dư luận lên cơn sốt nhưng đây là một cơn sốt thiệt dễ thương.

Đó là đám cưới rước dâu bằng xe trâu của chú rể Đào Văn Đức (SN 1991) và cô dâu Hồ Thị Hoa (SN 1989) ở xóm 9, xã Nam Anh (Nam Đàn, Nghệ An) vào ngày 11-3 vừa qua.

Được tải lên youtube vào ngày 14-3 và chỉ sau 3 ngày đã có đến trên 35.000 lượt người truy cập cùng hàng trăm ý kiến đồng cảm, ngợi khen và cầu chúc cho đôi bạn trăm năm hạnh phúc.

Cũng như vậy, hàng loạt tờ báo điện tử đã cử phóng viên đến tận nhà đôi vợ chồng mới cưới để chụp ảnh, phỏng vấn…
Chú rể rước dâu bằng xe trâu ở Nghệ An. Ảnh cắt từ clip
Đôi vợ chồng trẻ Đức - Hoa. Ảnh: VNN

Xem đám cưới rước dâu bằng xe trâu, chợt nghĩ đến 2 đám cưới đình đám cách đây khoảng 1 tháng, một ở Cần Thơ và một ở Hà Tĩnh cũng gây cơn sốt trên mạng và báo chí. Nó sốt vì đám cưới rước dâu bằng siêu xe trị giá nhiều tỉ đồng, vì gia chủ chi ra hàng tỉ đồng để mua rượu đãi khách, thuê ca sĩ nổi tiếng về hát…
  
Trong khi đó, đám cưới của Đức-Hoa, rước dâu bằng xe trâu, tận dụng của gia đình, không phải tốn tiền thuê mướn; quan khách không có ai là đại gia, tiếng nổi như cồn mà chỉ là hàng xóm láng giềng… Vậy mà đám cưới dân dã đó vẫn làm dư luận lên cơn sốt.

Một đằng là giàu có, xa hoa, một đằng là bình dân, giản dị; một đằng là phô trương kệch cỡm, một đằng là sáng tạo, dí dỏm. Sự đối nghịch của hai tuýp đám cưới cũng đem đến lòng người những cảm nhận khác nhau.
Đám cưới thiếu gia Nguyễn Huy Hoàng ở Hà Tĩnh

Tôi còn nhớ, khi đám cưới con trai nữ đại gia Cần Thơ và thiếu gia ở Hà Tĩnh được đăng tải trên báo chí, một dư vị xót xa lan toả trong dư luận, không ít người tặc lưỡi và cảm thấy lòng mình xốn xang, khó chịu.

Làm sao không xót được khi nước nhà còn quá nghèo mà một người sẵn sàng bỏ ra 2 tỉ đồng để mua rượu đãi khách trong 1 đám cưới? Làm sao không xót được khi nhà nước kêu gọi tiết kiệm thì có người sẵn sàng chi 2 tỉ đồng để có được Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê… về hát trong đám cưới?Và càng đáng để xót hơn khi một nữ doanh nhân có công ty đang nợ nông dân hàng tỉ đồng lại tổ chức một đám cưới rình rang cho con trai.

Có người sẽ cho rằng cảm giác trên xuất phát từ sự ganh ghét, đố kỵ với kẻ giàu có. Người ta có tiền chẳng lẽ cũng phải xài xe trâu, xe bò trong ngày vui trọng đại của đời mình? Không, cả xã hội không thể đố kỵ với 1 cá nhân, người ta xót vì đám cưới đại gia rình rang đình đám đến mức kệch cỡm, càng làm mặt sáng tối của xã hội thêm đậm nét, khoảng cách giàu nghèo thêm đào sâu.

Đám cưới là kết quả của tình yêu nhưng đám cưới đại gia không làm người ta ngẫm nghĩ về điều đó và mơ ước một gia đình hạnh phúc. Cái người ta nghĩ chỉ có thể là: Đất nước còn nghèo tại sao có người giàu như vậy? Tiền đó ở đâu ra? Thật đau lòng khi nghĩ đến những đồng tiền cho thiếu gia của “nữ doanh nhân” Diệu Hiền công ty Bianfishco  tổ chức cưới vợ rình rang có thể là tiền họ đang nợ của nông dân, những người chịu cực nhọc một nắng hai sương, chắt chiu dành dụm từng đồng, từng cắc cho cuộc sống khốn khó của mình. 
Ngược lại, ở đám cưới rước dâu bằng xe trâu, những câu hỏi đó không tồn tại. Không phải vì đám cưới không có siêu xe, không có rượu ngoại mà vì ở đó sự giản dị đã làm mọi cảm xúc lắng đọng, để người ta không nghĩ gì khác ngoài tình yêu, về hạnh phúc lứa đôi.

Chú rể ăn mặc lịch sự tự tay dắt trâu cho vào ách rồi giong sang nhà gái, bế cô dâu đặt lên xe có lẽ là hình ảnh lãng mạn nhất mà tôi từng thấy trên đời.

Rồi một chiếc xe trâu với trái tim kết bằng lá dừa; một đám rước dâu với lũ trẻ con tò mò, sung sướng, chú chó, nghé ọ nhảy cẫng trên đường quê; hai chiếc cổng hoa cũng làm bằng cây lá…

Những hình ảnh chân thực, giản dị đem đến một cảm giác ấm áp, tươi mát lạ kỳ. Nó đem đến cho người ta niềm tin vào cái gọi là tình yêu đích thực, rằng tiền tài, sự xa hoa không là chuẩn giá trị định đoạt hạnh phúc của con người.
 
Tôi tin đám cưới rước dâu bằng xe trâu sẽ làm không ít người ngẫm lại cuộc sống và tình yêu của mình để mà nâng niu, quý trọng.
  
Hầu như không có lời chúc phúc của cư dân mạng dành cho cô dâu chú rể trong đám cưới của con cái các nữ đại gia vì có vẻ như nó trở nên thừa thải giữa mớ siêu xe, rượu ngoại, tiền tỉ…
 
Trong khi đó, lời chúc trăm năm hạnh phúc ngập tràn bên dưới clip rước dâu trên youtube,  dưới những bài báo…
Cám ơn đám cưới của anh Đức và chị Hoa. Bởi đám cưới của anh chị như một ngọn gió chiều quê mát lành, thổi tan đi những oi nồng của cuộc sống bon chen.
Huỳnh Thông
.Lại sốc với đám cưới... toàn 'xế cổ' khủng ở Hà Nội --Độc đáo màn rước dâu bằng xe đạp đua -Rước dâu bằng xe trâu: Đơn sơ nhưng... mặn mà! -Gặp cô dâu, chú rể của đám cưới bằng... xe trâu
- - TƯ DUY GIÁO DỤC TRONG CÁCH HỌC VÀ DẠY   —  (BS Hồ Hải).   – Thêm bạn đọc chỉ rõ tiến sĩ Lê Thẩm Dương sai ở việc cho ngân hàng Exim bank và BIDV là ngân hàng chính sách  —  (Cu làng cát).  – Đọc lại bài từ 1 năm rưỡi trước:  Báo chí viết về những khái niệm chưa chuẩn xác của tiến sĩ Lê Thẩm Dương  - (Cu làng cát). –   - Có nên cho phép giảng viên “văng tục có văn hóa” trên bục giảng? (GDVN).-
--Tác giả phim bị cho là 'gợi dục' xin lỗi mọi người -Phạm Xuân Trung, tác giả Hai phòng ngủ, cho rằng đã không sai khi làm bộ phim, tuy nhiên đã không lường được phản ứng của người xem. Phía ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM đã lập hội đồng thẩm định tác phẩm này. >Sinh viên điện ảnh làm phim 'gợi dục' phải tường trình

-Bọn đạo đức giả- Đông A- 

--Báo chí đang định kết tội bộ phim ngắn "Hai phòng ngủ", đề tài tốt nghiệp của sinh viện điện ảnh là phim nóng này nọ. Bộ phim này tôi đã xem và thấy là một bộ phim bình thường, cùng lắm là xếp loại phim không thích hợp cho trẻ em dưới 15 tuổi. Tôi chợt nhớ tới Thánh Thán và thấy rằng ở xã hội Việt Nam hiện nay có 2 loại người phải tuyệt đối cấm xem, đọc và bàn luận nơi công cộng các tác phẩm nghệ thuật: một là nhà báo và hai là công an văn hóa, tư tưởng, tuyên giáo. Đó là hai loại người chưa trưởng thành về nhân cách và thẩm mỹ. Toàn xã hội phải thật sự nghiêm khắc với hai loại người này bởi vì chính bọn chúng là nguyên nhân làm thui chột các tài năng nghệ thuật và sự phát triển nghệ thuật. Trong ứng xử xã hội nên coi hai loại người này dưới hạng gái điếm và trộm cắp. Các tác giả nghệ thuật nên đề trước tác phẩm của mình rằng tác phẩm này được làm ra cho tất cả mọi người thưởng thức trừ loại nhà báo và công an văn hóa, tư tưởng, tuyên giáo. Chỉ có làm như vậy thì nền nghệ thuật Việt Nam mới có hy vọng.
Thân phận đàn bà
 (TT 10-3-12) -- Bài Nguyễn Thị Hậu
 ◄
25 năm Mỹ thuật Việt Nam đổi mới (PN 9-3-12) -- Bài đáng đọc của Lê Thiết Cương
GS Bùi Đình Thanh: "Trọc phú ngày càng nhiều" (Bee.net 10-3-12)
Nhức nhối việc xâm lấn di tích phố cổ Hà Nội  (VNN 10-3-12)
“Việt Nam, nơi hành hương của các nhà văn Mỹ” (TP 10-3-12) -- Các nhà văn Mỹ mà tôi quen thì rất ngạc nhiên khi đọc tin này.  Ngạc nhiên xong, họ bày tỏ một sự hổ thẹn sâu sắc vì không được thông báo điều đó.
Sách xưa không bao giờ cũ (DNSG 10-3-12)
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Cảnh "liếm rượu” trong "Hoa nắng" là có ý đồ (TTVH 10-3-12) -- Tôi thì cho rằng đây là ý đồ "diễn biến hoà bình" cực kỳ thâm độc của các "thế lực thù địch". 
Muốn ăn uống phải đến Hà Nội: Hanoi emerging as a destination for foodies (LA Times 11-3-12)

Cần loa phát thông tin hữu ích (TT)-Dân ngoại thành Sài Gòn đòi dẹp bỏ loa phát thanh -VIỆT NAM (NV) Lần đầu tiên sau 37 năm, người dân Sài Gòn lên tiếng đòi “dẹp tiệm” các loa phát thanh mỗi ngày của chính quyền huyện ngoại thành và các quận vùng ven Sài Gòn.
-Vấn đề của bạn đọc
Điều chỉnh loa phát thanh cho dân nhờ TT - Gần đây, nhiều bạn đọc ở các huyện ngoại thành và các quận vùng ven của TP.HCM tiếp tục than phiền tiếng loa phát thanh “đinh tai nhức óc” làm đảo lộn sinh hoạt của họ.

Nhiều người đề nghị nên bỏ hình thức tuyên truyền này.

Chùm loa phát thanh tại một khu dân cư trên đường Nguyễn Văn Bứa, huyện Hóc Môn (TP.HCM) - Ảnh: Quang Khải
Mất ngủ vì loa phát thanh
"Nếu UBND xã thấy có những thông tin cần thiết phải phổ biến cho người dân thì có thể thông tin qua các cuộc họp tổ dân phố, chứ nói oang oang như thế người không muốn nghe thì khó chịu, còn người muốn nghe nhưng ở xa loa cũng chẳng nghe được gì"
Bà TRẦN THỊ TỐ CHÂU(một người dân ở huyện Hóc Môn)
"Những thông tin cần thiết, cấp bách như tình hình dịch bệnh, các câu chuyện cảnh giác hoặc chương trình tiêm chủng... chỉ trong vòng 5-10 phút là người dân có thể nắm bắt được nhờ hệ thống loa phát thanh. Khó có phương tiện nào thay thế được hệ thống này"
Bà TRẦN THỊ LÂM(phó ban tuyên giáo huyện Hóc Môn)
Bà Trần Thị Tố Châu (ấp 2, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn) bực bội nói về ba cái loa phát thanh to tướng đặt cạnh nhà bà: “Cứ tầm 5 giờ sáng, ba cái loa thi nhau la inh ỏi khiến cả nhà tôi phải thức dậy. Chúng tôi phải chịu đựng cảnh này trong ba năm qua từ khi chuyển về đây ở”.
Theo bà Châu, khu vực nhà chị hiện đã đô thị hóa, người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin từ báo, truyền hình, Internet... nên không cần thiết phải phát loa như thế.
Ông Nguyễn Giang, một người dân ở ấp 5, xã Xuân Thới Sơn, cho biết hằng ngày anh phải vượt quãng đường hơn chục kilômet đi làm trong nội thành nên rất cần một giấc ngủ yên lành đến sáng để lấy sức, nhưng cứ tờ mờ sáng lại bị loa phát thanh dựng dậy. Anh Giang kể có hôm anh còn nghe tiếng trẻ con nhà hàng xóm khóc thét khi tiếng loa phát thanh bật lên.
Tại Q.8, dù thời gian phát thanh trễ (sáng từ 6g-6g30, chiều từ 16g30-17g) nhưng vẫn gây phiền nhiễu cho người dân, đặc biệt là những hộ sống gần loa phát thanh.
“Tiếng loa phát thanh lớn đến nỗi người nhà tôi đứng cách nhau 2m nói chuyện không nghe gì được. Có hôm người mệt mỏi muốn nghỉ ngơi thì đúng lúc tiếng loa phát thanh phát lên, nghe riết đau cả đầu” - ông Bảy Nhựt, chủ tiệm rửa xe máy trên đường Lê Quang Kim, P.9, Q.8, bức xúc.
Sẽ điều chỉnh cho phù hợp
Ông Phạm Đại Hùng, trưởng đài truyền thanh huyện Hóc Môn, cho biết việc tuyên truyền qua loa phát thanh trên địa bàn huyện đã có từ năm 1980.
Hiện trên địa bàn 12 xã, với 83 cụm dân cư đều được trang bị hệ thống loa phát thanh. Mỗi ngày, chương trình phát thanh phát ba lần: sáng từ 5g-5g30, trưa từ 11g30-12g, chiều từ 17g-17g30. Nội dung phát thanh chủ yếu tuyên truyền chủ trương, chính sách của huyện theo từng thời điểm, ví dụ như vấn đề xây dựng nông thôn mới, thông tin về tình hình an ninh trật tự...
Bà Võ Thị Yến, phó chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, cho biết bà có nghe người dân phản ảnh loa phát thanh gây khó khăn trong sinh hoạt gia đình của bà con, nhưng việc gắn nhiều loa cũng là chuyện bất đắc dĩ vì chính quyền xã, ấp muốn người dân ba bên bốn hướng đều nghe được loại đài địa phương này.
Bà Yến hứa sẽ yêu cầu đài truyền thanh cùng UBND các xã khảo sát lại hướng của loa phát thanh, không để chỉa thẳng vào nhà người dân và điều chỉnh âm lượng nhỏ lại. Sau đó, ban tuyên giáo huyện sẽ khảo sát nhu cầu của người dân về việc nghe thông tin qua loa phát thanh để từng bước có những điều chỉnh thích hợp. Bà Yến nhấn mạnh: “Huyện sẽ xem xét, khi đô thị hóa ngày càng nhanh thì sẽ hạn chế dần loa phát thanh”.
Còn bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, phó chủ tịch UBND Q.8, cho biết hệ thống loa phát thanh hiện đã phủ kín 16 phường của quận. Thời gian phát chỉ có hai buổi: sáng (6g-6g30) và chiều (16g30-17g). Từ phản ảnh của người dân, bà Bích hứa sẽ khảo sát để điều chỉnh hướng loa và âm lượng, hạn chế ảnh hưởng đến các hộ dân.
36 đài phát thanh chưa có giấy phép sử dụng tần số
Theo Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM, hiện có khoảng 36 phường, xã sử dụng loa phát thanh không dây, đa số các địa phương còn lại sử dụng loa phát thanh có dây.
Qua khảo sát, Sở Thông tin - truyền thông TP phát hiện 36 đài truyền thanh (không dây) chưa có giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng, 34 đài truyền thanh hoạt động không đúng dải tần số quy định. Sở đang hướng dẫn các đài truyền thanh này sử dụng lại đúng tần số.
Các quận, huyện đã được phân cấp quản lý hệ thống loa phát thanh nên phải chịu trách nhiệm về nội dung phát thanh, thời gian phát sóng...
QUANG KHẢI - BẢO ÂN

-  Loa phóng thanh của Việt Nam – bị cho ra rìa nhưng vẫn không bị bịt miệng
-AFP--Bài của Rachel O’Brien (AFP)
Ngày 19-5-2011
HÀ NỘI — Một giọng đàn bà từ trên trời chõ xuống vùng ngoại vi tất bật của Hà Nội, lấn át dòng xe cộ ồn ào đinh tai nhức óc, để cất tiếng nói với người dân Việt Nam sinh sống dọc hai bên đường phố.
“Bầu cử Quốc hội là ngày vui của toàn thể nhân dân. Đi bầu cử là quyền lợi và nghiã vụ của mỗi công dân”, cái giọng chán ngắt như trong tiểu thuyết George Orwell vang lên khắp nơi trước khi tiếng nhạc hiệu the thé của Đảng Cộng sản mở đầu cuộc phát thanh.
Việt Nam đang tiến vào cuộc bầu cử ngày 22 tháng Năm trong một quốc gia độc đảng, thế nhưng giọng phát thanh không chỉ dừng lại ở chuyện chính trị.

Nào tiêm chủng, nào lĩnh trợ cấp và thậm chí cả chuyện quét dọn đường phố nữa – nếu như có một công việc cần làm, thì hệ thống loa phát thanh công cộng từ hàng chục năm rồi đứng ra hoạt động để dắt dẫn 87 triệu dân của cả nước được biết mà làm.
“Cực kỳ ngán ngẩm. Chúng tôi không chịu được, nhưng chẳng biết làm gì nổi,” lời một chủ cửa hiệu 50 tuổi sống ngay bên dưới chiếc loa, ông ta sợ không dám xưng tên tuổi sau khi đã nói lời bình phẩm như vậy.
Được bắt đầu xây dựng từ những năm 1950, các phát thanh viên đã giúp mọi người bằng những cuộc báo động máy bay Mỹ thời Chiến tranh, nhưng rồi từ đó cứ tiếp tục và chỉ còn là những trò tuyên truyền thời thượng trộn với những chuyện quan liêu khác.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm, Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!” là điệp khúc điển hình vào những dịp có tầm quan trọng quốc gia khi lời lẽ loa đài càng thêm đắc dụng, thí dụ như vào ngày Quốc khánh hoặc ngày sinh nhật đảng cầm quyền.
Thế nhưng trong cái xã hội ngày càng sử dụng Internet và điện thoại di động thông minh, ít ai tỏ ra còn thích lắng nghe loa đài công cộng.
“Chẳng ai chú ý đến nó nữa,” lời của Lê Thị Ngọc Anh, sinh viên quản trị kinh doanh 22 tuổi, người ở ngoại vi thủ đô.
“Tôi không cho rằng loa đài còn có hiệu lực gì, khi mà ba bề bốn bên đều ồn ào như thế,” cô nói. “Tôi không nghĩ rằng mọi người trong gia đình tôi có chú ý đến những chiếc loa đó.”
Với những người khác, nhạc hiệu đều đặn hai lần một ngày không chỉ là một sự lỗi thời hoặc một sự phiền hà nho nhỏ – đó còn là một nguồn ô nhiễm gây ra bởi tiếng ồn dai dẳng.
“Họ mở loa phóng thanh quá sớm, thế là cả phố phải thức dậy,” cô thợ may Trần Thị Bích nói với phóng viên AFP trong lúc tay vẫn múc cháo bí hoặc cháo sắn nóng hôi hổi cho cô con gái và cho ông chồng.
Người đàn bà 50 tuổi, nhà ở bên kia đường cách cái loa phóng thanh chỉ một quãng ngắn ném hòn sỏi cũng tới, nói là bà “không chịu đựng nổi” và không sao quen được với tiếng loa bắt đầu quá sớm, thường là vào quãng 6 giờ 30 sáng.
“Tôi chẳng biết làm cách gì nữa. Có thể chỉ riêng tôi thấy khó chịu vậy thôi, còn những ai khác thì thấy chẳng có gì để phản đối cả,” bà thở dài nói.
Nhưng các quan chức thì rất mau mắn trong việc bảo vệ hệ thống loa đài này.
“Vâng, hệ thống đó cũ kỹ, bởi vì đây là một quốc gia tương đối nghèo,” đó là lời ông Phạm Quốc Bản, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban Nhân dân Hà Nội khi trả lời phỏng vấn.
“Nguốn lực của chúng tôi có hạn, chúng tôi không có tiền để gõ cửa từng nhà nhân dân. Trong một cộng đồng này, chúng tôi có hàng trăm nghìn người phần lớn là những người lao động bình thường, vậy làm cách gì chúng tôi có thể đem thông tin đến cho họ được kia chứ?”
Loa phóng thanh không phải là công cụ duy nhất của cái nhà nước kiểm soát dân chặt chẽ này: Việt Nam đầy những Công an mật vụ, các cuộc biểu tình đều bị quay phim, những cuộc xử án rất nhạy cảm đều không cho công chúng tới dự và nhà cầm quyền đều đặn nghe trộm điện thoại.
Báo chí và các phương tiện thông tin đều gắn với nhà nước, cái nhà nước Việt Nạm xếp thứ 165 trong số 178 quốc gia vào năm 2010 về chỉ số tự do báo chí tiến hành bởi nhóm vận động tự do báo chí Phóng viên Không Biên giới.
Phạm Quốc Bản nhấn mạnh rằng loa truyền thanh là những “công cụ thông tin” của địa phương và không thuộc về hệ thống phương tiện truyền thông quốc gia, chúng được tổ chức theo từng phường hoặc từng thôn trên cả nước.
“Rồi thế nào chúng cũng đuợc thay thế bằng những công cụ kỹ thuật khác,” ông nói.
Vị quan chức này đăm chiêu nhớ lại thời chiến tranh khi cô phát thanh viên được coi là “biểu trưng của Hà Nội”, ông nói: “Người thế hệ tôi vẫn còn nhớ giọng nói của cô ấy đấy.”
Giờ đây, dù có một số người thấy loa truyền thanh làm họ khó chịu và không thích hợp, song lại có những người khác coi hệ thống loa truyền thanh là hữu hiệu, thậm chí là mạch âm thanh mãi mãi hiện hữu trong đời mình.
“Tôi thích nghe tiếng loa truyền thành, không phải vì nghe nhiều thành quen đâu. Vắng tiếng loa truyền thanh thì lại thấy nhớ. Nghe cũng hay hay vui vui,” đó là lời bà bán hàng rong Nguyễn Kim Thanh, 51 tuổi, vừa nói vừa nhể ốc ăn chơi.
Với hầu hết những ai viếng thăm đất nước Việt Nam, khó có thể nói hệ thống loa này là một nguồn an ủi cho được – mà đúng hơn đó là biểu tượng lỗi thời của một chế độ sống bằng tuyên truyền và hoang tưởng.
“Thật sự chẳng còn ai cần đến kiểu truyền tin này nữa,” đó là lời một nhà phân tích phương Tây, người đã sống ở Việt Nam trong 15 năm ròng.
“Tại sao lại duy trì cái hệ thống với dây dợ chằng chịt khắp nơi như thế? Rất có thể, đó chỉ để nhắc nhớ rằng, có một con mắt đang kiểm soát bạn ở khắp chốn cùng nơi.”
Người dịch: Đại Phúc
Bn tiếng Vit © Ba Sàm 2011
Mời xem thêm: 129. Ông Chủ tịch phường bắt loa phường câm họng.Vietnam’s loudspeakers sidelined, but not silenced.AFP

Tổng số lượt xem trang