Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Suy tư của Henry Kissinger về Trung quốc

-Điểm sách: Về đất nước Trung Hoa của Henry Kissinger
Bloomberg Businessweek

Ông quan về hưu đang nhìn tương lai của Trung Quốc ở ngay trong chính quá khứ cổ xưa của đất nước này.

Christopher Buckley
Ngày 27 tháng 6 năm 2011
Hay: Kissinger chia sẻ những điều chỉ mình ông được biết và từ đó đưa ra một cách lý giải về đất nước Trung Hoa từ góc độ lịch sử và triết học.

Dở: Đây không phải là loại sách để đọc giải trí trong kỳ đi nghỉ trên bãi biển.
Điều quan trọng nhất: dù người đọc có quan điểm thế nào về Kissinger thì đây vẫn là một cuốn sách không thể thiếu cho những người nghiên cứu mối quan hệ Trung-Mỹ.
Về đất nước Trung Hoa
Tác giả: Henry Kissinger
Nhà xuất bản: Penguin Press, 608 trang, giá $ 36

Ôi cái đất nước Trung Hoa gần gũi mà sao bí ẩn thế: nào là bỏ tù và tra tấn bất cứ ai có ý kiến bất đồng, nào là ăn trộm tài khoản của những người sử dụng Gmail, nào là lén lút chơi với những chế độ tồi tệ nhất trên trái đất này, từ chối thả nổi đồng nhân dân tệ, rồi thì nhả khí fluocarbon vào tầng ozone, rồi xây dựng hải quân và ăn cắp bí mật quân sự của nước khác – nhưng mà trong lúc ấy vẫn cứ mua tất tần tật T-Bill khiến cho nền tài chính của nước Mỹ không thể nhịn được [T-Bill là trái phiếu do Bộ Tài chính Mỹ phát hành có thời hạn đáo hạn không quá một năm, có khi chỉ một tuần lễ]. Câu hỏi một nghìn tỉ đô la mở đầu cho cái điều được gọi là “Thế kỷ của Trung Quốc” thật đơn giản: Trung Quốc là bạn hay thù? Hay vừa là bạn vừa là thù? 

Mặc dù Henry Kissinger không trích dẫn câu châm ngôn của bố già Don Corleone của Mario Puzo, “Luôn giữ bạn bè ở gần bên ta, nhưng hãy giữ kẻ thù ở gần ta hơn nữa,” song câu châm ngôn này cứ như văng vẳng trong suốt cuốn sách xuất sắc mang tính truyền nghề của ông: V đt nước Trung Hoa. Kể từ sau lần gặp bí mật tại Trung Quốc hồi năm 1979, Kissinger đã trở thành một người uyên thâm về Trung Hoa đáng tin cậy nhất. Và trong nhiều thập niên kể từ đó đến nay ông đã quay trở lại đó có lẽ đến hơn 50 lần, nhiều lần ông đã chuyển những thông điệp chỉ trích giữa nguyên thủ hai nước, tháo ngòi nổ các cuộc khủng hoảng hoặc thuyết phục bên này cảm thông cho lập trường của bên kia. Với vai trò như là một đại sứ lưu động suốt đời, ông đã cho độc giả cái cơ hội cứ như thể đang ngồi trong căn phòng chuyện trò với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Hồ Cẩm Đào.
Cuốn sách ứ đầy những quan sát của cả một đời được hưởng đặc ân mà ít ai có được. Đây là một nhận xét rất hay: Tại sao Trung Quốc lại xâm lược Việt Nam năm 1979? Để “dạy cho Việt Nam một bài học,” Kissinger viết, do những xung đột ở biên giới Việt Nam và Campuchia thời Khơ Me Đỏ. Nhưng khi Liên Xô không thể giúp được Việt Nam thì Trung Quốc bèn kết luận là họ đã “sờ đít cọp” mà không bị trừng phạt, ông viết. “Hồi tưởng lại mới thấy,” Kissinger lý giải, “thái độ tương đối thụ động của Moscow… có thể được xem là triệu chứng đầu tiên của sự suy tàn của Liên bang Xô Viết. Người ta tự hỏi không biết có phải quyết định xâm lược Afghanistan một năm sau đó của Liên Xô có phải phần nào là sự cố gắng bù đắp lại sự bất lực không hỗ trợ được Việt Nam chống lại Trung Quốc.” Hiểu theo cách thông thường, Kissinger khẳng định, cuộc xung đột năm 1979 “có thể được coi là một bước ngoặt của Chiến tranh Lạnh mặc dù vào thời điểm đó không ai nhận ra đầy đủ điều này.” Dĩ nhiên rồi! Y như điều xảy ra trong trò chơi domino mà ai cũng biết — các quân domino đã tách ri hnnhau rồi. Còn về cái tâm lý đằng sau con số thương vong rất lớn của Trung Quốc ở Việt Nam thì tôi sẽ bàn thêm ngay sau đây.
Mặc dù Kissinger có vẻ như là một người biện hộ – hoặc một người thanh minh cho cách cư xử không dễ chịu của Trung Quốc, song ông đã chứng tỏ một sự am hiểu sâu sắc những động năng đằng sau cách cư xử đó. Và ông cho rằng những động năng đó có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước. Trong một cuộc gặp vào những năm 1990, chủ tịch nước khi đó là Giang Trạch Dân đã bình luận với Kissinger bằng vẻ giễu cợt rằng 78 thế hệ đã trôi qua kể từ khi Không Tử chết vào năm 449 trước Công nguyên. Theo cách tính của tôi thì bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ mới ra đời được tám thế hệ. Phần nào đó là cách đặt sự việc trong viễn cảnh của nó.
Theo Kissinger thì có bốn chìa khóa quan trọng để hiểu được tâm thức của người Trung Hoa: [một], Khổng giáo (“một chân lý duy nhất có thể áp dụng chung cho toàn vũ trụ là tiêu chuẩn để đánh giá cách cư xử của cá nhân và sự khoan hòa với mọi người”); [hai], Tôn Tử (khôn khéo hơn Khổng Tử: nhân từ; đối đầu trực tiếp là hạ sách); [ba], người Trung Quốc có một trò chơi truyền thống từ thời cổ xưa gọi là cờ vây [wei qi ](trò chơi này đề cao “chiến thuật hoãn binh ” [theo luật chơi cờ vây thì người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương nếu thấy điều đó có lợi, hai bên có thể “nhường nhau” và phân định thắng thua bằng cuối cùng cách đếm xem ai chiếm được nhiều “đất” hơn!); và [bốn], giai đoạn những năm 1800 được gọi là “thế kỷ nhục nhã” của Trung Quốc (Nghiệp chướng, bọn Đế quốc!). Cuối cùng thì thực sự cũng nên thêm một yếu tố thứ 5 nữa đó là Wei Yuan – một nhà Nho cỡ trung ở thế kỷ 19, người đã xây dựng khái niệm  ”kiểm soát bọn rợ Phương Tây,” [Trung Quốc ở Thế kỷ 19 trước mối nhục vì bị Phương Tây bắt nạt đã vin vào quá khứ huy hoàng của họ để gọi người Phương Tây là “barbarian” [rợ] mà sau này đã làm thành cốt lõi chính sách ngoại giao của Mao với Hoa Kỳ và Liên Bang Xô Viết. Giờ đây giá như Bộ Ngoại giao Trung Quốc cân nhắc đổi tên thành Bộ Kiểm soát Rợ Tây Phương.
Ấy không, xin lỗi, còn yếu tố thứ sáu nữa: lúc nào cũng lo sợ trong nước bị mất ổn định và rối loạn. Theo tâm lý học gestalt [tâm lý học hình thức] thì hệ quả của những điều trên là thái độ tuyệt đối trơ lỳ trước áp lực của nước ngoài. Kissinger kể lại một thời điểm ông thấy ớn lạnh sau khi cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn xảy ra thì Đặng Tiểu Bình đã nói với ông rằng sự phản ứng thái quá của Hoa Kỳ “có thể thậm chí dẫn đến chiến tranh.” Ớn lạnh hơn nữa ấy là khi Mao nhắc đã nhắc lại trong lúc suy nghĩ đăm chiêu với vẻ gần như hân hoan về viễn cảnh của cuộc chiến tranh hạt nhân. “Nếu các nước đế quốc gây chiến tranh với chúng tôi,” Kissinger hồi tưởng lại lúc Mao nói, “chúng tôi có thể tổn thất hơn ba trăm triệu người. Thế thì đã sao cơ chứ? Chiến tranh là chiến tranh mà. Năm tháng sẽ qua đi rồi chúng tôi sẽ bắt tay vào việc sinh sản nhiều trẻ em hơn trước.” Mặc dù những lời thành thật đến tàn nhẫn này nghe như được lấy từ cảnh cuối của bộ phim Dr. Strangelove [bộ phim hài “đen” của Mỹ được sản xuất năm 1964 giễu nhại nỗi sợ hãi bom hạt nhân] song Kissinger nhắc chúng ta nhớ lại là trong cuộc đối đầu lần thứ nhất ở Eo biển Đài Loan hồi năm 1955 thì chính Hoa Kỳ mới là nước đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Một số tình tiết xảy ra kể từ dạo đó được Kissinger kể lại – dù đúng hoặc sai – đã khiến cho công luận ở Trung Quốc đổi hướng thành chống lại Mỹ: vụ Quảng trường Thiên An Môn; sự cố Mỹ ném bom nhầm vào sứ quán Trung Quốc ở Belgrade; và sự cố ở Đảo Hải Nam năm 2001 khi một chiếc máy bay tiêm kích của Trung Quốc đâm vào một chiếc máy bay do thám của Mỹ và đã khiến George Bush hấp tấp tuyên bố cuộc khủng hoảng chính sách ngoại giao đầu tiên của ông. Gần đây lại có thêm những sự kiện rõ rành rành. Sự sụp đổ của thị trường tài chính của Mỹ và châu Âu vào năm 2007 và năm 2008 đã lấy đi hầu hết ánh hào quang rực rỡ của hình ảnh của chúng ta như là những nền kinh tế dẫn đầu thế giới. Và cũng trong năm đó trong khi các vận động viên điền kinh Olympic của cả thế giới đang tập hợp ở Bắc Kinh trong một buổi lễ có tính biểu tượng cho sự xuất hiện của đất nước Trung Quốc thì Washington đang đối phó với một Phố Wall đang lâm nguy, hai cuộc chiến tranh đang sa lầy [chiến tranh ở I-rắc và Afghanistan] và ba tập đoàn sản xuất xe hơi đang lâm bệnh.
Liệu Kissinger có lạc quan về mối quan hệ trong tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc? Nói ngắn gọn thì vừa có lại vừa không. “Không” là bởi vì một “tinh thần thượng võ” mới hồi sinh nên thích gây sự nên nó mường tượng mối xung đột với Mỹ như là một hậu quả tất yếu của sự trỗi dậy của Trung Quốc – gần như giống hệt với việc sự lớn mạnh về hải quân của Hoàng đế Đức đã dẫn đến Thế chiến I. Theo quan điểm này của Trung Quốc thì Mỹ không phải là “con hổ giấy” trứ danh của Mao, nhưng, Kissinger viết, “mà là một quả dưa chuột héo được sơn lại cho tươi.” Hồi tưởng lại quá khứ thì giờ đây tôi thích Mỹ là con hổ giấy hơn.
Trong một đoạn có giọng lạc quan hơn Kissinger đã giải thích rằng bất chấp sự nổi lên về kinh tế như chưa từng thấy, song Trung Quốc có một vài vấn đề của riêng họ. Nền kinh tế của Trung Quốc buộc phải tăng trưởng với tốc độ 7 phần trăm mỗi năm – một mục tiêu mà bất cứ một nước công nghiệp Phương Tây nào cũng phải ao ước – nếu không Trung Quốc sẽ đối mặt với tình trạng rối loạn trong nước cực kỳ đáng sợ. Trong lúc đó thì tham nhũng đã ăn sâu vào văn hóa làm ăn ở nước này. “Quả là một trong những điều trớ trêu của lịch sử,” ông viết, “đó là chủ nghĩa Cộng sản quảng cáo là đem lại một xã hội không có giai cấp ấy thế nhưng nó lại nhắm tới việc sản sinh ra một giai cấp có đặc quyền có thể sánh với chế độ phong kiến “Rồi vấn đề thứ hai là dân số Trung Quốc ngày càng già, nếu so với điều này thì cuộc khủng hoảng An sinh Xã hội đang lơ lửng của Mỹ trở thành vấn đề quá nhỏ.
Song, người Trung Quốc có lẽ được chuẩn bị tốt hơn so với tất cả chúng ta, cả về mặt tâm lý lẫn triết học, để chịu đựng được những cú sốc sắp xảy ra. Một đất nước đã từng chịu đựng không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh và biến động trong 4000 năm, đã vượt qua cuộc nội chiến trong những năm 1850 (mười triệu người bị giết) và những thảm họa do con người gây ra như Cuộc Đại Nhảy Vọt của Mao (thêm hai mươi triệu người nữa bị giết) và cuộc Cách mạng Văn hóa, thì đất nước đó dẻo dai vô cùng. Tôn Tử đã dùng một từ, đó là “trí” [shi], có thể dịch đại khái là “nghệ thuật nắm bắt được vấn đề lúc chúng trong trạng thái luôn biến đổi.” Kissinger viết: “Một lịch sử luôn bất ổn đã dạy cho những nhà lãnh đạo Trung Quốc một điều rằng không phải mọi vấn đề đều có một giải pháp ” Nói cách khác, lúc đó phải dùng shi.
Thật khó tưởng tượng được là một Tổng thống Mỹ còn giữ được một cái nhìn như Kissinger, lại càng khó hơn nữa nếu nói dõng dạc điều đó ra cho mọi người biết. Nhưng vào lúc chúng ta đã tới bến bờ bên kia của cuốn sách quan trọng này thì hầu như chẳng còn nghi ngờ gì nữa ấy là cái ông Henry Kissinger, nhà chép sử và cũng là người làm ra lịch sử, cố vấn của bố già Nixon [consigliere], và Bộ trưởng Bộ Kiểm soát Rợ Tây Phương, quả là người nhìn xa thấy rộng. Có lẽ từ đỉnh cao nơi ông ngồi, bất chấp hậu quả thế nào, đó là cái nhìn duy nhất của ông.
Người dịch: Hiền Ba
--Suy tư của Henry Kissinger về Trung quốc
Lời giới thiệu: Tiến sĩ Henry Kissinger vừa cho ra cuốn “On China”. Sách dày 586 trang do The Penguin Press xuất bản. Ông là nhà ngoại giao giúp tổng thống Nixon mở cửa Trung quốc thời đại khép kín của Mao Trạch Đông. Qua cuộc mở cửa đó Henry Kissinger đã giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông thực hiện hơn 50 chuyến đi ngoại giao qua Trung quốc và dính líu đến quan hệ Trung quốc-Hoa Kỳ một cách công khai hoặc âm thầm với nhiều nhà lãnh đạo của hai nước từ thời Nixon và Mao Trạch Đông đến nay .


Ông là người có thẩm quyền nhất bàn về quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc và vai trò của Trung quốc trên thế giới trong thế kỷ 21. Ông viết nhiều sách về các nổ lực ngoại giao của ông đế sắp xếp lại bàn cờ quốc tế cách nào để có lợi nhất cho Hoa Kỳ. Một số nhà phê bình cho rằng sách ông chứa đựng nhiều chi tiết lịch sử  hữu ích nhưng có chỗ thiếu phần trung thực vì ông có khuynh hướng “nói tốt cho mình” (self serving).
Năm nay ông Kissinger 88 tuổi. Cuốn sách “On China” của ông có tính cổ điển. Cái nhìn của ông về quan hệ tương lai giữa Hoa Kỳ và Trung quốc các học giả khác cũng đã từng bàn tới trong vô số sách báo từ lúc Trung quốc bắt đầu bước vào thế giới siêu cường cách đây 20 năm. Nói chung không có gì mới mẽ gay cấn. Ông cho rằng hình thái quan hệ Trung quốc-Hoa Kỳ sẽ quyết định “hòa bình hay chiến tranh” trên thế giới trong thế kỷ 21. Và nếu lãnh đạo hai nước biết điều chỉnh để thích ứng nhau thì thế giới có hòa bình .
Vấn đề là những điều kiện đó khó thực hiện. Khó tiên liệu lãnh đạo hai quốc gia suy nghĩ như thế nào. Trung quốc độc tài, khép kín và thường cố ý đánh lạc hướng ý đồ của mình. Hoa Kỳ thì dân chủ, chính sách thay đổi theo áp lực của dư luận và qua kết quả của các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội. Nói cách khác hai bên không tin nhau, luôn luôn ở tư thế chuẩn bị đón đòn bất ngờ của nhau nên mối quan hệ luôn căng thẳng.
 Sau đây là ý kiến của ký giả Max Frankel về cuốn “On China”. Ông Frankel từng là chủ bút nhật báo The New York Times, và là người phụ trách tường thuật và bình luận vụ đi Trung quốc của Nixon & Kissinger năm 1972. Nếu tiến sĩ Henry Kissinger là người có thẩm quyền nhất viết về mối quan hệ Trung quốc-Hoa Kỳ thì ông Max Frankel là ký giả có thẩm quyền nhất điểm cuốn “On China” của Henry Kissinger 
** Trần Bình Nam **



Ông Frankel viết (*)


Khi dư luận thế giới đang quan tâm về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc, cuốn sách của Tiến sĩ Henry Kissinger ra đời đúng lúc. Ông là người từng suy diễn từng câu nói, từng cử chỉ của các nhà lãnh đạo Trung quốc để tìm hiểu họ muốn gì và định làm gì để hoạch định cách đáp ứng có lợi nhất cho Hoa Kỳ .


Vốn là cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Nixon, sau làm Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời tổng thống Nixon và Gerald Ford. Từ năm 1977 sau khi thôi mọi chức vụ ông là học giả hàng đầu về quan hệ Trung quốc – Hoa Kỳ. Vấn đề nổi bật giữa hai nước là: Trung quốc bực mình về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chuyện nội bộ của Trung quốc, trong khi Hoa Kỳ cảm thấy bất an vì các chính sách đàn áp tôn giáo, đàn áp đối lập chính trị và nghiệt ngã với người thiểu số của Trung quốc.


Trong cuốn sách “On China’ dày cộm của Henry Kissinger ông cho rằng những chuyến đi của ông trong hai năm 1971- 1972 dư luận thế giới cho là những đột phá quan trọng thật ra chỉ là việc phải tới thôi. Henry Kissinger viết: “Việc Hoa Kỳ và Trung quốc phải tìm đến nhau lúc đó là nhu cầu của thời điểm” … “trước sau cũng phải đến dù ai lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung quốc” .


Cả hai nước đều đang mệt mỏi vì chiến tranh (chiến tranh Việt Nam; chiến tranh biên giới Nga-Hoa) và khủng hoảng nội bộ (phong trào chống chiến tranh tại Hoa Kỳ; xáo trộn do cuộc Cách Mạng Văn Hóa quá đà tại Trung quốc). Cả hai nước đang bị Liên bang Xô viết đe dọa nên thấy cần phải gác những căng thẳng do chiến tranh Việt Nam và Đài Loan lại để tìm tới nhau. Cả hai áp dụng nguyên tắc “kẻ thù của kẻ thù ta” là bạn ta.


Nhưng thời vàng son tay trong tay đó qua rồi. Trung quốc ra khỏi bóng đêm của những chính sách sai trái như “cách mạng liên tục” và “kinh tế tuyệt đối chỉ huy” của Mao và trở thành một sức mạnh kỹ nghệ. Liên bang Xô viết sụp đổ. Hoa Kỳ trở thành siêu cường số một mạnh dạn đẩy mạnh lý tưởng dân chủ trên thế giới ngay khi có dấu hiệu bất ổn vì tiêu dùng nhiên liệu, hàng hóa và công nợ qúa tãi. Sự thay đổi tương quan sức mạnh làm cho hai nền kinh tế của Hoa Kỳ và Trung quốc lệ thuộc vào nhau, trong khi không nước nào có một chiến lược chung sống trong hòa bình.


Qua cuốn “On China” ông Henry Kissinger điểm lại những chìm nổi trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc và lục lọi trong kho cổ sử Trung quốc để tìm một chiến lược hợp tác. Ông xem xét từ những ghi chú cá nhân đến những nghiên cứu mới nhất để chứng minh tinh thần thực dụng của những người nối bước Mao. Henry Kissinger kết luận những nhà lãnh đạo Trung quốc hiện nay bằng lòng sống trong ranh giới quốc gia lịch sử của họ (TBN: đừng quên đối với người Trung hoa ranh giới lịch sử của họ bao gồm cả Việt Nam) và đủ kiên nhẫn chờ ngày thống nhất với Đài Loan trong hòa bình và trên hết quyết tâm xây dựng một nền kinh tế sung mãn và xóa nạn đói trong cả nước. Trong khi đó ông không tin Hoa Kỳ có thể duy trì một chính sách ngoại giao liên tục. Ông nghĩ rằng các chuyển tiếp dân chủ không ngừng như những màn kịch tâm lý tại Hoa Kỳ làm cho các nước khác "đoán gìa đoán non” về ý đồ của Hoa Kỳ mà không bao giờ tin Hoa Kỳ.


Môn đệ của tiến sĩ Kissinger đều biết ông từng cho rằng dân chủ là tốt nhưng là một gánh nặng của các nhà lãnh đạo trên thế giới, tại Hoa Kỳ cũng như ở các nước khác .


Ông nhắc lại trong thập niên 1970 khi ông còn tại chức ông lo ngại các cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Hoa Kỳ có thể làm cho Mao suy đoán đây là khởi đầu của một cuộc cách mạng toàn cầu, và từ đó có những quyết định nguy hiểm. Henry Kissinger lý luận rằng việc Nixon từ chức vì vụ Watergate, quốc hội cắt viện trợ cho Nam Việt Nam và giới hạn quyền lãnh đạo chiến tranh của tổng thống, việc tiết lộ tin tức tình báo làm cho Hoa Kỳ mất thế đứng trong quan hệ Mỹ -Hoa và làm cho Hoa Kỳ kém thế trước sự lấn lướt của Liên bang Xô viết. Tuy nhiên Henry Kissinger nói ông bớt lo khi tổng thống Carter không để cho chủ chương nhân quyền của ông làm hỏng quan hệ với Trung quốc và cũng yên tâm khi thấy tổng thống Reagan không để cho sự lạc quan quá mức của ông thúc ông đưa ra những đòi hỏi phi lý đối với Trung quốc, mặc dù Reagan đã đi hơi xa khi đưa ý kiến đòi Taiwan độc lập.


Thiên An Môn xẩy ra và Hoa Kỳ đã phản ứng mạnh mẽ cho thấy giới hạn của quan niệm “mềm dẽo” của Henry Kissinger bên cạnh nhu cầu xiển dương những giá trị của Hoa Kỳ trong chính sách ngọai giao.


Nhìn lại, Tiến sĩ Henry Kissinger nghĩ rằng hoàn cảnh ảnh hưởng đến quyết định và chính sách. Ông viết : “Đôi khi có những trường hợp mà sự vi phạm nhân quyền quá lộ liễu, Hoa Kỳ thấy không có lợi ích gì tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với quốc gia đương sự như trường hợp Khmer Đỏ tàn sát dân tại Cambodia hay vụ diệt chủng tại Rwanda nhất là khi áp lực dư luận đòi hỏi sự can thiệp thay đổi chế độ hay nhân sự lãnh đạo. Nhưng có những trường hợp các biện pháp đó không thể áp dụng vì quyền lợi an ninh của Hoa Kỳ. Như đối với Trung quốc. Trung quốc rất dễ bất mãn khi họ nhớ lại nổi tủi nhục trong quá khứ đã để cho các nước Tây phương bắt nạt”


Tiến sĩ Henry Kissinger tỏ ra thán phục tổng thống George H.W. Bush (Bush lớn) biết xử sự khéo léo đối với Trung quốc trong vụ Thiên An Môn. Bush áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung quốc đồng thời gởi đặc sứ với thư riêng sang an ủi. Tổng thống Clinton khi mới lên đã có thái độ cứng rắn đối với Trung quốc về nhân quyền, nhưng sau đó đã khôn ngoan rút lui. Trung quốc không hề ghi nhận thiện chí này của tổng thống Clinton. Trung quốc xem việc thôi can thiệp vào nội bộ Trung quốc là đương nhiên không có gì phải ơn với nghĩa.


Đối với tổng thống George W. Bush (Bush nhỏ), ông Kissinger nói mặc dù chủ trương “xiển dương tự do dân chủ” ông cũng khéo léo khi thì nguyên tắc, khi thì mềm dẽo trong quan hệ với Trung quốc do nhu cầu chiến lược.


Henry Kissinger viết rằng nếu Hoa Kỳ đòi hỏi một thể chế dân chủ là điều kiện tiên quyết để nói chuyện với Trung quốc thì mọi sự sẽ rơi vào bế tắc. Ông nói những ai đấu tranh cho những giá trị của Hoa Kỳ đều đáng ca ngợi, nhưng “một chính sách ngoại giao có hai mặt: một mặt là cách thi hành, một mặt là kết quả. Nếu cách thi hành vượt ra khỏi tiêu chuẩn quốc tế và ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia thì phải có một chọn lựa. Henry Kissinger nhấn mạnh rằng sự chọn lựa này “phải thành thật”. Nhưng ông đã không thành thật gì lắm khi quả quyết “Các cuộc tranh luận tại Hoa Kỳ chỉ hữu ích nếu biết phối hợp hai con đường: (1) điều chỉnh chính sách lý tưởng theo hoàn cảnh, và (2) tôn trọng các giá trị cố hữu của Hoa Kỳ và xây dựng trên đó một chính sách thực tế thực hiện được”


Cuối sách ông Henry Kissinger chọn an ninh quốc gia là trên hết.


Henry Kissinger nhận xét rằng qua quá trình lịch sử, Hoa Kỳ đôi khi say sưa theo đuổi những giá trị của mình đã quên quyền lợi quốc gia. Điều này đúng đối với trường hợp Hoa Kỳ can thiệp vào Libya và lý thú ở chỗ nó diễn ra vào lúc cuốn “On China” đang lên khuôn. Có lẽ ông Kissinger ngạc nhiên nhiều khi thấy Trung quốc không bỏ phiếu chống nghị quyết của HĐBA Liên hiệp quốc (TBN: nghị quyết số 1973 ngày 17/3/2011) can thiệp vào Libya vì trong cuốn sách ông viết: “Tại Á châu hôm nay người ta xem chủ quyền quốc gia là trọng và áp lực nào từ bên ngoài liên quan đến nội bộ của Trung quốc, Trung quốc cũng sẽ phản ứng mạnh mẽ.” Dù vậy Henry Kissinger cũng không quên kết luận rằng nếu Hoa Kỳ theo đuổi một chính sách thực dụng (realpolitik) đặt quyền lợi quốc gia trên hết cũng không nên quên rằng hoà bình là một phạm trù luân lý cần quan tâm.


Suốt cuốn “On China’ Henry Kissinger đong đưa giữa thực tế quyền lợi và lý tưởng tinh thần. Đến cuối sách ông mới đi vào câu chuyện quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Câu hỏi được nêu ra là: “hiện Hoa Kỳ và Trung quốc không có kẻ thù chung nào trước mắt, vậy cái gì làm cho hai nước hợp tác, tin cậy nhau để cùng xây dựng hòa bình thế giới?”


Để trả lời tiến sĩ Henry Kissinger trích dẫn một văn thư của ông Eyre Crowe, một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Anh viết năm 1907 khi phân tích tình hình Âu châu. Ông Crowe viết “Khi Đức xây dựng một hạm đội hùng mạnh thì điều này hiển nhiên đụng chạm đến quyền lợi của Anh quốc dù Đức nói gì hay làm gì.”


Hiện nay tại Hoa Kỳ cũng có một trường phái Crowe cho rằng Trung quốc hùng mạnh là một điều bất lợi cho quyền lợi của Hoa Kỳ tại Thái bình Dương và tốt nhất là nên chận trước sự lớn mạnh của Trung quốc. Henry Kissinger cảm thấy cả hai bên đều lo lắng, và ông lo rằng trường phái Crowe sẽ mạnh mẽ đòi hỏi một Trung quốc dân chủ là điều kiện tiên quyết để có thể tin Trung quốc. Tiến sĩ Henry Kissinger cảnh giác rằng “trận giặc lạnh” giữa Trung quốc và Hoa Kỳ sẽ không làm hai nước gần nhau hơn vì bên này nghi ngờ ý đồ của bên kia, trong khi thật sự bản chất của cạnh tranh giữa hai nước là kinh tế chứ không phải là quân sự.


Vốn là người đặt nặng sự quan trọng của ngoại giao ông Henry Kissinger cho rằng quyền lợi chung có thể giúp Trung quốc và Hoa Kỳ xây dựng một trật tự chung để cùng tiến bộ. Ông mường tượng một kết hợp Mỹ - Trung thành Cộng đồng Thái Bình Dương (Pacific Community) theo khuôn mẫu Cộng đồng Đại Tây Dương (Atlantic Community) giữa Hoa Kỳ và Âu châu. Trong Cộng đồng đó các quốc gia Á châu tham dự mà không nhất thiết phải theo bên này hay bên kia.


Đó là mơ ước của Henry Kissinger khi ông đi Bắc Kinh lần đầu tiên. Và dù ông không nói ra, ai cũng biết ông hy vọng quốc gia nào cũng có người chủ trương như ông.






Trần Bình Nam phóng dịch


May 19, 2011


binhnam@sbcglobal.net


www.tranbinhnam.com










(*) Nguyên văn bài điểm sách của ký giả Max Frankel đăng trên nhật báo The New York Times ngày 13/5/2011.






May 13, 2011


Henry Kissinger on China By MAX FRANKEL






ON CHINA






By Henry Kissinger






Illustrated. 586 pp. The Penguin Press. $36.



Henry Kissinger was not only the first official American emissary to Communist China, he persisted in his brokerage with more than 50 trips over four decades, spanning the careers of seven leaders on each side. Diplomatically speaking, he owns the franchise; and with “On China,” as he approaches 88, he reflects on his remarkable run.


To the degree that Washington and Beijing now understand each other, it is in good measure because Kissinger has been assiduously translating for both sides, discerning meaning in everything from elliptical jokes to temper tantrums. At every juncture, he has been striving to find “strategic concepts” that could be made to prevail over a history of conflict, mutual grievance and fear. As President Nixon’s national security adviser, then secretary of state for Nixon and Gerald Ford, and since 1977 as a private interlocutor extraordinaire, Kissinger has been unwaveringly committed to surmounting what he considers the legitimate Chinese resentment of American interference in their internal affairs and Americans’ distaste for China’s brutal suppression of ethnic, religious and political dissent.


The surprise buried in his lumbering review of Sino-American relations is that the much ballyhooed Nixon-Kissinger journeys to China in 1971-72 turned out to have been the easy part. “That China and the United States would find a way to come together was inevitable given the necessities of the time,” he writes. “It would have happened sooner or later whatever the leadership in either country.” Both nations were exhausted from war (Vietnam, clashes on the Soviet border) and domestic strife (antiwar protests in Nixon’s case, the Cultural Revolution in Mao’s). Both were determined to resist Soviet advances and so could quickly agree to make common cause. The menace of Moscow took the leaders’ minds off confrontations in Vietnam and Taiwan and quelled their ritual denunciations, whether of international imperialism or Communism. They decided that the adversary of my adversary was my pal, and for more than a decade that was fruitfully that. But that was a different time. China finally escaped from Mao Zedong’s mad doctrine of perpetual revolution and from the enfeebling nostrums of central planning; it became an industrial powerhouse. The Soviet Union and its empire collapsed. And the United States, feeling supreme, began promoting democracy with missionary zeal even as it grew dangerously addicted to foreign oil, goods and credit. The radical shift in the balance of power turned China and the United States into mutually dependent economic giants, but it left them without an overarching strategic design of partnership.


It is to demonstrate the need for such a design that Kissinger reviews the ups and downs of Sino-American relations, reaching even into ancient Chinese history to define national characteristics. (He finds it apt that the Chinese like to play “wei qi,” or “go,” a protracted game of encirclement while we play chess, looking for control of the center and total victory.) Kissinger draws heavily on much recent scholarship and on notes of his trips to Beijing to celebrate the pragmatism of Mao’s successors. He says they are content to remain within their restored historic frontiers, willing to await a peaceful reunion with Taiwan, and most determined to continue their remarkable economic growth and to eradicate China’s still widespread poverty. He is less confident about America’s capacity to sustain a steady foreign policy, noting that “the perpetual psychodrama of democratic transitions” is a constant invitation to other nations to “hedge their bets” on us.


As students of Kissinger well know, he has long considered democracy to be a burden on statecraft — both the clamor of democracy within the United States and our agitations for democracy in other lands.


He recalls yet again his agonies in office in the 1970s, when he thought that American demonstrations during the Vietnam War could have misled Mao into believing that a “genuine world revolution” was at hand. He argues that the “destruction” of Nixon in the Watergate crisis, the withdrawal of Congressional support for Vietnam, new curbs on presidential war powers and the “hemorrhaging” of intelligence secrets all combined to undermine the quasi alliance with China, making America appear ineffectual against the Soviets. He is glad that Jimmy Carter did not let his human rights concerns upset relations with China and that Ronald Reagan’s cheerful personality overcame the “almost incomprehensible contradictions” of his dealings with Beijing even as he promoted the idea of an independent Taiwan.


The severest test of the quasi alliance, of course, was the brutal suppression of democratic strivings in Tiananmen Square in 1989. That violent crackdown also tested Kissinger’s tolerance for the assertion of American values in foreign relations.


Looking back, he believes everything depends on circumstances: “There are instances of violations of human rights so egregious,” he writes, “that it is impossible to conceive of benefit in a continuing relationship; for example, the Khmer Rouge in Cambodia, and the genocide in Rwanda. Since public pressure shades either into regime change or a kind of abdication, it is difficult to apply to countries with which a continuous relationship is important for American security. This is especially the case with China, so imbued with the memory of humiliating intervention by Western societies.”


And so Kissinger admires the way President George H. W. Bush, “with skill and elegance,” walked the “tightrope” of punishing China with sanctions after Tiananmen while simultaneously apologizing with private letters and special emissaries. President Bill Clinton tried applying pressure for a time, Kissinger notes, but was shown no gratitude when he wisely relented; the Chinese “did not view the removal of a unilateral threat as a concession, and they were extraordinarily touchy regarding any hint of intervention in their domestic affairs.” And President George W. Bush, despite his “freedom agenda,” earns Kissinger’s praise for overcoming “the historic ambivalence between America’s missionary and pragmatic approaches,” by means of “a sensible balance of strategic priorities.”


If America’s preference for democratic governance is made the main condition for progress on other issues with China, Kissinger concludes, “deadlock is inevitable.” Those who battle to spread American values deserve respect. “But foreign policy must define means as well as objectives, and if the means employed grow beyond the tolerance of the international framework or of a relationship considered essential for national security, a choice must be made.” That choice “cannot be fudged,” he insists, even as he attempts to protect his flanks with a fudge of his own: “The best outcome in the American debate would be to combine the two approaches: for the idealists to recognize that principles need to be implemented over time and hence must be occasionally adjusted to circumstance; and for the ‘realists’ to accept that values have their own reality and must be built into operational policies.”


Still, in the end, Kissinger votes for national security über alles. Scattered through his history are tributes to American values and commitments to human dignity, which may indeed sometimes drive our policies beyond calculations of the national interest. Exactly that happened, in fact, after “On China” went to press, when President Obama ventured into Libya. Kissinger was perhaps surprised when that humanitarian intervention and bid for regime change failed to evoke a Chinese veto at the United Nations. But in Asia now more than Europe, he argues, “sovereignty is considered paramount,” and any attempt “from the outside” to alter China’s domestic structure “is likely to involve vast unintended consequences.” Besides, as he used to insist while practicing realpolitik in Washington, the cause of peace is also a moral pursuit.


This central theme of Kissinger’s experience and counsel must be distilled from the sometimes ­meandering and largely familiar history he tells in “On China.” Only in its last pages does he discuss the essential question of future Sino-American relations: With no common enemy to bind them, what will keep the peace and promote collaboration and trust between the world’s major powers?


Kissinger addresses this question by looking to the past, a memorandum written by a senior official of the British Foreign Office, Eyre Crowe, in 1907. Crowe argued that it was in Germany’s interest to “build as powerful a navy as she can afford” and that this would itself lead to “objective” conflict with the British Empire, no matter what German diplomats said or did. There is today a “Crowe school of thought” in the United States, Kissinger observes, which sees China’s rise “as incompatible with America’s position in the Pacific” and therefore best met with pre-emptively hostile policies. He perceives growing anxieties in both societies and fears they are exacerbated by Americans who claim that democracy in China is a prerequisite for a trusting relationship. He warns that the implied next cold war would arrest progress in both nations and cause them to “analyze themselves into self-fulfilling prophecies” when in reality their main competition is more likely to be economic than military.


Indulging his habitual preference for diplomatic architecture, Kissinger insists that the common interests the two powers share should make possible a “co-evolution” to “a more comprehensive ­framework.” He envisions wise leaders creating a “Pacific community” comparable to the Atlantic community that America has achieved with Europe. All Asian nations would then participate in a system perceived as a joint endeavor rather than a contest of rival Chinese and American blocs. And leaders on both Pacific coasts would be obliged to “establish a tradition of consultation and mutual respect,” making a shared world order “an expression of parallel national aspirations.”


That was indeed the mission of the very first Kissinger journey to Beijing. And while he does not quite say so, he invests his hopes in a concert of nations represented, of course, by multiple Kissingers **

Max Frankel, a former executive editor of The Times, covered the Nixon-Kissinger journey to China in 1972
__
-Một Cách Nhìn Lại 1975
Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Báo 20100430  

Việt Nam nằm trên tuyến đầu và bị rủi ro nhiều nhất...  
   Có ai muốn làm thuyền nhân đâu? Tại sao họ phải chạy và chết?

Việc Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam thật ra đã trải qua nhiều mốc thời gian đáng chú ý là 1945, 1955, 1975  - và 1995 là khi nước Mỹ bang giao với chế độ Cộng sản mà chính Hoa Kỳ đòi ngăn chặn từ 1945 đến 1975.... 

Nhưng có lẽ chúng ta phải trở ngược lên xa xưa hơn. Như năm 1862 là khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông là Biên Hoà, Gia Định và Định Tường và cả Côn Đảo của Lục tỉnh Nam kỳ và Phan Thanh Giản phải ký hòa ước Nhâm Tuất. năm 1862. Hoặc khi Pháp tấn công tiếp ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên vào năm 1867 khiến Phan Thanh Giản đành phải trao thành rồi tự tử vào tháng Tám năm đó. 
Sau đấy, Pháp tấn công Bắc Kỳ rồi đặt chế độ thuộc địa trên nước ta từ Hiệp định Giáp Thân 1884, và ngày càng xiết chặt hơn sự kiểm soát của họ....

Chúng ta không quên Nam kỳ Lục tỉnh là đất mới của nước Đại Nam do các Chúa Nguyễn rất anh hùng đã mở mang trước đó. Thế rồi, khi tiến vào bán đảo Đông Dương từ miền Nam lên, thực tâm của Pháp là muốn tìm đường vào Trung Quốc và họ không chỉ tấn công nước Nam mà còn nhắm vào xứ Cao Miên hay Chân Lạp theo tên gọi cũ. Nếu Thực dân Pháp vào Nam Vang và thỏa thuận với Vương quốc Cao Miên là sẽ đòi ba tỉnh miền Tây của chúng ta trả lại cho họ để chấp nhận chế độ thuộc địa thì sau này miền Nam của ta còn lại những gì?
Cụ Phan Thanh Giản cứ bị Cộng sản tố cáo là bán nước, nhưng có khi chính là việc nhượng đất ấy lại giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ cho Nam Kỳ Thuộc địa. Khi Pháp rút năm 1955, lãnh thổ ấy vẫn là của Quốc gia Việt Nam. Một nhà ái quốc và sáng suốt như Phan Thanh Giản có thể đã hiểu ra lẽ ấy. Cụ không thể lùi được thì phải cân nhắc chuyện lợi hại về dài và tự tử vì không giữ được thành, nhưng nước Nam không mất đất.

Bây giờ, nhìn lại chuyện nước Nam mà xem.

Những gì Cộng sản nhượng cho Trung Quốc thì bao giờ chúng ta đòi lại được?

Lý do là vì khác với Pháp ở xa và có ngày phải đi, Trung Quốc là cường quốc láng giềng đã từng cai trị Việt Nam cả ngàn năm và còn tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta trong thời kỳ ta gọi là độc lập sau này. Ngày nay, sau khi Cộng sản nhượng đất, ta có thấy một ông đảng viên cao cấp nào của Hà Nội uống độc dược quyên sinh như cụ Phan không? 

Vì vậy, ta cần nhìn lại lịch sử nước nhà từ quan hệ gọi là Hoa-Việt và sự hiện diện của một cường quốc thứ ba, là Pháp hoặc Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ. Cường quốc thứ ba đó có thể cân bằng được thế lực quá mạnh của Trung Quốc, nhất là sau khi Mao Trạch Đông kiểm soát được Hoa Lục năm 1949.

Đây là một cách nhìn khác, có tính chất địa dư chiến lược hơn... Từ đó trở lại chuyện Mỹ-Việt, ta thấy Hoa Kỳ đã gặp một chuỗi mâu thuẫn kéo dài từ 1945 cho đến 1975, rồi từ 1995 cho tới ngày nay.


*** 

Trong thế chiến II, Hoa Kỳ cần đánh bại Phát xít Nhật khi ấy đang chiếm bán đảo Triều Tiên và một phần của Trung Quốc rồi bành trướng xuống Đông Nam Á - vào thời đó lại do các đế quốc thực dân của Âu Châu chi phối. Mâu thuẫn đầu tiên của Mỹ sau khi đánh bại Nhật Bản là bỏ rơi lực lượng Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch vào năm 1947, mặc nhiên cho Cộng sản Trung Hoa thắng thế.

Mâu thuẫn thứ hai là Chính quyền Roosevelt đề cao lý tưởng giải thực là muốn các nước thuộc địa Âu Châu chấm dứt chế độ thực dân và trao trả độc lập cho các thuộc địa, nhưng vẫn phải chiều lòng một đồng minh là nước Anh. 

Vì vậy, Anh mới giúp Pháp trở lại Đông Dương. Sau khi Rooselvelt tạ thế năm 1945, Tổng thống Truman lại gặp mâu thuẫn khác là muốn Pháp trả lại độc lập cho Đông Dương nhưng cũng cần Pháp bảo vệ tiền đồn của khối tự do trong cuộc Chiến tranh lạnh, cho nên vừa giúp vừa chặn Pháp trong khi Mao Trạch Đông đã làm chủ Hoa lục năm 1949.

Đến thời Tổng thống Eisenhower cũng thế, Hoa Kỳ gặp mâu thuẫn là muốn Pháp ra khỏi Đông Dương mà cũng cần Pháp ủng hộ việc tái võ trang Đức để cùng bảo vệ Âu Châu trong kế hoạch gọi là Cộng đồng Phòng thủ Âu Châu, Communauté Européenne de Défense (CED). Vì vậy mà Mỹ không dứt khoát trong trận Điện Biên Phủ do Trung Quốc thực hiện tại miền Bắc và gây hiềm khích rất nặng với Pháp - mà sau này miền Nam phải trả giá khi nơi hoà đàm lại là Paris, do Mỹ chọn!

Qua thời Tổng thống Kennedy, Hoa Kỳ chỉ gửi 16.000 cố vấn vào miền Nam để giúp Việt Nam Cộng Hoà xây dựng tiền đồn cho thế giới tự do. Nhưng Mỹ cũng lại gặp mâu thuẫn về mục tiêu khi muốn xây dựng dân chủ và phê phán Việt Nam Cộng Hoà từ giác độ dân chủ cao hay thấp theo tiêu chuẩn của Mỹ, dù khi đó miền Nam đã gặp chiến tranh và mới ra khỏi 70 năm của chế độ thuộc địa.
Khi Tổng thống Johnson lên thay, Hoa Kỳ đánh để cầu hòa, muốn leo thang chiến tranh chỉ để ép Hà Nội phải đàm phán. 

Và mâu thuẫn nặng nhất là vẫn chưa hiểu rõ hình thái chiến tranh tại Việt Nam là chống du kích, chống nổi dậy hay chống một trận đụng độ quy ước và trận địa chiến như Mỹ đã gặp tại Cao Ly? Mỹ xây dựng một quân đội không thích hợp cho chiến tranh và kinh tế tại miền Nam và quá lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Đến thời Nixon, Hoa Kỳ đảo ngược quyết định của ba vị Tổng thống trước đó mà dàn xếp thẳng với Trung Quốc và tháo chạy khỏi Việt Nam.

Tổng kết lại, Hoa Kỳ có những mục tiêu và ưu tiên dời đổi từng thời kỳ vì những tính toán toàn cầu mà chẳng hiểu gì về văn hoá và lịch sử Việt Nam. Ngày nay cũng vậy mà thôi! Trong khi đó, chúng ta ở miền Nam thì cũng không hiểu gì về Hoa Kỳ và chẳng nhìn xa hơn cục diện Đông Dương nên cứ tưởng rằng Mỹ không bao giờ bỏ Việt Nam.

Việc truyền thông và chính trường Mỹ xuyên tạc và mạ lỵ miền Nam là một sai lầm mà thế hệ trẻ ngày nay ở tại Mỹ cần hiểu ra và tìm cách cải sửa. Nhưng việc chính là thời xưa chúng ta cũng không hiểu gì về những mâu thuẫn và bất nhất của Hoa Kỳ. Đấy cũng là một vấn đề.
Xưa kia, dân ta không có nhiều người ở tại Mỹ để hiểu ra và nói lại về xã hội và chính trường Hoa Kỳ cho lãnh đạo ở nhà biết cách ứng xử. Bây giờ hoàn cảnh đã thay đổi nhưng lãnh đạo Cộng sản ở nhà chưa chắc đã biết ứng xử vì cứ tin rằng cuối cùng thì cũng lừa được Mỹ để kiếm tiền và dựa vào Trung Quốc để giữ quyền. Đấy là một thái độ tự sát! 

Chế độ cộng sản không thể tồn tại được, nhưng nước Nam sau đó phải giải quyết bài toán Trung Quốc như thế nào, và với những quốc gia nào là loại thách đố cho thế hệ tương lai, cho lớp người ở tuổi hai ba chục, ở trong và ngoài nước. Nếu hiểu ra nước Mỹ thì may ra mình không phạm vào những sai lầm của thế hệ trước.

Chỉ vì mình là người Việt cho nên nếu còn một chút hy vọng thì đó là cố gắng tự giải ảo và chia sẻ những ý nghĩ đó với người Việt Nam khác, nhất là với những người trẻ. Chúng ta chưa biết là nên nói gì với người Mỹ thì giữa người Việt với nhau cũng phải biết là quyền lợi của đất nước nằm ở đâu. Chỉ nội việc ấy cũng đã đòi hỏi nỗ lực suy tư của nhiều người. Biến cố 1975 có thể là một cơ hội suy tư vì ta không đánh lại một trận chiến cũ mà nên tự sửa soạn cho những trận chiến mới mà nước nhà sẽ gặp sau này.

Nhìn về tương lai, Trung Quốc là một cường quốc đang lên với rất nhiều vấn đề nguy ngập ở bên trong. Chúng ta đã và còn phải nói về những vấn đề nguy ngập đó của họ để lường trước cơn khủng hoảng từ Trung Quốc có thể dội ngược vào Việt Nam. Hoa Kỳ ngày nay đang quan tâm đến ưu tiên khác và thả nổỉ cho các quốc gia Đông Á phải đối phó hoặc thoả hiệp với Trung Quốc. Với Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, ngày xưa Hoa Kỳ muốn xây dựng liên minh để be bờ ngăn chặn cộng sản. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ bị lôi vào một trận chiến khác chống khủng bố Hồi giáo cực đoan rồi cũng lúng túng và mâu thuẫn về hình thái chiến tranh mà ngay nay còn chưa biết gọi tên là gì!
Trong khi ấy, các nước Đông Á bị hay được thả nổi từ 1992 thì phải thỏa hiệp và cũng lại theo Hoa Kỳ đầu tư vào Hoa lục với ước mơ thuần hóa một chế độ bá quyền đã nhuần nhuyễn kỹ thuật cộng sản. Sau khi bang giao với Việt Nam cũng trong ảo tưởng thuần hóa chế độ Hà Nội bằng kinh tế, Hoa Kỳ đang phát giác một thay đổi lớn.

Đó là từ năm 2000 trở về sau, cường quốc đại lục là Trung Quốc đang muốn trở thành cường quốc hải dương nên sẽ thách đố vị trí siêu cường toàn cầu của nước Mỹ. Sẽ có ngày Hoa Kỳ lại đảo ngược ưu tiên và quay về Đông Á. Khi ấy, nước Mỹ có thể lại xây dựng một liên minh với các quốc gia bán đảo hay hải đảo tại Á Châu, từ Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan tới các nuớc Đông Nam Á và cả Úc Đại Lợi và Ấn Độ.

Khi ấy, Việt Nam sẽ đứng đâu, là con ngựa chiến của Trung Quốc hay là tiền đồn của các nước tự do? Đó là vấn đề của người Việt mình.

Vấn đề của Mỹ là lần này Hoa Kỳ có phạm vào những sai lầm cũ hay không? Còn vấn đề của Trung Quốc là sẽ bành trướng tới đâu trước khi tự tan xác vì những mâu thuẫn nội tại của họ? Trong ngần ấy trường hợp, Việt Nam đều nằm trên tuyến đầu và bị rủi ro nhiều nhất.

Sau một thế kỷ đấu tranh giành độc lập thì lại mất độc lập vào thế kỷ 21 và còn có thể bị lôi vào nạn binh đao thì quả là dân tộc ta thiếu may mắn!


(Sau 36 năm mà vẫn phải nhắc lại chuyện thắng bại 1.9.7.5 để giải ảo thì quả là đáng buồn! NXN)

Tổng số lượt xem trang