Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Việt-Trung công bố các hiệp định về biên giới có hiệu lực

Mô tả ảnh.TS Trần Công TrụcThác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn, là sông chung của Việt Nam và Trung Quốc. Ảnh: VNN  
đăng lại theo yêu cầu bác Trần Phong, để nhớ lại lịch sử .
- TRAO ĐỔI LẠI MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TRẬN CHIẾN 1984 TẠI 1509- THANH THỦY, HÀ GIANG (blog Phạm Viết Đào)  - CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG QUA HỒI ỨC CỦA MỘT CỰU CHIẾN BINH TRUNG HOA (blog Phạm Viết Đào).
THÔNG TIN PHÍA VIỆT NAM VỀ NHỮNG TRẬN ÁC CHIẾN 1984 TẠI 1509-VỊ XUYÊN, HÀ GIANG. (blog PVĐ đã bị tin tặc phá, những bài này mất rồi, phần dưới có lưu lại một số bài)
ĐẶNG TIỂU BÌNH SỬ DỤNG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT ĐỂ CỦNG CỐ ĐỊA VỊ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm, ngày 22-7-2010

Tuần san châu Á số từ 11-18/7/2010 đăng bài của Giang Tấn về những ân oán trong quan hệ Trung-Việt. Theo Giang Tấn, cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979 chủ yếu là do một mình Đặng Tiểu Bình quyết định nhằm củng cố địa vị của mình.

Dẫn lời ông Nghê Sáng Huy, một người từng trải qua những năm tháng chiến tranh Trung-Việt, tác giả cuốn “Mười năm chiến tranh Trung-Việt” vừa được Nhà xuất bản Thiên Hành Kiện (Hồng Công) ấn hành vào đầu tháng 6/2010, Giang Tấn cho biết vào năm 1977, Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Hội nghị Trung ương 3 khóa X, khôi phục các chức vụ lãnh đạo cho Đặng Tiểu Bình, gồm Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng quân đội. Một năm sau đó, Đặng Tiểu Bình lại được bầu làm Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc. Cách mạng Văn hóa vừa kết thúc, Đặng Tiểu Bình muốn trước tiên phải lập lại trật tự, thúc đẩy đường lối tư tưởng, nên đưa ra trọng điểm công tác cho cả nước là chuyển dịch sang xây dựng kinh tế. Tuy nhiên, khi đó ở Trung Quốc, tư tưởng tả khuynh trong, ngoài đảng và ở quần chúng vẫn tiếp tục “trượt” theo quán tính. Đặc biệt là nhóm trong Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Hoa Quốc Phong cầm đầu vẫn chủ trương tiếp tục duy trì lý luận và thực tiễn của Cách mạng Văn hóa thêm một thời gian. Trong quân đội Trung Quốc cũng có không ít cán bộ cao cấp tỏ ra không thông với chính sách và đường lối của Đặng Tiểu Bình. Chính vì thế, Đặng Tiểu Bình thấy rằng muốn phá vỡ cục diện này, phải tiến hành cải cách mở cửa. Nhưng nếu chỉ dựa vào chức vụ của Đặng Tiểu Bình khi đó thì khó có thể xoay chuyển được tình thế, mà phải cần đến một phương thức có thể quét sạch được mọi chướng ngại của thế lực cực tả đối với cải cách mở cửa.
Theo ông Nghê, nếu như khi đó đưa ra những đánh giá lịch sử về Mao Trạch Đông, phủ định đường lối “hai phàm là” của Hoa Quốc Phong (Phàm là quyết sách Mao Chủ tịch đưa ra, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ; Phàm là chỉ thị của Mao Chủ tịch, chúng ta đều phải tuân thủ trước sau như một – P/v TTXVN), thời cơ vẫn chưa chín muồi. Do đó, Đặng Tiểu Bình quyết định lợi dụng chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tham mưu trưởng và sự tín nhiệm của phái nguyên lão trong quân đội đối với mình để tìm kiến sự đột phá từ quân đội. Đặng Tiểu Bình cho rằng cần thiết phải phát động một cuộc chiến tranh chống lại “kẻ xâm lược”, thông qua chiến tranh để chuyển hướng đấu tranh trong nước, tái cố kết sự đoàn kết dân tộc của người dân. Đặng Tiểu Bình cũng muốn nhân cơ hội sau chiến tranh tiến hành điều chỉnh nhân sự trong quân đội. Quả nhiên, sau chiến tranh Trung-Việt, Đặng Tiểu Bình đã làm một cuộc “thay máu” đối với quân đội, đưa một loạt cán bộ trẻ, cán bộ trung niên vào vị trí lãnh đạo. Có thể nói, tiến hành chiến tranh là con đường nhanh nhất giúp Đặng Tiểu Bình xác lập quyền uy tuyệt đối trong Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cải cách mở cửa.
Ông Nghê cho rằng Trung Quốc đánh Việt Nam là do Việt Nam đưa quân vào Campuchia và Trung Quốc ủng hộ Campuchia chống lại Việt Nam. Ban đầu, Trung Quốc gọi đây là “phản kích tự vệ” sau đó lại đổi thành “đánh trả”. Cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt, theo ông Nghê, tuy đã khiến Việt Nam rút một phần quân khỏi Campuchia, phá vỡ thế bao vây chiến lược của Liên Xô đối với Trung Quốc, làm rõ quân bài chiến lược của Mỹ và Liên Xô, rèn luyện quân đội, nhưng kết quả đạt được rất hạn chế: Không lấy được đất đai của Việt Nam, cũng không lật đổ được chính quyền Việt Nam (nguyên văn là “tập đoàn thống trị Lê Duẩn”). Và mặc dù các mục đích mà Quân ủy Trung ương Trung Quốc đề ra cơ bản đạt được, nhưng nếu xét về lợi ích chỉnh thể của quốc gia, cái hại vẫn lớn hơn cái lợi. Tại sao vậy? Ông Nghê cho rằng trước tiên là cuộc chiến tranh Trung-Việt đã được các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu lấy làm cái cớ để cô lập Trung Quốc. Hai là, việc Trung Quốc xuất binh tấn công Việt Nam đã làm kinh động các nước Đông Nam Á. Ba là, cắt đứt quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới thứ ba, khiến Bắc Kinh rơi vào thế cô lập. Bốn là, Trung Quốc mất đi uy tín trong xử lý quan hệ cấp quốc gia. Năm là, chiến tranh Trung-Việt gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cả cho Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Khi nói về trình tự tiến hành chiến tranh, ông Nghê cho biết một cuộc chiến tranh tất yếu phải đi theo những trình tự do pháp luật quy định. Trước đây, quan niệm pháp trị của người Trung Quốc không cao và nó được biểu hiện trong một số cuộc chiến tranh lớn. Ví dụ: Chiến tranh Triều Tiên chủ yếu do một mình Mao Trạch Đông quyết định, Chiến tranh Trung-Việt chủ yếu do một mình Đặng Tiểu Bình quyết định. Một người hoặc một vài người vội vàng quyết định tiến hành chiến tranh, theo ông Nghê, khó có thể tránh khỏi việc quyết định đó mang màu sắc tình cảm phiến diện, chủ quan của cá nhân, rất dễ phạm phải sai lầm mang tính lịch sử và hậu quả cũng vô cùng đáng sợ.
Ông Nghê cho biết chiến tranh Trung-Việt không những không được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) thảo luận thông qua, mà cũng không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Theo ông Nghê, chiến tranh phải công khai với nhân dân, cho phép nhân dân bày tỏ thái độ của mình. Nhân dân vốn là chủ nhân của đất nước, nên có quyền được biết tình hình, có quyền được bày tỏ thái độ. Việc nhân dân có thể bày tỏ thái độ một cách tự do đối với một cuộc chiến tranh cũng có lợi cho việc ngăn ngừa một số cá nhân nào đó đi ngược lại ý nguyện của đại đa số nhân dân, phát động chiến tranh./.
Đặng Tiểu Bình sử dụng chiến tranh Việt-Trung để củng cố địa vị talawas blog
Nhật báo Ba Sàm giới thiệu tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam về bài viết của tác giả Giang Tấn được đăng trên Tuần san Châu Á vào tháng 7/2010 về những ân oán trong quan hệ Việt-Trung. Theo tác giả bài viết cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979 chủ yếu là do một mình Đặng Tiểu Bình quyết định nhằm củng cố địa vị của mình.
Bài viết cho biết khi cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc vừa kết thúc, Đặng Tiểu Bình muốn trước tiên phải lập lại trật tự, thúc đẩy đường lối tư tưởng và đã đưa ra trọng điểm công tác cho cả nước Trung Quốc là chuyển dịch sang xây dựng kinh tế, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào chức vụ của Đặng Tiểu Bình khi đó thì khó có thể xoay chuyển được tình thế, mà phải cần đến một phương thức có thể quét sạch được mọi chướng ngại của thế lực cực tả đối với cải cách mở cửa.
Theo lời ông Nghê Sáng Huy, một người từng trải qua những năm tháng chiến tranh Việt-Trung, tác giả cuốn “Mười năm chiến tranh Trung-Việt” được xuất bản tại Hồng Công đầu tháng 6/2010, Đặng Tiểu Bình khi đó cho rằng cần thiết phải phát động một cuộc chiến tranh chống lại “kẻ xâm lược”, thông qua chiến tranh để chuyển hướng đấu tranh trong nước, tái cố kết sự đoàn kết dân tộc của người dân. Đặng Tiểu Bình cũng muốn nhân cơ hội sau chiến tranh tiến hành điều chỉnh nhân sự trong quân đội. Ông Nghê Sáng Huy cho rằng tiến hành chiến tranh là con đường nhanh nhất giúp Đặng Tiểu Bình xác lập quyền uy tuyệt đối trong Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cải cách mở cửa.
Trung Quốc  - Việt Nam: U.S. Apparel Retailers Turn Their Gaze Beyond China (WSJ 15-6-10)
Kinh Điển - Việt Nam - Trung Quốc: Borderlands and border narratives: a longitudinal study of challenges and opportunities for local traders shaped by the Sino-Vietnamese border (J. of Global History 2010)
Mộ tập thể 3.700 liệt sỹ Việt Nam tại Trung Quốc?
BBC Tiếng Việt cho biết theo một nguồn tin từ Nhật Bản, 3.700 lính Việt Nam tử nạn đã được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc sau một trận đánh vào tháng Bảy năm 1984.
Tài liệu trên được dùng cho mục đích nghiên cứu và giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội Nhật Bản và được viết bởi nghiên cứu viên Nakamura Masanori (đọc bản dịch của Hà Minh Thành trên blog của nhà văn Phạm Viết Đào).
Theo tài liệu này, trận chiến Lão Sơn, (phía Việt Nam gọi là Cao điểm 1509), được xem là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra tại một căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1509 và điểm cao 1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.
Ngoài ra bài viết cũng đưa ra câu hỏi rằng kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là ” MB84, thu hồi lãnh thổ” [của Việt Nam] đã được vạch công phu, nhưng có phải cả tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội?
3.700 liệt sỹ VN trong mộ tập thể ở TQ? BBC
Tin từ Nhật Bản nói sau một trận đánh cách đây 26 năm, 3.700 lính Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.
Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.
Tài liệu này được một người Việt ở Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng.
Theo tài liệu này, trận tiến công của quân đội Việt Nam nhằm chiếm lại điểm cao Núi Đất, hay Cao điểm 1509, được xem là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu thời kỳ sau này.
Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.
Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.
Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.
Trong khoảng thời gian một vài tháng, Cao điểm 1509 đã lần lượt đổi chủ, cho tới tháng Bảy 1984, khi nó nằm trong tay quân Trung Quốc và Việt Nam tổ chức tấn công để giành lại Núi Đất.
Mộ tập thể
Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.
Thế nhưng kế hoạch của họ đã thất bại do bội phản "từ một sỹ quan quân báo cao cấp".
Trong cuốn sách 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' của ba tác giả Trung Quốc Kim Huy (Jin Hui), Trương Tuệ Sinh (Zhang Hui Sheng) và Trương Vệ Minh (Zhang Wei Ming) cũng có chương nhắc đến Bấm trận Lão Sơn, đăng trên mạng quốc phòng china-defense.com.
Nhiều trang mạng tiếng Hoa và tiếng Việt khác hiện cũng có Bấm tư liệu gồm cả hình ảnh về trận đánh ít được nói tới trên truyền thông chính thức tại Việt Nam.
Việt Nam tưởng niệm bộ đội hy sinh hồi chiến tranh Biên giới 1979Núi Đất lúc đó nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang.
Các tài liệu đều nói trận đánh bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài tới 17 tiếng đồng hồ. Dù rất ngoan cường nhưng phía Việt Nam đã phải rút lui, để lại 3.700 xác tử sỹ tại chiến trường.
Thông tin trong cuốn 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' còn nói hai hôm sau đó, tức 14/07/1984, phía Trung Quốc tiêu diệt thêm 60 lính Việt Nam sang thu gom xác liệt sỹ.
Tất cả các xác binh sỹ Việt Nam sau đó được lính binh chủng hóa học của Trung Quốc hỏa thiêu bằng ống phun lửa.
Trên blog của mình, ông Hà Minh Thành, người nói đã tới khu vực Núi Đất/Lão Sơn cuối năm ngoái, viết ông đã được giới thiệu hố chôn tập thể của các bộ đội Việt Nam.
Khu vực này nay đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Chưa biết liệu phía Việt Nam có kế hoạch quy tập con số tử sỹ này hay không.
Thông tin chưa được kiểm chứng mà một người dân địa phương cung cấp cho ông Thành nói một số bộ đội Việt Nam khi bị chôn vẫn còn sống.
Thông tin về giai đoạn xung đột Việt - Trung sau cuộc chiến 1979 ít được nhắc tới ở Việt Nam.
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 28/7, ông Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam hồi đó nhưng hiện sống tại Paris, cho hay Bộ Tổng tham mưu của quân đội Việt Nam biết về thất bại của trận Núi Đất và quyết định cho rút quân vì thương vong quá cao.
Hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền vào năm 1999 nhưng mãi tới năm ngoái mới thống nhất được đường biên.
Quá trình đàm phán biên giới đất liền được nói kéo dài hơn 35 năm.
Giao tranh đẫm máu tại cao điểm 1509 (Lão Sơn) Thanh Thuỷ, Hà Giang
Được thông tin tình báo chính xác từ một sĩ quan cao cấp trong Cục quân báo Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí đã nắm rõ toàn bộ kế hoạch hành quân tái chiếm căn cứ của VN. Bằng cách bố trí pháo binh mạnh và hỏa tiễn đa liên tranh tập trung vào các điểm quân đội Việt sẽ tập kết bên mạn sườn núi ở cao độ 500 và 800, quân đội Trung Quốc chỉ còn chờ đợi quân đội Việt Nam bước vào cửa tử bằng trận địa bao vây bằng hỏa tiễn và pháo.
Nguồn: blog Phạm Viết Đào
27.07.2010
Tác giả: Nghiên cứu viên Nakamura Masanori
Hà Minh Thành dịch
Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội.
Cục phòng vệ Nhật Bản-Đại học Phòng vệ.

Trận chiến Lão Sơn, (phía Việt Nam gọi là Cao điểm 1509), được xem là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra tại một căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1059 và điểm cao 1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.
Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng năm 1984 khởi màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam.
Cuộc giao tranh quân sự giữa quân đội 2 nước Việt Nam và Trung Quốc chia thành 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 : Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 năm 1984Giai đoạn 2 : Từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 1984Giai đoạn 3 : Từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984
Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử xáp lá cà (bạch binh chiến) của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này, với số thương vong quá lớn, quân đội VN đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó.
Sau hiệp định hoạch định biên giới Việt Trung thì 2 vùng núi này chính thức trở thành lãnh thổ của Trung Quốc.
1/ Tương quan lực lượng tham chiến:
Phía Trung Quốc :
Tướng chỉ huy : Dương Đắc ChíChiến lực: Quân đoàn 14, Quân đoàn 11,Quân đoàn 1, Tập đoàn quân 67, Tập đoàn quân 27, Tập đoàn quân 13.Số binh sĩ thương vong: Bất minh (có nguồn thông tin cho biết khoảng 939 binh sử tử trận)
Phía Việt Nam:
Tướng Chỉ huy: Tướng Văn Tiến DũngLực lượng tham chiến: Sư đoàn 313, Sư đàn 316, Sư đoàn 356 chính quy. Địa phương quân và dân binh.Số binh sĩ thương vong: Bất minh (theo nguồn tin Trung Quốc thì có 3700 binh sĩ Việt Nam tử trận còn lại trên chiến trường. Dự đoán binh sĩ tử trận khoảng 4000 binh sĩ.)
Theo nguồn tin của phóng viên chiến trường của NHK được biết chính xác là: trung đoàn 174 thuộc sư đòan 316 VN sau 10h giao tranh với sư đoàn 119 của Trung Quốc tại điểm cao 142, 149 thuộc khu vực Na Lập vào ngày 12 tháng 7 năm 1984, phía VN bị tử thương 300 binh sĩ tại mặt trận.
2/ Quá trình đưa đến sự giao tranh
Trong suốt thời gian trước hoạch định biên giới Việt Trung thì Lão Sơn và Giả Âm Sơn được công nhận là lãnh thổ của Việt Nam. Lão Sơn với cao độ 1422.2mm so với mặt biển là một vị trí chiến lược quan trọng trong phối trí quân lực trong suốt lịch sử vệ quốc của người Việt Nam. Từ đây có thể giám sát con đường huyết mạch nối từ Hà Giang của Việt Nam sang Trung Quốc.
Năm 1979 trên đường tiến quân sang đánh Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí tư lệnh quân khu Côn Minh đã chiếm vùng này. Sự tiến quân quá nhanh của Trung Quốc vào Việt Nam đã khiến tướng Dương Đắc Chí khinh địch và đánh giá thấp tướng Võ Nguyên Giáp một thiên tài quân sự của Việt Nam.
Trong một công điện báo công với Đặng Tiểu Bình, sau khi xâm nhập vào Việt Nam mà không bị tổn thất nhiều, tướng Dương Đắc Chí đã xin phép cho thêm một tuần nữa để tiến quân đến Hà Nội, bắt sống toàn bộ ban lãnh đạo Việt Nam. Phía Việt Nam, Tướng Võ Nguyên Giáp đã áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật: Dụ địch vào sâu nội địa; Cắt đứt quân viện hậu cần; Tổng phản công… một chiến thuật trong kinh nghiệm vệ quốc hàng ngàn năm qua của người Việt Nam đối với Trung Quốc.
Tướng Võ Nguyên Giáp với các lực lượng khinh binh và địa phương quân đã phá hủy toàn bộ các tuyến quân viện hậu cần của Tướng Dương Đắc Chí; hành động quân sự này khiến trên 500 chiến xe của Giải phóng quân Trung Quốc dưới quyền của tướng Dương Đắc Chí trở thành những cục sắt chết không hoạt động được trên chiến trường vì thiếu nhiên liệu và trở thành các điểm tác xạ của Địa phương quân VN.
Trước tình thế tan rã toàn bộ các quân đoàn tiến chiếm Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí buộc phải cấp tốc xin lệnh rút binh về nước. Trên đường rút binh của tướng Dương Đắc Chí , quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề bởi sự truy kích bằng pháo binh của quân đội Việt Nam từ điểm cao 1509 này.
Có một kỳ tích về hành quân mà đến thời điểm này, các nhà phân tích về chiến lược quân sự cũng không hiểu bằng cách nào, chỉ trong vòng một thời gian ngắn chưa đầy 1 ngày, tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam có thể phối trí một lực lượng pháo binh mạnh tại Cao điểm 1509, một căn cứ có địa hình hiểm trở để có thể truy kích tận diệt các binh đoàn của Trung Quốc trên đường rút chạy khỏi VN. Mặc dầu Đặng Tiểu Bình tuyên bố đã dạy xong cho VN một bài học, nhưng trên thực tế thì có thể nói rằng gần như toàn bộ các quân đoàn của quân khu Côn Minh dưới quyền tướng Dương Đắc Chí đã hoàn toàn bị xóa sổ.
Từ sau bài học về sự đại bại chiến dịch quân sự đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã phải đi đến quyết định cải cách lại quân đội theo hướng hiện đại hóa. Tướng Dương Đắc Chí được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình đã nắm chức Tổng tham mưu trưởng kiêm Ủy viên Quân ủy Trung ương. Để phục hận về trận đại bại 5 năm về trước, để có thể kiểm soát không phận và uy hiếp tỉnh Hà Giang, cũng như làm bàn đạp để tấn công bình định Việt Nam trong tương lai, đồng thời nhằm khôi phục lại uy tín của quân đội đã xuống đến tận đáy, tướng Dương Đắc Chí đã lên kế hoạch chiếm lĩnh 2 điểm cao của vùng núi Lưỡng Sơn này.
3/ Quá trình giao tranh
Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân độI Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô vào điểm cao 1059 của Việt nam mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1984
Ngày 28 tháng 4 qua thông tin tình báo biết được phía VN đang chuẩn bị thay quân tại điểm cao này. Vào lúc quân số của phía VN đồn trú ít nhất ở căn cứ 1059, tướng Dương Đắc Chí đã ra lệnh cho sư đoàn 40 và sư đoàn 49 thuộc Quân đoàn 14 quân khu Côn Minh bắt đầu tấn công căn cứ hiểm yếu này. Mặc dầu với số quân áp đảo là 2 sư đoàn, nhưng trước sự thiện chiến và quả cảm của lực lượng nhỏ quân đội Việt Nam đóng tại đó, phía Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Phải sau 18 ngày chiến đấu, quân đội Trung Quốc mới chiếm lĩnh được một phần của Lão Sơn và Giả Âm Sơn vào ngày 15 tháng 5 năm 1984.
Ngày 12 tháng 6 đến ngày 7 tháng 10 năm 1984 được xem là giai đoạn giao tranh thứ 2, quân đội VN đã cố gắng tổ chức tái chiếm lại Lão Sơn, trong giai đoạn giao tranh này, thương vong phía Việt Nam không xác định được, nhưng phía Trung Quốc thì 2 đại đội có nhiệm vụ tử thủ căn cứ này đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Phía Việt Nam tạm thời chiếm lại Lão Sơn.
Rút kinh nghiệm từ lần giao tranh này, tướng Dương Đắc Chí đã cho sử dụng hỏa tiễn liên trang để đối kháng và sau đó dùng bộ binh tái chiếm căn cứ. Đối lại quân đội VN dùng súng cối và vũ khí hạng nhẹ, lưỡi lê với cách đánh cận chiến cảm tử bám sát vào quân đội Trung Quốc để đánh nhằm giảm nguy cơ thương vong vì hỏa tiễn đã gây thương vong khủng khiếp cho cả lực lượng hai bên. Tuy nhiên trước sự áp đảo về lực lượng và vũ khí của Trung Quốc, phía Việt Nam đã chịu thất bại trong nỗ lực phòng thủ căn cứ. Sau trận giao tranh này Trung Quốc chiếm được cao điểm 1509.
4/ Giai đoạn 3 của cuộc giao tranh…
Bắt đầu từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7. Được thông tin tình báo chính xác từ một sĩ quan cao cấp trong Cục quân báo Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí đã nắm rõ toàn bộ kế hoạch hành quân tái chiếm căn cứ của VN. Bằng cách bố trí pháo binh mạnh và hỏa tiễn đa liên tranh tập trung vào các điểm quân đội Việt sẽ tập kết bên mạn sườn núi ở cao độ 500 và 800, quân đội Trung Quốc chỉ còn chờ đợi quân đội Việt Nam bước vào cửa tử bằng trận địa bao vây bằng hỏa tiễn và pháo.
Phía Việt Nam lần này với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự Liên Xô và trực tiếp tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy, lực lượng tấn công đã tổ chức nghi binh nhằm đánh lạc hướng theo dõi của tình báo Trung Quốc bằng cách: chọn ra 6 trung đoàn từ các sư đoàn 313, sư đoàn 316, sư đòan 356.
Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là "MB84, thu hồi lãnh thổ" đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội?
Ngày 12 tháng 7 năm 1984, 6 trung đoàn quân Việt Nam lần lượt tập kết vào các địa điểm đã được tướng Dương Đắc Chí đợi sẵn ở cao độ 500 và 800 bên dưới cao điểm 1059.
5 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 12 tháng 7 quân đội VN bắt đầu men theo triền núi để tổng công kích và trận pháo kích bao vây tận diệt của tướng Dương Đắc Chí cũng bắt đầu. Sau 17 tiếng đồng hồ pháo kích tập trung vào các điểm đã biết trước dựa theo kế hoạch hành quân mang tên MB84 của Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí hoàn toàn đại thắng. Quân đội VN buộc phải rút lui với số liệu thương vong do phía Trung Quốc công bố: khoảng 3700 thi thể binh sĩ Việt Nam đã bị bỏ lại trên đỉnh Lão Sơn…
(Còn nữa…)
THÔNG TIN TỪ NHẬT BẢN VỀ TỔN THẤT CỦA VIỆT NAM TRONG TRẬN PHẢN CÔNG NĂM 1984
NHẰM CHIẾM LẠI CÁC CAO ĐIỂM 1509 TẠI THANH THỦY, HÀ GIANG BỊ TRUNG QUỐC CHIẾM GIỮ…
-Việt Nam đã thất bại trong trận này do đã bị phản bội bởi một sĩ quan cao cấp trong Cục Quân báo Việt Nam; tên này đã bán thông tin chi tiết về kế hoạch hành quân tái chiếm Núi Đất ( Cao điểm 1509 ) cho tình báo Trung Quốc ?  ( Thông tin từ phía Nhật Bản )...


- Một người lính tên là Nguyễn Văn Nam thuộc Sư đoàn 313 của Việt Nam, trước khi bị phía Trung Quốc đẩy xuống hố thiêu sống, anh đã gửi lại 1 cuốn nhật ký cho 1 người lính Trung Quốc tên là Vương Hoàn Hải; hiện cuốn nhật ký đó đang được anh trai của Vương Hoàn Hải giữ và anh ta mong muốn trả lại cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Nam. Ảnh chụp anh trai Vương Hoàn Hải cầm trong tay cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Nam.
Phạm Viết Đào.
Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng bảy dương lịch, tức ngày 13-14 tháng 6 âm lịch, gia đình tôi lại làm giỗ thắp hương cho chú em là liệt sĩ Phạm Hữu Tạo, đã hy sinh trong trận tiến đánh các cao điểm bị Trung Quốc chiếm tại Thanh Thủy,Vị Xuyên, Hà Giang…Dịp này, gia đình tôi vẫn thường nhận được sự thăm hỏi của bà con, bạn bè nhất là đồng đội cũ của chú em tôi. Nhất là sau khi tôi đưa lên mạng bài viết:Tôi đưa linh hồn em trai tôi-liệt sĩ Phạm Hữu Tạo từ Hà Giang về quê…thì hàng năm có thêm nhiều thư từ gửi tâm nhang tới gia đình tôi vào dịp này.
Năm nay, tôi cũng đã nhận được nhiều thư thăm hỏi của một số bạn, trong đó đặc biệt có thư của minhsondtyb đồng đội cùng trung đoàn 876 sư 356 và với em trai tôi và bạn Hà Minh Thành từ Nhật Bản gửi về…
Tôi xin thay mặt gia đình cảm tạ sự quan tâm của bè bạn còn nhớ tới em trai tôi, liệt sĩ Phạm Hữu Tạo, một trong những liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ bỡ cõi, biên cương của Tổ Quốc.
Tôi xin được trích đưa bức thư của bạn Hà Minh Thành gửi cho tôi, đây là bức thứ có nhiều thông tin đáng suy ngẫm, bức thư góp phần nhắc mọi người nhất là các cơ quan chứ năng cần phải nhớ tới những người con của đã quyên thân mình chiến đấu bảo toàn lãnh thổ của Tổ quốc, nhất là trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc…

THƯ CỦA BẠN HÀ MINH THÀNH- NHẬT BẢN GỬI CHO CHỦ BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO



Chào anh Đào !
Em là Hà Minh Thành, ở Nhật xin gửi tặng anh Đào một số hình ảnh về núi Đất bây giờ đã thuộc về Trung Quốc sau hiệp định hoạch định biên giới; tên mới của Trung Quốc bây giờ là Lão Sơn mà em đã chụp vào tháng 12 năm ngoái. Khu vực này hiện tại vẫn còn được xem là khu vực quân sự trọng yếu do quân đội Trung Quốc quản lý. Dĩ  nhiên ngoài những chỗ họ cho phép thì hầu như họ cấm chụp ảnh, quay phim với lý do có rất nhiều mìn. Em đã lén chụp ở khu vực chôn các liệt sĩ VN , anh xem trong các tấm hình có một hình em ngồi ở bên cạnh một cái hố , trên đó có nhiều phiến đá vuông (hình số 17).



Ông Vương Hoàn Hải một sĩ quan Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến đó đã cho em biết đó là nơi chôn các binh sĩ Việt Nam bị chết trong trận đó. Ông ta vô tình kể một chi tiết là sau khi chiếm được Núi Đất thì họ thu gom hài cốt binh sĩ cả 2 bên, thi thể lính Trung Quốc thì họ đưa về phía sâu bên Trung Quốc cách đó 10km và làm nghĩa trang liệt sĩ , còn thi thể của các liệt sĩ VN cũng như các thương binh nặng nhẹ, các tù binh bị tập trung xử bắn hàng loạt tại chỗ không phân biệt đã chết hay còn sống, họ liệng xuống cái hố đó và nhờ lực lượng Hóa học đốt, sau đó thì cho xe ủi lấp.
Ông ta nói rằng không nhớ chính xác nhưng trong cái hố đó có khoảng 3700 xác binh sĩ VN. Cho đến ngày hôm nay ông ta và các đồng đội vẫn còn ám ảnh tiếng kêu gào của các thương binh VN trong biển lửa khi hỏa thiêu họ. Em đã không cầm được nước mắt và quỳ xuống cảm tạ trước ngôi mộ hoang tàn mà trong đó có thể có thi thể của anh Tạo em của anh, một người bằng tuổi của em đã Vị quốc vong thân.



Hy vọng anh Đào với tiếng nói của một nhà văn hãy kêu gọi chính phủ VN phải bằng mọi giá quy tập hài cốt của các liệt sĩ mình cho họ trở về quê hương và gia đình. Nếu không làm được thì cũng nên vinh danh những người anh, người con đã ngả xuống để bảo vệ lãnh thổ trong cuộc chiến không cân sức, để đỡ tủi thân những người đã khuất cũng như gia đình họ…
Theo thông tin đoàn làm phim thu thập được thì trong trận chiến đó, phía Việt Nam đã thất bại do đã bị phản bội bởi một sĩ quan cao cấp trong Cục Quân báo Việt Nam, tên này đã bán thông tin chi tiết về kế hoạch hành quân tái chiếm Núi Đất cho tình báo Trung Quốc.
Rất tiếc cho đến lúc này, chính phủ VN và Bộ Quốc Phòng Việt Nam vẫn chưa hồi âm cho phép đoàn làm phim của đài TBS phỏng vấn các sĩ quan, binh sĩ và dân chúng VN  để bộ phim phóng sự có một góc nhìn trung thực từ cả hai phía. Theo em đây là một cơ hội để phía VN lên tiếng cho thế giới biết Trung Quốc đã xâm chiếm lãnh thỗ của mình.
Trong phạm vi khả năng của em thì em cố gắng dịch, sưu tầm các tài liệu  và hướng cho đạo diễn Bành Trung Nghĩa làm phim theo một góc nhìn trung thực, không thiên vị phía Trung Quốc, vì dù sao ông ta cũng là người gốc Hoa.
Trong khi chính quyền Lạng Sơn thì cho Trung Quốc vào tảo mộ liệt sĩ của họ còn hài cốt của liệt sĩ VN còn ở núi Đất thì lại im lặng và bị lãng quên…
TÁI BÚT:
Hà Minh Thành trao đổi thư từ qua mạng với tôi sau loạt bài tôi viết trên Website Hội Nhà văn VN, tôi viết về vụ án nhận hối lộ của Huỳnh Ngọc Sĩ và vụ 1 phi công Việt Nam chở hàng ăn cắp từ Nhật bản về.Hà Minh Thành đã cung cấp cho tôi một số tin quan trọng liên quan tới vụ án, anh cho biết: anh là người tham gia dịch rất nhiều tài liệu của vụ án hối lộ CPI.
Anh còn cung cấp một số thông tin về một số việc làm nhem nhuốc của một số cơ quan ngoại giao Việt Nam làm việc tại Nhật Bản. Tôi đã tham mưu cho Chủ tịch Hội Nhà văn VN chuyển các thông tin do Hà Minh Thành cung cấp cho các cơ quan chức năng ( Ban phòng chống tham nhũng TW ) của Việt Nam để giải quyết…
Từ khi tôi mở Blog riêng, Hà Minh Thành thường có nhiều comment và thư trao đổi với tôi. Tôi coi Hà Minh Thành là một trong những bạn tâm giao trên mạng, mặc dù chưa từng gặp và quen anh.
Còn nguyên nhân Thành cung cấp thông tin trên là do: sau khi đọc bài tôi viết về em trai tôi, Thành cho biết đạo diễn truyền hình Nhật Bản Hãng TBS là ông Bành Trung Nghĩa, người gốc Hoa muốn làm một bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh biên giới Việt -Trung. Ông Bành Trung Nghĩa cũng có một người em là lính Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến tranh này và đã tử trận. Do vậy, ông rất muốn sang Việt Nam để quay phim, lấy thêm hình ảnh, tài liệu, làm việc với các nhân chứng phía Việt Nam trong đó có tôi vì ông và tôi đều mất người thân vì cuộc chiến này. Tôi đã trả lời với ông Bành Trung Nghĩa qua giới thiệu của Hà Minh Thành là sẵn sàng hợp tác với Đoàn làm phim Nhật Bản để làm bộ phim này nhằm mục đích: giúp cho thể giới hiểu đúng bản chất của cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam. Cần phải làm mọi cách để thế giới hiểu đúng đất nước và con người Việt Nam nhiều đời này luôn muốn có quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc, để được yên ổn làm ăn. Không một người dân Việt Nam yêu nước, lương thiện nào lại muốn gây sự với Trung Quốc; nhưng người Việt Nam cũng chẳng bao giờ chịu khuất phục Trung Quốc hay bất kỳ thế lực ngoại bang nào.
Hiện nay phía Việt Nam hình như chưa cho phép Đoàn làm phim của ông Bành Trung Nghĩa thực hiện bộ phim này, mặc dù năm 1979, một phóng viên của Nhật Bản hình như của Hãng NHK đã hy sinh trong khi quay phim tại chiến trường Lạng Sơn. Chi tiết này đã được đạo diễn Đặng Nhật Minh tái hiện lại trong bộ phim truyện Thị xã trong tầm tay…
Còn phía Trung Quốc thì đã chấp nhận cho Đoàn làm phim của ông Bành Trung Nghĩa thực hiện quay phim, lấy tài liệu trên đất Trung Quốc.Thông tin, ảnh mà Thành viết cho tôi là do khi anh tham gia gia Đoàn làm phim này chụp được.
Theo cá nhân tôi, các cơ quan chứ năng Việt Nam nên chấp nhận để Đoàn làm phim Nhật Bản được sang Việt Nam làm bộ phim này. Đến thời điểm hiện nay mà chúng ta lại vẫn chưa dám ngửa bài ra với Trung Quốc, Nhật Bản và thế giới trong các quan hệ giữa mình với Trung Quốc thì còn đợi đến bao giờ? Tại sao Trung Quốc người ta đã ngửa bài ra còn Việt Nam lại úp bài lại ?
Phải chăng chúng ta chưa đủ sự tự tin hay còn có những khoảng tối, góc khuất nào đó nên nếu ngửa bài ra không tiện cho ai đó chăng?
Quan hệ với thế giới bên ngoài mà yếu bóng vía như vậy thì làm sao thế giới người ta bắt tay, ủng hộ, người ta tin mình được?! Chúng ta đã từng chơi sòng phẳng, hiên ngang, ngang cơ với người Nhật, người Pháp , người Mỹ thì việc gì mà không sòng phẳng, hữu nghị được với Trung Quốc…
Nếu chúng ta không dám ngửa bài ra trong vụ tranh chấp biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc thì có khi thế giới người ta lại nghĩ: Hoặc là Việt Nam hèn, kém hoặc là Việt Nam cũng nhập nhèm, chơi bẩn với ông anh Trung Quốc nên mới bị ông anh trị cho là đáng đời???
Những người đang chịu trọng trách về các quan hệ đối ngoại của đất nước nên có bản lĩnh và tầm nhìn đó. Thế giới ngày nay không ai người ta lại bắt tay, chơi với bọn hèn kém và bẩn tướng cả !
P.V.Đ
SAU KHI BÀI NÀY ĐƯỢC ĐƯA LÊN MẠNG, HÀ MINH THÀNH ĐÃ GỬI CHÚ THÍCH NHỮNG BỨC ẢNH MÀ ANH ĐÃ GỬI CHO TÔI: Anh Đào kính mến Xin lỗi anh vì bận quá nên đã không chú thích các tấm hình em chụp ở Núi Đất cho anh được. Em tính chú thích trên blog của em nhưng mà không biết tại sao hình copy không vô blog được nên bây giờ em chú thích trên mail cho anh vậy. Các hình chắc anh còn và mỗi cái hình em có đánh số. Em giải thích theo số tên file của hình.
Hình số 5.jpg: Đoàn làm phim được lữ đoàn 513 biên phòng Trung Quốc không vận vào núi Lão Sơn bằng 2 máy bay trực thăng.
Hình 1.jpg, 3.jpg, 7.jpg: các hình ảnh núi Đất chụp từ trực thăng, trước khi vào núi Đất họ đã bay vòng phía trên không phận VN.
Hình 8.jpg, 9.jpg: Người lính dẫn đường Trung Quốc giải thích trước 1984 thì lãnh thổ Trung Quốc tới chân cái bia đá này, bây giờ họ lời được cả dãy núi.
Hình 10.jpg: Hai cha con ông Vòng A Sỉn, nghe nói trước 1984 là người VN, một trong 4 hộ dân còn sống sót ở khu vực này. Nói tiếng Việt rất giỏi. Hy vọng được trở lại làm người VN tại núi Đất.

Hình 11.jpg  Mẹ của ông Vòng A Sỉn, bà cụ kể nghe đã giấu 4 thương binh VN trốn trong hốc đá sau nhà nhưng lính Trung Quốc bắt ra bắn trước cửa nhà bà rồi khiêng xác đi.


Hình 12, 13,18,21.jpg  Khu vực có mìn được phía VN gài đến nay vẫn chưa giải tỏa . Rất nguy hiểm.  Nghe ông Vòng A Sỉn kể lâu lâu cũng có vài lính biên phòng Trung Quốc chết vì mìn còn sót lại của VN.



Hình 16.jpg  Cái bảng có đề bằng thứ tiếng Anh Việt Trung.  "KHU GẦN QUÂN DỰ, CẤM TRÈO", chắc là anh Tàu nào viết tiếng Việt sai lỗi chính tả.


Hình 19.jpg Một bà già gốc Việt cuốc rẫy ngay khu vực nghi còn có mìn. Nghe A Sỉn kể sau khi chiếm được vùng này thì lính Trung Quốc bắt dân gốc Việt đi làm rẫy tại các khu vực nghi là còn có mìn. Nhiều người chết lắm, còn sót 4 hộ là nhờ vào trời còn thương.



Hình 20.jpg  Bia kỷ niệm chiến trường. Từ tấm bia này chếch về bên phải 400m là cái hố chôn tập thể các liệt sĩ VN.



Hình 17.jpg  Người trong hình là em nhờ một người Nhật chụp bằng ống Zoom ngay trên miệng hố chôn tập tể các anh hùng liệt sĩ VN. Vương Hoàn Hải sĩ quan Trung Quốc tại cứ điểm đó vô tình tiết lộ cái hố này chôn 3700 thi thể của Liệt sĩ VN, trong đó có cả thương binh và tù binh bị bắt và họ xử tử hết tại cái hố này. Sau đó thì công binh lên họ dùng hóa chất và xăng hỏa thiêu.  Cái hố này họ cấm chụp hình nhưng mà em chạy ra nhờ tên bạn Nhật trong đoàn chụp đại, hình không rõ lắm.


Hình 25, 26.jpg Anh trai của Vương Hoàn Hải , một người lính tham gia trận chiến Lưỡng Sơn đang kể lại cho đoàn làm phim tình hình cuộc chiến lúc đó. Trong cái bì xanh ông cầm là một cuốn sổ nhật ký của một người lính VN tên là Nguyễn Văn Nam thuộc sư đoàn 313 VN đưa cho ông trước khi bị các bạn của ông lùa vào hố để giết. Ông hy vọng có ngày sẽ tìm đến trao lại cho gia đình anh Nam đó nhưng không có cơ hội vì nghèo.
Nhân tiện xin anh vui lòng thắp giùm cho em một nén nhang trên bàn thờ anh Tạo hôm nay. Dù em là người miền Nam  và gia đình đều là người đã từng ở bên kia chiến tuyến với các anh, nhưng là một người VN em xin kính cẩn tri ân gia đình anh Đào , tri ân anh Tạo đã ngả xuống hy sinh vì Tổ Quốc. Em hy vọng rằng tất cả hài cốt các anh em trong ngôi mộ khổng lồ hoang vu trên đỉnh Lão Sơn (có thể trong đó có anh Tạo ) sẽ sớm được quy tập trở về với gia đình không phải bơ vơ lạnh lẽo, bị bỏ mặc bởi chính phủ cũng như  bị lịch sử cố ý lãng quên. Hy vọng sẽ có một ngày có những nhà viết sử can đảm sẽ tìm đến bên cột mốc chủ quyền xây bằng 3700 anh linh tại Núi Đất ghi lại những giờ phút oanh liệt và hào hùng của họ.
Chúc anh Đào và gia quyến vạn sự như ý.

Hà Minh Thành
Biên giới Việt -Trung và hơn nửa thế kỷ đàm phán (VNN 14-7-10) -- Bài Nguyễn Hồng Thao
3 văn kiện về biên giới đất liền Việt - Trung chính thức có hiệu lực
Theo ông Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong thời gian tới, hai bên tích cực thúc đẩy đàm phán để sớm ký kết Hiệp định về quy chế tự do đi lại của tàu thuyền ở khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác khai thác tiềm năng du lịch thác Bản Giốc.
Đàm phán biên giới Việt-Trung 1974-1978 (BBC 15/7)
Trong các cuốn sách nghiên cứu lịch sử, mối liên hệ Việt-Trung xấu đi sau năm 1975, thường được gán cho là hậu quả của việc Hà Nội nghiêng về phía Liên Xô.
Trong lúc các giải thích này phần nào đúng, thì các tài liệu từ văn khố Hungary đã hé lộ cho thấy nguyên nhân chính gây ra cuộc xung đột Việt Trung là một vấn đề mà Liên Bang Xô Viết chẳng có dính dáng gì tới: đó là cuộc tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Nhìn từ khía cạnh Trung Quốc, chuyện Hà Nội không chịu hùa với Bắc Kinh trong cuộc xung đột Nga-Trung chắc chắn là là một trong các nhân tố chính làm cho hai nước trước đây là đồng minh nhưng sau đó đã từng bước một không thuận thảo với nhau.
Trong và sau cuộc chiến Việt Nam, các chiến lược gia của Trung Quốc lo ngại rằng nếu như Liên Xô “nắm” được Mông Cổ, thì thế nào họ cũng nhảy vào Đông Dương, và do đó, sẽ “khoanh vùng” nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc lại.
Để thuyết phục Việt Nam ngả về lập trường bài Liên Xô, giới lãnh đạo Trung Quốc áp dụng tùy theo thời cơ chiến thuật “vừa o, vừa ép” lân bang nhỏ của họ ở phía nam.
Và để ăn chắc, họ cũng tìm cách bành trướng thế lực của họ tại hai nước Đông Dương mà Hà Nội đã có ảnh hưởng: đó là Lào và Campuchia.
Nghịch lý thay, chính vì Trung Quốc cạnh tranh với Bắc Việt trong việc gây thanh thế lên Lào và Campuchia, nên đã giúp cho Liên Xô xích lại gần hơn với Bắc Việt vì Liên Xô – không như Trung Quốc – sẵn sàng chấp thuận thế thượng phong của Hà Nội lên cả Đông Dương.
Như một nhà ngoại giao Xô Viết đã nói hồi tháng Ba năm 1970: “Việt Nam có thể trở thành viên đá tảng cho thể chế xã hội chủ nghĩa tại Lào và Campuchia.”
Vào cuối mùa thu năm 1973, Thủ tướng Bắc Việt vào lúc đó là ông Phạm Văn Đồng, trong một chuyến thăm Đông Đức, đã nhất mực nói với nước chủ nhà rằng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cương quyết duy trì mối giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc.
Vì muốn thống nhất đất nước bằng võ lực sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, Hà Nội hoàn toàn không hài lòng khi điện Kremlin bắt đầu giảm viện trợ quân sự cho Bắc Việt sau Hiệp Định Paris.
Do đó, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam bắt buộc phải có lý do riêng để đối mặt với Trung Quốc.
Một lý do mà hầu như mọi người đều biết là Việt Nam cạnh trạnh gây thế lực với Trung Quốc lên Đông Dương, tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của tôi, một trong các lý do quan trọng là Hà Nội bất bình trước sự thể là Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bởi vì Bắc Việt chưa đồng ý về đường biên giới trên biển với Trung quốc và thứ đến là cuộc xung đột với Pol Pot.
Bước sang năm 1974, sự chằng chịt của hai vấn đề này rõ ràng đã làm cho giới lãnh đạo của đảng Lao Động Việt Nam nhức nhối.
Vào ngày 18 tháng Một cùng năm, nghĩa là đúng một ngày trước khi bùng ra “Trận Đánh Hoàng Sa”, chính phủ Trung Quốc để trả lời cho một thỉnh cầu trước đó của Bắc Việt, đã thông báo cho Hà Nội biết rằng họ sẵn sàng ngồi vào bàn để đàm phán về đường biên giới trên biển trong vùng Vịnh Bắc Việt.
Nguyên của vụ tranh chấp này bắt nguồn từ các thỏa ước Pháp-Trung hồi năm 1887 và 1895, trong đó có các điều khoản đặc biệt về các đảo trong vịnh này, chứ không phải về đường biên giới trên biển.
Trong lúc Hà Nội chọn giải pháp chia toàn bộ vịnh này theo đường kinh tuyến để phân biệt rạch ròi các đảo do Việt Nam chiếm giữ và các đảo do Trung Quốc chiếm giữ, thì phía Trung Quốc vạch ra rằng giải pháp có lợi cho Việt Nam hơn là Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán về đường biên giới Việt-Trung mới vừa bắt đầu tại Bắc Kinh hồi tháng Tám đến tháng 11, thì lại bị ngưng.
Trung Quốc đưa ra đề nghị sửa đổi đường biên giới trên biển - có lợi cho Bắc Kinh- và phía Việt Nam nhất mực yêu cầu phải giữ đường biên giới theo lịch sử, do đó, hai bên khó có thể đạt được thỏa thuận và công tác đàm phán lại càng khó hơn nhất là sau khi Trung Quốc chiếm đón quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc gây áp lực đòi Hà Nội phải chấp nhận “sự kiện đã rồi”, trong lúc ấy ban lãnh đạo đảng Lao Động Việt Nam lo sợ rằng nếu như chấp nhận đường biên giới trong vùng Vịnh Bắc Việt không theo đúng lịch sử phân định, thì điều hàm ý công nhận sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc và đồng thời tự tước bỏ chủ quyền của mình trên quần đảo này.
Sau vụ chiếm đóng này, ban lãnh đạo đảng Lao Động đã để lộ cho phía Trung Quốc biết rằng họ bất bình với hành động này, và sự bất bình này cộng thêm với sự thất bại của cuộc đàm phán về đường biên giới trên biển trong vùng Vịnh Bắc Bộ rất có thể đã khiến cho Bắc Kinh quyết định nêu lên một vấn đề đã bị sao lãng trong nhiều thập niên: đó là vấn đề đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.
Ngay từ đầu năm 1974, phía Trung Quốc đã bắt đầu khiêu khích tại một số khu vực biên giới, mà hai bên đều đòi chủ quyền, và vào tháng Ba năm 1975, Trung Quốc chính thức đề nghị đàm phán về vấn đề này.
Các khu vực tranh chấp phần lớn có diện tích không đáng kể: hồi năm 1979, phía Việt Nam nói rằng tổng số diện tích mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp là 76 cây số vuông.
Do đó, đường như đảng Cộng Sản Trung Quốc dùng vấn đề đường biên giới trên đất liền như là một món hàng để mặc cả với chủ đích buộc Việt Nam phải ép mình trong các vụ tranh chấp phức tạp hơn nhiều về đường biên giới trên biển.
Vào tháng Chín năm 1975, nhật báo Nhân Dân đã đăng một bài thơ của Tố Hữu trong đó, ông tuyên bố công khai rằng quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc và một số nước cũng đòi chủ quyền, là một phần bất khả phân của nước Việt Nam mới vừa thống nhất.
Nhà thơ Tố Hữu, ủy viên trung ương đảng, đã thẳng thừng tuyến bố với một đoàn Đông Đức đến thăm rằng Nam Hải thực ra là “Biển Đông của chúng tôi.”
Chắc chắn những lời phát biểu của ông Tố Hữu đã được giới lãnh đạo cao nhất chấp thuận bởi vì cũng trong tháng này khi ông Lê Duẩn viếng thăm Trung Quốc, ông cũng đã chính thức khẳng định rằng Hoàng Sa là của Việt Nam.
Tuy nhiên, đảng Cộng Sản Trung Quốc từ chối tham gia các cuộc đàm phán dưới bất cứ hình thức gì về quần đảo này.
Trái lại, vào tháng 12, truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu nhấn mạnh theo lịch sử Trung Quốc là chủ quần đảo Hoàng Sa, và Việt Nam đã phản bác lại cùng một cung cách.
Vào tháng Hai năm 1976, hai nhật báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân đã đăng một loạt các bài về các lãnh thổ của Việt Nam trên biển, bao gồm không những Hoàng Sa và Trường Sa mà còn có cả hai đảo Phú Quốc và Thổ Châu, mà trong thời gian trước đó không lâu Việt Nam có đọ súng với binh sĩ Campuchia của Pol Pot trên đó.
Hồi tháng 10 năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán tại Bắc Kinh về vấn đề biên giới.
Để tránh cho các cuộc đàm phán bị khựng lại ngay từ đầu, phía Việt Nam đề nghị chỉ nên bàn về đường biên giới trên biển khi nào đường biên giới trên đất liền kém quan trọng hơn, đã được giải quyết xong.
Mặc dù vậy, chẵng mấy chốc sau, các cuộc đàm phán lâm vào bế tắc bởi vì Trung Quốc nhất mực cho rằng đường biên giới trên đất liền được sửa đổi sau năm 1895 có lợi cho Trung Quốc phải được công nhận phần nào, trong lúc phái đoàn Việt Nam lo ngại rằng nếu chấp nhận như vậy thì chẵng khác nào hợp thức hóa bất cứ một sửa đổi lãnh thổ đơn phương nào, kể cả sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.
Các cuộc đàm phán về Vịnh Bắc Bộ thậm chí rất gay go vì phía Trung Quốc bác bỏ luận cứ của phía Việt Nam muốn rằng đường biên giới được ấn định trong các thỏa hiệp Pháp-Trung phải được áp dụng cho cả Vịnh Bắc Bộ chứ không riêng gì đối với một số đảo.
Ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ nhìn nhận đoạn biên giới nào do Pháp vẽ mà có lợi cho họ thôi như trường hợp biên giới Lào-Trung, do đó, vụ tranh chấp lãnh thổ Việt-Trung không những chỉ là một cuộc xung đột về pháp lý mà cũng còn về chiến lược và kinh tế nữa, vì tài nguyên dầu hỏa trong vùng Vịnh Bắc Bộ và tại quần đảo Hoàng Sa rất phong phú.
Vào mùa hè năm 1978, các cuộc đàm phán hoàn toàn tan vỡ.
Sự tan vỡ này cho thấy rằng Bắc Kinh và Hà Nội tất nhiên sẽ phải đụng độ với nhau, tuy nhiên, điểm đáng nói, là cuộc xung đột Trung-Việt không có dính líu gì tới liên hệ tay ba giữa Hà Nội, Bắc Kinh và Moscow vì Liên Xô không có hậu thuẫn việc Việt Nam đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Trái lại, vụ tranh cãi về lãnh thổ là một vấn đề đối với điện Kremlin bởi vì hồi năm 1958 toàn bộ khối Xô Viết đã nhìn nhận chủ quyền theo lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việc Việt Nam liên kết với Liên Xô, và sự gia nhập của Việt Nam vào khối COMECON hồi tháng Sáu năm 1978 có thể là một hậu quả hơn là nguyên nhân chính làm cho liên hệ Việt-Trung xấu đi.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006).
'Quan tâm của Hoa Kỳ là rất tốt'
Ông Trần Công Trục có quá trình 30 năm làm việc trong Ban Biên giới Chính phủ
Biên giới lãnh thổ là chủ đề quan tâm hàng đầu của dư luận người Việt trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh gia tăng căng thẳng xung quanh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Đài BBC vừa có cuộc nói chuyện với Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ (1995-2004):
BBC: Thưa ông, chúng tôi từng nghe một số ý kiến chỉ trích rằng Chính phủ Việt Nam luôn phản ứng chậm và yếu ớt trước các động thái của Trung Quốc, thí dụ ở Biển Đông. Ông nghĩ sao về chỉ trích này?
TS Trần Công Trục: Tôi nghĩ là khi có bất kỳ hành động nào xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thì Nhà nước Việt Nam đều có tiếng nói kịp thời kể cả về ngoại giao, pháp lý lẫn hành động trên thực tế.
Thí dụ khi Trung Quốc ngăn cấm đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa hay đưa tàu ngư chính tuần tra ở Trường Sa thì Việt Nam đều có thái độ phản ứng rất quyết liệt và rõ ràng. Cho nên nói như thế là chưa đúng lắm.
BBC: Người quan sát tình hình Biển Đông lâu nay có quan ngại về khả năng xảy ra xung đột, nhất là xung đột vũ trang, tại Biển Đông. Theo ông, khả năng đó có nhiều hay không và kịch bản sẽ là như thế nào ạ?
TS Trần Công Trục: Đứng trên quan điểm của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, thì tôi nghĩ chúng tôi đều có nguyện vọng và trách nhiệm để không xảy ra xung đột vũ trang, thể hiện bằng những thỏa thuận mà thế giới đã biết, như thỏa thuận giữa các nước với nhau, hay giữa Asean với Trung Quốc vv...
Tuy nhiên, để duy trì ổn định trong khu vực thì không chỉ phụ thuộc vào chúng tôi mà còn phụ thuộc người khác, đối tượng khác nữa.
Dù sao thì tôi cũng cho rằng trong tình hình hiện nay khó có thể xảy ra xung đột vũ trang. Lý do là vì trong trường hợp đó tất cả mọi người, tất cả các nước đều bị ảnh hưởng, trực tiếp hay gián tiếp.
BBC: Thưa ông gần đây giới quan sát nói tới Bấm thái độ rất mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc về khu vực Biển Đông. Theo đánh giá của ông, sự tham gia của Hoa Kỳ liệu có làm phức tạp thêm tình hình ở khu vực, hay là sẽ giúp giải quyết phần nào căng thẳng Biển Đông?
Trung Quốc thì luôn luôn dùng các thủ thuật, thủ đoạn để gán ghép các sự kiện lại với nhau nhằm giành lấy một sự công nhận mặc nhiên về chủ quyền ở đây. Họ đã làm thế nhiều lần chứ không chỉ một lần.
TS Trần Công Trục
TS Trần Công Trục: Không chỉ Hoa Kỳ mà các nước có lợi ích kinh tế ở khu vực này đều rất quan tâm tới vấn đề Biển Đông vì nếu đụng độ xảy ra thì quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.
Quan tâm của họ là hoàn toàn đúng và hết sức chính đáng, chúng tôi hết sức hoan nghênh.
Sự quan tâm này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam và các nước có liên quan đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhất để giữ ổn định.
Vừa rồi, Hoa Kỳ cũng bắt đầu có những quan tâm, đánh giá và thái độ rất tích cực trong vấn đề Biển Đông.
Đó là điều rất tốt, vì rõ ràng Hoa Kỳ họ có những lợi ích rất quan trọng ở đây, đặc biệt là về hàng hải.
Từ Đại Tây Dương hay Ấn Độ Dương, qua Thái Bình Dương, các vùng kinh tế trung tâm Đông Bắc Á, nếu khu vực này xảy ra đụng độ thì chắc chắn các tuyến hàng hải qua eo biển Malacca lên phía đông bắc sẽ bị cản trở. Nền kinh tế hiện tại vốn đang gặp nhiều khó khăn sẽ lại càng khó.
Tiếng nói quan tâm của các nước sẽ góp phần tạo đoàn kết vì mục tiêu giữ ổn định trong khu vực.
Thế giới ngày nay đã khác xưa, ngày nay cộng đồng quốc tế đã có tiếng nói chung, gắn bó lợi ích của các nước khác nhau.

Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

BBC: Chúng tôi muốn đề cập một vấn đề mà đã nhiều lần nổi lên trong các cuộc tranh luận về chủ quyền biển. Đó là bản công hàm mà Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã ký với Trung Quốc năm 1958. Bản chất của tờ công hàm này như thế nào, thưa ông?
TS Trần Công Trục: Điều này các kênh chính thức của Chính phủ Việt Nam đã trả lời rõ rồi, nên tôi chỉ xin nói với tư cách một người nghiên cứu.
Việc Trung Quốc cứ luôn luôn mang công hàm đó ra để nói rằng phía Việt Nam, đại diện là Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, là hoàn toàn không đúng sự thật. Tôi xin khẳng định điều này.
Trong công hàm đó, Việt Nam chỉ ủng hộ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc thôi, không hề nhắc tới chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.
Phía Trung Quốc thì luôn luôn dùng các thủ thuật, thủ đoạn để gán ghép các sự kiện lại với nhau nhằm giành lấy một sự công nhận mặc nhiên về chủ quyền ở đây. Họ đã làm thế nhiều lần chứ không chỉ một lần.
BBC: Thưa, ông làm công tác biên giới 30 năm, tham gia nhiều cuộc đàm phán. Khi đàm phán biên giới với các nước, nhất là Trung Quốc, thì khó khăn nhất là công việc gì ạ?
TS Trần Công Trục: Mọi người giữ trách nhiệm đàm phán thì đều phải xuất phát từ lợi ích của đất nước mình, làm sao để giành lợi ích tối đa cho quốc gia. Đó là điều cơ bản và rõ ràng.
Khi đàm phán chắc chắn sẽ có các quan điểm không giống nhau vì nếu thống nhất rồi thì chắc hẳn chẳng ai đàm phán làm gì. Mỗi người một quan điểm thì sẽ khó khăn.
Nhưng tôi cho rằng cái khó nhất là khi những người ngồi đàm phán lại có lập trường quan điểm xuất phát từ ý kiến chủ quan, thiếu khách quan, thiếu cơ sở khoa học và không cầu thị. Nếu cứ khăng khăng ý kiến của mình hoàn toàn đúng, không có gì thay đổi cả, lại thiếu thiện chí, thì đó là điều khó khăn.
Sau 36 năm, Việt -Trung giải quyết xong biên giới đất liền Thứ Tư, 14/07/2010 (GMT+7)
Tuyên bố 3 văn kiện quan trọng về biên giới đất liền chính thức đi vào hiệu lực sáng nay (14/7) tại cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang, Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành trọn vẹn việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền sau 36 năm đàm phán.
Đó là Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt - Trung.
Trao đổi với báo chí ngay sau lễ tuyên bố 3 văn kiện chính thức có hiệu lực, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn khẳng định lần đầu tiên, đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được xác định một cách rõ ràng, chính xác với một hệ thống mốc giới hoàn chỉnh, hiện đại, tạo điều kiện cho các địa phương hai bên biên giới mở rộng hợp tác kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.
Các cơ quan hữu quan hai nước sẽ căn cứ vào 3 văn kiện này để triển khai công tác quản lý biên giới một cách hiệu quả và khoa học, cùng nhau xây dựng đường biên giới đất liền Việt - Trung hoà bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác.
Áp dụng kỹ thuật số quản lý biên giới
Xin Thứ trưởng cho biết những điểm cần lưu ý trong việc triển khai quản lý đường biên giới mới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc?

Ba văn kiện Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc cùng với Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 1999 tạo thành bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất về đường biên giới trên đất liền Việt - Trung.
Các văn kiện này sẽ thay thế Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 cũng như Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới Việt - Trung ký giữa Chính phủ hai nước năm 1991. Điểm khác biệt giữa các văn kiện mới này so với các văn bản trước đây về đường biên giới đất liền Việt Nam Trung Quốc được thể hiện trên một số điểm sau:
Một là, trong các văn kiện mới từng đoạn biên giới, từng cột mốc biên giới giữa hai nước được thể hiện một cách rõ ràng nhất không chỉ bằng lời văn mà cả trên các sơ đồ và bản đồ, giúp cho mọi người đều có thể dễ dàng nhận biết được đường biên giới. Các văn kiện này cũng đã quy định rõ những nội dung công việc cụ thể của các ngành chức năng trong việc quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới.
Lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất  liền Việt - Trung năm 2009. Ảnh: VNN
Lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt - Trung năm 2009. Ảnh: VNN
Hai là, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới mới quy định chi tiết hơn về công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước sông suối biên giới; quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn về sự qua lại biên giới của người, phương tiện và hàng hoá; nêu rõ quy chế phối hợp trong việc duy trì, bảo đảm an ninh, trật tự trên vùng biên giới. Kèm theo Hiệp định còn có 18 phụ lục quy định về các loại mẫu giấy tờ trao đổi giữa hai bên trong quá trình xử lý các công việc trên vùng biên giới hai nước.
Ba là, Hiệp định quản lý biên giới mới đã bổ sung nhiều nội dung chi tiết hơn, đồng thời nêu ra các nguyên tắc và biện pháp cụ thể trong việc giải quyết từng vấn đề liên quan đến biên giới trên đất liền Việt - Trung, kể cả những vấn đề nảy sinh như: các biện pháp giải quyết vấn đề xuất nhập cảnh trái phép; các nguyên tắc về xây dựng các công trình ở vùng nước biên giới, vùng biên giới hay sửa chữa, khôi phục mốc giới v.v...).
Bốn là, trong Hiệp định quản lý biên giới mới có một nội dung hoàn toàn mới, đó là quy định việc thành lập Ủy ban liên hợp biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc để phối hợp, đôn đốc, giám sát việc triển khai công tác quản lý biên giới; Hiệp định quy định biên giới Việt Nam - Trung Quốc chia thành 8 giai đoạn và mỗi bên cử 8 người Đại diện quốc gia phụ trách công tác quản lý ở 8 đoạn biên giới đó.
Cuối cùng, tôi xin nhấn mạnh một điểm là các văn kiện biên giới trên đất liền mới giữa Việt Nam và Trung Quốc cho phép hai bên có thể áp dụng những phương thức quản lý hiện đại, kể cả áp dụng kỹ thuật số trong công tác quản lý biên giới, tạo điều kiện cho các cán bộ trực tiếp làm công tác biên giới thực thi nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất.
Đàm phán khai thác du lịch thác Bản Giốc
Những việc hai nước Việt - Trung cần triển khai trong thời gian tới nhằm quản lý đường biên giới mới một cách hiệu quả là gì, thưa Thứ trưởng?

Nhằm triển khai có hiệu quả các văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ngay sau Lễ công bố đường biên giới mới có hiệu lực, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ hai nước về biên giới lãnh thổ đã có cuộc trao đổi và đạt nhất trí về một số công việc tiếp theo trong công tác quản lý biên giới, cụ thể là:

Một, hai bên xúc tiến việc thành lập Uỷ ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, cử Đại diện biên giới và thiết lập cơ chế liên lạc giữa cơ quan quản lý của hai nước để thực thi việc điều phối các lực lượng chức năng mỗi bên trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới và giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới đất liền Việt – Trung.
Hai, hoàn tất công tác bàn giao trên thực địa các khu vực quy thuộc mỗi bên theo Hiệp ước biên giới trên đất liền 1999 và Nghị định thư phân giới cắm mốc; tiến hành sửa đổi Hiệp định đường sắt, đường bộ, điều chỉnh các điểm kết nối giao thông đường sắt, đường bộ theo đúng Hiệp ước biên giới trên đất liền 1999 và Nghị định thư phân giới cắm mốc ký ngày 18/11/2009.
Ba, hai bên cùng phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cư dân vùng biên giới hai nước tôn trọng đường biên giới mới, nâng cao ý thức của cư dân biên giới hai nước trong việc bảo vệ đường biên, mốc giới mới.
Bốn, hai bên tích cực thúc đẩy đàm phán để sớm ký kết Hiệp định về quy chế tự do đi lại của tàu thuyền ở khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác khai thác tiềm năng du lịch thác Bản Giốc.
Năm, các ngành và địa phương biên giới hai bên tiến hành trao đổi về kế hoạch tăng cường giao lưu, mở rộng hợp tác giữa các khu vực biên giới hai nước, trong đó có việc thiết lập các khu kinh tế xuyên biên giới trên vùng biên giới hai nước.
Theo TTXVN
Việt-Trung công bố các hiệp định về biên giới có hiệu lực
-Thứ Tư, 14/07/2010 (GMT+7) Hôm nay (14/7), tại cặp cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang của Việt Nam và Thiên Bảo, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc diễn ra lễ tuyên bố Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các hiệp định liên quan chính thức có hiệu lực.
Ngoài Nghị định thư phân giới cắm mốc (PGCM), hai nước còn công bố có hiệu lực Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Đường biên giới được thể hiện trong Nghị định thư PGCM và các bản đồ, phụ lục kèm theo là thành quả của hơn nửa thế kỷ quan tâm giải quyết của Đảng và Chính phủ hai nước (từ 1957 đến 2010), 36 năm cùng 4 đợt đàm phán lớn với hàng ngàn cuộc đàm phán các cấp (từ 1974 đến 2010), trong đó đợt đàm phán cuối cùng dài nhất với 19 năm nỗ lực liên tục trên đàm phán và thực địa nhằm hoạch định và PGCM biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Toàn bộ đường biên giới Việt - Trung dài 1449,566km (trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652km, đường biên giới nước 383,914km) được đánh dấu bằng 1971 cột mốc cho 1378 vị trí mốc chính và 402 vị trí mốc phụ.
Việc thực hiện 3 văn kiện sẽ mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, tạo điều kiện cho các địa phương hai bên biên giới mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.
Dự kiến tham dự buổi lễ tuyên bố về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ; về phía Trung Quốc có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trương Chí Quân.
  • Hiền Anh - Theo QĐND

Lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam tăng mạnh
24 giờ
(24h) - Trong sáu tháng đầu năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với mức tăng của các nước Malaysia, Singapore, Indonesia. Mức tăng khả quan vừa nêu chủ yếu là do lượng khách đến từ các nước châu ...
Du lịch Việt Nam khẳng định vị thế quan trọngNhân Dân
Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Du lịch Việt Nam: Du lịch Hòa Bình ...Báo Hoà Bình
Du lịch hè bắt đầu tăng mạnhNgười Lao Động
An ninh thủ đô
tất cả 6 bài viết »

Tổng số lượt xem trang