Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Mỹ: Tàu sân bay USS Carl Vinson thăm Hồng Kông

- Mỹ: Tàu sân bay USS Carl Vinson thăm Hồng Kông 
VIT - Sáng hôm nay (22/5), tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) của Mỹ di chuyển vào vùng biển Hồng Kông bắt đầu chuyến thăm 4 ngày sau khi được chính phủ trung ương Trung Quốc cho phép.
Trước đó, tàu sân bay USS Carl Vinson đã cập cảng Manila thăm Philippine 4 ngày, từ 15-19/5.

Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson, chiếc tàu đã thủy táng thi thể của trùm khủng bố Osama bin Laden tại biển Bắc Ả-rập, được ba chiếc tàu chiến gồm tàu tuần dương USS Bunker Hill (CG 52), USS Shiloh (CG-67) và tàu khu trục USS Gridley hộ tống, tạo thành Nhóm Tác chiến Tàu sân bay số 1, chở theo tổng số khoảng 7.000 thủy thủ.

Trong khi ở thăm, các thủy thủ trên tàu dự kiến sẽ đi thăm các danh lam thắng cảnh ở Hồng Kông. “Một chuyến thăm cảng 4 ngày sẽ tạo cho mỗi thủy thủ một cơ hội thăm quan và trải nghiệm sự ấm cúng, đặc sản và tình hữu nghị từ Hồng Kông,” Phó Đô đốc Samuel Perez, Tư lệnh Nhóm Tác chiến Tàu sân bay số 1, cho biết trong cuộc họp báo trên tàu sân bay USS Carl Vinson.

Phó Đô đốc Perez coi chuyến thăm Hồng Kông là một dấu hiệu của mối quan hệ lành mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc. “Thực tế chúng tôi đến thăm cảng này đã cho thấy giữa quân đội và hai nước chúng ta đã có mối quan hệ nồng ấm,” ông cho biết.

Chuyến thăm của tàu sân bay USS Carl Vinson, được hạ thủy từ tháng 3/1982, đã gây nên những quan ngại về khủng bố đối với công dân Hồng Kông do chiếc tàu này có liên quan đến chiến dịch tiêu diệt bin Laden của Mỹ. Tuy nhiên, Thư ký phụ trách An ninh của Chính quyền Đặc khu Hồng Kông Ambrose Lee cho biết trước đó rằng mối đe dọa tấn công khủng bố đối với Hồng Kông hiện đang “ở mức vừa phải.”

“Chính quyền Hồng Kông đã cam kết chắc chắn với chúng tôi rằng họ sẽ đảm bảo an toàn cho những chiếc tàu và thủy thủ của chúng tôi,” ông Perez cho biết. “Chúng tổi cảm thấy rất an toàn khi ở Hồng Kông.”

Hồi đầu tháng này, hai chiếc máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk đã cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson chở theo lực lượng đặc biệt của Hải quân Mỹ tới tham gia vụ đột kích tòa nhà của Osama bin Laden tại thành phố Abbottabad của Pakistan, tiêu diệt trùm khủng bố và sau đó chuyển thi thể tới tàu sân bay USS Carl Vinson để thủy táng.
Linh Trang (Theo THX, Philstar)
Nguồn tin: Peopledaily - Philstar

 - Ba tàu chiến Pháp đến thăm Indonesia 
 
VIT - Ngày 17/5, trang mạng Topwar.ru đăng bài bình luận của nhà phân tích quân sự Alexander Samsonov của Nga cho rằng, chất lượng hiện đại hóa của Không quân Trung Quốc đang đe dọa an ninh nước Nga.
Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực thực hiện tất cả những hướng phát triển chính trong lĩnh vực hàng không chiến đấu. Mới đây đã xuất hiện thông tin về việc Trung Quốc hiện đại hóa thành công máy bay ném bom H-6K dựa trên mẫu máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô. Cùng với máy bay, Trung Quốc đã thử nghiệm những mẫu tên lửa mới.

Hiện đại hóa với tốc độ đáng kinh ngạc

Có thể nói rằng, trong lĩnh vực hàng không chiến đấu, Trung Quốc vẫn lạc hậu hơn Nga tầm vài chục năm nhưng đó không phải là điều quan trọng; cái chính là các nhà chế tạo Trung Quốc không giậm chân tại chỗ, họ nghiên cứu, hoàn thiện những mẫu vũ khí hiện có, tạo ra những mẫu vũ khí mới dựa tên công nghệ Nga và Phương Tây.

Về số lượng máy bay, Không quân Trung Quốc chỉ kém Không quân Mỹ và Nga. Trung Quốc có hơn 3000 máy bay chiến đấu và hỗ trợ.

Có thể thấy, Trung Quốc hiện đại hóa Lực lượng Không quân của mình với tốc độ đáng kinh ngạc. So với thập niên 70-80 của thế kỷ trước, Không quân Trung Quốc vẫn tương đối lạc hậu và thua kém Không quân Liên Xô – Nga về tất cả các chỉ số. Nhưng từ đầu thập niên 90, Không quân Trung Quốc đã có được sự thay đổi nhanh chóng. Không quân Trung Quốc đã trở thành lực lượng chiến đấu hiện đại có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Hiện nay, Không quân Trung Quốc không chỉ có khả năng giải quyết những nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ không phận lãnh thổ, yểm trợ cho Lực lượng Lục quân trên toàn lãnh thổ Trung Quốc mà còn thực hiện các cuộc tấn công vào những mục tiêu ở cự ly xa bên ngoài phạm vị lãnh thổ mình, bao gồm cả tấn công trên biển. Khả năng do thám, phát hiện sớm mục tiêu, khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của Không quân Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều.

Những nhiệm vụ chủ yếu và hướng phát triển của Không quân Trung Quốc

Theo nhận định của chuyên gia Alexander Samsonov, Không quân Trung Quốc hiện đang thực hiện những nhiệm vụ chính sau: Bảo vệ biên giới của mình trong những vùng lãnh thổ tranh chấp có thể với các nước láng giềng: Nhật Bản, Ấn Độ…; chiếm ưu thế trước không quân Đài Loan trong trường hợp quyết định chính trị nhằm khôi phục “toàn vẹn lãnh thổ” Trung Quốc bằng giải pháp quân sự được đưa ra. Theo ông Samsonov Không quân Trung Quốc có khả năng thực hiện nhiệm vụ này vì Lực lượng Không quân của họ vượt trội Không quân Đài Loan cả về số lượng và chất lượng; Đạt được sự cân bằng tầm khu vực trước Không quân Mỹ đang đồn trú trong khu vực, thậm chí có thể tạo được ưu thế trước Không quân Mỹ; tạo được ưu thế trên không trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga.

Để hoàn thành những nhiệm vụ nói trên, chuyên gia Samsonov nhận định về hướng phát triển chính của Không quân Trung Quốc như sau. Hiện nay, trong lĩnh vực hàng không ném bom, Trung Quốc có khoảng 80-120 (theo các nguồn tin khác nhau) chiếc H-6 phiên bản các loại. Trung Quốc buộc phải hiện đại hóa số máy bay này vì hiện chưa có loại máy bay khác thay thế. Những máy bay ném bom nâng cấp có thể tấn công những mục tiêu trên mặt đất vùng Viễn Đông, Siberi, Trung Á, bán đảo Triều Tiên, đảo Nhật Bản và Philippines.

Hiện Trung Quốc đang phát triển máy bay H-7 - máy bay ném bom chiến thuật 2 chỗ ngồi và JH-7 – dự án phát triển của dự án máy bay tiêm kích-ném bom H-7.

Trung Quốc tiếp tục phát huy những thành công trong việc phát triển máy bay không người lái (UAV). Trong năm 2010, tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải, Trung Quốc đã giới thiệu hàng chục UAV tương lai như UAV tấn công WJ-600 dựa trên tên lửa hành trình, còn ngày 10/5/2011, Trung Quốc thử nghiệm trực thăng không người lái V750.

Trung Quốc sẽ nghiên cứu phát triển máy bay sử dụng trên tàu sân bay. Dựa trên mẫu máy bay Su-33 của Nga, Trung Quốc đã chế tạo máy bay sử dụng trên tàu sân bay J-15 của mình. Trong năm nay, hoặc trong năm sau, Trung Quốc sẽ đưa tàu sân bay vào vận hành. Vì thế, máy bay sử dụng trên tàu sân bay là không thể thiếu.

Trung Quốc cũng đang “nuôi” tham vọng thành lập Lực lượng Không quân Vũ trụ. Đầu năm 2011, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công một mẫu thử nghiệm tàu vũ trụ không người lái có khả năng bay trên vũ trụ trong vòng 270 ngày và giải quyết những nhiệm vụ phòng thủ khác nhau bao gồm tiêu diệt vệ tinh liên lạc của kẻ địch.

Trung Quốc phát triển tiêm kích cơ thế hệ 5 J-20 dựa trên công nghệ của Mỹ và Nga. Cùng với đó, Trung Quốc sẽ mở rộng và củng cố mạng lưới sân bay. Theo một số nguồn tin, mạng lưới hạ tầng cơ sở sân bay có khả năng đáp ứng hoạt động tới 9.000 máy bay.

Chuyên gia Alexander Samsonov cũng đã dẫn ra một số nguyên nhân thành công trong việc hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: kinh phí dồi dào, lựa chọn đúng hướng phát triển, hoạt động do thám công nghiệp khôn khéo, sao chép những công nghệ tiến tiến của Nga và Phương Tây, sau đó phát triển chúng.

Tuy thế, hiện nay Không quân Trung Quốc vẫn tồn tại những điểm yếu kém xa Không quân Mỹ Mỹ trong lĩnh vực máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không và tác chiến điện tử hiện đại. Trung Quốc không có nhiều máy bay loại này nhưng Bắc Kinh không ngồi yên tại chỗ mà cố gắng thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách này. Một khó khăn khác nữa là Trung Quốc không đủ máy bay tiếp dầu để tiến hành các hoạt động lớn ở nước ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia phương Tây, hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn của Trung Quốc vẫn còn yếu, khả năng phát hiện và tìm kiếm những mục tiêu bay thấ còn yếu kém…

Tuy thế, điều Nga lo ngại nhất đó là quyết tâm thay thế vị trí thứ hai trên thế giới của Lực lượng Không quân Nga của Không quân Trung Quốc. Hơn nữa, Không quân Trung Quốc vượt trội hơn Nga trong lĩnh vực phát triển những hệ thống tương lai: máy bay không người lái, tàu vũ trụ. Trung Quốc chuẩn bị đưa tàu sân bay thứ nhất vào sử dụng và sau đó là 2 chiếc nữa, trong khi Nga chỉ mới có một chiếc và không theo đuổi mục tiêu nghiên cứu tương lai đóng tàu sân bay mới. Nếu Trung Quốc vẫn quyết tâm theo đuổi những hướng phát triển nói trên thì theo chuyên gia Samsonov quân đội Nga sẽ bị thua kém ở trên không không chỉ về số lượng mà cả chất lượng so với kẻ địch tiềm năng, cũng như chứa đựng nhiều mối nguy đối với an ninh và ổn định trong khu vực.

Alexander Samsonov, sinh ngày 10/10/1964, là một kỹ sư hệ thống kỹ thuật, nhà tâm lý học, hiện công tác trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga. Ông cũng là người đưa ra nhiều nhận định nhất về ảnh hưởng của sức mạnh quân sự Trung Quốc đối với an ninh quốc gia Nga và khu vực.
P. Thảo (Theo Topwar)
Nguồn tin: Wikipedia - Topwar
 

Tổng số lượt xem trang