Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Quốc hội của Đảng và cũng là của dân

Quốc hội của Đảng và cũng là của dân (QĐND).

anhbasam: Nói như vậy thì Quốc hôi trước hết là của đảng, sau đó mới là của nhân dân? Tác giả Ngọc  Thư này cùng Ban biên tập báo Quân đội ND hãy đọc lại Điều 83, Hiến pháp 1992 để tự coi lại mình có quá trớn hay không: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam …“,  không một chữ nào trong điều này nói rằng Quốc hội là “của đảng”. Chớ lẫn lộn và quá đà, từ chỗ “lãnh đạo” rồi biến thành thứ  sở hữu. Từ chỗ muốn “bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch mà thành ra chính mình lại “xuyên tạc” theo một chiều hướng khác hay sao? Ngay như Điều 4, dù có nói đảng làđại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc thì cũng hoàn toàn không thể hiện đảng là chủ sở hữu của cơ quan quyền lực cao nhất này.
Hãy xem thêm, đã nói bậy như vậy, mà lại còn lý sự vòng vo con kiến: Quốc hội của Đảng, nhưng không phải theo nghĩa sở hữu trong kinh tế, mà đây là trách nhiệm sứ mệnh lịch sử trao cho, là tình cảm của Đảng với nhân dân, với đất nước, với dân tộc. Chính vì thế, muốn Quốc hội thực sự là của dân thì phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.”  

----------
QĐND - Dường như đã trở thành một quy luật, cứ mỗi khi Đảng, Nhà nước ta có những đợt sinh hoạt chính trị, thì ngay lập tức các thế lực thù địch trong và ngoài nước lại tập trung xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta trên các phương tiện truyền thông, nhất là trên mạng internet.
Gần đây nhất, trong dịp cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, thì các thế lực thù địch lại tung lên mạng, phát trên đài xuyên tạc thể thức bầu cử, vu cáo vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với Quốc hội. Họ đặt câu hỏi đầy ẩn ý: “Quốc hội của Đảng hay của dân?”… và cho rằng, chỉ có dân chủ của các nước phương Tây mới là dân chủ, nhân quyền thực sự (!)
Về mặt khoa học, khái niệm dân chủ, nhân quyền, là khái niệm chung, nó chỉ tồn tại trong các văn kiện của Liên hợp quốc, còn giá trị thực của khái niệm đó luôn luôn gắn liền với “nội luật hóa các công ước quốc tế” của từng nước, nhằm phù hợp, thích ứng với mô hình cụ thể ở mỗi quốc gia, dân tộc. Sự khác biệt của các mô hình dân chủ, nhân quyền giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới là tất yếu, nó bắt nguồn từ các yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hóa. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong văn kiện: “Tuyên bố Viên và Chương trình hành động” tại Hội nghị nhân quyền quốc tế năm 1993, ở Viên (Áo).

Họp Quốc hội. Ảnh minh họa/internet.
Hiện nay, hơn 190 quốc gia trên thế giới đang tồn tại, với nhiều chế độ chính trị - thể chế quốc gia khác nhau, nhưng không có quốc gia nào tự nhận mình là phi dân chủ, cũng như không ai được phép gán cho những quốc gia đó là độc tài, hay quân phiệt. Ở mỗi quốc gia, việc lựa chọn hệ tư tưởng nào-chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội; thể chế chính trị nào-đa đảng hay một đảng lãnh đạo, cầm quyền; tam quyền phân lập hay phân công phối hợp; mô hình kinh tế nào-chủ nghĩa tự do hay kinh tế thị trường xã hội, đều thuộc thẩm quyền của mỗi quốc gia-dân tộc mà không ai có quyền can thiệp, kể cả Liên hợp quốc.
Về lịch sử, trong khi nhiều nước, ngay từ sau các cuộc Cách mạng dân chủ tư sản, như ở Anh năm 1689; Mỹ năm 1776; Pháp năm 1789… người dân đã ít nhiều được hưởng chế độ dân chủ, các quyền công dân và quyền con người, thì hàng trăm năm sau ở các thuộc địa (trong đó có nước ta) người dân vẫn sống trong chế độ thực dân - phong kiến mà thực chất vẫn là chế độ nô lệ hiện đại, chẳng có “mẫu quốc nào” chia sẻ giá trị dân chủ, nhân quyền với các dân tộc thuộc địa.
Thực chất dân chủ và nhân quyền ở nước ta là do nhân dân ta đổ máu đấu tranh mới giành được từ khi nhân dân ta, được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám, năm 1945.
Sự thật là trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng ngót một thế kỷ qua (từ năm 1930 đến nay), Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn hướng đến mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

Vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở lịch sử, chính trị và pháp lý quang minh chính đại, được nhân dân tôn trọng, tin cậy trao cho. Vai trò đó được Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất ghi nhận trong Hiến pháp - Bộ luật gốc của Quốc gia. Quy định đó cũng hoàn toàn phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc cũng như các công ước quốc tế về quyền con người. Điều 1 “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị”, năm 1966 quy định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc có quyền quyết định thể chế chính trị… của mình”. Điều đó có nghĩa là, các dân tộc có toàn quyền quyết định chế độ xã hội, hệ tư tưởng, hệ thống chính trị, Hiến pháp và pháp luật, trong đó có vai trò của đảng cầm quyền.
Về mối quan hệ giữa Đảng với Quốc hội, đặc trưng thể chế lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là ở sự lãnh đạo toàn diện, thông qua đường lối chính sách, thông qua tổ chức Đảng và vai trò của cán bộ, đảng viên. Đặc trưng này không phải là sự áp đặt của Đảng mà được hình thành trong lịch sử, được nhân dân tôn trọng. Sự lãnh đạo của Đảng trong suốt 12 nhiệm kỳ Quốc hội qua chỉ nhằm đạt đến mục tiêu “Quốc hội ta thật sự đại biểu cho lợi ích của nhân dân” như lời Bác Hồ dạy. Và trong thực tế, Quốc hội nước ta ngày càng làm tròn trọng trách là cơ quan quyền lực Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các kỳ họp Quốc hội đã ngày càng được đổi mới theo hướng dân chủ cởi mở, nhất là các phiên chất vấn thành viên Chính phủ. Nhiều chương trình, dự án kinh tế xã hội do Chính phủ đề xuất, sau khi thảo luận đã được Quốc hội thận trọng cân nhắc, điều chỉnh, thậm chí dừng lại để nghiên cứu thêm... Còn trong các kỳ bầu cử, thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỷ lệ đại biểu thuộc dân tộc thiểu số; tỷ lệ đại biểu nữ; tỷ lệ đại biểu là người ngoài Đảng luôn luôn được coi trọng. Ví dụ như nhiệm kỳ khóa XI, đại biểu là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,2%; nhiệm kỳ khóa XII, chiếm 17,6%, trong khi tỷ lệ 53 dân tộc thiểu số nước ta chỉ chiếm 13% dân số Việt Nam. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII là: 25,8%, còn ở Thái Lan cũng thời điểm đó: 11,7%, Ma-lai-xi-a: 23,7%, In-đô-nê-xi-a: 11,6%, Xin-ga-po: 24,8%, Lào: 25,2%, Cam-pu-chia: 19,5%...
Những dẫn chứng trên là cơ sở để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và khẳng định rằng, Quốc hội nước ta là Quốc hội của Đảng và đồng thời cũng là Quốc hội của dân. Quốc hội của Đảng, nhưng không phải theo nghĩa sở hữu trong kinh tế, mà đây là trách nhiệm sứ mệnh lịch sử trao cho, là tình cảm của Đảng với nhân dân, với đất nước, với dân tộc. Chính vì thế, muốn Quốc hội thực sự là của dân thì phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên, để mãi mãi làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, để xứng đáng là Đảng cầm quyền, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân thì Đảng ta phải luôn luôn không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng của tổ chức đảng, của từng đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Đảng là đạo đức, là văn minh”; đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, chống bao biện, “lấn sân” làm thay. Hiện nay ở nơi này, nơi khác, địa phương này, địa phương khác, nhất là ở cấp cơ sở không phải không còn hiện tượng Đảng làm thay chính quyền, thay hội đồng nhân dân, những hiện tượng đó phải kiên quyết được khắc phục.
NGỌC THƯ



Độc quyền yêu nước và nguy cơ (Boxitvn).

- Nguyễn Thị Từ Huy: Sự biến mất của sức mạnh (Boxitvn) “Những phiên tòa không cho bị cáo có quyền bào chữa là nơi sức mạnh biến mất một cách thảm hại. Sức mạnh biến mất khi người ta cho phép mình làm bất cứ điều gì, vì cho rằng xung quanh toàn những kẻ ngu đần và những kẻ ngu đần ấy sẵn sàng tin vào bất cứ lời giải thích nào, dù là vô lí nhất. Sức mạnh biến mất khi người ta biết rằng xung quanh không phải là những kẻ ngu đần, nhưng rồi tìm mọi cách để biến họ thành ngu đần hay buộc họ phải tồn tại chỉ như những kẻ ngu đần. Sức mạnh biến mất, vì thực tế là sức mạnh không thể được tạo nên từ sự đần độn. Một tập thể đần độn đến mức chấp nhận tất cả mọi lời giải thích, dù chúng vô lí và lừa dối, đó sẽ không bao giờ là một tập thể mạnh được”.


-- Ông Lê Văn Cuông: Tôi thường nhìn lên… trần nhà (Bee). 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bầu cử tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108  (HNM).
- Trên 60 triệu cử tri đi bầu Quốc Hội và HĐND  —  (RFA).  – Bỏ phiếu cho ai, sẽ giám sát người đó (VNN).  – Ý kiến về bầu cử ở Việt Nam và Singapore (Dân làm báo).


-“Hơn 97% cử tri cả nước đã đi bầu cử”Đàn Chim Việt
Hôm nay, 22/5/2011 Việt Nam tiến hành bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Các điểm bầu cử trên cả nước bắt đầu mở cửa từ 8 giờ sáng.
Theo Dân Trí, thống kê tính đến 19h30 ngày 22/5, tỷ lệ cử tri của cả nước đi bầu đạt 97,1%. Trong đó, có 21 tỉnh thành đạt trên 99%, 29 tỉnh thành đạt từ 95 – 99%. Cao nhất là Thừa Thiên – Huế, với tỷ lệ đi bầu đạt trên 99,9%.
Tại Tp. HCM, bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch Ủy ban bầu cử đồng thời là chủ tịch HĐND thành phố cho biết, danh sách cử tri đi bầu của toàn thành phố là 4.785.964 người và 2673 điểm bầu cử. Đến 19h ngày 22/5, công tác bỏ phiếu đã kết thúc, việc còn lại là kiểm phiếu. Tính đến 20h cùng ngày, số cử tri tham gia đi bầu Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp đã đạt tỉ lệ cao với 99,81%. Số cử tri vãng lai là 11.599 người.
Vẫn theo Dân Trí, Củ Chi đã có 100% số cử tri đi bầu và hoàn thành tiến độ bỏ phiếu sớm nhất. Lúc 17h45, nhiều địa phương khác cũng đã có trên 90% cử tri bỏ phiếu.
Ở Hà Nội, tỷ lệ chung là 98,23% số cử tri. tham gia bầu cử. Quận Tây Hồ là nơi có tỷ lệ cao nhất đạt 99,98%cử tri đi bầu; nơi thấp nhất là huyện Phú Xuyên 94,54%  cử tri đi bầu.
Các cuộc bầu cử ở Việt Nam, như thường lệ, theo phương tiện truyền thông nhà nước công bố, thường đạt tỉ lệ người đi bầu rất cao, nhiều khi 100%.
Cũng cần nhắc lại rằng, hàng tháng trước bầu cử, nhiều tổ chức chính trị hải ngoại và những người vận động dân chủ đã kêu gọi tẩy chay bầu cử và một số truyền đơn, được cho là đã rải ở nhiều nơi trên khắp đất nước nhưng những vận động này tới nay vẫn không đem lại kết quả nào đáng kể.
Bên cạnh đó, trên một số trang lề trái cũng xuất hiện một số ý kiến về việc gạch bỏ toàn bộ tên các cử tri và ghi vào đó tên của Cù Huy Hà Vũ. Trên mạng Đàn Chim Việt, tác giả Thiên Đức, từ 2 tháng trước đã đưa ra một cuộc thi liên quan tới bầu cử mà ông gọi là “Cách mạng 2X” tức gạch tên 2 nhân vật chóp bu trong giới lãnh đạo.
Tin từ các trang web trong nước cũng cho biết, lãnh đạo Việt Nam đã đi bầu cử từ sáng sớm.
  -
Bầu cử Việt Nam trên báo phương Tây (VnEx 22-5-11) -- Có "tóm tắt" bài này:  Vietnam rulers reach out to business people (FT 20-5-11) -- Đọc kỹ xem nguyên văn bài tiếng Anh có nói như vậy không.
-
- Lại Chuyển Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Ðảng và Nhà nước (ND) từ Cầu Giấy sang Hà Đông. Mời coi lại cú chuyển cách đây đúng 3 năm: Trụ sở Tiếp công dân Trung ương chuyển địa điểm (Tuổi trẻ). 


- Ronald Dvorkin (Russ.ru, 25/04/2011) -Bảo vệ quyền con người là bảo vệ người dân khỏi chính phủ(Phạm Nguyên Trường)
Tạp chí Russ.ru: Thưa ông Dvorkin kính mến, ông có nghĩ rằng khi các nhà luật học nói về các nguyên tắc dân chù và các nguyên tắc của chính quyền dân chủ thì những người bảo vệ nhân quyền có chấp nhận (và nói chung có hiểu) các luận điểm của họ hay không? Hơn thế nữa, những người bảo vệ nhân quyền có sử dụng cùng một thuật ngữ như những người tham gia vào hệ thống chính trị khi họ nói về dân chủ hay không? Có thể phân loại được những sự giống nhau và khác nhau đó, nếu quả thật là chúng có tồn tại hay không?

Ronald Dvorkin: Khó trả lời câu hỏi này một cách đơn giản. Khó ở chỗ là có bao nhiêu quan niệm về dân chủ thì cũng có bấy nhiêu quan niệm về quyền con người. Quan niệm về bản chất của dân chủ trong nền văn hóa Mĩ, văn hóa Nga và văn hóa Trung Quốc khác nhau rất nhiều. Khi một người Mĩ nói về dân chủ và khi một người Nga nói về dân chủ thì không nghi ngờ gì rằng hai người này ngụ ý những quan niệm không giống nhau của hệ thống này. Ngay cả trong khuôn khổ của một nền văn hóa người ta cũng hiểu khác nhau, dân chủ thực sự là gì: thí dụ, đa số người Mĩ sẽ nói rằng nhà nước độc đảng thì không thể là dân chủ được. Nhưng nếu chúng ta đưa ra định nghĩa tối thiểu về dân chủ (xã hội trong đó đa số những người thành niên có thể quyết định ai sẽ là người đứng đầu chính phủ) thì sự khác biệt giữa dân chủ và quyền con người sẽ trở nên rõ ràng. Đa số có thể ủng hộ chính phủ hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, hay bỏ tù những nười bất đồng chính kiến, hay bỏ tù mà không cần tòa án, hay sử dụng các biện pháp tra tấn nhân danh an ninh quốc gia.

Tạp chí Russ.ru: Thế thì những người bảo vệ nhân quyền có vai trò như thế nào trong các nước dân chủ - cả trong những nước như Mĩ, tức là những nước đã có truyền thống dân chủ lâu đời lẫn những nước mà truyền thống dân chủ chưa ăn sâu bén rễ được? Nếu việc đàn áp cá nhân là hiện tượng mà người ta thường gán cho các chế độ toàn trị và độc tài thì hoạt động của người bảo vệ nhân quyền trong các nước dân chủ có tác dụng như thế nào? Nói rằng những người bảo vệ nhân quyền chỉ có tác dụng trong những nước độc tài và những nước mới chuyển sang dân chủ thì có công bằng hay không?

Ronald Dvorkin: Ý kiến của những người bảo vệ nhân quyền khác nhau ở chỗ quyền con người là gì và làm thế nào để bảo vệ những quyền đó một cách tốt nhất. Trong các nước độc tài thì đối tượng chính của những người bảo vệ nhân quyền là chính phủ của họ, họ hi vọng là có thể cải tổ được chính phủ. Còn trong các nước đã có nền dân chủ thì mục tiêu chính của họ lại là quan điểm về mặt đối nội và đối ngoại; họ hi vọng có thể thuyết phục chính phủ áp dụng các biện pháp trừng phạt và những biện pháp khác nhằm gây áp lực đối với những chế độ độc tài với mục đích là giảm những vụ vi phạm nhân quyền tại những nước khác. Dĩ nhiên là trong những nước dân chủ thì có ít người sẵn sàng dâng hiến cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì mối đe dọa đối với cá nhân họ không cao như ở các nước độc tài. Tự do ngôn luận và những hành động khác cũng ít bị cản trở hơn rất nhiều.

Tạp chí Russ.ru: Những người bảo vệ nhân quyền có thể xác định và điều chỉnh những tiêu chuẩn thống nhất của nền dân chủ hay không?

Ronald Dvorkin:  Anh muốn hỏi là những người dân chủ có thể xác định chính xác hơn tất cả những người khác thế nào là dân chủ đích thực và quyền nào là quan trọng nhất chứ gì? Không, tất cả những người bảo vệ nhân quyền đều khác nhau, thường thì quan điểm của họ đều mang tính cá nhân, cho nên khó mà nói rằng tất cả bọn họ đều có lí. Ở đây quan trọng không phải là số lượng người mà là luận cứ của họ.

Tạp chí Russ.ru:  Khi đã nói đến những tính chất đặc thù văn hóa và dân tộc thì những người bảo vệ nhân quyền có cần công nhận về sự tồn tại của những tiêu chuẩn chung nhất của nền dân chủ hay không? Công nhận cách hiểu theo kiểu “giáo luật”, “xác thực” về tự do, theo quan niệm của ông hay là phải biến báo các tiêu chuẩn này cho phù hợp với hoàn cảnh địa phươn, có tính đến những yêu cầu của thể chế nhà nước và quyền lợi dân tộc của đất nước mình?

Ronald Dvorkin: Đề tài này thường bị hiểu sai. Những nguyên tắc căn bản quyết định quyền con người là thống nhất cho toàn thế giới. Nếu không thì về nguyên tắc quyền con người không thể tồn tại được. Nếu anh, cũng như tôi, cho rằng “cách giải thích của phương Tây” là đúng thì chúng ta phải tìm mọi cách để nó trở thành nền tảng của lí thuyết về quyền con người. Dĩ nhiên là tôi có thể sai, nhưng nếu mọi người trên khắp thế giới không chia sẻ ý kiến của, tự nó không có nghĩa là tôi sai. Những điều kiện và truyền thống địa phương tạo ảnh hưởng lên những nguyên tắc căn bản này lại là chuyện khác. Và ngoài ra, cần phải đưa những điều kiện và truyền thống này vào chiến lược nhằm giúp một số nước thuyết phục một số nước khác kí kết và tôn trọng những thỏa ước về bảo vệ quyền con người.

Tạp chí Russ.ru: Theo ông thì đâu là mối nguy hiểm đặc trưng cho phong trào bảo vệ nhân quyền hiện đại: bị đẩy ra bên lề của các hoạt động chính trị hay là tham gia quá sâu vào chính trị? Tại sao đa số dân chúng Nga, Mĩ và Trung Quốc lại không coi những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền là người thể hiện quyền lợi của họ?

Ronald Dvorkin: Quyền con người được nghĩ ra là nhằm để bảo vệ người dân khỏi các chính phủ, tức là những chính phủ mà để bảo vệ quyền lực của mình, họ sẵn sàng tiến hành kiểm duyệt những ý kiến trái chiếu, sẵn sàng bỏ tù những người cấp tiến và các chính khách không nằm trong hệ thống hay tra tấn những người mà họ nghi là khủng bố. Nhiều khi chính phủ có thể thuyết phục được đa số rằng vì quyền lợi của đa số đó mà cần phải cách li, bỏ tù hay tra tấn những người đó. Cũng có khi điều đó là có “lợi cho đa số” thật, tất nhiên là theo nghĩa hẹp của từ này. Người ta có thể muốn kinh tế phát triển, hay ổn định chính trị hay an toàn cá nhân – và điều đó được bảo đảm bằng cách vi phạm quyền con người. Theo tôi, nếu những vi phạm này giáng vào phẩm giá của tất cả mọi người và giết chết lòng tự trọng của họ thì lúc đó mọi người phải lựa chọn: lòng dũng cảm và danh dự? Hay là hèn nhát và nhục nhã? Không phải lúc nào người ta cũng lựa chọn đúng, trong trường hợp như thế, những người bảo vệ nhân quyền sẽ trở thành những người rất không được lòng dân.

Ronald Dvorkin là nhà triết học và luật học, được coi là ông tổ của lí thuyết phát luật hiện đại, giáo sư luật học ở Đại học New York, giáo sư triết học ở Đại học London.

Cuộc phỏng vấn do Nikita Kurkin thực hiện.

Tổng số lượt xem trang