- Nga và Trung Quốc đang thách thức NATOanhbasam
Asia Times
M K Bhadrakumar
Ngày 10 tháng 5 năm 2011
Các cuộc hội kiến của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Moscow vào hai ngày cuối tuần qua được cho là để chuẩn bị cho chuyến tới thăm Nga của Hồ Cẩm Đào vào tháng tới. Nhưng đấy là nếu như bản lĩnh của hai nước này có ý nghĩa lớn đối với an ninh quốc tế.
Các nỗ lực được Nga-Trung duy trì để “phối hợp” quan điểm trong những vấn đề khu vực và quốc tế liên quan đến tình hình đang diễn ra ở Trung Đông vừa được đẩy lên một cấp độ mới mẻ về chất lượng.
Hãng thông tấn chính thức của Nga đã sử dụng một cách diễn đạt khác thường – “sự hợp tác chặt chẽ” – để mô tả kiểu hợp tác mới mẻ trong những chính sách liên quan đến khu vực này. Đây là một bước nhảy vọt đang đặt ra một thách thức lớn cho Phương Tây trong việc theo đuổi kế hoạch đơn phương tại Trung Đông.
Chuyến viếng thăm Nga của Hồ Cẩm Đào được cho là để tham dự sự kiện mang tính khoa trương sẽ diễn ra tại St Petersburg từ 16-18 tháng 6 được Điện Kremlin cẩn thận dàn dựng như là một sự kiện thường niên theo kiểu “Davos của nước Nga” – được Nga gọi tên là Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Cả hai nước đều hiển nhiên rất xúc động trước việc chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào sẽ là một bước ngoặt trong quan hệ hợp tác năng lượng giữa Nga và Trung Quốc.
Hãng dầu khí khổng lồ của Nga là Gazprom đang hi vọng từ nay cho tới năm 2015 sẽ cung cấp cho Trung Quốc mỗi năm 30 tỉ mét khối khí đốt và việc đàm phán về giá cả hiện đã diễn ra trước chuyến thăm nói trên. Các quan chức Trung Quốc cho rằng các cuộc đàm phán bị đình trệ rút cục sẽ được kết luận bằng một hợp đồng vào thời điểm Hồ Cẩm Đào tới Nga.
Quả thực, khi cái đất nước đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất thế giới và đồng thời là nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới này mà đi đến một thỏa thuận thì thỏa thuận đó vượt xa ra ngoài khuôn khổ của một vấn đề thuộc về sự hợp tác song phương. Châu Âu nơi về mặt lịch sử thì cho đến nay là thị trường xuất khẩu năng lượng chính của Nga sẽ thấy lo lắng ở chỗ một “đối thủ cạnh tranh” đang xuất hiện ở phía Đông còn các công ty năng lượng của Phương Tây đang làm ăn với Nga sẽ coi Trung Quốc như là một “đối tác hùn vốn mà không lộ diện”. Sự thay đổi mô hình như thế này sẽ tạo nên một cơ sở cho những căng thẳng Đông-Tây liên quan đến Trung Đông.
Lập trường đồng nhất
Trung Đông và Bắc Phi rút cục lại là chủ đề của các cuộc hội kiến của Dương Khiết Trì ở Moscow với người tiếp đón là Sergei Lavrov. Nga và Trung Quốc đã quyết định cùng nhau giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cuộc nổi dậy ở Trung Đông và Bắc Phi. Lavrov nói: “Hai nước đã nhất trí sẽ sử dụng các khả năng của cả hai nước để phối hợp hành động nhằm hỗ trợ sự ổn định sớm nhất và ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra tiếp theo tại đó.”
Lavrov nói rằng Nga và Trung Quốc có “lập trường đồng nhất” ấy là mọi quốc gia đều nên tự quyết định tương lai của mình một cách độc lập mà không có sự can thiệp từ bên ngoài”. Có thể đoán được rằng hiện nay hai nước này đã nhất trí được một lập trường chung để đối phó với mọi hành động của NATO định tiến hành chiến dịch trên mặt đất ở Libya.
Cho tới nay, lập trường của Nga vẫn là Moscow sẽ không chấp nhận bất cứ sự ủy nhiệm nào của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép NATO tiến hành chiến dịch trên mặt đất mà không có một “lập trường được bày tỏ rõ ràng” sự chấp thuận từ phía Liên đoàn các nước A-rập và Liên minh châu Phi (mà Libya là một thành viên).
Hiển nhiên trong chuyện này có một sự “thiếu hụt lòng tin” đã trở nên không thể lấp đầy được vào lúc này trừ phi NATO quyết định một sự ngừng bắn ngay lập tức tại Libya. Diễn đạt một cách đơn giản, Nga không còn tin Mỹ hay các nước đồng minh của họ trong khối NATO có thể minh bạch trong những ý định liên quan đến Libya và Trung Đông. Cách đây vài ngày, Lavrov trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Tsentr của Nga đã nói rất dài về Lybia. Ông bày tỏ sự thất vọng của Nga trước việc Phương Tây nói một đằng làm một nẻo và gian trá trong việc đơn phương giải thích Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc cốt để làm theo ý họ.
Tại cuộc phỏng vấn này Lavrov đã tiết lộ “Các bản báo cáo về một chiến dịch mặt đất [ở Libya] đang được chuẩn bị cho thấy giả thuyết rằng NATO và Liên minh châu Âu đang lên những kế hoạch phù hợp.” Ông còn nói bóng gió công khai rằng Moscow đang nghi ngờ thủ đoạn của Mỹ sẽ là làm sao để tránh không phải thông qua Hội đồng Bảo an để có được sự ủy nhiệm hợp thức của Liên Hiệp Quốc cho chiến dịch mặt đất của NATO ở Lybia và thay vì thế sẽ gây áp lực tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon để Liên Hiệp Quốc “yêu cầu” liên minh Phương Tây đưa quân tới hộ tống sứ mệnh nhân đạo của Liên Hiệp Quốc rồi dùng đó làm cái để che đậy cho việc triển khai các hoạt động trên mặt đất.
Thái độ công khai của Nga và Trung Quốc sẽ ngăn chặn trước không cho các quan chức của Ban Ki-Moon lén lút tạo điều kiện qua cửa sau cho một chiến dịch mặt đất của NATO. Ông Ban Ki-Moon mới đây đã tới Moscow và báo chí Nga đã thừa nhận rằng ông đã nhận được nhiều vô kể “những lời khiển trách” về cái cách ông lãnh đạo tổ chức của toàn thể giới này. Một nhà bình luận dày dạn ở Moscow, Dmirtry Kosyrev, đã viết với sự giễu cợt chua cay:
Trong chính trị có rất nhiều cách để nói với một vị khách nhân danh cá nhân mình và nhân danh các đối tác quốc tế: “Chúng tôi không hài lòng về cách làm của ông, thưa ông Ban đáng kính.” Thông thường thì ngôn từ thậm chí là không cần thiết trong những trường hợp như thế này. Rõ ràng là ông tổng thư ký đã có định kiến với chủ nghĩa lãng mạn cách mạng của những cuộc nội chiến và ủng hộ những chiến binh vì tự do nói chung. Kết quả là ông thường đứng về phía những người tự do cực đoan [arch-liberals] ở châu Âu hoặc Mỹ.
Nhưng làm tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thì không nên có lập trường chính trị cực đoan, ấy là chưa nói tới đứng về phe thiểu số trong các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc về một vấn đề nào đó, chẳng hạn như lập trường của ông trong trường hợp của Libya và Bờ Biển Ngà. Ông được bầu ra không phải để cho những điều như vậy. Vấn đề không phải là ép ông Ban Ki-Moon phải thay đổi các niềm tin và lập trường của mình, mà vấn đề là phải điều chỉnh lại tầm nhìn của ông sao cho nó nghiêng hơn một chút về phe trung lập chiếm số đông hơn.
Moscow và Bắc Kinh dường như đang nhìn cái gọi là Nhóm Tiếp xúc Lybia (gồm 22 nước và 6 tổ chức quốc tế) với sự nghi ngờ rất cao. Nhắc tới quyết định của nhóm này tại cuộc họp ở Rome vào thứ 5 tuần trước để thu xếp một khoản tiền hỗ trợ tạm thời là 250 triệu đô la cho quân nổi loạn ở Lybia, Lavrov nói mỉa mai rằng nhóm này “đang gia tăng nổ lực để nắm lấy vai trò lãnh đạo trong việc quyết định chính sách của cộng đồng quốc tế đối với Libya” và cảnh báo rằng nhóm này không nên “tìm cách thay thế Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và không nên chọn phe”.
Một vấn đề đã trở nên khiến cho cả Moscow lẫn Bắc Kinh không yên tâm đó là nhóm tiếp xúc này đang dần dần biến thành một quy trình thực sự của khu vực này và nó lảng tránh Liên Hiệp Quốc để điều chỉnh cuộc nổi dậy ở thế giới A-rập sao cho vừa với những chiến lược của Phương Tây. Việc nhóm này khống chế được các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (và Liên đoàn các nước A-rập) đang cho phép Phương Tây tuyên bố rằng quy trình nói trên là một tiếng nói tập thể phản ánh quan điểm của vùng này. (Trớ trêu thay, Pháp đã mời Nga gia nhập nhóm tiếp xúc này.)
Phần nhô lên của tảng băng chìm
Tại cuộc họp báo chung với Dương Khiết Trì ở Moscow hôm thứ Sáu, Lavrov đã đi thẳng vào vấn đề chính: “Nhóm tiếp xúc đã tự thành lập. Và giờ đây nó đang cố gắng nhận vào mình cái trách nhiệm về chính sách của cộng đồng quốc tế đối với Libya. Mà không chỉ có Libya, chúng tôi đang nghe thấy nhưng tiếng nói yêu cầu nhóm này quyết định điều gì phải làm ở những nước khác trong khu vực.” Điều khiến Nga lo lắng trước mắt đó là nhóm tiếp xúc này có thể đang từ từ tiến tới Syria để rồi cũng làm thay đổi chế độ ở đất nước này.
Trung Quốc trước nay đều tỏ ra rất ngoại giao trong vấn đề Libya và để mặc cho Nga đứng mũi chịu sào trước Phương Tây, song giờ đây Trung Quốc ngày càng trở nên hay lớn tiếng hơn. Tại cuộc họp báo nói trên ở Moscow,. Dương Khiết Trì tỏ ra rất thẳng thừng khi chỉ trích Phương Tây can thiệp vào Libya. Gần ba tuần trước đó, tờ Nhân dân Nhật Báo đã bình luận rằng cuộc chiến ở Libya đang ở thế bế tắc; chế độ của Muammar Gaddafi đã chứng tỏ sự kiên cường; còn phe đối lập đã được Phương Tây đánh giá quá cao. Tờ Nhân dân Nhật báo bình luận:
Cuộc chiến ở Libya đã trở thành một “củ khoai tây bỏng giẫy tay” [vấn đề nan giải] cho Phương Tây. Thứ nhất, trên phương diện kinh tế và chiến lược thì Phương Tây không đủ sức tiến hành cuộc chiến này … Cuộc chiến này là quá tốn kém cho các nước châu Âu và Mỹ chưa hoàn toàn thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Cuộc chiến càng kéo dài thì các nước Phương Tây càng ở vào thế bất lợi.
“Thứ hai, Phương Tây sẽ gặp rất nhiều rắc rối quân sự và pháp lý …Nếu Phương Tây tiếp tục dính líu họ sẽ bị coi là đang thiên vị một bên …Liên quan đến các hành động quân sự, các nước Phương Tây sẽ phải gửi các lực lượng mặt đất tới để phế truất Gaddafi … Điều này hoàn toàn nằm ngoài thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc và chắc chắn sẽ lặp lại sai lầm của Chiến tranh… Nói tóm lại, giải pháp quân sự cho vấn đề ở Libya đã đi đến một kết cục rồi và giải pháp chính trị đã được đưa vào chương trình nghị sự.”
Các cuộc hội kiến của Dương Khiết Trì tại Moscow báo hiệu rằng Bắc Kinh giờ đây đang hiểu được rằng Phương Tây đã kiên quyết giữ trong tay cái “củ khoai tây bỏng giẫy” đó bất chấp chuyện gì xảy ra và làm cho củ khoai “nguội dần” bằng đủ mọi cách rồi sau đó xơi củ khoai mà không phải chia sẻ với bất kỳ ai khác. Do đó, việc Trung Quốc điều chỉnh lại lập trường của mình cho gần hơn với lập trường Nga (cho tới nay so với Trung Quốc thì Nga vẫn công khai hơn trong chỉ trích sự can thiệp của Phương Tây vào Lybia) đang trở nên hiển nhiên.
Moscow thường khuyến khích Bắc Kinh biết nhận ra những điềm xấu. Lý lẽ vững chắc [của Nga] dường như nằm ở nhận thức ngày càng rõ ràng về mối lo ngại rằng sự can thiệp của Phương Tây vào Lybia chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và điều đang dần dần bộclộ ra có thể sẽ là một địa-chiến lược [geostrategy] nhắm tới sự duy trì mãi mãi sự thống trị trong lịch sử của Phương Tây ở Trung Đông trong kỷ nguyên hậu Chiến Tranh Lạnh. Đan xen với mối lo ngại này là nỗi lo cực độ về tiền lệ NATO tiến hành hoạt động quân sự mà không có sự ủy quyền cụ thể của Liên Hiệp Quốc.
Lavrov và Dương Khiết Trì sau lần hội kiến này sẽ tới Astana để dự hội nghị ngoại trưởng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) bàn về chương trình nghị sự cho một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh của tổ chức khu vực này sẽ diễn ra ở thủ đô của Kazakhstan vào ngày 15 tháng 6. Câu hỏi lớn là liệu thỏa thuận Nga-Trung về “hợp tác chặt chẽ” trong những vấn đề ở Trung Đông và Bắc Phi có trở thành lập trường chung của SCO hay không. Xác suất dường như là rất cao.
M K Bhadrakumar là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp làm việc tại Bộ Ngoại giao Ấn Độ. Ông từng làm đại sứ tại Liên Xô, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đức, Afghanistan, Pakistan, Uzbekistan, Kuwait và Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
-- AFRICA: South of the RevolutionProject Syndicate - Kandeh K. Yumkella, Rob Davies
AFRICA: South of the Revolution Do the youth-led revolutions unfolding in northern Africa presage the awakening of economic lions throughout the continent? If so, it means embracing structural change and diversifying Africa’s productive base away from over-dependence on raw materials and mining.
-- Nga tăng cường vũ khí đến quần đảo tranh chấp với Nhật (Đất Việt).