Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Ngành Đường sắt Việt Nam - Trước những bức xúc

Cảm ơn bác Quyên 2011/05/24-Ngành Đường sắt Việt Nam - Trước những bức xúc

Lý Công - Đứng đầu là Nguyễn Hữu Bằng, hiện đang nắm giữ ba chức vụ chóp bu ngành Đường sắt Việt Nam là Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Hơn 8 năm cầm quyền, Nguyễn Hữu Bằng cùng bộ sậu đã đưa ngành Đường sắt Việt Nam tụt dốc thảm hại!

Từ khi Tổng Giám đốc Đoàn Văn Xê về hưu, chuyển giao quyền lực cho Đào Đình Bình, ông Bình đã bằng mọi cách ngoi lên Thứ trưởng kiêm Tổng giám đốc Liên hiệp ĐSVN, rồi lên Bộ trưởng, vào Quốc hội, vào uỷ viên TW đảng, quay lại trả thù ông Vương Đình Khánh lây sang cả ngành, đảo lộn tổ chức kinh doanh sản xuất “ngang không ra ngang, dọc không ra dọc” làm cho mọi hoạt động trở nên bát nháo. Ông Bình lên Bộ trưởng thì chuyển giao quyền lực cho Nguyễn Hữu Bằng. Từ đó, ngành Đường sắt VN sang một bước ngoặt bế tắc, ngày càng lún sâu vào vũng lầy và nay thì đang đứng trên bờ vực để chờ ngày chìm nghỉm nếu bộ sậu ăn hại phá nát này cứ bị Nguyễn Hữu Bằng khống chế, không sớm được thay đổi!
Chỉ nêu lên những điểm lớn của nguy cơ nói trên:
1- Từ khi ông Đoàn Văn Xê nghỉ đến nay, biên chế không giảm như nghị quyết giả vờ của lãnh đạo ngành, mà tăng lên đáng kể.
2- Tàu chậm liên tục, đã thành bệnh trầm kha. Có nhiều chuyến tàu hành trình Hà Nội-Sài Gòn chậm hơn 3-4 giờ, có chuyến tàu Huế-Hà Nội chậm hơn 6 giờ, trong mấy năm qua cộng lại có đến hàng nghìn chuyến tàu chậm, nhưng không trả lại tiền cho khách như trước đây Đoàn Văn Xê thực hiện
3- Tai nạn chạy tàu xảy ra triền miên, ngày càng tăng nhưng không xử lý thích đáng.
4- Thu nhập của CBCNV tụt xuống mức kỷ lục. Theo mặt bằng toàn ngành với số liệu qua dư luận (chưa được kiểm chứng đầy đủ), Trưởng tàu lương bình quân hàng tháng dưới ngưỡng 2 triệu năm trăm ngàn đồng, nhân viên nhà tàu bình quân lương tháng là một triệu năm trăm ngàn đồng, thậm chí có lớp nhân viên chỉ một triệu một trăm ngàn đồng / tháng. Nhưng trong khi đó, so sánh cùng ngạch bậc thì lương khối gián tiếp nói chung, cao hơn khối trực tiếp 2,33 lần ; cấp trên xí nghiệp cao hơn xí nghiệp khoảng 3,6 lần chưa kể bổng lộc khó mà tính được. Ngoài ra, các quan còn luôn bày trò đi "tham quan tìm hiểu đường sắt nước ngoài" để ăn xài kiếm chác.
5- Do tình trạng đời sống xuống dốc thảm hại như thế nên nhiều công nhân viên chức xin thôi việc, bỏ việc. Tính đến thời điểm 12-5-2011, trong toàn ngành đã lên đến hàng trăm đơn / người, lác đác ở các xí nghiệp có nơi lên đến hàng chục trong tình thế Đói thì cuốn gói em đi, giơ tay ngang mũ kip-pi em chào (!) Nhất là hàng ngũ công nhân lái máy phản ứng gay gắt, lúc âm thầm, lúc công khai ra mặt.
6- Giở giói tháo dỡ giường nhân viên coi toa trên tàu khách, bắt ngồi suốt cả những quãng đường gần hai trăm cây số không có đèo dốc phải gác hãm, tàu không dừng ở các ga, không phải đón tiễn khách.
7- Liên tục thay đổi giờ tàu đột ngột không thông báo trước cho hành khách.
8- Bắt nhân viên nhà tàu làm việc suốt hai chuyến không có giờ nghỉ theo quy định của ngành là trước khi lên ban phải được nghỉ ngơi 7-8 giờ đồng hồ.Đơn cử như tàu SE1 từ Hà Nội vào đến Sài Gòn sáng 28-4-2011 chỉ được hơn một giờ tác nghiệp là đổi mác quay ra luôn, cũng do tổ tàu ấy điều hành, phục vụ.
9- Tuyển dụng công nhân viên chức và đề bạt cán bộ, theo dư luận (chưa kiểm chứng) là có khuất tất.
10- Hàng ngũ lãnh đạo Tổng Cty kéo bè kéo cánh, giành đặc quyền đặc lợi ngang nhiên, trắng trợn. Điển hình là Nguyễn Hữu Bằng, lo chạy chọt để được tổ chức đại hội đảng bộ ngành sớm hơn, nên còn niên hạn ứng cử vào ban Chấp hành và ôm lấy ghế Bí thư ; đã Chủ tịch Hội đồng quản trị lại kiêm cả Tổng giám đốc, nhưng với cấp dưới là các Công ty TNHH một thành viên thì ông ta bắt phải theo đúng luật doanh nghiệp, không cho kiêm nhiệm như thế. Nguyễn Hữu Bằng là “tấm gương” tham quyền cố vị xưa nay hiếm ở ngành Đường sắt !
11- Các vụ tham ô như cải tạo toa xe hàng của Lê Duy Vân, mua đầu máy Đức có dính dáng đến Nguyễn Hữu Bằng đều được ém nhẹm.
12- Triệt tiêu những người có năng lực và tấm lòng vì ngành như Tiến sĩ Vương Đình Khánh, phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Đường sắt VN, kỹ sư Tấn Phương, Tổng Giám đốc công ty Vận tải hàng hóa đường sắt…
Xin hỏi ông Nguyễn Hữu Bằng: Từ khi đường sắt được phục hồi sau 1954 đến nay, qua cuộc chiến tranh thống nhất đất nước phải đổ mồ hôi xương máu là vậy, rồi một thời bao cấp kéo dài khổ cực thiếu thốn là vậy, nhưng đã có ai là công nhân viên chức ngành Đường sắt xin thôi việc, bỏ việc vì đói như hiện nay dưới sự lãnh đạo độc tài độc đoán của các ông chưa ? Trong khi cuộc sống của toàn dân nói chung và các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, mức sống đều dễ chịu và hơn thế là ăn nên làm ra, thì ngành Đường sắt sống dở chết dở vì đồng lương bèo bọt – “thành quả đổ mới” dưới bàn tay chèo chống của Nguyễn Hữu Bằng và bộ sậu ! Ông không xấu hổ hay sao ? Ông vô cảm đến thế hay sao ?
Hiện nay chưa có ngành nào công nhân viên chức xin thôi việc bỏ việc nhiều và rầm rộ như ngành đường sắt ! Ông không xấu hổ khi cuỗm một lúc ba chức to nhất ngành mà để người lao động lao đao như thế ? Ông vênh vang cái học vị “tiến sĩ” làm gì ? Nên giấu kín cái bằng “tiến sĩ” của ông khỏi xấu lây hàng ngũ trí thức Việt Nam, làm ô danh Đảng và Nhà nước !
Trước đây cả ngành đặt hy vọng vào ông Vương Đình Khánh thì đã bị các ông vô hiệu hóa mất rồi. Nay hy vọng chỉ còn dồn vào ông Đạt Tường, mong ông thương đến ngành Đường sắt, nghỉ việc sớm đi để may ra có cơ chiều xoay chuyển ! Ồng mà cứ tham quyền cố vị thì tội âm tội dương con cháu ông gánh không hết đâu ! Đừng để tình trạng “Cha ăn mặn, con khát nước” mà khổ chúng nó !
Ông nghỉ việc thì chỉ “thương” ông cùng Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng chưa làm được “đường sắt cao tốc” mà hưởng hoa hồng (!) Nhưng ăn thế quá đủ rồi, đừng ngồi lì gieo tai họa cho ngành Đường sắt, giết dần giết mòn người lao động !
Nghĩ cho cùng, ông Đoàn Văn Xê có công sớm đổi mới ngành Đường sắt, nhưng cũng có tội vì dựng Đào Đình Bình lên để Đào Đình Bình dựng Nguyễn Hữu Bằng thành “dũng sĩ diệt công nhân viên đường sắt cấp ưu tú” !
Ông còn ngồi đó thì thảm họa còn đổ vào đầu người lao động ! Ông còn ngồi đó thì chúng tôi còn bình luận về ông cho bàn dân thiên hạ biết ! Bài này là mở đầu loạt bài viết về Nguyễn Hữu Bằng.
Hà Nội, tháng 5-2011
Lý Công

Tổng số lượt xem trang