Vinashin kiểm soát không nghiêm, thông tin về tập đoàn được báo cáo lên trên thậm chí còn được “nhào nặn”. Việc kiểm soát nội bộ doanh nghiệp rất hình thức nên mới có chuyện 11 lần các đơn vị tiến hành kiểm tra Vinashin đều thấy “êm ru”…
Đó là ý kiến của nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản - PGS.TS Trần Quang Nhiếp - về hiện trạng việc kiểm soát ở các tập đoàn kinh tế trong khuôn khổ hội thảo “Thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước và những định hướng đổi mới để phát triển”, do Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng TƯ (Ban Tuyên giáo TƯ) tổ chức ngày 20/5.
Đó là ý kiến của nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản - PGS.TS Trần Quang Nhiếp - về hiện trạng việc kiểm soát ở các tập đoàn kinh tế trong khuôn khổ hội thảo “Thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước và những định hướng đổi mới để phát triển”, do Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng TƯ (Ban Tuyên giáo TƯ) tổ chức ngày 20/5.
Độc quyền sinh ra trì trệ, lạc hậu
Dẫn đề cho hội thảo, GS.TS. Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng lý luận TƯ đề cập ý kiến có quá nhiều ông chủ trong quan hệ với tập đoàn kinh tế. Việc quản lý, kiểm tra lại không diễn ra theo đúng những yêu cầu của tất yếu kinh tế mà thường là những tác động hành chính, sự phân định và phân biệt thẩm quyền, trách nhiệm không rõ ràng giữa các chủ thể, lại thiếu vắng và yếu kém về chế độ trách nhiệm, tính không rõ ràng minh bạch của các báo cáo kinh tế, kiểm soát tài chính... đã dẫn đến tình trạng vô chủ.
Quang cảnh Hội thảo (Dân trí) |
Khi xảy ra những thất thoát, lãng phí, mất mát hoặc những biến tướng thì nguy cơ phá sản, gây tổn hại tới lợi ích quốc gia, gánh nặng nợ nần chồng chất đè lên người dân.
Đi từ căn nguyên của vấn đề là cơ chế độc quyền trao cho các tập đoàn, TS Bảo cho rằng, độc quyền sẽ sinh ra trì trệ, lạc hậu, không thể phản ứng linh hoạt, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển, lãng phí các nguồn lực.
PGS.TS Lê Xuân Đình - Tổng biên tập tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ KH&ĐT) chỉ rõ tính độc quyền thao túng mà đáng sợ nhất là thao túng Chính phủ của “những ông lớn này”.
“Mới đây nhất là tin còn nóng hổi về sự thao túng của tập đoàn năng lượng TEPCO Nhật Bản, che giấu hàng chục năm nay về tình trạng thiết bị cũ kỹ, kéo dài thời gian (hàng chục năm) sử dụng của một số lò phản ứng hạt nhân trong số các lò bị rò rỉ phóng xạ do động đất và sóng thần tháng 3/2011” - nêu dẫn chứng từ các mô hình bên ngoài, TS Lê Xuân Đình đối chiếu sang bối cảnh Việt Nam.
Ông Đình nhận định, qua cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới năm 2008 và hai đợt nền kinh tế phải “gồng mình” chống lạm phát và ổn định vĩ mô mới thấy, các tập đoàn chưa phải đã là “con át chủ bài” hay “quả đấm thép” hoàn hảo bên cạnh Chính phủ. Thậm chí, ông Đình chỉ thẳng, các tập đoàn còn tăng trưởng chậm hơn các thành phần kinh tế khác.
Dẫn chứng Tập đoàn Điện lực EVN nắm vai trò bảo đảm nguồn cung điện cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, ông Đình chỉ ra nghịch lý: “Trớ trêu thay, chính sự độc quyền trong khâu truyền tải, phân phối của EVN lại trở thành lực cản lớn đối với sự phát triển nguồn cung cấp điện cho quốc gia. Tổng sơ đồ VI về cân đối lớn năng lượng điện cho nền kinh tế, có thể nói, đã không thành công như mong muốn trong khi phương án bán nguồn cung theo cơ chế chào giá cạnh tranh chậm dự kiến tháng 7 mới bắt đầu thí điểm”.
Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp mang tính hình thức
GS.TS Phạm Quang Trung - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân khái quát, 12 tập đoàn nhà nước hiện đang chuyển đổi hình thức sở hữu, cổ phần hóa, nhiều đơn vị đã lên sàn chứng khoán (như Tập đoàn dầu khí, TCty sông Đà). Với những tập đoàn vẫn giữ 100% vốn sở hữu nhà nước hoặc duy trì tỷ lệ sở hữu nhà nước cao thì đều hoạt động không hiệu quả vì khó khăn cho doanh nghiệp về việc điều hành, huy động vốn.
GS.TS Phạm Quang Trung - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân khái quát, 12 tập đoàn nhà nước hiện đang chuyển đổi hình thức sở hữu, cổ phần hóa, nhiều đơn vị đã lên sàn chứng khoán (như Tập đoàn dầu khí, TCty sông Đà). Với những tập đoàn vẫn giữ 100% vốn sở hữu nhà nước hoặc duy trì tỷ lệ sở hữu nhà nước cao thì đều hoạt động không hiệu quả vì khó khăn cho doanh nghiệp về việc điều hành, huy động vốn.
“Thực tế, Petro Việt Nam, TCty sông Đà nhờ đa dạng hóa sở hữu, cổ phần hóa, tích cực đưa lên sàn mà vốn huy động cho 2 tập đoàn này rất lớn” - TS Trung phân tích, xu hướng đa sở hữu là vấn đề sống còn của các tập đoàn vì tạo nguồn huy động vốn rộng rãi từ xã hội.
TS Trung cũng mổ xẻ thêm, việc điều hành dựa trên tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước dẫn đến hệ quả can thiệp của một số cấp quản lý vào doanh nghiệp nhiều khi rất thô bạo, quá mức giới hạn bình thường. Ông Trung “điểm tên” nhiều tập đoàn đang “mắc” việc này mà không cách gì gỡ được như Tập đoàn điện lực EVN, Tập đoàn dầu khí Petro Việt Nam.
Các Tập đoàn nhà nước theo đó vừa được nhiều ưu ái như rót vốn lớn, dự án “ngon” nhưng cũng bị can thiệp rất mạnh mẽ. Phương pháp kiểm soát này, ông Trung khẳng định là sai lầm.
So sánh với mô hình những tập đoàn lớn như Microsoft, Ford, Nestle… ông Trung cho rằng phải xây dựng hệ thống kiểm soát quản trị tương tự hình kiểm toán nội bộ thực sự nghiêm túc chứ không phải hình thức. Lấy ví dụ vụ việc tại Vinashin vì kiểm soát không nghiêm, thông tin về tập đoàn được báo cáo lên trên thậm chí còn được “nhào nặn”, làm đẹp trước.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Trần Quang Nhiếp (nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Cộng sản) nêu nghi vấn: “Việc kiểm soát nội bộ doanh nghiệp rất hình thức nên mới có chuyện 11 lần các đơn vị tiến hành kiểm tra Vinashin, mọi việc vẫn “êm ru”. Chi Bộ Đảng ở doanh nghiệp có biết việc này? Có phải Đảng viên biết mà không dám nói?”.
Chủ tịch HĐQT TCty Xăng dầu Bùi Ngọc Bảo xác nhận, cơ chế hành chính hóa hoạt động của các tập đoàn hiện rất phổ biến. Đặt vấn đề nguyên nhân bắt đầu từ cơ chế sở hữu đúng nhưng cơ bản phải chỉ tên được cơ quan quản lý. Hiện, tập đoàn do Chính phủ quản lý nhưng TCty lại do Bộ Tài chính. Ông Bảo đề nghị cần có phương thức quản lý chung thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
Phó Tổng GĐ Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel Tống Viết Trung chia sẻ phương thức khắc phục vấn đề là tập trung vào hiệu lực điều hành. “Mọi chỉ đạo chúng tôi đều quán triệt quân lệnh như sơn. Đây là một trong những điểm mạnh mang lại thành công để tập đoàn hiện phát triển, sở hữu tài sản khoảng 2 tỷ USD” - ông Trung cho biết.
P.Thảo (theo Dân Trí)
TIN LIÊN QUAN |
---|
EVN xin ý kiến Thủ tướng về hơn 700 tỷ "tiền cọc" (bee 21/05/2011)
Ông Đinh Quang Tri, Phó TGĐ Tập doàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng về việc xử lý số tiền đặt cọc của FPT.
Ngày 15/4, FPT tuyên bố không mua cổ phẩn của EVN Telecom dù trước đó FPT và FPT Telecom dự định tham gia nắm giữ tới 60% cổ phần của EVN Telecom.
Nguyên nhân do theo phương án cổ phần hoá được Chính phủ phê duyệt, FPT chỉ được nắm giữ tối đa 49% số cổ phần của EVN Telecom.
TGĐ FPT: "Chúng tôi có quyền lấy lại"? (IE) |
Tân Tổng giám đốc FPT - ông Trương Đình Anh cho biết, những quy định mới của Chính phủ cũng như các điều khoản hợp đồng không còn phù hợp đã khiến cho thương vụ giữa FPT và EVN Telecom không thể thực hiện.
FPT đã đặt cọc 708 tỷ đồng cho thương vụ này để chứng minh năng lực tài chính nên FPT khẳng định sẽ thu về được đầy đủ số tiền đặt cọc này.
Tuy nhiên, quan điểm của EVN về vấn đề này có vẻ như lại hoàn toàn trái ngược. Chiều ngày 20/5 ông Đinh Quang Tri, Phó TGĐ EVN cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng về việc xử lý số tiền đặt cọc của FPT.
Trước đó, trả lời báo chí, ông Đinh Quang Tri cho biết: “Nếu một trong hai phía phá bỏ hợp đồng thì sẽ phải đền bù bằng số tiền đặt cọc đang nằm trong ngân hàng”.
Như vậy,số phận về số tiền đặt cọc của FPT trong thương vụ đơn phương rút lui khỏi việc mua cổ phần của EVN Telecom vẫn còn bỏ ngỏ.
(theo ICT News)
TIN LIÊN QUAN |
---|
-Đọ độ "khủng" chuyên cơ của các đại gia Việt
Sau mốt thiếu gia sắm siêu xe lại là trào lưu đại gia "đốt tiền" mua chuyên cơ riêng, mà đều là những phi cơ không phải hạng "xoàng".
Chiếc Beechcraft King Air 350 của ông Đoàn Nguyên Đức là thế hệ máy bay mới kế tiếp King Air 350, với khả năng bay lượn trên cả tuyệt vời. Có thể xem đây là một loại máy bay VIP hiện đại đáp ứng mọi mong muốn của các đại gia thế giới hiện nay. Trong khi đó, trực thăng EC135P2i của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát cũng không thuộc loại thường.
Sau khi ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, sở hữu chiếc Beechcraft King Air 350 trị giá khoảng 7 triệu USD (khoảng 157,5 tỷ đồng), ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát cũng "chi" khoảng 5 triệu USD cho chiếc trực thăng thuộc mẫu EC135P2i. Và mới đây đến lượt ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch tập đoàn T&T "rậm rịch" lên kế hoạch sắm phi cơ riêng.
Xu hướng thời thượng
Người "khai sáng" cho trào lưu này là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Khi quyết định mua, ông Đức dùng tiền cá nhân và không thông qua đại hội cổ đông. Đại gia này khẳng định: "Tôi sắm máy bay bằng tiền túi nên không phải giải trình trước cổ đông. Toàn bộ chi phí thuê phi công, bảo dưỡng máy bay, xăng dầu, kiểm tra kỹ thuật, giấy phép... đều là tiền cá nhân".
Ông Đức bỏ ra 7 triệu USD để sở hữu phi cơ riêng. |
"Bầu" Đức cho biết, tổng số tiền mà ông phải bỏ cho vụ mua bán này vào khoảng 7 triệu USD, trong đó giá trị thật của máy bay là 5,1 triệu USD. Số còn lại là chi phí môi giới, đào tạo phi công, bến bãi...
Tổng chi phí mỗi năm mà ông Đức phải chi cho chiếc máy bay khoảng 400.000 USD và không tính vào chi phí của công ty. "Khi mua bằng tiền túi và tự chịu các khoản chi phí, mình có quyền được sử dụng trong việc đi lại hoặc cho anh em bạn bè mượn khi họ cần", ông Đức nhấn mạnh.
Thời điểm mà ông Đức quyết định mua chiếc Beechcraft King Air 350 thì Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vẫn chưa niêm yết. Người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2009 cũng tỏ ra rất thoải mái với báo chí khi trả lời về việc mua máy bay riêng của mình.
Trong khi đó, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát, quyết định mua máy bay trực thăng riêng khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Dù dùng tiền cá nhân nhưng do thông tin có thể gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của Hòa Phát nên ông Long phải công bố thông tin tại đại hội cổ đông. Ông này cũng không mấy thoải mái khi bị hỏi quá nhiều về chiếc máy bay riêng.
Còn với ông chủ của Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển, sự việc đơn giản hơn. Ông này phê duyệt đề xuất mua máy bay của một công ty con thuộc tập đoàn. Công ty dự kiến mua cũng như công ty mẹ là T&T chưa phải là đơn vị niêm yết nên sự chú ý cũng như sức ép từ phía các cổ đông chưa lớn.
Chủ tịch của T&T cho rằng, khi phân tích thấy có nhu cầu mua máy bay phục vụ công việc thì nó cũng đơn giản như việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất hay nhà máy.
Số tiền thực chi để sở hữu chiếc máy bay phục vụ hoạt động sản xuất của công ty cũng chưa được ông Hiển tiết lộ, tuy nhiên theo phỏng đoán của giới chuyên môn, chắc chắn không dưới vài triệu USD.
Trong khi đó, một nguồn tin cho hay, ngoài ông Đức, Long và Hiển thì một "đại gia" khác trong ngành kinh doanh thực phẩm TP HCM cũng chi 12 triệu USD để mua sắm máy bay riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đại gia này vẫn chưa chịu tiết lộ thông tin.
Trực thăng EC135P2i của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát rất tiện nghi. |
Chịu chơi "hàng khủng"
Bỏ ra số tiền không nhỏ nên phi cơ của các đại gia Việt đều thuộc "hàng khủng".
Chiếc Beechcraft King Air 350 của ông Đoàn Nguyên Đức là thế hệ máy bay mới kế tiếp King Air 350, với khả năng bay lượn trên cả tuyệt vời. Có thể xem đây là một loại máy bay VIP hiện đại đáp ứng mọi mong muốn của các đại gia thế giới hiện nay.
Loại máy bay dài hơn 10m và sải cánh hơn 15m này có từ một đến hai phi công, chở tối đa 11 người. Nó có thể bay liên tục 3.500 km với tốc độ nhanh nhất đạt 583 km một giờ.
Máy bay với nội thất cabin thuộc hàng cao cấp nhất và được lắp đặt các hệ thống công nghệ điều hòa nhiệt độ, điều áp hàng đầu.
Thùng xăng hai bên cánh máy bay có thể đáp ứng tầm bay 2.400km, như vậy ông Đức có thể thoải mái ngao du với "con chim sắt" khắp vùng Đông Nam Á và Trung Quốc.
Máy bay cũng khá cơ động khi yêu cầu đường băng cất hạ cánh chỉ khoảng một km, giúp nó có thể bay tới được hầu hết các địa phương miễn là có đường băng đủ dài.
Ngoài ra, máy bay có khả năng hãm phanh nhanh như chớp do nó được trang bị hai động cơ chong chóng phản lực Pratt & Whitney PT 6-60 A. Khi hãm đà thì chong chóng sẽ xoay góc của lá cánh quạt và tạo ra lực đẩy ngược giúp máy bay ghìm lại thật nhanh khi đã đáp hạ cánh.
Trong khi đó, trực thăng EC135P2i của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát cũng không thuộc loại thường. Trực thăng được trang bị động cơ kép Pratt and Whitney 206B2 và buồng lái hiện đại.
Hơn nữa, EC135P2i có thể chở 5 khách VIP hay tối đa 6 - 7 vị khách thông thường. Hành khách sẽ có được cảm giác thoải mái khi di chuyển với EC135P2i bởi tiếng ồn và rung được hạn chế tối đa. Ngoài ra, khoang hành lý thoáng đãng cùng cửa lên xuống được thiết kế đẩy ngang rất nhẹ nên thuận tiện trong những trường hợp khẩn cấp.
Không kém cạnh, chuyên cơ 7 chỗ ngồi của đại gia giấu mặt tại TP HCM cũng được thiết kế riêng với đầy đủ phòng tắm, phòng ăn, giường ngủ... và có thể bay được các trục đường dài, không chỉ trong khu vực châu Á mà tới cả châu Âu. Nếu không có gì thay đổi, chiếc phi cơ thiết kế đặc biệt này sẽ có mặt ở Việt Nam chậm nhất là năm 2012.
- "Đại gia Việt" đọ tài bằng ...chuyên cơ(bee 03/05/2011)
-Sinh nhật con đại gia, khách mời thi nhau xếp tiền(03/05/2011)
Để mừng sinh nhật 12 tuổi của một cô bé, không chỉ bố mẹ mà người thân, khách mời cũng thi nhau dùng tiền mệnh giá lớn xếp hình quạt, gắn thêm viên ngọc đeo quanh cổ cô bé.
Hôm 27/4 vừa qua, một bữa tiệc sinh nhật của cô bé 12 tuổi họ Vương ở thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã khiến nhiều người choáng váng.
Không chỉ đặt tiệc tại một nhà hàng sang trọng nhất nhì thành phố, thuê công ty chuyên tổ chức biểu diễn nghệ thuật với các ca sĩ nổi tiếng, bố mẹ và người thân của cô bé còn tặng cho cô bé những món quà độc chiêu.
Đó là những tờ nhân dân tệ có mệnh giá lớn, được xếp gấp đủ hình dạng, gắn thêm đồ trang sức đắt tiền, xâu vào những dây chúc phúc màu đỏ truyền thống lần lượt đeo lên cổ cô bé 12 tuổi.
Hôm 27/4 vừa qua, một bữa tiệc sinh nhật của cô bé 12 tuổi họ Vương ở thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã khiến nhiều người choáng váng.
Không chỉ đặt tiệc tại một nhà hàng sang trọng nhất nhì thành phố, thuê công ty chuyên tổ chức biểu diễn nghệ thuật với các ca sĩ nổi tiếng, bố mẹ và người thân của cô bé còn tặng cho cô bé những món quà độc chiêu.
Đó là những tờ nhân dân tệ có mệnh giá lớn, được xếp gấp đủ hình dạng, gắn thêm đồ trang sức đắt tiền, xâu vào những dây chúc phúc màu đỏ truyền thống lần lượt đeo lên cổ cô bé 12 tuổi.
Những tờ tiền có mệnh giá lớn được gấp đủ hình dạng |
(Theo Dân Việt/CN)