-Phi lý “lệnh” cấm đánh cá biển Đông (VOV)- Lệnh cấm của Trung Quốc chỉ có hiệu lực đối với ngư dân Trung Quốc, trên vùng biển Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục ra khơi trên vùng biển của mình
- Đại diện ngư dân Việt gửi kháng thư tới Trung Quốc (VOA)- Như thường lệ, chính quyền Hà Nội đã lên tiếng bác bỏ việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Khi trao đổi với VOA Việt Ngữ, các giới chức địa phương cũng lặp lại tuyên bố này, đồng thời khẳng định rằng ngư dân Việt có quyền đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam.
Ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ngãi, cho biết các ngư phủ của tỉnh này vẫn ra khơi và tới nay vẫn chưa gặp trở ngại gì.
Ông nói: ‘Ngư trường của mình mà? Ngư trường chủ quyền của mình, thì mình ra đánh bắt như bình thường thôi. Ngư dân không có lo ngại gì hết là vì các cơ quan hữu trách vẫn có những biện pháp để bảo vệ ngư dân’.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, tán đồng quan điểm của ông Hoàng.
Ông cho hay rằng lệnh cấm của Trung Quốc ‘ảnh hưởng tới tinh thần và tâm lý của ngư dân, nhưng hội luôn động viên họ thực thi cái quyền của mình, là được đánh bắt trên vùng biển của Việt Nam’.
Ông Thắng cho biết thêm rằng Hội Nghề cá Việt Nam đã gửi kháng thư lên cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội hôm 14/5, nhưng tới nay vẫn chưa nhận được phản hồi.
Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nói: ‘Rõ ràng lệnh cấm đó vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không đúng với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã có thư gửi cho đại sứ quán Trung Quốc và chúng tôi đã phản đối cái việc này. Chúng tôi đã có công văn gửi cho chính phủ Việt Nam, phải lên tiếng phản đối việc làm sai trái đấy của Trung Quốc’.
Theo giới chức này, các hội nghề cá ở các tỉnh miền trung như Quảng Ngãi, Đà Nẵng và Bình Định thường xuyên động viên ngư dân tiếp tục công việc.
Hồi năm 2010, Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm đánh bắt trong khoảng thời gian như trên.
Khi được hỏi là liệu ông có lo ngại cho sự an toàn của các ngư dân khi họ bất chấp lệnh cấm của Trung Quốc, ông Thắng cho hay rằng Hội luôn cảnh báo ngư dân để họ có tinh thần sẵn sàng.
Giới chức này nói: ‘Tất nhiên là chúng tôi luôn luôn chuẩn bị một cái tinh thần, tâm lý để làm sao cho bà con ngư dân yên tâm trên biển. Và chúng tôi đã kiến nghị với chính phủ, những lực lượng bảo vệ bờ biển thì phải luôn luôn sẵn sàng để hỗ trợ cho bà con ngư dân. Tất nhiên, trong những năm trước, cũng có những vụ bị bắt thì chúng tôi đã lên tiếng phản đối và Trung Quốc đã trả về’.
Năm ngoái, hàng chục ngư dân và tàu bè của họ đã bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đánh bắt cá ở khu vực biển Đông.
Tin cho hay, nhiều người đã phải trả tiền phạt để được thả về nhà.
Dương Văn Rin, thân nhân của một ngư phủ từng bị Trung Quốc giữ hồi năm 2010, cho rằng cuộc sống khó khăn buộc các ngư dân phải chấp nhận mạo hiểm.
Anh Rin nói: ‘Sợ bị bắt chứ. Sợ phía Trung Quốc bắt chứ. Nhưng cái sợ đó không sợ bằng cái sợ đói. Phía Trung Quốc bắt cũng chịu thôi, giờ làm sao? Điều kiện kinh tế, sinh nhai mà. Không ra khơi thì lấy gì người ta ăn? Ngư dân lấy gì họ ăn? Chứ vùng biển Việt Nam, phía gần bờ thì hết cá rồi, họ phải ra khơi thôi’.
Hồi đầu tháng Năm, tờ China Daily đưa tin, Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tuần duyên tại các khu vực lãnh hải tranh chấp để bảo vệ chủ quyền.
Theo nhật báo này, Tổng đội Hải giám của Trung Quốc sẽ tuyển mộ thêm 1 nghìn nhân viên, nâng tổng số lên hơn 10 nghìn người.
Cùng với một số quốc gia khác trong khu vực, cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông.
Năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh hải ở khu vực biển Đông là quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.
Tờ Inquirer của Philippines mới dẫn lời ông David Carden, đại sứ Mỹ tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nói rằng các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông cần phải thiết lập một cơ chế khu vực để giải quyết tranh chấp.
Ông Carden cũng cho rằng khó có khả năng xảy ra một cuộc xung đột vũ trang với sự tham gia của Hoa Kỳ tại quần đảo Trường Sa.
Mời quý vị đọc thêm các bài từng được phát sóng trong chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam':
Trung Quốc không còn coi biển Đông là ‘lợi ích cốt lõi’?
‘Các bên đều mong muốn biển Đông ổn định’
Vợ ngư dân Quảng Ngãi bị bắt: ‘Cuộc sống khổ lắm’
Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
-Ngư dân vẫn kiên quyết bám biển
Thông tin chính quyền Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông (gồm cả một số vùng biển của VN) từ 16.5 đến 1.8.2011 khiến nhiều người bức xúc, lo lắng. Song, với nhiều ngư dân miền Trung, hôm qua và hôm nay, họ vẫn sẽ ra khơi, kiên quyết bám biển quê hương.
Sáng sớm ngày 15.5, Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đã tấp nập những chiếc tàu chuẩn bị nạp nhiên liệu để ra khơi đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa dài ngày.
Ngư dân đang thu xếp lưới ở âu thuyền Thọ Quang (TP. Đà Nẵng) để chuẩn bị ra khơi. |
"Dù ngày mai (16.5) lệnh cấm có hiệu lực, nhưng chúng tôi vẫn ra khơi. Lệnh cấm thì năm nào cũng cấm, họ cấm đánh bắt ở tọa độ 12 độ vĩ Bắc tới 113 độ kinh Đông kéo dài gần đảo Hải Nam đến tận Nha Trang. Trong khi đó, mùa này cá thường tìm về khu vực có các rạn san hô như ở đảo Hải Nam, Hoàng Sa, nếu không được đánh bắt thì đời ngư dân còn ý nghĩa gì"- ông Trần Hùng (trú huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi), Thuyền trưởng tàu QNg 48759 TS, bộc bạch.
Gần 50 tuổi, ông Hùng có đến 30 năm theo nghề biển xa bờ, chủ yếu gắn bó với ngư trường Hoàng Sa. Đời ngư phủ đầy cơ cực nhưng ông Hùng cho hay, khó khăn do thời tiết, bão tố… ông đều vượt qua được, thì làm sao ông lại có thể "chùn bước" trước lệnh cấm đánh bắt hết sức vô lý của Trung Quốc được.
"Hoàng Sa là biển đảo của Việt Nam, nếu bây giờ mình không giữ, mình run sợ trước lệnh cấm thì sau này e là con cháu chẳng còn biển mà làm ăn. – Ngư dân Lê Phụng (chủ tàu ĐN 45867)"
Ông Lê Phụng (chủ tàu ĐN 45867) cùng bạn tàu cũng đang hối hả xếp hàng hóa, lương thực để ra khơi. Biết tin Trung Quốc cấm biển, cả đội tàu của ông không ai e ngại."Đời ngư dân chúng tôi quen với lệnh cấm này rồi. Họ cấm biển một cách vô lý nhưng làm sao họ cấm được lòng quyết tâm của bà con ngư dân. Ngư dân không ra Hoàng Sa thì lấy gì ăn khi mà biển gần bờ chỉ cho những mẻ cá nhỏ…".
Dù chưa hết nỗi ám ảnh vì bị tàu chiến Trung Quốc trấn áp vô lý tại vùng biển Hoàng Sa chủ quyền VN cách đây vừa tròn 2 năm, nhưng anh Phạm Lệ (Đức Phổ, Quảng Ngãi) – Thuyền trưởng tàu QNg 94734TS cùng các bạn tàu vẫn xác định Hoàng Sa là ngư trường đến.
"Lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông lần này cũng chỉ là cách nhằm gây khó cho ngư dân thôi. Dù khó khăn thế nào, chúng tôi vẫn quyết ra khơi, vì đây là vùng biển truyền thống không thể tranh cãi của VN" – anh Lệ quả quyết.
Mùa đánh bắt đầy hứa hẹn
Tương tự như ở Âu thuyền Thọ Quang, sáng qua, tại cảng biển Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), ngư dân cũng hối hả tiếp dầu, chuyển đá lạnh, thức ăn… xuống tàu để chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
Khi PV đề cập đến lệnh cấm của Trung Quốc, ngư dân Võ Thanh Bình (34 tuổi), bình thản: "Hoàng Sa là của VN, thì việc ngư dân Quảng Ngãi ra đánh bắt có liên quan gì đến lệnh cấm là của Trung Quốc".
Lão ngư Huỳnh Tấn Quang (62 tuổi), phấn khởi: Từ đầu tháng 5 đến nay, hàng chục tàu thuyền của ngư dân địa phương và huyện đảo Lý Sơn đánh bắt từ Hoàng Sa trở về đều đầy ắp cá. Trừ chi phí, chiếc ít thì cũng lời vài ba chục, nhiều chiếc còn lãi hơn 200 triệu đồng…
Với hơn 15 năm gắn bó vùng biển Hoàng Sa này, ngư dân Bùi Xuân Thịnh (37 tuổi), ở Bình Châu, khẳng định: Đây đang là thời điểm "rộ" của mùa cá ở khu vực Hoàng Sa. Vì vậy mà tàu nào đã ra đây mà không "vô mánh" mới là chuyện lạ. Chuyến rồi chuyến tàu của bọn mình đi đánh được hơn 10 tấn cá các loại, bán được gần 400 triệu đồng.
Ngư dân 2 huyện Bình Sơn và Lý Sơn từ hàng trăm năm nay đã xem vùng biển Hoàng Sa là "ngôi nhà thứ 2" của mình. Vì vậy, anh Lê Thành (45 tuổi), chủ tàu ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cho biết: Lệnh cấm là chuyện của phía Trung Quốc, còn tụi tui là ngư dân VN và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa là vùng biển đảo của VN thì chúng tôi cứ ra đánh bắt…
Hơn 10 năm vẫy vùng ở Hoàng Sa, ngư dân Nguyễn Bình (xã An Hải, huyện Lý Sơn), tâm sự: Thời gian qua cũng đã có nhiều tàu, thuyền trong huyện bị phía Trung Quốc bắt giữ và tịch thu phương tiện trái phép, không ít chủ phương tiện gặp khó khăn trong cuộc sống, nhưng điều đó không ngăn cản chúng tôi ra Hoàng Sa.
Nâng cao kiến thức về lãnh hải cho ngư dân
Ngư dân Nguyễn Bình cho biết, để tránh rủi ro khi ra Hoàng Sa thời gian tới, ngư dân đã dặn dò nhau cảnh giác và liên kết với nhau bằng cách đi gần, thường xuyên liên lạc qua máy Icom thông báo tình hình, kịp thời hỗ trợ nhau khi phát hiện tàu lạ…
Về phía chính quyền địa phương, ông Võ Xuân Huyện – Bí thư Huyện ủy Lý Sơn, khẳng định: Cùng với chỉ đạo cho các xã tiếp tục khuyến khích ngư dân ra hoạt động tại Hoàng Sa, huyện sẽ yêu cầu các đơn vị chức năng của địa phương và tỉnh có những biện pháp, giải pháp để hướng dẫn, cảnh báo cho người dân cảnh giác, xử lý khi gặp tình huống bất lợi.
Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Đỗ Tám – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đà Nẵng khẳng định: "Cho tới thời điểm này, sai trái của lệnh cấm đã được đại diện Bộ Ngoại giao VN phát ngôn và chúng tôi cũng cho rằng Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN…
Theo ông Tám, năm nào cũng vậy, vào thời điểm này Trung Quốc lại ra lệnh cấm. Tuy nhiên, chính quyền Đà Nẵng vẫn khuyến khích người dân ra khơi, bám biển. Hơn nữa, đây là thời điểm bắt đầu vào "vụ cá nam", sản lượng cá thường bằng 50-60% sản lượng cả năm nên không có cớ gì ngư dân lại không ra khơi.
Vẫn như mọi năm, Sở Nông nghiệp, Chi cục Thủy sản sẽ mở thêm các lớp học nhằm trang bị cho ngư dân kiến thức về vùng, ranh giới lãnh hải thuộc chủ quyền của VN để tránh vi phạm hay những va chạm đáng tiếc khi không hiểu luật; tiến hành trang bị thêm máy Icom để ngư dân có thể liên lạc dễ dàng khi gặp sự cố, khuyến khích ngư dân tiếp tục thành lập các tổ liên kết, tổ tương hỗ…. để giúp đỡ nhau bám biển, vươn khơi xa….
(theo danviet)
Hải quân Trung Quốc từng nhiều lần chận bắt tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi (DR)
Chính quyền Việt Nam và ngành công nghiệp cá cho biết là Việt Nam không tôn trọng lệnh của Trung Quốc cấm đánh cá tại vùng biển hai bên tranh chấp.
Tuần trước, phía Trung Quốc thông báo cấm đánh cá trong vùng biển phía nam Trung Quốc từ ngày 16/05 cho đến 01/08 với lý do là để nguồn cá tái tạo.
Theo hãng tin Đức DPA, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, ông Nguyễn Việt Thắng, hôm nay 16/05/2011, tuyên bố rằng ngư dân Việt Nam không lo sợ và sẽ ra khơi như bình thường.
Hôm thứ năm tuần trước, Hà Nội cho rằng lệnh cấm của Trung Quốc là « bất hợp pháp » và « vi phạm chủ quyền Việt Nam. Theo phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, các viên chức bộ ngoại giao đã gặp đồng sự Trung Quốc để phản đối lệnh cấm này.
Đây là lần thứ ba trong ba năm liên tiếp mà Bắc Kinh ban lệnh cấm đánh cá tại vùng Biển Đông, đúng vào mùa cá của ngư dân Việt Nam. Trong hai năm trước, hàng trăm tàu đánh cá Việt Nam bị Trung Quốc chận bắt và hàng chục chiếc bị phạt tiền.
Theo nhận định của một số báo chí Việt Nam, ngư dân chờ đợi chính quyền Việt Nam phải có biện pháp hỗ trợ tích cực.
Tuần trước, phía Trung Quốc thông báo cấm đánh cá trong vùng biển phía nam Trung Quốc từ ngày 16/05 cho đến 01/08 với lý do là để nguồn cá tái tạo.
Theo hãng tin Đức DPA, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, ông Nguyễn Việt Thắng, hôm nay 16/05/2011, tuyên bố rằng ngư dân Việt Nam không lo sợ và sẽ ra khơi như bình thường.
Hôm thứ năm tuần trước, Hà Nội cho rằng lệnh cấm của Trung Quốc là « bất hợp pháp » và « vi phạm chủ quyền Việt Nam. Theo phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, các viên chức bộ ngoại giao đã gặp đồng sự Trung Quốc để phản đối lệnh cấm này.
Đây là lần thứ ba trong ba năm liên tiếp mà Bắc Kinh ban lệnh cấm đánh cá tại vùng Biển Đông, đúng vào mùa cá của ngư dân Việt Nam. Trong hai năm trước, hàng trăm tàu đánh cá Việt Nam bị Trung Quốc chận bắt và hàng chục chiếc bị phạt tiền.
Theo nhận định của một số báo chí Việt Nam, ngư dân chờ đợi chính quyền Việt Nam phải có biện pháp hỗ trợ tích cực.
Từ Quảng Ngãi, nhà báo Thanh Thảo chia sẻ những suy tư của ông về sự việc mà ông gọi là âm mưu của « xã hội đen » đánh phá kinh tế Việt Nam.
- Vietnam defiant on first day of Chinese fishing ban
Hanoi - Vietnamese fishermen were planning to not respect a Chinese ban on fishing in waters claimed by both nations, government and industry officials said Monday.
China last week announced a ban on fishing in part of the South China Sea from Monday to August 1, saying the seasonal break was necessary to allow fish stocks to replenish.
'Our fishermen are not dispirited and they will go offshore as normal,' Nguyen Viet Thang, chairman of the Vietnam Fisheries Association, said Monday.
The ban extends up to what Beijing considers its maritime boundary, but overlaps areas claimed by Vietnam and other countries.
Hanoi on Friday called the ban 'illegitimate' and 'a violation of Vietnam's sovereignty over the Hoang Sa archipelago,' referring to the contested Paracel Islands.
Officials from Foreign Ministry had met with their Chinese counterparts to protest the move, a ministry spokeswoman said.
Vietnamese fishermen defied previous bans in 2009 and 2010, leading the Chinese to arrest hundreds and impound dozens of boats.
Vietnam, China and other nearby nations have competing sovereignty claims over large portions of the South China Sea, particularly the Paracel and Spratly Islands.
The Paracel Islands belonged to the former South Vietnam until 1974, when they were seized by Chinese forces following a short naval battle. The surrounding waters are rich fishing grounds, and thought to contain valuable underground mineral resources.
- Bộ Ngoại giao: Vẫn còn sai và sót (Nguyễn Văn Tuấn)
Sáng nay đọc tin thấy rất phấn khởi, vì Việt Nam Phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Nhưng khi tìm trong website của Bộ Ngoại giao (phần tiếng Anh và tiếng Việt), tôi không thấy tuyên bố đó! Thế là thế nào? Đọc kĩ những bản tin trong website, tôi thấy Bộ Ngoại giao đã sửa cách viết tên nước thành “Viet Nam” và cách viết ngày cũng chuẩn hơn. Hoan hô các bác trong Bộ Ngoại giao! Nhưng rất tiếc là vẫn còn khá nhiều sai sót về tiếng Anh …
Trước hết là sót
Hôm thứ Sáu (13/5), Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Người phát ngôn Bộ Ngoại giao (BNG) Phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt tại Biển Đông (TTXVN). Thế là lần đầu tiên, Việt Nam phản đối chính sách đơn phương và vô lí của Trung Quốc. Trong lòng thấy vừa mừng, vừa … hãnh diện. Nhưng để chắc ăn, tôi thừ vào website của BNG xem bản phát ngôn nói gì, thì lại thất vọng.
Thất vọng là vì không có bản tin đó trên website của BNG. Trang đầu của BNG (xem dưới đây) chỉ đăng những tin về viêc chia buồn với chính phủ Tây Ban Nha về trận động đất vừa qua, về chuyện Việt Nam và Trung Quốc kiểm tra lại hiệp ước biên giới, tăng cường hợp tác với Ái Nhĩ Lan, v.v. Hoàn toàn không có bản tin phản đối Trung Quốc.
Thế còn bản tin tiếng Việt? Cũng không có bản tin nào phản đối chính sách cấm đánh cá của Trung Quốc (xem hình dưới đây).
Nên nhớ rằng bản tin của TTXVN ra ngày thứ 13/5, và những hình trên được chụp lại vào ngày 14/5. Do đó, không thể nói rằng chậm trễ đưa tin được. Vả lại, TTXVN chắc cũng lấy tin từ BNG mà thôi. Rất khó giải thích tại sao BNG lại không đăng nguyên văn bản của Người phát ngôn cho thế giới biết. Chúng ta đang cần tranh thủ, vận động thế giới trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia, tôi nghĩ cần phải kịp thời đăng những tin “nóng” và có liên quan.
Tôi nghĩ mình có chính nghĩa và làm đúng thì tại sao phải tránh né vấn đề. Sợ hãi chăng? Việt Nam đã từng đánh Tàu cả ngàn năm, thì giả thuyết sợ hãi khó có cơ sở. Chẳng biết giải thích thế nào.
và đến sai ...
Trong một bài trước, tôi có chỉ ra vài bất cập về tiếng Anh trong website của BNG. Hôm nay, ghé thăm trang nhà của Bộ thì thấy những bất cập về cách viết tên nước, ngày tháng, này nọ, v.v. đã được sửa lại. Bây giờ chúng ta thấy “Viet Nam” đàng hoàng rồi, chứ không còn tùy tiện kiểu “Viet nam”, “VN”, “Vietnam”, “Viet Nam” nữa. Hoan hô các bác trong Bộ Ngoại giao!
Nhưng đọc lại một lần nữa thì tôi vẫn thấy có quá nhiều lỗi tiếng Anh đáng lẽ không có trong trang nhà. Những lỗi này xuất hiện ngay trên trang đầu. Xin chỉ ra vài sai sót cụ thể như sau:
Sai chính tả. Đó là bản tin ngày 12/5/2011, với tựa đề “Ministry Of Foreign Affairs' Spokesperson Mrs. Nguyen Phuong Nga answers questions at the regular press coference on 12th May 2011”. Xin nhắc các bác là “conference” chứ không phải “coference” nhé. Cái lỗi này chắc chắn là tại cậu đánh máy. :-)
Sai văn phạm. Một trong những lỗi kinh điển và “mãn tính” về tiếng Anh của website là dùng mạo từ sai. Chẳng hạn như bản tin này "Announcement on the Regular Press Conferences of Foreign Ministry's Spokesperson in May 2011 10-05-2011 ", mạo từ the đáng lẽ không có trong bản tin. Đọc xong tựa đề, với mạo từ the, người ta phải hỏi “conference nào ?” Còn nhiều chỗ khác nữa, không thể kể ra hết ở đây. Nên xem lại cách dùng mạo từ cho đúng và chuẩn mực. Hơi khó, nhưng nếu có cố gắng thì sẽ hoàn thiện thôi.
Thừa chữ. Một bản tin nói rằng Việt Nam lên án hành động khủng bố (chắc là nhắm đến Chú Sam), website viết như sau: “Viet Nam objects terrorism and condemns terrorist activities under any form”. Tôi nghĩ đã nói terrorism (khủng bố) là đã nói đến chủ nghĩa, chính sách, và hành động rồi, đâucần nói đến terrorist activities làm gì. Nếu tôi là người viết bản tin, tôi sẽ sửa lại ngắn gọn hơn, như Viet Nam condemns terrorist attacks in Pakistan là đủ. Hay ngại quá :-), thì bỏ chữ Pakistan ra.
Thật ra, đọc bản tin phản ứng về việc Mĩ chỉ trích Việt Nan (xem dưới đây), tôi thấy cách viết rất lượm thượm. Chẳng hạn như câu đầu tiên “In response to question from the media regarding Viet Nam’s reaction to comments on human rights in Viet Nam ..” nó buồn cười thế nào ấy. Đoạn đầu đã nói là trả lời (in response), rổi chỉ vài chữ sau đó lại thấy phản ứng (reaction), mà hai chữ này trong văn cảnh có cùng ý nghĩa. Tại sao lại viết lòng vòng như thế? Còn mấy câu sau đó thì đầy rẫy sai sót về cách diễn tả tiếng Anh (như provided for in the Constitution, . In recent years, Viet Nam has earned many great achievements in protecting human rights in all civil, political, economic, social and cultural aspects). Có lẽ người viết chỉ dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, nên đọc bản tuyên bố này thấy rất thiếu chuẩn mực tiếng Anh.
Tôi nghĩ BNG nên quảng cáo tìm người chuyên biên tập tiếng Anh để không mắc phải những sai sót như thế này trong tương lai.
NVT
====
Vietnamese citizens enjoy fundamental freedoms in law and in practice.
In response to question from the media regarding Viet Nam’s reaction to comments on human rights in Viet Nam as mentioned in the 2010 human rights reports released by the US State Department and the British Foreign and Commonwealth Office and the recent statement by the Head of the Delegation of the European Union in Viet Nam, Foreign Ministry Spokesperson Nguyen Phuong Nga stated:
In Viet Nam, fundamental freedoms of citizens are specifically provided for in the Constitution and other legal documents and guaranteed in practice. In recent years, Viet Nam has earned many great achievements in protecting human rights in all civil, political, economic, social and cultural aspects, which are recognized by the international community. The Vietnamese people take full and active part in all aspects of social life. That human rights are guaranteed and promoted is an important factor that creates societal consensus, leading to the successful course of reform in Viet Nam.
In any country, violations of law must be dealt with. Viet Nam is a law-governed state and violations of law in Viet Nam therefore must be dealt with in light of laws and in line with the provisions of international law, including the International Covenant on civil and political rights.
In the spirit of cooperation and the principle of equality and mutual respect, Viet Nam has joined in dialogue with different partners, including the United States, Britain and the European Union on issues of mutual concern.
It is regretably however that the US State Department, the British Foreign and Commonweath Office, the European Union mission in Viet Nam and a number of organizations have produced biased comments, which base on false information that fails to accurately reflect the situation in Viet Nam, and also comments that interfere in the internal affairs of Viet Nam. /.
Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns110415143137#z4g92yFFLL8n
Trước hết là sót
Hôm thứ Sáu (13/5), Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Người phát ngôn Bộ Ngoại giao (BNG) Phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt tại Biển Đông (TTXVN). Thế là lần đầu tiên, Việt Nam phản đối chính sách đơn phương và vô lí của Trung Quốc. Trong lòng thấy vừa mừng, vừa … hãnh diện. Nhưng để chắc ăn, tôi thừ vào website của BNG xem bản phát ngôn nói gì, thì lại thất vọng.
Thất vọng là vì không có bản tin đó trên website của BNG. Trang đầu của BNG (xem dưới đây) chỉ đăng những tin về viêc chia buồn với chính phủ Tây Ban Nha về trận động đất vừa qua, về chuyện Việt Nam và Trung Quốc kiểm tra lại hiệp ước biên giới, tăng cường hợp tác với Ái Nhĩ Lan, v.v. Hoàn toàn không có bản tin phản đối Trung Quốc.
Thế còn bản tin tiếng Việt? Cũng không có bản tin nào phản đối chính sách cấm đánh cá của Trung Quốc (xem hình dưới đây).
Nên nhớ rằng bản tin của TTXVN ra ngày thứ 13/5, và những hình trên được chụp lại vào ngày 14/5. Do đó, không thể nói rằng chậm trễ đưa tin được. Vả lại, TTXVN chắc cũng lấy tin từ BNG mà thôi. Rất khó giải thích tại sao BNG lại không đăng nguyên văn bản của Người phát ngôn cho thế giới biết. Chúng ta đang cần tranh thủ, vận động thế giới trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia, tôi nghĩ cần phải kịp thời đăng những tin “nóng” và có liên quan.
Tôi nghĩ mình có chính nghĩa và làm đúng thì tại sao phải tránh né vấn đề. Sợ hãi chăng? Việt Nam đã từng đánh Tàu cả ngàn năm, thì giả thuyết sợ hãi khó có cơ sở. Chẳng biết giải thích thế nào.
và đến sai ...
Trong một bài trước, tôi có chỉ ra vài bất cập về tiếng Anh trong website của BNG. Hôm nay, ghé thăm trang nhà của Bộ thì thấy những bất cập về cách viết tên nước, ngày tháng, này nọ, v.v. đã được sửa lại. Bây giờ chúng ta thấy “Viet Nam” đàng hoàng rồi, chứ không còn tùy tiện kiểu “Viet nam”, “VN”, “Vietnam”, “Viet Nam” nữa. Hoan hô các bác trong Bộ Ngoại giao!
Nhưng đọc lại một lần nữa thì tôi vẫn thấy có quá nhiều lỗi tiếng Anh đáng lẽ không có trong trang nhà. Những lỗi này xuất hiện ngay trên trang đầu. Xin chỉ ra vài sai sót cụ thể như sau:
Sai chính tả. Đó là bản tin ngày 12/5/2011, với tựa đề “Ministry Of Foreign Affairs' Spokesperson Mrs. Nguyen Phuong Nga answers questions at the regular press coference on 12th May 2011”. Xin nhắc các bác là “conference” chứ không phải “coference” nhé. Cái lỗi này chắc chắn là tại cậu đánh máy. :-)
Sai văn phạm. Một trong những lỗi kinh điển và “mãn tính” về tiếng Anh của website là dùng mạo từ sai. Chẳng hạn như bản tin này "Announcement on the Regular Press Conferences of Foreign Ministry's Spokesperson in May 2011 10-05-2011 ", mạo từ the đáng lẽ không có trong bản tin. Đọc xong tựa đề, với mạo từ the, người ta phải hỏi “conference nào ?” Còn nhiều chỗ khác nữa, không thể kể ra hết ở đây. Nên xem lại cách dùng mạo từ cho đúng và chuẩn mực. Hơi khó, nhưng nếu có cố gắng thì sẽ hoàn thiện thôi.
Thừa chữ. Một bản tin nói rằng Việt Nam lên án hành động khủng bố (chắc là nhắm đến Chú Sam), website viết như sau: “Viet Nam objects terrorism and condemns terrorist activities under any form”. Tôi nghĩ đã nói terrorism (khủng bố) là đã nói đến chủ nghĩa, chính sách, và hành động rồi, đâucần nói đến terrorist activities làm gì. Nếu tôi là người viết bản tin, tôi sẽ sửa lại ngắn gọn hơn, như Viet Nam condemns terrorist attacks in Pakistan là đủ. Hay ngại quá :-), thì bỏ chữ Pakistan ra.
Thật ra, đọc bản tin phản ứng về việc Mĩ chỉ trích Việt Nan (xem dưới đây), tôi thấy cách viết rất lượm thượm. Chẳng hạn như câu đầu tiên “In response to question from the media regarding Viet Nam’s reaction to comments on human rights in Viet Nam ..” nó buồn cười thế nào ấy. Đoạn đầu đã nói là trả lời (in response), rổi chỉ vài chữ sau đó lại thấy phản ứng (reaction), mà hai chữ này trong văn cảnh có cùng ý nghĩa. Tại sao lại viết lòng vòng như thế? Còn mấy câu sau đó thì đầy rẫy sai sót về cách diễn tả tiếng Anh (như provided for in the Constitution, . In recent years, Viet Nam has earned many great achievements in protecting human rights in all civil, political, economic, social and cultural aspects). Có lẽ người viết chỉ dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, nên đọc bản tuyên bố này thấy rất thiếu chuẩn mực tiếng Anh.
Tôi nghĩ BNG nên quảng cáo tìm người chuyên biên tập tiếng Anh để không mắc phải những sai sót như thế này trong tương lai.
NVT
====
Vietnamese citizens enjoy fundamental freedoms in law and in practice.
In response to question from the media regarding Viet Nam’s reaction to comments on human rights in Viet Nam as mentioned in the 2010 human rights reports released by the US State Department and the British Foreign and Commonwealth Office and the recent statement by the Head of the Delegation of the European Union in Viet Nam, Foreign Ministry Spokesperson Nguyen Phuong Nga stated:
In Viet Nam, fundamental freedoms of citizens are specifically provided for in the Constitution and other legal documents and guaranteed in practice. In recent years, Viet Nam has earned many great achievements in protecting human rights in all civil, political, economic, social and cultural aspects, which are recognized by the international community. The Vietnamese people take full and active part in all aspects of social life. That human rights are guaranteed and promoted is an important factor that creates societal consensus, leading to the successful course of reform in Viet Nam.
In any country, violations of law must be dealt with. Viet Nam is a law-governed state and violations of law in Viet Nam therefore must be dealt with in light of laws and in line with the provisions of international law, including the International Covenant on civil and political rights.
In the spirit of cooperation and the principle of equality and mutual respect, Viet Nam has joined in dialogue with different partners, including the United States, Britain and the European Union on issues of mutual concern.
It is regretably however that the US State Department, the British Foreign and Commonweath Office, the European Union mission in Viet Nam and a number of organizations have produced biased comments, which base on false information that fails to accurately reflect the situation in Viet Nam, and also comments that interfere in the internal affairs of Viet Nam. /.
Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns110415143137#z4g92yFFLL8n
Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm.
Ngày 13/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga khẳng định như trên khi trả lời câu hỏi của phóng viên.
Ngày 11/5, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở Khu vực Biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Người phát ngôn nói: "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982."
Bà Nga cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc./.
Ngày 13/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga khẳng định như trên khi trả lời câu hỏi của phóng viên.
Ngày 11/5, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở Khu vực Biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Người phát ngôn nói: "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982."
Bà Nga cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc./.
(TTXVN/Vietnam+)