Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

5 triệu đồng và 10 năm...

--5 triệu đồng và 10 năm...
Hôm qua (8-3), nhiều báo đưa tin về việc Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) xử phạt 5 triệu đồng đối với một đối tượng có hành vi cản trở, đe dọa nhà báo tác nghiệp.
Có lẽ đây là lần đầu tiên có quyết định chế tài theo quy định tại Điều 6 Nghị định 02/2011 xử phạt những đối tượng cản trở, đe dọa, hành hung nhà báo tác nghiệp. Đáng nói, chế tài này từng được nêu tại Nghị định 56 và Nghị định 31 cách đây cả chục năm nhưng cũng chỉ là các khẩu hiệu trên giấy và các đối tượng cản trở, đe dọa, hành hung nhà báo vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, nếu hành vi của họ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nói về nguyên nhân công cụ hành chính không phát huy được để bảo vệ quyền tác nghiệp chính đáng của nhà báo thì có nhiều, như chế tài này chưa được truyền thông rộng rãi, nhận thức của nhà báo về việc sử dụng công cụ này còn quá yếu nên chỉ nhăm nhăm đòi khởi tố đối tượng cản trở... song điều cốt lõi chính là việc các cơ quan nhà nước còn né tránh trách nhiệm của mình.
Cụ thể, trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực thi Luật Báo chí, trong đó có quy định bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo thuộc về Bộ TT&TT, song cả chục năm nay thanh tra TT&TT các cấp chưa hề xử phạt được vụ nào trong lĩnh vực này. Trong khi đó, tình trạng ngang nhiên xâm phạm Luật Báo chí, mà điển hình nhất là các kiểu cản trở đã xuất hiện trong quá trình báo chí tác nghiệp ở Tiên Lãng nhưng đến nay thanh tra vẫn chưa có động thái nào xử lý các đối tượng vi phạm, như né tránh cung cấp thông tin, đưa ra thông tin sai v.v...
Chính vì thế, việc Công an TP Buôn Ma Thuột tiên phong trong công cuộc bảo vệ nhà báo hành nghề bằng chuyện ra quyết định xử phạt đối tượng cản trở nhà báo theo Nghị định 02/2011 là việc làm rất đáng hoan nghênh, nhất là khi xã hội đã có câu trả lời rằng lợi ích chung sẽ bị thiệt hại khi nhà báo bị cản trở với số bình chọn lên tới 76%!
5 triệu đồng nhưng thật nhọc nhằn vì mất đến 10 năm!
Phạt 5 triệu đồng vì cản trở phóng viên tác nghiệp (TTXVN)-.Hành hung phóng viên bị phạt 5 triệu đồng TT - Ngày 7-3, thượng tá Lê Hoàng Cương, phó trưởng Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Buôn Ma Thuột đã kết thúc điều tra và có hướng xử lý vụ án cản trở, hành hung phóng viên đang tác nghiệp tại Trường ...- Phạt 5 triệu đồng vì lăng mạ, cản trở phóng viên tác nghiệp  (PLVN). - Bị phạt 5 triệu đồng vì cản trở PV tác nghiệp (TP).
Sẽ phạt một phụ nữ cản trở phóng viên 5 triệu đồngLao động
Phạt tiền người cản trở phóng viên tác nghiệpThanh Niên
Bị phạt 5 triệu đồng vì cản trở phóng viên tác nghiệpDân Trí
Cuối tháng 3, xử vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng (NLĐ). -- Vẫn chưa giải quyết cho nhà báo Hoàng Khương tại ngoại (Infonet).-- Ai bảo vệ nhà báo khi chính tòa soạn quay lưng?  (Bút Lông). Ngày 1 tháng 4, DVT, sẽ giải thể?-
-Đan Mạch chặn nhầm 8.000 website TTO - Do sơ suất của nhân viên Trung tâm Phòng chống tội phạm công nghệ cao Đan Mạch, 8.000 trang web tại đây bao gồm cả Google và Facebook đều bị chặn. Đến nay sự cố này đã được khắc phục.

 - Nhà báo vẫn đơn độc

Vừa bắt đầu tháng 6, tháng có ngày truyền thống của báo chí Cách mạng, báo giới lại liên tiếp đón nhận các tin tức thiếu tốt lành đối với sứ mệnh đem sự thật tới công chúng của những người cầm bút.

Mới nhất là sự kiện nhà báo Trần Công Luỹ (Báo Công Lý) bị còng tay dẫn giải như tội phạm khi đang tác nghiệp tại huyện Tịnh Biên (An Giang). Trước đó một ngày là một phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam (thường trú tại TP HCM) bị côn đồ đến tận nhà doạ đánh. Đáng nói ở chỗ hai vụ việc này diễn ra ngay khi vụ chém phóng viên báo Nông Nghiệp Việt Nam tại Nghệ An vẫn chưa ngã ngũ, thủ phạm chưa bị vạch mặt.


Giống như mọi lần, các vụ này vẫn do công an thụ lý và họ đều đợi kết quả giám định thương tật làm cơ sở để khởi tố vụ án. Hầu như không có ý kiến nào đề nghị sử dụng công cụ hành chính để giải quyết.

Còn nhớ hồi đầu năm 2011, khi Chính phủ ban hành Nghị định 02 tăng mức phạt với hành vi cản trở, hành hung nhà báo lên mức 30 triệu đồng, nhiều người đã mừng thầm, xem đó là thái độ nghiêm khắc cần thiết nhằm răn đe những kẻ cản trở quyền hành nghề của nhà báo. Thế nhưng kể từ khi Nghị định 02 có hiệu lực (26-2) đến nay, thanh tra Thông tin & Truyền thông các cấp vẫn chưa xử phạt được trường hợp nào về hành vi này. Điều này cũng từng xảy ra tương tự với Nghị định 56 vì cả thời gian 5 năm có hiệu lực, chưa có ai bị xử phạt về việc cản trở nhà báo hành nghề.

Đánh giá về con số 0 này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song có một nguyên nhân mấu chốt là đến nay khái niệm “cản trở nhà báo hành nghề” vẫn chưa được làm rõ trong luật. Người thì bảo chỉ cần ngăn cản nhà báo chụp ảnh, ghi âm đã là cản trở; người lại nói phải thu giữ phương tiện, giữ người, thậm chí tấn công nhà báo thì mới là cản trở nhà báo hành nghề... Chính vì nhận thức chưa thống nhất, chưa cụ thể đó, đến ngay chính giới báo chí nhiều người cũng không hiểu hết quyền hạn của mình khi tác nghiệp, nói gì đến chuyện yêu cầu thanh tra xử phạt hoặc xã hội phải nâng cao nhận thức để giảm tần suất các vụ cản trở nhà báo trong thực tế.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây, lãnh đạo phòng thanh tra Báo chí – Xuất bản (Thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông) bày tỏ mong muốn có một thông tư giải thích các khái niệm này để Nghị định 02 có cơ hội thi hành. Dĩ nhiên, đó cũng là nguyện vọng của những người cầm bút đang phải đối mặt với cái xấu để đưa sự thật ra ánh sáng, song việc này ai sẽ làm thì chưa có câu trả lời.

Vì thế nhà báo vẫn đơn độc ngay cả khi ngày 21-6 sắp đến!



Xin lỗi phóng viên!

Sát thềm Hội nghị Báo chí toàn quốc xảy ra chuyện hi hữu: Ông Vũ Đình Xinh, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, chính thức xin lỗi... PV báo Nông Nghiệp Việt Nam về hành vi không cung cấp thông tin!


Thông qua trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh, ông Xinh nói thành thật xin lỗi và tha thiết mong PV thông cảm cho sự nóng nảy cũng như thái độ làm việc của ông. Ông hứa sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Được biết vào trung tuần tháng 4, PV của tờ báo trên đã tiến hành khảo sát về an toàn lao động ở các mỏ đá ở huyện Đông Sơn. Sau khi có đầy đủ dữ liệu, PV đến gặp Sở LĐ-TB&XH thì được chỉ sang Sở Công Thương. Đến Sở Công Thương thì được hướng dẫn sang Sở TN&MT. Tại đây khi được hỏi về chuyện cấp phép, quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, ông giám đốc Sở đã từ chối làm việc và kiên quyết không cung cấp bất cứ thông tin nào.



Trong phóng sự “Sống trong đá chết vùi trong đá” sau đó, tác giả đã phản ánh thái độ bất hợp tác với báo chí của ông giám đốc Sở TN&MT. Cuối tháng 4 vừa qua, vấn đề này được nêu lại tại cuộc giao ban báo chí của tỉnh ủy Thanh Hóa và ông Đỗ Trọng Hưng, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy, đã hứa sẽ trực tiếp xử lý. Sau cuộc làm việc của ông Hưng, ông Vũ Đình Xinh đã nói lời xin lỗi như trên.

Sở dĩ coi sự kiện trên là hi hữu vì hiện tượng quan chức nhà nước từ chối cung cấp thông tin (thuộc diện công khai) cho báo chí... mà không bị xử lý xưa như Trái đất, dù địa phương nào cũng đã ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Thêm nữa là việc lãnh đạo cơ quan tuyên giáo tỉnh trực tiếp làm việc với đương sự về việc này cũng ít thấy. Còn sự kiện một giám đốc Sở chấp nhận xin lỗi một PV, rồi lại công khai trên báo thì đúng là chưa từng xảy ra! Có lẽ vì vậy mà bên lề hội nghị báo chí, một số ý kiến đã nêu lại chuyện khó khăn trong tiếp cận thông tin chính thức của cơ quan nhà nước như một rào cản chậm được giải quyết.

Không phải ngẫu nhiên mà Nghị định 02/2011 của Chính phủ đã bổ sung chế tài xử phạt hành vi từ chối cung cấp thông tin, bởi sự thiệt hại từ chuyện thông tin bị “ém” đâu chỉ có nhà báo chịu mà vụ sập mỏ đá lèn Cờ (Nghệ An) là bài học nóng bỏng...

Nhưng chẳng lẽ chỉ xin lỗi rồi thôi?
-- Vụ côn đồ tấn công phóng viên báo Pháp luật Việt Nam

QĐND Online - Ngày 22-5, anh Nguyễn Hồng Cơ, phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam (Cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh) đã gửi đơn đến công an quận Thủ Đức và công an phường Hiệp Bình Chánh nhờ can thiệp, trừng trị nhóm côn đồ đến tận nhà đe dọa giết anh.
Sự việc xảy ra sau khi anh Cơ cùng đồng nghiệp tác nghiệp từ vụ chìm tàu Dìn Ký ngày 21-5 ở Thị xã Thuận An – Bình Dương, trở về nhà tại đường số 42, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). 23 giờ ngày 21-5, khi anh Cơ đang ngồi trong nhà trò chuyện với một người trong xóm, một thanh niên dáng người to khỏe, nồng nặc mùi rượu xông vào nhà anh, chửi tục tĩu và đòi hành hung. Sau khi tên này bỏ ra ngoài, anh Cơ thấy gạch đá ném vào nhà ầm ầm. Khi chạy ra cửa, anh Cơ thấy đối tượng tên Cầu (còn gọi là Đen), lái xe cho một cơ quan kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh và các đối tượng Tâm, Thọ, đứng trước nhà chửi bới và đe dọa anh.
Ngay sau đó, tên Tâm đã dùng khúc cây đánh anh Cơ. Rất may một người trong xóm kịp xô tên này ra và lôi hắn đi. Đối tượng tên Cầu cũng bỏ đi sau khi đã chửi bới. Riêng tên Thọ đứng trước cửa khoe những hình xăm chằng chịt và đe dọa sẽ “xử” anh Cơ bất cứ khi nào vì địa bàn này là của hắn.
Khúc gỗ đối tượng dùng để tấn công phóng viên Nguyễn Hồng Cơ
Trước khi nhóm côn đồ trên đến quậy phá, trong khoảng thời gian từ 23 giờ 43 phút đến 23 giờ 47 phút cùng ngày, có sáu cuộc điện thoại (sử dụng dịch vụ giấu số) gọi tới số thuê bao của anh Cơ nhằm khủng bố tinh thần và đe dọa sẽ giết anh. Cách đây hai năm, anh Cơ cũng bị dọa sẽ “xử” ngay tại phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức. Anh Cơ cũng gửi đơn cho cảnh sát khu vực nơi anh ở nhưng cho đến nay chưa thấy giải quyết.
Thấy mình không gây thù oán gì với các đối tượng trên, cũng như chưa một lần nói chuyện với những người này nhưng vô cớ bị đe dọa, nên sáng ngày 22-5, anh Cơ đến công an quận Thủ Đức gửi đơn tố cáo và được Thượng tá Đoàn Văn Phê, Phó trưởng công an quận tiếp nhận và hứa sẽ cử lực lượng xác minh ngay các đối tượng nói trên. Đồng thời công an phường Hiệp Bình Chánh cũng nhận đơn đề nghị can thiệp của anh Cơ.
Tuy được báo trong số đối tượng côn đồ nói trên có tên Thọ, nhưng đến ngày 26-5, Thượng úy Trần Thanh Phong , công an hình sự phường mới làm việc với anh Cơ về vụ việc nói trên và nói sẽ mời các đối tượng đến phường làm việc.
Khi công an đang thụ lý vụ việc thì tối 30-5, một đối tượng điện thoại đe dọa anh Cơ vì lý do tên này sẽ được cơ quan công an mời lên làm việc vào ngày 1-6. Tuy nhiên, đến ngày 2-6 các đối tượng được triệu tập vẫn không chấp hành yêu cầu làm việc của công an phường.
Được biết trước đó, ngày 31-5, hai phóng viên báo PLVN đã được cử đến làm việc với công an quận Thủ đức và công an phường Hiệp Bình Chánh.
Thông tin ban đầu cho biết: Nhiều khả năng những đối tượng này nghi ngờ anh Cơ đang thu thập chứng cứ để viết bài phê phán  nạn xây nhà trái phép tại phường Hiệp Bình Chánh, vì trong số các đối tượng này có một người khai là đang xây nhà trái phép và… vừa bị tạm đình chỉ thi công.
Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ. Chúng tôi sẽ thông tin tới bạn đọc khi có kết quả xử lý vụ việc.
Bài và ảnh: Lê Thái Đỉnh

 - Công an còng tay nhà báo, dẫn giải như tội phạm (PLVN).
Không hiểu vì lý do gì, một nhà báo trong quá trình tác nghiệp không vi phạm pháp luật bị còng tay dẫn giải về trụ sở công an như tội phạm.

Công an còng tay, dẫn giải nhà báo về trụ sở Công an thị trấn
Công an còng tay, dẫn giải nhà báo về trụ sở Công an thị trấn
Vô cớ còng tay nhà báo
Khoảng 12h ngày 29/5, khi đang tác nghiệp tại trước cổng Ban Tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế ĐBSCL-Tịnh Biên 2011 (thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang), phòng viên Trần Công Lũy (Báo Công Lý) bất ngờ bị 2 người đàn ông ngăn cản, không cho quay phim chụp hình. Sau khi trình bày ở đây là khu vực Hội chợ Thương mại, không có biển cấm quay phim chụp hình, PV Lũy tiếp tục tác nghiệp, thì 2 người đàn ông liền xông vào tấn công, khóa tay, giật camera của phóng viên. PV Lũy đã tự vệ quyết liệt để bảo vệ tài sản, đồng thời la lớn: “Tôi là nhà báo đang tác nghiệp, sao các anh giật máy của tôi?”.
Không khống chế và giật được chiếc camera, một trong 2 người đã gọi cảnh sát 113  và bảo vệ Hội chợ tổng cộng hơn 10 người kéo đến trấn áp PV Báo Công Lý. Dù liên tục la lớn  mình là nhà báo, nhưng Cảnh sát 113 đã còng ngược tay phóng viên này ra sau lưng, tiếp tục bóp cổ, bẻ tay giật chiếc camera. Sự việc được một phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay ghi lại bằng hình ảnh, videoclip..
Phát hiện có phóng viên báo khác ghi hình, lực lượng nói tiếp tục xông đến với thái độ rất hung hăng và giật camera của PV Báo Nông thôn ngày nay. PV này giơ cao thẻ nhà báo và nói: “Tôi là nhà báo, anh bạn đi cùng tôi cũng là nhà báo. Chúng tôi không phạm tội, tại sao bắt giữ, còng tay chúng tôi”. Lúc đó, rất đông người dân kéo đến phản đối công an còng tay nhà báo.
Dẫn giải như tội phạm
Trước sự phản đối gay gắt của người dân và thấy không thể giật được camera của 2 PV, nhóm bảo vệ đã buông tay, rời khỏi đám đông. Trong khi đó, PV Công Lũy trong tư thế hai tay bị còng ngược ra sau, hai bên 2 Cảnh sát 113 áp giải và kéo lê như tội phạm đến trụ sở Công an Thị trấn Tịnh Biên.
Điểm đ - Khoản 4 - Điều 15, Luật Báo chí năm 1999 quy định Quyền và nghĩa vụ của Nhà báo: “Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.
Tại đây, mặc dù đã cung cấp đầy đủ thẻ nhà báo, giấy giới thiệu, nhưng PV Báo Công Lý vẫn bị tạm giữ trong tình trạng hai tay bị còng chặt…  30 phút sau, khi các PV đồng nghiệp khác liên lạc với một vị Đại tá, Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang để phản ánh, vụ việc mới được vãn hồi.
Sau đó, theo các phóng viên có mặt tại Hội chợ ghi nhận: Có 2 Phó Công an huyện Tịnh Biên đến trụ sở Công an thị trấn để làm rõ. Tại đây, hai PV  Báo Công LýNông thôn Ngày nay tiếp tục bị yêu cầu trình thẻ nhà báo, giấy giới thiệu đến 4 lần.
Dù đã trình bày đầy đủ theo yêu cầu Công an, PV Công Lũy vẫn tiếp tục phải làm việc với công an trong tình trạng tay bị còng ngược ra sau. Sau khi xác nhận đầy đủ chính danh, còng phía tay phải của của PV Trần Công Lũy mới được mở ra, trong khi tay trái vẫn còn chiếc còng xiết chặt, treo lủng lẳng. Hơn 1 giờ sau, Công an huyện Tịnh Biên mới đồng ý cho lập biên bản sự việc và nghe tường trình của PV Báo Công Lý cùng hai đối tượng đã tấn công, trấn áp, còng tay và dẫn giải nhà báo giữa hội chợ như tội phạm..
Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, hai đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nói trên đều là cán bộ chiến sỹ của Công an huyện Tịnh Biên và Công an tỉnh An Giang. Sau khi biên bản kết thúc, chiếc còng trên tay PV Báo Công lý mới được tháo ra và anh Lũy được cho ra về…
Chiều 31/5, liên lạc với phóng viên Nông thôn Ngày nay - người chứng kiến và ghi lại vụ việc, anh cho biết: "Tôi cũng bị tấn công giật máy ảnh khi ghi lại cảnh PV Báo Công Lý bị tấn công. Tuy nhiên, tôi không hề được công an mời lập biên bản, lấy lời khai như một nhân chứng". Ngoài ra, PV Nông thôn Ngày nay cho biết, người dân chứng kiến vụ việc hôm đó rất bức xúc, trong đó có một số người chủ động tiếp xúc với anh để kể lại diễn biến sự việc... Nhưng tại thời điểm lập biên bản giải quyết vụ việc, họ cũng không được mời với tư cách nhân chứng?.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin diễn biến tiếp theo của sự việc này đến bạn đọc…
Ngọc Long


 -Phóng viên báo Nông nghiệp bị chém

- Gần 8h sáng nay (30/5), trong lúc đang đổ xăng, nhà báo Võ Thanh Mai, phóng viên thường trú báo Nông nghiệp Việt Nam thuộc Văn phòng Bắc Trung Bộ  (đóng tại Nghệ An) đã bị  một đối tượng lao vào tận cây xăng chém  bị thương.
Ngay sau khi bị chém, nhà báo Thanh Mai đã được đồng nghiệp đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Thành An - Sài Gòn (Thành phố Vinh).

Tại đây, nhà báo này cho biết:  Vào thời điểm trên, ông đang đổ xăng tại cây xăng đầu đường Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai (gần Tam giác quỷ) thì có một đối tượng đội mũ trai tiến vào, không nói không rằng chém vào người nhà báo.
Nhà  báo Võ Thanh Mai tại bệnh viện
Nhà báo Võ Thanh Mai tại bệnh viện


“Do đối tượng trên khi chém phải với tay qua người một nhân viên đổ xăng nên tôi đã tránh được, vết thương nhẹ hơn. Sau khi chém đối tượng chạy ra xe máy cùng với một đối tượng khác bịt mặt bỏ chạy”, nhà báo Mai nói.

Theo bác sỹ Nguyễn Văn Vinh-Khoa hồi sức cấp cứu-Bệnh viện Thành An-Sài Gòn, bệnh nhân Mai bị nhiều vết thương từ vai xuống cổ tay trái. Do vết thương sâu nên đã phải khâu hai lớp với hơn 21 mũi khâu.
Cây xăng nơi nhà  báo Thanh Mai bị chém
Cây xăng nơi nhà báo Thanh Mai bị chém


Được biết thời gian vừa qua, nhà báo Võ Thanh Mai đã có những bài viết phản ảnh một số tiêu cực như bán và cấp đất rừng trái phép ở xã Thanh An (Thanh Chương), phá rừng ở huyện Anh Sơn…

Hiện CQĐT Công an thành phố Vinh đã vào cuộc truy tìm các các đối tượng gây án trên.

Lâm Nguyên 
 
- Nhà báo Trần Công Lũy (báo Công lý) bị còng tay, bắt giữ khi đang tác nghiệp tại hội chợ quốc tế được tổ chức ở An Giang sáng 29/5/2011. Ba tiếng sau, nhờ sự can thiệp của lãnh đạo Công an tỉnh An Giang, nhà báo này mới được tháo còng.

Vào khoảng 12h15 ngày 29/5, tại khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia (thuộc địa phận thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang), nơi diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế ĐBSCL - Tịnh Biên 2011, đông đảo người dân chứng kiến một cảnh tượng hết sức lộn xộn ngay trước khu vực Ban tổ chức Hội chợ.
s
Nhà báo Trần Công Lũy người mặc áo sơ mi trắng
Hai thanh niên mặc quần đùi, áo sơ mi bỏ ngoài, đi dép kẹp, đột nhiên xông vào tấn công giật máy ảnh một người thanh niên mặc sơ mi trắng bỏ áo trong quần lịch sự, khi anh này đang thực hiện việc quay phim chụp ảnh xung quanh khu vực Ban tổ chức…

Ngay lúc bị tấn công bất ngờ, người đàn ông bị nạn liên tục la lớn, xác nhận mình là nhà báo đang tác nghiệp.

Sau ít phút giằng co mà không giật được chiếc máy ảnh, hai cảnh sát trật tự cơ động và một số bảo vệ chuyên nghiệp mặc đồng phục, mang theo nhiều công cụ hỗ trợ… đã tiếp cận và lập tức còng tay người đàn ông đang xưng là nhà báo, áp giải đi bộ gần 2km từ khu Trung tâm Hội chợ về trụ sở Công an thị trấn Tịnh Biên.

Tại đây, nhà báo Trần Công Lũy – Báo Công lý (Cơ quan ngôn luận của Tòa án Nhân dân tối cao) thường trú tại ĐBSCL-  đã cung cấp đầy đủ thẻ nhà báo, giấy giới thiệu. 

Sau gần 30 phút, khi PV liên lạc với Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang để báo cáo trực tiếp tình hình, 2 Phó Công an huyện Tịnh Biên đã đến trụ sở Công an thị trấn để làm rõ vụ việc. Một giờ sau, phía Công an huyện Tịnh Biên đã cho lập biên bản sự việc và nghe tường trình của nhà báo Lũy cùng hai đối tượng thanh niên mặc quần đùi đã tấn công, trấn áp nhà báo giữa hội chợ.

Hai đối tượng nói trên một người tên Tân, trinh sát Hình sự của Công an huyện Tịnh Biên;  người còn lại tên Sang, là CSHS công an tỉnh An Giang.

Đúng 15h, biên bản đã lập xong. Sau khi nhà báo Lũy đồng ý với nội dung biên bản, công an huyện đã tháo còng cho anh.

Cùng lúc đó, sự việc đã được báo lên Ban biên tập báo Công lý.

Được biết, Ban tổ chức Hội chợ thương mại này lại mời rất đông đảo nhà báo đến thông tin, tuyên truyền về sự kiện này.

Trao đổi với PV, Ông Nguyễn Đắc Minh, Phó Tổng biên tập báo Công lý cho biết: “Đã được báo cáo sự việc. BBT đang yêu cầu phóng viên Công Lý viết tường trình lại sự việc. Sau  khi sự việc xảy ra 30 phút, đội trưởng trinh sát của Công an  An Giang gọi điện xin lỗi”.

Trả lời qua điện thoại tối nay với Bee.net.vn, Đại tá Lê Văn Tiền - Phó Giám đốc Công an An Giang cho  biết: Nhận được tin, tôi đã chỉ đạo xuống công an Tịnh Biên xử lý kịp thời.
“Đúng sai thế nào cơ quan này sẽ có hướng xử lý và thông báo cụ thể trong thời gian tới” - ông nói.

Huỳnh Nguyên
----------------
Một nhà báo bị ném chất thải pha nhớt vào nhà

(ĐVO) Nhà báo Ngọc Như đang ngồi làm việc trong nhà thì có  một số đối tượng không rõ mặt đến trước cổng nhà ném 2 lon "chất lạ" vào trong nhà.

Vào khoảng 22h30 ngày 16/5, gia đình nhà báo Đặng Ngọc Như, báo Công An Nhân Dân, thường trú tại địa bàn Tây Nguyên bị một số đối tượng lạ mặt ném 2 lon chất thải pha nhớt vào nhà, gây hôi thối, làm gia đình hoang mang lo sợ.

Nhà của nhà báo Ngọc Như dính đầy chất bẩn.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng thời gian trên, nhà báo Ngọc Như đang ngồi làm việc trong nhà thì có  một số đối tượng không rõ mặt đến trước cổng nhà ném 2 lon "chất lạ" vào trong nhà. Qúa bất ngờ trước sự việc trên, nhà báo Ngọc Như không kịp phản ứng gì thì các đối tượng đã phóng xe máy bỏ chạy.

Nhà báo Ngọc Như cho biết, cách đó ít ngày có hai thanh niên đi xe máy, tóc dài đến hỏi thăm những người hàng xóm nhà của nhà báo Ngọc Như. Nhưng thấy nhà đóng cửa nên hai thanh niên đó đã phóng xe bỏ đi. Theo phản ánh của người dân xung quanh, hai người này tướng mạo rất hung dữ.

Trước khi sự việc này xảy ra, nhà báo Ngọc Như có một số bài viết liên quan đến vấn đề tiêu cực tại địa phương được dư luận quan tâm.

Anh Đặng Ngọc Như đã nộp đơn trình báo đến Công an phường Thống Nhất, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Vụ việc đang được cơ quan chức năng xác minh làm rõ.

Gia Bảo

Tổng số lượt xem trang