Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Trung Quốc tăng giá bán điện cho Việt Nam

Trung Quốc tăng giá bán điện cho Việt Nam
TP - Giá điện Việt Nam mua từ Trung Quốc trong thời gian từ 1-1-2012 đến 31-12-2012 sẽ tăng 0,28 cent/kWh.
Ảnh minh họa.
Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, theo thỏa thuận vừa ký giữa Tổng công ty Điện lực miền Bắc (thành viên của EVN) và Công ty Lưới điện Vân Nam (Trung Quốc), giá điện Việt Nam mua từ Trung Quốc trong thời gian từ 1-1-2012 đến 31-12-2012 sẽ tăng 0,28 cent/kWh.
Với mức tăng này, giá điện trong năm 2012 của công ty điện lực của Trung Quốc bán cho phía Việt Nam là 6,08 cent/kWh, tăng 4,8% so với năm 2011. Năm 2011, Trung Quốc cũng tăng giá bán 0,7 cent/kWh, tăng 13% so với năm 2010.
EVN cũng cho biết, lũy kế 2 tháng năm 2012, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 16,649 tỷ kWh, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2011. Điện mua ngoài là 10,155 tỷ kWh trong đó mua của Trung Quốc là 441 triệu kWh.
Điện thương phẩm nội địa trong hai tháng đầu năm chỉ tăng 6,17% so với cùng kỳ năm 2011, chủ yếu do nhu cầu điện cho sản xuất giảm mạnh.
'Nếu tính đủ, giá xăng dầu sẽ phải tăng 6.000 đồng/lít' - (09/03)



Những Biện Pháp Kích Cầu
 (Nguyễn Xuân Nghĩa) 
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 20120308

Hậu quả bất lường của biện pháp cứu nguy kinh tế



* AFP photo - Bộ trưởng thương mại các nước tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 
tại Davos hôm 28/1/2012 với chủ đề "After Doha: The future of global trade".*



Trong vụ Tổng suy trầm vừa qua của kinh tế thế giới, các quốc gia đều cố gắng áp dụng một số biện pháp kích thích thuộc loại kinh điển, như hạ lãi suất, bơm tín dụng, giảm thuế hay tăng chi ngân sách. 

Bốn năm sau, hình như những biện pháp trên vẫn chưa đạt kết quả, ngay cả với trường hợp Trung Quốc là một xứ đã tăng chi và bơm tín dụng tới mức kỷ lục lên đến 40% Tổng sản lượng. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu sự kiện đó qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế của đài Á châu tự do là chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa.

Hậu quả bất lường

 

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, đầu năm 2008, khi kinh tế Hoa Kỳ trước tiên suy trầm và một số ngân hàng đầu tư bị chấn động, Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush cùng Ngân hàng Trung ương đã lập tức ban hành biện pháp kích thích kinh tế. Rồi khi suy trầm lan rộng trong mấy năm kế tiếp và trở thành nạn Tổng suy trầm toàn cầu, các quốc gia khác cũng ứng phó bằng nhiều phương thức được coi là kinh điển. Nhưng cho đến nay thì tình hình chung có vẻ như chưa sáng sủa mà nhiều xứ còn gặp vấn đề khác nên người ta tranh luận khá nhiều về sự hữu hiệu của các biện pháp này. Tiết mục chuyên đề của chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu về hiện tượng đó, ông nghĩ thế nào?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa rằng với chiều dài thời gian là bốn năm, chúng ta có thể và cũng nên nhìn lại để tìm hiểu vì sao mà nhiều biện pháp kinh tế lại không đạt kết quả như dự tính. Đã vậy, dường như là ta còn gặp hiện tượng gọi là "hậu quả bất lường" là khi áp dụng giải pháp này thì lại gây vấn đề bất ngờ khác mà trước đó người ta chưa thấy ra.

Vũ Hoàng: Như vậy, trước hết xin đề nghị ông trình bày cho một danh mục của các biện pháp ứng phó rồi mình mới tìm hiểu về sự hữu hiệu của các biện pháp này.

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trước hết, tôi trộm nghĩ là ta hãy nói về định nghĩa để xác định bối cảnh và nội dung vấn đề. Người ta nghiệm thấy là trong sinh hoạt kinh tế, sự thăng trầm của sản xuất có thể là hiện tượng chu kỳ, tức là sáu bảy năm lại xảy ra một lần. Khi sản lượng giảm liền trong hai quý, với đà tăng trưởng chậm hơn, thì ta có nạn "suy trầm", hay recession, mà tôi cho rằng người ta gọi sai là "suy thoái", hay depression. Xin tạm nhớ rằng trầm là chìm mà thoái là lùi. Suy trầm là tăng trưởng chậm lại, suy thoái là không tăng trưởng dù thấp hơn mà còn thụt lùi. Nếu suy trầm kéo dài và lan rộng ra nhiều khu vực kinh tế thì mới có nạn suy thoái và nếu suy thoái lây lan qua mọi sinh hoạt lẫn các quốc gia khác thì ta có nạn khủng hoảng hay crisis. Việc gọi tên như vậy cũng có tầm quan trọng vì nó chi phối nhận thức và phản ứng của chúng ta.

Vũ Hoàng: Ông vừa nói đến một hiện tượng gọi là chu kỳ là cứ lâu lâu lại xảy ra một lần. Nguyên nhân là vì sao vậy?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Về nguyên nhân thì người ta phân biệt hai trường hợp. Một là "nội sinh", hai là "ngoại nhập". Nội sinh là tự xảy ra trong nền kinh tế vì cái trớn của sản xuất và tiêu thụ. Ngoại nhập là khi có yếu tố tác động từ ngoài vào, thí dụ như chiến tranh, thiên tai động đất hoặc giá cả nhập lượng như xăng dầu hay nông sản bất ngờ gia tăng trên thế giới và gieo họa cho nền kinh tế quốc dân ở bên trong.

- Một cách phổ biến thì khi kinh tế bị suy trầm, người ta thường cho rằng đó là vì tổng số cầu trên thị trường sút giảm sau giai đoạn tăng trưởng mạnh nên nhất thời hàng họ bị ế ẩm, tồn kho bị đọng, nhịp độ sản xuất chậm lại và thất nghiệp tăng. Gặp trường hợp đó, ta có loại biện pháp gọi là "phản chu kỳ", là chủ động đảo ngược chu kỳ đình đọng. 

- Cụ thể là kích thích số cầu, hay "kích cầu", nhằm nâng mức sản xuất, giảm đà thất nghiệp hoặc bơm lợi tức cho dân chúng thêm cơ hội tiêu xài. Chuỗi biện pháp ấy gồm có hạ lãi suất để vay tiền rẻ hơn, bơm tín dụng là cho vay để tiền tệ lưu thông dễ dàng hơn, giảm thuế để hạ bớt chi phí sản xuất và cho dân thêm tiền xài, hoặc tăng chi để tạo thêm nguồn tiền cho tiêu thụ và sản xuất, v.v. Tùy hoàn cảnh của từng loại suy trầm lẫn chủ trương của lãnh đạo kinh tế từng nước mà người ta thiên về giải pháp tiền tệ như lãi suất và tín dụng hoặc giải pháp ngân sách là tăng chi hay giảm thuế.

Vũ Hoàng: Bây giờ, ta nói đến kết quả. Thưa ông, trong giai đoạn Tổng suy trầm vừa qua, một số quốc gia đã áp dụng biện pháp tiền tệ rất mạnh qua việc ào ạt bơm thêm tín dụng và quả nhiên là tình hình sản xuất dù có giảm sút chút đỉnh so với trước đây hoặc so với nước khác. Đó là trường hợp của Trung Quốc và Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng dù sao vẫn khá cao trong các nền kinh tế gọi là đang phát triển.
 
Nhưng ngược lại, cũng biện pháp đó lại gây ra lạm phát hoặc thậm chí bong bóng đầu tư. Kết cuộc thì người ta phải tăng lãi suất hoặc nâng mức dự trữ pháp định của các ngân hàng để hút bớt lượng tiền lưu hành trong kinh tế hầu đẩy lui lạm phát. Ta còn nhớ rằng đã có lúc lãi suất tại Việt Nam lên tới 18-20% khiến doanh nghiệp khó đi vay và không khí làm ăn trở thành ảm đạm giữa cơn Tổng suy trầm. Vì sao người ta lại gặp trường hợp lạ kỳ đó?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ta có hiện tượng gọi là hậu quả bất lường hoặc lượng không là phẩm.
- Khi hai xứ này liên tục bơm tín dụng quá mạnh, bình quân là tăng từ 30 đến 40% một năm, thì kinh tế không hút nổi lượng tiền quá lớn đó và gây lạm phát. Thứ hai, hệ thống ngân hàng non yếu khiến cho nhiều nơi dư tiền và xài không đúng mục tiêu kích thích sản xuất mà đẩy tiền qua đầu cơ. Y như một mạng lưới các ống dẫn nước trong việc tiêu tưới vào mùa hạn hán, hệ thống dẫn nước này khiến nhiều nơi bị úng thủy trong khi các khu vực khác vẫn bị hạn hán, doanh nghiệp vẫn không tìm ra tiền để sản xuất.

 

Biện pháp ngân sách  



000_DV1076362-250.jpg
Tổng thống Obama nói chuyện với Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk (P) tại Hội nghị thượng đỉnh tại Honolulu hôm 12/11/2011. AFP

 
Vũ Hoàng: Ngoài biện pháp tiền tệ về tín dụng với hậu quả bất lường như vừa nói, các nước cũng áp dụng biện pháp ngân sách, ví dụ như tăng chi. Vẫn về trường hợp kinh tế Trung Quốc và Việt Nam, dường như biện pháp tăng chi này có gây ra bội chi ngân sách và thật ra đã trở thành những khoản đầu tư rất tốn kém nếu so sánh với kết quả. Vì sao lại có chuyện như vậy?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta trở lại câu chuyện về phẩm chất của cơ chế kinh tế và hiệu năng của chính sách vĩ mô.
- Từ Tháng 11 năm 2008, Trung Quốc tăng chi ngân sách qua ngạch số tương đương với gần 600 tỷ đô la và bơm thêm một lượng tín dụng chừng 1.400 tỷ, tổng cộng là gần 2.000 tỷ đô la cho một nền kinh tế một năm chỉ sản xuất có khoảng 5.000 tỷ. Đây là ta chưa nói đến một lượng tiền rất lớn mà chưa ai tính ra nổi, kể cả lãnh đạo ở trung ương, là số tiền các chính quyền địa phương đi vay của các ngân hàng nhà nước ở địa phương để thi đua kích cầu.

- Rốt cuộc thì họ đẩy ra một lượng rất lớn mà lại không biến ra phẩm vì những yếu kém lệch lạc trong cơ chế sản xuất. Yếu tố cần chú ý ở đây là "hiệu suất đầu tư", nôm na là phải đầu tư mấy đồng thì tăng sản lượng được một đồng. Khi mới cải cách, mấy chục năm trước, xứ này đầu tư chừng hai đồng thì nâng được một đồng sản lượng. Trong bốn năm qua, họ phải đầu tư bảy tám đồng thì mới có thêm một đồng sản lượng, nghĩa là bị hao phí sức lực để đạt kết quả nghèo nàn, chưa nói dến những hậu quả bất lường mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều sẽ gặp sau này.

Vũ Hoàng: Nói lại cho dễ hiểu thì áp dụng một chính sách vĩ mô tưởng là thích hợp nhưng cho một cơ chế kinh tế tài chính yếu kém thì dù có kết quả, kết quả ấy vẫn là nghèo nàn và còn gây ra hậu quả mà ông gọi là bất lường. Thưa ông, những hậu quả ấy là gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng quan trọng và nguy ngập hơn cả thì có hai vấn đề sau này sẽ gieo họa cho kinh tế.
- Thứ nhất là về xuất xứ của nguồn tiền vì mọi đồng bạc đều có hai mặt. Ngay trong phạm trù gọi là tăng chi quá nguồn thu của ngân sách, tức là gây bội chi hoặc thiếu hụt ngân sách, người ta thực tế phải đi vay. Ví dụ như khi số thu ngân sách chỉ có trăm đồng mà muốn xài một trăm hai thì phải vay tiền hay in thêm hai chục bạc. Mà đã vay thì sẽ có ngày phải trả, dưới dạng này hay dạng khác.

Nếu phải xả lượng tồn kho ế ẩm này ra ngoài để cứu các doanh nghiệp nhà nước khỏi phá sản thì Trung Quốc sẽ gieo họa cho thế giới. Cho nên, từ biện pháp kích cầu nhất thời người ta lại có thể gây hậu quả suy trầm, hay suy thoái!
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
- Cái dạng phổ biến nhất chính là lạm phát, một sắc thuế mù quáng đồng hạng đánh vào túi tiền của mọi người và người nghèo hay thành phần có đồng lương cố định là bị thiệt nhất.

- Một dạng khác là lãi suất hay tiền lãi. Chính quyền mà tăng chi quá nguồn thu thì phải đi vay, thí dụ như phát hành trái phiếu, và phải trả tiền lời, tức là lại nâng thêm một khoản chi khác. Khi đi vay như vậy thì người ta thu hút một số tài nguyên trên thị trường làm cho thị trường có ít tiền hơn và lãi suất vì vậy cũng sẽ tăng, nghĩa là dẫn tới kết quả ngược với mục tiêu kích cầu.

- Thứ hai, khi vay tiền như mua nước để bơm vào chỗ bị úng thủy, là trường hợp điển hình của Trung Quốc, người ta gây ra hiện tượng sản xuất thừa trong một số khu vực. Chuyện kinh hoàng của Trung Quốc là xứ này đã vì biện pháp kích thích kinh tế mà sản xuất quá nhu cầu trong các lĩnh vực như sắt, thép, kim loại, xi măng, hoá chất, lọc dầu, v.v... Vì kích thước quá lớn của kinh tế xứ này, lượng hàng hóa dư thừa đó lên tới con số khổng lồ, thí dụ như khối thép ế của họ nay đã cao bằng sản lượng thép của cả Liên hiệp Âu châu.

- Nếu phải xả lượng tồn kho ế ẩm này ra ngoài để cứu các doanh nghiệp nhà nước khỏi phá sản thì Trung Quốc sẽ gieo họa cho thế giới. Cho nên, từ biện pháp kích cầu nhất thời người ta lại có thể gây hậu quả suy trầm, hay suy thoái!

 

Tình hình chưa khả quan 



000_136142964-250.jpg
Bán hàng giảm giá vào dịp lễ Thanksgiving 2011 ở Mỹ, ảnh minh họa. AFP 

Vũ Hoàng: Thưa ông, chúng ta thấy ra trái đất hình tròn khi cách ứng phó của xứ này có thể gây hậu quả bất lường ở bên trong mà cũng còn tác động vào tình hình kinh tế của xứ khác ở bên ngoài. Có lẽ vì vậy mà người ta không chỉ quan tâm đến việc ứng phó của từng nước mà còn phải nhìn vào hậu quả chung cho các xức khác. 

Trở lại chuyện Hoa Kỳ, thưa ông, vì sao qua hai kế hoạch kích cầu của hai chính quyền nối tiếp, trị giá 150 tỷ rồi gần 800 tỷ đô la, và qua các biện pháp như Ngân hàng Trung ương hạ lãi suất tới số không và hai lần in bạc bơm tiền, mà tình hình chưa khả quan? Trong khi ấy, người Mỹ vẫn ráo riết tranh luận về giải pháp khiến nhiều người hoài nghi khả năng ứng phó của Hoa Kỳ và như ông có nói trên diễn đàn này là Mỹ cũng bị khủng hoảng về niềm tin?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Với có đủ thời gian để nhìn lại, tôi cho rằng Hoa Kỳ không chỉ bị suy trầm theo chu kỳ thông thường mà thật ra nạn suy trầm mở bung các nhược điểm tích lũy từ lâu là đã tiêu thụ và vay tiền quá khả năng nên đến lúc phải trả nợ. Khi vừa trả nợ, tức là phải thu vén chi tiêu, mà cũng phải kích thích kinh tế thì người ta gặp mâu thuẫn về mục tiêu và mâu thuẫn đó mới gây ra tranh luận về các giải pháp. Cũng xin nói thêm rằng đây là loại vấn đề vài ba thế hệ hay sáu bảy chục năm mới gặp một lần mà nếu thiếu trí nhớ thì ai cũng có thể tưởng là chưa hề có bao giờ nên rất dễ tuyệt vọng, hoặc mất niềm tin.

- Sau cùng, cái nạn vay mượn quá sức này không là một đặc thù của Mỹ mà còn là hiện tượng chung của các nền kinh tế đã tiến lên trình độ hậu công nghiệp, là trường hợp của Nhật Bản, Âu Châu và Hoa Kỳ. Nhiều xứ khác dù chưa lên tới đó thì cũng đã gặp tình trạng nợ nần quá sức này, kể cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, nên ta càng phải chú ý về chuyện đó.

Vũ Hoàng: Vì thời lượng có hạn của chương trình chúng ta, xin ông tóm lược về nội dung tranh luận hiện nay. Cụ thể là Hoa Kỳ nên nhắm vào những giải pháp nào cho vấn đề suy trầm ngắn hạn và bài toán nợ nần lưu cữu từ đã lâu?

Tôi cho rằng Hoa Kỳ không chỉ bị suy trầm theo chu kỳ thông thường mà thật ra nạn suy trầm mở bung các nhược điểm tích lũy từ lâu là đã tiêu thụ và vay tiền quá khả năng nên đến lúc phải trả nợ.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa rằng ngần ấy vấn đề đều có thể quy vào một giải pháp là phải đạt tăng trưởng cao hơn để giảm thất nghiệp, nâng lợi tức lẫn nguồn thu thuế khoá và đẩy lui bội chi. Người ta sở dĩ tranh luận vì tùy quan điểm lập trường mà chú trọng đến yếu tố này hơn yếu tố kia, thí dụ như phải tăng thuế để giảm bội chi và giảm thuế để kích thích sản xuất. Trong khi họ cũng không thể quên khối dân nghèo trong cộng đồng quốc gia mà yêu cầu cứu trợ có thể lại gây thêm bội chi. Bản thân tôi và ý thức được sự hạn hẹp tất yếu, tôi cho rằng Hoa Kỳ phải một lúc nhằm vào ngần ấy mục tiêu và chọn lựa trong thùng đồ nghề chữa chạy của mình những khí cụ nào có thể đáp ứng được nhiều kết quả nhất.

- Một cách cụ thể thì Hoa Kỳ chưa thể giảm chi ngay nhưng phải điều hướng việc công chi tới cả ngàn tỷ đô la một năm vào sản xuất hay cải thiện hạ tầng cơ sở đã bị lão hóa hơn là tái phân lợi tức để cứu người nghèo mà những người có khả năng đầu tư sản xuất lại bị trở ngại. Đó là một khía cạnh của vụ tranh luận về giàu nghèo, về công bằng xã hội hay phát triển kinh tế.

- Việc thứ hai và tôi sẽ lại nói ngược: Hoa Kỳ phải cải tổ hệ thống thuế vụ để tránh mất thuế và khai báo quá rắc rối nhưng sửa đổi chế độ thuế khoá theo hai hướng là tăng thuế tiêu thụ để tiết giảm việc tiêu xài và vay mượn nhưng giảm thuế đầu tư sản xuất để kích thích số cung hơn là chỉ nhắm vào số cầu như hiện nay. Tất nhiên là khi tăng thuế tiêu thụ thì vẫn phải có biện pháp miễn giảm cho đa số người nghèo. Câu chuyện này khá phức tạp chứ không dễ nhưng tôi tin rằng thể nào dân Mỹ cũng có lúc phải lấy những quyết định cần thiết cho tương lai xứ này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.


-Nợ và cải cách: Nợ có thể định hình lại trật tự kinh tế chính trị hiện nay - Coggan-DEBT AND REFORM
Debt Can Reshape Current Economic, Political Order—Coggan
  • In the long term, debt crisis change nature of monetary system
  • Current debt levels are unprecedented in history
  • China, largest creditor nation, will set new economic order
Current debt levels, which have led to a sovereign debt crisis in Europe and turmoil in world markets, threaten to reshape our economic and political world order, says economist Phillip Coggan.
If there is a single word that has defined the economic crisis in Europe and the United States, it is debt, Coggan says. Debt has been all consuming, drowning homeowners and mortgages, leaving cities and counties bankrupt, and forcing countries to make public cuts, even in the face of fierce opposition.
In his latest book, Paper Promises: Debt, Money, and the New World Order, Coggan, columnist for The Economist magazine, looks back in history at other debt crises in attempt to analyze the current situation.
In an interview with IMF Survey online, Coggan explains that this is not the first time in history unsustainable debt levels meant drastic changes for how the world does business.
IMF Survey onlineCan you explain the premise of your book?
Coggan: The thesis of the book is that history is a battle between creditors and debtors, and the battleground is the nature of money. Over time, creditors have insisted on forms of sound money, whether the money is linked to precious metal like gold, or whether currencies are fixed in rates against each other.
Debtors have tended to want their value of money to be flexible. They have wanted more money to be created at times of crisis, or exchange rates to move, float on the markets so that they can devalue away their debts.
What has happened in history is that we have had a series of periods in which debts have built up. There have been crises—the 1930s, the 1970s, and now—and as those crises unfolded, the nature of the monetary system changed, and a new order came into place; that new order tended to be set by the creditor nation.
IMF Survey online: How did the levels of debt that we have accumulated in the past decade compare to other periods of high debt?
Coggan: We have much higher levels of total debt relative to economic output—gross domestic product—than we have before. There have been moments in history when governments have had higher ratios of debt to GDP than they have now. But, we have not had debt right across the economy in the consumer sector, in the corporate sector, and in the banking sector, in the same way that we have had today.
We are talking about most of the developed world having scenes of 300 to 400 percent debt levels of GDP; and of course we saw in Ireland and Iceland scenes of seven to nine times debt levels to GDP. These are pretty much unprecedented in history.
IMF Survey online: There are sure to be implications for such high levels of debt. What will they be?
Coggan: Well, the reason the book is called Paper Promises is debt, like paper money, really, is a paper promise. And I could also throw in the promises governments have made to citizens in the form of benefits, like pensions and healthcare.
Not all these promises can be honored. That is the implication of these very high debt levels. And so economic history going forward is all going to be about a battle to decide who gets the wrong end of the stick.
We will see taxpayers battling public sector workers, we will see the young battling the old, the rich battling the poor, and some countries battling—not in a military sense, but arguing—with other countries about how much debt they should pay off and how much should be forgiven.
IMF Survey online: How does your thesis about debt levels relate to what went on in the housing market in the United States in recent years?
Coggan: We have to go back to 1971 when the last link between paper money and metal was removed. When President Nixon got rid of the gold window, he removed the linking of the dollar to gold, and ended the era of fixed exchange rates. Since then, we have been in a unique era in history, in which there has been no anchor to money at all.
During that period, there has been no constraint on the amount of credit that could be created. In previous systems, there was, because you had to control the value of money. Money was generally used to buy assets and was lent against assets by the banking system. So, we had a huge rise in debt level to GDP, a huge surge in importance in the finance sector, and an unprecedented rise in valuations in the sector market. Then, when the stock market collapsed in early 2000 and central banks cut interest rates, the speculative activity moved to the housing market in the United States.
It moved there for a couple of reasons. One is that it was almost the last thing to buy, because there was an argument that house prices would never go down. There is no surer way of creating a bubble than to argue that the price of an asset can never go down. And the second reason was that there was a need for safe assets with an attractive yield, which had been created because the Asian central banks had been buying Treasury bonds and forcing down Treasury bond yields.
So suddenly, investors were looking for something else to invest in, and bonds linked to mortgage loans became that attractive factor. That is really why the pressure built up in the housing market in the United States.
IMF Survey online: The housing crisis did not stop in the United States. It spread to Europe, where it became a sovereign debt crisis. Why has Europe struggled to contain the crisis?
Coggan: The bargain in Europe has been that the northern Europe countries will lend the southern European countries money, provided that the southern European countries go for austerity programs.
The problem with that bargain is that southern European economies have been in recession. Those recessions have gotten worse in the face of these austerity programs, so debt-to-GDP ratios have tended to go higher, not lower. And of course, this makes the problem look even worse.
Now there’s a joke that we were sent at The Economist, which is: An Irishman, an Italian, and a Greek go into a bar. Who pays for the drinks? And the answer is, the German. In the end, the creditors will have to pay.
So, the Germans and the northern Europeans have two choices. They can actually send money to Greece and Portugal, or they can lend money to Greece and Portugal that will not get paid back. Either way, it does not really make much difference. They will not get their money back.
Eventually, the populations in northern European countries will have to realize that. But we are really in a democracy trying to sort out where the pain will fall. So how much can Greek voters suffer without revolting? How much will German voters suffer in terms of writing off debts without revolting?
IMF Survey online: What are the long-term consequences of all this debt?
Coggan: I think the long-term consequence of the debt crisis is a remade order. In the 1930s, the gold standard collapsed. When politicians came to remake the system in the 1940s —what was called the Bretton Woods agreement in 1944—they changed the parameters altogether. They abandoned the formal use of gold coins, which had disappeared for a while after the First World War, and they moved to fixed exchange rates against the dollar, with the dollar the only currency that was formally linked to gold. But it took ten or so years to do.
Then, when Bretton Woods collapsed in the 1970s, they moved to a new system of floating exchange rates. We had an immediate inflationary problem in the 1970s, and we dealt with that problem by having strong central banks with a mandate to control inflation.
And so, we eventually worked out a system whereby consumer inflation was under control, and creditors could have some confidence that their loans would not be inflated away.
The collapse of this system will again bring out a new order in the world.
Britain set the terms of the original gold standard when it was the creditor nation of the world. America set the terms of Bretton Woods. So any new order that emerges will be set by China, which is the largest creditor nation.

---Châu Á dễ bị tổn thương trước khủng hoảng (VEF).
-Tương lai điện hạt nhân: The dream that failed (Economist 10-3-12) -- A year after Fukushima, the future for nuclear power is not bright—for reasons of cost as much as safetyVietnam forges ahead with nuclear power (UPI).


Tăng giá xăng sẽ tác động đến CPI khoảng 0,85% (VN+ 8-3-12) -- P/v "diễn viên điện ảnh", giám đốc nghiệp dư, Nguyễn Tiến Thoả.
Lãi suất cao – ngân hàng cũng mệt mỏi (VOV). - ANZ đề nghị hạ lãi suất nên đợi cuối tháng 3 (VNE). - Sẵn sàng giảm lãi suất (NLĐ). - Khó hạ lãi suất ngân hàng chỉ bằng cách ra mệnh lệnh (Nguoiduatin). - Tranh thủ gửi tiền trước khi trần lãi suất về 13% (VNE).
- Xe (máy) Tàu tuyệt chủng ở Việt Nam: No Chinese Motorcycles In Vietnam (Bharatbhasha).Mây Tre Đan Sài Gòn Nổi Tiếng Quốc Tế VietBao -  Sản phẩm thủ công mây tre của VN vẫn là tuyệt vời mỹ thuật- - Giá iPad 2 tại Việt Nam bắt đầu giảm mạnh (VTC).

Tổng số lượt xem trang