Bài diễn văn thật hay, được soạn thảo rất kỹ càng, tất cả các nhân viên trong Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia đều nhận được chỉ thị phải đọc trước và phải đọc thật kỹ, mọi sửa chữa được thông qua bởi nhiều người, từ Phó Tổng Thống Joseph Biden cho đến ông Cố Vấn Tom Donilon. Dĩ nhiên, người cuối cùng đọc và đồng ý với bản thảo vẫn là nhà lãnh đạo quốc gia.
Ðây không phải lần đầu tiên Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói chuyện ở Bộ Ngoại Giao, nhưng là lần đầu tiên ông đến đây đọc bài diễn văn trước các đại diện của ngoại giao đoàn và các viên chức trong chính phủ. Bằng giọng nói trầm tĩnh và thật khéo léo, ông mở đầu bằng lời cám ơn bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton, người ông bảo “phải nhờ cậy mỗi ngày” mới có thể làm tròn trách nhiệm dân chúng trao phó. Sau đó ông mới đi vào vấn đề, cho biết một vận hội mới đã đến, và cùng nhân dân Hoa Kỳ ông nắm bắt lịch sử để mở một mối quan hệ vững chắc hơn với Trung Ðông và Bắc Phi, hay đúng hơn, với thế giới Hồi Giáo.
Bài diễn văn ông đọc kéo dài đúng 45 phút đồng hồ. Một lần nữa, ông chứng tỏ cho mọi người thấy tài nói chuyện của mình. Ông hùng hồn khi nói về làn sóng đòi tự do dân chủ đang bộc phát ở Trung Ðông cũng như tại Bắc Phi, ông lộ rõ sự cứng rắn khi nói hai chính phủ Do Thái và Palestine phải tiếp tục cuộc đàm phán tìm hòa bình, đưa ra những đòi hỏi mà ông bảo rằng cả 2 chính phủ này phải chấp nhận, và dịu giọng khi nói về một tương lai khi những người thuộc mọi tôn giáo thật sự sống hòa đồng, cảm thông với nhau.
Ðiều khác biệt duy nhất: so với nhưng bài diễn văn ông đã đọc trước đây thì lần này ông nói vấp hơi nhiều. Ít nhất năm bảy lần điều này xảy ra, chứng tỏ chính ông cũng đang lo âu không biết những kế sách đưa ra sẽ được đón nhận như thế nào.
Bài diễn văn của Tổng Thống Obama chứa đựng rất nhiều ngạc nhiên đi kèm với những lời lẽ thật đanh thép. Không chỉ nói đến những nước từng nằm hay đang nằm trong danh sách thù nghịch với Hoa Kỳ như Syria và Iran, ông còn bày tỏ thái độ cứng rắn với những quốc gia đồng minh thân tín như Bahrain hay Do Thái, đòi hỏi những nước này phải góp phần xây dựng lịch sử thay vì tìm cách ngăn chận bước tiến của lịch sử.
Trước hết, ông nói đến giá trị của dân chủ và nhân quyền, nói rằng những gì ông trình bày trong bài diễn văn này “sẽ là chính sách của nước Mỹ để cổ võ đổi mới ở khắp mọi nơi trong vùng và để ủng hộ chuyển tiếp dân chủ,” xác nhận “không phải tất cả những người bạn của chúng ta trong vùng đều đáp ứng các đòi hỏi phải thay đổi”. Ông cũng nói rõ “không chỉ kẻ thù mà chính những nước đồng minh của Hoa Kỳ” đều có trách nhiệm “lắng nghe tiếng nói của người dân” và không một chính phủ nào có quyền đàn áp, sử dụng võ lực với những người bất đồng chính kiến.
Ông cũng nhắc lại những quyền căn bản mà mọi người đều được quyền hưởng, từ tự do hội họp, tự do phát biểu, tự do bày tỏ tư tưởng và tự do thu thập, trao đổi thông tin qua Internet. Ông cũng dành một phần không nhỏ để nói đến vai trò rất quan trọng của người phụ nữ trong tiến trình xây dựng quốc gia, ý muốn nói các chính quyền Trung Ðông và Bắc Phi không tôn trọng giá trị của người phụ nữ đúng mức.
Ông đưa ra thí dụ về những gì đã và đang xảy ra ở Yemen và Bahrain, nơi các chính phủ độc tài đã cai trị trong suốt hàng chục năm qua, đặc biệt tại Bahrain, nơi những người Hồi Giáo Sunni vẫn tiếp tục thống trị tập thể Hồi Giáo Shiite. Ông gọi Bahrain là “đồng minh lâu đời” của nước Mỹ, nói rõ Hoa Kỳ sẽ bảo vệ an ninh cho quốc gia đồng minh này.
Nhưng ngay sau đó, ông lên án những hành động đàn áp mà các nước đồng minh của Hoa Kỳ đã làm đối với người dân. Ông nói “bước tiến duy nhất là chính quyền và phe đối lập phải nói chuyện với nhau, nhưng cuộc thảo luận sẽ không xảy ra khi những người đối lập vẫn còn bị cầm tù,” và những người Hồi Giáo Shiite vẫn còn nhìn thấy cảnh “đền thờ của họ bị đốt phá.”
Có 2 điều đáng tiếc: thứ nhất, ông không nói gì tới đồng minh Ả Rập Saudi, không nhắc nhở gì đến việc lãnh đạo vương quốc dầu hỏa này đưa quân đội sang giúp Bahrain đàn áp các cuộc biểu tình chỉ vì sợ làn sóng cách mạng sẽ vượt biên giới tràn sang lãnh thổ mà họ đang cai trị.
Thứ nhì, ông lên án hành động giết dân biểu tình mà Tổng Thống Bashar Al-Assad của Syria đã làm trong những tháng vừa qua, nói rằng Washington phải quyết định áp dụng biện pháp cấm vận gắt gao vì chính phủ Syria đã vi phạm nhân quyền một cách thô bạo, nhưng chính ông lại cho Tổng Thống Al-Assad hai con đường để chọn lựa “một là đổi mới, hai là ra đi.” Ðiều này khiến người nghe phải thắc mắc, không hiểu làm sao một nhà lãnh đạo dùng súng và xe tăng giết dân lại có cơ hội để thực hiện đổi mới chính trị?
Phần dài nhất trong bài diễn văn của ông được dành để nói về việc ảnh hòa bình giữa Do Thái và Palestine, khởi đầu với lời thúc giục “không thể chần chờ được nữa” và cả thế giới đang trông chờ 2 phía có những hành động động cụ thể, chứng tỏ thiện chí muốn giải quyết cuộc chiến kéo dài nhiều thập niên qua.
Ðể có thể đi đến hòa bình, ông đặt ra những điều kiện cho cả 2 bên. Ðối với Irael, ông nhắc lại lời cam kết bảo vệ an ninh cho quốc gia này, nhưng buộc Tel Aviv phải đình chỉ ngay chương trình di dời dân đến những vùng đất đang chiếm đóng của người Palestine. Với Palestine, ông cho biết ước mong lập quốc chỉ trở thành sự thật nếu người Palestine công nhận sự hiện hữu của Do Thái, cũng như nước Palestine tương lai “sẽ là một nước không được điều khiển bởi quân sự.”
Ông cũng đề nghị dùng biên giới trước khi Cuộc Chiến Sáu Ngày xảy ra hồi 1967 làm biên giới phân chia hai nước, và công nhận vẫn còn một số việc người dân Do Thái và dân Palestine phải giải quyết trong tương lai, như việc phân chia thành phố Jerusalem mà hai bên đều nói là nơi sẽ đặt thủ đô, nhưng lại không nói gì tới việc Fatah và Hamas vừa bắt tay nhau để điều khiển Dải Gaza, trong khi nước Mỹ vẫn xem Hamas là một tổ chức khủng bố và ngay chính những kẻ lãnh đạo Hamas vẫn thường nói mục tiêu quan trọng nhất là tiêu diệt Do Thái.
Ngay cả chuyện Thủ Tướng Benjamin Netanyahu đã nhiều lần nói sẽ không rút quân khỏi thung lũng Jordan đã chiếm của Palestine cũng không được ông nói tới. Ðừng quên chuyện Do Thái không rút quân khỏi các vùng tạm chiếm, tiếp tục đưa người đến định cư trên phần đất thuộc lãnh thổ của Palestine và chủ trương hiếu chiến của Hamas là những nguyên nhân khiến cuộc đàm phán hòa bình lâm vào cảnh bế tắc trong hai năm qua.
Sau khi bài diễn văn kết thúc, một trong những nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ từng can dự vào những vận động tìm hòa bình cho vùng Trung Ðông là ông Elliott Abrams bảo ông Obama nói về cao trào dân chủ Trung Ðông “thì nghe được” nhưng còn giải pháp chấm dứt tranh chấp giữa Do Thái và Palestine mà ông đưa ra “thì chẳng đi đến đâu ca.Ư”
Trong bài diễn văn, Tổng Thống Obama có đưa ra một số kế hoạch mà chính phủ Hoa Kỳ sẽ thực hiện để giúp phát triển kinh tế cho Tunisia và Ai Cập. Nghe ông nói, mọi người có cảm tưởng ông đã dàn xếp xong mọi chuyện, như Hoa Kỳ sẽ tha cho Ai Cập $1 tỉ tiền nợ - sự thật phải chờ quyết định của Quốc Hội và chuyện này có thể tới đầu năm tới mới được giải quyết, và cánh Cộng Hòa đã nói phải chờ xem kết quả bàu cử ở Ai Cập như thế nào trước khi bàn đến chuyện trợ giúp.
Ông Obama cũng nói sẽ bỏ $1 tỉ vào Quỹ Hỗ Trợ Kinh Tế (the Enterprice Fund). Sự thật: bà Ngoại Trưởng Clinton đã mất nhiều thì giờ vận động cho quỹ này nhưng không được Quốc Hội chấp thuận. Bay giờ qua đề nghị của Tổng Thống Obama, Quốc Hội có thể tái cứu xét, và cũng mất ít nhất sáu tháng mới giải quyết được.
Chuyện vui bên lề để kết thúc bài này: theo chương trình, tổng thống có mặt ở Bộ Ngoại Giao lúc 11 giờ 30, và đọc bài diễn văn lúc 11 giờ 40. Không rõ vì sao ông Obama đến trễ 23 phút, tạo cơ hội cho các nhà báo nói đùa là ông dùng giờ Trung Ðông để đọc bài diễn văn nói về Trung Ðông!!!
- TT Obama hứa viện trợ cho những quốc gia theo đuổi dân chủ (RFA)-Tổng thống Barack Obama vào trưa hôm qua theo giờ miền đông Hoa Hoa Kỳ, có bài phát biểu về chính sách của Hoa Kỳ tại Trung Đông và Bắc Phi.
- Tổng thống Obama tuyên bố chính sách mới với Trung Đông (DVT). - Khủng hoảng Libya ngày càng tồi tệ (Người LĐ). -Mỹ công bố xóa nợ 1 tỷ USD cho Ai Cập và Tunisia (VOV)-Ngày 19/5 (theo giờ Washington), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu về chính sách đối ngoại mới của Mỹ đối với khu vực Trung Đông. - 25 người thiệt mạng trong một loạt các vụ nổ bom ở Iraq — (VOA).- Những nhà báo Việt đầu tiên trên đất Palestine (TVN).- Mỹ mở rộng quan hệ quân sự với Saudi Arabia Nguoi-Viet Online
Mỹ và Saudi Arabia đang lặng lẽ mở rộng mối quan hệ quốc phòng, kể cả việc thành lập một lực lượng tinh nhuệ.
- QUYỀN LỰC MỸ THỜI KỲ HẬU BIN LADENBS Hồ Hải
-Bài viết gốc: American Power after Bin Laden
Bài viết của Joseph S. Nye, Jr, ông là một giáo sư tại Harvard và là tác giả của cuốn The Future of Power(Tương lai của quyền lực).
OXFORD - Khi một nhà nước có sự vượt trội về các quyền lực, các quan sát viên thường cho rằng đây là tình huống như là bá quyền. Ngày nay, nhiều người cho rằng quyền lực đang gia tăng ở các nước khác và sự mất ảnh hưởng của Mỹ tại một vị trí đặc biệt của cuộc cách mạng Trung Đông đến sự suy giảm của "quyền bá chủ của Mỹ". Thuật ngữ này thật nhầm lẫn. Đối với một điều, sở hữu các quyền lực không có nghĩa là phải luôn luôn người ta có thể có được những kết quả như người ta muốn. Ngay cả cái chết gần đây của Osama bin Laden trong tay của lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ không đưa ra được bất cứ điều gì về cách này hay cách khác của quyền lực Mỹ.
Để thấy được tại sao, hãy xem xét tình hình sau Thế chiến II. Mỹ chiếm hơn một phần ba tổng sản phẩm toàn cầu và đã có một ưu thế áp đảo trong vũ khí hạt nhân. Nhiều người coi Mỹ là bá quyền toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ không thể ngăn chặn sự "mất mát" đối với Trung Quốc, "sự quay trở lại" cộng sản ở Đông Âu, sự ngăn ngừa bế tắc trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, sự thất bại với Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng Việt Nam, hoặc bị bật ra khỏi chế độ của Fidel Castro ở Cuba.
Ngay cả trong thời đại bị cáo buộc quyền bá chủ của Mỹ, những nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có một phần năm những nỗ lực của Mỹ làm thay đổi ở các nước khác thông qua sự thành công nhờ vào các mối đe dọa quân sự, trong khi lệnh trừng phạt kinh tế đã có hiệu quả trong chỉ một nửa của tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng ưu thế hiện tại của Mỹ trong những quyền lực là bá quyền, và nó sẽ giảm, tương tự như của Anh trước đây. Một số người Mỹ phản ứng một cách cảm tính với viễn cảnh đó, mặc dù nó không có một liên quan nào để tin rằng Hoa Kỳ sẽ có một sự chia sẻ sức mạnh quyền lực vượt trội của mình mãi mãi.
Tuy nhiên, thuật ngữ "suy tàn" được hiểu thành hai mức độ khác nhau của quyền lực: suy tàn tuyệt đối, trong ý nghĩa đổ nát hoặc mất khả năng sử dụng quyền lực của Mỹ một cách thực sự, và suy tàn tương đối, trong đó quyền lực các quốc gia khác trở nên lớn hơn hoặc được sử dụng hiệu quả hơn. Ví dụ, vào thế kỷ XVII, Hà Lan phát triển mạnh trong nước nhưng suy tàn quyền lực tương đối khi các quốc gia khác đã có sức mạnh lớn hơn. Ngược lại, Đế quốc La Mã phương Tây đã không đủ khả năng chống chọi lại với một nước khác, thay vì sự phân rã nội bộ và man rợ. La Mã đã là một xã hội nông nghiệp với năng suất kinh tế thấp và một sự xung đột nội bộ ở mức độ cao.
Trong khi Mỹ có những vấn đề, nó hầu như không phù hợp với mô tả của sự suy giảm tuyệt đối như La Mã cổ đại, và tương tự như suy tàn của Anh, tuy nhiên với cộng đồng, là đang bị nhầm lẫn tương tự. Anh đã là một đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước họ, cai trị hơn một phần tư nhân loại, và được hưởng ưu thế hải quân. Nhưng có sự khác biệt lớn trong các quyền lực tương đối của đế quốc Anh và nước Mỹ đương đại. Bởi thế chiến I, nước Anh chỉ xếp thứ tư về nhân lực quân sự trong số các cường quốc, thứ tư trong GDP, và thứ ba trong chi tiêu quân sự. Các chi phí quốc phòng chiếm trung bình 2,5-3,4% GDP, và là đế quốc được cai trị một phần lớn bỡi quân đội ở các nước sở tại.
Năm 1914, vốn xuất khẩu ròng của Anh đã cho nó một góp vốn tài chính quan trọng để chi tiêu (mặc dù một số sử gia cho rằng nó đã có tốt hơn để có tiền đầu tư trong ngành công nghiệp trong nước). Trong số 8.6 triệu quân nhân Anh trong Thế chiến I, nhưng gần một phần ba được cung cấp bởi các đế chế ở nước ngoài.
Tuy nhiên, với sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc, nó đã trở nên ngày càng khó khăn cho London tuyên bố chiến tranh với tư cách nhân danh cho đế chế, việc phòng thủ đã trở thành một gánh nặng. Ngược lại, Mỹ đã có một nền kinh tế quy mô lục địa miễn nhiễm với sự tan rã của chủ nghĩa dân tộc năm 1865. Nói đến tất cả những sự buông lỏng của đế chế Mỹ, Hoa Kỳ ít trói buộc và có mức độ tự do nhiều hơn so với đế chế Anh từng có. Thật vậy, vị trí địa chính trị của nước Mỹ khác biệt sâu sắc so với đế quốc Anh: trong khi nước Anh phải đối mặt với các nước láng giềng mạnh như Đức và Nga, thì Mỹ hưởng lợi từ hai đại dương và các nước láng giềng yếu hơn.
Mặc dù có những khác biệt này, người Mỹ có xu hướng tin tưởng vào những chu kỳ suy thoái. Những Quốc phụ của nước Mỹ lo lắng về những so sánh với sự suy tàn như của cộng hòa La Mã. Hơn nữa, khi nhìn trở lại những cội nguồn khắc khe kiểu Thanh giáo của một quốc gia, Mỹ có một nền văn hoá theo chủ nghĩa bi quan rất Mỹ. Như Charles Dickens đã quan sát một thế kỷ rưỡi trước đây và kết luận, "Đến với một con người, nếu là những công dân Mỹ, họ bị tin rằng, luôn luôn bị thất vọng, và luôn luôn bị trì trệ, và luôn luôn trong một cuộc khủng hoảng đáng báo động, và không bao giờ khác đi."
Gần đây, các cuộc thăm dò cho thấy sự suy giảm niềm tin rộng rãi sau khi Liên Xô phóng Sputnik năm 1957, sau đó một lần nữa cú sốc kinh tế thời kỳ Nixon trong những năm 1970s, và sau khi thâm hụt ngân sách của chính quyền Ronald Reagan trong những năm 1980s. Vào cuối thập kỷ đó, đức tin của người Mỹ với nước này đang suy giảm; nhưng vào lúc ấy, trong vòng một thập kỷ, họ tin rằng Hoa Kỳ đã là siêu cường duy nhất. Bây giờ nhiều người đã trở lại tin tưởng vào sự suy tàn.
Nhựng chu kỳ của suy thoái cho chúng ta biết thêm về tâm lý học người Mỹ hơn là về cơ bản thay đổi trong quyền lực của nước Mỹ. Một số nhà quan sát, chẳng hạn như sử gia Niall Ferguson Harvard, cho rằng "tranh luận về các giai đoạn suy thoái có thể là một sự lãng phí thời gian - Đó là một sự rơi thẳng đứng và bất ngờ mà các nhà hoạch định chính sách và công dân cần quan tâm nhất" Ferguson tin rằng một nợ công tăng gấp đôi trong thập kỷ tới không thể làm xói mòn sức mạnh của riêng Mỹ, nhưng mà nó có thể làm suy yếu một đức tin lâu dài trong khả năng của nước Mỹ đến tình hình của bất kỳ cuộc khủng hoảng toàn cầu nào.
Ferguson đã chính xác khi cho rằng Hoa Kỳ sẽ phải đạt đến các điều khoản thâm hụt ngân sách của mình để duy trì lòng tin quốc tế, nhưng, làm như vậy là trong phạm vi của kết quả có thể, như tôi đã chỉ ra trong cuốn sách của tôi Tương lai của quyền lực. Hoa Kỳ đã có được một thặng dư ngân sách chỉ một thập kỷ trước khi chính sách cắt giảm thuế của George W. Bush, hai cuộc chiến tranh, và suy thoái kinh tế tạo ra sự bất ổn định tài chính. Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn đứng ở gần đỉnh trong khả năng cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, và hệ thống chính trị, theo cách lộn xộn của riêng mình, Hoa Kỳ đã dần dần bắt đầu vật lộn bằng những thay đổi cần thiết.
Một số người tin rằng một thỏa hiệp chính trị giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ có thể được đạt được trước khi cuộc bầu cử năm 2012; những người khác nghĩ rằng một thỏa thuận có nhiều khả năng sau khi cuộc bầu cử. Dù bằng cách nào, những báo cáo mờ nhạt về bá quyền đang suy tàn một lần nữa sẽ được chứng minh là nhầm lẫn.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 17h56', ngày thứ Sáu, 06/5/2011