TIME
Geoffrey Cain
Ngày 13-5-2011
Nỗi đau khổ hiện trên gương mặt mệt mỏi của bà Bui Thi Me, một trí thức cộng sản, khi nghĩ về cái chết của ba đứa con trai. Suốt một năm cuối thập niên 1960, bà không hề biết rằng hai người con trai mất tích đã thiệt mạng ở miền Trung Việt Nam khi chiến đấu với lính Mỹ. “Phải một thời gian dài sau đó, năm 1969, chính quyền mới báo tin cho tôi” – bà cụ 83 tuổi, nguyên là cán bộ tuyên truyền, nhân viên Bộ Các Vấn đề Xã hội (tức là Bộ Lao động và Thương binh Xã hội – ND) ở TP.HCM, nói. “Tôi gần như đã bỏ cuộc, không tìm kiếm chúng nữa. Quân đội chỉ tìm thấy những phần thi thể rơi vãi của hai đứa”.
Giờ đây, bà Me để tro xương đứa con thứ ba trong một cái bình đặt trên đỉnh tủ. Người con này của bà đã mất tích trong chiến tranh, cũng ở miền Trung Việt Nam, và khi Mỹ ném bom gần vị trí ngôi mộ của anh, hài cốt đã bị phá hủy. Mặc dù bà Me nói bà đã có được cảm giác an bình, nhưng cái chết của ba trong bốn đứa con vẫn để lại những nỗi đau dai dẳng, trong đó có phần không nhỏ là vì bà không tìm lại được hài cốt nguyên vẹn của họ, trong khi đối với văn hóa Việt Nam, điều ấy rất quan trọng. Bà giải thích rằng, bà và những bà mẹ Việt Nam cũng như Mỹ khác bây giờ đều đã già, hầu như không còn thời gian để tìm kiếm 300.000 lính Việt và 1.700 lính Mỹ mất tích trong chiến tranh. “Những người mẹ Mỹ và Việt Nam đều đã chịu đựng đau khổ; việc tìm được con sẽ làm dịu nỗi đau khổ đã kéo dài rất lâu” – bà nói.
Bà Me – cái tên tôn kính từ hồi trước chiến tranh mà những người láng giềng vẫn dùng để gọi bà – thuộc về một thế hệ các bậc cha mẹ cao tuổi của những người lính đã chết hoặc mất tích trong thập niên 1960, đầu thập niên 1970 ở Việt Nam, Campuchia, Lào và đông bắc Trung Quốc. Nhiều cụ bây giờ đã ở độ tuổi 80-90, nghĩa là sau khi họ qua đời, các nhà khoa học sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc so sánh mẫu ADN lấy từ những hài cốt tìm được với họ hàng, thân nhân của người chết. Trong khi đó, đất phèn và tổ mối trong những cánh rừng rậm của khu vực ăn đến tận xương của hài cốt, nên càng ngăn trở việc nhận dạng. Đây chính là vấn đề đang thúc đẩy hợp tác giữa hai nước cựu thù trong chiến tranh – bà Ann Mills-Griffiths, chủ tịch Liên đoàn Quốc gia các Gia đình Tù binh và Người Mỹ mất tích ở Đông Nam Á (một tổ chức hoạt động có trụ sở ở Viginia), cho biết như vậy. Theo bà, “những trường hợp mất tích mà cha mẹ của người mất tích vẫn còn sống rất nên được ưu tiên”.
Kể từ khi quân đội Mỹ rời Việt Nam năm 1973, vấn đề MIA (người Mỹ mất tích) và POW (tù binh trong chiến tranh) đã là những điểm cay đắng nhất, góp phần phá hoại quá trình đàm phán bình thường hóa vào cuối thập niên 1970 (được nối lại vào đầu thập niên 1990). Hiệp định hòa bình Paris – điều ước chấm dứt sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam – quy định rằng cả hai bên đều phải hợp tác để tìm kiếm hài cốt của những quân nhân đã chết. Tuy nhiên cho đến những năm 80, chính quyền Việt Nam vẫn bác bỏ việc họ có giữ một số hài cốt lính Mỹ – tuyên bố này về sau bị đặt nghi vấn khi Việt Nam đơn phương trả lại những hài cốt họ đã thu được. Một vài nhóm hoạt động tỏ ra nghi ngờ, cho rằng nhiều quân nhân mất tích thật ra vẫn sống và bị bỏ lại khi quân đội Mỹ rời khỏi Việt Nam.
Trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Ronald Reagon vào cuối thập kỷ 1980, vấn đề hài cốt lính Mỹ vẫn được nhắc đến cùng với mối ngờ vực ngày một tăng lên. Người ta cho là Việt Nam giấu giếm các hài cốt, và càng nghi thêm sau khi một vài người tị nạn Đông Dương nói rằng họ đã trông thấy quân nhân Mỹ còn sống ở trên đất nước họ. Vấn đề đạt đến cao điểm nóng bỏng khi Việt Nam và Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao vào năm 1995 – một động thái mà nhiều nhà hoạt động phản đối. Họ lập luận rằng Việt Nam không toàn tâm toàn ý với việc tìm kiếm những hài cốt có thể tìm được, một việc chưa hoàn thành mà các đời tổng thống trước đã nêu ra để làm điều kiện cho bình thường hóa. Từ đó đến nay, một số cuộc điều tra của Quốc hội và quân đội Mỹ đã xua tan cái giả thiết rằng có những quân nhân vẫn còn sống đang bị cầm giữ ở Việt Nam. Tới nay, 890 bộ hài cốt lính Mỹ đã được trả về Mỹ và được nhận diện, tuy nhiên Bộ Quốc phòng đưa ra danh sách 1.693 người vẫn bị mất tích.
Tại Hà Nội, một phong trào tương tự nhưng nhỏ bé hơn trong việc nhận diện hài cốt cựu chiến binh Việt Nam cũng đang được thúc đẩy. Trong khi chính phủ Việt Nam tổ chức cả một chương trình để trợ giúp các nhà nghiên cứu Mỹ về vấn đề MIA, thì quan chức Việt Nam từ hàng thập kỷ nay vẫn nói rằng họ thiếu tiền, thiếu nhân lực để tìm kiếm hàng trăm nghìn quân nhân Việt Nam mất tích. Tháng 11 năm ngoái, lần đầu tiên Mỹ đồng ý trả tiền cho 1 dự án 1 triệu USD nhằm đào tạo quan chức Việt Nam tìm kiếm người mất tích của chính nước họ. Và việc hợp tác đang tiếp tục thành hình: năm qua, chính quyền Việt Nam đã mở kho tài liệu lưu trữ có chứa thông tin về lính Mỹ bị giết hoặc mất tích trong chiến tranh. Đây là một phần trong việc tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ để duy trì cân bằng quyền lực trong khu vực, đương đầu với Trung Quốc.
Nhiều hài cốt là của phi công Mỹ bị rơi ở tốc độ cao và do đó rất khó nhận dạng. Tuy nhiên công nghệ đang làm cho quá trình này dễ dàng hơn. Các chuyên gia nhân học pháp y chẳng hạn, có thể nhận dạng người chết bằng việc kiểm tra ti thể, tức là những bào quan nằm trong tế bào, có chứa mã di truyền. Quan chức chính phủ và các nhà hoạt động thừa nhận rằng một số quân nhân mất tích sẽ không bao giờ được tìm ra, cho dù việc tìm kiếm có kỹ càng đến mấy. “Mục tiêu luôn luôn là tìm được số người mất tích nhiều nhất có thể” – bà Mills-Griffiths nói. “Không bao giờ kỳ vọng là sẽ tìm được tất cả mọi người mất tích”.
Sau khi thế hệ nhân chứng và những người mang DNA hiện nay chết đi, việc khai quật sẽ giống như những vụ khai quật dựa vào tư liệu lịch sử để tìm kiếm 74.000 quân nhân mất tích trong Thế chiến 2 và 8.000 người mất tích trong Chiến tranh Triều Tiên. Còn ở Việt Nam – đất nước nơi mà sự thiếu thốn về thông tin đã đẩy nhiều gia đình tang quyến phải hỏi thầy bói để tìm xem con mình ở đâu – việc mở kho tư liệu sẽ là một việc làm rất quý. “Có lẽ chúng tôi không thể tìm ra tất cả những đứa con của mình” – bà Me nói – “nhưng chúng tôi có thể cố gắng hết sức khi vẫn còn kịp”.
Ảnh: Tại một nghĩa trang ở ngoại thành Đông Hà, ông Nguyen Dang Thanh, 70 tuổi, đi dọc những ngôi mộ liệt sĩ vô danh trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh chụp năm 2005. (Hoàng Đình Nam, AFP)
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Geoffrey Cain
Ngày 13-5-2011
Nỗi đau khổ hiện trên gương mặt mệt mỏi của bà Bui Thi Me, một trí thức cộng sản, khi nghĩ về cái chết của ba đứa con trai. Suốt một năm cuối thập niên 1960, bà không hề biết rằng hai người con trai mất tích đã thiệt mạng ở miền Trung Việt Nam khi chiến đấu với lính Mỹ. “Phải một thời gian dài sau đó, năm 1969, chính quyền mới báo tin cho tôi” – bà cụ 83 tuổi, nguyên là cán bộ tuyên truyền, nhân viên Bộ Các Vấn đề Xã hội (tức là Bộ Lao động và Thương binh Xã hội – ND) ở TP.HCM, nói. “Tôi gần như đã bỏ cuộc, không tìm kiếm chúng nữa. Quân đội chỉ tìm thấy những phần thi thể rơi vãi của hai đứa”.
Giờ đây, bà Me để tro xương đứa con thứ ba trong một cái bình đặt trên đỉnh tủ. Người con này của bà đã mất tích trong chiến tranh, cũng ở miền Trung Việt Nam, và khi Mỹ ném bom gần vị trí ngôi mộ của anh, hài cốt đã bị phá hủy. Mặc dù bà Me nói bà đã có được cảm giác an bình, nhưng cái chết của ba trong bốn đứa con vẫn để lại những nỗi đau dai dẳng, trong đó có phần không nhỏ là vì bà không tìm lại được hài cốt nguyên vẹn của họ, trong khi đối với văn hóa Việt Nam, điều ấy rất quan trọng. Bà giải thích rằng, bà và những bà mẹ Việt Nam cũng như Mỹ khác bây giờ đều đã già, hầu như không còn thời gian để tìm kiếm 300.000 lính Việt và 1.700 lính Mỹ mất tích trong chiến tranh. “Những người mẹ Mỹ và Việt Nam đều đã chịu đựng đau khổ; việc tìm được con sẽ làm dịu nỗi đau khổ đã kéo dài rất lâu” – bà nói.
Bà Me – cái tên tôn kính từ hồi trước chiến tranh mà những người láng giềng vẫn dùng để gọi bà – thuộc về một thế hệ các bậc cha mẹ cao tuổi của những người lính đã chết hoặc mất tích trong thập niên 1960, đầu thập niên 1970 ở Việt Nam, Campuchia, Lào và đông bắc Trung Quốc. Nhiều cụ bây giờ đã ở độ tuổi 80-90, nghĩa là sau khi họ qua đời, các nhà khoa học sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc so sánh mẫu ADN lấy từ những hài cốt tìm được với họ hàng, thân nhân của người chết. Trong khi đó, đất phèn và tổ mối trong những cánh rừng rậm của khu vực ăn đến tận xương của hài cốt, nên càng ngăn trở việc nhận dạng. Đây chính là vấn đề đang thúc đẩy hợp tác giữa hai nước cựu thù trong chiến tranh – bà Ann Mills-Griffiths, chủ tịch Liên đoàn Quốc gia các Gia đình Tù binh và Người Mỹ mất tích ở Đông Nam Á (một tổ chức hoạt động có trụ sở ở Viginia), cho biết như vậy. Theo bà, “những trường hợp mất tích mà cha mẹ của người mất tích vẫn còn sống rất nên được ưu tiên”.
Kể từ khi quân đội Mỹ rời Việt Nam năm 1973, vấn đề MIA (người Mỹ mất tích) và POW (tù binh trong chiến tranh) đã là những điểm cay đắng nhất, góp phần phá hoại quá trình đàm phán bình thường hóa vào cuối thập niên 1970 (được nối lại vào đầu thập niên 1990). Hiệp định hòa bình Paris – điều ước chấm dứt sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam – quy định rằng cả hai bên đều phải hợp tác để tìm kiếm hài cốt của những quân nhân đã chết. Tuy nhiên cho đến những năm 80, chính quyền Việt Nam vẫn bác bỏ việc họ có giữ một số hài cốt lính Mỹ – tuyên bố này về sau bị đặt nghi vấn khi Việt Nam đơn phương trả lại những hài cốt họ đã thu được. Một vài nhóm hoạt động tỏ ra nghi ngờ, cho rằng nhiều quân nhân mất tích thật ra vẫn sống và bị bỏ lại khi quân đội Mỹ rời khỏi Việt Nam.
Trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Ronald Reagon vào cuối thập kỷ 1980, vấn đề hài cốt lính Mỹ vẫn được nhắc đến cùng với mối ngờ vực ngày một tăng lên. Người ta cho là Việt Nam giấu giếm các hài cốt, và càng nghi thêm sau khi một vài người tị nạn Đông Dương nói rằng họ đã trông thấy quân nhân Mỹ còn sống ở trên đất nước họ. Vấn đề đạt đến cao điểm nóng bỏng khi Việt Nam và Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao vào năm 1995 – một động thái mà nhiều nhà hoạt động phản đối. Họ lập luận rằng Việt Nam không toàn tâm toàn ý với việc tìm kiếm những hài cốt có thể tìm được, một việc chưa hoàn thành mà các đời tổng thống trước đã nêu ra để làm điều kiện cho bình thường hóa. Từ đó đến nay, một số cuộc điều tra của Quốc hội và quân đội Mỹ đã xua tan cái giả thiết rằng có những quân nhân vẫn còn sống đang bị cầm giữ ở Việt Nam. Tới nay, 890 bộ hài cốt lính Mỹ đã được trả về Mỹ và được nhận diện, tuy nhiên Bộ Quốc phòng đưa ra danh sách 1.693 người vẫn bị mất tích.
Tại Hà Nội, một phong trào tương tự nhưng nhỏ bé hơn trong việc nhận diện hài cốt cựu chiến binh Việt Nam cũng đang được thúc đẩy. Trong khi chính phủ Việt Nam tổ chức cả một chương trình để trợ giúp các nhà nghiên cứu Mỹ về vấn đề MIA, thì quan chức Việt Nam từ hàng thập kỷ nay vẫn nói rằng họ thiếu tiền, thiếu nhân lực để tìm kiếm hàng trăm nghìn quân nhân Việt Nam mất tích. Tháng 11 năm ngoái, lần đầu tiên Mỹ đồng ý trả tiền cho 1 dự án 1 triệu USD nhằm đào tạo quan chức Việt Nam tìm kiếm người mất tích của chính nước họ. Và việc hợp tác đang tiếp tục thành hình: năm qua, chính quyền Việt Nam đã mở kho tài liệu lưu trữ có chứa thông tin về lính Mỹ bị giết hoặc mất tích trong chiến tranh. Đây là một phần trong việc tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ để duy trì cân bằng quyền lực trong khu vực, đương đầu với Trung Quốc.
Nhiều hài cốt là của phi công Mỹ bị rơi ở tốc độ cao và do đó rất khó nhận dạng. Tuy nhiên công nghệ đang làm cho quá trình này dễ dàng hơn. Các chuyên gia nhân học pháp y chẳng hạn, có thể nhận dạng người chết bằng việc kiểm tra ti thể, tức là những bào quan nằm trong tế bào, có chứa mã di truyền. Quan chức chính phủ và các nhà hoạt động thừa nhận rằng một số quân nhân mất tích sẽ không bao giờ được tìm ra, cho dù việc tìm kiếm có kỹ càng đến mấy. “Mục tiêu luôn luôn là tìm được số người mất tích nhiều nhất có thể” – bà Mills-Griffiths nói. “Không bao giờ kỳ vọng là sẽ tìm được tất cả mọi người mất tích”.
Sau khi thế hệ nhân chứng và những người mang DNA hiện nay chết đi, việc khai quật sẽ giống như những vụ khai quật dựa vào tư liệu lịch sử để tìm kiếm 74.000 quân nhân mất tích trong Thế chiến 2 và 8.000 người mất tích trong Chiến tranh Triều Tiên. Còn ở Việt Nam – đất nước nơi mà sự thiếu thốn về thông tin đã đẩy nhiều gia đình tang quyến phải hỏi thầy bói để tìm xem con mình ở đâu – việc mở kho tư liệu sẽ là một việc làm rất quý. “Có lẽ chúng tôi không thể tìm ra tất cả những đứa con của mình” – bà Me nói – “nhưng chúng tôi có thể cố gắng hết sức khi vẫn còn kịp”.
Ảnh: Tại một nghĩa trang ở ngoại thành Đông Hà, ông Nguyen Dang Thanh, 70 tuổi, đi dọc những ngôi mộ liệt sĩ vô danh trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh chụp năm 2005. (Hoàng Đình Nam, AFP)
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011