Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Nhà thu nhập thấp: Lung linh nội thất, "xế hộp"

-Nhà thu nhập thấp: Lung linh nội thất, "xế hộp"
Nhiều căn hộ đã được bàn giao thi thoảng mới thấy có người tới ở, những căn hộ mới chuyển tới nội thất “lung linh”, những người chưa đóng đủ tiền nhà thì lo lắng bị phạt 50.000 đ/ngày…

Sau khi phát hiện vụ mua bán nhà thu nhập thấp đầu tiên tại Hà Nội, rất nhiều vấn đề cho công tác hậu kiểm được đặt ra và sẽ còn là bài toán đau đầu cho các nhà quản lý trong thời gian dài.

Vào ở hay không: Nhiều lý do


Từ ngày bốc thăm trúng căn hộ tại tầng 12, toà nhà CT1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, chị Lương Thị Phi Yến (Hà Đông, Hà Nội) đã nhanh chóng thuê một cửa hàng ở gần chung cư để mở cửa hàng bán đồ ăn sáng.

“Tôi không may bốc phải căn hộ to quá, gần 80m, trị giá 800 triệu đồng nên phải vay tiền để nộp, chật vật mãi chưa trả xong đến nay vẫn còn nợ hơn 50 triệu đồng. Hôm rồi đọc báo thấy bảo một tháng nữa không lo trả hết thì sẽ bị tịch thu, tôi chắc sẽ phải đi vay nóng” - chị Yến lo lắng nói.

Những căn hộ dành cho người có thu nhập thấp đẹp "lung linh" (Ảnh: T.Linh)
Cộng với số tiền vay trước đây, mỗi tháng phải trả 6 triệu đồng tiền lãi, chị Yến đang lo phải tốn thêm 50.000 đồng/ngày do còn nợ chủ đầu tư hơn 50 triệu đồng (đây là quy định được ghi rõ trong hợp đồng).

Chị Yến cho hay, trước đây có làm thủ tục vay tiền tại Ngân hàng HD Bank, nhưng ngân hàng yêu cầu phải chứng minh được có thu nhập 10 triệu đồng/tháng. “Tôi đã phải đi mua nhà cho người thu nhập thấp thì kiếm đâu ra 10 triệu đồng thu nhập/tháng? Mức thu nhập đó quá cao với một người đang phải một mình nuôi ba đứa con như tôi” - chị thắc mắc.

Cư dân có mức thu nhập thấp này cũng chia sẻ, hơn 40 tuổi, sống trong chật chội, giờ có nhà rộng đương nhiên là thích rồi, muốn chuyển lên sống rồi nhưng vẫn đang loay hoay với 50 triệu đồng còn lại.

Đây là một trong 20 trường hợp chưa đóng đủ tiền cho Công ty cổ phần bê tông Vinaconex Xuân Mai để được bàn giao căn hộ. Theo ông Nguyễn Văn Đa, Phó Tổng Giám đốc công ty, "hợp đồng quy định nếu chậm nộp tiền các chủ căn hộ sẽ phải nộp tiền phạt như vậy (50.000 đồng/ngày). Nhưng chúng tôi chưa thu tiền của bất kể trường hợp nào cả và có lẽ cũng chỉ đưa ra làm nghĩa vụ thúc giục họ phải nộp tiền đúng kỳ hạn thôi chứ công ty chắc sẽ không thu".

Trong khi đó, tính tới ngày 20/5, mới có khoảng 60% căn hộ có người ở (trong tổng số 328 căn) dù nhiều căn đã được bàn giao từ trước Tết Nguyên đán 2011. Chị Nga, sống tại căn hộ 1205 làm nghề tiếp thị máy lọc nước nóng lạnh cho hay, thứ 7 tuần trước chị gõ cửa các phòng để tiếp thị máy thì chỉ có khoảng 100 căn hộ đang có người ở. Một số căn hộ chủ nhà chỉ tới một lát hoặc thi thoảng tạt đến ngủ qua đêm rồi lại bặt tăm, hoặc chỉ có một người ở.

Về vấn đề này, ông Đa cho biết, qua tìm hiểu thực tế, rất nhiều hộ gia đình giải thích chưa thể chuyển đến vì đang chờ con học xong năm học này. "Chính vì vậy, chúng tôi đã đề nghị TP xem xét quy định, sau ba tháng nữa, hộ nào không chuyển tới ở, căn hộ sẽ được bàn giao cho người khác. Có thể trong tuần tới, TP sẽ ban hành văn bản quy định về vấn đề này" - ông Đa nói.

Giật mình vì nội thất nhà thu nhập thấp!


Sáng 20/5, khi tới thăm một số căn hộ tại CT1, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì sự tươm tất ở nơi đây. Rất nhiều căn hộ không dùng sàn gạch theo thiết kế ban đầu mà chuyển sang lát sàn gỗ với lời giải thích: "chỉ khoảng 12-15 triệu đồng thôi".

Tại căn hộ số 1205, chị Nga cho hay, gia đình chuyển về đây từ tháng 4 sau khi nộp đủ 600 triệu đồng tiền nhà. Chị cũng ước tính, chỉ cần thêm khoảng 100 triệu đồng nữa là các căn hộ sẽ có nội thất "lung linh".

Chị kể về nỗi khó khăn, nghèo khó của hai vợ chồng và 2 đứa con đang tuổi ăn học và sự vui mừng không tả xiết của gia đình nghèo khi bắt thăm được căn hộ vừa ý.

Nhưng khi hỏi về các nội thất rất đầy đủ trong nhà, chị Nga cho biết đó là quà tặng của công ty chồng, của gia đình hai bên... tặng hoặc mua đồ thanh lý như tủ lạnh, máy giặt, bình tắm nóng lạnh, bàn ghế, các bức tranh gỗ, khảm trai..., riêng tivi Bravia Sony 40 inch thì chồng chị tự mua!

Nhiều gia đình về đây đều tân trang lại sàn, có gia đình làm trần, ốp tường…

Tại tầng hầm để xe của cả khu, một nhân viên trông giữ xe cho hay, kể cả xe bên ngoài gửi thì ở đây luôn có khoảng 10-15 chiếc ô tô. Có căn hộ ở tầng 7 thấy chủ nhân đi hai ô tô, lúc xe này, lúc xe khác.

"Chính tôi còn giật mình về nội thất các căn hộ. Tất nhiên là tôi vui mừng vì đời sống của người nghèo như thế là rất được. Nhưng thực tế, về mặt quản lý có lẽ, khâu xét duyệt vẫn còn có vấn đề" - ông Đa chia sẻ nỗi băn khoăn.

Theo ông Đa, tiêu chí về hộ thu nhập thấp là không đóng thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế có thể rà soát xem các đối tượng ở đây có thuộc diện đó hay không? Nhưng với những người trốn thuế hoặc lao động tự do, không có mã số thuế thì không biết sẽ dựa vào những căn cứ như thế nào?

Do vậy, ông Đa cho rằng, chính quyền phường, xã phải làm thật chặt khâu xác nhận hồ sơ, bởi chỉ có ở cấp cơ sở mới có thể biết được hộ dân đó thực sự như thế nào.

Về mặt hậu kiểm, được lực lượng liên ngành trong đó công an nắm vai trò chính, sẽ liên tục kiểm tra đột xuất để phát hiện đồng thời rà soát toàn bộ tình trạng các căn hộ cũng như rà soát lại hồ sơ của khu CT1 để có báo cáo lên TP vào giữa tháng 6. Với những căn hộ không đúng tiêu chí cũng như không tới ở, cho thuê, hay ở nhờ... chủ căn hộ phải trả lại.

Về trường hợp căn hộ 1702 bị thu hồi, ông Đa cho biết, Thành phố sẽ có ý kiến để bàn giao căn hộ này cho đối tượng khác theo đúng tiêu chí.

(Theo Tổ quốc)


-Ảnh chụp màn hình từ Clip -Sốc nặng với clip cưỡng bức áo tứ thân múa cột
(Phunutoday) - Clip áo tứ thân nhảy sexy quanh chiếc cột ở một làng quê đang gây sốt trong cộng đồng mạng bởi tính táo tợn và phản văn hoá thuần Việt.
Theo clip, Một cô gái mặc tà áo dân tộc – tứ thân, phần tà màu đỏ, phần chân váy màu đen nhún nhẩy theo điệu nhạc hiện đại, sau khi ưỡn ẹo xong cô chạy ra chiếc cột ở giữa khoảng đất để nhảy sexy. Khuôn mặt cô gái tỏ ra rất hớn hở và hưng phấn khi được bạn bè ở dưới hò hét và cổ vũ cho điệu nhảy “hiện đại cưỡng bức văn hoá mặc dân tộc” này.

Một blogger bày tỏ ý kiến: "Thiết nghĩ, văn hóa Việt Nam rất khắt khe với hai từ "múa cột". Khi nhắc đến ai đấy, nếu dùng từ "con bé đó chắc chỉ biết múa cột thôi!" là giá trị con người đã bị hạ thấp lắm rồi. Đằng này, trong chiếc áo gắn liền với bao câu quan họ, những nét đẹp ngàn xưa mà làm những trò khó coi đó thì... nhố nhăng quá! Một nét lai-căng không đáng có trong một trang phục thiêng liêng thì đúng là... hết thuốc chữa".


Ảnh chụp màn hình từ Clip
Ảnh chụp màn hình từ Clip

Tình trạng ăn chơi, nhảy múa của một số hoạt động văn hoá biến thể đã diễn ra khá lâu nay tại các vùng quê. Điển hình như vịệc các ca sĩ chuyển giới mặc nhiên hát ở không chỉ các đám cưới mà cả các đám ma đã gây noán loạn, mất đi tính thuần phong mỹ tục của các hoạt động văn hoá. Thiết nghĩ, các nhà văn hoá cần phải quản lý chặt tay hơn nữa để gìn giữ những đẹp, tinh hoa của văn hoá kéo dài 4000 năm lịch sử của dân tộc cho muôn đời sau.


Theo tài liệu được ghi chép lại trên bách khoa toàn thư trực tuyến của nhân loại wikipedia, Áo tứ thân là một trang phục của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.


Chiếc áo tứ thân xưa của phụ nữ Việt đầu thế kỷ 20
Chiếc áo tứ thân xưa của phụ nữ Việt đầu thế kỷ 20


Những điểm chính của Áo tứ thân: phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong; cổ áo viền 1 - 2 cm. Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Trên sân khấu truyền thống, áo tứ thân dùng cho các vai nữ nông thôn, thường may bằng vải màu sẫm có khuy tròn gài bên nách phải.


  • T.D.

Tổng số lượt xem trang