(Petrotimes) - Tàu Trung Quốc đã tránh được tàu bảo vệ và hướng về phía cáp địa chấn. Khi chỉ còn cách tàu Bình Minh 02 và cáp thu địa chấn 500m, Tàu Bình Minh 02 liên tục liên lạc với 3 tàu này nhưng không nhận được câu trả lời. Thuyền trưởng kéo còi cảnh báo nguy hiểm nhưng các tàu Trung Quốc phớt lờ, tiếp tục tiếp cận cáp địa chấn
Ghi nhanh của Nguyễn Văn Thủy
Tối ngày 25-5-2011, vào lúc 20h30’, sau khi có kết quả báo cáo về thu nổ và báo cáo về lãnh đạo của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), thuyền trưởng Alexander Belov cho tàu khảo sát địa chấn 2D Bình Minh 02 bắt đầu thu nổ Line PK10-127 theo hướng đông nam.
Hôm nay đã là ngày thứ 38, tàu Bình Minh 02 làm nhiệm vụ thăm dò khảo sát địa chấn bằng phương pháp thu nổ tại lô 125-126 và 148-149 thuộc vùng lãnh hải của Việt Nam. Mấy ngày này, sóng yên biển lặng, nên công việc tiến hành được vượt mức thời gian quy định. Phía xa, bằng mắt thường cũng thấy ánh đèn của tàu bảo vệ Vạn Hoa 739 và tàu Đông Nam 01 cùng con tàu cứu hộ Bình An 01. Với anh em cán bộ, kỹ sư trên tàu Bình Minh 02 thì hình ảnh hai con tàu bảo vệ và tàu cứu hộ là rất đỗi quen thuộc. Nhưng họ chẳng bao giờ được thấy mặt nhau mà chỉ được nghe tiếng của nhau trên máy bộ đàm.
Tới 01h45’ ngày 26-5-2011, tàu hoàn thành thu nổ Line PK10-127 và tàu tiếp tục xoay vòng để vào thu nổ Line kế tiếp là Line PK10-131 theo hướng tây bắc.
Nhưng đến 05h00’ ngày 26-5, khi phương đông mới ửng hồng màu mang cá trên màn hình radar đài chỉ huy của Thuyền trưởng Belov, xuất hiện 1 tàu lạ chạy với vận tốc lớn là 14 hải lý. Khoảng 5 phút sau, trên màn hình radar phát hiện thêm 2 tàu lạ cũng chạy với tốc độ 14Kts, và có hướng di chuyển vào phía khu vực tàu Bình Minh 02 đang khảo sát. Khoảng cách từ 3 tàu lạ tới tàu Bình Minh 02 khoảng 11 hải lý. Ngay lập tức, Thuyền trưởng Alexander Belov ra lệnh báo động, đồng thời cho Đội trưởng Phạm Khôi (quốc tịch Canada) liên lạc liên tục với 3 tàu này. Nhưng không nhận được câu trả lời. Lúc này, tàu Bình Minh 02 ở vị trí 12045’05’’N và 111025’04’’E và cách đường ranh giới 84 hải lý về phía đát liền.
Nghe lệnh báo động, các thủy thủ cũng như toàn thể cán bộ, kỹ sư trên tàu dù đang ngủ cũng vùng dậy và chạy lên boong. Bằng mắt thường, mọi người cũng thấy 3 con tàu lạ đang hung hăng rẽ sóng xông thẳng tới. Chẳng cần phải nhìn thấy số hiệu, các anh cũng đoán biết đây là tàu Trung Quốc. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều những vụ tàu đánh cá của Trung Quốc ngang nhiên vào đánh bắt cá trong khu vực đặc quyền kinh tế biển của ta. Các anh cũng biết ngày 5-5 vừa rồi, Trung Quốc đã cho thành lập Chi đội Tây Nam Trung Sa trực thuộc Tổng đội Hải giám Nam Hải để tuần tra trên biển Đông. Tổng đội này có 3 chi đội và 10 đại đội, tổng cộng có 13 tàu tuần tra và có 3 trực thăng.
05h02’, ngay sau khi phát hiện 3 tàu lạ, Thuyền trưởng Belov đã huy động 2 tàu bảo vệ Vạn Hoa 739 và Đông Nam 01 chạy với tốc độ tối đa, tiếp cận và yêu cầu 3 tàu lạ kia không đi vào hướng của tàu Bình Minh 02, đồng thời hạ lệnh thả cáp thu tín hiệu địa chấn (Streamer), bộ phận quan sát tín hiệu (Observer Dept) chìm sâu xuống biển để tránh ảnh hưởng khi tàu Trung Quốc đi qua.
- 05h05’, điều chỉnh Streamer chìm sâu xuống dưới 15m.
- 05h12’, điều chỉnh Streamer chìm sâu xuống dưới 20m.
- 05h27’, Streamer được điều khiển chìm sâu xuống 25m
Và tới 05h35’, Streamer được điều khiển chìm sâu xuống 30m.
Lúc 05h18’, 2 tàu bảo vệ của ta đã tiếp cận được 3 tàu lạ và xác định được tên tàu, vị trí các tàu. Đây là 3 tàu Hải giám Trung Quốc: CHINA MARINE SURVEILLANCE 84; CHINA MARINE SURVEILLANCE 72 và CHINA MARINE SURVEILLANCE 17. Trong 3 con tàu này thì tàu 84 mới hạ thủy ngày 8-5, và đây là chuyến đi biển đầu tiên của nó.
Đến 05h25’, tàu số 84, với tốc độ lớn và có lợi thế là góc cua hẹp đã tránh được sự ngăn cản của tàu bảo vệ Vạn Hoa 739, rồi xông tới đường cáp để cắt.
Thấy tình hình tàu Trung Quốc quá hung hăng như vậy, tàu bảo vệ Đông Nam 02 tăng tốc chặn tàu 84, còn tàu Vạn Hoa 739 hướng về phía 2 tàu còn lại MCS72; MCS17.
Tới 05h37’, tàu TQ đã tránh được tàu bảo vệ và hướng về phía cáp địa chấn và chỉ còn cách tàu Bình Minh 02 và cáp thu địa chấn 500m, Tàu Bình Minh 02 liên tục liên lạc với 3 tàu này nhưng không hề nhận được câu trả lời. Thuyền trưởng đã kéo còi cảnh báo nguy hiểm nhưng các tàu Trung Quốc đã phớt lờ vẫn tiếp tục tiếp cận sát cáp địa chấn.
Đến 05h58’, tàu Hải giám TQ mang tên: CHINA MARINE SURVEILLANCE 84 đã cắt đứt cáp địa chấn tại vị trí Bird số 6, trong khoảng Section số 8 (do bộ phận Observer báo lên rằng mất tín hiệu từ vị trí này) tức là khoảng hơn 2/3 chiều dài cáp địa chấn (6-7km) đã bị đứt rời lại phía sau. Ngay lập tức tàu Đông Nam 02 được huy động tăng hết tốc độ tới để bảo vệ phao đuôi. Tàu Bình An 01 và Vạn Hoa 739 được huy động tới vị trí cáp bị đứt theo dõi phao cứu cáp SRD. Phao cấp cứu có màu vàng sẽ nổi lên mặt nước trong trường hợp khẩn cấp khi cáp thu bị chìm sâu. Đây là một loại phao thiết kế bung tự động khi áp lực nước biển đặt lên nó vừa đủ. Khi cáp chìm xuống dưới độ sâu lớn hơn 40m áp lực vừa đủ đặt lên thiết bị cảm ứng, phao khí sẽ được tự động được kích hoạt, khí sẽ được bơm vào đầy phao, đẩy phao nổi lên và giữ cho cáp địa chấn không bị chìm xuống quá sâu. Nhờ đó công tác tìm kiếm và cứu cáp được dễ dàng trong trường hợp khẩn cấp. Vị trí của tàu Bình Minh 02 khi bị cắt cáp lúc 05h58’ là: 12048’25’’N và 111026’05.65”E.
Trong lúc tình hình xảy ra, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Khảo sát và Công trình ngầm PTSC (PTSC G&S) làm việc trên tàu Bình Minh 02 liên tục cập nhật thông tin, báo cáo Ban Giám đốc Công ty và Lãnh đạo Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt nam (PTSC) để báo cáo Lãnh đạo Tập đoàn.
Ngay lập tức Lãnh đạo Tổng Công ty PTSC nhận được sự chỉ đạo từ Ban Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là cán bộ, thuyền viên trên tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ hết sức bình tĩnh để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Khẩn trương thu hồi cáp đứt, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình, tăng cường cảnh giới và theo dõi các động thái tiếp theo của các tàu TQ, kịp thời báo cáo một cách liên tục.
Ngay sau nhận được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn. Đại diện Công ty PTSC G&S phối hợp với thuyền trưởng, đội trưởng trên tàu cho bộ phận nguồn nổ (Gun Dept.) nhanh chóng thu 4 dãy súng lên tàu. Điều động 3 tàu bảo vệ theo sát bảo vệ đoạn cáp bị đứt. Tàu Đông Nam 02 được huy động tăng hết tốc độ tới phao đuôi để bảo vệ phao đuôi. Tàu Bình An 01 và Vạn Hoa 739 được huy động tới vị trí cáp bị đứt, nhanh chóng tìm kiếm vị trí cáp đứt nhờ vị trí phao cứu cáp trong trường hợp khẩn cấp (phao màu vàng).
Đến 06h10’, tàu bảo vệ Đông Nam 02 đã kiểm soát được phao đuôi.
- 06h15’, tàu Bình An 01 và Vạn Hoa 739 báo cáo đã xác định được các vị trí phao cứu cáp “SRDs” màu vàng nổi trên mặt nước. Tàu Bình An 01 chuẩn bị dùng biện pháp vớt và neo giữ vị trí cáp bị cắt. Tàu Vạn Hoa 739 được huy động ra bảo vệ khoảng giữa của đoạn cáp bị đứt.
- 06h30’, các tàu bảo vệ đã hoàn toàn kiểm soát được đoạn cáp bị đứt.
- 06h41’, tàu Bình Minh 02 hoàn thành việc thu 4 dãy súng. Bắt đầu thu đoạn Streamer chưa bị cắt lên tàu.
- Tới 06h45’, tàu Hải giám TQ liên lạc lại với tàu Bình Minh 02: Nữ phát ngôn viên trên tàu Hải giám 84 gọi và thông báo tàu Bình Minh 02 đã “xâm phạm chủ quyền lãnh hải Trung Quốc thực hiện công việc khảo sát trái phép”, đồng thời yêu cầu tàu Bình Minh 02 lập tức rời khỏi khu vực khảo sát này. Thuyền trưởng đã trả lời khẳng định, tàu Bình Minh 02 đang thực hiện khảo sát trên vùng biển thuộc chủ quyền nước CHXHCN Việt Nam và không vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền Trung Quốc. Phát ngôn viên TQ một lần nữa thông báo lại rằng: Tàu Bình Minh 02 đã “xâm phạm chủ quyền lãnh hải Trung Quốc thực hiện công việc khảo sát trái phép và tàu Bình Minh 02 phải rời khỏi khu vực này”. Thuyền trưởng tàu Bình Minh 02 vẫn trả lời khẳng định rằng, tàu Bình Minh 02 không xâm phạm chủ quyền lãnh hải của TQ, và thông báo tàu Hải giám của TQ đã cắt đứt thiết bị khảo sát của tàu Binh Minh 02. Yêu cầu tàu Hải giám TQ tạo điều kiện để tàu Bình Minh 02 thu hồi lại thiết bị khảo sát. Từ lúc này tàu TQ không có câu trả lời lại.Tới 07h40’, tàu Bình Minh 02 hoàn thành công việc thu đoạn cáp chưa bị cắt lên tàu với khoảng chiều dài khoảng hơn 1km, từ vị trí số 1 tới vị trí số 5. Đến 8h00’ vị trí của tàu Bình Minh 02 là 12043’06’’N và 111026’03”E, tàu Bình an 01 kéo theo đoạn cáp bị cắt chạy song song với tàu Bình Minh 02, tàu Vạn Hoa 739 bảo vệ đoạn giữa cáp, tàu Đông Nam 01 bảo vệ phao đuôi. Tất cả chuẩn bị cho việc chuyển cáp từ tàu Bình An 01 sang tàu Bình Minh 02.
Lúc này, tình hình an ninh đã đảm bảo hơn. 3 tàu Hải giám Trung Quốc không còn theo đuổi tàu Bình Minh 02 nữa nhưng chạy quanh với thái độ đe dọa.
Tới 08h45’, vị trí tàu Bình Minh 02 là 12046’05’’N và 111026’04”E, thuận lợi cho việc chuyển cáp từ tàu Bình An 01 sang tàu Bình Minh 02. Qua trao đổi giữa đại diện Công ty PTSC G&S với Đội trưởng Phạm Khôi) thì thấy có thể thay thế phần này ngay trên tàu, vì tàu có đủ cáp địa chấn dự phòng đảm bảo cho công tác khảo sát địa chấn trên biển trong thời gian dài. Điều này có thể giúp cho tàu Bình Minh 02 nhanh chóng quay lại thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mà lãnh đạo Tập đoàn đã chỉ đạo.
Và vào hồi 018h17’ ngày 26-5, bộ phận quan sát tín hiệu đã hoàn thành công việc kiểm tra, sửa chữa và thả cáp địa chấn chuẩn tàu chuẩn bị vào thu nổ Line tiếp theo trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Như vậy, với tinh thần và trách nhiệm làm việc lên cao của tất cả các bộ phận trên tàu Bình Minh 02 cũng như 3 tàu bảo vệ, khoảng thời gian từ lúc cáp địa chấn bị cắt tới lúc hoàn thành công việc khắc phục sự cố đưa tàu vào ổn định SXKD bình thường chỉ mất 12h35’ (từ 05h58’ tới 18h17’ ngày 26-5).
Do công việc sửa chữa và triển khai cáp địa chấn hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch, nên tới 06h22’ ngày 27-5 tàu Bình Minh 02 chính thức bắt đầu thu nổ Line PK10-083, thực hiện kế hoạch thăm dò khảo sát trên vùng biển trên lãnh hải Việt Nam như đã định.
“Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, những hiệp định phân định chủ quyền trên biển của Việt Nam, bao gồm Hiệp định phân định chủ quyền trong Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997, hiệp định phân định chủ quyền trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000 và hiệp định chủ quyền thềm lục địa với Indonesia, đều được đàm phán dựa trên Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) - Trước chủ trương, chiến lược và hành động của Trung Quốc trên biển, Việt Nam đã nhiều lần dựa trên UNCLOS để khẳng định chủ quyền của mình. - Quan điểm của Việt Nam là tranh chấp biển và thềm lục địa phải được giải quyết dựa trên UNCLOS. - Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS. - Việt Nam và Trung Quốc đã tuyên bố chung là phải có giải pháp cơ bản mà hai bên chấp nhận được. “Chấp nhận được” không thể là “nước mạnh làm gì họ muốn, nước yếu chấp nhận những gì mình đành phải chấp nhận”, mà phải dựa trên lẽ công bằng như UNCLOS đòi hỏi và thí dụ như được thể hiện trong UNCLOS. - Các nước khác, thí dụ như Mỹ, cũng cho là tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết theo luật quốc tế chứ không phải bằng cách chiếm đoạt”. |
N.V.T.
Tàu Bình Minh 02. |
QĐND Online - Tàu Hải giám của Trung Quốc ngày 26-5 đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong khi tàu đang tiến hành thăm dò khảo sát địa chấn ở thềm lục địa của Việt Nam. Chiều 29-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo để cung cấp thông tin và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về sự việc đang gây bức xúc trong dư luận này.
Chủ trì cuộc họp báo có bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao; ông Đỗ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc PVN; ông Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao.
Việc làm có chủ ý và được chuẩn bị sẵn
Tại cuộc họp báo ông Đỗ Văn Hậu cho biết, PVN chịu trách nhiệm tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí trên toàn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, trong đó đặc biệt quan trọng là trên toàn bộ thềm lục địa của Việt Nam. Thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt, PVN đã giao cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, sử dụng tàu Bình Minh 02 khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149, ngoài khơi tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. PVN đã khảo sát đợt một vào cuối năm 2010 và đợt hai bắt đầu từ tháng 3-2011. Tuy nhiên, vào sáng 26-5, khi đang thực hiện nhiệm vụ thì tàu Bình Minh 02 đã bị cản trở bởi các tàu Hải giám của Trung Quốc.
Dây cáp bị cắt đứt |
5 giờ ngày 26-5, tàu Bình Minh 02 bằng ra-đa đã phát hiện thấy ba tàu lạ đang tiến lại gần khu vực khảo sát. Tàu Bình Minh 02 đã cố gắng liên lạc với các tàu này nhưng không nhận được phản hồi. Do các tàu lạ di chuyển với vận tốc rất nhanh, có thể gây nguy hiểm cho các thiết bị nên tàu Bình Minh 02 đã cử hai tàu bảo vệ là Vạn Hoa 739 và Đông Nam 02 đi ngăn chặn các tàu lạ. Tàu Bình Minh 02 cũng hạ thấp búi dây cáp thu tín hiệu địa chấn, dài 8,2 km, từ độ sâu 8m xuống 20m để tránh nguy hiểm. Vào lúc 5 giờ 18 phút, tàu Vạn Hoa 739 đã xác định ba tàu lạ là các tàu Hải giám số 84, 72 và 17 của Trung Quốc. Bất chấp cảnh báo của phía Việt Nam, các tàu này vẫn tiến thẳng vào khu vực khảo sát. Chính vì vậy, tàu Bình Minh 02 buộc phải hạ tiếp búi dây xuống độ sâu 30 m.
Kể cả khi các tàu Việt Nam cản phá, các tàu Trung Quốc vẫn tiến tới với tốc độ cao. Vào lúc 5 giờ 58 phút, tàu Hải giám số 84 của Trung Quốc đã cắt búi cáp của tàu Bình Minh 02 tại địa điểm có tọa độ là 12o48’25” Bắc và 111o26’48” Đông, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 116 hải lý, nằm sâu trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tàu Bình Minh 02 đã phải điều một trong ba tàu bảo vệ của mình đi bảo vệ đoạn cáp bị đứt, đồng thời thu phần thiết bị còn lại đi liền với tàu.
Trong khi tàu Bình Minh 02 đang tìm cách thu các thiết bị thì ba tàu Hải giám của Trung Quốc vẫn tiếp tục uy hiếp và còn đưa ra cảnh báo, nếu không rời nhanh khỏi khu vực này thì họ sẽ sử dụng các biện pháp bạo lực. Nhưng tàu Bình Minh 02 đã cương quyết bác bỏ và khẳng định rằng tàu đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
8 giờ ngày 26-5, tàu Bình Minh 02 đã thu xong phần cáp còn lại và toàn bộ hệ thống nguồn nổ của tàu. Trong khi đó, các tàu bảo vệ của Việt Nam cũng lấy lại được các phần dây bị cắt rời. Đến 9 giờ toàn bộ các thiết bị được tàu Bình Minh 02 thu xong. Và vào khoảng thời gian này, các tàu Hải giám của Trung Quốc mới rời khỏi tầm nhìn của ra-đa tàu Bình Minh 02.
“Nếu không có thiết bị đặc biệt thì không thể cắt búi dây ở vị trí 30m dưới mặt nước biển. Chúng tôi khẳng định rằng việc cắt cáp này là có chủ ý và chuẩn bị sẵn của phía Trung Quốc”, ông Đỗ Văn Hậu nói.
Tàu Hải giám 84 của Trung Quốc đã trực tiếp cắt cáp thu tín hiệu của tàu Bình Minh 02. |
Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 giờ ngày 27-5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động. Theo ông Đỗ Văn Hậu, PVN đã nhiều lần thực hiện nhiệm vụ khảo sát địa chấn ở các khu vực trong thềm lục địa Việt Nam. PVN cũng sẽ tiếp tục tiến hành bình thường các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Sau khi ông Đỗ Văn Hậu thông báo lại sự việc, bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
“Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”, bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Phương Nga cũng cho biết, sáng 27-5, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Cố tình làm dư luận hiểu nhầm
Tại cuộc họp báo bà Nguyễn Phương Nga, ông Đỗ Văn Hậu và ông Nguyễn Duy Chiến cũng đã trả lời các câu hỏi của phóng viên:
- Financial Times: Ông Đỗ Văn Hậu có nói đến việc đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc. Đề nghị làm rõ hơn về điểm này? Lúc bấy giờ hai bên có liên lạc trực tiếp với nhau hay không?
Ông Đỗ Văn Hậu: Trong khi tàu Trung Quốc tiến lại gần và cắt cáp thì tất cả những yêu cầu và những cố gắng để liên lạc với phía Trung Quốc từ phía Việt Nam không được phía Trung Quốc trả lời. Tuy nhiên, sau khi cắt cáp, tàu Trung Quốc đã lên tiếng và yêu cầu tàu của Việt Nam rời khỏi khu vực này. Những người trên tàu còn nghe rõ đây là giọng của một phụ nữ.
- Bloomberg: Đề nghị cho biết, mức bồi thường thiệt hại mà PVN yêu cầu Trung Quốc trả là bao nhiêu?
Ông Đỗ Văn Hậu: Chúng tôi khẳng định rằng có hai loại thiệt hại mà các tàu Trung Quốc đã gây ra. Thứ nhất là làm hỏng các phương tiện thiết bị khảo sát địa chấn. Thiệt hại nặng nề hơn nữa là chúng tôi phải dừng hoạt động hai ngày. Chúng tôi đang đánh giá mức độ thiệt hại và sẽ có báo cáo chi tiết.
- Báo Quân đội nhân dân: Ngày 28-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đã phát biểu cho rằng, việc Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc, đi ngược lại nhận thức chung của hai nước về vấn đề Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, hành động mà cơ quan chủ quản của Trung Quốc áp dụng hoàn toàn là hoạt động giám sát và chấp pháp trên biển trong vùng biển do Trung Quốc quản lý. Bà Khương Du cũng khẳng định, Trung Quốc luôn nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về phát biểu này của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc?
Bà Nguyễn Phương Nga: Chúng tôi bác bỏ phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28-5 về vấn đề này. Cần làm rõ một số điểm như sau:
Ông Đỗ Văn Hậu (đứng) thông báo lại sự việc tại cuộc họp báo. |
Thứ nhất, khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp.
Thứ hai, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Thứ ba, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.
- Vietnamnet: Liệu có phải sự việc này cho thấy thái độ nước lớn của Trung Quốc trong khi lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố “Trung Quốc chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp”, “dù lớn mạnh cũng không xưng bá”?
Bà Nguyễn Phương Nga: Chúng tôi mong rằng Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn, thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc.
- Tuổi Trẻ: Đề nghị cho biết có phải Trung Quốc đang muốn biến Biển Đông thành “ao nhà” với đường yêu sách 9 đoạn hay không khi gần đây Trung Quốc có một loạt va chạm với Việt Nam và cả Phi-lip-pin?
Ông Nguyễn Duy Chiến: Yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc mà Trung Quốc là một thành viên. Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, và đã bị nhiều nước phản đối. Việc Trung Quốc tìm cách thực hiện yêu sách này trên thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Bài và ảnh: Bảo Trung - Ngọc Hưng
-VIDEO CLIP: Tàu Trung Quốc ngang ngược vi phạm lãnh hải, cắt cáp địa chấn của Việt Nam - 28/05/2011
Những hình ảnh do các thủy thủ trên tàu Bình Minh 02 quay trực tiếp và gửi cho Petrotimes.
Video: Petrotimes
Video: Petrotimes
Tường trình chi tiết, các bằng chứng cụ thể về vụ việc tàu giám hải Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển, cắt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 sẽ được đăng tải trên Báo Năng lượng Mới, số 23, ra ngày 30/05/2011.
Mời độc giả đón đọc!Trang Thắng Bình
-Tàu Bình Minh 02 bị Trung Quốc cắt cáp như thế nào? [Lời kể từ người trong cuộc]
Tàu hải giám 84 của Trung Quốc
Có thể thấy các tàu container của TQ đóng vai trò che chắn cho tàu hải giám và vây hãm tàu ta
3 chiếc tàu hải giám
Cáp bị đứt
Thu hồi
Sửa chữa
và...:)
Phải đính chính vài thông tin:
- 3 tàu TQ là 17, 72, 84 (chứ không phải 12, 17, 84 như báo đài đưa tin).
- Nó cắt cáp cách tàu đúng 1km chứ không phải 3km. Cáp dài khoảng 8km chứ không phải 10km.
- Lúc đầu thấy nó phi vào gần phao đuôi em cũng hoảng, cho cáp hạ xuống 15m (bình thường 8m). Sau đó thấy gọi radio nó đếch trả lời, cho hạ xuống 25m. Cuối cùng hạ xuống hẳn 30m (sợ không dám đưa sâu hơn vì các SRD bung ra, lúc đó cáp nổi lềnh bềnh). Lúc này nó không cắt được, lập tức quay đầu thẳng hướng tàu mẹ (nó có chân vịt mũi nên quay đầu nhanh cực). Nhìn trên rada nó phi nhanh lắm, 30 knots (ngang với tốc độ cano rồi). Đến gần tàu mẹ thì nó đi ngang cáp, cắt bằng một dạng như mỏ neo mài bén, lôi thật mạnh. Lúc đó thì thôi rồi, anh em trên tàu tràn cả ra mạn phải chém gió, hút thuốc xì khói. Tức mà không làm gì được nó. Tàu bảo vệ của mình phi băng băng tới gần nó xong ... xì tốp. Chắc tới để chụp hình báo cáo. Chứ không dám tấn công.
- Đây không phải lần đầu tiên nó cắt cáp. Nó đã làm thế nhiều lần với các tàu địa chấn 2D, 3D của nước ngoài làm thuê cho VN. Đây chỉ là lần đầu tiên nó cắt cáp tàu của VN, và lại vào khá sâu trong lãnh hải của mình.
- Ngoài 3 thằng tàu Surveillance (mà thực ra là tàu chiến) này, còn có vài chiếc tàu hàng chở container em nghi cũng là quân của nó, vì nó chia ra bao vây tàu mẹ đủ các hướng, đưa tàu mẹ vào bẫy. Lúc cáp đã bị cắt mà các tàu hàng này cũng chỉ nằm đó, không tiếp tục di chuyển.
- Sau khi bị cắt cáp, tàu mẹ bị nó ép chạy hướng về bờ. Chỉ có tàu bảo vệ dám ở lại giữ đầu cáp bị cắt, nhưng không kéo đi được vì không đủ sức. Sau đó lúc khoảng 9h tàu mẹ mon men lại nối dây cuốn cáp, thay cáp và tiếp tục làm việc. Đoạn tin trên VTV có cảnh 3 ông Việt Nam đang sửa cáp là tụi em đó (em mặc áo cắt mất tay hở lòi nách cho mát, hà hà).
- Nói chung chuyện cũng không có gì ồn ào nếu ta làm đúng mực. Chỉ đưa tin khắp mặt báo như thế không phải là cách đối đầu với thằng Trung Quốc mất dạy này
Tàu container gì gọi điện đàm không bắt máy gì cả. Cứ trên 20 knots mà xông vào tàu mẹ, để mình phải đổi hướng. , lúc đó cứ tưởng là bình thường như mọi lần khác thôi (tàu cá, đặc biệt là tàu cá Trung Quốc băng qua cáp suốt, nhưng bọn tàu cá thì chỉ gây nhiễu trên cáp chứ thường mớn nước nó chỉ khoảng 5m đổ lại nên không sao).
Khoảng 4h45 sáng hôm đó, các anh tàu bảo vệ đã nghi nghi 3 chiếc tàu chiến này rồi vì nó phi thành cụm và tốc độ cao. Một tàu bảo vệ nghe được tiếng Khựa nên biết được tụi nó đang bàn nhau cắt cáp địa chấn của mình. Báo qua tàu mẹ, tàu mẹ thông báo đã set cáp xuống 15m. Ai dè chúng nó vẫn lao vào đuôi cáp (gần đuôi có tàu bảo vệ khác nhưng không cách gì kịp). Do thông báo qua radio kênh 72, bị chúng nó nghe lén, có lẽ cũng có đứa hiểu tiếng người, à không, tiếng Việt nên nó hạ cái neo cắt cáp xuống khá sâu. Cũng may trước đó em thấy có vẻ bất ổn nên đã cho xuống luôn 30m.
Thực ra chuyện chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Tụi nó cắt cáp, gây thiệt hại về thiết bị thì không nói (cũng không đáng kể lắm, cắt thì đứt 1 đoạn 150m, tháo ra thay mới được, đem đi bảo hành không biết được không nữa). Thiệt hại to bự nữa là mất thời gian thu hồi sửa chữa, trung bình một ngày chi phí cho cái tàu cùi bắp này nói vậy chứ cũng 25000$. Rồi thêm về mặt PR nữa, ai dám vào VN đầu tư mấy lô đó đây. Còn về chính trị và chủ quyền quốc gia, thể diện quốc gia thì không phải nói ai cũng tự thấy rồi.
Lúc xảy ra sự cố, em gọi mấy anh em làm ca ngày dậy (em làm ca đêm), để lỡ nó có bắn thì cũng kịp chạy mặc áo phao. Ngủ trong phòng khi có chuyện dễ die sớm lắm. Hic hic... Anh em tràn ra mạn phải tàu đứng ngó tụi nó chạy nghênh nghênh thấy bực vãi. Vừa hút thuốc vừa chém gió. Nghĩ lại thấy sao mình gan thế, lỡ thằng Khựa nào dùng ống nhòm ngó thấy mình chửi nó, nó bắn cho một phát chắc là hy sinh anh dũng luôn.
Thông tin mới cho anh em yên tâm nè, không anh em lại bảo nước mình không làm gì cả. Nhưng em không thể đưa quá chi tiết vì như thế là lộ bí mật quốc gia. Hôm qua, bộ quốc phòng mới cấp thêm 5 tàu quân sự (không nói rõ là tàu nào, nhưng nghe nói là HQ-??) ra hỗ trợ. Vậy tổng cộng tới 8 tàu bảo vệ chạy xung quanh tàu mẹ. Không hiểu sao phải làm thế vì còn có mấy ngày nữa là hết ca rồi còn gì. Đồng thời một tàu chiến thuộc dạng hiện đại đang trên đường từ Nga về (coi như tổng cộng 2 chiếc thuộc loại này ở Cam Ranh). Em có hỏi, các anh tàu bảo vệ nói, nếu lại thấy chúng nó ở hải phận mình, thì sẽ tấn công, vì theo luật pháp quốc tế mình có quyền như thế trong lãnh hải của mình.
Tới đây, coi như em đã đưa thông tin khá đầy đủ rồi. Anh em hãy tin vào đất nước nhé, và hãy đoàn kết.
***
Đã định không gọi về nhà để nhà khỏi lo. Thế mà báo chí nó đăng rõ mồn một thì ôi thôi rồi phải gọi gấp. Ai ngờ gọi về thì: "Ơ, thế à, nhưng mà mày không sao mới gọi về được. Vậy thì tốt rồi." Bực ghê cơ
Em cảm thấy, chiến tranh (nói ra từ này thấy đã ghê ghê) vừa dễ xảy ra vừa khó xảy ra. Hai tàu của hai nước thấy ngứa mắt, nhưng thằng nào cũng không dám khai hỏa trước. Thằng nào cũng nghi kỵ, vì không nắm rõ thế và lực của thằng kia như thế nào. Đời mà, cái gì người ta không biết người ta càng sợ. Em nghĩ về hải quân, dạo gần đây chi phí cho hải quân VN cũng ngang ngửa với Ấn Độ, một nước cũng luôn phải e dè thằng Tàu Khựa kia. Còn thằng Tàu, dù nó đang hoán cải tàu sân bay của nó, nhưng cái tàu sân bay đó thì cũng như lễ 1000 năm Thăng Long thôi, chỉ có bề ngoài, bên trong không khác chi con la (lai giữa lừa với ngựa). Chúng ta có lẽ không cần phải quá hãi cái bóng của TQ trên biển Đông như thế. Nhưng dù sao thì đó là chuyện của mấy ông ở trên quyết.
Em vừa nói, chiến tranh có thể rất dễ xảy ra. Vì chỉ cần một thằng nóng máu bóp cò, hoặc một hiểu lầm nào đó, là bụp nhau ngay. Trên sao không biết, chứ mấy anh hải quân máu lắm. Đợt trước, có chiếc tàu cá TQ không trả lời radio mà cũng không tránh đường cho tàu mẹ đi, tàu hải quân VH-797 còn lên hết ga hết số đâm thẳng vào nó (thuyền trưởng máu dã man, chắc làm vài ve rồi), tàu nó bằng gỗ chơi sao lại nên phải né. Mà dù gì nó cũng chỉ là tàu cá ... Phàm là người VN, sinh ra tự nhiên đã ghét TQ, lạ thế chứ. Người TQ mà em thích chắc có lẽ chỉ Châu Tinh Trì, Ngô Mẫn Đạt, với cùng lắm là mấy em diễn viên xinh tươi thôi.
Khi điều đó xảy ra, vị trí ở lô hiện tại hơi bị hot, thành điểm nóng chứ chả chơi. Sân bay và căn cứ quân sự của mình ở Cam Ranh, còn bọn TQ cũng "lập ấp" ở một đảo trong quần đảo Trường Sa.
Nói gì thì nói, làm ơn đừng có oánh nhau. Em chả muốn tí nào. Còn nhiều cách khác, mời Mỹ vào chẳng hạn (cái này thế nào cũng có bác phản đối, nhưng hãy nhìn Nhật và Hàn Quốc, Philippine có Mỹ chống lưng xem, TQ còn lâu mới dạm động đến).
_____________________________
Có một số từ ngữ đã được thay thế để tránh phản cảm nhưng không làm mất đi ý của tác giả. Bài viết lấy từ Facebook của nhà báo Lê Đức Dục.
Bài gốc: http://www.hdvietnam.com/diendan/7-t...iet-nam-4.html
http://www.hdvietnam.com/diendan/7-t...iet-nam-7.html
http://www.hdvietnam.com/diendan/7-t...iet-nam-8.html
Báo chí ở bờ chỉ biết lấy tin tức từ Thông tấn xã thôi.
Em là người trực tiếp làm việc trên tàu Bình Minh 02 đây. Em cũng là cái thằng phải khổ sở kéo cáp thả cáp trong suốt 3 ngày đây. Trong đó có một ngày đưa thằng Philipine vào bờ vì nó bị bệnh nghiêm trọng (ở Nha Trang), sau đó vừa quay ra lại thả cáp được 6 tiếng, đang quay đầu vào line thu nổ thì 3 thằng tàu Khựa nó xông xông đến cắt cáp. Chuyện chi tiết thì hấp dẫn lắm. Em sẽ kể sau. Giờ đang ở trên tàu internet hạn chế không thể gửi ảnh và video lên được. Nhưng trước sau gì em cũng đưa lên cho anh em xem. Đầu tiên nó xông thằng vào cáp ngay chỗ gần đuôi cáp. Nhưng em đã cho cáp xuống 15m thay vì 8m như bình thường, nó không cắt được. Ngay lập tức nó quay đầu đi thằng về tàu mẹ với tốc độ tới gần 30 knots trong khi tốc độ tàu mẹ chỉ là gần 5 knots (do đang kéo cáp). Chạy sao thoát, các tàu bảo vệ thực ra là tàu hải quân giả dạng tàu bảo vệ đi kèm tàu em, nhưng chỉ có thể phi thẳng vào nó khi nó đã đến rất gần tàu mẹ rồi. Các anh ấy nói chưa có lệnh từ Bộ chính trị, chưa dám bắn dù tức vãi cứt ra rồi. Chúng nó cắt cáp ngay chỗ cách tàu 1km. Chứ không phải 3km như báo nói. Sau đó bọn em phải nhờ tàu bảo vệ đi vớt đoạn cáp dài 7km còn lại dưới biển (nhờ có SRD – phao nổi) nên không bị chìm sâu. Mẹ nó, bọn chó lợn Trung Quốc. Lúc em đứng nhìn nó cắt cáp xong còn chạy nghênh nghênh sát tàu mẹ cảnh báo tàu mẹ phải biến ngay nếu không nó bắn, lúc đó tức muốn khóc luôn. Thấy nhục nhã cho cái tổ quốc này, cho bao nhiêu năm kiên cường bất khuất. Giờ bị nó can thiệp sâu như thế cũng không dám động đến nó. Trong khi vùng biển này cách bờ chưa tới 200 hải lý.
Chuyện còn nhiều chi tiết chưa được công bố. Em sẽ kể sau, kèm hình ảnh. Giờ internet hạn chế quá. Mời các bác vào bàn luận chơi.Lô đang khảo sát này thuộc dự án PK-10 (Phú Khánh 2010) của tập đoàn PVN, Việt Nam mình. Còn PVN nó bán cho ai thì chưa biết. Hình như các lô đều đã được bán quyền khai thác rồi. Cái này em không rành, chỉ biết khách hàng trực tiếp là PVN.
Hình thì trước mắt các bác cứ vượt firewall mà vào facebook xem nhé. Hình gốc khi nào về bờ em post. 1/6 này về rồi.
Phải đính chính vài thông tin:
– 3 tàu TQ là 17, 72, 84 (chứ không phải 12, 17, 84 như báo đài đưa tin).
– Nó cắt cáp cách tàu đúng 1km chứ không phải 3km. Cáp dài khoảng 8km chứ không phải 10km.
– Lúc đầu thấy nó phi vào gần phao đuôi em cũng hoảng, cho cáp hạ xuống 15m (bình thường 8m). Sau đó thấy gọi radio nó đếch trả lời, cho hạ xuống 25m. Cuối cùng hạ xuống hẳn 30m (sợ không dám đưa sâu hơn vì các SRD bung ra, lúc đó cáp nổi lềnh bềnh). Lúc này nó không cắt được, lập tức quay đầu thẳng hướng tàu mẹ (nó có chân vịt mũi nên quay đầu nhanh cực). Nhìn trên rada nó phi nhanh lắm, 30 knots (ngang với tốc độ cano rồi). Đến gần tàu mẹ thì nó đi ngang cáp, cắt bằng một dạng như mỏ neo mài bén, lôi thật mạnh. Lúc đó thì thôi rồi, anh em trên tàu tràn cả ra mạn phải chém gió, hút thuốc xì khói. Tức vãi cứt ra mà không làm gì được nó. Tàu bảo vệ của mình phi băng băng tới gần nó xong … xì tốp. Chắc tới để chụp hình báo cáo. Chứ không dám tấn công.
– Đây không phải lần đầu tiên nó cắt cáp. Nó đã làm thế nhiều lần với các tàu địa chấn 2D, 3D của nước ngoài làm thuê cho VN. Đây chỉ là lần đầu tiên nó cắt cáp tàu của VN, và lại vào khá sâu trong lãnh hải của mình.
– Ngoài 3 thằng tàu Surveillance (mà thực ra là tàu chiến) này, còn có vài chiếc tàu hàng chở container em nghi cũng là quân của nó, vì nó chia ra bao vây tàu mẹ đủ các hướng, đưa tàu mẹ vào bẫy. Lúc cáp đã bị cắt mà các tàu hàng này cũng chỉ nằm đó, không tiếp tục di chuyển.
– Sau khi bị cắt cáp, tàu mẹ bị nó ép chạy hướng về bờ. Chỉ có tàu bảo vệ dám ở lại giữ đầu cáp bị cắt, nhưng không kéo đi được vì không đủ sức. Sau đó lúc khoảng 9h tàu mẹ mon men lại nối dây cuốn cáp, thay cáp và tiếp tục làm việc. Đoạn tin trên VTV có cảnh 3 ông Việt Cộng đang sửa cáp là tụi em đó (em mặc áo cắt mất tay hở lòi nách cho mát, hà hà).
– Nói chung chuyện cũng không có gì ồn ào nếu ta làm đúng mực. Chỉ đưa tin khắp mặt báo như thế không phải là cách đối đầu với thằng Trung Quốc mất dạy này.Thôi anh em vào đây xem ảnh trước đi ạ.
http://www.facebook.com/media/set/?s…030.1418260629nguồn: http://www.hdvietnam.com/diendan/7-tro-chuyen-tong-hop/172150-tau-trung-quoc-ngang-nguoc-vi-pham-lanh-hai-viet-nam-2.html
Em là người trực tiếp làm việc trên tàu Bình Minh 02 đây. Em cũng là cái thằng phải khổ sở kéo cáp thả cáp trong suốt 3 ngày đây. Trong đó có một ngày đưa thằng Philipine vào bờ vì nó bị bệnh nghiêm trọng (ở Nha Trang), sau đó vừa quay ra lại thả cáp được 6 tiếng, đang quay đầu vào line thu nổ thì 3 thằng tàu Khựa nó xông xông đến cắt cáp. Chuyện chi tiết thì hấp dẫn lắm. Em sẽ kể sau. Giờ đang ở trên tàu internet hạn chế không thể gửi ảnh và video lên được. Nhưng trước sau gì em cũng đưa lên cho anh em xem. Đầu tiên nó xông thằng vào cáp ngay chỗ gần đuôi cáp. Nhưng em đã cho cáp xuống 15m thay vì 8m như bình thường, nó không cắt được. Ngay lập tức nó quay đầu đi thằng về tàu mẹ với tốc độ tới gần 30 knots trong khi tốc độ tàu mẹ chỉ là gần 5 knots (do đang kéo cáp). Chạy sao thoát, các tàu bảo vệ thực ra là tàu hải quân giả dạng tàu bảo vệ đi kèm tàu em, nhưng chỉ có thể phi thẳng vào nó khi nó đã đến rất gần tàu mẹ rồi. Các anh ấy nói chưa có lệnh từ Bộ chính trị, chưa dám bắn dù tức vãi cứt ra rồi. Chúng nó cắt cáp ngay chỗ cách tàu 1km. Chứ không phải 3km như báo nói. Sau đó bọn em phải nhờ tàu bảo vệ đi vớt đoạn cáp dài 7km còn lại dưới biển (nhờ có SRD – phao nổi) nên không bị chìm sâu. Mẹ nó, bọn chó lợn Trung Quốc. Lúc em đứng nhìn nó cắt cáp xong còn chạy nghênh nghênh sát tàu mẹ cảnh báo tàu mẹ phải biến ngay nếu không nó bắn, lúc đó tức muốn khóc luôn. Thấy nhục nhã cho cái tổ quốc này, cho bao nhiêu năm kiên cường bất khuất. Giờ bị nó can thiệp sâu như thế cũng không dám động đến nó. Trong khi vùng biển này cách bờ chưa tới 200 hải lý.
Chuyện còn nhiều chi tiết chưa được công bố. Em sẽ kể sau, kèm hình ảnh. Giờ internet hạn chế quá. Mời các bác vào bàn luận chơi.Lô đang khảo sát này thuộc dự án PK-10 (Phú Khánh 2010) của tập đoàn PVN, Việt Nam mình. Còn PVN nó bán cho ai thì chưa biết. Hình như các lô đều đã được bán quyền khai thác rồi. Cái này em không rành, chỉ biết khách hàng trực tiếp là PVN.
Hình thì trước mắt các bác cứ vượt firewall mà vào facebook xem nhé. Hình gốc khi nào về bờ em post. 1/6 này về rồi.
Phải đính chính vài thông tin:
– 3 tàu TQ là 17, 72, 84 (chứ không phải 12, 17, 84 như báo đài đưa tin).
– Nó cắt cáp cách tàu đúng 1km chứ không phải 3km. Cáp dài khoảng 8km chứ không phải 10km.
– Lúc đầu thấy nó phi vào gần phao đuôi em cũng hoảng, cho cáp hạ xuống 15m (bình thường 8m). Sau đó thấy gọi radio nó đếch trả lời, cho hạ xuống 25m. Cuối cùng hạ xuống hẳn 30m (sợ không dám đưa sâu hơn vì các SRD bung ra, lúc đó cáp nổi lềnh bềnh). Lúc này nó không cắt được, lập tức quay đầu thẳng hướng tàu mẹ (nó có chân vịt mũi nên quay đầu nhanh cực). Nhìn trên rada nó phi nhanh lắm, 30 knots (ngang với tốc độ cano rồi). Đến gần tàu mẹ thì nó đi ngang cáp, cắt bằng một dạng như mỏ neo mài bén, lôi thật mạnh. Lúc đó thì thôi rồi, anh em trên tàu tràn cả ra mạn phải chém gió, hút thuốc xì khói. Tức vãi cứt ra mà không làm gì được nó. Tàu bảo vệ của mình phi băng băng tới gần nó xong … xì tốp. Chắc tới để chụp hình báo cáo. Chứ không dám tấn công.
– Đây không phải lần đầu tiên nó cắt cáp. Nó đã làm thế nhiều lần với các tàu địa chấn 2D, 3D của nước ngoài làm thuê cho VN. Đây chỉ là lần đầu tiên nó cắt cáp tàu của VN, và lại vào khá sâu trong lãnh hải của mình.
– Ngoài 3 thằng tàu Surveillance (mà thực ra là tàu chiến) này, còn có vài chiếc tàu hàng chở container em nghi cũng là quân của nó, vì nó chia ra bao vây tàu mẹ đủ các hướng, đưa tàu mẹ vào bẫy. Lúc cáp đã bị cắt mà các tàu hàng này cũng chỉ nằm đó, không tiếp tục di chuyển.
– Sau khi bị cắt cáp, tàu mẹ bị nó ép chạy hướng về bờ. Chỉ có tàu bảo vệ dám ở lại giữ đầu cáp bị cắt, nhưng không kéo đi được vì không đủ sức. Sau đó lúc khoảng 9h tàu mẹ mon men lại nối dây cuốn cáp, thay cáp và tiếp tục làm việc. Đoạn tin trên VTV có cảnh 3 ông Việt Cộng đang sửa cáp là tụi em đó (em mặc áo cắt mất tay hở lòi nách cho mát, hà hà).
– Nói chung chuyện cũng không có gì ồn ào nếu ta làm đúng mực. Chỉ đưa tin khắp mặt báo như thế không phải là cách đối đầu với thằng Trung Quốc mất dạy này.Thôi anh em vào đây xem ảnh trước đi ạ.
http://www.facebook.com/media/set/?s…030.1418260629nguồn: http://www.hdvietnam.com/diendan/7-tro-chuyen-tong-hop/172150-tau-trung-quoc-ngang-nguoc-vi-pham-lanh-hai-viet-nam-2.html
-TRƯỜNG SA, BÂY GIỜ HOẶC MÃI MÃI CHẲNG BAO GIỜ NỮA…. THIÊN TRIỀU -Tàu cá Quảng Ngãi được gắn thiết bị vệ tinh(bee 28/05/2011) - Quảng Ngãi: Huyện đảo Lý Sơn đã có tàu tiếp nhiên liệu cho các phương tiện trên biển-- Những “con dấu” chủ quyền trên biển (Dân Việt). - Tìm hiểu lực lượng Hải giám của Trung Quốc (VNE).
*Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng công ước của Liên Hiệp Quốc
* Ba tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, uy hiếp và cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam)
* Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại
* Tàu đánh cá Trung Quốc tràn sang vùng biển Việt Nam
* Ba tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, uy hiếp và cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam)
* Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại
* Tàu đánh cá Trung Quốc tràn sang vùng biển Việt Nam
TT - Ngày 27-5, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết sáng 26-5, một tốp tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, xâm nhập, cản trở và gây thiệt hại đối với tàu Bình Minh 02 của PVN đang hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực thềm lục địa Việt Nam.
1/ Tàu hải giám số 84 của Trung Quốc -Ảnh: TTXVN |
2/ Phó tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu trình bày chứng cứ việc tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 |
3/Tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) |
Theo PVN, thực hiện kế hoạch thăm dò năm 2011 của PVN, tàu Bình Minh 02 của Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (thuộc PVN) đã khảo sát tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 thuộc thềm lục địa miền Trung. Việc khảo sát này được Bình Minh 02 tiến hành hai đợt, đợt một vào năm 2010 và đợt hai từ ngày 17-3. Theo PVN, việc khảo sát diễn ra bình thường và Bình Minh 02 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nhưng đến sáng 26-5 nhóm tàu Trung Quốc đã đến ngăn cản và gây thiệt hại.
3 tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập trái phép
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại Ngày 27-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đại diện của bộ đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối việc tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận lúc 5g58 ngày 26-5, trong khi tàu Bình Minh 02 của PVN đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam đã bị ba tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Tọa độ bị cắt cáp ở vị trí 12O48’25” Bắc và 111O26’48” Đông, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 116 hải lý. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam. Nội dung công hàm cũng nêu rõ hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình biển Đông. H.Giang |
Vụ việc diễn ra sáng sớm 26-5. Khoảng 5g05, rađa trên tàu Bình Minh 02 phát hiện tàu lạ di chuyển với tốc độ rất nhanh để tiếp cận mà không hề ra tín hiệu cảnh báo. Chỉ sau 5 phút, hai tàu nữa cùng xuất hiện hỗ trợ. Khi tàu lạ đến gần, tàu Bình Minh 02 phát hiện đó là tàu hải giám của Trung Quốc. Tàu Bình Minh 02 đã chủ động hạ thấp thiết bị thăm dò trước tốc độ di chuyển của các tàu Trung Quốc để tránh thiệt hại nhưng không vì thế mà các tàu hải giám dừng lại.
Khoảng 50 phút sau, đến 5g58, các tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy thẳng đến gần tàu Bình Minh 02, tiếp cận khu vực thả dây cáp và có hành động cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục uy hiếp tàu thăm dò của Việt Nam và ra thông báo tàu Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 27-5, ông Đỗ Văn Hậu, phó tổng giám đốc PVN, xác nhận thông tin ba tàu hải giám của Trung Quốc cản trở tàu Bình Minh 02 và cho biết khu vực tàu Trung Quốc ngăn cản trái phép tàu Bình Minh 02 ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa, điểm gần nhất cách mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên) chỉ 116 hải lý.
Vị trí tàu Bình Minh 02 khi bị quấy rối là ở tọa độ 12O48’25’’ Bắc, 111O26’48’’ Đông. Ông Hậu khẳng định tất cả các lô mà tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Sau khi tàu Trung Quốc cho rằng tàu Bình Minh 02 vi phạm chủ quyền Trung Quốc, ông Hậu cho biết tàu Bình Minh 02 đã cương quyết bác bỏ luận điệu này. Song khi Bình Minh 02 tiếp tục công việc của mình đã bị ba tàu Trung Quốc cản trở.
Đến tận 9g ngày 26-5, ba tàu Trung Quốc mới chịu rút khỏi khu vực chủ quyền Việt Nam. Các tàu bảo vệ và tàu Bình Minh 02 đã phải dừng việc khảo sát trong ngày 26-5 thu lại các thiết bị hỏng để sửa chữa. Theo ông Đỗ Văn Hậu, PVN và Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí đã chỉ đạo tàu Bình Minh 02 sửa thiết bị tại chỗ chứ không rút về và tới 6g ngày 27-5, tàu này đã hoạt động trở lại bình thường.
Theo ông Hậu, mức độ thiệt hại mà tàu hải giám Trung Quốc gây ra cho PVN là lớn. Hơn nữa, việc tàu hải giám của Trung Quốc vào rất sâu lãnh hải Việt Nam để phá hoại thiết bị, cản trở hoạt động thăm dò, khảo sát bình thường của PVN là hành động hết sức ngang ngược và táo tợn, vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.
PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền có biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc.
PVN cũng khẳng định công việc khảo sát địa chấn tại khu vực vừa xảy ra hoạt động phá hoại của ba tàu Trung Quốc sẽ vẫn được tiến hành bình thường vì đây là khu vực hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. PVN sẽ có biện pháp phối hợp với các cơ quan liên quan để đảm bảo hoạt động cho tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.
Thực tiễn và pháp lý đều chứng minh chủ quyền Việt Nam
Theo cuốn Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía Nam của Cục Chính trị Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam, chiếu theo công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 thì Việt Nam có diện tích biển trên 1 triệu km2, chiếm 30% diện tích biển Đông (cả biển Đông có diện tích gần 3,5 triệu km2).
Theo quy định xác định và bảo vệ chủ quyền, biển Việt Nam có các vùng: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Mũi Đại Lãnh và 10 đảo ven bờ như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Nhạn (Kiên Giang), Hòn Đá Lẻ (Cà Mau), Cồn Cỏ (Quảng Trị) được Việt Nam lấy làm điểm mốc để lập đường cơ sở ven bờ lục địa.
Bên trong đường cơ sở này là vùng nội thủy, được coi như lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối. Từ đường cơ sở ra ngoài 12 hải lý là vùng lãnh hải của Việt Nam, Việt Nam cũng được thực hiện chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn với vùng trời, đáy biển và lòng đất khu vực này.
Tiếp sau vùng lãnh hải ra ngoài 12 hải lý là vùng tiếp giáp lãnh hải. Từ vùng này trở vào, Chính phủ Việt Nam có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh, quyền lợi về hải quan, thuế, đảm bảo sự tôn trọng về y tế, di cư, nhập cư.
Theo Bộ tư lệnh hải quân, vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền sau vùng tiếp giáp lãnh hải và tính từ đường cơ sở ra 200 hải lý. Như vậy, tàu Trung Quốc xâm nhập vào khu vực cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) chỉ 116 hải lý là đã vào tận khu vực giữa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong khi đó, Bộ tư lệnh hải quân cho rằng Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, đáy biển và trong lòng đất, đáy biển ở vùng đặc quyền kinh tế.
Việc Trung Quốc cho rằng tàu Bình Minh 02 vi phạm chủ quyền tại khu vực biển phía Đông tỉnh Khánh Hòa, cách rất xa Trung Quốc, là hoàn toàn phi lý và ngang ngược.
CẦM VĂN KÌNH
Nhật ký tàu Bình Minh 02 (trích)
Tàu địa chấn 2D được hoán cải từ tàu cá mang tên Pavlovsk hệ Atlantic 333. Tàu có kết cấu tốt, được trang bị vỏ cứng và dày, tuổi thọ cao, bảo đảm hoạt động dài ngày với mọi điều kiện thời tiết trên tất cả các vùng biển, kể cả điều kiện băng giá. Tàu được thay máy chính năm 2003 và đại tu tháng 2-2006. Tàu dài 62,26m, rộng 13,82m. Toàn bộ các thiết bị địa chấn của tàu được trang bị mới 100% từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như Sercel (Pháp), Seamap (Mỹ), Quest (Anh)... với công nghệ và cấu hình chuẩn hiện nay. Ngày 19-3-2009, tàu địa chấn 2D đã được nhà thầu Nordic Maritime bàn giao cho Tổng công ty Khai thác dầu khí sau khi chạy thử thành công và được chính thức mang tên Bình Minh 02. |
5g10: phát hiện thêm hai tàu, không có tên hiển thị trên rađa - đang tăng tốc hướng về phía khu vực khảo sát.
5g20: ba tàu không mang tên trên rađa, không nhận trả lời tàu Bình Minh 02 vẫn tăng tốc độ tiến về phía tàu khảo sát Bình Minh 02.
5g27: streamer (dây cáp thu tín hiệu địa chấn) được điều khiển chìm sâu xuống 30m để tránh ảnh hưởng khi tàu Trung Quốc đi qua.
5g58: tàu Trung Quốc mang phiên hiệu China Marine Surveylang đã cắt đứt streamer tại vị trí Bird (thiết bị giữ cân bằng cáp địa chấn) số 06, khoảng 1/3 cáp địa chấn.
6g02: tàu bảo vệ Đông Nam 02 được điều động tăng tốc hết máy về phía phao đuôi để bảo vệ phao đuôi. Cố gắng giữ liên kết với phao đuôi tránh tuột mất đoạn streamer bị cắt đứt (khoảng > 2/3 chiều dài cáp địa chấn = 6km).
6g05: nhận được chỉ đạo của ban giám đốc cố gắng theo giữ đoạn streamer bị đứt, nhanh chóng thu đoạn cáp còn lại lên tàu. Đoạn streamer bị đứt sẽ được hai tàu bảo vệ neo và kéo khỏi khu vực có ba tàu Trung Quốc. Lúc này ba tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục bao vây tàu Bình Minh 02 mặc dù thuyền trưởng liên lạc liên tục với ba tàu này nhưng vẫn không nhận được câu trả lời. Vị trí tàu Bình Minh 02 lúc 6g10 ngày 26-5 là: 12O45.98 N, 111O27.608 E.
6g45: tàu Trung Quốc liên lạc lại với tàu Bình Minh 02. Thông báo tàu mình đã vi phạm chủ quyền khảo sát trên lãnh hải Trung Quốc. Yêu cầu tàu Bình Minh 02 lập tức rời khỏi khu vực này. Thuyền trưởng trả lời khẳng định đây là khu vực thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam, nhưng vẫn không nhận được câu trả lời hợp tác từ ba tàu Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc vẫn thông báo tàu Bình Minh 02 phải rời khỏi khu vực này. Thuyền trưởng vẫn khẳng định lại tàu Bình Minh 02 hoạt động trên lãnh hải Việt Nam và bị tàu Trung Quốc cắt đứt thiết bị khảo sát lúc 5g58 ngày 26-5. Tàu Bình Minh 02 phải thu lại thiết bị khảo sát đã bị cắt đứt. Tàu Trung Quốc không có câu trả lời lại.
7g00: ban giám đốc chỉ đạo cố gắng dùng tàu bảo vệ kéo đoạn streamer bị đứt rời khỏi khu vực có ba tàu Trung Quốc, đảm bảo an toàn cho nhân sự làm việc trên tàu Bình Minh 02 và ba tàu bảo vệ. Đồng thời đảm bảo cho streamer không bị chìm sâu thêm và trôi dạt nhiều.
9g15: tàu không thể mạo hiểm quay lại tiếp tục cuộc khảo sát vì ba tàu Trung Quốc vẫn tuần tiễu quanh khu vực đó, sẵn sàng cắt streamer hoặc có biện pháp mạnh hơn...
Chứng cứ đoạn cáp của tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc phá hoại cắt đứt - Ảnh: TTXVN |
Tổng đội hải giám Trung Quốc
Đội tàu hải giám của Trung Quốc, trong đó có chiếc tàu số hiệu 84 đã vi phạm lãnh hải Việt Nam sáng 26-5-2011 - Ảnh: lu Han Xin, Xinhua |
Ngày 5-5-2011, Trung Quốc chính thức thành lập chi đội Tây Nam Trung Sa trực thuộc Tổng đội hải giám Nam Hải để đưa vào tuần tra trên biển Đông.
Tính đến nay, tổng đội hải giám Nam Hải (đơn vị có nhiệm vụ tuần sát biển của Trung Quốc) có 3 chi đội và 10 đại đội.
Ông Lý Lập Tân - giám đốc Sở hải dương Nam Hải - cho biết Tổng đội hải giám Nam Hải Trung Quốc hiện có 13 tàu tuần tra và ba trực thăng. Trong đó có chiếc hải giám 84 vừa được hạ thủy ngày 8-5, sau đó đưa ngay vào đội tàu tuần tra của nước này trên khu vực biển Đông.
MỸ LOAN (Theo THX)
Tàu đánh cá Trung Quốc tràn sang vùng biển Việt Nam
Thượng úy Nguyễn Ngọc Ry điện đàm với ngư dân đánh bắt xa bờ tối 27-5 - Ảnh: Duy Thanh |
Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết sáng 27-5, sau khi nhận được điện từ Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng thông báo việc tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Phú Yên đã chỉ đạo các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh thông báo cho tất cả tàu thuyền Phú Yên đang hoạt động trên biển nắm tình hình trên, nếu phát hiện diễn biến mới liên quan thì báo ngay cho bộ đội biên phòng qua hệ thống liên lạc trên biển.
19g tối 27-5, tại trạm kiểm soát biên phòng Đà Rằng (thuộc đồn biên phòng 352 Bộ đội biên phòng Phú Yên), thượng úy Nguyễn Ngọc Ry - đội phó đội kiểm soát hành chính của trạm - mở máy bộ đàm để tiếp nhận thông tin từ các ngư dân Phú Yên đang đánh bắt trên biển. Qua điện đàm, ông Trần Văn Hùng (37 tuổi, ở P.6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), thuyền trưởng tàu câu cá ngừ PY92618TS, cho biết tàu của ông đang đánh bắt ở vị trí thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam, nhưng xung quanh tàu ông có gần 30 chiếc tàu làm nghề chụp mực của ngư dân Trung Quốc.
“Tàu tôi đánh bắt ở khu vực này khoảng bốn ngày nay, ngày nào cũng gặp rắc rối với các tàu chụp mực của Trung Quốc. Khoảng 10g tối là mình kéo câu, nhưng đề nghị họ kéo dàn neo để tàu mình qua thì họ không chịu. Mỗi khi tàu mình chạy đến gần là họ xông ra dùng dao rựa, mã tấu hăm dọa, đòi đánh, chém. Có khi họ gọi vài chục chiếc khác đến uy hiếp tàu mình. Hành động của họ thật ngang ngược. Chúng tôi thật sự gặp khó khăn khi đánh bắt ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của đất nước mình” - ông Hùng nói qua bộ đàm.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Trung, 26 tuổi, cũng ở P.6, TP Tuy Hòa, đang điều khiển tàu PY2836TS đánh bắt gần vùng biển tàu ông Hùng, cho biết: “Ở vùng biển từ 9-17 độ vĩ Bắc, 111-115 độ kinh Đông hiện nay dày đặc tàu của ngư dân Trung Quốc hành nghề, có ngày lên đến vài trăm chiếc. Ban đêm họ chong dàn đèn sáng đến 15 hải lý, chụp sạch mực một vùng rộng lớn, làm ngư dân chúng tôi không còn mực để câu, thiếu thứ làm mồi để câu cá ngừ đại dương. Do vậy, sản lượng đánh bắt của anh em chúng tôi gần đây sụt giảm nghiêm trọng. Chúng tôi mong cấp trên đấu tranh để bảo vệ chủ quyền vùng biển, bảo vệ ngư dân Việt Nam làm ăn trên biển”.
Thượng úy Nguyễn Ngọc Ry cho hay qua điện đàm với các ngư dân, bộ đội biên phòng cũng đã báo cáo lên cấp trên phản đối việc tàu cá Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển Việt Nam. “Chúng tôi thật sự lo lắng và xót xa cho ngư dân của mình. Do vậy, ngư trường của bà con bây giờ hẹp dần, việc đánh bắt hết sức khó khăn” - thượng úy Ry nói. Ngư dân cho hay thời gian gần đây, Trung Quốc đưa khoảng 20 tàu hải quân thường xuyên kiểm soát gần vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, ngăn chặn không cho ngư dân Việt Nam hành nghề.
DUY THANH
Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982
Lô 148 mà tàu Bình Minh 02 đang thăm dò hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên 116 hải lý, tức là còn 84 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý. Xin lưu ý là địa điểm tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp ngày
26-5-2011 cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc tới khoảng 340 hải lý. Do đó, việc Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào sáng 26-5-2011 đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình. Là một thành viên của Công ước Luật biển năm 1982 nhưng hành động này của Trung Quốc lại hoàn toàn trái với nghĩa vụ tuân theo công ước này.
Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc đã quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852m). Chiều rộng này được bảo đảm tuyệt đối kể cả khi ở trên thực tế rìa ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển hẹp hơn 200 hải lý. Còn nếu rìa ngoài thềm lục địa thực tế của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia đó có quyền mở rộng phạm vi thềm lục địa đến 350 hải lý theo đúng các quy định của công ước (cụ thể là các quốc gia liên quan phải gửi báo cáo quốc gia đến Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc để ủy ban này xem xét và ra khuyến nghị).
Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc là một điều ước quốc tế nên một khi đã tham gia công ước này, các quốc gia ven biển phải chấp nhận sự ràng buộc của công ước. Điều này có nghĩa là đồng thời với việc hưởng các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa của mình, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng các quyền chủ quyền của các quốc gia thành viên khác đối với thềm lục địa của họ. Quyền và nghĩa vụ phải song hành với nhau. Không thể chỉ hưởng thụ các quyền mà bỏ qua nghĩa vụ tương ứng.
Yêu cầu thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế không phải là ngoại lệ của Công ước Luật biển năm 1982 mà chính là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại. Đó là nguyên tắc “pacta sun servanda” đã được pháp điển hóa trong công ước năm 1969 của Liên Hiệp Quốc về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia. Yêu cầu này cũng chính là một nghĩa vụ của 192 thành viên Liên Hiệp Quốc theo hiến chương của tổ chức này.
Thực hiện quyền chủ quyền theo đúng Công ước Luật biển năm 1982, từ những năm 1980 Nhà nước Việt Nam đã triển khai các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của mình. Hiện nay, hàng chục công ty dầu khí từ nhiều nước khác nhau trên thế giới (Nga, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Canada, Úc, Singapore...) đang hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để thăm dò, khai thác tại các lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam. Việc làm này của Việt Nam là hết sức bình thường. Các quốc gia khác ven biển Đông như Philippines, Indonesia, Brunei, Campuchia, Thái Lan, Malaysia cũng đang thăm dò, khai thác thềm lục địa của mình.
Năm 2002, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã long trọng ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (gọi tắt là DOC). Việc Trung Quốc cho tàu vũ trang cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02, phá hoại hoạt động kinh tế bình thường của Việt Nam ngay trong thềm lục địa Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng tuyên bố này. Theo DOC, ASEAN và Trung Quốc đã cam kết không làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông, không sử dụng vũ lực. Trong nhiều tuyên bố chung giữa ASEAN và Trung Quốc, lãnh đạo cao cấp của ASEAN và Trung Quốc đều tái khẳng định tuân thủ tăng cường nỗ lực để thực hiện toàn diện DOC, tiến tới xây dựng một văn kiện pháp lý cao hơn là Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (Code of Conduct, viết tắt là COC).
Tóm lại, xét từ góc độ pháp lý quốc tế đến góc độ chính trị cũng như góc độ quan hệ láng giềng thân thiện, việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngày 26-5-2011 hoàn toàn không thể biện minh được. Điều rõ ràng là dù vì bất kỳ lý do gì và với bất kỳ động cơ gì, việc làm nói trên của Trung Quốc hoàn toàn không có lợi cho quan hệ hữu nghị và hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, không có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông và khu vực.
NGUYỄN HOA CHƯƠNG
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) Đỗ Văn Hậu cho biết sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của VN, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.
> Tìm giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề biển Đông / Việt Nam yêu cầu bỏ 'đường lưỡi bò'
Ông Hậu cho biết thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, doanh nghiệp thành viên - Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, vào lúc 5h5 ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát. Sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.
Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm lãnh hải của Việt Nam. Ảnh: TTXVN |
Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.
Vào lúc 5h58, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ông Hậu cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02. Sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02 và thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN. |
Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9h sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.
Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa.
Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6h sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.
Phó tổng giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.
PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN. Đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.
Tập đoàn PVN cũng khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.
Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
(Theo TTXVN)
Báo QĐND đưa tin từ sớm rùi (từ hôm qua cơ), anhbasam nói oan cho họ: Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam QĐND - (- Nhưng … “chờ đợi” gì ở Bộ Quốc phòng? Hãy xem … cho tới 8 giờ sáng nay, khi đăng tải mục điểm tin này, 2 tờ báo Nhân dân và Quân đội NDvẫn chưa hề có tin về vụ gây hấn. )
- “ĐÁNH GIẬP ĐẦU BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH” (Mai Thanh Hải) - Trung Quốc không thể mãi hành xử như một kẻ khổng lồ vô trách nhiệm (Trần Kinh Nghị). – Vietnam says Chinese boats harassed oil exploration ship (Reuters). – Vietnam accuses China of threatening boat researching oil-drilling sites in South China Sea (AP). – Vietnam accuses China of violating sovereignty (Forbes). – Chinese boats ‘harass’ Vietnam oil ship(upstream)
- Cuộc chạy đua vũ trang không tránh khỏi ở biển Đông — (RFA). - Nguy cơ xung đột vũ trang gia tăng ở Biển Đông — (RFI).
-Đổ xô kiếm tìm dầu mỏ ở Biển Nam Trung Hoa làm tăng nguy cơ đụng độ trong lúc Hoa Kỳ chống lưng cho Việt Namanhbasam -TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG anhbasam
- Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông (VNN). - Trung Quốc bắt đầu tiến ra khai thác dầu độ sâu Biển Đông (Tổ quốc).
- Trung Quốc dùng lệnh cấm đánh cá để khẳng định chủ quyền Biển Đông — (RFI).
-
- Thành lập Hải đội tự vệ Xí nghiệp Biển Đông và hải đảoQĐND - Quân chủng Hải quân vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Hải đội tự vệ biển thuộc Xí nghiệp Biển Đông và hải đảo, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam (Bộ Giao thông Vận tải)...
- New clash in South China Sea (Financial Times)-Vietnam has accused China of escalating the dispute over control of the South China Sea after three Chinese patrols boats damaged a PetroVietnam oil exploration ship
- Hạ viện Mỹ cấm công ty TQ đấu thầu quốc phòng--Dây cáp tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt đứt. (Nguồn: TTXVN)
- - - Bộ Ngoại giao trao công hàm phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam (SGTT). - Tàu Trung Quốc ‘vi phạm lãnh hải’ Việt Nam — (BBC). - Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Việt nam lại có chiến tranh? (TTHN).
-South China Sea Oil Rush Heightens Conflict Risk as U.S. Emboldens Vietnam
BLOOMBERG By May 27, 2011
- Vietnam and the Philippines are pushing forward oil and gas exploration projects in areas of the South China Sea claimed by China, sparking a fresh clash in one of the world’s busiest shipping corridors.
State-owned PetroVietnam’s partner Talisman Energy Inc. (TLM) aims to begin drilling next year in a separate block that China awarded to a U.S. rival and has protected with gunboats. Ricky Carandang, a spokesman for President Benigno Aquino, said the Philippines plans to exploit a field in an area of the sea where Chinese patrol boats harassed a survey vessel in March.
The neighbors of China, which has Asia’s largest military, were emboldened after the U.S. asserted interest in the waters last year, said James A. Lyons Jr., a former U.S. Pacific Fleet commander. A surge in crude prices to near $100 a barrel also spurred Vietnam and the Philippines to pursue the oil needed to meet economic growth targets of at least 7 percent this year.
“With the economic situation in the Philippines and Vietnam, the exploration for oil and gas makes good economic sense,” said Lyons, who led the Pacific Fleet from 1985 to 1987 and is now president of Lion Associates LLC, a Warrenton, Virgina-based business advisory company. “They depend on the United States to provide the overarching security umbrella.”
China asserts “indisputable sovereignty” over most of the South China Sea, including oil and gas fields more than three times further from its coast than they are from Vietnam. Exploration in waters under China’s jurisdiction infringes its “sovereignty and interests and is illegal,” the Foreign Ministry in Beijing said May 12.
Maritime disputes may be discussed at an annual security forum in Singapore starting June 3 that will include a speech from Chinese Defense Minister Liang Guanglie. At last year’s event, Defense Secretary Robert Gates said the U.S. opposed efforts to “intimidate” companies operating in the sea.
The Philippines protested April 5 to the United Nations that a Chinese map laying out its claims had “no basis under international law.” Taiwan, Malaysia, Indonesia and Brunei also have overlapping claims with China.
“We have what we believe are legitimate licenses,” John Manzoni, Talisman’s chief executive officer, said in a May 4 interview. The company plans to push ahead “at a normal pace.”
Talisman’s blocks 133 and 134, about 300 kilometers from Vietnam, are known as WAB-21 in China -- which in 1992 awarded Crestone Energy Corp. the site, now owned by Houston-based Harvest Natural Resources Inc. (HNR)
China “did indicate it was very concerning to them and that they would intervene in some way,” Harvest CEO James Edmiston said in response to questions about Talisman’s license in an August interview.
Details of exploration programs are confidential, Exxon Mobil spokesman Patrick McGinn said by e-mail.
Two Chinese patrol boats in March ordered a ship doing seismic work for Forum Energy Plc (FEP) to leave an area near disputed waters about 250 kilometers west of the Philippines’ island of Palawan, Philippines Army Lieutenant General Juancho Sabban said at the time. The Chinese left the area after two military aircraft were deployed, he said.
The contract area for Chertsey, U.K.-based Forum Energy lies in waters China, Vietnam and the Philippines agreed to explore jointly in an arrangement that lapsed in 2008. Majority owned by Manila-based Philex Mining Corp. (PX), Forum plans to drill wells there, it said in a March 15 statement.
The field the Philippines plans to exploit is a “very important” part of Aquino’s plan to cut oil imports, spokesman Carandang said by phone May 16.
Secretary of State Hillary Clinton declared a “national interest in the freedom of navigation and unimpeded lawful commerce” in the waters at a regional meeting in Hanoi in October.
That statement gave Southeast Asian nations “a little more confidence,” said Michael Green, a former Asia specialist at the U.S. National Security Council who is now at the Center for Strategic and International Studies in Washington. “It took somebody to say ‘we’re not going to be bullied.’”
In a 1988 skirmish over the Spratly islands, China killed more than 70 Vietnamese troops and sank several ships, according to the U.S. Energy Information Administration. In 1994, Chinese warships were sent to stop Vietnamese drilling.
Chinese studies cited by the EIA suggest the waters sit atop more than 14 times BP Plc estimates of the country’s oil reserves and 10 times those for gas. China’s oil reserves have shrunk almost 40 percent since 2001 as the economy expanded 10.5 percent a year on average, according to data compiled by Bloomberg.
Vietnam’s domestic gas demand is set to triple by 2025, according to World Bank estimates. The Philippines plans to boost hydrocarbon reserves by 40 percent in the next two decades to reduce its almost total reliance on imports, according to a department of energy plan.
The 10-member Association of Southeast Asian Nations has made little progress in negotiating a binding code of conduct for the sea with China since 2002.
“By agreeing to a joint exploration you ipso facto recognize the legitimacy of the claims of the other countries,” said Ralf Emmers, a professor at the S. Rajaratnam School of International Studies in Singapore. “That’s a very tough political decision.”
To contact the reporter on this story: Daniel Ten Kate in Bangkok at dtenkate@bloomberg.net
To contact the editor responsible for this story: Peter Hirschberg at phirschberg@bloomberg.net
State-owned PetroVietnam’s partner Talisman Energy Inc. (TLM) aims to begin drilling next year in a separate block that China awarded to a U.S. rival and has protected with gunboats. Ricky Carandang, a spokesman for President Benigno Aquino, said the Philippines plans to exploit a field in an area of the sea where Chinese patrol boats harassed a survey vessel in March.
The neighbors of China, which has Asia’s largest military, were emboldened after the U.S. asserted interest in the waters last year, said James A. Lyons Jr., a former U.S. Pacific Fleet commander. A surge in crude prices to near $100 a barrel also spurred Vietnam and the Philippines to pursue the oil needed to meet economic growth targets of at least 7 percent this year.
“With the economic situation in the Philippines and Vietnam, the exploration for oil and gas makes good economic sense,” said Lyons, who led the Pacific Fleet from 1985 to 1987 and is now president of Lion Associates LLC, a Warrenton, Virgina-based business advisory company. “They depend on the United States to provide the overarching security umbrella.”
Cut Cables
Vietnam protested to China over an incident yesterday in which it says three Chinese vessels cut the survey cables of a ship belonging to Vietnam Oil & Gas Group, more commonly known as PetroVietnam. The confrontation occurred inside lot 148, 120 nautical miles off the coast of Phu Yen province, the Ministry of Foreign Affairs in Hanoi said in a faxed statement. Lot 148 is also claimed by China.China asserts “indisputable sovereignty” over most of the South China Sea, including oil and gas fields more than three times further from its coast than they are from Vietnam. Exploration in waters under China’s jurisdiction infringes its “sovereignty and interests and is illegal,” the Foreign Ministry in Beijing said May 12.
Maritime disputes may be discussed at an annual security forum in Singapore starting June 3 that will include a speech from Chinese Defense Minister Liang Guanglie. At last year’s event, Defense Secretary Robert Gates said the U.S. opposed efforts to “intimidate” companies operating in the sea.
The Philippines protested April 5 to the United Nations that a Chinese map laying out its claims had “no basis under international law.” Taiwan, Malaysia, Indonesia and Brunei also have overlapping claims with China.
‘Legitimate Licenses’
Talisman, Canada’s third-largest oil company by market value, will start exploratory drilling about 1,000 kilometers (625 miles) from China’s Hainan island, located off its southern coast, after a seismic program this year, according to a corporate presentation on its website this month. The Calgary- based company is partnered with Hanoi-based PetroVietnam.“We have what we believe are legitimate licenses,” John Manzoni, Talisman’s chief executive officer, said in a May 4 interview. The company plans to push ahead “at a normal pace.”
Talisman’s blocks 133 and 134, about 300 kilometers from Vietnam, are known as WAB-21 in China -- which in 1992 awarded Crestone Energy Corp. the site, now owned by Houston-based Harvest Natural Resources Inc. (HNR)
China “did indicate it was very concerning to them and that they would intervene in some way,” Harvest CEO James Edmiston said in response to questions about Talisman’s license in an August interview.
Ordered to Leave
Exxon Mobil Corp. (XOM) plans an exploratory well off Vietnam this year, Mark W. Albers, a senior vice president, said in a March 9 meeting with analysts. The Irving, Texas-based company is developing Block 119, state-run Vietnam News reported March 31, without saying where it got the information. Part of the site sits in waters claimed by China.Details of exploration programs are confidential, Exxon Mobil spokesman Patrick McGinn said by e-mail.
Two Chinese patrol boats in March ordered a ship doing seismic work for Forum Energy Plc (FEP) to leave an area near disputed waters about 250 kilometers west of the Philippines’ island of Palawan, Philippines Army Lieutenant General Juancho Sabban said at the time. The Chinese left the area after two military aircraft were deployed, he said.
The contract area for Chertsey, U.K.-based Forum Energy lies in waters China, Vietnam and the Philippines agreed to explore jointly in an arrangement that lapsed in 2008. Majority owned by Manila-based Philex Mining Corp. (PX), Forum plans to drill wells there, it said in a March 15 statement.
The field the Philippines plans to exploit is a “very important” part of Aquino’s plan to cut oil imports, spokesman Carandang said by phone May 16.
‘Not Bullied’
American policy makers have put forward the U.S., which has defense treaties with the Philippines and Thailand and guarantees Taiwan’s security, as a counterbalance to China. More than half of the world’s merchant fleet by tonnage passes through the South China Sea each year, according to GlobalSecurity.org, a research group in Alexandria, Virginia.Secretary of State Hillary Clinton declared a “national interest in the freedom of navigation and unimpeded lawful commerce” in the waters at a regional meeting in Hanoi in October.
That statement gave Southeast Asian nations “a little more confidence,” said Michael Green, a former Asia specialist at the U.S. National Security Council who is now at the Center for Strategic and International Studies in Washington. “It took somebody to say ‘we’re not going to be bullied.’”
China’s Shrinking Reserves
The U.S. navy has patrolled Asia-Pacific waters since World War II. China has bolstered its forces over the past decade, procuring nuclear-powered submarines and developing an aircraft carrier, according to a Defense Department report in August.In a 1988 skirmish over the Spratly islands, China killed more than 70 Vietnamese troops and sank several ships, according to the U.S. Energy Information Administration. In 1994, Chinese warships were sent to stop Vietnamese drilling.
Chinese studies cited by the EIA suggest the waters sit atop more than 14 times BP Plc estimates of the country’s oil reserves and 10 times those for gas. China’s oil reserves have shrunk almost 40 percent since 2001 as the economy expanded 10.5 percent a year on average, according to data compiled by Bloomberg.
Vietnam’s domestic gas demand is set to triple by 2025, according to World Bank estimates. The Philippines plans to boost hydrocarbon reserves by 40 percent in the next two decades to reduce its almost total reliance on imports, according to a department of energy plan.
‘Tough Political Decision’
Going it alone may be a negotiating tactic, said Marshall Mays, director of Emerging Alpha in Hong Kong. China and its neighbors are likely “working on the assumption that a negotiated split of revenues” will be agreed, he said.The 10-member Association of Southeast Asian Nations has made little progress in negotiating a binding code of conduct for the sea with China since 2002.
“By agreeing to a joint exploration you ipso facto recognize the legitimacy of the claims of the other countries,” said Ralf Emmers, a professor at the S. Rajaratnam School of International Studies in Singapore. “That’s a very tough political decision.”
To contact the reporter on this story: Daniel Ten Kate in Bangkok at dtenkate@bloomberg.net
To contact the editor responsible for this story: Peter Hirschberg at phirschberg@bloomberg.net
HIỆN TRƯỜNG TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC VÀO VÙNG BIỂN PHÚ YÊN, UY HIẾP TÀU ĐỊA CHẤN CỦA VIỆT NAM
... Mai Thanh Hải Blog
PVN đưa bằng chứng tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền VN |
Theo tính toán của Bộ đội Biên phòng, địa điểm xảy ra vụ việc chỉ cách Mũi Đại Lãnh (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) khoảng 128 km và nằm trong vùng biển Phú Yên - Khánh Hòa. Nơi đây thuộc địa bàn quản lý của Vùng 4 Hải Quân và cũng rất gần quân cảng Cam Ranh, nơi đang tập trung các tàu chiến đấu hiện đại nhất Quân chủng Hải quân, làm nhiệm vụ bảo vệ Quần đảo Trường Sa.
Đặc biệt, nơi xảy ra vụ việc cũng rất gần sân bay Thành Chơn (hay còn gọi là Căn cứ Không quân Phan Rang, đóng tại TP. Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận), nơi được xem là tập trung những máy bay hiện đại nhất của Không quân nhân dân Việt Nam, luôn trực chiến sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ, chi viện cho Quần đảo Trường Sa (cách đó khoảng 600 km về phía Đông).
Xin giới thiệu một số tấm hình chụp ngay tại hiện trường xảy ra vụ việc:
Dây cáp tàu Bình Minh 02 bị tàu Hải giám Trung Quốc cắt đứt |
Tàu Hải giám 84 vi phạm lãnh hải Việt Nam, đang uy hiếp tàu Bình Minh 02 |
Tàu Bình Minh 02 |
- NEWS: TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC UY HIẾP TÀU CỦA PETROVIETNAM TẠI VÙNG BIỂN PHÚ YÊN-KHÁNH HÒA
* Địa điểm tàu chiến Trung Quốc uy hiếp tàu địa chấn Bình Minh 02 của Pettro Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) khoảng 128 hải lý
Tàu Hộ vệ Tên lửa của Trung Quốc tại vùng biển Gạc Ma, Trường Sa (4-2008) |
VTV1 tuyên bố: "Đây là hành động ngang ngược nhất của Trung Quốc, từ trước đến nay"
* VỀ TÀU ĐỊA CHẤN 2D "BÌNH MINH 02" (BỊ TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC UY HIẾP)
Kích thước cơ bản | |
Chiều dài toàn bộ | 62.26 m |
Chiều rộng | 13.82 m |
Chiều sâu | 9.20m |
Mớn nước | 5.22 m |
Phòng ở | 46 người |
Phòng bệnh viện |
Các thông số về hàng hải | |
Thời gian làm việc tối đa trên biển | Khoảng 40 ngày |
Dung tích chứa nước ngọt | 43 m3 |
Công suất lọc nước biển | 25 m3/ngày |
Dung tích chứa MGO | 510 m3 |
Cáp địa chấn Nguồn nổ | 01 04 |
Tốc độ hành trình tối đa | 12 hải lý |
Tốc độ hành trình kinh tế | 10 hải lý |
Khả năng lai kéo | Kéo 12 cáp địa chấn với tốc độ 5knts |
Máy nén | |
Công suất | 1800 CFM |
Áp lực hoạt động | 2500 PSI |
Số lượng | 2 |
Nhà sản xuất | Neruman & Esser |
Kiểu mẫu | NEA seimic Air Power systems SAPS - 51D |
Nước sản xuất | Đức |
Số lượng | 2 tang kép |
Dung tích | Để chứa 300m dây nguồn nổ |
Sức kéo | 5 tần |
Súng | G-Gun II |
Nhà sản xuất | MCGREGOR Plimsoll |
Kiểu mẫu | PC - HGRW/DD - 03 |
Nước sản xuất | Singapore |
Số lượng | 1 |
Dung tích | Để chứa 12 km loại cáp đường kính 65 mm |
Sức kéo | 10 tấn |
Hãng sản xuất | MCGREGOR Plimsoll |
Nước sản xuất | Singapore |
Xuồng công tác | 6 người |
Xuồng cứu sinh | 6 người |
Bèo cứu sinh | 46 người |
Áo phao làm việc | 12 cái |
Hệ thống thông tin nội bộ | có |
Hệ thống chống cháy cố định | CO2 |
[1] Tên gọi “Bình Minh 02” được đặt cho Tàu với ý nghĩa tiếp nối lịch sử của con tàu địa chấn đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam trước đây có tên gọi là “Bình Minh”. Tên gọi tiếng Việt “Bình Minh 02” của Tàu địa chấn 2D khi được chuyển sang tên giao dịch quốc tế sẽ là “Bình Minh 02”.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TÀU HẢI GIÁM TRUNG QUỐC LÀ TÀU CHIẾN ĐẤU TUẦN TRA BIỂN
* Đầu tháng 3-2011 vừa qua, Tân Hoa Xã cho biết: Trung Quốc đã hạ thủy thành công chiếc tàu tuần tra với tên gọi là Hải giám 50 (do Cty TNHH Tàu thuyền Vũ Xương chế tạo)
Tàu Hải giám 50 của Trung Quốc được hạ thủy 3-2011 |
Hải giám 50 trang bị kỹ thuật tiên tiến nhất, trọng tải lớn nhất trong dự án chế tạo tàu tuần tra trên biển của Hải quân Trung Quốc. Chiếc tàu có chiều dài là 98m, chiều rộng là 15,2m, độ sâu so với mực nước là 7,8m, độ giãn nước là 3.336 tấn. Chiếc tàu tuần tra này được chế tạo dựa trên chiếc tàu” Hải giám 83“, được trang bị hệ thống điện tiên tiến, tốc độ lớn nhất là 18 hải lý/ giờ, có thể chạy liên tục được 8.000 hải lý.
Trên thuyền được trang bị hệ thống ổn định, chịu được cơn bão cấp 12, ngoài ra được trang bị máy bay trực thăng Z-9A, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống dẫn đường và các thiết bị tiên tiến để điều tra, thu thập tin tức các tàu thuyền khác.
Tân Hoa Xã cũng dẫn lời Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết: Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ khai thác sử dụng loại tàu này cho nhiệm vụ.
Ngoài Hải giám 50, Trung Quốc còn có chiếc tàu Hải giám 83 có độ giãn nước là 3.980 tấn, do Tập đoàn chế tạo tàu thuyền của Trung Quốc tại Thượng Hải nghiên cứu chế tạo và hạ thủy. Trên tàu trang bị trực thăng B-7112, do Trung Quốc tự chế tạo.
Căn cứ quân sự của Trung Quốc xây dựng trên đảo Gạc Ma - Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Hải quân Trung Quốc đã nổ súng và lực lượng Công binh Hải quân Việt Nam đang đóng quân, xây dựng trên đảo Gạc Ma, làm 3 tàu Vận tải của ta bị chìm, cháy và 74 cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh - mất tích. Từ ngày 14-3-1988 đến nay, đảo Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ và củng cố thành căn cứ quân sự trên biển |
Bên cạnh đó, phải kể đến "Hải giám 75”, có chiều dài là 77,39m, chiều rộng là 10,4m, độ giãn nước là 1.290 tấn, hai máy chủ với công suất là 2.380 mã lực, tốc độ chạy là 20.6 hải lý/ giờ, có thể chạy liên tục được 5.000 hải lý.
Theo thống kê của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, trong một vài năm tới Trung Quốc sẽ chế tạo 36 chiếc tàu tuần tra. Trong đó có 7 chiếc tàu với trọng lượng 1.500 tấn, 15 chiếc tàu 1.000 tấn, 14 chiếc tàu 600 tấn.
------------------------------------------------------
-VN tố cáo TQ đe dọa tàu thăm dò của VN trong vùng biển Ðông (VOA)- Việt Nam tố cáo Trung Quốc đe dọa một chiếc tàu nghiên cứu đang dò tìm địa điểm khoan dầu trong lãnh hải của Việt Nam.
Bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn AP trích thuật tin tức báo chí Việt Nam cho biết ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nói rằng 3 chiếc tàu hải giám Trung Quốc đã gây hư hại cho các thiết bị được dùng để tiến hành một cuộc khảo sát địa chấn ở Biển Đông hôm thứ 5.
Ông Đỗ Văn Hậu hôm nay hối thúc chính phủ Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất đối với phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN.
Theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam, 3 chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã chạy vào khu vực khảo sát của tàu địa chấn Bình Minh 02 của PVN rồi cắt cáp thăm dò của tàu này.
Tường thuật trích lời ông Đỗ Văn Hậu cho biết vị trí mà 3 tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ông Hậu nói thêm rằng “việc các tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tường thuật hôm thứ 6 của hãng thông tấn Bloomberg cho biết Việt Nam và Philippines đang xúc tiến các dự án thăm dò dầu khí trong vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền và diễn tiến này làm tăng mối rủi ro xảy ra xung đột ở một trong các tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới.
Bài tường thuật cho biết Công ty Năng lượng Talisman (Talisman Energy Inc.), một đối tác của PetroVietnam, dự định bắt đầu khoan dầu vào năm tới tại một khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc đã giao quyền khai thác cho một công ty đối thủ của Mỹ và bảo vệ bằng các tàu bè có vũ trang.
Bên cạnh đó, Philippines cũng dự trù khai thác dầu khí trong vùng biển gần quần đảo Trường Sa, nơi mà các tàu tuần tiễu của Trung Quốc đã sách nhiễu một chiếc tàu khảo sát địa chấn của Philippines hồi tháng 3.
Bài viết trích lời ông James A. Lyons, cựu tư lệnh hạm đội Thái bình dương của Mỹ, nói rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đã trở nên bạo dạn hơn sau khi Hoa Kỳ khẳng định các quyền lợi của mình trong khu vực này hồi năm ngoái. Ông Lyons cho rằng các nước này dựa vào Hoa Kỳ để có được một ô dù an ninh tổng thể.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố tại một hội nghị an ninh khu vực tổ chức ở Hà Nội hồi tháng 10 năm ngoái rằng tự do hàng hải và hoạt động thương mại không bị cản trở trong vùng biển này là “quyền lợi quốc gia” của Hoa Kỳ.
Theo dự liệu, vụ tranh chấp ở Biển Đông có thể sẽ được mang ra thảo luận vào đầu tháng 6 tại một hội nghị về an ninh Á châu tổ chức hàng năm ở Singapore, thường được gọi là Đối thoại Shangri-La.
Trong phát biểu tại diễn đàn này hồi năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tuyên bố Hoa Kỳ phản đối những mưu toan nhằm “hăm dọa” các công ty hoạt động trong vùng biển này.
Nguồn: AP, VNA
-Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho Việt Nam (TNO) -Ngày 27/5, trả lời câu hỏi của Thông tấn xã Việt Nam về việc ngày 26/5/2011, tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam, quan chức Bộ Ngoại giao xác nhận vào lúc 5 giờ 58 phút sáng 26/5/2011, trong khi tàu Bình Minh 02 đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam đã bị 3 tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
Tọa độ bị cắt cáp ở vị trí 12o48’25” Bắc và 111o26’48” Đông, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý.
Quan chức Bộ Ngoại giao cho biết sáng 27/5/2011, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Nội dung công hàm cũng nêu rõ hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Quan chức Bộ Ngoại giao cho biết sáng 27/5/2011, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Nội dung công hàm cũng nêu rõ hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Theo TTXVN/Vietnam+
Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam QĐND - Ngày 27-5, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu đã thông báo việc sáng 26-5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN...
- Tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam (TT)-Tàu Trung Quốc 'vi phạm lãnh hải' Việt Nam PetroVietnam nói ba tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở hoạt động của tàu khảo sát Việt Nam.
-Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam
Ngày 27/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu đã thông báo việc sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.
Thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, vào lúc 5 giờ 5 phút ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát và sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.
Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.
Vào lúc 5 giờ 58 phút, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9 giờ sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.
Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa.
Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 giờ sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.
Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.
PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN, đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.
PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.
Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam./.
Thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, vào lúc 5 giờ 5 phút ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát và sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.
Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.
Vào lúc 5 giờ 58 phút, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9 giờ sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.
Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa.
Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 giờ sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.
Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.
PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN, đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.
PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.
Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)