Robert Kaplan/Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.
Giấc mơ về những hải cảng - được gọi là chuỗi ngọc trai của Trung Quốc - ở khu vực Ấn độ Dương đang làm gia tăng mối căng thẳng về địa chính trị trong một khu vực đầy bão tố.
Các quan chức Pakistan đã thông báo rằng người Trung Quốc đang muốn tiếp quản việc điều hành cảng biển Gwandar của Ả Rập, gần lối vào eo biển Hormuz, và có thể sẽ xây dựng một căn cứ hải quân cho người Pakistan nữa. Người Trung Quốc lại có vẻ như mâu thuẫn với những lời tuyên bố này, cho biết rằng họ đã không có quyết định như thế về những sự việc này.
Thực tế là không một ai ngạc nhiên trước việc Pakistan nên cần có được sự tham dự sâu xa hơn của Trung Quốc vào hải cảng có vị trí chiến lược này, ngay cả khi người Trung Quốc còn đang do dự. Gwadar chính là nơi những giấc mơ va chạm với hiện thực.
Người Trung Quốc đã đầu tư 200 triệu USD để xây dựng một hải cảng hiện đại tại Gwadar. Hơn nữa, sự hiện diện của một loại như thế ở Gwadar tạo được một ý nghĩa đáng nể cho Bắc Kinh về mặt lý tưởng. Trung Quốc phải đối diện với những gì đã được gọi là tình trạng "Tiến thoái lưỡng nan Malacca". Đó là việc phải quá phụ thuộc vào eo biển hẹp và tắc nghẽn của Malacca giữa Indonesia và Malaysia cho việc vận chuyển dầu và khí tự nhiên từ Trung Đông đến các cảng Trung Quốc.
Như vậy, Trung Quốc đã tham gia vào các dự án xây dựng hải cảng ở Pakistan và Miến Điện, để một ngày kia, có thể nối liền được đường bộ và đường ống dẫn năng lượng trực tiếp với Trung Quốc. Ngoài việc cung cấp được một tuyến đường khác cho nguồn cung cấp năng lượng, những hải cảng mới này sẽ là loại tương đương của thế kỷ 21 với những trạm dự trữ than đá của Anh cho đế chế hàng hải Trung Quốc vừa khai sinh trên vùng Ấn Độ Dương trong thế kỷ 19. Một khi Trung Quốc đã phát triển được một lực lượng hải quân để bảo vệ giao dịch đường biển, họ sẽ phải cần đến các cảng truy cập xuyên dọc theo những nước có năng lượng toàn cầu trong vùng Ấn Độ Dương. Đối với Pakistan, sự hiện diện mạnh mẽ của Trung Quốc tại Gwadar sẽ giúp để kiểm tra tham vọng chiến lược của Ấn Độ, như Islamabad thúc đẩy Bắc Kinh đối phó với New Delhi.
Vấn đề là tất cả những dự án này là các kế hoạch dài hạn - và là những giấc mơ. Chúng mâu thuẫn với những thực tại xáo trộn ngay tự căn bản. Trong chuyến viếng thăm Gwadar một tuần vào năm 2008, tôi đã không chỉ kinh ngạc vì sự cô lập của nó, giữa sóng biển vỗ và sa mạc ảm đạm, mà còn về sự bất ổn của vùng Baluchistan, vốn nằm ngay phía ngoài cửa của tất cả các hướng ra từ đất liền. Các nhà lãnh đạo phiến quân người dân tộc Baluchi nói với tôi rằng họ sẽ không bao giờ cho phép đường bộ và đường ống dẫn dầu được xây dựng ở đó, cho đến khi những bất đồng từ xa xôi của họ với chính phủ Pakistan tại Islamabad được giải quyết.
Tình hình an ninh thực sự là đầy nguy hiểm. Người Trung Quốc biết điều này. Họ biết rằng một hệ thống đường ống dẫn dầu từ Gwadar vào Trung Á và Trung Quốc phải chờ đợi sự ổn định chính trị của Afghanistan - và cả Pakistan nữa. Từ hiện tại đến được ngày ấy, Gwadar, vốn là một trạm dự trử than có tiềm năng hữu ích cho lực lượng hải quân Trung Quốc vừa khai sinh, tự bản chất đang hình thành một con đường không dẫn đến đâu cả.
Tóm lại: Người Trung Quốc, cũng như người Mỹ có thể thất vọng và kinh ngạc vì sự rối loạn chức năng của nhà nước Pakistan. Phải, họ xây dựng các hải cảng, với hy vọng một ngày nào đó sẽ sử dụng được. Nhưng từ các báo cáo mới nhất của họ, có vẻ như họ đã sẵn sàng cho cơ hội này. Đúng, họ có vẻ như đã tiến gần hơn tới Pakistan để tận dụng lợi thế Pakistan bị ghẻ lạnh từ Washington trong niềm tỉnh thức về vụ giết được Osama bin Laden, nhưng họ vẫn còn đang thận trọng. Và tôi tin rằng sự thận trọng không đến từ sự thiếu tham vọng địa chính trị có liên quan đến Gwadar, nhưng từ chính tình hình an ninh hiện nay tại Pakistan, với một chính phủ rõ ràng là không thể kiểm soát được lãnh thổ của mình, cho dù đó là những vùng biên giới không luật pháp với Afghanistan, hoặc Baluchistan.
Hơn nữa, cũng giống như người Pakistan muốn dùng người Trung Quốc như một bức tường thành chống lại Ấn Độ, Trung Quốc - dù không ngần ngại trong cạnh tranh chiến lược với Ấn Độ - vẫn còn cần phải đồng thời cẩn thận để không đối kháng quá đáng với Ấn Độ. Đối với Trung Quốc, họ đang xây dựng hoặc nâng cấp các cảng không chỉ ở Pakistan, Miến Điện, mà còn cả ở Bangladesh và Sri Lanka nữa. Điều cần phải được nhấn mạnh là vẫn chưa biết rõ những toan tính của Trung Quốc về các cảng ở Ấn Độ Dương - cái gọi là "Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc. Ấn Độ đã cảm thấy bị bao vây bởi Trung Quốc và đã mở rộng căn cứ hải quân của mình tại Karwar, phía nam của đất nước, một phần là để đáp ứng với công trình xây dựng của Trung Quốc ở Gwadar. Căn cứ vào sự việc Ấn Độ và Trung Quốc sớm có thể tạo thành một mối quan hệ thương mại song phương lớn nhất thế giới, Trung Quốc phải bước đi một cách cẩn thận. Nói cho cùng, Trung Quốc từng luôn luôn tuyên bố với các nước láng giềng rằng sự vươn dậy của mình là từ bi và không bá quyền.
Thựa ra, Gwadar là quan trọng: không phải vì ý nghĩa trong ngày hôm nay, mà vì những gì nó sẽ cho biết về ý định của Bắc Kinh trong những năm tháng và thập kỷ sắp đến.
Robert Kaplan
Nguồn: The Foreign Policy
-Trung Quốc sẽ xây căn cứ ở Pakistan?
Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.
Giấc mơ về những hải cảng - được gọi là chuỗi ngọc trai của Trung Quốc - ở khu vực Ấn độ Dương đang làm gia tăng mối căng thẳng về địa chính trị trong một khu vực đầy bão tố.
Các quan chức Pakistan đã thông báo rằng người Trung Quốc đang muốn tiếp quản việc điều hành cảng biển Gwandar của Ả Rập, gần lối vào eo biển Hormuz, và có thể sẽ xây dựng một căn cứ hải quân cho người Pakistan nữa. Người Trung Quốc lại có vẻ như mâu thuẫn với những lời tuyên bố này, cho biết rằng họ đã không có quyết định như thế về những sự việc này.
Thực tế là không một ai ngạc nhiên trước việc Pakistan nên cần có được sự tham dự sâu xa hơn của Trung Quốc vào hải cảng có vị trí chiến lược này, ngay cả khi người Trung Quốc còn đang do dự. Gwadar chính là nơi những giấc mơ va chạm với hiện thực.
Người Trung Quốc đã đầu tư 200 triệu USD để xây dựng một hải cảng hiện đại tại Gwadar. Hơn nữa, sự hiện diện của một loại như thế ở Gwadar tạo được một ý nghĩa đáng nể cho Bắc Kinh về mặt lý tưởng. Trung Quốc phải đối diện với những gì đã được gọi là tình trạng "Tiến thoái lưỡng nan Malacca". Đó là việc phải quá phụ thuộc vào eo biển hẹp và tắc nghẽn của Malacca giữa Indonesia và Malaysia cho việc vận chuyển dầu và khí tự nhiên từ Trung Đông đến các cảng Trung Quốc.
Như vậy, Trung Quốc đã tham gia vào các dự án xây dựng hải cảng ở Pakistan và Miến Điện, để một ngày kia, có thể nối liền được đường bộ và đường ống dẫn năng lượng trực tiếp với Trung Quốc. Ngoài việc cung cấp được một tuyến đường khác cho nguồn cung cấp năng lượng, những hải cảng mới này sẽ là loại tương đương của thế kỷ 21 với những trạm dự trữ than đá của Anh cho đế chế hàng hải Trung Quốc vừa khai sinh trên vùng Ấn Độ Dương trong thế kỷ 19. Một khi Trung Quốc đã phát triển được một lực lượng hải quân để bảo vệ giao dịch đường biển, họ sẽ phải cần đến các cảng truy cập xuyên dọc theo những nước có năng lượng toàn cầu trong vùng Ấn Độ Dương. Đối với Pakistan, sự hiện diện mạnh mẽ của Trung Quốc tại Gwadar sẽ giúp để kiểm tra tham vọng chiến lược của Ấn Độ, như Islamabad thúc đẩy Bắc Kinh đối phó với New Delhi.
Vấn đề là tất cả những dự án này là các kế hoạch dài hạn - và là những giấc mơ. Chúng mâu thuẫn với những thực tại xáo trộn ngay tự căn bản. Trong chuyến viếng thăm Gwadar một tuần vào năm 2008, tôi đã không chỉ kinh ngạc vì sự cô lập của nó, giữa sóng biển vỗ và sa mạc ảm đạm, mà còn về sự bất ổn của vùng Baluchistan, vốn nằm ngay phía ngoài cửa của tất cả các hướng ra từ đất liền. Các nhà lãnh đạo phiến quân người dân tộc Baluchi nói với tôi rằng họ sẽ không bao giờ cho phép đường bộ và đường ống dẫn dầu được xây dựng ở đó, cho đến khi những bất đồng từ xa xôi của họ với chính phủ Pakistan tại Islamabad được giải quyết.
Tình hình an ninh thực sự là đầy nguy hiểm. Người Trung Quốc biết điều này. Họ biết rằng một hệ thống đường ống dẫn dầu từ Gwadar vào Trung Á và Trung Quốc phải chờ đợi sự ổn định chính trị của Afghanistan - và cả Pakistan nữa. Từ hiện tại đến được ngày ấy, Gwadar, vốn là một trạm dự trử than có tiềm năng hữu ích cho lực lượng hải quân Trung Quốc vừa khai sinh, tự bản chất đang hình thành một con đường không dẫn đến đâu cả.
Tóm lại: Người Trung Quốc, cũng như người Mỹ có thể thất vọng và kinh ngạc vì sự rối loạn chức năng của nhà nước Pakistan. Phải, họ xây dựng các hải cảng, với hy vọng một ngày nào đó sẽ sử dụng được. Nhưng từ các báo cáo mới nhất của họ, có vẻ như họ đã sẵn sàng cho cơ hội này. Đúng, họ có vẻ như đã tiến gần hơn tới Pakistan để tận dụng lợi thế Pakistan bị ghẻ lạnh từ Washington trong niềm tỉnh thức về vụ giết được Osama bin Laden, nhưng họ vẫn còn đang thận trọng. Và tôi tin rằng sự thận trọng không đến từ sự thiếu tham vọng địa chính trị có liên quan đến Gwadar, nhưng từ chính tình hình an ninh hiện nay tại Pakistan, với một chính phủ rõ ràng là không thể kiểm soát được lãnh thổ của mình, cho dù đó là những vùng biên giới không luật pháp với Afghanistan, hoặc Baluchistan.
Hơn nữa, cũng giống như người Pakistan muốn dùng người Trung Quốc như một bức tường thành chống lại Ấn Độ, Trung Quốc - dù không ngần ngại trong cạnh tranh chiến lược với Ấn Độ - vẫn còn cần phải đồng thời cẩn thận để không đối kháng quá đáng với Ấn Độ. Đối với Trung Quốc, họ đang xây dựng hoặc nâng cấp các cảng không chỉ ở Pakistan, Miến Điện, mà còn cả ở Bangladesh và Sri Lanka nữa. Điều cần phải được nhấn mạnh là vẫn chưa biết rõ những toan tính của Trung Quốc về các cảng ở Ấn Độ Dương - cái gọi là "Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc. Ấn Độ đã cảm thấy bị bao vây bởi Trung Quốc và đã mở rộng căn cứ hải quân của mình tại Karwar, phía nam của đất nước, một phần là để đáp ứng với công trình xây dựng của Trung Quốc ở Gwadar. Căn cứ vào sự việc Ấn Độ và Trung Quốc sớm có thể tạo thành một mối quan hệ thương mại song phương lớn nhất thế giới, Trung Quốc phải bước đi một cách cẩn thận. Nói cho cùng, Trung Quốc từng luôn luôn tuyên bố với các nước láng giềng rằng sự vươn dậy của mình là từ bi và không bá quyền.
Thựa ra, Gwadar là quan trọng: không phải vì ý nghĩa trong ngày hôm nay, mà vì những gì nó sẽ cho biết về ý định của Bắc Kinh trong những năm tháng và thập kỷ sắp đến.
Robert Kaplan
Nguồn: The Foreign Policy