2011-05-08 | | PTTPGQT
PARIS, ngày 8.5.2011 (PTTPGQT) - Viện Tăng Thống trong nước vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế Thông điệp Phật Đản của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để phổ biến. Phật Đản năm nay rơi vào ngày 17.5.2011.
Hai sự kiện LHQ đã là nội dung hiện đại cho Phật giáo trong ngày Đản sinh Đức Phật. Vì vậy Đại lão Hòa thượng viết rằng : “Ý nghĩa quan trọng thứ nhất mà chúng ta nhận thấy, là trong cuộc khủng hoảng tư tưởng và chính trị thế giới, biểu hiện qua các nạn độc tài và khủng bố ngày càng phổ biến, LHQ đã nhận ra chiếc phao cứu độ nhân sinh chính là giáo lý từ bi, khoan hòa, an lạc của Phật giáo. Ý nghĩa thứ hai không kém phần quan trọng, đặc biệt cho người có tín ngưỡng ở Việt Nam, là năm nay LHQ kỷ niệm 30 năm bản “Tuyên ngôn về Xóa bỏ Mọi hình thức Bất bao dung và Kỳ thị vì lý do Tôn giáo và Tín ngưỡng”. Hơn ai hết trên đất nước này, người Phật tử Việt Nam là nạn nhân trực tiếp của sự mất tự do tôn giáo và nhân quyền qua 36 năm đằng đẵng”.
Hòa thượng nhận định sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam xuống đường đấu tranh thập niên 60 và tiếp diễn đến hôm nay, là vì “sự áp đặt ý thức hệ ngoại lai vẫn hiện hữu trên quê hương chúng ta, làm cho cốt nhục ly tán, kinh tế quẫn bách, xã hội điêu linh”.
Hòa thượng cũng nhấn mạnh “Lý tưởng tôn giáo của đạo Phật là tiền đề cho lý tưởng công bình xã hội biểu hiện qua văn hóa, kinh tế, chính trị. Không hề có những yếu tố phi xã hội trong giáo lý đạo Phật, vì thế người Phật tử luôn tôn trọng và đương đầu bảo vệ con người, chống lại những bất công hay bất bình đẳng xã hội, vốn là nguyên nhân chà đạp quyền sống của lương dân”. Nên Hòa thượng kêu gọi :
“Ngôi nhà Việt Nam sau một trăm năm bị ngoại xâm chiếm đóng, sáu mươi lăm năm huynh đệ tương tàn rồi độc tài toàn trị. Đã đến lúc người Phật tử không thể khoanh tay đứng ngó hay than thân trách phận, chờ đợi kiếp sau, mà phải đứng lên noi gương Ngài A Dục từ bỏ con đường bạolực, mở lượng từ bi, khai thông trí tuệ, nối tiếp Con Đường Phật 2555 năm trước”. Sau đây là toàn văn bức Thông điệp Phật Đản :
Thay mặt chư Tôn đức Trưởng lão Hội Đồng Lưỡng Viện, tôi trân trọng kính gửi đến chư Tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, Đại Đức, Tăng Ni cùng đồng bào Phật tử trong và ngoài nước lời chúc mừng nồng nhiệt nhân ngày Phật đản sinh, và bày tỏ tâm nguyện phát huy sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, chuyển vận thời cơ, hoàn mãn Phật sự.
Phật Đản năm nay mang hai ý nghĩa lớn có tính thế giới và nhân loại. Hai ý nghĩa đến từ một diễn đàn lớn rộng của tất cả thành viên quốc gia trên địa cầu, đó là LHQ. Thông điệp Phật Đản của ông Tổng thư ký LHQ, Ban Ki-moon, gửi Đại lễ Phật Đản LHQ lần thứ tám lấy chủ đề “Phát triển xã hội – kinh tế”, tổ chức tại Thái Lan năm nay, viết rằng :
“Quý vị đã chọn chủ đề hiện đại là Phát triển xã hội – kinh tế, đặt trọng tâm vào vấn nạn khổ đau của nhân loại mà đức Cồ Đàm Tất Đạt Đa phát hiện cách đây hơn 2500 năm khi Ngài rời bỏ cung điện, từ bỏ tư hữu thế gian để dấn thân vào thế sự. (…) Lời dạy của đức Phật chống tam độc, tham, sân, si, có thể làm sống dậy những cuộc hội luận đa phương về nạn đói đang tác hại gần một tỉ người trong thế giới sung mãn của chúng ta, về nạn bạo lực hung ác đang giết hại hàng triệu người mỗi năm, và sự gây hại môi trường một cách vô nghĩa mà con người gây ra cho nơi cư trú của chúng ta, là hành tinh trái đất. Nhiều tổ chức Phật giáo đã đem giáo lý của đức Phật vào thực hành. Tôi vô cùng biết ơn các tổ chức Phật giáo hậu thuẫn những hoạt động của LHQ để hoàn mãn các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, là kế hoạch của LHQ nhằm khắc phục các thách thức xã hội – kinh tế quan trọng mà thế giới phải đối diện”.
Ý nghĩa quan trọng thứ nhất mà chúng ta nhận thấy, là trong cuộc khủng hoảng tư tưởng và chính trị thế giới, biểu hiện qua các nạn độc tài và khủng bố ngày càng phổ biến, LHQ đã nhận ra chiếc phao cứu độ nhân sinh chính là giáo lý từ bi, khoan hòa, an lạc của Phật giáo.
Ý nghĩa thứ hai không kém phần quan trọng, đặc biệt cho người có tín ngưỡng ở Việt Nam, là năm nay LHQ kỷ niệm 30 năm bản “Tuyên ngôn về Xóa bỏ Mọi hình thức Bất bao dung và Kỳ thị vì lý do Tôn giáo và Tín ngưỡng”. Hơn ai hết trên đất nước này, người Phật tử Việt Nam là nạn nhân trực tiếp của sự mất tự do tôn giáo và nhân quyền qua 36 năm đằng đẵng.
Trong quá khứ hai nghìn năm lịch sử Việt, đối diện với bi kịch khổ đau trầm thống, nạn xâm lược, và bất bình đẳng xã hội, người Phật tử đã chung dự giải quyết với sự hòa đồng của các triều chính sáng suốt biết thương dân. Nhưng ngày nay, sự hòa đồng đã mất vì nạn tranh chấp ý thức hệ có tính quốc tế xâm lăng vào đầu não con người Việt. Nên lần đầu trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam mới phải có cuộc đấu tranh xuống đường thập niên 60 để bảo vệ lý tưởng đạo đức Đông phương trước sức tấn công hung hãn của các ý thức hệ ngoại lai làm tha hóa xã hội và con người. Cuộc đấu tranh và vận động ấy tiếp diễn đến hôm nay, đầu thiên niên kỷ XXI, vì sự áp đặt ý thức hệ ngoại lai vẫn hiện hữu trên quê hương chúng ta, làm cho cốt nhục ly tán, kinh tế quẫn bách, xã hội điêu linh. Lý tưởng tôn giáo của đạo Phật trong cuộc vận động này đòi hỏi cải thiện các chính sách chỉ hiện hữu trên giấy tờ, điều luật tùy tiện, chứ thực tế không mang lại sự ấm no, hạnh phúc, tự do cho toàn dân.
Lý tưởng tôn giáo của đạo Phật là tiền đề cho lý tưởng công bình xã hội biểu hiện qua văn hóa, kinh tế, chính trị. Không hề có những yếu tố phi xã hội trong giáo lý đạo Phật, vì thế người Phật tử luôn tôn trọng và đương đầu bảo vệ con người, chống lại những bất công hay bất bình đẳng xã hội, vốn là nguyên nhân chà đạp quyền sống của lương dân, ngăn cản hạnh nguyện tu học để tiến thủ, ngăn cản sự thực hành Từ, Bi, Trí, Lực, theo chí nguyện Bồ tát cứu đời, ngăn cản tiến trình Giác ngộ là cứu cánh của đạo Phật.
Từ nguyên tắc chỉ đạo cứu khổ ấy, Ðạo Phật Việt Nam phát triển thêm nhiều nhân tố tích cực trong cuộc dấn thân bảo vệ nhân dân và đất nước. Lịch sử Phật giáo Việt, lồng trong lịch sử dân tộc, trên hai nghìn năm qua, đã bao lần minh chứng rằng HỘ DÂN, HỘ QUỐC và HỘ PHÁP hòa quyện trong nhau làm kim chỉ nam cho nếp sống và hành động của người Phật tử Việt Nam.
Ngôi nhà Việt Nam sau một trăm năm bị ngoại xâm chiếm đóng, sáu mươi lăm năm huynh đệ tương tàn rồi độc tài toàn trị. Đã đến lúc người Phật tử không thể khoanh tay đứng ngó hay than thân trách phận, chờ đợi kiếp sau, mà phải đứng lên noi gương Ngài A Dục từ bỏ con đường bạolực, mở lượng từ bi, khai thông trí tuệ, nối tiếp Con Đường Phật 2555 năm trước.
Có như thế, chúng ta mới thành kính Nhớ Phật, trả ơn Phật trong ngày Phật đản năm nay.
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
Hai sự kiện LHQ đã là nội dung hiện đại cho Phật giáo trong ngày Đản sinh Đức Phật. Vì vậy Đại lão Hòa thượng viết rằng : “Ý nghĩa quan trọng thứ nhất mà chúng ta nhận thấy, là trong cuộc khủng hoảng tư tưởng và chính trị thế giới, biểu hiện qua các nạn độc tài và khủng bố ngày càng phổ biến, LHQ đã nhận ra chiếc phao cứu độ nhân sinh chính là giáo lý từ bi, khoan hòa, an lạc của Phật giáo. Ý nghĩa thứ hai không kém phần quan trọng, đặc biệt cho người có tín ngưỡng ở Việt Nam, là năm nay LHQ kỷ niệm 30 năm bản “Tuyên ngôn về Xóa bỏ Mọi hình thức Bất bao dung và Kỳ thị vì lý do Tôn giáo và Tín ngưỡng”. Hơn ai hết trên đất nước này, người Phật tử Việt Nam là nạn nhân trực tiếp của sự mất tự do tôn giáo và nhân quyền qua 36 năm đằng đẵng”.
Hòa thượng nhận định sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam xuống đường đấu tranh thập niên 60 và tiếp diễn đến hôm nay, là vì “sự áp đặt ý thức hệ ngoại lai vẫn hiện hữu trên quê hương chúng ta, làm cho cốt nhục ly tán, kinh tế quẫn bách, xã hội điêu linh”.
Hòa thượng cũng nhấn mạnh “Lý tưởng tôn giáo của đạo Phật là tiền đề cho lý tưởng công bình xã hội biểu hiện qua văn hóa, kinh tế, chính trị. Không hề có những yếu tố phi xã hội trong giáo lý đạo Phật, vì thế người Phật tử luôn tôn trọng và đương đầu bảo vệ con người, chống lại những bất công hay bất bình đẳng xã hội, vốn là nguyên nhân chà đạp quyền sống của lương dân”. Nên Hòa thượng kêu gọi :
“Ngôi nhà Việt Nam sau một trăm năm bị ngoại xâm chiếm đóng, sáu mươi lăm năm huynh đệ tương tàn rồi độc tài toàn trị. Đã đến lúc người Phật tử không thể khoanh tay đứng ngó hay than thân trách phận, chờ đợi kiếp sau, mà phải đứng lên noi gương Ngài A Dục từ bỏ con đường bạolực, mở lượng từ bi, khai thông trí tuệ, nối tiếp Con Đường Phật 2555 năm trước”. Sau đây là toàn văn bức Thông điệp Phật Đản :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THÔNG
VIỆN TĂNG THÔNG
Thanh Minh Thiền Viện
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Sài gòn
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Sài gòn
Phật lịch 2555 | Số : TĐPĐ/VTT |
THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN PL. 2555
của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ,
Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ,
Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
Kính gửi :
- Chư tôn Trưởng Lão Hội Đồng Lưỡng Viện, chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng ni.
- Cùng toàn thể Phật tử các giới trong và ngoài nước.
- Chư tôn Trưởng Lão Hội Đồng Lưỡng Viện, chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng ni.
- Cùng toàn thể Phật tử các giới trong và ngoài nước.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch chư Tôn đức,
Thưa toàn thể Đồng bào Phật tử,
Thưa toàn thể Đồng bào Phật tử,
Thay mặt chư Tôn đức Trưởng lão Hội Đồng Lưỡng Viện, tôi trân trọng kính gửi đến chư Tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, Đại Đức, Tăng Ni cùng đồng bào Phật tử trong và ngoài nước lời chúc mừng nồng nhiệt nhân ngày Phật đản sinh, và bày tỏ tâm nguyện phát huy sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, chuyển vận thời cơ, hoàn mãn Phật sự.
Phật Đản năm nay mang hai ý nghĩa lớn có tính thế giới và nhân loại. Hai ý nghĩa đến từ một diễn đàn lớn rộng của tất cả thành viên quốc gia trên địa cầu, đó là LHQ. Thông điệp Phật Đản của ông Tổng thư ký LHQ, Ban Ki-moon, gửi Đại lễ Phật Đản LHQ lần thứ tám lấy chủ đề “Phát triển xã hội – kinh tế”, tổ chức tại Thái Lan năm nay, viết rằng :
“Quý vị đã chọn chủ đề hiện đại là Phát triển xã hội – kinh tế, đặt trọng tâm vào vấn nạn khổ đau của nhân loại mà đức Cồ Đàm Tất Đạt Đa phát hiện cách đây hơn 2500 năm khi Ngài rời bỏ cung điện, từ bỏ tư hữu thế gian để dấn thân vào thế sự. (…) Lời dạy của đức Phật chống tam độc, tham, sân, si, có thể làm sống dậy những cuộc hội luận đa phương về nạn đói đang tác hại gần một tỉ người trong thế giới sung mãn của chúng ta, về nạn bạo lực hung ác đang giết hại hàng triệu người mỗi năm, và sự gây hại môi trường một cách vô nghĩa mà con người gây ra cho nơi cư trú của chúng ta, là hành tinh trái đất. Nhiều tổ chức Phật giáo đã đem giáo lý của đức Phật vào thực hành. Tôi vô cùng biết ơn các tổ chức Phật giáo hậu thuẫn những hoạt động của LHQ để hoàn mãn các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, là kế hoạch của LHQ nhằm khắc phục các thách thức xã hội – kinh tế quan trọng mà thế giới phải đối diện”.
Ý nghĩa quan trọng thứ nhất mà chúng ta nhận thấy, là trong cuộc khủng hoảng tư tưởng và chính trị thế giới, biểu hiện qua các nạn độc tài và khủng bố ngày càng phổ biến, LHQ đã nhận ra chiếc phao cứu độ nhân sinh chính là giáo lý từ bi, khoan hòa, an lạc của Phật giáo.
Ý nghĩa thứ hai không kém phần quan trọng, đặc biệt cho người có tín ngưỡng ở Việt Nam, là năm nay LHQ kỷ niệm 30 năm bản “Tuyên ngôn về Xóa bỏ Mọi hình thức Bất bao dung và Kỳ thị vì lý do Tôn giáo và Tín ngưỡng”. Hơn ai hết trên đất nước này, người Phật tử Việt Nam là nạn nhân trực tiếp của sự mất tự do tôn giáo và nhân quyền qua 36 năm đằng đẵng.
Trong quá khứ hai nghìn năm lịch sử Việt, đối diện với bi kịch khổ đau trầm thống, nạn xâm lược, và bất bình đẳng xã hội, người Phật tử đã chung dự giải quyết với sự hòa đồng của các triều chính sáng suốt biết thương dân. Nhưng ngày nay, sự hòa đồng đã mất vì nạn tranh chấp ý thức hệ có tính quốc tế xâm lăng vào đầu não con người Việt. Nên lần đầu trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam mới phải có cuộc đấu tranh xuống đường thập niên 60 để bảo vệ lý tưởng đạo đức Đông phương trước sức tấn công hung hãn của các ý thức hệ ngoại lai làm tha hóa xã hội và con người. Cuộc đấu tranh và vận động ấy tiếp diễn đến hôm nay, đầu thiên niên kỷ XXI, vì sự áp đặt ý thức hệ ngoại lai vẫn hiện hữu trên quê hương chúng ta, làm cho cốt nhục ly tán, kinh tế quẫn bách, xã hội điêu linh. Lý tưởng tôn giáo của đạo Phật trong cuộc vận động này đòi hỏi cải thiện các chính sách chỉ hiện hữu trên giấy tờ, điều luật tùy tiện, chứ thực tế không mang lại sự ấm no, hạnh phúc, tự do cho toàn dân.
Lý tưởng tôn giáo của đạo Phật là tiền đề cho lý tưởng công bình xã hội biểu hiện qua văn hóa, kinh tế, chính trị. Không hề có những yếu tố phi xã hội trong giáo lý đạo Phật, vì thế người Phật tử luôn tôn trọng và đương đầu bảo vệ con người, chống lại những bất công hay bất bình đẳng xã hội, vốn là nguyên nhân chà đạp quyền sống của lương dân, ngăn cản hạnh nguyện tu học để tiến thủ, ngăn cản sự thực hành Từ, Bi, Trí, Lực, theo chí nguyện Bồ tát cứu đời, ngăn cản tiến trình Giác ngộ là cứu cánh của đạo Phật.
Từ nguyên tắc chỉ đạo cứu khổ ấy, Ðạo Phật Việt Nam phát triển thêm nhiều nhân tố tích cực trong cuộc dấn thân bảo vệ nhân dân và đất nước. Lịch sử Phật giáo Việt, lồng trong lịch sử dân tộc, trên hai nghìn năm qua, đã bao lần minh chứng rằng HỘ DÂN, HỘ QUỐC và HỘ PHÁP hòa quyện trong nhau làm kim chỉ nam cho nếp sống và hành động của người Phật tử Việt Nam.
Ngôi nhà Việt Nam sau một trăm năm bị ngoại xâm chiếm đóng, sáu mươi lăm năm huynh đệ tương tàn rồi độc tài toàn trị. Đã đến lúc người Phật tử không thể khoanh tay đứng ngó hay than thân trách phận, chờ đợi kiếp sau, mà phải đứng lên noi gương Ngài A Dục từ bỏ con đường bạolực, mở lượng từ bi, khai thông trí tuệ, nối tiếp Con Đường Phật 2555 năm trước.
Có như thế, chúng ta mới thành kính Nhớ Phật, trả ơn Phật trong ngày Phật đản năm nay.
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
Thanh Minh Thiền Viện Ngày Phật Đản 2555,
Tây lịch 2011
Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa Môn Thích Quảng Độ
Tây lịch 2011
Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa Môn Thích Quảng Độ