-Bình Nhưỡng tuyên bố không quan hệ với chính phủ tại Seoul và sẽ cắt một số đường liên lạc về quân sự ở bán đảo Triều Tiên.
Những cột khói lớn bốc lên từ đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc sau khi bị Triều Tiên nã pháo. Ảnh: SBS. |
AFP dẫn tuyên bố của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên (NDC) do hãng thông tấn KCNA đăng hôm nay cho biết: "Quân đội và nhân dân Triều Tiên sẽ không bao giờ làm việc với (Tổng thống Hàn Quốc) Lee Myung-bak và đồng đảng".
Phát ngôn cũng cho hay bước đầu quân đội Triều Tiên sẽ cắt đường dây thông tin ở bờ đông và đóng cửa văn phòng liên lạc tại khu nghỉ mát ở núi Kim Cương. NDC cũng nhắc lại đe dọa "sẽ hành động mà không báo trước" để chống lại tâm lý chiến.
Triều Tiên liên tục đe dọa nổ súng nhắm vào các địa điểm mà các nhà hoạt động Hàn Quốc dùng để phát động chiến dịch rải truyền đơn ở biên giới. Hàn Quốc đã ngăn dân chúng của họ du lịch tới núi Kim Cương ở vùng bờ đông kể từ khi binh sĩ Triều Tiên bắn chết một bà nội trợ Seoul hồi tháng 7/2008.
Căng thẳng giữa hai bên leo thang kể từ tháng 3/2010 khi tàu hải quân Hàn Quốc bị chìm ở Hoàng hải, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Hàn Quốc cáo buộc ngư lôi Triều Tiên đánh chìm tàu của họ, điều mà Bình Nhưỡng liên tục bác bỏ. Quan hệ hai nước xấu đi trầm trọng khi vào tháng 11, Triều Tiên nã đạn pháo xuống một hòn đảo gần biên giới hai nước, làm 4 người chết.
Hai nước trên bán đảo Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc chiến 1950 - 1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn mà chưa có hiệp ước hòa bình nào được ký kết.
Mai Trang
Việc nhiều quan chức quân sự tháp tùng Chủ tịch Kim Jong-Il sang Trung Quốc khiến nhiều người nghi ngờ, Bình Nhưỡng đề nghị Bắc Kinh viện trợ vũ khí, nhất là máy bay.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, trong phái đoàn của ông Kim Jong-Il có hai quan chức cấp cao trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng là Ju Kyu-chang và Pak To-chun. Cả hai nhân vật này tháp tùng Chủ tịch Kim trong những chuyến công du Trung Quốc trước đó.
Ngoài ‘dấu hiệu’ trên, theo một nguồn tin của Chosun Ilbo, Chủ tịch Kim yêu cầu Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí “cổ điển” của mình.
Theo nguồn tin này, hồi tháng 5/2010, ông Kim cũng từng đề nghị Chủ tịch Hồ Cẩm Đào viện trợ máy bay chiến đấu nhưng bị từ chối.
Theo Chosun Ilbo, Chủ tịch Kim muốn có thêm máy bay bởi đây là điểm yếu nhất khi so sánh sức mạnh quân sự với người “anh em” phía Nam Hàn Quốc.
Ngược lại, Trung Quốc có nhiều lý do để không đáp ứng đề nghị của Triều Tiên. Và thay vì máy bay phản lực, Bắc Kinh có thể sẽ chỉ viện trợ, hiện đại hóa...súng trường, pháo của Triều Tiên...
Trong khi đó, theo Yonhap và Telegraph, Triều Tiên chuẩn bị hoàn thành một căn cứ hải quân gần biên giới với Hàn Quốc, tại Goampo, tỉnh Bắc Hwanghae. Khi hoàn thành, đây sẽ là “nhà” của khoảng 60 tàu đệm khí; làm "bệ phóng" cho các cuộc thâm nhập, đổ bộ quân sự của Bình Nhưỡng...
Trước thực tế này, một nguồn tin từ phía Hàn Quốc cho biết: “Tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang theo dõi chặt các hoạt động ở căn cứ quân sự ở Goampo. Quân đội Hàn Quốc đang chuẩn bị kế hoạch đối phó với các hoạt động từ căn cứ này”.
Những diễn biến trên là điều dễ hiểu bởi biên giới trên biển giữa hai miền Triều Tiên chưa vẫn chưa được phân định thống nhất; là nguyên nhân nhiều lần gây căng thẳng song phương, nhất là sau vụ chìm tàu Cheonan hôm 26/3/2010.
>> Triều Tiên không bỏ vũ khí hạt nhân vì sợ bị 'đánh' như Libya?
Ngoài ‘dấu hiệu’ trên, theo một nguồn tin của Chosun Ilbo, Chủ tịch Kim yêu cầu Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí “cổ điển” của mình.
Theo nguồn tin này, hồi tháng 5/2010, ông Kim cũng từng đề nghị Chủ tịch Hồ Cẩm Đào viện trợ máy bay chiến đấu nhưng bị từ chối.
Triều Tiên là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Ảnh Guardian. |
Ngược lại, Trung Quốc có nhiều lý do để không đáp ứng đề nghị của Triều Tiên. Và thay vì máy bay phản lực, Bắc Kinh có thể sẽ chỉ viện trợ, hiện đại hóa...súng trường, pháo của Triều Tiên...
Trong khi đó, theo Yonhap và Telegraph, Triều Tiên chuẩn bị hoàn thành một căn cứ hải quân gần biên giới với Hàn Quốc, tại Goampo, tỉnh Bắc Hwanghae. Khi hoàn thành, đây sẽ là “nhà” của khoảng 60 tàu đệm khí; làm "bệ phóng" cho các cuộc thâm nhập, đổ bộ quân sự của Bình Nhưỡng...
Trước thực tế này, một nguồn tin từ phía Hàn Quốc cho biết: “Tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang theo dõi chặt các hoạt động ở căn cứ quân sự ở Goampo. Quân đội Hàn Quốc đang chuẩn bị kế hoạch đối phó với các hoạt động từ căn cứ này”.
Những diễn biến trên là điều dễ hiểu bởi biên giới trên biển giữa hai miền Triều Tiên chưa vẫn chưa được phân định thống nhất; là nguyên nhân nhiều lần gây căng thẳng song phương, nhất là sau vụ chìm tàu Cheonan hôm 26/3/2010.
>> Triều Tiên không bỏ vũ khí hạt nhân vì sợ bị 'đánh' như Libya?