Tại nơi tập trung quyền lực chính trị, cũng như quyền lực tinh thần của chế độ hiện hành tại Trung Quốc, sự xuất hiện cũng như ra đi lặng lẽ của bức tượng một bậc thầy tinh thần của nền văn hóa Trung Hoa đã để lại nhiều câu hỏi và suy đoán.
Như nhiều người biết, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ra đời, Mao Trạch Đông, người đứng đầu chế độ thời kỳ đó, đã ra lệnh triệt hạ các di sản của Khổng Tử, được coi như nhà tư tưởng chủ yếu của chế độ phong kiến. Trong Cách mạng Văn hóa, Khổng giáo đã bị cấm tại Trung Quốc.
Tượng Khổng Tử đi đâu ? Theo một số mô tả, bức tượng bằng đồng cao 9,5 mét, nặng 17 tấn đã lặng lẽ được bứng khỏi vị trí trước Viện bảo tàng, trong đêm thứ Năm 21/4 để rời vào phía bên trong Viện bảo tàng, và được đặt tại một vị trí kín đáo.
Vì sao bước tượng lại được đưa vào rồi đưa ra khỏi vị trí nổi bật tại trung tâm quảng trường Thiên An Môn ? Giám đốc Viện bảo tàng này, trả lời phỏng vấn tờ Yangcheng Evening News ngày 9/3, đã khẳng định bức tượng Khổng Tử chỉ là một biểu tượng văn hóa gắn liền với việc tôn vinh các giá trị truyền thống, chứ không phải một biểu tượng chính trị. Tuy nhiên, việc chính quyền Trung Quốc không đưa ra một giải thích chính thức nào về việc di dời bức tượng đã kích thích nhiều suy đoán.
Trên một số trang mạng Việt Nam, có người còn cho rằng tượng Khổng Tử đã trở lại vị trí cũ sau một tuần « đi vắng » (xem thêm mục : « Khổng Tử chỉ lai vãng được ít lâu tại Thiên An Môn », trong bài điểm báo « Trung Quốc : Cuộc tiến công của thành phần "tân Maoít" », RFI 25/4/2011).
Jie Li, một nữ sinh viên Trung Quốc, đang theo học một trường báo chí tại Pháp (Ecole supérieure de journalisme de Lille), phát biểu ý kiến trên trang bog của mình. Ý kiến này sau đó được đăng tải trên kênh truyền thông France 24. Theo nữ sinh Trung Quốc này, lý do của câu chuyện rất đơn giản. Bảo tàng quốc gia Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn cải tạo.
Vì vậy, bức tượng được làm để đưa vào viện bảo tàng phải tạm thời bố trí ở bên ngoài, vì bên trong không có chỗ. Nữ sinh Trung Quốc khẳng định, những tranh luận về ý nghĩa của việc di chuyển bức tượng là rất kỳ quặc. Di sản Khổng tử đã từng bị phá hủy trong Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, nhưng hiện nay, Khổng tử đã lại được tôn vinh như một trong các nhà hiền triết lớn nhất của lịch sử.
Một ý kiến khác ngược lại, của Jing Gao, một người Trung Quốc dùng blog sống tại Hoa Kỳ, cũng được đăng tải trên France 24, cho biết việc đưa bức tượng Khổng Tử đặt tại Thiên An Môn ngay cạnh lăng Mao Trạch Đông là một hành động khác thường, thậm chí đầy mỉa mai. Bởi, theo lời một người thân cận với Mao Trạch Đông thuật lại, ngày mà đảng Cộng sản đưa Khổng Tử trở lại sẽ báo hiệu kỷ nguyên lãnh đạo của đảng sắp chấm dứt.
Theo blogger này, việc đặt tượng Khổng Tử tại Thiên An Môn đã khiến cho một số người hài lòng vì coi đó như một hành động của đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm khép lại quá khứ, vào giai đoạn mà các di sản của nhà hiền triết bị chính quyền chà đạp. Tuy nhiên, sự biến mất của bức tượng, không một lời giải thích từ phía chính quyền, đã khiến nhiều người tức giận. Họ coi đó như là một hành động trở mặt của Bắc Kinh.
Trang mạng của tờ Nhân dân nhật báo cách đây gần 4 tháng vào ngày 17/1/2011, có nghĩa là 5 ngày sau khi tượng Khổng tử được dựng trên Quảng trường Thiên An Môn, đã đưa ra một kết quả điều tra dư luận. Theo đó, 70% trong số 220.000 người tham gia vào cuộc thăm dò ý kiến đã phản đối việc dựng một bức tượng Khổng tử tại đây. Chắc chắn trong số những người phản đối, có rất nhiều thành viên của phong trào tân Mao-ít đang trỗi dậy.
Cũng cần biết rằng, trong thời gian từ đầu năm đến nay, cùng lúc với phong trào cách mạng Hoa Nhài tại các nước Bắc Phi và Trung Cận Đông, tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh gia tăng đàn áp đối lập. Việc bức tượng Khổng tử được đặt tại quảng trường Thiên An Môn trong hơn ba tháng đầu năm qua, phải chăng là một phương tiện giúp chính quyền Bắc Kinh « tranh thủ » được niềm tin của những người còn đặt nhiều hy vọng vào lý tưởng về một xã hội « hài hòa » theo tinh thần của bậc thầy đạo Khổng, trong gian đoạn đầy biến động hiện nay? Dù đúng hay không, hành động của chính quyền Trung Quốc có lẽ không có gì là mạo hiểm cả, bởi « Điều chủ yếu là, ảnh của Mao đã được gắn chặt trên tường Tử cấm thành », như bình luận của thông tín viên RFI Zorys Zylberman, trong bản tường trình ngày 12/1/2011.
-- “Khổng Tử bị xua đuổi vì không có hộ khẩu Bắc Kinh” Như nhiều người biết, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ra đời, Mao Trạch Đông, người đứng đầu chế độ thời kỳ đó, đã ra lệnh triệt hạ các di sản của Khổng Tử, được coi như nhà tư tưởng chủ yếu của chế độ phong kiến. Trong Cách mạng Văn hóa, Khổng giáo đã bị cấm tại Trung Quốc.
Tượng Khổng Tử đi đâu ? Theo một số mô tả, bức tượng bằng đồng cao 9,5 mét, nặng 17 tấn đã lặng lẽ được bứng khỏi vị trí trước Viện bảo tàng, trong đêm thứ Năm 21/4 để rời vào phía bên trong Viện bảo tàng, và được đặt tại một vị trí kín đáo.
Vì sao bước tượng lại được đưa vào rồi đưa ra khỏi vị trí nổi bật tại trung tâm quảng trường Thiên An Môn ? Giám đốc Viện bảo tàng này, trả lời phỏng vấn tờ Yangcheng Evening News ngày 9/3, đã khẳng định bức tượng Khổng Tử chỉ là một biểu tượng văn hóa gắn liền với việc tôn vinh các giá trị truyền thống, chứ không phải một biểu tượng chính trị. Tuy nhiên, việc chính quyền Trung Quốc không đưa ra một giải thích chính thức nào về việc di dời bức tượng đã kích thích nhiều suy đoán.
Trên một số trang mạng Việt Nam, có người còn cho rằng tượng Khổng Tử đã trở lại vị trí cũ sau một tuần « đi vắng » (xem thêm mục : « Khổng Tử chỉ lai vãng được ít lâu tại Thiên An Môn », trong bài điểm báo « Trung Quốc : Cuộc tiến công của thành phần "tân Maoít" », RFI 25/4/2011).
Jie Li, một nữ sinh viên Trung Quốc, đang theo học một trường báo chí tại Pháp (Ecole supérieure de journalisme de Lille), phát biểu ý kiến trên trang bog của mình. Ý kiến này sau đó được đăng tải trên kênh truyền thông France 24. Theo nữ sinh Trung Quốc này, lý do của câu chuyện rất đơn giản. Bảo tàng quốc gia Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn cải tạo.
Vì vậy, bức tượng được làm để đưa vào viện bảo tàng phải tạm thời bố trí ở bên ngoài, vì bên trong không có chỗ. Nữ sinh Trung Quốc khẳng định, những tranh luận về ý nghĩa của việc di chuyển bức tượng là rất kỳ quặc. Di sản Khổng tử đã từng bị phá hủy trong Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, nhưng hiện nay, Khổng tử đã lại được tôn vinh như một trong các nhà hiền triết lớn nhất của lịch sử.
Một ý kiến khác ngược lại, của Jing Gao, một người Trung Quốc dùng blog sống tại Hoa Kỳ, cũng được đăng tải trên France 24, cho biết việc đưa bức tượng Khổng Tử đặt tại Thiên An Môn ngay cạnh lăng Mao Trạch Đông là một hành động khác thường, thậm chí đầy mỉa mai. Bởi, theo lời một người thân cận với Mao Trạch Đông thuật lại, ngày mà đảng Cộng sản đưa Khổng Tử trở lại sẽ báo hiệu kỷ nguyên lãnh đạo của đảng sắp chấm dứt.
Theo blogger này, việc đặt tượng Khổng Tử tại Thiên An Môn đã khiến cho một số người hài lòng vì coi đó như một hành động của đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm khép lại quá khứ, vào giai đoạn mà các di sản của nhà hiền triết bị chính quyền chà đạp. Tuy nhiên, sự biến mất của bức tượng, không một lời giải thích từ phía chính quyền, đã khiến nhiều người tức giận. Họ coi đó như là một hành động trở mặt của Bắc Kinh.
Trang mạng của tờ Nhân dân nhật báo cách đây gần 4 tháng vào ngày 17/1/2011, có nghĩa là 5 ngày sau khi tượng Khổng tử được dựng trên Quảng trường Thiên An Môn, đã đưa ra một kết quả điều tra dư luận. Theo đó, 70% trong số 220.000 người tham gia vào cuộc thăm dò ý kiến đã phản đối việc dựng một bức tượng Khổng tử tại đây. Chắc chắn trong số những người phản đối, có rất nhiều thành viên của phong trào tân Mao-ít đang trỗi dậy.
Cũng cần biết rằng, trong thời gian từ đầu năm đến nay, cùng lúc với phong trào cách mạng Hoa Nhài tại các nước Bắc Phi và Trung Cận Đông, tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh gia tăng đàn áp đối lập. Việc bức tượng Khổng tử được đặt tại quảng trường Thiên An Môn trong hơn ba tháng đầu năm qua, phải chăng là một phương tiện giúp chính quyền Bắc Kinh « tranh thủ » được niềm tin của những người còn đặt nhiều hy vọng vào lý tưởng về một xã hội « hài hòa » theo tinh thần của bậc thầy đạo Khổng, trong gian đoạn đầy biến động hiện nay? Dù đúng hay không, hành động của chính quyền Trung Quốc có lẽ không có gì là mạo hiểm cả, bởi « Điều chủ yếu là, ảnh của Mao đã được gắn chặt trên tường Tử cấm thành », như bình luận của thông tín viên RFI Zorys Zylberman, trong bản tường trình ngày 12/1/2011.
Nguyễn Hải Hoành
Ngày 11/1 năm nay, Nhà Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc long trọng làm lễ khánh thành tượng đài Khổng Tử trên quảng trường Thiên An Môn. Việc này đã gây ra một cuộc tranh cãi om xòm trong dư luận cả nước; đó là do quảng trường này là nơi linh thiêng nhất trong lòng dân Trung Quốc, xưa nay chưa hề có bất cứ tượng đài nào (trừ các bức tượng đặt trong nhà), từ năm 1949 trở đi chỉ có duy nhất một bức ảnh khổ lớn Chủ tịch Mao Trạch Đông “độc quyền” ngự trị trên thành lầu Cổng Thiên An.
Việc đưa hình ảnh đức Khổng, người từng bị Mao Trạch Đông lên án nặng nề nhất, vào nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm” này có thể bị coi là một biến đổi lớn về chính trị-tư tưởng: phải chăng nó báo trước sự kiện học thuyết của cụ – còn gọi là Nho giáo – sẽ thay thế chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Mao suốt đời theo đuổi?
Ngày 22/4, website msnbc.msn.com dẫn tin hãng Reuters cho biết pho tượng nói trên “đã biến mất” và Nhà Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc không cho biết lý do của sự việc động trời này. Một số người dân pha trò nói Khổng Tử bị xua đuổi vì ngài không có hộ khẩu Bắc Kinh – bản tin viết.
(Bạn có thể xem hai bức ảnh chụp nơi đặt tượng đài này trước và sau ngày 21/4 đăng trên bản điện tử Thời báo New York theo link :
http://www.nytimes.com/2011/04/23/world/asia/23confucius.html.)
Từ nay không ai còn thấy pho tượng đồ sộ với khuôn mặt nghiêm nghị của Đức Khổng Phu Tử ở chỗ nó từng đứng sừng sững như một hòn núi nhỏ sau hôm khánh thành.
Theo website ifeng.com thì cán bộ phụ trách hữu quan của Nhà Bảo tàng Quốc gia giải thích: theo thiết kế tổng thể cải tạo Nhà Bảo tàng này thì tại khu sân phía Tây bên trong khuôn viên Nhà Bảo tàng có lập Vườn điêu khắc dùng làm nơi đặt tượng các danh nhân văn hoá Trung Quốc. Do việc xây dựng khu sân chưa hoàn tất nên bức tượng đầu tiên làm xong (là tượng Khổng Tử) phải “tạm đặt” trên quảng trường chỗ bên ngoài cổng phía Bắc Nhà Bảo tàng.
Cách giải thích này thật khó tin, rõ ràng là sự ngụy biện, bởi lẽ lễ khánh thành pho tượng đồng đen đồ sộ cao 9,5 m (cả bệ), nặng 17 tấn này được Nhà Bảo tàng Quốc gia long trọng tổ chức hôm 11/1 có sự tham dự của một Phó Chủ tịch Quốc hội, một Phó Chủ tịch Chính Hiệp cùng một Thứ trưởng Bộ Văn hóa, chả lẽ là sự “tạm đặt” để rồi sau đấy cất pho tượng vào một khu vườn bên trong khuôn viên khu nhà Bảo tàng?
Chưa kể, không ít học giả đã lớn tiếng ca ngợi việc dựng tượng tại quảng trường Thiên An Môn, coi đây là một cái mốc lịch sử trên con đường phục hồi nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Sử gia Lưu Thân Ninh - Phó hiệu trưởng trương Đảng Thành ủy Thâm Quyến, nhà bình luận thời sự Đài Truyền hình Phượng Hoàng ca ngợi đây là một sự việc “có ý nghĩa phi phàm”, cho thấy Trung Quốc đang tìm lại nền văn hóa của mình, dùng văn hóa để hội tụ niềm tin của đồng bào toàn dân tộc Trung Hoa, giúp họ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng niềm tin hiện nay, tăng sức mạnh mềm cho đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dù nói thế nào đi nữa, ai cũng thừa hiểu tượng Khổng Tử phải dời đi vì việc dựng tượng ngài trên quảng trường Thiên An Môn bị đông đảo dân chúng phản đối kịch liệt.
Người Trung Quốc rất coi trọng Khổng Tử, nhà văn hóa vĩ đại của họ, nhưng học thuyết của cụ thì bị họ đối xử hoàn toàn khác. Từ ngày văn minh phương Tây tràn vào Trung Quốc, Nho giáo bị các nhà trí thức tân tiến nước này lên án là nhân tố cản trở tiến bộ lịch sử. Suốt trăm năm qua, nó bị chính người Trung Quốc đả phá tơi bời tưởng như đã chết hẳn.
Sau khi nước này thi hành cải cách mở cửa, dưới sự khuyến khích không ra mặt của chính quyền, Nho giáo mới bắt đầu được dần dần phục hồi, có lúc trở thành cơn sốt. Phái tôn thờ Khổng Tử cho rằng việc phục hồi Nho giáo có lợi cho công cuộc xây dựng xã hội hài hòa, chống lại tình trạng sa sút đạo đức hiện nay và tăng thêm sức mạnh mềm cho quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Nhưng giới học giả phái Mác-xít và giới học giả phái tự do mạnh mẽ phản đối trào lưu nói trên, coi đó là bước thụt lùi về tư tưởng, vì họ cho rằng Nho giáo đi ngược lại chủ nghĩa xã hội và tư tưởng dân chủ tự do, ngược với trào lưu tiến bộ của loài người.
Vì vậy, việc dựng tượng Khổng Tử trên quảng trường Thiên An Môn đã lập tức gây ra tranh cãi om xòm, thậm chí rất gay gắt. Mạng Nhân dân tổ chức điều tra dư luận, kết quả cho thấy phái tán thành có 455 phiếu, phái phản đối có 10375 phiếu, phái trung lập 491 phiếu, chứng tỏ tuyệt đại đa số không tán thành dựng tượng tại nơi thiêng liêng này.
Một người viết: Thế là cái đại diện cho gông cùm trên cổ người Trung Quốc đã được dời đi. Tôi thật sự không thích nền văn hoá truyền thống của nước ta.
Sự kiện dựng tượng Khổng Tử trên quảng trường Thiên An Mônđược tuyên truyền ca ngợi om xòm một dạo rồi sau đó vài tháng tượng đài này lặng lẽ biến mất khỏi chỗ cũ cho thấy Trung Quốc quả là một đất nước thần bí, nội bộ kém ổn định, mọi chuyện đều có thể thay đổi xoành xoạch chẳng biết do đâu./.
Khổng Tử được rước về Thiên An Môn
(Nguyễn Hải Hoành, Tạp chí Tia Sáng)
Lịch sử Trung Quốc (TQ) cho thấy, đạo Khổng chỉ được tôn vinh khi đất nước này thái bình. Hơn ba chục năm trôi qua, trời đã yên biển đã lặng, thánh nhân được rước về nơi linh thiêng nhất trong lòng người TQ - quảng trường Thiên An Môn.
Vừa qua, Trung Quốc đã làm lễ khánh thành tượng đài Khổng Tử đặt trước Viện Bảo tàng Quốc gia, đối diện với bức ảnh Mao Trạch Đông trên thành lầu Thiên An Môn, xa xa bên kia đại lộ Trường An. Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Ngô Vi Sơn, Viện trưởng Viện Điêu khắc thuộc Viện Nghiên cứu Nghệ thuật TQ, Uỷ viên Chính Hiệp toàn quốc [1]. Ông giới thiệu: Trong thời gian họp Quốc hội và họp Đại hội Chính Hiệp toàn quốc hồi tháng 3 năm ngoái, Giám đốc Viện Bảo tàng Quốc gia đề nghị ông làm bức tượng này.
Cụ cam chịu là phải. Số phận cay đắng đến với Khổng Tử ngay từ hồi sinh thời, cụ bỏ ra 16 năm đi khắp thiên hạ du thuyết kêu gọi vua chúa các nước chấp nhận đường lối “ Nhân trị” (Nhân: thương người), nhưng chẳng ai nghe. Hơn 300 năm sau khi cụ chết, từ ngày Hán Vũ Đế “Bãi truất Bách gia, độc tôn Nho thuật” tên tuổi cụ mới được vinh danh suốt 2.000 năm. Nhưng từ cuối thế kỉ XIX khi nhà Thanh khuất phục trước các đế quốc phương Tây, giới tân trí thức TQ tố cáo học thuyết của cụ là nguồn gốc làm dân tộc này hèn yếu, từ đó cụ bị phê phán suốt một thế kỷ. Cách mạng Văn hoá 1966-1976 vùi cụ xuống đất đen. Cụ chỉ còn đựơc tôn vinh trong quần thể người Hoa ở ngoài đại lục. Từ ngày TQ cải cách mở cửa, Khổng Tử được dần dần ngẩng mặt, nay được rước về Thiên An Môn thực quá vinh hiển; nhưng nghĩ lại chuyện cũ, cụ chẳng tin lần này mình sẽ được tôn vinh mãi mãi, cho nên cụ chưa thể vui cười. Xem ra Ngô Vi Sơn rất hiểu tâm trạng Khổng Tử.
Lễ khánh thành tượng đài khách mời cao nhất có Phó Chủ tịch Quốc Hội Tưởng Thụ Thanh và Phó Chủ tịch Chính Hiệp toàn quốc Tôn Gia Chính, hai nhân vật không có thực quyền, và một Thứ trưởng Bộ Văn Hoá. Điều đó cho thấy người ta không muốn làm to chuyện này. Thực ra ai cũng biết dựng tượng Khổng Tử tại Thiên An Môn là chuyện rất nhạy cảm, không chỉ có ý nghĩa văn hoá, và phải được cấp rất cao duyệt y. Dư luận đang hỏi ai là người đưa ra chủ trương ấy, ý đồ sâu xa của nó là gì- chủ nghĩa dân tộc hay CNXH đặc sắc TQ? CNXH liệu có bị thay bằng Nho giáo hay không?
Nhiều người cho sự kiện đó là một tín hiệu rất quan trọng chứng tỏ quốc gia vĩ đại này đang tìm về cội nguồn văn hoá của mình, Nhà nước muốn dùng văn hoá truyền thống để hội tụ niềm tin của toàn dân tộc. Người khổng lồ TQ đã trỗi dậy, có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rồi, nay cần tìm chỗ dựa văn hoá, tư tưởng. Lâu nay văn hoá phương Tây lấn át phương Đông, TQ chưa tận dụng được nền văn hoá lâu đời 5.000 năm của mình để rèn được một tinh thần dân tộc riêng, như thế sao có thể ngẩng cao đầu.
Có người nói sự kiện trên đánh dấu thời đại hệ tư tưởng phương Tây thống trị TQ đã trở thành quá khứ. Đất nước chiếm 1/4 nhân loại này đã đến lúc cần xây dựng hệ tư tưởng riêng của mình cho xứng với tầm vóc một quốc gia đang sắp sửa dẫn đầu thế giới về quốc lực tổng hợp. Phục hồi học thuyết của Khổng Tử là hướng đi được lựa chọn.
Học giả Lý Linh viết “Chó không nhà - Tôi đọc Luận Ngữ”, được bình chọn là sách hay nhất của TQ năm 2007. Sách phê phán Nho giáo một cách hệ thống, lý lẽ sâu sắc khó có thể phản bác. Nhưng tên sách bị nhiều người phản đối. Tác giả thanh minh: Đây chính là lời Khổng tử tự nói về cụ; bất cứ nhà trí thức hoài bão lý tưởng mà bất mãn với thế giới hiện thực thì đều là Chó không nhà…
Cùng thời gian ấy bà giáo sư Vu Đan lên Đài Truyền hình Trung ương thuyết giảng ca ngợi Khổng tử hết lời, được bàn dân thiên hạ (chủ yếu là phụ nữ) khen hay. Các bài giảng ấy tập hợp thành sách “Vu Đan Luận Ngữ Tâm đắc” bán được mấy triệu bản.
Hai cuốn sách viết về đức Khổng, một phê phán tơi bời, một ca ngợi quá đáng, đều cùng là sách bán chạy nhất. Chuyện ấy có lẽ chỉ có ở TQ.
Vì sao Khổng Tử lại long đong lận đận như vậy?
Có thể kết luận: Tất cả chỉ để phục vụ mục đích sâu sa của tầng lớp cầm quyền. Cũng con người ấy, học thuyết ấy, lúc thì ca ngợi lên mây, lúc thì vùi dập không thương tiếc…
Nho giáo trọng lễ giáo, đề xướng “Quân quân thần thần”, tức ai nấy nên tôn ti trật tự, chớ “vượt rào”. Hán Vũ Đế phát hiện Nho giáo có thể củng cố vương triều mình, vì thế đưa học thuyết ấy lên làm hệ tư tưởng của chế độ phong kiến. Mao Trạch Đông muốn lật đổ sự lãnh đạo của Lưu Thiếu Kỳ và “ Phái đương quyền” chống Mao, vì thế ông phải đánh đổ Nho giáo, khuyến khích Hồng Vệ Binh “Tạo phản”. Khi Giang Thanh muốn hạ bệ Thủ tướng Chu Ân Lai có cốt cách nhà Nho trung dung đang chặn con đường thăng tiến của mình, bà ta phát động phong trào “Phê Lâm phê Khổng”.
Hơn ba chục năm sau tượng Khổng Tử chễm chệ ngay tại Thiên An Môn. Rõ ràng, ngài lại được dùng để phục vụ nhu cầu chính trị.
Trước hết là nhu cầu làm cho nội bộ xã hội được hài hoà , yên ổn. Sau 30 năm cải cách mở cửa, kinh tế phát triển thần tốc, đất nước giàu lên chưa từng thấy, cái bánh ga-tô thành quả kinh tế ấy nên phân chia thế nào cho được lòng tất cả mọi người, chuyện ấy đã trở thành vấn đề lớn nhất bên trong xã hội TQ. Do tác động của các nhóm lợi ích, của cái gọi là chủ nghĩa tư bản thân quen (Cronycapitalism), sự phân phối thành quả kinh tế ngày càng bất công, lắm nơi dân nghèo tức giận biểu tình phá phách, giữ ổn định xã hội trở thành vấn đề gay cấn nhất hiện nay. Ban lãnh đạo nước này đề xuất phải thực hiện ý tưởng xã hội hài hoà. Liên kết ý tưởng ấy với vị Chí thánh tiên sư cách đây 2.500 năm sẽ thể hiện ý tưởng cai trị xã hội hiện nay là có nguồn gốc lịch sử và trí tuệ sâu xa, như thế sẽ dễ giành được sự đồng thuận xã hội.
Truyền thống bao giờ cũng là nguồn sức mạnh vô biên, không nhà lãnh đạo nào không tận dụng. Giờ đây người ta giải thích chữ “Hoà” (hoà bình, hài hoà…) như sau: Bộ Hoà bên trái nghĩa là thóc gạo, chữ Khẩu bên phải nghĩa là ăn; dân có thóc gạo ăn thì dĩ nhiên là hoà bình, hài hoà rồi. Chữ “Hài” : bộ Ngôn bên trái nghĩa là nói, chữ Giai bên phải nghĩa là “tất cả đều”; khi mọi người đều được quyền nói tức là dân chủ, là hài hoà với nhau.
Thứ hai là nhu cầu đối ngoại. Trên thế giới, Khổng Tử là người TQ nổi tiếng nhất xưa nay; Nho giáo của cụ gắn liền với lịch sử đất nước này, vì thế Huntington xếp văn hoá TQ vào loại hình văn hoá Nho giáo. Do vậy Khổng Tử dường như đã trở tành đại diện duy nhất của văn hoá Trung Hoa xưa và nay. Chính phủ TQ bỏ tiền tỷ ra xây dựng Học viện Khổng Tử khắp thế giới để quảng bá nền văn hoá của nước họ. Sau khi biết tin Lưu Hiểu Ba được tặng giải Nobel hoà bình, một số học giả TQ phản đối sự trao giải này đã đặt ra “Giải hoà bình Khổng Tử ( Confucius Peace Prize)” để đối chọi lại giải Nobel [2]. Rõ ràng TQ muốn dùng văn hoá Khổng học để chống lại “sự xâm lăng của văn hoá phương Tây”. Họ ra sức tuyên truyền ý tưởng văn hoá phương Đông đang thay thế văn hoá phương Tây dẫn đầu thế giới. Tư tưởng Khổng Tử sẽ là thứ sức mạnh mềm mà TQ đang thiếu, khi sức mạnh cứng của họ đã khá đủ để chọi lại phương Tây.
Chắc chắn quá trình phục hồi Nho giáo sẽ gặp nhiều khó khăn. Sau cả thế kỷ bị vùi dập, Nho giáo gần như đã chết trong lòng người TQ, nay khó có thể trở lại vị trí như trước; nhất là vì nó đi ngược với trào lưu hiện đại hoá. Gần đây không ít nhân vật có máu mặt ở TQ vẫn lên tiếng phê phán nó. Trung tướng Lưu Á Châu, Chính uỷ ĐH Quốc phòng TQ, nói Nho giáo là triết học của xã hội quan trường hoá, chủ trương ngu dân; Nho giáo có tội với người TQ…
Việc tượng Khổng Tử được dựng lại nơi ảnh Mao Trạch Đông độc chiếm từ năm 1949 tới nay rõ ràng là có ý nghĩa chính trị chứ không đơn thuần chỉ để thu hút khách du lịch.
Ghi chú:
[1] Tương đương Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
[2] Hôm 9/12/2010 Ban Bình chọn giải Hoà bình Khổng Tử ( gồm 6 giáo sư ĐH Bắc Kinh, ĐH Sư Phạm Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa) đã làm lễ trao giải này đầu tiên tại Bắc Kinh, người được tặng là ông Liên Chiến Chủ tịch danh dự TQ Quốc Dân Đảng (ở Đài Loan) “ do có đóng góp cho việc bắc cầu hoà bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan”; nhưng ông này nói không biết có giải này và không sang TQ nhận giải. Kết quả một bé gái 6 tuổi được nói là đại diện cho Liên Chiến” lên nhận giải trị giá 15.000 USD.
- Vì sao Khổng Tử long đong lận đận?
Lịch sử Trung Quốc (TQ) cho thấy, đạo Khổng chỉ được tôn vinh khi đất nước này thái bình. Hơn ba chục năm trôi qua, trời đã yên biển đã lặng, thánh nhân được rước về nơi linh thiêng nhất trong lòng người TQ - quảng trường Thiên An Môn. Nhưng vẫn có những lời bình không vui...
Khổng Tử được rước về Thiên An Môn
Tượng đài là một phần của công trình cải tạo mở rộng Bảo tàng Quốc gia, chi phí hết 2.5 tỷ Nhân dân tệ (380 triệu USD). Tượng đúc bằng đồng đen, cao 7.9m, nặng 17 tấn, bệ cao 1.6m, tổng chiều cao 9.5m, theo đúng quy cách kiến trúc Cửu Ngũ chi tôn dành cho bậc đế vương. Dòng chữ tên Khổng Tử và năm sinh, năm mất, đúc bằng vàng gắn trên bệ. Tượng đài hoàn thành trong tám tháng, thoạt trông như một tảng đá, một hòn núi. Cụ Khổng y phục giản dị, hông bên trái đeo bảo kiếm, hai tay chắp vào nhau, mắt đau đáu nhìn về phương xa, nét mặt đôn hậu hiền từ, vẻ cam chịu- chứ không mỉm cười như quy định về tượng Khổng Tử do Hội Khổng Tử đặt ra trước đây dăm năm.
[1] Tương đương Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Khổng Tử được rước về Thiên An Môn
Vừa qua, Trung Quốc đã làm lễ khánh thành tượng đài Khổng Tử đặt trước Viện Bảo tàng Quốc gia, đối diện với bức ảnh Mao Trạch Đông trên thành lầu Thiên An Môn, xa xa bên kia đại lộ Trường An. Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Ngô Vi Sơn, Viện trưởng Viện Điêu khắc thuộc Viện Nghiên cứu Nghệ thuật TQ, Uỷ viên Chính Hiệp toàn quốc [1]. Ông giới thiệu: Trong thời gian họp Quốc hội và họp Đại hội Chính Hiệp toàn quốc hồi tháng 3 năm ngoái, Giám đốc Viện Bảo tàng Quốc gia đề nghị ông làm bức tượng này.
Vì sao Khổng Tử lại long đong lận đận như vậy? |
Cụ cam chịu là phải. Số phận cay đắng đến với Khổng Tử ngay từ hồi sinh thời, cụ bỏ ra 16 năm đi khắp thiên hạ du thuyết kêu gọi vua chúa các nước chấp nhận đường lối “Nhân trị” (Nhân: thương người), nhưng chẳng ai nghe. Hơn 300 năm sau khi cụ chết, từ ngày Hán Vũ Đế “Bãi truất Bách gia, độc tôn Nho thuật” tên tuổi cụ mới được vinh danh suốt 2.000 năm. Nhưng từ cuối thế kỉ XIX khi nhà Thanh khuất phục trước các đế quốc phương Tây, giới tân trí thức TQ tố cáo học thuyết của cụ là nguồn gốc làm dân tộc này hèn yếu, từ đó cụ bị phê phán suốt một thế kỷ. Cách mạng Văn hoá 1966-1976 vùi cụ xuống đất đen. Cụ chỉ còn đựơc tôn vinh trong quần thể người Hoa ở ngoài đại lục. Từ ngày TQ cải cách mở cửa, Khổng Tử được dần dần ngẩng mặt, nay được rước về Thiên An Môn thực quá vinh hiển; nhưng nghĩ lại chuyện cũ, cụ chẳng tin lần này mình sẽ được tôn vinh mãi mãi, cho nên cụ chưa thể vui cười. Xem ra Ngô Vi Sơn rất hiểu tâm trạng Khổng Tử.
Tượng đài Khổng Tử |
Nhiều người cho sự kiện đó là một tín hiệu rất quan trọng chứng tỏ quốc gia vĩ đại này đang tìm về cội nguồn văn hoá của mình, Nhà nước muốn dùng văn hoá truyền thống để hội tụ niềm tin của toàn dân tộc. Người khổng lồ TQ đã trỗi dậy, có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rồi, nay cần tìm chỗ dựa văn hoá, tư tưởng. Lâu nay văn hoá phương Tây lấn át phương Đông, TQ chưa tận dụng được nền văn hoá lâu đời 5.000 năm của mình để rèn được một tinh thần dân tộc riêng, như thế sao có thể ngẩng cao đầu.
Sách ca ngợi Khổng Tử lên mây xanh hay chê bai đều bán chạy
Có người nói sự kiện trên đánh dấu thời đại hệ tư tưởng phương Tây thống trị TQ đã trở thành quá khứ. Đất nước chiếm 1/4 nhân loại này đã đến lúc cần xây dựng hệ tư tưởng riêng của mình cho xứng với tầm vóc một quốc gia đang sắp sửa dẫn đầu thế giới về quốc lực tổng hợp. Phục hồi học thuyết của Khổng Tử là hướng đi được lựa chọn.
Từ thập niên 90 thế kỷ XX, TQ bắt đầu dần dần phục hồi Quốc học, tức học thuật Trung Hoa. Đa số học giả Quốc học muốn phục hồi Nho giáo mà họ cho là quan trọng nhất. Nhưng việc phục hồi Nho giáo tiến hành rất trầy trật, dù có sự hậu thuẫn không ra mặt của chính quyền. Giới học giả phái Mác-xít cũng như phái tự do đều ra sức phản đối.
Học giả Lý Linh viết “Chó không nhà - Tôi đọc Luận Ngữ”, được bình chọn là sách hay nhất của TQ năm 2007. Sách phê phán Nho giáo một cách hệ thống, lý lẽ sâu sắc khó có thể phản bác. Nhưng tên sách bị nhiều người phản đối. Tác giả thanh minh: Đây chính là lời Khổng tử tự nói về cụ; bất cứ nhà trí thức hoài bão lý tưởng mà bất mãn với thế giới hiện thực thì đều là Chó không nhà…
Cùng thời gian ấy bà giáo sư Vu Đan lên Đài Truyền hình Trung ương thuyết giảng ca ngợi Khổng tử hết lời, được bàn dân thiên hạ (chủ yếu là phụ nữ) khen hay. Các bài giảng ấy tập hợp thành sách “Vu Đan Luận Ngữ Tâm đắc” bán được mấy triệu bản.
Hai cuốn sách viết về đức Khổng, một phê phán tơi bời, một ca ngợi quá đáng, đều cùng là sách bán chạy nhất. Chuyện ấy có lẽ chỉ có ở TQ.
Ai thích "dùng" Khổng Tử nhất?
Có thể kết luận: Tất cả chỉ để phục vụ mục đích sâu xa của tầng lớp cầm quyền. Cũng con người ấy, học thuyết ấy, lúc thì ca ngợi lên mây, lúc thì vùi dập không thương tiếc…
Nho giáo trọng lễ giáo, đề xướng “Quân quân thần thần”, tức ai nấy nên tôn ti trật tự, chớ “vượt rào”. Hán Vũ Đế phát hiện Nho giáo có thể củng cố vương triều mình, vì thế đưa học thuyết ấy lên làm hệ tư tưởng của chế độ phong kiến. Mao Trạch Đông muốn lật đổ sự lãnh đạo của Lưu Thiếu Kỳ và “ Phái đương quyền” chống Mao, vì thế ông phải đánh đổ Nho giáo, khuyến khích Hồng Vệ Binh “Tạo phản”. Khi Giang Thanh muốn hạ bệ Thủ tướng Chu Ân Lai có cốt cách nhà Nho trung dung đang chặn con đường thăng tiến của mình, bà ta phát động phong trào “Phê Lâm phê Khổng”.
Hơn ba chục năm sau tượng Khổng Tử chễm chệ ngay tại Thiên An Môn. Rõ ràng, ngài lại được dùng để phục vụ nhu cầu chính trị.
"Xã hội hài hòa"
Trước hết là nhu cầu làm cho nội bộ xã hội được hài hoà , yên ổn. Sau 30 năm cải cách mở cửa, kinh tế phát triển thần tốc, đất nước giàu lên chưa từng thấy, cái bánh ga-tô thành quả kinh tế ấy nên phân chia thế nào cho được lòng tất cả mọi người, chuyện ấy đã trở thành vấn đề lớn nhất bên trong xã hội TQ. Do tác động của các nhóm lợi ích, của cái gọi là chủ nghĩa tư bản thân quen (Cronycapitalism), sự phân phối thành quả kinh tế ngày càng bất công, lắm nơi dân nghèo tức giận biểu tình phá phách, giữ ổn định xã hội trở thành vấn đề gay cấn nhất hiện nay. Ban lãnh đạo nước này đề xuất phải thực hiện ý tưởng xã hội hài hoà. Liên kết ý tưởng ấy với vị Chí thánh tiên sư cách đây 2.500 năm sẽ thể hiện ý tưởng cai trị xã hội hiện nay là có nguồn gốc lịch sử và trí tuệ sâu xa, như thế sẽ dễ giành được sự đồng thuận xã hội.
Truyền thống bao giờ cũng là nguồn sức mạnh vô biên, không nhà lãnh đạo nào không tận dụng. Giờ đây người ta giải thích chữ “Hoà” (hoà bình, hài hoà…) như sau: Bộ Hoà bên trái nghĩa là thóc gạo, chữ Khẩu bên phải nghĩa là ăn; dân có thóc gạo ăn thì dĩ nhiên là hoà bình, hài hoà rồi. Chữ “Hài” : bộ Ngôn bên trái nghĩa là nói, chữ Giai bên phải nghĩa là “tất cả đều”; khi mọi người đều được quyền nói tức là dân chủ, là hài hoà với nhau.
Thứ hai là nhu cầu đối ngoại. Trên thế giới, Khổng Tử là người TQ nổi tiếng nhất xưa nay; Nho giáo của cụ gắn liền với lịch sử đất nước này, vì thế Huntington xếp văn hoá TQ vào loại hình văn hoá Nho giáo. Do vậy Khổng Tử dường như đã trở tành đại diện duy nhất của văn hoá Trung Hoa xưa và nay. Chính phủ TQ bỏ tiền tỷ ra xây dựng Học viện Khổng Tử khắp thế giới để quảng bá nền văn hoá của nước họ. Sau khi biết tin Lưu Hiểu Ba được tặng giải Nobel hoà bình, một số học giả TQ phản đối sự trao giải này đã đặt ra “Giải hoà bình Khổng Tử ( Confucius Peace Prize)” để đối chọi lại giải Nobel [2]. Rõ ràng TQ muốn dùng văn hoá Khổng học để chống lại “sự xâm lăng của văn hoá phương Tây”. Họ ra sức tuyên truyền ý tưởng văn hoá phương Đông đang thay thế văn hoá phương Tây dẫn đầu thế giới. Tư tưởng Khổng Tử sẽ là thứ sức mạnh mềm mà TQ đang thiếu, khi sức mạnh cứng của họ đã khá đủ để chọi lại phương Tây.
Chắc chắn quá trình phục hồi Nho giáo sẽ gặp nhiều khó khăn. Sau cả thế kỷ bị vùi dập, Nho giáo gần như đã chết trong lòng người TQ, nay khó có thể trở lại vị trí như trước; nhất là vì nó đi ngược với trào lưu hiện đại hoá. Gần đây không ít nhân vật có máu mặt ở TQ vẫn lên tiếng phê phán nó. Trung tướng Lưu Á Châu, Chính uỷ ĐH Quốc phòng TQ, nói Nho giáo là triết học của xã hội quan trường hoá, chủ trương ngu dân; Nho giáo có tội với người TQ…
Việc tượng Khổng Tử được dựng lại nơi ảnh Mao Trạch Đông độc chiếm từ năm 1949 tới nay rõ ràng là có ý nghĩa chính trị chứ không đơn thuần chỉ để thu hút khách du lịch.
Nguyễn Hải Hoành
[1] Tương đương Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
RFA 23.04.2011
Nhiều người dân Trung Quốc, nhất là những người ở thủ đô Bắc Kinh đang yêu cầu cơ quan chức năng nước này giải thích vì sao bức tượng Đức Khổng Tử nằm đối diện Quảng Trường Thiên An Môn bị dời đi một cách bí ẩn.
Bức tượng này mới được khánh thành cách đây ba tháng bên ngoài Bảo tàng viện Quốc gia Trung Quốc.
Tuy nhiên, cổng thông tin sina.com trích dẫn phát biểu của một viên chức bảo tàng nói rằng bức tượng được dời vào bên trong một vườn tượng của bảo tàng. Trong khi đó thì các viên chức khác không bình luận gì về việc bức tượng bị di chuyển đi; họ cũng cho hãng thông tấn AP biết là ngày thứ bảy không có bán vé tham quan nên không thể vào bảo tàng để kiểm tra.-Confucius statue removed from outside Beijing's National Museum DPA
Beijing - A statue of Confucius erected in front of Beijing's National Museum on the edge of Tiananmen Square in January was suddenly removed, media reports said Friday.
The 9.5-metre bronze statue of the philosopher was moved on Thursday to a less prominent position inside the museum. The newspaper Beijing Wanbao said the move had been long planned.
Lu Zhangshen, the director of the museum, said at the statue's unveiling that it would become another of the city's landmarks like the Forbidden City and the Great Hall of the People.
The prominent place the statue occupied, not far from a giant portrait of chairman Mao Zedong that dominates the Gate of Heavenly Peace, had provoked debate in the Chinese capital as Mao had dismissed Confucius' teachings.
The erection of the statue reflected a growing revival of traditional religious and cultural practices in China over the past 25 years.
The nominally atheist leaders of the ruling Communist Party have studied Confucian and other Chinese classics that were once banned as 'feudal ideology.'
Some see Confucius as a and warn of a new cult of the philosopher.
Confucius is generally said to have lived from 551 to 479 BC although his famous aphorisms were only recorded by disciples many years later.
TTO - Ngày 13-1, Trung Quốc đã ra mắt bức tượng Khổng Tử khổng lồ đặt tại quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh.
Bức tượng cao 9,5m này nằm ngay lối vào Bảo tàng quốc gia Trung Quốc ở Thiên An Môn.
Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của triết lý đạo Khổng đối với người dân và đất nước Trung Quốc.
Bức tượng cao 9,5m đặt ở Thiên An Môn - Ảnh: AFP |
Đạo Khổng với triết lý tập trung vào sự hòa hợp, cân bằng và nhấn mạnh trách nhiệm của công dân với nhà cầm quyền đã được chính quyền Trung Quốc khôi phục mạnh mẽ.
Tờ Bắc Kinh nhật báo trích dẫn một quan chức giấu tên nói bức tượng được dựng lên như một sự thừa nhận rằng Nho giáo là “biểu tượng của văn hóa truyền thống Trung Hoa”.
Với sự hỗ trợ từ chính quyền, các viện nghiên cứu Nho giáo đã được thiết lập trên toàn thế giới với mục tiêu thúc đẩy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Tháng 9-2010, lần đầu tiên một lễ tưởng niệm ngày sinh Khổng Tử đã được tổ chức ở thủ đô Bắc Kinh từ năm 1949. Nho giáo cũng đã hồi sinh mạnh mẽ trong các tác phẩm sách, phim ảnh, truyền hình và cả ở trường học tại Trung Quốc.
“Sự vươn lên của một cường quốc đòi hỏi một nền tảng văn hóa, và văn hóa Trung Quốc dựa trên tinh thần hòa hợp” - Wu Weishan, nhà điêu khắc là tác giả bức tượng, nói với hãng tin AP.
Các chuyên gia xã hội học cho rằng phát triển kinh tế tại Trung Quốc “đã làm gia tăng chủ nghĩa cá nhân, sự cạnh tranh và lo lắng trên toàn xã hội, nên xuất hiện nhu cầu về các tiêu chuẩn đạo đức và nâng cao trách nhiệm xã hội”, Daniel A. Bell, giáo sư triết học ở đại học Thanh Hoa, tác giả cuốn “Đạo Khổng mới ở Trung Quốc” nói.
Tháng 12-2010, Trung Quốc cũng ra mắt giải thưởng hòa bình Khổng Tử, được trao lần đầu tiên cho ông Liên Chấn, chính trị gia Đài Loan, chủ tịch danh dự Quốc dân đảng.
HẢI MINH