Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông

Ảnh: chinadaily
 --Đổ xô kiếm tìm dầu mỏ ở Biển Nam Trung Hoa làm tăng nguy cơ đụng độ trong lúc Hoa Kỳ chống lưng cho Việt Nam anhbasam
Bloomberg--Bài của Daniel Ten Kate
27 tháng Năm 2011
Việt Nam và Philippin đang đẩy nhanh tiến độ các dự án khai thác dầu mỏ và khí đốt ở các vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mà Trung Quốc tuyên bố là của họ, châm ngòi cho đụng độ mới ở một trong những hành lang tàu thuyền qua lại tấp nập nhất thế giới này.

Đối tác của doanh nghiệp nhà nước PetroVietnam là công ty Talisman Energy Inc. (TLM) đang nhắm vào mục tiêu sang năm tới thì bắt đầu khoan tại một lô tách riêng mà Trung Quốc đã cấp cho một địch thủ Hoa Kỳ và đã đem tầu chiến bảo vệ. Ricky Carandang, phát ngôn viên của tổng thống Benigno Aquino, nói rằng Philippin đang có kế hoạch khai thác tại một khu vực của vùng biển nơi các tầu tuần tiễu của Trung Quốc đã quấy rối một tầu tuần tra (của Philippin) hồi tháng Ba.
Các nước láng giềng của Trung Quốc, nước có sức mạnh quân sự lớn nhất châu Á, đều thấy mình được khích lệ sau khi Hoa Kỳ tuyên bố khẳng định quyền lợi của họ tại vùng biển này hồi năm ngoái, theo lời James A. Lyons Jr., cựu tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dường của Hoa Kỳ. Việc giá dầu thô tăng lên gần 100 USD một thùng cũng thúc đẩy Việt Nam và Philippin tiếp tục khai thác dầu mỏ cần thiết cho việc đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của mình lên ít nhất 7% năm nay.
 “Trong tình cảnh kinh tế của Philippin và Việt Nam, việc khai thác dầu mỏ và khí đốt có ý nghĩa lớn về kinh tế,” lời Lyons, người chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dường từ năm 1985 đén năm 1987 và bây giờ là chủ tịch công ty Lion Associates LLC, một công ty tư vấn kinh doanh có trụ sở ở Warrenton, Virgina. “Hai nước này lệ thuộc vào Hoa Kỳ để có cái dù an ninh che trùm cực rộng.”
Cắt dây cáp

Việt Nam phản kháng Trung Quốc về một vụ việc mới xảy ra hôm qua, nói rằng có ba tàu biển Trung Quốc đã cắt các đường dây cáp quan sát của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, vẫn gọi là PetroVietnam. Cuộc đụng độ xảy ra ngay tại lô 148, cách bờ biển tỉnh Phú Yên 120 hải lý, Bộ Ngoại giao tại Hà Nội cho biết trong một tuyên bố được gửi đi bằng đường fax. Lô 148 này Trung Quốc cũng bảo là của họ.
Trung Quốc khẳng định “chủ quyền không bàn cãi” đối với phần lớn Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), trong đó có những bãi dầu mỏ và khí đốt nằm cách bờ biển nước họ xa hơn ba lần so với khoảng cách tính đến Việt Nam. Bộ Ngoại giao Trung Hoa tại Bắc Kinh nói hôm 12 tháng Năm rằng việc khai thác tại vùng biển thuộc quyền pháp lý của Trung Quốc là vi phạm “độc lập và quyền lợi của Trung Hoa và là điều phi pháp”.
Những cuộc tranh chấp vùng biển có thể được đem ra thảo luận tại cuộc Hội thảo hằng năm ở Singapore bắt đầu từ ngày 3 tháng Sáu, tại đó sẽ có bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Tại cuộc họp này năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã nói rằng Hoa Kỳ chống lại những lối “đe dọa” các công ty đang hoạt động trên biển.
Philippin ngày 5 tháng Tư đã phản kháng lên LHQ về vụ tấm bản đồ Trung Hoa đưa ra các yêu sách lãnh thổ một cách “vô căn cứ chiểu theo luật pháp quốc tế.” Đài Loan, Malaysia, Indonesia và Brunei cũng có những đòi hỏi lãnh thổ gối lên vùng mà Trung Hoa đang đòi.
“Giấy phép chính thức”
Talisman, công ty dầu mỏ lớn thứ ba của Canada tính theo giá trị thị trường sẽ bắt đầu khoan thăm dò ở vùng nằm cách đảo Hải Nam phía Nam bờ biển Trung Hoa của Trung Quốc khoảng 1.000 kilomet (625 dặm), dẫn theo thông tin tài liệu được doanh nghiệp này đưa ra trên trang Web của họ tháng này sau khi họ thực hiện  một chương trình nghiên cứu địa chấn. Công ty đóng trụ sở tại Calgary này là đối tác của Tập đoàn PetroVietnam đóng tại Hà Nội.
“Chúng tôi đã có các giấy phép mà chúng tôi tin là chính thức,” John Manzoni, Tổng Giám đốc điều hành của công ty Talisman nói trong cuộc phỏng vấn ngày 4 tháng Năm. Công ty này có  kế hoạch giữ tiến độ công trình “theo nhịp điệu bình thường.”
Các lô 133 và 134 của Talisman nằm cách Việt Nam khoảng 300 kilomet, được Trung Quốc gọi là lô WAB-21 – nơi vào năm 1992 họ đã đem cấp cho Tập đoàn Crestone Energy Corp., nay nằm trong tay tập đoàn Harvest Natural Resources Inc. (HNR) đóng tại Houston
Trung Quốc “đã chỉ ra rằng họ hết sức quan tâm tới các lô này và hẳn là họ sẽ can thiệp theo cách nào đó,” Giám đốc điều hành của hãng Harvest là James Edmiston trong cuộc phỏng vấn tháng Tám đã nói thế để trả lời câu hỏi về giấy phép cấp cho công ty Talisman.
Ra lệnh phải lui
Tập đoàn Exxon Mobil Corp. (XOM) có kế hoạch khoan giếng thăm dò ngoài khơi của Việt Nam trong năm nay, Mark W. Albers, phó chủ tịch tập đoàn nói với các nhà phân tích tại cuộc họp ngày 9 tháng Ba.  Công ty Irving đóng tại Texas đang triển khai công việc tại lô 119, ngày 31 tháng Ba, TTXVN của nhà nước Việt Nam cho biết, và không nói rõ họ lấy tin từ đâu. Một phần của lô này nằm trong vùng lãnh hải Trung Quốc đang đòi chủ quyền.
Các chi tiết về các chương trình thăm dò được giữ bí mật, phát ngôn nhân của hãng Exxon Mobil là Patrick McGinn nói qua e-mail như vậy.
Tháng Ba, hai tầu tuần tra của Trung Quốc đã ra lệnh cho một tàu nghiên cứu địa chấn cho công ty Forum Energy (FEP) [của Anh hoạt động tại Philippin] phải rời xa khỏi khu vực gần các vùng biển đang tranh chấp cách khoảng 250 kilomet phía Tây đảo Palawan của Philippin, trung tướng Philippin Juancho Sabban khi đó cho biết ngay. Phía Trung Hoa đã rút lui khỏi khu vực này sau khi hai máy bay quân sự được triển khai, ông nói.
Khu vực ký hợp đồng với công ty Forum Energy đóng tại Chertsey, Anh Quốc hoạt động ở vùng biển Trung Hoa, Việt Nam và Philippin đã đồng ý cùng thăm dò trong một cuộc dàn xếp bất thành vào năm 2008. Phần lớn sở hữu thuộc về tập đoàn Philex Mining Corp. (PX) đóng tại Manila, công ty Forum có kế hoạch khoan đào các giếng ở đây, họ tuyên bố như vậy vào ngày 15 tháng Ba.
Khu vực mà người Philippin có kế hoạch khai thác là phần “hết sức quan trọng” của ông tổng thống Aquino để cắt giảm nhập khẩu dầu mỏ, phát ngôn nhân Carandang nói qua điện thoại ngày 16 tháng Năm.
‘Không bị bắt nạt’
Các nhà làm chính sách Mỹ đã thúc đẩy Hoa Kỳ là nước có các hiệp ước quốc phòng với Philippin và Thái Lan và là nước bảo đảm an ninh cho Đài Loan để làm đối trọng với Trung Quốc. Hơn một nửa thương thuyền thế giới, tính theo trọng lượng chuyên chở hằng năm, đi qua Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), theo số liệu của GlobalSecurity.org, một nhóm nghiên cứu ở Alexandria, Virginia.
Tháng Mười, tại cuộc họp khu vực ở Hà Nội, Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton tuyên bố  (Hoa Kỳ có) “quyền lợi quốc gia trong chế độ tự do giao thương và thương mại hợp pháp không bị ngăn trở” tại các vùng biển.
Tuyên bố này khiến các quốc gia Đông Nam châu Á “thêm chút tự tin”, đó là lời  Michael Green, cựu chuyên gia về châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và nay làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington. “Điều đó đã khiến cho ai đó tuyên bố ‘chúng tôi’ không còn bị bắt nạt nữa.”
Dự trữ của Trung Quốc bị co lại
Hải quân Hoa Kỳ đã tuần tra vùng biển châu Á và Thái Bình Dương kể từ Thế chiến II. Trong mười năm qua, Trung Quốc đã gia tăng lực lượng, sản xuất tầu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và đang đóng tàu sân bay, báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết hồi tháng Tám.   
Theo tin tức của cơ quan Quản trị Thông tin Năng lượng (Energy Information Administration) của Hoa Kỳ, trong những cuộc đụng độ nhỏ hồi năm 1988 tranh giành quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã giết hơn 70 binh sĩ Việt Nam và đánh đắm nhiều tầu chiến.  Năm 1994, tầu chiến Trung Quốc được cử đến để chặn việc Việt Nam khoan thăm dò dầu mỏ.
Các nghiên cứu về Trung Quốc do cơ quan năng lượng quốc tế EIA tiến hành gợi ra rằng mức dự trữ dầu mỏ của Trung Hoa trên vùng biển cao nhất là gấp 14 lần và khí đốt là 10 lần so với ước tính của công ty BP. Dự trữ dầu mỏ của Trung Quốc tụt khoảng 40 phần trăm kể từ năm 2001 do chỗ kinh tế phát triển trung bình mỗi năm 10,5 phần trăm, theo con số thu được của hãng tin Bloomberg.
Nhu cầu khí đốt trong nước của Việt Nam dự tính sẽ tăng gấp ba vào năm 2025, đó là con số ước tính của Ngân Hàng Thế giới (World Bank).  Philippin có kế hoạch gia tăng dự trữ các chất từ “dầu mỏ” lên 40 phần trăm trong vòng hai thập niên tới để giảm việc hoàn toàn dựa vào dầu mỏ và vào nhập khẩu, cơ quan kế hoạch năng lượng nước này cho biết.
“Quyết định chính trị khó khăn”
Giải quyết khó khăn lúng túng khi bắt tay vào việc có thể cần đến chiến thuật thương lượng, lời  Marshall Mays, giám đốc công ty Emerging Alpha ở Hồng Kông. Trung Quốc và các nước láng giềng dường như đang thu được kết quả trong “hành động dựa trên giả định thương thuyết chia nhau thu nhập”, ông nói.
Tổ chức ASEAN gồm 10 thành viên  đã có tiến bộ nhỏ trong việc thương lượng đề ra Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông với Trung Quốc có từ năm 2002.
“Bằng cách đồng lòng với nhau cùng khai thác, thì ngay lập tức cũng có nghĩa là thừa nhận tính chính đáng của những đòi hỏi lãnh thổ của các quốc gia khác,”  lời giáo sư Ralf Emmers trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore. “Đây là một quyết định về chính trị hết sức khó khăn.”
Người dịch: Đại Phúc
Bn tiếng Vit © Ba Sàm 2011


--TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG  anhbasam

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 24/5/2011
TTXVN (Bắc Kinh 19/5)
Bài viết “Đường đứt đoạn của Trung Quốc ở Nam Hải ra đời như thế nào” của tác giả Lý Kim Minh đăng trên Tạp chí “Tri thức thế giới” số 9/2011 đã trình bày quá trình ra đời của đường đứt quãng 9 đoạn hình chữ U do Trung Quốc hoạch định, qua đó chứng minh cho chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo cũng như các quần đảo khác ở Biển Đông là có căn cứ pháp lý mang tính lịch sử, đồng thời đi đến khẳng định “Hoà ước San Francisco” đã để lại mầm hoạ, khiến cho vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và hai thế lực thực dân là Nhật Bản và Pháp trước Chiến tranh chuyển thành tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á mới giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì thế, Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền không thể xâm phạm của Nước CHND Trung Hoa tại đảo Nam Uy (Trường Sa) và quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), dù có được Mỹ và Anh quy định hay không quy định và quy định như thế nào trong dự thảo hoà ước với Nhật Bản, cũng đều không chịu bất cứ ảnh hưởng gì”. Dưới đây là nội dung bài viết:
Đường đứt đoạn ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là chỉ đường đứt đoạn hình chữ U đánh dấu trên bản đồ Nam Hải, cũng gọi là “đường chữ U” hay “đường 9 đoạn”. Đường chữ U nói trên được công bố năm 1974, cộng đồng quốc tế lúc đó không hề có dị nghị, các nước Đông Nam Á ở xung quanh cũng chưa bao giờ phản đối về mặt ngoại giao, điều đó coi như đã được mặc nhận. Sau đó bản đồ xuất bản của rất nhiều nước cũng vẽ hình đánh dấu như vậy và chú thích rõ thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên sau khi “Viện lập Pháp Đài Loan” thông qua “Cương lĩnh chính sách Nam Hải”, gọi vùng nước trong đường đứt đoạn là “vùng nước mang tính lịch sử” từ năm 1993, đường đứt đoạn này bắt đầu khiến quốc tế quan tâm rộng rãi, các nước Đông Nam Á xung quanh Nam Hải thậm chí lên tiếng thắc mắc về tính chất và địa lý pháp lý của đường đứt đoạn. Dưới đây sẽ trình bày bối cảnh ra đời, hiệu lực và tác dụng của đường đứt đoạn để làm rõ diện mạo lịch sử của đường đứt đoạn đó.
Bắt đầu từ việc Pháp chiếm lĩnh 9 đảo nhỏ ở Nam Sa (Trường Sa) năm 1933
Từ khi chiếm Việt Nam làm thuộc địa năm 1885, Chính phủ Pháp luôn có dã tâm xâm chiếm các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc. Ngoài việc nguỵ tạo ra những “sự thực lịch sử”, biên soạn ra tài liệu hoang đường như cái gọi là “đầu thế kỷ 19, vào thời vua Gia Long và vua Minh Mạng ở An Nam (nay là Việt Nam), đều đưa quân ra Tây Sa, An Nam hiện đã thuộc quyền sở hữu của Pháp nên quần đảo Tây Sa cũng thuộc quyền sở hữu của nước Pháp”, họ còn tỏ ý nghi ngờ tính hợp pháp của Thuỷ sư đề đốc Quảng Đông Lý Chuẩn thời nhà Thanh dẫn đầu đoàn tuần tra thị sát quần đảo Tây Sa vào năm 1909, mỗi lần ra đảo lại khắc đá đặt tên, làm nhà bằng gỗ, dựng cột buồm, treo cờ Hoàng Long khẳng định lãnh thổ Trung Quốc. Tháng 3/1930, Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội gửi thư cho Bộ trưởng thuộc địa Pháp viết rằng tỉnh Quảng Đông quyết định nhà đương cục Hoa Nam đứng ra tuyên bố họ có chủ quyền ở quần đảo Tây Sa. Sự kiện lớn diễn ra năm 1909 về việc tuần thú quần đảo Tây Sa là nghi thức chiếm lĩnh chính thức do Toàn quyền Lưỡng Quảng đề xướng, và việc tuyên bố của chính quyền tỉnh Quảng Đông hiện nay dường như căn cứ theo nghi thức này. Đối với nước Pháp, hành động chiếm lĩnh này chỉ là biểu hiện của vũ lực, từ trước đến nay chưa bao giờ được chính thức thừa nhận, nếu muốn có hiệu lực về mặt pháp luật thì chỉ có thể giả thiết quần đảo Tây Sa lúc đó là đất vô chủ.
Trước việc này, tháng 9/1932, Công sứ của Trung Hoa Dân quốc tại Pháp đã gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao Pháp để phản đối, cho rằng “căn cứ theo luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế thì điều kiện chủ yếu để có được một đảo cách xa đất liền là trước têin phải có sự chiếm lĩnh hữu hiệu, nói cách khác là có người của nước mình định cư ở đó trước tiên, khiến cho quốc gia có người ở đó có được những phần lãnh thổ này. Ngư dân Hải Nam định cư ở quần đảo Tây Sa, đồng thời làm nhà ở và đóng thuyền đánh cá để đáp ứng nhu cầu của họ, từ xưa đến nay chính là cách làm như vậy. Năm 1909, rõ ràng Chính phủ nhà Thanh đã đưa hải quân đến quần đảo khảo sát, đồng thời tuyên bố với các nước trên thế giới về sự chiếm đóng hữu hiệu của mình, liền ngay đó là kéo cờ của Trung Quốc, bắn 21 phát đại bác. Chính phủ Pháp lúc đó không kháng nghị phản đối. Năm 1908 có tổ chức quốc tế kiến nghị xây dựng cột đèn trên một đảo thuộc quần đảo Tây Sa để bảo vệ tàu thuyền, đó là công trình quan cho hàng hải quốc tế. Tháng 4/1930, tại Hội nghị khí tượng họp ở Hồng Công, Trưởng đài khí tượng của Pháp ở Đông Dương, ngài Blouson và Trưởng đài thiên văn Từ Gia Hối ở Thượng Hải là Linh mục Frock (?) tham gia hội nghị lúc đó đã kiến nghị với đại biểu Trung Quốc xây dựng một đài khí tượng ở quần đảo Tây Sa”.
Thấy không có chỗ nào có thể lợi dụng trong vấn đề Tây Sa, Pháp bèn chuyển ý đồ vươn đến quần đảo Nam Sá. Năm 1930, pháo hạm Pháp mang tên Malicieuse đã tự ý đến “đo đạc” ở đảo Nam Uy (Spratly) thuộc quần đảo Nam Sa, không nhìn nhận sự thực về việc ngư dân Trung Quốc đã định cư trên đẩonỳ, và bí mật cắm cờ Pháp rồi bỏ đi. Tháng 4/1933, pháo hạm Alerte và tàu đo đạc Astrolabe do Trưởng phòng nghiên cứu hải dương Sài Gòn dẫn đầu đã đến “khảo sát” tường tận trên khắp quần đảo Nam Sa để thể hiện sự “chiếm lĩnh”. Tháng 9/1930, Chính phủ Pháp đã thông qua một tờ Công báo tuyên bố với các nước khác rằng Pháp đã chiếm lĩnh quần đảo Nam Sa. Tháng 4/1933, Pháp còn chính thức tổ chức nghi thức chiếm lĩnh và công bố trên báo chí chính thức của Chính phủ vào ngày 26/7/1933. Tháng 12 cùng năm, Toàn quyền Pháp tại Đông Dương Giao Chỉ (tức miền Nam Việt Nam) Krautheimer đã ký pháp lệnh sáp nhập các đảo nhỏ thuộc quần đảo Nam Sa vào tỉnh Bà Rịa của An Nam. Kỳ thực, mục đích của Pháp khi đó là thôn tính toàn bộ quần đảo Nam Sa chứ không chỉ vẻn vẹn mấy đảo nhỏ. Có thể thấy rõ điều này qua thư của Bộ Quốc phòng Pháp gửi Bộ Ngoại giao này ngày 30/3/1932 nói rằng “các ngài yêu cầu chúng tôi khi có khả năng phải chiếm lĩnh ngay quần đảo này, nhưng hành động như vậy cần phải được tiến hành trong điều kiện thời tiết thật tốt [...], chúng tôi sẽ truyền đạt yêu cầu của các ngài đến Tư lệnh hải quân ở Đông Dương, yêu cầu họ đến, lập tức chiếm lĩnh quần đảo nói trên trong điều kiện thời tiết họ cho là thuận lợi nhất”.
Trong tài liệu có tên “Trung Quốc địa lý tân chí” xuất bản ngày đó đã liệt kê các đảo nhỏ mà Pháp chiếm lĩnh gồm: 1) Đảo Trường Sa hay còn gọi đảo Storm (đảo bão gió), hiện nay gọi là đảo Nam Uy; 2) Đảo Itu Aba, nay gọi là đảo Thái Bình; 3) Đảo Amboyna Cay, nay gọi là bãi An Ba Sa; 4) Đảo North Danger North -east Cay, nay gọi là đảo Bắc Tử; 5) Bãi North Danger South-west Cay, nay gọi là bãi Nam Tử; 6) Đảo Loaita Í hay South Is., nay gọi là đảo Nam Thược; 7) Đảo Thitu, nay gọi là đảo Trung Nghiệp; 8) Đảo Nam Yet, nay gọi là đảo Hồng Ma; 9) Đảo West York, nay gọi là đảo Tây Nguyệt.
Sự kiện Pháp chiếm 9 đảo ở Nam Sa đã gây tác động rất lớn đối với Chính phủ Dân quốc lúc đó. Ngày 4/8/1933, Bộ Ngoại giao Chính phủ Dân quốc gửi công hàm cho Sứ quán Pháp, yêu cầu điều tra rõ và trả lời chính thức về tên gọi, kinh độ, vĩ độ của các đảo. Bộ Ngoại giao Pháp đã thông qua Đại sứ Trung Quốc tại Pháp lúc đó là Cố Duy Quân gửi đi bức điện báo, nói “9 đảo nói trên nằm giữa An Nam và Philippin, đều là nham thạch, được coi là tuyến đường biển quan trọng, tàu bè của Pháp thường lợi dụng chỗ hiểm yếu để tránh nạn đã chiếm giữ để xây dựng các thiết bị phòng chống rủi ro, đồng thời nói rõ trên bản đồ, thực tế không hề liên quan gì đến quần đảo Tây Sa”. Trước tình thế như vậy, Chính phủ Dân quốc cảm thấy cần phải xuất bản bản đồ chi tiết phạm vi lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc, thống nhất thẩm định lại tên bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh của các đảo và bãi đá trong vùng lãnh thổ đó nên đã thành lập “Uỷ ban thẩm định bản đồ biển và đất liền”. Hội nghị lần thứ 25 được tổ chức ngày 21/12/1934 đã thẩm định tên gọi tiếng Trung và tiếng Anh của các đảo ở Nam Hải. Trên tập san lần đầu tiên của Uỷ ban phát hành tháng 1/1935 đã liệt kê tương đối rõ tên gọi của 132 đảo, mỏm đá, bãi đá, bãi cát. Tháng 4/1935 Uỷ ban nói trên lại xuất bản “bản đồ các đảo ở Nam Hải”, xác định đường biên giới lãnh thổ của Trung Quốc ở Nam Hải cực Nam đến vĩ tuyến 4, đánh dấu bãi đá ngầm Tăng Mẫu vào phạm vi lãnh thổ. Năm 1936, bản đồ nói trên được đưa vào tập bản đồ do Bạch Mi Sơ chủ biên, gọi là tập “Bản đồ mới kiến thiết Trung Hoa” (Trung Hoa kiến thiết tân đồ), còn có tên gọi khác là “Bản đồ toàn Trung Quốc sau phát triển cương vực biển phía Nam” (Hải cương Nam triển hậu chi Trung Quốc toàn đồ). Trong lãnh thổ Nam Hải trên bản đồ có đánh dấu các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Đoàn Sa, xung quanh các quần đảo này được đánh dấu rõ bằng đường ranh giới quốc gia để thể hiện rõ các đảo ở Nam Hải đều đã có trong bản đồ Trung Quốc. Đường ghi dấu lãnh thổ quốc gia ở các đảo Nam Hải cực Nam nằm ở độ 4 vĩ tuyến Bắc, đồng thời đánh dấu rõ tiêu chí của bãi Tăng Mẫu ở đường ranh giới quốc gia. Đó là đường ranh giới lãnh thổ trên biển xuất hiện sớm nhất trên bản đồ của Trung Quốc, cũng là hình hài ban đầu của đường đứt quãng hình chữ U trên bản đồ Nam Hải của Trung Quốc hiện nay.
Thu hồi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa sau kháng chiến chống Nhật
Sau khi xâm lược Trung Quốc vào thập niên 30 thế kỷ trước, Nhật Bản đã cưỡng chiếm quần đảo Nam Sa và đổi tên thành “quần đảo Tân Nam”, hoạch định quần đảo này thuộc quyền quản lý của Toàn quyền Đài Loan (lúc đó Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản). Sau kháng chiến chống Nhật, Chính phủ Trung Quốc lúc đó căn cứ theo “Tuyên ngôn Cairô” – do 3 nước Trung Quốc, Mỹ và Anh ký tháng 12/1943 quy định “tôn chỉ của 3 nước [...]ở chỗ làm cho các phần lãnh thổ của Trung Quốc bị Nhật Bản cướp đoạt như Mãn Châu, Đài Loan, quần đảo Bành Hồ được trả về cho Trung Hoa Dân quốc” – và “Thông cáo Potsdam” – hối thúc Nhật Bản đầu hàng do 3 nước Trung, Mỹ, Anh ký tháng 7/1945 về “điều kiện trong bản Tuyên ngôn Cairô sẽ phải thực thi, còn chủ quyền của Nhật Bản sẽ phải hạn chế trong phạm vi lãnh thổ Nhật Bản hiện có, Bắc Hải đạo, Cửu Châu, cùng các đảo nhỏ khác do 4 nước và người Ngô (một tộc người ở Thường Xuân thuộc tỉnh Cát Lâm?) – quyết định” thu hồi Đài Loan, sau đó chính thức thu hồi quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa ngày 25/10/1945.
Mùa Thu năm 1946, Chính phủ Trung Quốc lúc đó quyết định Bộ tư lệnh hải quân đưa binh lính và tàu chiến ra đóng ở quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa, đồng thời Bộ Quốc phòng, Bộ Nội chính, Bộ tư lệnh không quân. Ban hậu cần cũng cử đại biểu ra thị sát; chính quyền tỉnh Quảng Đông cử nhân viên ra tiếp nhận. Những người ra tiếp nhận đi trên 4 tàu mang tên “Thái Bình”, “Vĩnh Hưng”, “Trung Kiến”, “Trung Nghiệp”. Tháng 11 cùng năm, 2 tàu “Vĩnh Hưng”, “Trung Kiến” do Diêu Nhữ Ngọc dẫn đầu ra đến đảo chính trong quần đảo Tây Sa là đảo Vĩnh Hưng, dựng “Bia kỷ niệm hải quân thu hồi quần đảo Tây Sa” trên đó. Mặt chính của bia khắc 4 chữ lớn là “Nam Hải Bình Phiên” (nghĩa là phên dậu Nam Hải), bắn pháo, kéo cờ tuyên bố công việc thu hồi quần đảo Tây Sa đã hoàn thành. Tháng 12, 2 tàu “Thái Bình” và “Trung Nghiệp” do Lâm Tuân dẫn đầu ra đến đảo chính trong quần đảo Nam Sa, đã đặt tên cho đảo là đảo “Thái Bình” để kỷ niệm tàu “Thái Bình” tiếp nhận đảo này, đồng thời dựng bia đá ở đầu phía Đông của đảo với tên gọi “Đảo Thái Bình quần đảo Nam Sa”, cử hành nghi thức tiếp nhận và kéo cờ bên cạnh bia đá. Sau đó nhân viên thu hồi lại đến đảo Trung Nghiệp, đảo Tây Nguyệt và đảo Nam Uy, lần lượt dựng bia để làm chứng cứ. Tại đảo Thái Bình đã thành lập Phòng quản lý quần đảo Nam Sa, thuộc quyền quản lý của chính quyền tỉnh Quảng Đông.
Tuy nhiên, Pháp với ý đồ khôi phục chế độ thống trị tại Đông Dương và Philippin vừa thoát khỏi ách thống trị của Mỹ đều muốn kiểm soát hữu hiệu quần đảo. Trong khi quân đội Nhật đầu hàng còn chờ trao trả, Pháp đã tranh thủ đến chiếm ngay một số đảo trước khi bộ đội Trung Quốc đến đóng trên các đảo ở Nam Hải, đồng thời đưa tàu chiến tuần tra thường xuyên ở Nam Hải. Tháng 7/1946, một tàu không rõ quốc tịch đã xâm nhập vùng biển thuộc quần đảo Nam Sa, sau khi biết tin Tổng bộ hải quân Trung Quốc quyết định đưa tàu chiến đến tiếp nhận quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa mới tự động rút đi sau đó mấy ngày. Tháng 10, lại có tàu chiến Chevreud của Pháp đến chiếm đảo Nam Uy và đảo Thái Bình ở quần đảo Nam Sa, đồng thời dựng bia trên đảo Thái Bình. Trước việc Trung Quốc quyết định thu hồi quần đảo Tây Sa và Nam Sa, Pháp lên tiếng phản đối và đưa tàu chiến Tonkinois đến quần đảo Tây Sa, trên đường đến đảo Vĩnh Hưng thấy có bộ đội Trung Quốc đóng giữ liền đổi hướng đi đến đảo San Hô, và thiết lập Trung tâm hành chính trên đảo. Philippin cũng muốn nhân cơ hội Trung Quốc chưa hoàn toàn tiếp nhận các quần đảo Tây Sa và Nam Sa, chiếm quần đảo Nam Sa làm của mình. Ngày 23/7/1946 Ngoại trưởng Philippin lúc đó là Quirino tuyên bố: “Trung Quốc đã tranh chấp với Philippin về quyền sở hữu đối với quần đảo Nam Sa, quần đảo này ở cách đảo Palawan 200 hải lý về phía Tây, Philippin sẽ hợp nhất quần đảo này vào phạm vi quốc phòng của mình”.
Trong hoàn cảnh phức tạp như vậy, để bảo vệ chủ quyền đối với các đảo ở Nam Hải, Chính phủ Trung Quốc khi đó đã kịp thời có một số biện pháp cần thiết.
Trước hết, đã điều chỉnh lại tên gọi của các đảo theo vị trí địa lý của các đảo đó tại vùng biển Nam Hải, đổi lại tên gọi ban đầu của “Quần đảo Đoàn Sa” thành “Quần đảo Nam Sa”, đổi lại tên gọi cũ của “Quần đảo Nam Sa” thành “Quần đảo Trung Sa”.
Thứ hai, ngày 14/4/1947, Bộ Nội chính đã mời các cơ quan hữu quan cử người đến thảo luận và ra quyết định: 1) Phạm vi lãnh thổ Nam Hải cực Nam phải đến bãi Tăng Mẫu, phạm vi này trước kháng chiến Chính phủ, cơ quan, trường học và các ấn phẩm xuất bản của Thư cục Trung Quốc đều lấy đó làm chuẩn; Bộ Nội chính chịu trách nhiệm lập hồ sơ, vẫn giữ nguyên không thay đổi. 2) Việc công bố chủ quyền ở quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, sau khi Bộ Nội chính đặt tên, có bản đồ minh hoạ kèm theo, trình lên Chính phủ Dân quốc lập hồ sơ, vẫn do Bộ Nội chính thông báo cho cả nước biết. Trước khi công bố, Bộ tư lệnh hải quân cũng đồng thời cố gắng đưa quân ra đóng ở các đảo thuộc các quần đảo nói trên. 3) Các quần đảo Tây Sa, Nam Sa mùa cá đến nhanh, ngư dân đến các quần đảo do Bộ tư lệnh hải quân và chính quyền tỉnh Quảng Đông bảo vệ và tạo thuận lợi trong việc chuyên chở và thông báo tin tức.
Thứ ba, để cụ thể hoá phạm vi lãnh thổ đã xác định ở Nam Hải, năm 1947, Vụ quản lý đại phương thuộc Bộ Nội chính khi đó đã in ấn “Bản đồ vị trí các đảo ở Nam Hải”. Bản đồ này có đánh dấu các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa, đồng thời có vẽ đường đứt quãng hình chữ U ở xung quanh, vị trí cực Nam của đường đứt quãng ở vị trí khoảng 4 độ vĩ Bắc. Tháng 2/1948, bản đồ nói trên được đưa vào “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân quốc” do Phó Giác Kim thuộc Vụ Phương vực Bộ Nội chính chủ biên, Vương Tích Quang vẽ và biên tập, Thương vụ ấn thư quán phát hành đối ngoại công khai. Đây chính là đường đứt quãng hình chữ U được đánh dấu chính thức trên bản đồ Nam Hải của Trung Quốc.
“Hoà ước San Francisco” và đường đứt quãng Nam Hải
Về ý kiến của Mỹ và Anh liên quan vệic xử lý các quần đảo Tây Sa và Nam Sa sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, gần đây trong cuốn “Biên giới châu Á- Thái Bình Dương thời Chiến tranh Lạnh: Lãnh thổ chia rẽ hệ thống San Francisco”, nghiên cứu viên Kimi Sahara thuộc Trung tâm quản lý cải cách quốc tế Canada đã tiết lộ một số dự thảo hiệp ước hoà bình mà ông đã được đọc trong mấy nơi như Nhà lưu giữ hồ sơ quốc gia Mỹ và Phòng quản lý hồ sơ Học viện Park ở Maryland. Xin được trình bày một số tư liệu liên quan trong đó như sau:
  1. Trong văn kiện mà Bộ Ngoại giao Mỹ đã trù định sẵn ở thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới thứ Hai, văn kiện T-324 về “đảo Nam Uy và quần đảo khác (quần đảo Tân Nam)” được phác thảo ngày 25/5/1943, mục đích là để chuẩn bị cho công tác kiểm tra của Tiểu ban lãnh thổ. Văn kiện xuất phát từ góc độ địa lý, chiến lược, lịch sử Nhật Bản chiếm đóng, tuyên bố của các nước tranh chấp – tên gọi chung của các nước Nhật Bản, Pháp cùng với Trung Quốc và thái độ của Mỹ để thảo luận về các quần đảo này. Vấn đề đặc biệt cần chú ý là văn kiện nói trên đã tuyên bố về việc Philippin tuyên bố chủ quyền sau chiến tranh: “Quần đảo Tân Nam chắc chắn là nằm ngoài phạm vi giới hạn mà Philippin hoạch định ngày 10/12/1898”.
  2. Ngày 19/12/1944, trước Hội nghị Yalta, Uỷ ban Phân khu Viễn Đông đã chuẩn bị văn kiện CAC-301 về “Đảo Nam Uy và quần đảo khác (quần đảo Tân Nam)”. Nội dung văn kiện cũng đề cập đến khu vực giống như khu vực được đề cập trong Văn kiện T-324 nói trên. Cả hai văn kiện đều có câu nói giống nhau: “Quần đảo Tân Nam là ở ngoài phạm vi giới hạn của Philippin”. Phía trước câu nói như trên, văn kiện CAC-301 còn ghi thêm: “Nước Mỹ không tuyên bố chủ quyền cho mình, cũng không tuyên bố chủ quyền cho Philippin ở quần đảo”.
  3. Văn kiện CAC-308 theo bản thảo chính thức tháng 12/1944 về “quần đảo Tây Sa” là chuẩn bịi riêng cho quần đảo Tây Sa. Trong khi xem xét tình hình xung đột giữa các nước tranh chấp lúc đó – tức Pháp và Trung Quốc (Nhật Bản chưa bao giờ tuyên bố chính thức chủ quyền ở Tây Sa), văn kiện nói trên đã rõ ràng thừa nhận rằng tuyên bố của Trung Quốc là chiếm ưu thế về tính chất hợp pháp lịch sử.
Từ các văn kiện nói trên có thể thấy Mỹ cho rằng quần đảo Nam Sa chắc chắn nằm ngoài phạm vi giới hạn của Philippin, đồng thời Mỹ cũng không tin vào tuyên bố của Pháp, cho rằng tuyên bố của Pháp về chủ quyền ở quần đảo Tây Sa là yếu ớt, không có sức mạnh. Nước Anh cũng giữ quan điểm tương tự như vậy đối với tuyên bố của Pháp về 2 quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Tuy  vậy, trong giai đoạn soạn thảo cuối cùng của “Hoà ước San Francisco đối với Nhật Bản” năm 1951, cả Mỹ và Anh lại đưa vấn đề xử lý quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa vào hiệp ước theo yêu cầu của Pháp, hơn nữa cũng đồng ý cho Pháp đưa cả các đồng minh của họ là Lào, Campuchia và Việt Nam đến hội nghị, trong khi Trung Quốc đại lục và Đài Loan Trung Quốc lại không được mời tham gia. Ngày 23/8/1951, một bức điện báo gửi từ Pari đến Bộ Ngoại giao ở Luân Đôn viết rằng “các nước đồng minh Lào, Campuchia và Việt Nam tham gia hội nghị San Francisco đã được đảm bảo, họ sẽ ký vào bản hiệp ước. Tại San Francisco, vấn đề Nhật Bản bồi thường chiến tranh do chiếm đóng sẽ được nêu lên, Pháp cần phải bảo vệ quyền lợi đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa”.
Điều nghiêm trọng hơn nữa là “Hoà ước” chỉ viết Nhật Bản từ bỏ tất cả mọi quyền lợi ở Tây Sa và Nam Sa nhưng không nêu rõ sẽ trả lại những quyền lợi đó về cho Trung Quốc. Chính điều này đã để lại mầm hoạ cho việc tranh chấp lãnh thổ, khiến cho vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và 2 thế lực thực dân là Nhật Bản và Pháp trước Chiến tranh thế giới thứ Hai chuyển thành tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á mới giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì thế, Bộ trưởng Ngoại giao nước CHND Trung Hoa lúc đó là Chu Ân Lai đã nghiêm túc tuyên bố: “Dự thảo văn kiện đã cố ý quy định Nhật Bản từ bỏ mọi quyền lợi ở đảo Nam Uy và quần đảo Tây Sa nhưng không đề cập đến vấn đề hoàn trả chủ quyền. Trên thực tế, quần đảo Tây Sa và đảo Nam Uy cũng như toàn bộ quần đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Đông Sa, từ trước đến nay đều thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Trong thời kỳ đế quốc Nhật Bản phát động chiến tranh, tuy có lúc thất thủ nhưng sau khi Nhật Bản đầu hàng đã được Chính phủ Trung Quốc lúc đó thu hồi toàn bộ. Vì thế, Chính phủ Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố: Chủ quyền không thể xâm phạm của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại đảo Nam Uy (Trường Sa) và quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), dù Mỹ và Anh có quy định hay không quy định và quy định như thế nào trong dự thảo hoà ước với Nhật Bản, cũng đều không chịu bất cứ ảnh hưởng gì”.
Mặc dù Mỹ-Anh khi soạn thảo “hoà ước” đều biết rõ, bất luận là tuyên bố của nước tranh chấp trước chiến tranh – Pháp, hay là tuyên bố của nước tranh chấp mới sau chiến tranh – Philippin, cũng đều không có lý do đầy đủ. Nhưng cùng với Chiến tranh Lạnh từng bước leo thang và Chủ nghĩa cộng sản phát triển ở châu Á, mục tiêu quan trọng của Mỹ đã biến thành mục tiêu không để cho nước Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được hưởng lợi trong vấn đề lãnh thổ mà Nhật Bản phải hoàn trả. Tháng 1/1950, Mỹ tuyên bố cực Nam của “Phòng tuyến Acheson” ở Tây Thái Bình Dương kéo dài đến Philippin, đảm bảo an ninh cho Philippin đã trở thành mục tiêu chủ yếu trong chính sách Đông Nam Á của Mỹ. Vấn đề xử lý lãnh thổ theo “Hoà ước với Nhật Bản” đã đem lại cơ hội không chỉ cho Philippin, mà cho cả các nước láng giềng xung quanh Nam Hải mới độc lập tham gia cạnh tranh lãnh thổ ở Nam Hải, đồng thời dựa vào đó đã để lại “mảnh chêm” lợi hại như một nhân tố tiềm tàng đối phó với Trung Quốc.
*
*        *
Báo “Quốc phòng Trung Quốc” ra ngày 10/5/2011 có bài viết xung quanh câu hỏi đặt ra về việc “Đài Loan – Đại lục cùng giữ đảo Thái Bình?” vưói mọi khả năng có thể đặt ra của tác giả Mai Phong, nội dung như sau:
Gần đây có báo đưa tin nhà cầm quyền Đài Loan sẽ tổ chức “Hội nghị chống khủng bố quốc tế” trên đảo Thái Bình (Ba Bình) ở Nam Hải (Biển Đông), Mã Anh Cửu sẽ đích thân tham gia “tuyên bố chủ quyền” để đối phó với nước xung quanh có mưu đồ đánh chiếm đảo Thái Bình. Nhà cầm quyền Đài Loan tuy đã phủ nhận tin này nhưng đảo Thái Bình và tình hình Nam Hải một lần nữa lại trở thành đề tài cho dư luận trên đảo. Ngày 5/5, Trung tướng nghỉ hưu ở Đài Loan, Uỷ viên thường vụ Hội chiến lược Trung Hoa Truyền Ứng Xuyên có bài viết cho biết hiện nay hai bờ tuy không có đối thoại hay thoả thuận chính thức về vấn đề Nam Hải, nhưng trong vấn đề chủ quyền ở Nam Hải, lợi ích hai bờ là thống nhất. Hai bờ cùng không thể vì lập trường chính trị bất đồng mà gây tổn hại cho lợi ích chung của dân tộc, tin tưởng chắc chắn rằng Quân giải phóng quyết không thể ngồi nhìn.
Tin đồn bên ngoài làm khuấy động Đài Loan
Đối với hai bờ, những năm gần đây Nam Hải đều là vấn đề “cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng”. Một số học giả người Hoa khi phân tích tình hình Nam Hải đều cho rằng lực lượng phòng thủ của Đài Loan ở đảo Thái Bình mỏng yếu, nước xung quanh có thể có mưu toan đối với đảo Thái Bình. Một số người như học giả Bao Thuần Lượng thuộc Chương trình nghiên cứu toàn cầu, Phân hiệu Riverside, Đại học California và Tiết Lý Thái, Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế, Đại học Stanford, cho rằng nếu đảo Thái Bình thất thủ, không chỉ quyền và lợi ích ở Nam Hải sẽ mất đi mà cũng đồng thời có nghĩa trắc trở về mặt chính trị.
Tin đồn từ hải ngoại đã làm khuấy động dư luận Đài Loan dẫn đến lo ngại cho các giới trên đảo về sự an nguy ở đảo Thái Bình. Trong một đợt thảo luận, có học giả Đài Loan lên tiếng nói rằng thực lực của Đại lục là nhân tố quan trọng đảm bảo cho nước xung quanh không dám manh động ra tay ở đảo Thái Bình. Trợ lý giáo sư Lý Đại Trung tại Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược, Đại học Đạm Giang khi trả lời phỏng vấn của báo chí có nói đến Nam Hải liên quan đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc đại lục, nước xung quanh nếu có mạo muội hành động e sẽ không thể có được giá hời gì mà chỉ giúp quân đội Trung Quốc đại lục “luyện binh” mà thôi. Lý Đại Trung đồng thời cho rằng ngoài lãnh thổ, vấn đề Nam Hải còn bao gồm tranh giành nguồn năng lượng. Nhà cầm quyền Đài Loan cần chọn thời điểm thích hợp để đàm phán với Đại lục, cùng phát triển nguồn năng lượng ở Nam Hải. Một số học giả Đài Loan cũng nói rằng nhà cầm quyền chi bằng liên kết với Đại lục phối hợp phòng thủ đảo Thái Bình.
Không ít dân chúng Đài Loan đều tin rằng Nam Hải khi có sự cố, hai bờ nhất định sẽ liên kết giữ đảo Thái Bình. Ngay đến nhà cầm quyền Đài Loan cũng còn xem xét việc đưa hợp tác với Đại lục bảo vệ đảo Thái Bình vào trong chính sách. Phó giám đốc Sở bảo vệ môi trường Đài Loan Khâu Văn Ngạn cũng đã phát biểu tại “Diễn đàn hải dương hai bờ eo biển” rằng có thể mời chuyên gia, học giả Đại lục đến khảo sát kế hoạch phối hợp, hỗ trợ ban lãnh đạo Đài Loan xây dựng đảo Thái Bình thành “công viên hoà bình quốc tế”.
Đảo Thái Bình đã mấy lần bị chiếm
Sở dĩ đảo Thái Bình có thể trở thành vấn đề Nam Hải, thậm chí là một điểm nóng trong quan hệ giữa hai bờ là do tính chất chiến lược quan trọng của bản thân hòn đảo này. Một đảo nhỏ hình bầu dục dài và hẹp nằm trên vị trí cốt tử ở Nam Hải, có diện tích lớn nhất trong quần đảo Nam Sa, khoảng 0,5 Km vuông, cũng là đảo duy nhất có nguồn nước ngọt, vừa có thể trở thành cơ sở của nghề cá lại vừa có thể phát huy vai trò quân sự quan trọng. Có thể nói, có được đảo Thái Bình sẽ có được cả Nam Hải. Chính vì thế, từ thời cận đại khi thế lực các nước đã xâm nhập Nam Hải, đảo Thái Bình liên biến thành nơi tranh giành tất yếu của nhà binh, lịch sử từng ghi nhận đã 7 lần sang tên đổi chủ ở đảo này.
Cuối đời nhà Thanh, đội quân lớn thương nhân và ngư dân người Nhật Bản đã kéo đến Nam Sa cướp đoạt tài nguyên, đảo Thái Bình cũng bị họ chiếm cứ lâu dài. Vào những năm 20 thế kỷ trước, quân đội  thực dân Pháp chiếm đống Đông Nam Á cũng xâm nhập quần đảo Nam Sa. Năm 1933, quân Pháp đã đuổi thương nhân Nhật Bản trên đảo Thái Bình, trở thành kẻ chiếm đóng mới ở đây.
Năm 1939 quân đội Nhật Bản tràn đến Nam Hải, tháng 3 chiếm đóng đảo Thái Bình. Máy bay trinh sát của hải quân Nhật cũng từng đóng tại đảo Thái Bình, thi hành nhiệm vụ, những tin tức tình báo thu thập lúc đó đều được quân đội Nhật sử dụng để phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương sau này.
Kháng chiến chống Nhật vừa kết thúc, thực dân Pháp nhảy vào, đảo Thái Bình lại tiếp tục đổi chủ. Tuy nhiên do sức ép quốc tế, không lâu sau nước Pháp lại tự rút quân. Năm 1946 hải quân của Quốc dân đảng đã đưa tàu chiến “Thái Bình” ra tuần tra ở tận Nam Sa, đồng thời tiếp nhận các đảo ở Nam Hải. Chính phủ Quốc dân đảng lúc đó đã lấy tên của tàu chiến chính thức đặt tên cho đảo là đảo “Thái Bình”. Hải quân Quốc dân đảng đã thành lập “Phòng quản lý Nam Sa” và tiến hành thực thi công việc quản lý.
Đầu những năm 50 thế kỷ trước, tất cả bộ đội Quốc dân đảng đóng trên đảo rút về Đài Loan. Một số người dân Philippin còn cố tình đổ bộ lên đảo. Năm 1956 hải quân Quốc dân đảng đưa quân ra đuổi người Philippin, đồng thời đội lục chiến trở lại đảo để trấn thủ. Từ đó đảo Thái Bình do nhà cầm quyền Đài Loan kiểm sát trên thực tế. Sau khi Lý Đăng Huy  lên nắm quyền trên đảo, được ông này gợi ý, năm 1999 đội hải quân lục chiến của Đài Loan đã kết thúc nhiệm vụ đóng giữ ở đảo Thái Bình mấy chục năm, đến năm 2000, nhà cầm quyền Đài Loan thành lập “Sở tuần tra phòng vệ bờ biển”, tiếp quản đảo Thái Bình.
Phối hợp phòng vệ đảo Thái Bình ảnh hưởng tình hình Nam Sa
Trong thời gian nắm quyền, Trần Thuỷ Biển đã từng làm to chuyện trong vấn đề đảo Thái Bình, cho xây dựng đường băng sân bay, còn lên cả đảo để ra oai nhằm dựa vào vấn đề Nam Hải phục vụ cho “Đài Loan độc lập”, bị báo chí trên đảo chế giễu, nói Trần Thuỷ Biển muốn mượn sân bay ở đảo Thái Bình để di chuyển tiền của tham nhũng, chuẩn bị sẵn khi vụ án vỡ lở chạy ra nước ngoài.
Sau khi Mã Anh Cửu trở thành người lãnh đạo khu vực Đài Loan, quan hệ hai bờ đi vào thời đại mới, giao lưu hai bờ ngày càng mật thiết, cũng khiến cho rất nhiều vấn đề vốn nhạy cảm có được môi trường thảo luận rất tốt. Tình hình Nam Hải chính là một trong những vấn đề nhạy cảm nói trên. Đặc biệt sau khi “Hiệp định khung về hợp tác kinh tế hai bờ” (ECFA) được ký kết, hợp tác hai bờ trong vấn đề Nam Hải có được căn cứ pháp lý. Đây cũng là điều kiện quan trọng cho học giả hai bờ dồn dập lên tiếng đề nghị hai bờ hợp tác phòng thủ đảo Thái Bình, thậm chí cùng bảo vệ chủ quyền ở Nam Hải hiện nay.
Trên thực tế, nếu việc hai bờ phối hợp phòng thủ trở thành sự thực, thì điều này sẽ không chỉ là bảo vệ được một đảo Thái Bình mà sẽ còn có ảnh hướng chiến lược tích cực đối với cả tình hình Nam Hải. Rất nhiều chuyên gia quân sự Đại lục cho rằng đảo Thái Bình hoàn toàn có thể dựa vào vị trí địa lý tuyệt vời và nguồn nước ngọt tại đó để xây dựng thành căn cứ tiếp tế hậu cần cho tàu chiến, khiến cho hải quân hai bờ có thể hợp tác tốt hơn trong khi bảo vệ Nam Hải. Ngoài ra, đảo Thái Bình chỉ cách quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) mà Quân giải phóng đang đóng giữ mấy trăm hải lý, khi cần thiết có thể kịp thời phối hợp nhịp nhàn từ xa, thống nhất xử lý với bên ngoài. Thiếu tướng La Viện thuộc Học viện khoa học quân sự có lần đề xuất quân nhân hai bờ cần cùng nhau bảo vệ cương vực vốn có của dân tộc Trung Hoa, Nam Hải khi có tình hình, quân đội Đài Loan trên đảo Thái Bình có thể tạo điều kiện thuận lợi về hậu cần cho Đại lục.
Về việc thảo luận phối hợp phòng vệ đảo Thái Bình và cùng bảo vệ Nam Hải giữa hai bờ, tại đảo Đài Loan đã có môi trường dư luận nhất định nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn so với thực tế, trong đó chủ yếu do lãnh đạo Đài Loan vẫn còn cảm thấy rất “vướng víu” trong một số vấn đề sâu xa giữa hai bờ, nhất là trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Nếu không xây dựng được lòng tin lẫn nhau cao độ về chính trị, hai bờ sẽ rất khó đi đến hợp tác quân sự. Ngoài ra, việc thế lực nước lớn can thiệp, phản ứng của nước xung quanh cũng khiến cho vấn đề Nam Hải hoàn toàn không chỉ hạn chế ở cấp độ hai bờ, mà còn là cuộc chơi đa phương, không thể không thận trọng theo đuổi. Tuy nhiên, nếu hai bờ đều lấy đại nghĩa dân tộc làm trọng, không ngừng làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác sẽ nhất định có thể bảo vệ chủ quyền Nam Hải, cũng có thể bảo vệ thái bình lâu dài trên đảo Thái Bình.
*
*        *
TTXVN (Hồng Công 18/5)
Giới truyền thông chính thức của Trung Quốc gần đây cho biết, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn trong khai thác dầu quy mô lớn, có thể cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật mạnh mẽ cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Trung Quốc. Trung Quốc đã đưa việc phát triển kinh tế biển, bao gồm cả dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi, vào “kế hoạch 5 năm lần thứ 12”, lập kế hoạch xây dựng khu “Đại Khánh nước sâu” ở vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông) vào năm 2020. Về vấn đề chủ quyền đối với biển Đông, Trung Quốc kiên trì nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác”, nhưng do liên quan đến lợi ích của nguồn tài nguyên chiến lược, tư duy chiến lược này trở nên “vô dụng”. Đề án khai thác phát triển dầu khí ở biển Đông của Trung Quốc này sẽ đối mặt với những thách thức nào? Các chuyên gia cho rằng việc xây dựng một khu vực “Đại Khánh” khác ở vùng biển Đông tất sẽ phải vượt qua ba khó khăn lớn là chính trị, kinh tế và công nghệ. Dưới đây là bài tổng hợp của Cố An An trên tờ “Thương báo” (Hồng Công) ngày 16/5 liên quan đến vấn đề này:
Giá trị to lớn của khu vực “Đại Khánh nước sâu”
Gần đây, Chính phủ Trung Quốc tiết lộ đã làm chủ được kỹ thuật thăm dò vùng biển sâu, Hạm đội Biển xanh đầy tham vọng đang tiến vào khu vực biển Đông giàu tài nguyên. Hồi tháng 3, theo tin tức của giới truyền thông chính thức của Trung Quốc, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn trong “khai thác dầu mỏ và khí đốt qui mô lớn”, có thể cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật mạnh mẽ cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Trung Quốc. Trung Quốc đã đưa việc phát triển kinh tế biển, bao gồm cả dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi, vào kế hoạch “5 năm lần thứ 12”, lập kế hoạch xây dựng khu “Đại Khánh nước sâu” ở vùng biển Đông vào năm 2020.
Quy hoạch nêu rõ, cần tăng đầu tư mang tính định hướng của Chính phủ, tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp biển như sản xuất thiết bị hàng hải, dầu khi ngoài khơi, đóng tàu, nghề cá biển, vận tải biển, y sinh học biển, sử dụng tổng hợp nước biển, công nghiệp hoá chất biển, du lịch ven biển. Khu vực biển Đông được coi là một trong mười khu vực lựa chọn chiến lược dầu khí lớn của Trung Quốc.
Theo kế hoạch, trong thời gian “5 năm lần thứ 12”, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), đơn vị phụ trách thực hiện kế hoạch chiến lược tài nguyên dầu khí xa bờ, sẽ đạt được năng lực tác nghiệp xây dựng giếng khoan, lắp đặt đường ống ở độ sâu 3.000 m, xây dựng giếng dầu sâu 2.000 m, tạo ra năng lực sản xuất 25 triệu tấn ở khu vực biển Đông. Dự kiến tới “kế hoạch 5 năm lần thứ 13”, độ sâu giếng khoan sẽ đạt đến 3.000 m và xây dựng mỏ dầu khí sâu 3.000 m, tạo ra năng lực sản xuất 50 triệu tấn.
“Đại Khánh” là một địa danh ở tỉnh Hắc Long Giang, vùng dầu mỏ lớn nhất của Trung Quốc, chiếm tới 21% tổng sản lượng dầu thô của Trung Quốc. Cái gọi là “Đại Khánh nước sâu” biểu thị kỳ vọng của Trung Quốc trong việc khai thác lượng dầu khí ở vùng biển Đông, xây dựng một “Đại Khánh” khác ở vùng này.
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài nguyên và Đất đai, trữ lượng địa chất dầu mở ở vùng biển Đông khoảng từ 23 tỷ tấn đến 30 tỷ tấn, chiếm 1/3 tổng lượng tài nguyên của Trung Quốc. Theo tính toán sơ bộ của các chuyên gia, chỉ riêng trữ lượng dầu ở bồn địa Tăng Mẫu, bồn địa Sa Ba và bồn địa Vạn An (Tư Chính) đã lên đến gần 20 tỷ tấn, quá nửa trong đó nằm ở ngoài khơi Trung Quốc.
Ngoài ra, nguồn tài nguyên khí đốt tự nhiên vào khoảng 5.000 tỷ mét khối, là một trong bốn trung tâm lớn tập trung khí đốt ngoài biển của thế giới, có tên gọi “Vịnh Pécxích thứ hai”. Theo kết quả trắc nghiệm vùng phía bắc biển Đông của Trung tâm Năng lượng Quảng Châu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, trữ lượng “băng cháy” ở biển Đông bằng khoảng một nửa tổng số dự trữ dầu mỏ trên đất liền của Trung Quốc.
Những lợi ích kinh tế trên Biển Đông đã vượt qua sức tưởng tượng của mọi người. Viện sĩ Tăng Hằng Nhất, kỹ sư, Phó Tổng giám đốc CNOOC cho rằng giá trị dầu thô và tài nguyên khí đốt có thể khai thác được từ biển Đông sẽ hơn 20 nghìn tỷ NDT.
Giải quyết khí khăn về năng lượng
Từ Bằng Hàng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Kinh tế Công nghiệp Trung Quốc, cho biết vấn đề thiếu tài nguyên dầu mỏ và khí đốt của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, lượng nhập khẩu từ nước ngoài tăng lên hàng năm. Trong năm 2009, lần đầu tiên tỷ lệ phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu đã vượt quá giới hạn cảnh báo 50%, sản lượng dầu trong nước đã không thể đáp ứng được nhu cầu của tăng trưởng kinh tế. Theo dự báo “bảo thủ” của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mức phụ thuộc của Trung Quốc vào dầu mỏ nước ngoài sẽ tăng lên 65% vào năm 2020 và sẽ lên đến 80% vào năm 2030.
Đồng Tú Thành, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Phát triển ngành dầu khí Trung Quốc thuộc Đại học Dầu khí Trung Quốc, cũng chỉ ra rằng từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đến nay, tuy sản lượng của các mỏ dầu chủ lực ở miền Đông như Đại Kánh, Thắng Lợi đề khá ổn định, nhưng đại đa số những mỏ dầu này hiện đã ở thời “hậu trung kỳ” khai thác, hàm lượng nước trong dầu cao, suy giảm tự nhiên nghiêm trọng, ngày càng khó khăn hơn trong việc thăm dò và phát triển, giá thành sản xuất tăng lên, tiềm năng tăng trưởng sản lượng là rất hạn chế.
Theo quan điểm của Đồng Tú Thành, muốn đảm bảo sản lượng dầu ổn định, phải tìm các khu vực mới có nguồn tài nguyên dầu khí để thay thế. “Khi khai thác dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trên bờ không đủ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, việc chuyển trọng tâm thăm dò và phát triển về phía đại dương là rất cần thiết”. Dữ liệu cho thấy, trong số các mỏ dầu lớn được phát hiện trên thế giới gần mười năm qua, các mỏ dầu ở đại dương chiếm tới hơn 60%. Đặc biệt, các mỏ dầu nằm ở độ sâu 500 m đến 1.500 m dưới biển đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong tài sản chiến lược của rất nhiều công ty kinh doanh dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Trương Đại Vĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Dầu khí thuộc Bộ Tài nguyên – Đất đai từng nói, nắm bắt những bước đột phá mới về thăm dò dầu khí trong vùng nước sâu “là chìa khoá hoá giải tình thế khó khăn dầu lửa của Trung Quốc”. Hàn Hiểu Bình, tổng biên tập trang web năng lượng Trung Quốc, cũng cho biết khai thác dầu mỏ và các nguồn khí đốt tại biển Đông là rất cần thiết từ góc độ kinh tế và an ninh quốc gia, chính phủ Trung Quốc cần đầu tư và có nhiều chính sách hỗ trợ tài chính hơn.
Ba khó khăn lớn
Một công ty dầu khí nổi tiếng phương Tây đã đưa ra các báo cáo, các nước xung quanh biển Đông như Việt Nam, Philippin, Malaixia, Brunây và Inđônêxia đã liên kết với hơn 200 công ty phương Tây như Exxon – Mobil, Shell trong 20 – 30 năm qua và đã hình thành một quy mô đáng kể. Khoảng 1.380 giếng khoan với sản lượng khai thác dầu hàng năm khoảng 50 triệu tấn, lớn hơn rất nhiều so với sản lượng 40 triệu tấn/năm của mỏ Đại Khánh. Trong khi đó, Trung Quốc hiện đang nắm giữ hơn nửa tài nguyên dầu mỏ ở biển Đông nhưng sản lượng và trình độ khai thác dầu đều kém xa bất kỳ nước nào trong năm nước trên, thậm chí trong 50 năm tới, Trung Quốc cũng chưa sản xuất nổi một thùng dầu tại khu vực này. Tại sao lại như vậy?
  1. Chính trị: chiến lược biển vẫn khá mơ hồ
Tiết Lực, Phó Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ Trung Quốc hiện nay vẫn kiên trì nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” nên khu vực biển Đông khai thác khá ít. Mặt khác, kỹ thuật khai thác ngoài biển xa của Trung Quốc còn hạn chế, thường phải hợp tác khai thác phát triển với các công ty dầu khí lớn nước ngoài.
Nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” là nguyên tắc lớn về vấn đề Nam Hải và Đông Hải do Đặng Tiểu Bình đưa ra từ những năm 80 của thế kỷ trước. Hiện nay, do liên quan đến lợi ích tài nguyên chiến lược, thêm vào đó là sự can thiệp của Mỹ, Nhật Bản đã khiến tư tưởng chiến lược này “vẫn là hư không”. Tiết Lực cũng cho rằng trên thực tế, chiến lược biển của Trung Quốc cũng mơ hồ, giống như đang “dò đá qua sông”.
  1. Công nghệ: thiếu năng lực phát triển hải dương
Tiết Lực cho rằng về vấn đề kỹ thuật, năng lực phát triển hải dương của Trung Quốc là không đủ. “Hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể phát triển các vùng biển nước nông, công nghệ thăm dò hải dương cũng chỉ giới hạn trong phạm vi sâu 500 m, đối với các vùng biển sâu 900 m đến 1.200 m hoặc sâu hơn, công nghệ thăm dò và phát triển Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn phôi thai. Công nghệ thăm dò, khai thác vùng biển sâu vẫn nằm trong tay của châu Âu và Mỹ”.
3. Kinh tế: thăm dò khai thác biển xa cần vốn lớn
Rủi ro kinh tế cũng là một lý do quan trọng hạn chế thăm dò biển sâu. Việc khoan thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi đòi hỏi kinh phí đáng kể, và việc sử dụng các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến, môi trường và điều kiện làm việc rất phức tạp, chi phí sản xuất cao hơn rất nhiều so với thăm dò khai thác dầu khí trên đất liền. Đồng thời, giá dầu lên xuống thất thường nên cũng tồn tại những rủi ro kinh tế rõ rệt.
Theo ước tính của chuyên gia, chi phí cho mỗi mét giếng khoan chỉ khoảng 10.000 NDT, trong khi chi phí cho mỗi mét vuông sàn thép của giàn khoan trên biển lên tới 20.000 USD. Như vậy, mức đầu tư cho một mỏ dầu cỡ vừa trên biển vào khoảng 300 triệu – 600 triệu USD, còn đầu tư cho một giàn khoan cỡ lớn sẽ vào khoảng 2 tỷ đến 3 tỷ USD.
Khai thác phát triển biển Đông cần hợp lực của nhiều bên
Tiết Lực cho biết, kỹ thuật khai phá biển Đông đã có một bước đột phá lớn. Ngày 26/2/2011, “giàn khoan dầu ngoài khơi 981” kiểu nửa nổi nửa chìm do CNOOC đầu tư mà Trung Quốc tự tiến hành xây dựng đã xuất xưởng. Độ sâu tối đa hoạt động của giàn khoan này là 3.050 mét, có thể khoan sâu đến 10.000 m, sau khi hoàn thành có thể tác nghiệp ở mọi vỉa dầu nước sâu trên toàn thế giới, đánh dấu sự chính thức ra mắt của chiến lược thăm dò, khai thác nước sâu ngoài khơi của Trung Quốc.
Được biết, kể từ khi CNOOC tiến hành khai thác tài nguyên dầu khí ở biển Đông, CNOOC đã hợp tác với 51 công ty thuộc 14 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Italia… lần lượt ký kết hơn 70 thoả thuận và hợp đồng dầu khí, thu hút đầu tư nước ngoài trị giá hơn 7 tỷ USD. Ngoài CNOOC, PetroChina và Sinopec cũng có hy vọng tham gia thăm dò và khai thác dầu tại biển Đông trong tương lai.
Tháng 7/2004, Bộ tài nguyên và đất đai cũng đã cấp giấy phép thăm dò dầu khí và khai thác mỏ ở khu vực Biển Đông, cho phép CNOOC tiến hành thăm dò và khai thác 18 khu vực biển sâu ở phía Nam biển Đông, bao gồm cả khu vực quần đảo Nam Sa (Trường Sa). Ngoài ra, giới truyền thông dẫn lời nguồn tin chính thức cho biết, xét theo thái độ hiện nay của Chính phủ, công ty Sinopec cũng có hy vọng tiến vào biển Đông, thực hiện thăm dò và khai thác.
Nghiên cứu viên, quyền Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Tài chính Trung ương Khổng Chí Quốc cho rằng việc thăm dò, khai thác, phát triển dầu khí ngoài khơi nếu chỉ dựa vào một mình CNOOC thôi là không đủ, và thậm chí dựa vào cả ba công ty dầu khí lớn của Trung Quốc cũng vẫn không đủ. Trong bối cảnh CNOOC độc chiếm quyền thăm dò, khai thác, phát triển các mỏ dầu khí xa bờ, trình độ nghiệp vụ dầu khí ngoài khơi của PetroChina và Sinopec vẫn chưa đủ như hiện nay, muốn phát triển khai thác dầu khí ngoài khơi, chính phủ Trung Quốc, dưới sự tham mưu, lập kế hoạch của các cơ quan liên quan, cần mở cửa quyền thăm dò, khai thác và phát triển dầu khí ngoài khơi cho nhiều tập đoàn có thực lực.
Tình hình biển Đông không hài hoà
Giáo sư Lê Minh Giang thuộc Đại học Công nghệ Nan Yang (Xinhgapo) cho rằng trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã cố gắn xây dựng sự hài hoà trên biển, nhưng thiện ý hoà bình này chưa nhận được trả lời, các nước láng giềng xung quanh đang nhanh chóng chiếm đóng các đảo và bãi ngầm. “Xu hướng này dường như đang được củng cố, và sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc”.
Giáo sư Lý Kim Minh, Viện nghiên cứu Nam Dương thuộc Đại học Hạ Môn, đã dùng hình ảnh “ống dẫn dầu gắn liền với nòng pháo” để mô tả tình hình hiện nay, ngoại trừ Brunây, các nước khác như Philippin, Việt Nam và Malaixia đều điều tàu chiến đến trực tiếp bảo vệ an ninh các mỏ dầu khí trên biển của họ. Nghiêm trọng hơn, “Việt Nam, Philippin và các nước khác đã thông qua hợp tác với các công ty dầu phương Tây, lôi kéo lợi ích và tàu chiến của Mỹ, hình thành các ràng buộc về ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc”. Những điều này đã tăng thêm sự khó khăn trong việc duy trì chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông.
“Gác tranh chấp, cùng khai thác, tài nguyên toàn bị người khác cướp đi, Trung Quốc không thu được chút lợi ích nào”. Lê Kim Minh còn cho rằng đối với sự phát triển của tình hình biển Đông, Trung Quốc nên thay đổi phong cách trước đây chỉ nói mà không làm, không chỉ dựa vào phản đối ngoại giao mà còn cần có những hành động cụ thể. “Trước khi cùng nhau khai thác phát triển, chúng ta không thể chỉ ngồi chờ một cách thụ động, mà cần lợi dụng năng lực kỹ thuật khai thác tài nguyên dầu khí biển Đông vốn có, hợp tác với một vài công ty dầu khí nước ngoài (không phải của các nước xung quanh), xây dựng ‘khu trình diễn mẫu’ ngay tại vùng biển đảo mà Trung Quốc đang nắm giữ, khiến các nước láng giềng phải ngồi lại, cùng thương thảo với Trung Quốc vấn đề cùng khai thác”.
Các nước láng giềng tăng tốc “ăn chia”
Philippin là nước đầu tiên trong số các nước ASEAN chiếm giữ các đảo vùng biển Đông, năm 1946 đã nhắm quần đảo Trường Sa, sau đó nước này đã nhiều lần tiến hành khai thác. Theo số liệu của Cục thông tin tài nguyên năng lượng Mỹ, mỗi năm Philippin đã khai thác được 3,5 triệu thùng dầu, 1 tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, một phần khá lớn trong đó là từ khu vực biển Đông.
Năm 2000, Brunây đề xuất quản lý vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, trong số 10 mỏ dầu của Brunây có tới 8 mỏ dầu trên biển. Thông qua việc khai thác dầu ở biển Đông, Brunây đã trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba ở Đông Nam Á và đứng thứ tư trên thế giới về sản xuất khí đốt tự nhiên hoá lỏng.
Ngay từ năm 1973 khi chiến tranh Nam – Bắc chưa kết thúc, Việt Nam đã tiến hành thăm dò tài nguyên dầu khí phong phú ở Vịnh Bắc Bộ trên biển Đông. Năm 1986, Việt Nam đã xuất khẩu được thùng dầu đầu tiên từ khu vực Trường Sa, từ đó đến nay liên tục khai thác. Hiện Việt Nam đang nắm giữ 28 đảo ở Trường Sa, đã ký kết hơn 100 hợp đồng mời thầu, ký kết hộp đồng thăm dò và khai thác dầu khí, khí thiên nhiên hoá lỏng với các nước Mỹ, Nga, Pháp, Anh…
Năm 1966, Công ty dầu khí Malaixia đã ký hợp đồng hợp tác tiến hành thăm dò tài nguyên dầu khí ở khu vực Trường Sa với công ty dầu khí của Brunây. Nước này một mặt ủng hộ chủ trương của Trung Quốc (gác tranh chấp, cùng khai thác), một mặt tăng cường khai thác dầu khí, trở thành nước khai thác dầu khí lớn nhất ở vùng biển Đông, mỗi năm sản lượng dầu vượt hơn 30 triệu thùng và gần 150 triệu mét khối khí đốt tự nhiên.
Mặc dù nằm khá xa biển Đông, song Inđônêxia cũng hăng hái tham gia “đấu thầu” tài nguyên dầu khí ở vùng biển này, tranh giành một phần năng lượng dầu khí. Inđônêxia chủ trương đòi hỏi được hưởng khu vực đặc quyền kinh tế mà một phần khu vực này nằm trong phạm vi đường “lưỡi bò” Trung Quốc vạch ra./.




- Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông (VNN).
Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này đã đưa ra 19 lô cùng hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài trong khu vực Biển Đông.Thông tin này được cung cấp trên trang web của CNOOC. Theo đó, tập đoàn đề xuất 12 lô khai thác ở khu vực đông Biển Đông, 7 lô ở phía tây Biển Đông.

Các khu vực thuộc 19 lô này được cho là có khả năng phát triển dầu và khí tự nhiên trải rộng trên 52.006 km vuông. Năm ngoái, CNOOC đã đưa ra một đề xuất tương tự với 13 lô hợp tác khai thác ngoài khơi với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.
Hôm 24/5, Tân Hoa xã đưa tin, tại Thượng Hải, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m đã được bàn giao cho CNOOC.
Theo ông Vương Dĩ Lâm, Chủ tịch CNOOC, tập đoàn này coi việc cung cấp giàn khoan khổng lồ là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc. CNOOC cho hay, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7.
Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo. Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Rất nhiều trong số này là các đảo chìm, đảo đá không có người ở.
Biển Đông chứa đựng khối lượng đáng kinh ngạc về đa dạng sinh học và tài nguyên biển, bao gồm trữ lượng dầu khí rất lớn, thủy sản và ước tính chiếm 30% các rạn san hô của thế giới.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 19/4 đã đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh.
Tờ báo này không trích dẫn nguồn nào của ước tính trữ lượng dầu và khí tự nhiên nằm dưới đáy Biển Đông. Tuy nhiên, báo dẫn lời Trương Đại Vệ - một quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, khi nói rằng, việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là "chìa khóa" để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc.
  • Thái An (Theo platts, THX)

- Trung Quốc bắt đầu tiến ra khai thác dầu độ sâu Biển Đông (Tổ quốc).
(Toquoc)-Việc hạ thủy CNOOC 981 là bước tiến mới để Trung Quốc tranh chấp khai thác dầu khí ở Biển Đông. Bắc Kinh còn tăng cường nhiều công trình củng cố vị thế quân sự trên quần đảo Trường Sa.
Trước đây, trang thiết bị khai thác dầu khí ngoài biển do Trung Quốc chế tạo chỉ đạt trình độ thế hệ hai hoặc ba của thế giới. Trung Quốc chỉ thăm dò khai thác ở vùng biển có độ sâu từ 300 mét trở lại. Với giàn khoan mới vừa hạ thủy, Trung Quốc tiến từ thềm lục địa ra biển sâu, tăng cường an ninh năng lượng và giành quyền chủ động trong khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Giàn khoan độ sâu 3000m: “Ai đến trước thì được trước”
Báo chí Trung Quốc mới đây cho biết ngày 23/5 một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu đã được một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Theo ban lãnh đạo tập đoàn này, sau khi thử nghiệm, giàn khoan sẽ được đưa xuống Biển Đông để bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2011. Giàn khoan nói trên có tên “Dầu khí Hải dương 981” (CNOOC 981), trị giá khoảng 6 tỷ nhân dân tệ (900 triệu USD). Với kích thước rộng bằng một sân bóng đá, giàn khoan này có thể hoạt động ở độ sâu 3.000 mét, tức là gấp 6 lần năng lực các giàn khoan hiện tại của Trung Quốc. Độ khoan sâu nhất có thể đạt 12.000m.
Ngày 26/5, CNOOC 981 bắt đầu được lai dắt từ Thượng Hải tới khu vực biển thuộc quần đảo Châu Sơn (Chiết Giang) để tiến hành lắp đặt các trang thiết bị cuối cùng. Một ngày sau, CNOOC lại được bàn giao chiếc tàu cẩu để lắp đặt đường ống dẫn dầu khí mang tên “Dầu khí Hải dương 201”.
Theo báo chí Trung Quốc, sự xuất hiện của hàng loạt công trình hải dương quan trọng, đạt trình độ tiên tiến thế giới này không chỉ giúp cho ngành dầu khí Trung Quốc tiến từ thềm lục địa ra biển sâu, tăng cường an ninh năng lượng, mà còn tạo điều kiện cho Trung Quốc giành quyền chủ động trong khai thác dầu khí ở Biển Đông. Hiện nay, nhiều giếng dầu lớn trong đất liền của Trung Quốc đã khai thác được hơn 30 năm và sắp rơi vào tình trạng giảm sút sản lượng. Vì thế, trọng điểm khai thác dầu khí tương lai của Trung Quốc là ngoài khơi. 10 năm lại đây, một nửa sản lượng dầu mỏ tăng của Trung Quốc đến từ biển. Năm 2010, tỷ lệ này đã lên tới gần 80%.
Trong khi đó, Biển Đông là khu vực có nhiều tài nguyên dầu khí. Tính đến giữa năm 2010, có khoảng 180 mỏ dầu và khí thiên nhiên, 200 cấu tạo dầu khí được tìm thấy ở vùng biển Biển Đông, trong đó phần lớn đều ở độ sâu từ 500 - 2000m.
Năm 1957, lần đầu tiên Trung Quốc phát hiện dầu khí ở bồn địa Oanh Ca Hải tại Biển Đông. Vào những năm 1960, Trung Quốc đã tiến hành khoan giếng dầu đầu tiên tại đây. Tới mùa hè năm 2010, ở Biển Đông đã phát hiện được hơn 200 cấu tạo chứa dầu khí và có 180 giếng dầu. Những giếng dầu này cơ bản nằm ở khu vực biển có độ sâu từ 500 mét tới 2.000 mét.
So với Bột Hải, lượng tài nguyên dầu khí Trung Quốc khai thác được ở Biển Đông chưa nhiều, song tại đây lại liên tiếp phát hiện những mỏ dầu khí lớn. CNOOC đã tiến hành khoan thăm dò và phát hiện mỏ khí nước sâu Lệ Loan 3-1. Đây là mỏ khí trên biển lớn nhất, sâu nhất tính tới nay của Trung Quốc, có trữ lượng từ 100 tỷ đến 150 tỷ m3 khí. Với khoản đầu tư lên tới 30,5 tỷ Nhân dân tệ, dự kiến đến cuối năm 2013, Lệ Loan 3-1 sẽ đi vào sản xuất, cho sản lượng hàng năm đạt từ 5 tỷ đến 8 tỷ m3 khí. Năm 2010, CNOOC còn phát hiện được thêm 2 mỏ mới là Lưu Hoa 34-2 ở độ sâu 1.145 mét và Lưu Hoa 29-1 ở độ sâu khoảng 720 mét. Ước tính trữ lượng của mỏ Lưu Hoa 29-1 còn hơn cả trữ lượng của mỏ Lệ Loan 3-1.
Hiện nay, với “Dầu khí Hải dương 981” và “Dầu khí Hải dương 201”, Trung Quốc có thể tăng cường mạnh mẽ năng lực khai thác dầu khí ở Biển Đông. Dự kiến tới thời kỳ cuối của Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm lần thứ 12, lượng dầu khí mà Trung Quốc khai thác được từ Biển Đông mỗi năm có thể đạt 35 triệu tấn và Biển Đông sẽ trở thành nơi khai thác năng lượng chủ yếu của Trung Quốc. Chủ tịch CNOOC Song Enlai nói với Tạp chí Oriental Outlook rằng, các nước xung quanh những năm gần đây tăng cường khai thác dầu khí biển và hàng năm Trung Quốc đã “mất” khoảng 20 triệu tấn dầu (!).
Thời báo Hoàn Cầu bằng tiếng Anh của Trung Quốc hôm 24/5 nhấn mạnh rằng giàn khoan này sẽ góp phần giúp Bắc Kinh hiện diện một cách mạnh mẽ tại khu vực phía Nam Biển Đông và đánh dấu bước đi đầu tiên trong tiến trình phát huy ảnh hưởng tại vùng biển mà Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền. Đây là bước nhảy vọt lớn trong kỹ thuật khoan thăm dò, khai thác dầu khí nước sâu của Trung Quốc.
Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và năng lượng thuộc Trường Đại học Hạ Môn, cho rằng, giàn khoan “Dầu khí hải dương 981” là một dấu mốc quan trọng trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí của Trung Quốc và đó luôn là trò chơi “ai đến trước thì được trước” trong cuộc tranh giành tài nguyên dầu khí có hạn, không thể tái sinh ở vùng biển tranh chấp. Khả năng khai thác dầu khí nước sâu là một yếu tố khác biệt mà các nước như Việt Nam, Philippines không có.
Zhao Ying thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, giàn khoan mới này là một dấu mốc quan trọng mang tính chiến lược. Giá trị của tài nguyên khí thiên nhiên ở Biển Đông là rất lớn. Hiện nay Trung Quốc đã có kỹ thuật để khai thác tài nguyên ở khu vực này. Việc bảo vệ các hoạt động của Trung Quốc và ngăn cản các hoạt động thăm dò, khai thác bất hợp pháp của nước ngoài ở khu vực này đang trở nên cấp bách và cần thiết.
Xây dựng thêm nhiều công trình trên quần đảo Trường Sa
Mạng Báo cáo Tình báo Hàng ngày (Mỹ) ngày 24/5 cho biết, Trung Quốc đã thành lập các đơn vị đồn trú và xây dựng nhiều trạm tiền đồn trong khu vực lãnh thổ mà Philippines tuyên bố thuộc chủ quyền trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Mạng tin này trích dẫn tài liệu và các bức ảnh chụp từ vệ tinh tình báo của Mỹ khẳng định Trung Quốc đã bố trí các đơn vị quân đội đồn trú và nhiều doanh trại trên 6 bãi đá ngầm thuộc Nhóm đảo Kalayaan. Từ lâu Chính phủ Philippines tuyên bố một phần của quần đảo Trường Sa gọi là Nhóm Đảo Kalayaan có diện tích 64.000 dặm vuông và được hình thành từ 54 hòn đảo, bãi đá ngầm và bãi cát ngầm. Trong Nhóm đảo Kalayaan còn có đảo Pagasa, hay còn gọi là đảo Thị Tứ, lớn thứ hai ở quần đảo Trường Sa. Chính quyền Philippines đã xây dựng một đường băng và đưa một số ngư dân đến sinh sống trên đảo Pagasa và các đơn vị quân đội đồn trú trên 8 hòn đảo nhỏ khác.
Các tài liệu cho biết trong số 7 đảo hiện Trung Quốc đang chiếm đóng có 6 đảo nằm trong Nhóm đảo Kalayaan. Các đơn vị đồn trú và doanh trại của quân đội Trung Quốc được bố trí ở 6 bãi đá ngầm gồm: Kagitingan (Fiery Cross), Calderon (Cuarteron), Gaven, Zamora (Subi), Chigua (Dong Men Jiao) và Panganiban, hay còn gọi là Mischief Reef. Tại bãi đá ngầm Kagitingan, Trung Quốc thành lập các trạm thông tin liên lạc thường trực, đài quan sát biển và 1 doanh trại hai tầng có thể chứa 200 binh sĩ. Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng một bãi đỗ trực thăng, một cầu tàu dài 300 m và một khu đất trồng trọt rộng 500 m2. Bắc Kinh dự định biến bãi đá ngầm Kagitingan thành sở chỉ huy chính vì khu vực này được trang bị các loại rađa phát hiện mục tiêu trên không, trên mặt biển và truyền các số liệu vệ tinh. Đơn vị đồn trú trên bãi đá ngầm này được trang bị một số vũ khí có hỏa lực mạnh của Hải quân và một số ụ súng.
Trên các bãi đá ngầm Calderon, Gaven và Chigua, Trung Quốc xây dựng nhiều pháo đài và kho tiếp tế vững chắc được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc VHF/UHF, rađa, pháo binh và pháo phòng không. Các kho tiếp tế này cũng có thể được sử dụng như cầu tàu cho các tàu tuần tiễu của hải quân Trung Quốc neo đậu khi cần thiết. Tại bãi đá ngầm Zamora, Trung Quốc xây dựng một pháo đài và kho tiếp tế có thể chứa 160 binh sĩ. Khu vực đồn trú này có một bãi đỗ trực thăng và được trang bị 4 pháo hai nòng 37 mm.
Trên bãi đá ngầm Panganiban, Trung Quốc xây dựng nhiều nhà ở. Năm 1995, Trung Quốc và Philippines đã bất đồng ngoại giao với nhau khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các công trình trên bãi đá ngầm này. Lúc đó các công trình được sử dụng làm nơi trú ẩn cho ngư dân Trung Quốc nhưng vấn đề là các công trình trú ẩn đó lại được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh và rađa. Hiện nay, bãi đá ngầm Panganiban có 4 khu liên hợp nhà ở với tổng cộng 13 tòa nhà nhiều tầng. Có 50 lính thủy đánh bộ Trung Quốc thường xuyên đóng quân tại đó và được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh.
Gần đây, Trung Quốc tiến hành xây dựng thêm một số công trình trên bãi đá ngầm Panganiban. Rõ ràng hành động xây mới của Trung Quốc là nhằm mục đích thiết lập các căn cứ ở Biển Đông để cho phép Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng và sức mạnh trên các hòn đảo gây tranh cãi.
Ngoài các đơn vị đồn trú và địa điểm đóng quân, Trung Quốc cũng đang triển khai nhiều dự án trên biển với quy mô lớn nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Những dự án đó bao gồm kế hoạch xây dựng các bến cảng, sân bay, phao dẫn đường trên biển, nhà đèn, đài quan sát biển và các hệ thống khí tượng biển.
Trong cuộc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt thăm Manila, Chính quyền Philippines đề nghị các nước tuyên bố chủ quyền cùng tham gia phát triển và chia sẻ lợi ích của các nguồn tài nguyên xung quanh quần đảo Trường Sa. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho rằng đây là một ý tưởng hợp lý và có thể là cách tốt nhất để giải quyết bất đồng trong khu vực.
Ý tưởng nêu trên chắc chẳng dẫn đến đâu trong trò chơi “ai đến trước thì được trước”./.
Lưu Việt

- Trung Quốc dùng lệnh cấm đánh cá để khẳng định chủ quyền Biển Đông  —  (RFI).

Tổng số lượt xem trang