Hâm mộ iPhone, iPad, chấp nhận giá thành của chúng, cũng khâm phục mức siêu lợi nhuận của Apple nhưng chúng ta quên mất một điều rằng, mức giá thấp của iPhone hay iPad, và lợi nhuận khổng lồ của Apple, nhờ vào lượng lao động có thể xem là bất hợp pháp ở Mỹ.
Thực tế là những người mà chính tay họ làm ra iPhone và iPad, chẳng thể đủ khả năng sở hữu những sản phẩm này. Thậm chí, họ còn chưa bao giờ nhìn thấy chúng một cách hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề phức tạp, nhưng cũng rất quan trọng. Và khi nền kinh tế thế giới đang xích lại gần nhau hơn như hiện nay, vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng.
Tuần trước, chương trình "This American Life" của NPR, được thực hiện bởi Mike Daisey và Nicholas Kristof, đã làm một chương trình đặc biệt về quy trình sản xuất sản phẩm của Apple. Và có nhiều chi tiết của chương trình khiến mọi người đi từ bất ngờ đến kinh ngạc.
Những công nhân 13 tuổi
Thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc là nơi mà hầu hết những chi tiết của iPhone được sản xuất. Cách đây 30 năm, Thâm Quyến chỉ là một ngôi làng nhỏ. Nhưng hiện tại, nó là một thành phố với 13 triệu dân và lớn hơn cả New York.
Foxconn, một trong những công ty làm ra iPhone và iPad (và nhiều sản phẩm khác cho các hãng điện tử). Có một nhà máy tại Thâm Quyến với 430000 nhân công. Có 20 quán ăn tư phục vụ tại nhà máy Foxconn Thâm Quyến. Mỗi quán ăn này trung bình phục vụ 10000 người.
Một nữ công nhân của Foxconn được phỏng vấn bên ngoài công nhà máy, mới chỉ 13 tuổi. Nhà máy được bao quanh bởi rất nhiều bảo vệ được trang bị súng. Cô gái 13 tuổi cho biết Foxconn không thực sự kiểm tra độ tuổi. Đã có những người đến kiểm tra nhiều lần trước đây, nhưng Foxconn luôn biết trước việc này. Vì thế trước khi thanh tra đến, Foxconn chỉ cần đổi vị trí người công nhân trẻ cho 1 người già hơn.
Trong 2 tiếng đầu tiên ở bên ngoài cổng nhà máy, Mike Daisey đã được rất nhiều công nhân cho biết họ mới chỉ 14,13 hay 12 tuổi (bên cạnh những người lớn tuổi khác). Daisey ước tính có khoảng 5% số công nhân mà ông bắt chuyện ở dưới tuổi vị thành niên.
Daisey cho rằng Apple, là người giám định từng chi tiết, sẽ phải biết điều này. Còn nếu hãng không biết, thì chỉ có một nguyên nhân đó là do Apple "cố tình" không biết.
Điều kiện làm việc ngặt nghèo
Daisey cũng tới thăm nhiều nhà máy khác tại Thâm Quyến trong vai một khách hàng tiềm năng. Ông ta khám phá ra rằng hầu hết các nhà máy đều là những căn phòng khổng lồ với sức chứa tới 20000 - 30000 công nhân. Căn phòng rất im lặng. Ở đó không có máy móc, và không được phép trò chuyện. Bởi chi phí lao động quá rẻ, tất cả đều được làm bằng tay.
Giờ làm việc của các công nhân Trung Quốc là 60 tiếng. Tuy nhiên nó không như giờ làm việc ở Mỹ, có thể bao gồm cả giờ nghỉ giải lao cho Facebook, tắm rửa, gọi điện thoại, trò chuyện,...
Số giờ làm việc chính thức ở Trung Quốc là 8h/ngày, nhưng tiêu chuẩn này đã chuyển lên thành 12h. Nói chung, mức thay đổi này có thể lên đến 14 -16h, đặc biệt là khi có những chi tiết mới cần sản xuất. Trong khi Daisey thăm Thâm Quyến, một công nhân của Foxconn đã chết sau khi làm liên tục 34h.
Dây chuyền sản xuất chỉ có tốc độ nhanh nhất bằng với người công nhân làm việc chậm nhất. Vì vậy tất cả các công nhân đều bị theo dõi bằng camera, hầu hết đều phải đứng.
Các công nhân ở trong ký túc xá. Trong một căn phòng bằng xi măng rộng 12m2, Daisey đếm được có 15 chiếc giường, đều là giường tầng cao tới tận trần nhà. Những chiếc giường này có kích cỡ nhỏ, không thể vừa đối với một người Mỹ bình thường.
Một vài công nhân đã không thể tiếp tục làm việc bởi tay của họ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi lặp đi lặp lại một công việc hàng trăm nghìn lần trong nhiều năm. Vấn đề này có thể tránh được một cách đơn giản nếu người lao động chuyển công việc. Một khi tay của mình có vấn đề, hiển nhiên là những người công nhân này sẽ bị sa thải.
Một cựu công nhân đã yêu cầu công ty phải trả tiền cho giờ làm việc thêm của mình, và khi công ty này từ chối, cô đã tìm đến hội đồng quản trị lao động. Hội đồng này sau đó đã đưa cô vào một danh sách đen được lưu hành ở tất cả các công ty trong khu vực. Các công nhân trong danh sách đen được cho là những kẻ "gây rối" và các công ty sẽ không thuê họ.
Một người đàn ông đã bị nghiền nát tay khi làm việc tại Foxconn. Thế nhưng Foxconn không tiến hành chăm sóc y tế cho anh ta. Khi bàn tay của người đàn ông được chữa lành, nó không thể làm việc được nữa. Vì thề Foxconn đã sa thải ông.
Daisey cho người đàn ông xem chiếc iPad của mình, ông ta nói rằng mình chưa từng thấy thứ như thế này bao giờ. Ông cầm lên thử sử dụng, rồi sau đó gọi nó là "ma thuật". Trớ trêu thay ông lại chính là người sản xuất ra vỏ bọc kim loại cho iPad tại Foxconn.
Bóc lột hay làm giàu cho người nghèo Trung Quốc?
Quan trọng hơn, những nhà máy ở Thâm Quyến, vốn như một địa ngục, lại đem lại lợi ích cho người dân Trung Quốc. Nhà kinh tế học Paul Krugman nói như vậy. Nhà báo của New York Times, Nicholas Kristof cũng nói như vậy. Vợ của Kristof là người Trung Quốc, và tổ tiên của cô sống ở một ngôi làng gần Thâm Quyến. Vì vậy Kristof hiểu những gì mình nói. Theo ông, sự "nghiệt ngã" của những nhà máy, vẫn tốt hơn so với sự "nghiệt ngã" của những cánh đồng lúa.
Nếu nhìn theo cách này, ta có thể thấy Apple đang giúp túi tiền của những người tiêu dùng giàu có ở Mỹ và châu Âu chảy sang túi của những người công nhân nghèo Trung Quốc.
Nếu không có Foxconn và những dây chuyền sản xuất khác, các công nhân Trung Quốc sẽ vẫn phải làm việc trên cánh đồng lúa, với mức lương 50 USD/tháng thay vì 250 USD/tháng (Theo Reuters, năm 2010, Foxconn trả cho công nhân trung bình 298 USD/tháng, hay 10 USD/ngày). Với số tiền này, những người công nhân đang kiếm được một công việc tốt hơn so với trước kia. Đặc biệt là đối với phụ nữ, khi họ đã có thêm vài sự lựa chọn thay thế khác.
Nhưng, tất nhiên, nguyên nhân chính mà Apple xây dựng nhà máy lắp ráp iPhone và iPad tại Trung Quốc thay vì Mỹ hay châu Âu vẫn là do họ có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Bởi vì tại Mỹ hay châu Âu đòi hỏi phải thiết lập những tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đối xử và trả lương cho công nhân. Còn với Foxconn, có lẽ chẳng cần phải nói nhiều, luôn tuyển dụng mà không cần đi kèm bất cứ tiêu chuẩn tối thiểu nào.
Nếu Apple cho xây dựng nhà máy lắp ráp iPhone và iPad tại Mỹ và sử dụng nhân công Mỹ thì sẽ có hai vấn đề xảy ra: Hoặc là giá của iPhone và iPad sẽ tăng cao, hoặc là lợi nhuận của Apple sẽ giảm xuống.
Cả hai điều trên đều chẳng hề tốt cho người tiêu dùng Mỹ hay cho Apple và các cổ đông. Nhưng không giống như nhiều công ty điện tử khác, lợi nhuận của Apple là quá cao nên dù có giảm xuống đi chăng nữa, nó vẫn sẽ ở mức cao. Hiện tại Apple hoàn toàn có đủ khả năng để tuân theo nội quy lao động Mỹ khi tiến hành sản xuất iPhone và iPad mà không lo việc kinh doanh của mình bị sụp đổ.
Nhiều người đang đặt câu hỏi tại sao Apple KHÔNG làm như vậy?
- 12 câu hỏi cho Apple trong năm mới
- Bí quyết thành công của chuỗi sản phẩm Apple
- Apple là thương hiệu toàn cầu giá trị nhất
-Hàng ngàn công nhân ở Thẩm Quyến biểu tình xung đột với cảnh sát Nhiều ngàn công nhân Trung Quốc của công ty hợp doanh Sanyo Electric đã dùng biện pháp đình công và xuống đường tranh đấu cho quyền lợi lao động. Cảnh sát ở đặc khu kinh tế Thẩm Quyến can thiệp giải tỏa giao thông, bắt đi nhiều người.Reuters và một số báo địa phương trong bản tin hôm nay 16/01/2012 cho biết trong hai ngày cuối tuần qua 4.000 công nhân tại đặc khu kinh tế Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã xung đột với cảnh sát chống bạo động. Cảnh sát đã bắt đi 4 người biểu tình.-- Chính quyền Quảng Đông đền bù lương cho công nhân để tránh nổi loạn – (RFI).
- Microsoft điều tra về vụ đình công trong một nhà máy đặt tại Trung Quốc -Trong thông báo gửi tới AFP hôm nay, 12/01/2012, Microsoft nói là đang xem xét một cách nghiêm túc và cho tiến hành điều tra những điều kiện làm việc trong các cơ sở sản xuất các sản phẩm cho tập đoàn này.
Microsoft đã có phản ứng như trên sau khi xẩy ra một cuộc đình công của khoảng 150 công nhân vào ngày 4/1 vừa qua, tại một nhà máy ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc.
Cơ sở này thuộc quyền sở hữu của công ty Đài Loan Foxconn, chuyên sản xuất thiết bị trò chơi điện tử Xbox cho Microsoft. Theo đại diện công ty Foxconn, cuộc đình công xẩy ra vì công nhân trong nhà máy phản đối việc thuyên chuyển chỗ làm. Sau đó, công ty đã giải quyết ổn thỏa và êm thấm vụ đình công này.
Trong thời gian vừa qua, công luận chú ý tới nhà máy ở Vũ Hán vì tại đây, đã xẩy ra một số vụ công nhân tự tử.
Năm 2010, có ít nhất 13 công nhân của nhà máy Foxconn đã qua đời, dường như là tự tử. Các nhân viên của nhà máy tố cáo điều kiện làm việc khắc nghiệt và đòi cải thiện mức lương.
Theo báo chí Trung Quốc, tháng 11 năm ngoái, tại một cơ sở khác của công ty Foxconn, ở phía đông bắc Trung Quốc, một nữ công nhân đã nhẩy lầu tự tử.
Công ty Đài Loan Foxconn sử dụng khoảng một triệu lao động tại Trung Quốc với nhiều cơ sở sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử cho các tập đoàn lớn như Apple, Sony, Nokia.
Cơ sở này thuộc quyền sở hữu của công ty Đài Loan Foxconn, chuyên sản xuất thiết bị trò chơi điện tử Xbox cho Microsoft. Theo đại diện công ty Foxconn, cuộc đình công xẩy ra vì công nhân trong nhà máy phản đối việc thuyên chuyển chỗ làm. Sau đó, công ty đã giải quyết ổn thỏa và êm thấm vụ đình công này.
Trong thời gian vừa qua, công luận chú ý tới nhà máy ở Vũ Hán vì tại đây, đã xẩy ra một số vụ công nhân tự tử.
Năm 2010, có ít nhất 13 công nhân của nhà máy Foxconn đã qua đời, dường như là tự tử. Các nhân viên của nhà máy tố cáo điều kiện làm việc khắc nghiệt và đòi cải thiện mức lương.
Theo báo chí Trung Quốc, tháng 11 năm ngoái, tại một cơ sở khác của công ty Foxconn, ở phía đông bắc Trung Quốc, một nữ công nhân đã nhẩy lầu tự tử.
Công ty Đài Loan Foxconn sử dụng khoảng một triệu lao động tại Trung Quốc với nhiều cơ sở sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử cho các tập đoàn lớn như Apple, Sony, Nokia.
Các tờ báo quốc nội Record China và Want China Times đưa tin: công nhân làm việc cho hãng Foxconn dọa nhảy lầu tự tử trong cuộc tranh chấp về lương.
Theo các nguồn tin trên, sự việc bắt đầu khi công nhân yêu cầu tăng lương hôm 2-1 và đuợc đề nghị chọn nghỉ việc lấy tiền bồi thường, hay tiếp tục làm việc với mức lương hiện tại. Đa số chọn thôi việc, và không nhận đuợc số tiền hưá hẹn.
Microsoft không thể xác nhận tình thế tại Foxconn Technology Park ở Wuhan (Trung Quốc). 1 phát ngôn viên của Microsoft tuyên bố "Chúng tôi xem xét nghiêm trang các điều kiện làm việc - chúng tôi đang điều tra. Chúng tôi chủ trương bảo đảm sự cư xử công bằng và bình đẳng với công nhân từ đối tác của chúng tôi, phù hợp với chính sách của Microsoft.
Foxcon là công ty gia công hàng điện tử lớn nhất thế giới, sản phẩm nổi tiếng là iPhone, hợp tác với Apple, Dell và HP.
Nhà báo ghi nhận 17 trường hợp công nhân của Foxconn tự sát trong 5 năm, theo ấn bản Tháng 3-2011 của Wired. Ngoài ra, 1 phúc trình Tháng 5-2011 của Nhóm sinh viên và học giả chống bạc đãi ghi nhận các lạm dụng lao động tại các xưởng chế xuất - theo phúc trình này, công nhân thường bị ép làm việc giờ phụ trội để lãnh lương cao hơn. Họ bị các chứng bệnh nghề nghiệp đe dọa mà không đuợc bảo vệ - ban quản lý vẫn làm việc theo cách như quân đội và công nhân mới bị huấn luyện như lính.
-Bạn KHÔNG được phép tự sát: Công nhân tại các nhà máy chế tạo iPad tại Trung Quốc bị buộc phải ký giấy cam kết
Daily Mail Reporter, ngày 1 tháng Năm 2011
Hình ảnh u ám: Lưới chống-tự sát được dựng lên chung quanh cư xá công nhân tại Thành Đô và Thẩm Quyến, TQ.
Tại Trung Quốc (TQ) các nhà máy chế tạo iPad và iPhone, những sản phẩm bán chạy nhất của Apple, đang buộc nhân viên phải ký giấy cam kết không tự sát, một cuộc điều tra đã tiết lộ như vậy.
Có ít nhất 14 công nhân tại các nhà máy của Công ty Foxcom tại TQ đã tự sát trong 16 tháng qua, như một hậu quả của những điều kiện làm việc quá kinh khủng.
Người ta tin rằng có thêm nhiều công nhân khác hoặc còn sống sót sau các vụ tự sát hoặc được chận đứng trước khi họ mưu tính tự sát tại các nhà máy chế tạo sản phẩm cho Apple ở Thành Đô và Thẩm Quyến.
Những điều kiện hãi hùng: Một cuộc điều tra do hai tổ chức phi-chính phủ (NGO) đã phát hiện những công nhân mới nhận việc tại các nhà máy của Foxconn ở TQ bị buộc ký một tờ cam kết “không tự sát”.
Theo các nhà nghiên cứu của hai tổ chức nói trên, ban quản đốc của các nhà máy này đã ra lệnh cho các nhân viên mới được thu nhận phải ký tờ cam kết sẽ không tự sát.
Họ còn bị buộc phải hứa rằng nếu họ tự sát, thì gia đình họ sẽ chỉ xin bồi thường thiệt hại ở mức tối thiểu do luật định.
Một cuộc điều tra nhắm vào 500 ngàn công nhân được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu các Công ty Đa quốc (the Center for Research on Multinational Companies) và Tổ chức Sinh viên và Học giả chống Nạn lạm dụng tại các Công ty (Sacom) đã phát hiện những điều kiện hãi hùng tại các nhà máy này.
Các tổ chức này cho biết rằng:
Nạn làm thêm giờ phụ trội quá mức đã diễn ra đều khắp, mặc dù giới hạn theo luật định là 36 giờ một tháng. Theo tờ Người Quan sát (the Observer), phiếu lương của một công nhân cho thấy anh ta đã làm 98 giờ phụ trội trong một tháng.
Trong những thời kỳ cao điểm khi iPad bán chạy trên thị trường, công nhân bị buộc chỉ được nghỉ một ngày trong 13 ngày.
Những công nhân làm việc bê trễ thường bị sỉ nhục trước đồng nghiệp.
Công nhân bị cấm nói chuyện và buộc phải đứng suốt ca trong 12 giờ liền.
Hình ảnh u ám: Lưới thép đã được giăng lên bên ngoài các bin-ding nhà trú của công nhân tại Thành Đô và Thẩm Quyến sau khi một loạt các vụ tự tử xảy ra năm ngoái.
‘Cam kết không tự sát’ được đưa vào hồ sơ nhận việc sau khi các nhà xã hội học viết một thư ngỏ gửi đến các cơ quan truyền thông yêu cầu chấm dứt các chế độ làm việc quá khắc khe.
Nhưng cuộc điều tra cho thấy nhiều công nhân vẫn còn sống trong những điều kiện quá thê thảm, có người chỉ được về thăm vợ con mỗi năm một lần.
Một nữ công nhân đã nói với tờ Người quan sát: ‘Lắm khi các bạn chung phòng với tôi đã khóc òa khi về tới cư xá sau một ngày dài làm việc’.
Cô nói rằng họ bị buộc làm dài giờ một cách phi pháp để chỉ được trả lương cơ bản mỗi ngày, vỏn vẹn 5,2 bảng Anh, và rằng công nhân phải sống chen chúc trong nhà trọ đến những 24 người một phòng.
Tại Thành Đô, công nhân làm thêm 60 đến 80 giờ phụ trội mỗi tháng là chuyện thường, nhiều trường hợp đã vi phạm chính điều lệ của Apple liên quan đến thời khoảng của các ca (the length of their shifts).
Cuộc điều tra còn cho biết rằng công nhân cũng than phiền họ không được phép nói chuyện với nhau.
Tại dây chuyền sản xuất (production line): Cuộc điều tra phát hiện nạn làm thêm giờ phụ trội vượt quá luật định diễn ra đều khắp và công nhân cho biết họ không được phép nói năng gì cả trong lúc làm việc.
Nhu cầu không thể thiếu: Nhu cầu sử dụng iPods và iPads tại phương Tây tăng vọt là nguyên nhân của các điều kiện làm việc khắc nghiệt tại nhiều hãng cung cấp linh kiện cho Apple tại TQ.
Công ty Foxconn nhìn nhận rằng họ đã vi phạm các luật lệ về giờ phụ trội, nhưng cho rằng việc công nhân làm thêm giờ phụ trội là hoàn toàn tự nguyện.
Một số viên chức của công ty này thậm chí còn cáo buộc rằng nhiều công nhân đã tự sát để giành lấy những nố tiền bồi thường to lớn cho gia đình của họ.
Theo lời khuyên của các cố vấn tâm lý, nhiều lưới chống-tự sát (anti-suicide nets) đã được dựng lên chung quanh các bin-đing làm nhà trọ cho công nhân.
Foxconn nói rằng công ty đã đối đầu ‘một vài tháng rất khó khăn cho mọi người có liên quan với gia đình Foxconn và sự tử vong của một số đồng nghiệp vì những vụ tự sát bi thảm’.
Người phát ngôn của Công ty, ông Louis Woo, khi trả lời các tin tức về việc các công nhân bị sỉ nhục, đã nói: ‘Đó không phải là điều chúng tôi chấp nhận hay khuyến khích. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng việc này có thể xảy ra, vì lực lượng lao động của chúng tôi là một dân số đa dạng và đông đảo.
‘Nhưng chúng tôi đang tìm cách cải thiện’. Ông Woo nói thêm rằng công nhân được khuyên không nên nói chuyện vì việc này có thể làm họ mất sự tập trung cần thiết để đảm bảo độ chính xác của sản phẩm và ngay cả sự an toàn của bản thân họ’.
Tổ chức nghiên cứu Sacom cho biết rằng công ty Foxconn thoạt đầu đã phản ứng trước loạt tự sát của công nhân bằng cách mời các thầy pháp đến nhà máy để trừ ma quỉ.
Leontien Aarnoude, một nhân viên của Sacom, đã nói với báo Nhân dân [Chủ nhật, tại Anh] (The People): ‘Công nhân đã làm phụ trội quá mức để đổi lấy một đồng lương không đủ sống mà lại còn bị đối xử độc ác’.
‘Điều kiện làm việc quá khắc nghiệt khiến người công nhân không còn một sinh hoạt xã hội nào khác. Họ chỉ biết làm việc đầu tắt mặt tối trong nhà máy và cuộc đời họ chỉ là thế đấy’.
Nhu cầu iPad và iPhone tăng vọt trong thời gian qua, đã đưa đến những chỉ tiêu gay gắt hơn cho công nhân trong các hãng xưởng của Apple.
Qui tắc ứng xử (code of conduct) tại các hãng cung cấp sản phẩm cho Apple đòi hỏi công nhân phải được tôn trọng và đối xử có nhân phẩm, nhưng những báo cáo kiểm toán (audit report) của Apple cho biết các hãng cung cấp linh kiện tại TQ đã không đáp ứng những tiêu chuẩn này.
Nhà sản xuất sản phẩm công nghệ cao toàn cầu [Apple] đã thu một lợi nhuận 6 tỉ đôla trong quí đầu năm 2011.
Trần Ngọc Cư dịch
Nguồn: Dailymail.co.uk
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN.
Cảm ơn bác Quyên báo tin 2011/05/21 - Nổ tại nhà máy Foxconn iPad2 Trung Quốc: 18 người thương vong
21/05/2011 08:39:29
- Ít nhất đã có 2 người thiệt mạng và 16 người khác bị thương vào hôm 20/5 sau một vụ nổ lớn xảy ra tại một trong số các nhà máy Foxconn Đài Loan sản xuất iPad2 ở Trung Quốc.Vụ nổ rung chuyển nhà máy Foxconn trên nằm tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc vào chiều tối ngày 20/5.Theo các nhà chức trách địa phương, 16 công nhân làm việc trong nhà máy này đã bị thương đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người bị thương nặng. 2 người đã thiệt mạng. Tại thời điểm diễn ra vụ nổ có hàng trăm công nhân đang làm việc trong nhà máy và mọi người đã được sơ tán khi được cảnh báo về nguy cơ xảy ra vụ nổ thứ 2.
Nguyên nhân dẫn tới vụ nổ vẫn đang được điều tra làm rõ. Nhưng theo lời một nhân viên của nhà máy nói với tờ Economic Observer, có thể đây là một vụ nổ bụi của các vật liệu dễ cháy. Trong khi đó, báo chí Trung Quốc nghi ngờ rằng có thể nguyên nhân dẫn tới vụ nổ xuất phát từ hệ thống điều hòa trung tâm của tòa nhà. Các nhân viên an ninh đã nói với những người sơ tán rằng khói từ vụ nổ gây độc hại.
Foxconn một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới, chủ yếu chế tạo các sản phẩm theo hợp đồng với các công ty khác. Một trong những khách hàng lớn nhất của Foxconn là Apple, và nhà máy này cũng chế tạo máy tính bảng iPad và các sản phẩm khác của Apple.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhà máy này liên tục gặp phải một loạt các vụ bê bối với ít nhất 13 công nhân tại nhà máy ở Trung Quốc đã chết trong các vụ tự sát hồi năm ngoái. Công việc quá tải được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vụ tự tử này.
Nguyễn Hường (Theo Telegraph)
Cảm ơn bác Quyên báo tin 2011/05/02 (nhớ tới ông Thúy)-Trung Quốc điều tra hơn 10.000 cựu công chức
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc (SPP) ra lệnh điều tra 10.535 cựu quan chức và công chức trong ba tháng đầu năm do những người này bị tình nghi lạm dụng quyền lực hoặc phạm pháp trong thời gian làm việc cho nhà nước.
Cảnh sát Trung Quốc chuẩn bị tiêu hủy ma túy tại Bắc Kinh. Ảnh: People Daily. |
Ông Bai Quanmin, người phát ngôn của SPP, nói rằng chính phủ cũng chủ trương trấn áp nạn nhận quà và đưa hối lộ. Trong ba tháng đầu năm 923 cựu quan chức và cựu công chức bị điều tra hai tội danh này.
Ngoài việc điều tra và xét xử những người lạm dụng quyền lực để phạm pháp, SPP cũng sẽ tập trung hơn vào hoạt động giáo dục, tuyên truyền để giảm thiểu tình trạng phạm pháp trong hàng ngũ công chức nhà nước, ông Bai nói thêm.
Minh Long
AFPFather Ma Zishan and sister Ma Liqun mourn the death of Ma Xiangqian outside a Foxconn factory in Longhua. Mr Xiangqian killed himself in January.
China to reduce number of offences punishable by death DPA
Công nhân sản xuất iPhone 'biểu dương lực lượng' chống tự tử Đất Việt
Các công nhân trẻ của Tập đoàn Công nghệ Foxconn, chuyên lắp ráp các sản phẩm iPhone tại Trung Quốc, đã tiến hành một buổi cắm trại quy mô lớn nhằm “biểu dương lực lượng” trước hàng loạt vụ tự tử của công nhân tại các nhà máy gần đây.
Trung Quốc - Chảy máu chất xám: China's Brain Drain Dilemma: Elite Emigration (Jamestown Foundation 5-8-10) -- Willy Lam. “All Chinese who earn more than 120,000 yuan ($17,650) a year want to immigrate.”
- Trung Quốc: Công nhân tự tử để phản kháng (ANTG)
Foxconn faces fresh suicide fears as 14th worker dies Telegraph 06 Aug 2010
Foxconn, the Chinese manufacturer, is investigating the death of a packaging plant worker, following a string of 13 staff suicides at its factories earlier this year.
The 22-year old woman died on Wednesday after falling from a dormitary building at its Kunshan plant in eastern Jiangsu province, the world’s largest contract electronics manufacturer said on Friday.
Thirteen Chinese employees have committed suicide this year at Foxconn plants and an affiliate by jumping from buildings, including 10 in the southern city of Shenzhen.
It was unclear whether the latest death was a sucide. The company said it was working with local authorities to investigate.
The suicides at Foxconn – which generates revenues of $40bn annually making everything from iPads to desktop computers and televisions – have put the spotlight on working conditions for millions of factory workers in China, the "workshop of the world".
Protestors in May laid traditional Chinese funeral offerings at Foxconn's headquarters in Hong Kong. Employment rights campaigers have also criticised the "military-style" regime at Foxconn's Longhua plant in Shenzhen in particular, where 300,000 people work.
Company founder Terry Gou was earlier this year cleared by Chinese authorities of any wrongdoing in the period leading up to the suicides. He has said none of the suicides was directly work-related.
In June, Foxconn instituted two dramatic pay increases for its workers, designed, it said, attract better-qualified workers at a time when there are labour shortages across China's manufacturing belts.
Following the latest rise, which will take full effect from October 1, the basic salary for production-line workers at Foxconn’s will have risen from 900 renminbi (£91.30) per month two weeks ago to 2,000 renminbi (£203).
The company employs more than 800,000 workers in China.
Dân Trung Quốc chán cuộc sống trong nước? Đất Việt
Những năm qua, Trung Quốc bước đầu gặt hái được thành công trong chiến lược chiêu mộ nhân tài Hoa kiều, song lại không thể ngăn chặn được làn sóng người giàu mang tiền của ra nước ngoài sinh sống.
Người lao động bị bóc lột tại Trung Quốc không cần thêm cha mẹ. Họ cần tăng lương, điều kiện làm việc tốt hơn và một cơ hội tổ chức công đoàn độc lập. Lợi nhuận chủ yếu rơi vào túi của doanh nghiệp, phần còn lại cho người lao động rất ít ỏi. Tỷ trọng tiêu dùng tại TQ chỉ có 36%, trong khi đó tại Mỹ là trên 70%, châu Âu và Nhật là 60%.
The labor strife spreading through China’s factory cities has clearly frazzled the government. Last month, it deployed Prime Minister Wen Jiabao, a k a “Grandpa Wen,” who told laborers at a Beijing subway station that the government and society “should treat migrant workers as they would their own children.”
China’s exploited workers don’t need an extra parent. They need higher wages, better working conditions and a chance to form independent unions. They need China to stop being sweatshop to the world.
Worker unrest has spread after reports of suicides at two campuses in southern China owned by Foxconn Technology, an electronics maker that employs 800,000 people in China who assemble products and parts for Western companies, including Apple, Dell and Hewlett-Packard. Since May 17, workers struck at three Chinese plants that make transmissions, exhausts and locks for Honda, the Japanese carmaker. There also have been reports of labor action in dozens of other factories.
Working conditions in too many of these factories are dismal, and the pay is, too. At the Pingdingshan Cotton Textile Company, The Toronto Star reported, workers make 65 cents an hour, working grueling two-day shifts, often in 100-plus degree heat. Workers at Honda Lock demanded a 70 percent raise from their $132-a-month wage. There are no independent unions allowed.
China, over all, has done well with its export-dependent strategy based on cheap labor and a cheap currency. Gross domestic product per person trebled over the last 10 years, to $7,200. The share of the population living on less than a dollar a day fell to 16 percent in 2005, from 36 percent in 1999. But China needs to move on.
Too much of the country’s prosperity has been absorbed by companies’ profits. Too little has gone to workers. Partly as a result, consumer spending in China amounts to merely 36 percent of its gross domestic product. In the United States, that percentage is more than 70 percent. In Europe and Japan, it is almost 60 percent.
China’s manufacturing sector can afford to pay higher wages. After the suicides, Foxconn suggested moving production of some Apple products to newer facilities in North and Central China where pay is cheaper than around the manufacturing hubs along the coast. But it also doubled wages at its Shenzen campus — to about $290 a month.
Rising wages and better working conditions are essential for China to become a more self-reliant economy, powered by domestic consumption. Until it treats its workers better, it has no chance of becoming a just and stable society.
Up to 100,000 students 'ordered' to work for 'suicide factory' owner Foxconn Telegraph
By Malcolm Moore in Shanghai
Published: 4:30PM BST 02 Jul 2010
Up to 100,000 students at a vocational school have been 'ordered' to work for Foxconn, the electronics group plagued by a wave of suicides.
Students at a vocational school in the central Chinese province of Henan have been 'ordered' to work for Foxconn, the giant electronics manufacturer that has been plagued by a wave of suicides.
Foxconn, which had revenues of $62bn (£41bn), more than Apple, Dell or HP, manufactures a range of products for the world's leading electronics brands, including Apple's iPad and Sony's Playstation 3.
However, it was hit by a series of suicides at its factory in Shenzhen earlier this year, as workers complained of long hours, strict rules and loneliness. Foxconn had to double its monthly salary, to 2,000 yuan (£200) in the face of a public outcry.
One of the students, named as 17-year-old Lin Feng, told the newspaper that he was forced to join Foxconn or face being thrown out of school.
Teachers informed the students on June 17 that they would have "nine days to leave, as ordered by the provincial government".
The transfer of the Foxconn plant to Henan would provide an enormous boost to local government revenues, and a town official in Zhengzhou told the China Daily he had received "clear internal orders" for each town to send Foxconn at least 100 people between 18 years-old and 45 years-old.
However, a spokesman from the labour department in Henan said no edicts had been ordered. "We did not organise the massive employment, nor did we give out any instructions," he said. "The vocational schools are in charge of their own arrangements. The students are going there voluntarily."
Làm thế nào Sinh viên ở Trung Quốc bị nhồi sọ bằng Văn hóa Đảng?
Yang Zijiang, Epoch Times
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cai trị Trung Quốc trong hơn 60 năm, dựa vào bạo lực và dối trá để duy trì quyền lực. Thông qua các thao tác của hệ thống giáo dục đặc biệt thông qua “giáo dục chính trị”, Đảng tìm cách kiểm soát linh hồn và tinh thần của sinh viên.
Cái tác hại mà nó đã gây ra là sự đi thụt lùi trở lại vài thế hệ; vì vậy, quét sạch những hiệu ứng và chất độc của “văn hóa đảng” không những chỉ là một đồ án rất khó khăn, nhưng cũng là một đồ án rất có hệ thống và cấp bách.
Tôi đã giảng dạy tại Trung Quốc đại lục trong 35 năm. Tôi là một giáo viên chuyên nghiệp, và chuyên ngành của tôi là nghiên cứu tâm lý thanh thiếu niên. Tôi đã làm việc trong các trường tiểu học, trường trung học, và trường đại học. Tôi đã có kinh nghiệm về sự khủng bố nghiêm trọng về phương diện tình cảm và tinh thần trong nhiều thời kỳ khác nhau trong thời gian ở dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Vì vậy, tôi xem xét bản thân mình để được ở một vị trí có thể nói với những người trẻ như thế nào, “văn hóa Đảng” ảnh hưởng đến họ và qua những khía cạnh nào.
Các chiến thuật được sử dụng bởi ĐCSTQ để bắt buộc sinh viên tàn phá linh hồn của họ là rất nhiều, đa dạng, và ngấm ngầm. Từ mẫu giáo đến đại học, các chiến thuật và mục đích của thấm nhuần văn hóa của ĐCSTQ”, tất cả đều là như nhau.
Trước hết, ĐCSTQ chỉ định tất cả những người trẻ tuổi như là “những người thừa kế” của chủ nghĩa cộng sản” Do vậy mà 300 triệu thanh niên phải theo những nguyên tắc hướng dẫn của ĐCSTQ “đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản trong suốt cuộc đời của họ” xem như là mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo cho họ. Nó rõ ràng nhằm mục đích kiểm soát trái tim và linh hồn của họ, tinh thần và ý chí của họ [sinh viên]. Không có đặc miễn, 300.triệu người trẻ phải tham gia các tổ chức chính trị liên hệ của chế độ. Trẻ em trên bảy tuổi phải tham gia vào “Thiếu niên Tiền phong Cộng sản ” (CYP). Họ phải đưa cao nắm tay của mình để thề “luôn luôn được chuẩn bị để chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản”. Họ cũng trở thành cấp kế tiếp [trên nấc thang thăng tiến] trong lực lượng trữ bị của Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản (CYL).
Đặc biệt ngày nay, Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản mạnh mẽ tuyển mộ thanh niên trong độ tuổi thích hợp để tham gia liên đoàn. Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản sau đó trở thành lực lượng trừ bị cho Trung Cộng (ĐCSTQ). Có thể nói rằng “văn hóa Đảng” là nuôi dưỡng một cách có hệ thống những người trẻ tuổi với học thuyết của nó trong suốt qúa trình hoạt động của Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Các thành viên phải chân thành cam kết để thọ nhận ảnh hưởng của nó.
Các trường Đại học và Cao đẳng tại Trung Quốc đại lục tất cả có thành lập một cách có hệ thống những “Ủy ban Liên đoàn” (Họ và tên: “Ủy ban Liên đoàn Thanh niên ĐCSTQ, như thế,.như thế…chẳng hạn). Họ tự coi mình như là “Trợ lý mạnh mẽ của Đảng”. Tuy nhiên., trong thực tế họ thật sự là những tên côn đồ mạnh mẽ.của Đảng
Việc Ủy ban Đảng kiểm soát sinh viên đại học chủ yếu là hoạt động thông qua Ủy ban Thanh niên Đoàn. Ngày nay, các Ủy ban Liên đoàn của đại học hợp tác với các Ủy ban Đảng của trường Đại học để thực hiện kế hoạch tuyển dụng đảng viên.mới. Nó sử dụng đủ các loại lợi lộc chính trị để thu hút và ép buộc sinh viên gia nhập Đảng nhằm gia tăng số Đảng viên. Đồng thời, nó hợp tác với các “bộ phủ tuyên truyền” và các “cố vấn chính trị” các cấp khác nhau để ảnh hưởng đến quan điểm chính trị và nhận thức của sinh viên
Mỗi một sinh viên đều được thông qua sự đánh giá (lượng giá) chính trị. Việc thực hiện hai nhiệm vụ tuyển dụng thành viên mới và ảnh hưởng đến sự suy nghĩ cửa sinh viên làm cho sinh viên đại học ngày nay hoàn toàn bị mất những mục đích thực sự và ý nghĩa của sự có mặt tại (theo học) một trường đại học để nhận được một nền giáo dục cao hơn. Thay vào đó, họ gần như trở thành những công cụ của ĐCSTQ.
Mỗi một thời kỳ, một số trường đại học quan trọng đều có nhiệm vụ “tuyển dụng nhân tài cho Đảng”. Những cái gọi là “Cán bộ Đảng “, “cán bộ cấp hai,” và “cán bộ cấp ba” đã được đem ra ứng dụng…Nhiều sinh viên đại học đã trở thành “ứng cử viên cấp” hai năm sau khi họ bước vào trường đại học. Sinh viên đều tự biết họ là “người kế nhiệm cho các cấp lãnh đạo trong Đảng và các cơ quan của mình” Trong suốt thời gian của mình ở trường, “cấp hai” thường nhận những “bài học cá nhân” (“bài học riêng tư”). Có thể nói rằng những gì họ nhận được là một nền giáo dục và đào tạo văn hóa đặc thù, truyền thống của Đảng. .
Mỗi Trường đại học và Trường cao đẳng tại Trung hoa lục địa được đòi hỏi bởi Ủy ban Tuyên truyền Trung ương và Ủy ban Trường Đại học để vận hành một “Trường Đảng Tài tử” Nó tổ chức để cho những sinh viên học “Kiến thức Cơ bản về Đảng” ” Hiến pháp Đảng,” và “Chủ nghĩa Mác Lê”. Cùng lúc, nó cũng có tuyển chọn những sinh viên để trở thành Đảng viên. Ngày nay, họ sẽ chấp nhận bất cứ ai muốn trở nên một thành viên Đảng
Khi ĐCSTQ thành lập quy tắc của nó, các trường đại học bắt đầu mở các lớp học tẩy não trong ngành giáo dục chính trị. Cho đến ngày hôm nay, nhiều trường đại học cung cấp đủ loại phức tạp các lớp học về chính trị. Ví dụ: Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác, Duy vật biện chứng chủ nghĩa Mác và Lịch sử Vật chất, Kinh tế Chính trị, Triết học, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Lịch sử các Chiến dịch của Đảng Cộng sản, Tư tưởng học Mao Trạch Đông, Lý thuyết Đặng Tiểu Bình, Ba Đại Diện [đóng góp lý thuyết cho Đảng Cộng sản Trung quốc bởi Giang Trạch Dân], Phát triển Khoa học và Đạo đức Cộng sản, Tác phong của Con người, Giáo dục Pháp lý , ” v.v . Các dịch vụ như vậy được điền vào các lịch học các lớp khác nhau trong trường đại học.
Tôi vẫn còn nhớ trong số 2.300 credit (đơn vị giờ) của khóa học, thì các loại khóa học chính trị đã chiếm 300-400, vượt xa các khóa học cốt lõi chính và các môn chính của khóa học
Trong nhiều năm rồi, sinh viên đại học đã cố gắng hết sức mình để đảm bảo quyền lợi của họ và thiết lập hiệp hội sinh viên độc lập riêng của họ. Sau nhiều thập kỷ nỗ lực, họ đã đạt được rất ít thằnh qủa và thay vì họ đã gặp phải vô số thất bại. Cuối cùng, các hiệp hội sinh viên tất cả đều phải được liên kết với một “ủy ban liên minh” hoặc hệ thống “Ủy ban tuyên truyền của Đảng”. Các tổ chức sinh viên cần phải đăng ký với một “Ủy ban liên minh” và phải được phép của “bộ phận tuyên truyền.của Ủy ban Đảng”
Có một-nhiệm vụ phải làm hàng tháng ở hầu hết các trường đại học, là “buổi họp phân tích tư tưởng” Cuộc họp này được tổ chức bởi “Chủ tịch Ủy ban đảng (Phó Chủ tịch.)” Các cán bộ Đảng như “điều phối viên của Đảng” và “Chủ tịch. Ủy ban liên minh” tham dự. Các “cấp thấp cấp” báo cáo lên “cấp cao hơn ” và phân tích tư tưởng và tâm trí của các sinh viên khác nhau, các giáo viên thanh niên, và nhân viên khác. .
Việc kiểm tra tư tưởng bao gồm một phân tích về tình hình chính trị hiện hành, quan điểm về “các vấn đề quan trọng cho các bên và cho đất nước” và quan điểm về một số sự kiện và chính sách nhà trường. Các vấn đề quan trong về nhân sự được xác định và phải qua tiến trình chuyển đổi. Cuộc họp thường là nơi mà một quyết định phối hợp được thực hiện để tăng cường sự kiểm soát tính cảm nhạy và tâm linh và để đàn áp các sinh viên và giáo viên trẻ.
Trong một thời kỳ, các trường đại học bắt đầu chiến dịch xây dựng “văn hóa khuôn viên đại học” Tuy nhiên. các hoạt động văn hóa, tâm linh, nhằm tạo ra một bầu không khí văn hóa qua việc sáng tạo những bài ca; qua những cuộc hội thảo về các nền văn hóa khác nhau, tư tưởng và khoa học cũng như một số phương pháp tốt để xây dựng “văn hóa cơ sở đại học”, tất cả được xem như là “sự ô nhiễm tinh thần” bởi các bộ phận tuyên truyền của Ủy ban Đảng và “sự giải phóng tư sản”, và họ đã bị ép buộc phải hủy bỏ mạnh mẽ. Thay vào đó, các ủy ban liên minh sẽ tiếp nhận hết và đặt tất cả dưới cánh của “văn hóa Đảng.”
Đại học giáo dục ở Trung Quốc ngày nay đã được phát triển để bảo vệ và tăng cường chế độ của ĐCSTQ. Chế độ gọi việc hệ thống giáo dục các “quốc gia công nghiệp để sản xuất những người tài năng” Tuy nhiên, mục đích thực sự của nó là để hỗ trợ chế độ.
Ai thụ hưởng lợi lộc ở Trung Quốc hiện nay? Hãy nhìn vào các cấp trên của Đảng. Tất cả những người trong nhóm đã tốt nghiệp từ các trường đại học. Bằng tiến sĩ giả mạo đang lan tràn khắp Trung Quốc ngày nay. ĐCSTQ đã thay đổi sách lược của nó.
Trong quá khứ, nếu cán bộ cấp cao bị chỉ trích vì không làm công tác điều hành đất nước, họ sẽ nói rằng họ đã tạo ra nhà nước, do đó, tại sao họ cần phải làm việc? Ở Trung Quốc ngày nay các nhà cai trị vẫn còn khai thác tài sản của đất nước trong khi không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ tiếp tục sản xuất một lớp trí thức thoái hóa, những người bần tiện hơn và cũng tàn nhẫn hơn so với người tiền nhiệm của họ. Hệ thống trường đại học đang được sử dụng để giáo dục chính trị, kinh tế, và tinh hoa văn hóa cũng như các cấp tay sai nịnh hót của ĐCSTQ và thi hành nhiệm vụ của những kẻ hành quyết cho ĐCSTQ
Trên đây chỉ là một số ít chiến thuật cơ bản mà ĐCSTQ sử dụng để làm cho các sinh viên mất hẳn linh hồn của họ. Nó rõ ràng cho thấy rằng các chiến thuật này đã đầu độc nghiêm trọng sinh viên đại học với “văn hóa Đảng.”
Chú thích
-Đọc bản Hán văn qua ink này:http://epochtimes.com/gb/10/5/20/n2913733.htm
-CYP : Communist Youth Pioneers
-CYL: Communist Youth League
http://vietdaikynguyen.com/v2/china/755-lam-th-nao-sinh-vien-trung-quc-b-nhi-s-bng-vn-hoa-
-------------
Thôn Tây Vương Bình nằm trên dãy núi ở phía tây Bắc Kinh, là khu vực xinh xắn với các vườn cây anh đào và óc chó.
Với dân số chỉ 354 người, ngôi làng yên bình này có vẻ cách xa trung tâm quyền lực ở thủ đô Trung Quốc.
Nhưng vào một ngày hè mới đây, chính phủ trung ương đã đưa một xe bus chở đầy các phóng viên tới Tây Vương Bình để khoe ra những phát triển chính trị ở Trung Quốc.
Các phóng viên được mời tới xem cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra người đứng đầu chính quyền thôn.
Các cuộc bầu cử ở cấp cơ sở như thế này - với sự tham gia của hàng triệu cử tri - cho phép các quan chức tuyên bố rằng Trung Quốc, ở một số khía cạnh, là nền dân chủ.
Tuy nhiên, nếu xét đất nước này chỉ do một đảng cộng sản cai trị, và chỉ cho phép sự đối kháng có giới hạn, thì đây là tuyên bố mà rất nhiều người không thừa nhận.
Công ăn việc làm
Bầu cử làng được đưa ra vào năm 1988, vào thời điểm có tranh luận thực sự tại Trung Quốc về chuyện nên điều hành đất nước như thế nào.
Bầu cử được tổ chức ba năm một lần, và bất cứ dân làng nào từ 18 tuổi trở lên đều được bỏ phiếu.
Một số người có mặt để giải thích về quá trình và thi thoảng còn giúp điền phiếu bầu
Tại Tây Vương Bình, cuộc bỏ phiếu gần đây là cuộc tranh đua giữa người giữ chức trưởng thôn trong 6 năm qua là Nguỵ Hỉ Chấn và Tống Hải Anh.
Ông Nguỵ có thể chỉ phụ trách một làng nhỏ, nhưng ông là người từng vận động trong các cuộc bầu cử trước và biết một vài điều về diễn văn chính trị.
Trong bài diễn văn vào phút chót, ông nhắc nhở các cử tri - và các phóng viên lắng nghe - rằng với sự coi sóc của ông, dân làng đã làm ăn tốt.
Sau đó là lời khoe khoang mà đa phần các chính trị gia trên khắp thế giới đều muốn đưa ra, đặc biệt trong thời điểm khó khăn về kinh tế hiện nay.
Ông nói: “Với nỗ lực, chúng tôi đã tạo 100% công ăn việc làm cho mọi dân làng muốn làm việc”.
Các cử tri ở Tây Vương Bình bỏ phiếu tại trung tâm làng, nơi có rất nhiều quan chức có mặt để giải thích về quá trình bỏ phiếu.
Thậm chí còn có người giúp đỡ các cử tri điền phiếu, là hành động nhiều khi được coi là ảnh hưởng tới kết quả hơn là giúp đỡ thực sự những người không biết chữ hay còn đang lúng túng.
Thắng lớn
Với 263 cử tri đăng ký, chỉ mất vài giờ là mọi người đã bỏ phiếu xong.
Số phiếu này sau đó được kiểm với sự chứng kiến của toàn bộ dân làng, nhằm bầu ra hai thành viên trong ủy ban của làng.
Phiếu được kiểm trước sự chứng kiến của dân làng
Có lẽ bà Tống cũng biết trước điều gì sẽ xảy ra. Bà không buồn ở lại nghe kết quả, mà bỏ đi làm ngay sau khi bỏ phiếu.
Nếu bà còn ở đó, chắc cũng thú vị để hỏi bà xem tại sao bà lại quyết định ra cạnh tranh với người rõ ràng được cả làng ủng hộ.
Ông Nguỵ Hỉ Chấn nói ông còn là lãnh đạo đảng ở địa phương, là chức vụ còn quan trọng hơn nhiều so với vị trí mà ông mới đắc cử.
Thật không may mắn là các quan chức chính phủ, những người rất muốn chúng tôi xem cuộc bầu cử này, lại không thể cung cấp được số điện thoại nào hoạt động để nói chuyện với bà Song.
Họ sợ rằng nếu chúng tôi có bầu cử công bằng thì thể chế của chính phủ sẽ gặp rắc rối.Li Fan
Chính phủ TQ tự hào về các cuộc bầu cử làng. Đó là lý do tại sao họ bố trí để các phóng viên tới xem tại Tây Vương Bình.
Nhưng Lý Phàn, giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc và thế giới, một người theo dõi các cuộc bầu cử này trong gần 20 năm qua, có những quan ngại nghiêm túc.
Ông nói rất nhiều cuộc bầu cử như thế chẳng qua chỉ là để khoe về dân chủ, chứ kết quả đã được cấp trên quyết định trước rồi.
Ông nói: “Các chính quyền địa phương ngay bây giờ muốn kiểm soát các nguồn lực địa phương, như đất đai”. Viện nghiên cứu của ông Lý là cơ quan độc lập, thường bị áp lực từ chính phủ trung ương.
Theo vị học giả này, để kiểm soát các nguồn lực, các chính phủ địa phương phải kiểm soát các cuộc bầu cử ở cấp làng.
“Họ sợ rằng nếu chúng tôi có bầu cử công bằng thì thể chế của chính phủ sẽ gặp rắc rối. Đó là lý do họ ra sức kiểm soát”.
Hi vọng cho tương lai
Phiếu kiểm được ghi lên bảng
Các lãnh đạo hàng đầu của TQ vẫn được chọn từ giới lãnh đạo cao cấp trong đảng Cộng sản TQ. Hầu như chẳng mấy ai bên ngoài hệ thống này biết việc lựa chọn diễn ra như thế nào.
Trung Quốc không có đảng đối lập, và chỉ cho phép một sự đối kháng có giới hạn. Những người công khai phản đối hệ thống chính trị quốc gia đôi khi bị bỏ tù.
Nhưng tại Tây Vương Bình, bầu cử giờ đây đã trở thành một thông lệ mà nhiều người muốn mở rộng tới các cấp khác trong chính phủ.
Một dân làng hào hứng nói: “Đó là những gì chúng tôi hi vọng. Nếu chúng tôi có cơ hội bầu chọn ra các lãnh đạo đất nước thì chúng tôi chắc chắn sẽ làm điều đó.
“Suy cho cùng, ngay cả chủ tịch nước cũng là để phục vụ nhân dân”.
Cách giải quyết nạn nhân mãn tại Trung Quốc Nguyễn Minh
“…Nói tóm lại, sự hiện diện ồ ạt của các công ty đầu tư và lực lượng lao động Trung Quốc tại nước ngoài đang làm dư luận quốc tế lo ngại. Giới tài phiệt Trung Quốc tại nước ngoài đã không ngần ngại nhe nanh giương vuốt đe dọa những ai đe dọa quyền lợi của họ tại hải ngoại. Người ta đang chờ Trung Quốc sa chân tại một khúc quanh nào đó để nhắc nhở bài học khiêm nhường…”Ngày 5-3-2010, 3.000 đại biểu đã về Bắc Kinh tham dự khóa họp hàng năm của Quốc vụ viện (Quốc hội) Trung Quốc. Đây là hội nghị quan trọng nhất sau đại hội đảng cộng sản. Mở đầu khóa họp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói 2010 sẽ năm quyết định sự thành công của Trung Quốc về kinh tế lẫn xã hội. Trước cuộc khủng hoảng tài chánh quốc tế, ông tuyên bố sẽ giữ nguyên mức tăng trưởng 8%. Ưu tư chính của chính quyền là làm sao san bằng hố cách biệt giàu nghèo ngày càng sâu rộng xã hội Trung Quốc bằng cách chia đều phúc lợi của sự tăng trưởng cho toàn xã hội. Để có được tỷ lệ tăng trưởng 8%, dân chúng Trung Quốc phải làm thêm nhiều cố gắng hơn nữa. Chính quyền tiếp tục tung thêm tiền để thực hiện những chương xây dựng nhà ở qui mô đã bắt đầu từ năm 2008 trên toàn đất nước.
Tại sao đến giờ này Bắc Kinh mới chấp nhận chia đều phúc lợi của sự tăng trưởng cho toàn xã hội? Tại vì quả bom dân số có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Nó là tiền thân của những cuộc nổi dậy đẫm máu tại Trung Quốc. Hơn 900 triệu dân nông thôn đang chờ sự nâng đỡ của các chính quyền trung ương và địa phương để có một cuộc sống xứng đáng. Khối người này đang sống trong nghèo khó và không thấy một ánh sáng nào cuối đường hầm. Mỗi năm có hơn 90.000 cuộc nổi dậy chống lại sự hà hiếp và chiếm đoạt tài sản của các cấp chính quyền địa phương.
Tất cả những hứa hẹn của chính quyền và những xáo trộn tại nông thôn đều xuất phát từ một nguyên nhân: nạn nhân mãn.
Dân số Trung Quốc
Cho đến cuối thế kỷ 20, những nhà dân số học vẫn tin rằng 1/5 dân số thế giới sống tại Trung Quốc, với 1,257 tỷ người năm 1999. Khẳng định này, đến cuối thập niên đầu của thế kỷ 21 vẫn còn hiệu lực, với 1,339 tỷ người năm 2009.
Cách tính toán dân số của Trung Quốc cho đến nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Trong vòng 10 năm dân số Trung Quốc đã tăng thêm 82 triệu người, mỗi năm tăng trên 8 triệu người. Đây là một con số rất lớn so với các quốc gia khác, nhưng quá ít so với thực trạng dân số hiện nay của Trung Quốc. Con số 1,339 tỷ dân năm 2009 không đúng sự thật.
Đồng ý rằng tỷ lệ sinh sản của Trung Quốc đã giảm một cách ngoạn mục, từ 5,8 con/phụ nữ năm 1970 xuống 2,4 năm 1990 và 1,75 năm 2007. Đây là một cố gắng vượt bực để kềm chế nạn nhân mãn. Nhưng trước nạn lão hóa ngày càng tăng cao (100 triệu người trên 65 tuổi năm 2009), từ năm 2002 Bắc Kinh đã cho phép những gia đình khá giả đóng 600 USD để được quyền có hai con. Gần như tất cả những gia đình khá giả vùng duyên hải, từ Mãn Châu xuống Quảng Châu, đều vui vẻ đóng thêm khoảng phụ trội này. Từ năm 2000 đến nay đã hơn 10 năm, dân số Trung Quốc không thể chỉ tăng 82 triệu người.
Từ năm 1949 đến nay, hơn 50 năm đã trôi qua, Trung Quốc không có chiến tranh, không có dịch bệnh, không bị thiên tai, không xảy ra nạn đói, nhất là từ 20 năm trở lại đây đạt được những thành tích phát triển kinh tế cao, đời sống dân chúng trở nên sung túc, tỷ lệ sinh sản tăng gấp đôi tỷ lệ tử vong (năm 2007, tỷ lệ sinh đẻ là 13,4‰, tỷ lệ tử vong là 7‰), dân số Trung Quốc do đó không thể dừng lại ở con số 1,339 tỷ người năm 2009 như được công bố. Có một cái gì không bình thường trong các cách tính này.
Tại sao chính quyền Trung Quốc cứ che giấu những con số về dân số? Có nạn nhân mãn không? Số người dư thừa đi đâu? Đó là những câu hỏi cần được trả lời.
Cứ nhìn vào những thiên phóng sự về đời sống nông thôn tại Trung Quốc, rất ít gia đình nào chỉ có một con, trung bình là hai con. Phần lớn những đứa con lớn rời thôn quê ra thành thị tìm việc, để lại cha mẹ già với đứa em út. Sau một thời gian làm việc và dành dụm, đứa con lớn gởi tiền về cho cha mẹ tu sửa lại nhà cửa và cho đứa em út ăn học, để sau đó ra thành thị làm việc. Hiện nay có hơn 200 triệu thanh niên nông thôn ra thành thị làm việc. Không biết khi làm thống kê về dân số chính quyền Trung Quốc liệt những thanh niên nông thôn này vào nơi nào, thôn quê hay thành thị? Thêm vào đó, những thanh niên nông thôn này khi lập gia đình và có con thơ, phần lớn đều đem về nông thôn cho cha mẹ nuôi giùm. Khi làm thống kê, những đứa trẻ này không được tính vào dân số thành thị, trong khi tại nông thôn chúng được coi là dân thành thị nên cũng không được tính vào dân số nông thôn.
Sự quên lãng này không phải tình cờ. Nó được các cấp chính quyền địa phương chấp nhận miễn là chủ gia đình chịu đóng 600 USD và những khoảng phụ phí giao tế khác cho mỗi đứa con. Đối với trung ương, dân số không tăng nhanh là dấu hiệu của sự phát triển, chính quyền đã kềm chế được nạn nhân mãn. Nhưng trong thực tế nạn nhân mãn đang xảy ra. Dân số thật sự của Trung Quốc hiện nay phải trên 1,5 tỷ người.
Làm cách nào để nuôi một dân số đông đảo?
Không có phép lạ nào hết. Tất cả mọi người đều phải làm việc để có ăn. Vấn đề là làm sao nuôi hơn 1,5 tỷ miệng ăn.
Từng là quốc gia xuất khẩu lương thực, Trung Quốc ngày đang nhập khẩu lương thực để nuôi một dân số khổng lồ. Tình trạng này chỉ tăng thêm trong những ngày sắp tới, khu vực tả ngạn sông Hoàng Hà ngày nay chỉ còn là một vùng đồi núi ô trọc, nhiều vùng đồng bằng phía bắc trước kia là vựa lúa mì nay đang bị sa mạc hóa. Một số vùng đất dọc các bờ sông cũng không trồng trọt được vì bị chất độc từ các nhà máy hóa chất thải ra làm ô nhiễm nhiều vùng đất rộng
Nông thôn Trung Quốc trước kia là địa bàn sản xuất lúa gạo và nông sản phẩm, nay đang biến thành những làng xã, thị trấn nhỏ để chứa đựng trọng lượng dân số gia tăng do đời sống sung túc từ các trung tâm đô thị mang lại. Thêm vào đó, trước nạn rời bỏ thôn quê ra thành thị tìm việc, số người canh tác nông nghiệp ngày càng ít đi trong khi số miệng ăn ngày càng gia tăng. Tại nhiều nơi, nông dân phải ra thành thị mua lương thực vì chi phí sản xuất quá cao (xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hột giống, vật tư).
Làm cách nào để nuôi một dân số đông đảo? Tạo ra công ăn việc làm. Những đô thị lớn dọc bờ biển Đông Hải, do sự năng động của giới doanh nhân nhà nước và tư nhân, đã trở thành những trung tâm tuyển dụng lao động khổng lồ và là xưởng sản xuất hàng hóa chung cho cả thế giới. Sự phồn thịnh của những trung tâm sản xuất này kéo dài trong suốt 20 năm qua, từ thập niên 1990 đến nay, và đã nâng cao mức sống người dân và mang lại sự phồn vinh cho đất nước. Một cách vô tình, hố cách biệt giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị được san bằng. Mỗi năm hàng triệu thanh niên ra thành thị tìm việc làm để nuôi gia đình còn ở lại nông thôn.
Trước sự năng động và phát triển của những trung tâm sản xuất này, trình độ kỹ thuật của lao động Trung Quốc cũng nhờ đó được nâng cao. Mỗi năm hàng chục triệu thanh niên thành thị khác gia nhập vào đội quân lao động đã có sẵn. Những đại học và những trung tâm huấn nghiệp đã kịp thời đào tạo và huấn luyện thanh niên Trung Quốc thích nghi với những phương tiện sản xuất tiên tiến nhất, đặc biệt là ngành xây dựng (cơ xưởng, nhà máy, cao ốc) và hạ tầng cơ sở (đường sá, cầu cống, bến cảng, phi trường) mà đa số là người phái nam. Bên cạnh đó, để phục dịch cho đội quân lao động khổng lồ này, là sự hình thành một đội quân phục dịch trong các ngành may mặc, ăn uống, giải trí và buôn bán lẻ, mà đa số là phái nữ.
Nhưng sự phồn vinh nào cũng đến hồi kết thúc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm khựng lại guồng máy sản xuất hàng hóa cho cả thế giới. Rất nhiều nhà máy sản xuất đã phải đóng cửa vì thiếu đơn đặt hàng, hàng triệu người đã bị sa thải. Trong khi đó, những văn phòng trong các cao ốc vừa được dựng lên vắng thưa người mua, hàng triệu công nhân trong ngành xây cất bị buộc thôi việc. Nạn nhân trực tiếp của tình trạng thất nghiệp thành thị này là những thanh niên nông thôn.
Phải làm gì? Giải quyết bằng cách nào? Khuyến khích họ trở về quê? Ai chịu về? Đó là những câu hỏi mà giới cầm quyền Trung Quốc ngày đêm lo lắng.
Hiện nay có hơn 200 triệu lưu dân (thanh niên nông thôn lang thang trong các thành phố lớn tìm việc), họ sống như những du mục, nay đây mai đó, rất khó kiểm soát. Sự phát triển của Trung Quốc trong suốt 30 năm qua chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực dồi dào và rẻ tiền từ nông thôn. Họ đã chấp nhận làm việc trong những điều kiện mà không một công nhân quốc tế nào chịu làm. Gọi là nô lệ thì hơi quá đáng vì được trả lương, nhưng điều kiện làm việc của họ đúng là của những nô lệ: ăn ngủ tại chỗ, làm việc 16 giờ một ngày, có khi làm cả 3 ca trong 24 giờ và 7/7 ngày trong tuần lễ, với một đồng lương rất thấp: 5 USD/ngày, tức 150 USD/tháng.
Hơn nữa quen với đời sống sạch sẽ và tiện nghi tại thành thị, lại có lợi cao hơn nông thôn gấp nhiều lần, không một thanh niên nông thôn nào chịu về quê cũ chờ thời. Chính quyền Trung Quốc cũng không thể vắt chanh bỏ vỏ bằng cách xua đuổi những thanh niên này về lại nông thôn, họ là những người đã từng hy sinh để Trung Quốc đạt được những chỉ tiêu phát triển ngoạn mục. Không nên khơi động sự nổi giận của quần chúng nông thôn, vì không ai biết những gì sẽ xảy ra. Mao Trạch Đông trước kia đã biết vận động sự nổi giận của quần chúng nông thôn để ủng hộ ông chiếm chính quyền. Phải tìm cho bằng được một giải pháp thay thế.
"Thảo xuất khẩu", một chính sách dân số mới
Từ năm 2003 trở lại đây, chính quyền Trung Quốc đã cho thành lập nhiều văn phòng dịch vụ tuyển mộ nhân công ra nước ngoài làm việc, trong chính sách "thảo xuất khẩu", gọi chung là xuất khẩu lao động. Chính sách này nhắm vào nhiều mục tiêu.
Trước hết và gần nhất là giải quyết được nạn thất nghiệp đang đe dọa sự ổn định của Trung Quốc. Khuyến khích hai trăm triệu lưu dân đang lang thang trong các thành phố ghi danh ra nước ngoài làm việc, chính quyền vừa thỏa mãn được ước mơ làm giàu (vì làm việc tại nước ngoài được trả lương cao hơn từ ba đến bốn lần trong nước) vừa đoàn ngũ hóa những người muốn ghi danh ra nước ngoài để dễ kiểm soát (qua các chương trình đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ).
Kế đến và trong trung hạn là xây dựng được một đội ngũ quan sát viên tại nước ngoài. Những lao động xuất khẩu này sẽ là những con mắt quan sát cho giới lãnh đạo và đầu tư Trung Quốc xâm nhập vào các thị trường địa phương. Càng ở lâu và càng quen với nếp sống của dân cư địa phương, hàng hóa của Trung Quốc sẽ càng thích nghi với những thị trường mới.
Sau cùng và trong dài hạn là giải quyết được phần nào nạn nhân mãn trên lục địa Trung Hoa. Sự hiện diện đông đảo của người Trung Quốc tại các nước ngoài càng mở rộng khả năng xuất khẩu để thu về ngoại tệ và tài nguyên cho Trung Quốc, đó là những đầu cầu kinh tế và văn hóa mà Trung Quốc đang rất cần. Đây sẽ là đội quân thứ năm mà thế giới từng lo ngại, vì cho dù có thế nào, những người Trung Quốc này chỉ có thể làm lợi cho Trung Quốc hơn là cho quốc gia tạm dung. Khi hợp đồng lảm việc hết hạn, phần lớn những công nhân này tìm cách ở lại quốc gia địa phương để sinh sống bằng nghề buôn bán.
Sự ra đời của chính sách này cũng nhằm hạn chế, hay cắt đứt quan hệ ngoại giao và kinh tế của Đài Loan với các nước Á Phi khác.
Để chính sách thảo xuất khẩu được tiến hành tốt, Bắc Kinh đề ra ba nguyên tắc, đó là không can thiệp vào sinh hoạt chính trị nội bộ, quyền được phát triển và trách nhiệm tương ứng.
Nguyên tắc không can thiệp vào sinh hoạt nội bộ của những quốc gia bạn thể hiện cụ thể qua các chương trình viện trợ không kèm theo điều kiện chính trị. Đây là lời nhắn đến các quốc gia dân chủ phương Tây khi lên tiếng bênh vực những người Tây Tạng, Uyghur tại Tân Cương hay tín đồ Pháp Luân Công bị đàn áp, cách đối xử của Bắc Kinh đối với những cộng đồng này là những vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Để chứng minh, Bắc Kinh đã tỏ ra thân mặt với lãnh tụ các quốc gia độc tài từ Châu Phi đến Iran, Miến Điện và Bắc Triều Tiên. Như vết dầu loang, nhiều nước ở Á Phi và Châu Mỹ La Tinh đã rất dè dặt khi nhận tiền viện trợ từ các nước phương Tây và các cơ quan tài chánh quốc tế vì sợ bị ép buộc tôn trọng nhân quyền, tự do và dân chủ.
Về quyền được phát triển: nguyên tắc này thật ra chỉ để dành riêng cho Trung Quốc. Một mặt Bắc Kinh muốn thế giới nhìn nhận Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển để tiếp tục nhận sự giúp đỡ (mặc dù GDP đứng thứ nhì thế giới). Hai là để thử khả năng nhượng bộ của thế giới đối với Trung Quốc dừng lại ở mức nào khi Bắc Kinh không tôn trọng những thỏa hiệp quốc tế đã ký. Nói chung, Trung Quốc đòi thế giới phương Tây giúp đỡ nhiều hơn là giúp các quốc gia khác phát triển.
Về trách nhiệm tương ứng: đây là nguyên tắc ngược lại với hai nguyên tắc trên. Trung Quốc tự nhận là một nước lớn để có tiếng nói trước các vấn đề lớn của thế giới, nhưng lại thêm vào hai chữ tương ứng để giới hạn khả năng chi tiền, vì vẫn tự coi là một quốc gia đang phát triển chưa đủ yếu tố để trở thành một cường quốc có trách nhiệm.
Nói tóm lại, những mục tiêu và nguyên tắc của chính sách thảo xuất khẩu chỉ nhằm phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc chứ không vì một lý tưởng nào khác.
Mục tiêu ngắn hạn và trước mắt: giải quyết nạn thất nghiệp
Theo thống kê của bộ thương mại Trung Quốc, số người Trung Quốc làm việc tại nước ngoài hiện nay lên trên một triệu người, đa số tại các quốc gia Châu Phi. Trong tương lai gần con số này sẽ gia tăng hơn nữa, thị trường lao động quốc tế đang cần rất nhiều người làm việc trong các đại công trình xây dựng hạ tầng cơ sở tại những quốc gia đang phát triển vì nhân công địa phương chưa đủ trình độ đảm nhiệm một mình và nhân công phương Tây không chịu làm việc trong những điều kiện khó khăn như trong sa mạc hay vùng rừng núi nhiệt đới với đồng lương thấp.
Trái với suy tưởng của mọi người, mặc dù làm việc như một nô lệ, số người Trung Quốc tình nguyện làm đơn ra nước ngoài làm việc rất đông. Tất cả chỉ vì mà lý do duy nhất: tiền. Lương một công nhân Trung Quốc làm việc tại nước ngoài cao hơn một công nhân trong nước gấp ba lần, trung bình từ 300 đến 500 USD/tháng, vì được lãnh thêm giờ phụ trội và ăn uống miễn phí. Đối với chủ thầu Trung Quốc, mướn một công nhân Trung Quốc cho dù phải trả lương cao hơn họ vẫn có lời vì vừa bảo đảm thời gian hoàn thành công tác vừa ít tốn kém hơn là thuê một công nhân địa phương. Thêm vào đó, công nhân Trung Quốc dễ bảo hơn công nhân địa phương vì cùng ngôn ngữ và biết châp hành kỷ luật hơn. Hơn nữa vì chỉ xuất khẩu lao động sang những quốc gia đang phát triển hay đang trên đường phát triển, nghĩa là còn chậm tiến, trình độ kỹ thuật tại những quốc gia này không cao nên rất phù hợp với khả năng của công nhân Trung Quốc.
Với phong trào thảo xuất khẩu này, Bắc Kinh sẽ giải quyết một phần nào gánh nặng thất nghiệp đang đè nặng trên cỗ xe phát triển. Hiện nay trên thế giới có 30 triệu công nhân xuất khẩu, trong đó Trung Quốc chỉ chiếm 1/30 thị trường. Bắc Kinh dự trù sẽ chiếm ít nhất 1/5 thị trường này, do đó đang đào tạo và huấn luyện thêm chuyên viên để có thể xuất khẩu từ 3 đến 5 triệu người ra nước ngoài trong vòng 10 năm tới. Nếu đạt được con số này, ngoại tệ do những người này mang về nước sẽ tăng thêm gấp bội. Một viên đạn trúng hai mục đích: vừa giải quyết được nạn thất nghiệp trong nước, vừa mang thêm ngoại tệ mạnh vào trong nước.
Mục tiêu trung hạn : xây dựng tai mắt tại nước ngoài
Vì thiếu tài nguyên thiên nhiên và nhiên liệu, Trung Quốc buộc phải tung người và tung tiền ra nước ngoài mang về phục vụ nền kinh tế đang phát triển của mình. Trong lãnh vực này sự cạnh tranh rất gay gắt. Vì có mặt chậm trễ trên những vùng giàu có tài nguyên thiên nhiên tại Châu Phi và Nam Mỹ, Trung Quốc đã trả một giá khá đắt để thu về những tài nguyên mà mình đang thiếu, đa số là những khu vực mà các quốc gia cựu thuộc địa cho rằng không còn mang lại hiệu năng kinh tế mong muốn.
Để tiếp cận với các nước Châu Phi và Nam Mỹ giàu tài nguyên, chính quyền và các công ty quốc doanh Trung Quốc áp dụng phương pháp win-win, nghĩa là hai bên cùng có lợi. Quốc gia có tài nguyên được Bắc Kinh cấp viện trợ để phát triển hạ tầng cơ sở, các công ty quốc doanh Trung Quốc xây dựng cơ xưởng, nhà máy khai thác và chế biến, bù lại Trung Quốc được quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên mang về nước, gọi là "giải pháp trọn gói". Đây cũng là phương pháp hành động của các xí nghiệp Trung Quốc tại nước ngoài.
Để giản dị hóa vấn đề và cũng để rút ngắn thời gian đào tạo nhân sự địa phương để đưa vào khai thác, các công ty Trung Quốc đưa thẳng lực lượng lao động từ mẫu quốc sang làm việc, vừa tiết kiệm được chi phí đào tạo vừa bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu mong muốn. Đây là những người lính tiền phương không súng ống nhưng có trình độ kỹ thuật hơn lực lượng lao động địa phương.
Để bảo đảm quyền khai thác tài nguyên lâu dài tại nước ngoài, xây dựng một đội ngũ nhân sự làm tai mắt tại nước ngoài là một bắt buộc, nếu không muốn nói là yêu cầu sống còn của Trung Quốc. Đội ngũ này không ai khác hơn là lực lượng lao động xuất khẩu hiện đang có mặt tại khắp nơi trên thế giới. Khác với những lao động xuất khẩu nước ngoài khác, những công nhân này được đoàn ngũ hóa (như trong đảng và quân đội) và chỉ làm việc cho những công ty Trung Quốc, do đó không lệ thuộc nhiều vào luật pháp của quốc gia địa phương. Mặc dù là công nhân làm việc trong lãnh vực tư, họ được chính quyền Trung Quốc trực tiếp bảo vệ, do đó được đối xử gần như theo qui chế ngoại giao.
Nói cách khác, lực lượng lao động xuất khẩu này là những sứ giả được cử ra nước ngoài làm việc vì quyền lợi của Trung Quốc. Những người này đã từng nằm gai nếm mật trên những công trường nổi tiếng khó khăn, biết đâu là quyền lợi lâu dài của Trung Quốc, biết đâu là cạm bẫy để các công ty tại mẫu quốc tránh né.
Chẳng hạn tại Angola, một quốc gia Châu Phi vừa ra khỏi chiến tranh sau 28 năm nội chiến. Mặc dù có rất nhiều tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, không một quốc gia cựu thuộc địa hay phương Tây nào chịu bỏ tiền ra để đầu tư vì tham nhũng đang hoành hành. Bắc Kinh liền lợi dụng thời cơ xâm nhập vào để chiếm lĩnh thị trường. Năm 2004, Bắc Kinh đề nghị giúp Luanda (thủ đô Angola) từ 7 đến 10 tỷ USD để xây dựng lại hệ thống hạ tầng cơ sở. Hơn 30 dự án đã được chấp thuận, đặc biệt là nhà máy lọc dầu tại Lobito và con đường bờ biển đến biên giới nước Congo-Zaire. Nhưng sau ba năm bỏ vốn và đưa người qua làm việc, Bắc Kinh cảm thấy như đổ tiền vào một lỗ hỗng không đáy, hơn một phần ba số tiền bỏ ra (khoảng 4 tỷ USD) đã lọt vào túi những cấp lãnh đạo địa phương. Bắc Kinh và giới tài phiệt Trung Quốc chưa đánh giá đúng mức nạn tham nhũng tại Châu Phi. Những chuyên viên Trung Quốc làm việc tại chỗ đã báo trước tệ nạn tham nhũng này nhưng Bắc Kinh không tin. Sau khi bị mất trắng và không hy vọng thu hồi được, Bắc Kinh mới quyết định bỏ rơi dự án xây dựng con đường huyết mạch Lobito-Zaire và đem theo toàn bộ máy móc và trang thiết bị đi nơi khác.
Nhờ sự báo động kịp thời của lực lượng lao động tại chỗ, Bắc Kinh đã tránh được những cạm bẫy tương tự tại Nigeria. Một hợp đồng 2 tỷ USD xây dựng nhà máy lọc dầu tại Kaduna đã bị công ty dầu lửa CNPC của Trung Quốc hủy bỏ. Tại Zambia cũng thế, công ty khai thác mỏ đồng của Trung Quốc đã rút lui sau khi được báo động là chính quyền địa phương đòi thêm tiền khai thác. Bù lại, cũng nhờ những thông tin kịp thời từ nhiều lao động xuất khẩu mà các công ty khai thác mỏ quặng của Trung Quốc đã có mặt tại những nơi có trữ lượng dầu thô (Saudi Arabia, Angola, Nigeria, Sudan), đồng (Zambia, Mauritania), cobalt (Congo-Zaire), sắt, manganese, chrome, platinium, uranium (Nam Phi), kim cương (Rhodesia), gỗ (Gabon) và bông vải (Burkina Fasio) quan trọng với phẩm chất cao.
Mục tiêu dài hạn : giải quyết nạn nhân mãn tại mẫu quốc
Quốc gia đông dân nào cũng có một chính sách nhân mãn. Giải quyết bằng cách nào tùy thuộc vào triết lý chủ đạo và trình độ văn hóa của các cấp lãnh đạo. Trung Quốc là một quốc gia lớn, dân số chiếm 1/5 dân số thế giới, đây là một mối lo lớn vì nếu không có biện pháp giải quyết ngay từ bây giờ, nạn nhân mãn tại mẫu quốc sẽ dẫn đến nội loạn với nhiều hậu quả không thể lường trước.
Chính sách một con đã không giải quyết được vấn đề mà còn là một sai lầm về dân số (thiếu phụ nữ, số người già tăng nhanh trong khi số thanh niên bước vào tuổi lao động tăng chậm, gây mất thăng bằng trong phân phối lao động). Chính sách đóng thêm tiền (600 USD) để có hai con trong một gia đình chỉ đào sâu thêm hố cách biệt giàu nghèo. Chính sách hạn chế người từ nông thôn ra thành thị chỉ gây thêm bất mãn vì nông dân cũng được quyền thụ hưởng những phúc lợi do phát triển mang lại. Cách hay nhất là khuyến khích tự nguyện hạn chế sinh đẻ, nhưng dân chúng Trung Quốc chưa sẵn sàng đáp ứng.
Giải quyết nạn nhân mãn bằng cách nào ? Chính sách mới hiện nay là xuất khẩu ồ ạt lao động ra nước ngoài, rồi tìm cách ở lại bằng mọi giá tại quốc gia sở tại để làm bàn đạp đưa người (thân nhân) và hàng hóa vào bán. Sau cùng là thành lập những cộng đồng người Hoa bản xứ như đã từng xảy tại các quốc gia Đông Nam Á và phương Tây, với những China Town, nơi tiêu thụ hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc. Nhất cử lưỡng lợi. Mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh hiện nay là làm sao xây dựng cho bằng được một lực lượng Hoa kiều thật đông đảo tại khắp nơi trên thế giới thì tương lai của Trung Quốc được bảo đảm trong dài hạn. Nền kinh tế của Trung Quốc sẽ không còn gặp các vấn đề như thị trường tiêu thụ, tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu sản xuất vì đã có lực lượng Hoa kiều này đảm trách. Cộng đồng Hoa kiều này sẽ là những đầu cầu kinh tế và văn hóa để mang ngoại tệ về mẫu quốc. Đội quân thứ năm này sẽ thay mặt Trung Quốc tranh thủ cảm tình các chính quyền và dân chúng địa phương và thay thế dần dần cộng đồng người Hoa hải ngoại, một trong những trung tâm quyền lực kinh tế tài chánh mạnh nhất thế giới, có nhiều cảm tình với Đài Loan.
Chủ trương viện trợ và xuất khẩu lao động ra nước ngoài cũng là một cách để loại trừ ảnh hưởng của Đài Loan ra khỏi một số địa bàn kinh tế chiến lược trên thế giới. Trong vòng 10 năm Đài Loan đã mất những đồng minh kinh tế chính tại Châu Phi như tại Nam Phi (1998), Sénégal (2005), Chad (2006), Malawi (2007), trong tương lai sẽ đến lượt Chile và Costa Rica tại Châu Mỹ. Hiện nay chỉ còn những quốc gia Châu Phi nhỏ như Swaziland, Gambia, Burkina Fasion và Sao Tome-Principe còn giữ quan hệ ngoại giao và kinh tế với Đài Loan, vì là những quốc gia sản xuất đá quí và kim loại hiếm.
Cũng nên biết, Đài Loan thi hành chính sách nhân mãn và truy tìm tài nguyên thiên nhiên tại nhiều quốc gia khác từ nhiều năm qua bằng cách thuê dài hạn hay mua luôn những vùng đất rộng lớn tại Đông Nam Á hay những hải đảo nhỏ tại vùng Polynesia trên Thái Bình Dương để đưa người sang canh tác. Khác với Trung Quốc, sự tiếp cận của Đài Loan với các quốc gia giàu tài nguyên hiếm quí hoàn toàn vì mục đích kinh tế, chứ không phải để làm tai mắt hay di dân.
Sự hiện diện của người Trung Quốc tại Châu Phi tăng nhanh một cách đáng kể. Năm 1999, toàn lục địa Châu Phi chỉ có dưới 100.000 người Trung Quốc, hiện nay đã lên đến một triệu người. Các phố Tàu, các bảng hiệu tiếng Hoa treo khắp nơi, hàng hóa made in China tràn ngập. Riêng người Trung Quốc tại cộng hòa Nam Phi lên đến 400.000 người. Với Giải bóng đá thế giới Fifa 2010 được tổ chức tại Nam Phi, phong trào tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc có cơ nổ bùng. Không riêng gì tại Châu Phi da đen, cộng đồng người Trung Quốc cũng có mặt đông đảo tại những quốc gia Ả Rập Hồi giáo miến bắc Châu Phi và trong Vùng Vịnh. Lực lượng Hoa kiều tại chỗ đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người địa phương qua các dịch vụ cung cấp hàng may mặc, đồ điện gia dụng giá rẻ và lương thực. Hàng trăm ngàn người Châu Phi dự phần vào quá trình bán lẻ hàng Trung Quốc cũng nhờ đó khá giả theo.
Thành quả của sự mở rộng ra nước ngoài
Ưu tư chính của Bắc Kinh khi mở rộng ra nước ngoài rất giản dị, đó là thu mua nguyên nhiên vật liệu và tài nguyên thiên nhiên về mẫu quốc để chế biến và xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ.
Đối với Châu Phi: Từ 2000 đến 2007, tổng ngạch trao đổi giữa Châu Phi với Trung Quốc đã tăng lên gấp 7 lần, từ 10 lên 70 tỷ USD, và trở thành đối tác chính thứ hai tại Châu Phi, sau Pháp nhưng trên Mỹ. Theo giới quan sát, đây chỉ là bước đầu vì trình độ kỹ thuật của Trung Quốc không cao nên rất thích hợp khả năng của người Châu Phi, hơn nữa với một lực lượng lao động cần cù và hùng hậu tất cả mọi công trình đều hoàn tất đúng thời hạn và với giá thấp, Trung Quốc có thể chiếm lĩnh trí dẫn đầu.
Về khai thác và nhập khẩu dầu thô, Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ: dầu thô mua từ Châu Phi chiếm 20% lượng dầu thô nhập khẩu, đặc biệt là Saudi Arabia và Angola. Các công ty quốc doanh tiêu biểu nhất của Trung Quốc đều có mặt tại Châu Phi, như Tập đoàn Dầu mỏ khí đốt (CNPC), Tập đoàn hóa chất dầu lửa Trung Quốc (Chinopec), Tổng công ty dầu hỏa Hải Dương Trung Quốc (CNOC) và nắm quyền khai thác và bán sỉ, bán lẻ ở 25 địa điểm trên toàn Châu Phi. Kế đến là các tập đoàn khai thác mỏ quặng, như Tập đoàn trị kim, Tập đoàn khai mỏ, Tập đoàn khoáng sản màu, Tập đoàn luyện kim, Tập đoàn tài nguyên Trung Tín (Citic) cũng đều có mặt tại Châu Phi.
Theo bộ ngoại thương Trung Quốc, cho đến nửa đầu năm 2009, tổng ngạch đầu tư vào Châu Phi đã lên đến 875 triệu USD. Ngân hàng công thương Trung Quốc nắm giữ được 20% chứng khoán của Standard Bank (Nam Phi), ngân hàng lớn nhất của Châu Phi. Trung Quốc cũng đầu tư xây dựng Nhà máy phát điện bằng than đá lớn nhất tại Boswana với 800 triệu USD và chuẩn bị xây dựng 60 công trình khác trên toàn Châu Phi. Trong Diễn đàn hợp tác Trung Phi tổ chức tại Ai Cập tháng 11-2009 vừa qua, Trung Quốc hứa sẽ cho vay 10 tỷ USD với lãi suất thấp suất để phát triển Châu Phi. Số tiền này được dùng để tài trợ các dự án phát triển hạ tầng cơ sở do các công ty xây dựng Trung Quốc thực hiện, như Trung Quốc trung thiết (đường sắt), Trung Quốc trung tài quốc tế công trình, Trung Quốc thủy lợi kiến thiết. Tóm lại, mục tiêu chiến lược chính của Trung Quốc tại Châu Phi là khai thác tài nguyên mang về mẫu quốc càng nhanh và càng nhiều. Nói chung, với những số tiền đầu tư khổng lồ này, Trung Quốc đã góp phần làm phát triển và nâng cao mức sống của người Châu Phi.
Nhưng chính sách diều hâu tài nguyên và thái độ trịch thượng của người Trung Quốc đối với các dân tộc Châu Phi da đen đang gây một làn sóng chống đối âm ỉ và đang chờ cơ hội bộc phát dữ dội. Tại một số nơi, dân chúng Châu Phi đang biểu lộ sự bất mãn trước sự hiện diện ồ ạt của lao động Trung Quốc và thương gia Trung Quốc. Lao động Trung Quốc dành hết công ăn việc làm trong các công trình xây dựng, hàng hóa rẻ của Trung Quốc đã bóp chết nền tiểu thủ công nghiệp địa phương, như giầy dép, vải, đồ sành sứ. Nhiều cuộc xuống đường chống đối người Trung Quốc đã xảy ra tại Senegal, Zambia, Zimbabue, Nam Phi. Ngược lại, các công ty đầu tư Trung Quốc cũng đã bắt đầu bỏ rơi những nơi bị coi là bất ổn và mất an ninh như mỏ đồng Chambisi (Zambia). Các chính quyền Châu Phi đã thấy sự giới hạn về kỹ thuật của các công ty khai thác dầu ngoài khơi của Trung Quốc và đang tìm lại những đối tác cũ là các công ty Hoa Kỳ, Anh và Pháp. Thêm vào đó, nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ và che chở những chế độ độc tài bị lên án gây tội ác chống loài người như Sudan tại Darfur.
Đối với ASEAN : Sự hiện diện của Trung Quốc tại Đông Nam Á rất đa dạng, lúc thì trực tiếp lúc thì gián tiếp, nhưng không bỏ lỡ một cơ hội nào. Trong số 10 nước ASEAN, Trung Quốc nhắm vào 5 nước ở vùng biên giới phía Nam là Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambốt và Việt Nam. Nhưng ưu tư chính của Trung Quốc là làm sao xây dựng cho bằng được những đường vận chuyển hàng hóa và tài nguyên từ vùng Hoa Nam đến các hải cảng theo hướng bắc-nam và đông-tây, từ Vịnh Thái Lan lên đến Vân Nam và từ Biển Đông Việt Nam lên đến Côn Minh. Trước đó Nhật Bản, qua Liên Hiệp Quốc, đã góp phần chính trong việc đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ đông-tây và bắc-nam. Không chịu thua, Trung Quốc trực tiếp đầu tư ba tuyến đường sắt: Bắc-Nam từ Côn Minh đến Singapore, qua Hà Nội, Sài Gòn, Bangkok, Kuala Lumpur; Đông-Tây từ Hà Nội đến Nakhon Phanom; từ Côn Minh đến Chiang Mai. Với ba đường sắt chính này, Trung Quốc sẽ đầu tư tân trang lại những tuyến đường sắt liên ASEAN, khu vực Hoa Nam của Trung Quốc sẽ còn bị cô lập trong đất liền.
Thái Lan là quốc gia ASEAN được Trung Quốc ưu ái nhất, vì thủ tướng Abhisit Vejjajiva là một người gốc Hoa (tên Viên Thừa Lợi) và những thành phần quan trọng nhất trong chính phủ đều là người gốc Hoa. Những người này đã dành cho tổ quốc những ưu đãi mà không quốc gia nào có, đó là quyền được xây dựng những khu công nghiệp chuyên dụng cho các xí nghiệp Trung Quốc ở Rayon, ngoại ô Bangkok, và hành lang Đông-Tây thứ hai.
Với những số tiền viện trợ ODA của Trung Quốc dành cho 4 quốc gia nghèo nhất ASEAN (Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar), những tập đoàn xây dựng Thái đã cùng với các công ty Trung Quốc dàn xếp để trúng thầu xây dựng các công trình lớn như sân vận động quốc tế ở Myanmar, các cây cầu nối liền hai bờ sông Mekong, hội nghị trường quốc tế ở Vientiane. Riêng sân vận động Vientiane do Trung Quốc xây dựng để kịp thời tổ chức Sea Games tháng 12-2009.
Cũng nên biết, trong các công trình này Trung Quốc không những tham gia vốn, vật tư mà còn gửi hàng chục ngàn lao động vào để thực hiện các công trình xây dựng. Đó là lý do tại sao có sự hiện diện của lao động Trung Quốc tại ba nước Cambốt, Lào và Việt Nam để khai thác đá quí, bauxite, vàng, đồng.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã trở thành đối tác lớn nhất về xuất nhập khẩu. Hình ảnh từng đoàn cửu vạn khuân hàng dọc các đường đèo hiểm trở trong vùng biên giới giữa hai nước đã biến mất. Bây giờ là một xa lộ lớn nối liền Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Trang (Choang), tỉnh Quảng Tây, đến Hà Nội qua ngã Bằng Tường. Các trường đại học và giáo dục cao đẳng ở Nam Ninh đang được mở rộng để ưu tiên đón tiếp con em các nhân vật lớn trong chính phủ của ba nước Đông Dương vào học. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng được đào tạo tại đây.
Nói tóm lại, sự hiện diện ồ ạt của các công ty đầu tư và lực lượng lao động Trung Quốc tại nước ngoài đang làm dư luận quốc tế lo ngại. Giới tài phiệt Trung Quốc tại nước ngoài đã không ngần ngại nhe nanh giương vuốt đe dọa những ai đe dọa quyền lợi của họ tại hải ngoại. Người ta đang chờ Trung Quốc sa chân tại một khúc quanh nào đó để nhắc nhở bài học khiêm nhường.
Nguyễn Minh Tokyo Cách giải quyết nạn nhân mãn tại Trung Quốc
--------------
What Do China's Workers Want? 14/6
Tại sao lao động TQ tự tử và phản đối tại các nhà máy?
Tyrone Siu/Reuters A strike at a Honda plant in Zhongshan, Guangdong Province, on June 10.
Tình hình lao động tại TQ được điều tra kỹ lưỡng gần đây, với việc người lao động đình công tại các nhà máy của Honda và hàng loạt các vụ tự tử tại Foxconn Technology, nơi cung cấp hàng điện tử lớn nhất thế giới, một phần cũng do sức ép công việc. Foxconn và Honda đã đáp ứng những đòi hỏi về lương, nhưng biểu tình vẫn lan rộng, người lao động tại Honda tại Zhongshan vẫn biểu tình đòi quyền thành lập công đoàn riêng của họ , và người lao động đã biểu tình tại các nhà máy ít nhất tại 5 thành phố khác.Những người biểu tình nói gì về thế hệ lao động mới của TQ? Các công ty đa quốc gia phản ứng ntn, với số vốn đầu tư khổng lồ của họ tại thị trường lao động TQ?
- Leslie T. Chang, author of “Factory Girls”
- C. Cindy Fan, professor of geography
- Yasheng Huang, professor of political economy
- Zhang Lijia, author of “Socialism Is Great!”
- Mary Gallagher, professor of political science
More Mobile, Less Content
Leslie T. Chang, a former China correspondent for The Wall Street Journal, is the author of “Factory Girls: From Village to City in a Changing China.”China is three decades into the largest migration in human history, and the profiles of the people on the move are changing. Those who came out from their rural villages in the 1980s and early 1990s were often driven by a family’s need for cash and the desire to build a house back home.
The new generation of migrants is more demanding, but that does not necessarily translate into more organized labor protests.
The new generation came of age when migration was already an accepted path to a better life. Younger and better educated than their predecessors, they are motivated less by the poverty of the countryside than by the opportunity of the city.
Read more…
They aspire to the urban lifestyle; a newly arrived migrant worker will often spend her first month’s pay on a mobile phone and a stylish haircut. These workers are discerning about jobs, shunning physical labor in favor of a position that teaches skills and offers promotions.
They are more ambitious and less content than their elders were. One survey found that 12 percent of migrants who had left home in the 1990s were satisfied with their situations in life, compared with 27 percent of the generation that had come out a decade earlier.
Although this generation of migrants is more demanding, that does not necessarily translate into more organized protests. Chinese workers are above all pragmatic, and the prospect of joining a large-scale demonstration seems risky and futile to most.Workers challenge their superiors surprisingly often, but usually in individual actions — an argument with a boss over an unjust decision, or a spontaneous walking off the assembly line in a bid for better treatment. By far the most common response to dissatisfaction is simply to leave.
In my three years of interviewing factory workers in the south China city of Dongguan, I was amazed at the staggering degree of mobility that marked the lives of everyone I knew. Lu Qingmin, one of the two young women I wrote about in my book, left one job because she hated her boss and another to escape a boyfriend who wanted to marry her. We should not assume that the default mode of every migrant is protest — more often, the urge to leave wins out over everything else.
It is important not to interpret the recent spate of worker suicides as protests against factory conditions. In my experience, the greatest pressure on workers comes from interpersonal and emotional concerns rather than conditions inside the factory, which workers tend to take for granted.
The universe of the factory can be a complicated place. Young people living away from home for the first time are learning to deal with co-workers, roommates, and bosses. They are adjusting to a world of material and sexual freedom, fleeting relationships and crushing loneliness. They face demands from families back home who often have little understanding of their new lives. These factors create a stressful environment from which, for a handful of workers, suicide seems the only escape. To boil this desperate act down to a protest against working conditions is to deny a worker’s complexity and humanity.
An End to the Sweatshop Formula?
C. Cindy Fan is associate dean of social sciences and professor of geography at the University of California, Los Angeles. She is the author of “China on the Move” and numerous articles.Demonstrations are not new in China. Official records document tens of thousands of such cases every year, and the actual number may be much higher. What makes the latest strikes different is that management is giving in to labor’s demands.
For over a quarter-century workers in China have toiled for extremely low pay and poor work conditions.
Are we seeing a new generation of workers in China? I think so. Today’s youths, including those from the countryside, are much more savvy and aware of their leverage than their parents. Since about 2004, for example, migrant workers choosing jobs with higher pay in eastern China and elsewhere have contributed to labor shortages in southern China.
Read more…
Likewise, seeing that strikes are an effective bargaining chip, young workers today are more ready than previous generations of workers to take to the streets. But it is still too early to tell if these younger workers are fostering a labor movement in China.
On the one hand, their demands are long overdue, given the fact that for over a quarter-century workers in China have toiled for extremely low pay and poor work conditions. The Foxconn workers, for example, live in a colossal factory campus, repeat monotonous tasks thousands of times a day, are subject to disciplinary labor practices, have no time for leisure, and hardly ever interact with the society outside the factory gates.
“All work and no play makes Jack a dull boy” may have very well described the situations leading up to some of the recent suicides at Foxconn. On the other hand, there are signs that workers also want greater and more effective representation, which as observed elsewhere in the world could pave the way for deeper reforms in labor organization.
What is also at play here is the repositioning of China and the Chinese government. A sweatshop formula for success may be nearing the end of its life span, as China actively seeks to move its economic structure up the technology/skill ladder.
China is also fast becoming the “market of the world” and is actively investing in Africa, Latin America, and elsewhere. From the governance point of view, President Hu Jintao and Prime Minister Wen Jiabao are more ready than previous leaders to express sympathy for the workers and the poor, an attitude that encourages efforts toward new labor laws and more open media reporting of societal problems such as strikes.
Pay Increases Are Long Overdue
Yasheng Huang is professor of international management at Sloan School of Management, Massachusetts Institute of Technology. He is the author of “Capitalism With Chinese Characteristics.”Chinese labor, like labor elsewhere, wants more money. This much is clear. However it is important to understand that Chinese labor has been the loser in the Chinese economy in the past two decades.
Changing the wage structure is fraught with political and economic problems.
The labor income share of Chinese G.D.P. declined from 57 percent in 1983 to only 37 percent in 2005. (The ratio has stayed at that level since then.) This is to say that hundreds of millions of Chinese workers have lost relative to government and corporations, which, in terms of head counts, represent a tiny fraction of China’s massive population
Read more…
Many Western economists are cheerleaders of “the China miracle,” but for the average Chinese the miracle is far less than what meets the eye. Now labor wants its legitimate due from economic growth and workers have every right and the moral high ground to demand it.
I believe that a wage increase is long overdue and the Chinese government should be credited for finally beginning to tackle this issue. That said, the process is fraught with some risks. First of all, the stagnant wage growth was not limited to Foxconn and Honda.
In fact, these two plants paid better wages than the average Chinese factory. It is a nationwide problem. It is all but guaranteed that workers in other plants are going to make similar demands. In the ideal situation, you would want the wage to grow in parallel with G.D.P. growth rather than wage lagging G.D.P. growth by a huge margin (as it did for the last 20 years) or having wage growth run ahead of G.D.P. growth substantially (as may be the situation now).
The risk is that now the Chinese government is all of sudden switching from a policy of suppressing wages to a policy of actively boosting wages. A sudden jolt to the system is not the best situation because there are long-standing supplier relations and practices that have been designed with a particular level of wages in mind. The economics would call for a gradual wage increase but maybe the politics will not allow it.
Some have argued that the U.S. firms need not worry because the labor component of their production costs is small. This is simply not true. U.S. firms themselves may not have a high labor component in their cost structure but their suppliers — and their suppliers — do. American firms, which sit at the top of the food chain, depend heavily on the labor-intensive operations down below.
A ripple effect across the whole supply chain will have a huge effect on the existing business methods and supply chains. It is simply incorrect to say, as some of the business pundits have said, that the so-called China advantage does not depend on cheap labor but on supply chains. No, the supply chains themselves depend on the costs of labor being low.
There are potential huge upsides to restructuring wages — if the whole process does not lead to massive labor unrest. U.S. firms should start thinking about how to sell into the Chinese market rather than simply using China as a production base. Also, if the rising labor costs in Guangdong force firms to source their products in the interior regions, that would allow workers in those regions to have a family life and a job at the same time.
This is the best-case scenario, but the critical thing is that the wage growth be on a sustainable basis rather than on a short-term basis and that the process of transition is an orderly one.
We’re Not Machines
Zhang Lijia is the author of “Socialism Is Great!”The suicides among workers at Foxconn and the ongoing strikes at Honda and other foreign-owned factories are cries for help. Within its Shenzhen plant, Foxconn seems to provide everything its 400,000 workers can hope for: canteens, clinics, a library, entertainment and sports facilities.
These workers are more worldly and have higher expectations from life.
People often ask me if things have improved. It’s hard to say. There are still rigorous rules and restrictions. Foxconn workers are allowed only a few minutes for toilet breaks and are barely permitted to talk to their colleagues. To keep the production line running, they have to work 12-hour shifts, leaving hardly any time to use amenities at the plant.
Read more…
The local government tolerate certain violations of labor laws because of the revenue the factories bring in to the region -– they “keep one eye open and one eye shut,” as the Chinese would say. Over time, foreign and private investment have turned China’s coastal regions into the factories –- and often the sweatshops — of the world, though the key industries are still at the hands of the state-owned enterprises where workers usually enjoy decent working conditions.
Compared with their predecessors, the new generation of workers are better educated; they are more worldly, savvy with the Internet, and have higher expectations from life. These workers, more aware of their rights, are no longer willing to be treated like machines. It was not entirely accidental that the Honda strikes took place when the spate of suicides at Foxconn sent shock waves across the factory floors in China.
As someone who have endured the demoralizing existence at a factory, I know how these protesting workers feel. Their motivation may be economical, but in a broad sense, they are also demanding to be respected as human beings.
The Government’s Ad Hoc Response
Mary Gallagher is an associate professor of political science and the director of the Center for Chinese Studies at the University of Michigan.Chinese workers have a long history of protest and resistance. In the 1920s and 1930s, workers’ strikes and demonstrations were an important force in the Communist revolution.
There is no effective institutional representation of either workers or employers.
The latest wave of protests are fueled by two new factors. First, workers are much more aware of their legal rights at the workplace, like their right to sue their employers. Second, their bargaining power has improved with tighter labor markets. But one thing hasn’t changed: the way in which the government manages labor unrest.
Read more…
---------------
In China’s Honda Factories, Two Unlikely Labor Leaders
A 23-year-old moved nearly 500 miles to work at a Honda plant, only to find the wages inadequate. He took the bold step of organizing a strike.
SHANGHAI — Tan Guocheng is hardly a self-styled labor leader. Age 23 and introverted, he grew up among rice paddies and orange groves far from China’s big factory towns.
But last month, an hour into his shift at a Honda factory in the southern city of Foshan, Mr. Tan pressed an emergency button that shut down his production line.
“Let’s go out on strike!” he shouted. Within minutes, hundreds of workers were abandoning their posts.
Colleagues described Mr. Tan’s leadership as an uncharacteristic act of courage; Mr. Tan said he simply wanted a pay raise. Regardless, he has helped touch off a wave of strikes at Honda plants and other workplaces in China that are still playing out in surprising and significant ways.
Though Mr. Tan has since been fired by Honda for “sabotage” and moved back to his village, striking workers at another Honda plant less than 100 miles away in Zhongshan marched in the streets on Friday and made a new demand: the right to form an independent labor union.“This is a remarkable development,” said Anita Chan, a labor expert at the University of Technology in Sydney. “Most strikes in China tend to be about not being paid or being mistreated. This was different. The workers were demanding very high salaries. And they want to elect union leaders democratically.”
The two-week strike at Mr. Tan’s plant forced Honda to shut down its four assembly plants in China and to eventually offer 1,900 workers in Foshan a 24 to 32 percent pay raise. That got to the heart of Mr. Tan’s complaint.
Leaving his home in central China four years ago, Mr. Tan had hoped that working on an assembly line for a global company like Honda would be his path to a middle-class future.
But the pay was meager, he says, and inflation ate away at his earnings. And last January, when Honda offered to increase his $175 monthly salary by a mere $7, Mr. Tan, who planned to marry soon, was distraught. It was not enough money to buy a house or raise a child.
“I couldn’t understand how they could give us so little,” he said. So he decided to fight back.Honda declined to offer details about the Foshan strike, where many of the workers were as young as 19. But the walkout, like the Honda strike in Zhongshan, has touched off debate in this country about not only wages and labor conditions but also the rising expectations of a new generation of young workers.
For years, China’s economic boom has been driven by young people from poor, interior provinces migrating to coastal factory towns to work long hours for little pay, often six or seven days a week, in steamy, high-pressure factories. But workers like Tan Guocheng say they want better jobs and a larger share of the fruits of China’s economic miracle.
Mr. Tan’s journey from migrant worker to labor organizer began in a small farming community near the city of Shaoyang, in central China’s Hunan Province, where Mao Zedong was born.
His parents grow rice and manage an orange grove on a small plot of land that earns them about $2,500 a year. But the family plot is too small for him and his older brother and younger sister to earn a living, Mr. Tan says. And so all three of them struck out for the east, as migrant workers.
He moved in 2006. After high school, he had studied at a vocational school in Changsha, Hunan’s capital city. A job placement agency allied with the school found work him at a Honda factory nearly 500 miles away in Guangzhou.
The agency kept a percentage of his salary — a fairly common practice, Mr. Tan said. But he found that employees who were hired directly by Honda were making up to four times his monthly salary of $175.
“We were doing basically the same thing, but this middleman agency was taking some of our money,” he says.
Hoping for a better opportunity, he transferred to Honda’s transmission factory, a short distance away, in Foshan. But the pay was essentially the same, he said, and the job a set of bleak and monotonous routines.
He left home every morning at 5:15 to commute 70 minutes by bus to a job that started at 6:55, and ended at 3:40 pm. He said workers were often forced to switch their shifts — sometimes working days, sometimes nights — leaving many of them continually exhausted.
He saw the $7 raise last January as the final insult.
“I came up with the idea of going on strike,” he said. But it was not easy, he said, trying to recruit colleagues in secret talks on the factory floor during breaks. He says he tried to persuade five or six senior workers on his assembly line to strike, but, “They said they weren’t brave enough.”
With Concessions, Honda Strike Fizzles in China (June 14, 2010)
A week before the strike, 15 or so workers from Mr. Tan’s workshop had a meeting outside the factory one night to discuss the plan. “Before that,” he said, “we’d had random talks on the shuttle bus to work.”
A 20-year-old worker named Xiao Lang, also from Hunan, agreed to help lead the strike — partly, the two now say, because they had decided to resign from the company regardless of the outcome.
By the morning of May 17, nearly 50 workers — many of them also from Hunan Province — were in on the plan. By agreement, when Mr. Tan hit that emergency stop button at 7:50 a.m., Mr. Xiao was doing the same thing on a separate, nearby production line.
Within minutes, workers were marching through the factory rallying others to join the strike.
“There were hundreds of us going from door to door,” Mr. Tan said “Several managers tried to stop us with verbal threats. But we ignored them.”
Betting that their strike might create a ripple effect among the network of Honda suppliers and assembly plants in southern China, Mr. Tan’s team alerted the Chinese news media, which gradually gave the strike national publicity.
The strikers were prepared to demand a doubling of their monthly wage to 2,000 renminbi — about $293 — and nothing less, Mr. Tan said. Panicked, Honda persuaded the workers to return to work the next day, May 18, promising to consider the demands.
But when no deal was struck by May 21, the workers went back on strike, which China’s English-language daily newspaper described as “the largest industrial action ever reported in China.”
Before they were scheduled to formally resign at the end of May, Honda fired Mr. Tan and Mr. Xiao on May 22.
On June 4, after intense negotiations involving the local government in Foshan and Japanese executives, Honda agreed to a large pay raise, though short of the workers’ demand for nearly doubling their salary.
Most of the workers returned to their jobs, satisfied with the raise and their victory over Honda, according to several workers.
Mr. Xiao is now taking driving lessons, hoping to get work operating a van in Hunan Province.
Mr. Tan has also returned home to Hunan. He says his parents do not yet know about his leadership at Foshan. They think he came back home to find a better job.
Now, he is taking a three-month course to learn to operate excavation equipment. He hopes to find work somewhere in Hunan. His wife, whom he married in April, is still working in southern China.
And while he did not set out to be a labor organizer, he said he was proud of what he had accomplished in Foshan.
“I think we can call it a success,” he said. “I only led the strike to earn my fellow workers a decent reward.”---------------
TRUNG QUỐC: Trung Quốc sẽ công bố kết quả điều tra vụ công nhân tự tử ở Foxconn
Theo nhật báo Tin tức Bắc Kinh, được Reuters trích dẫn, một quan chức cao cấp phụ trách Nguồn Nhân lực và An sinh xã hội của chính phủ Trung Quốc cho biết là các kết luận của cuộc điều tra về loạt tự tử của công nhân nhà máy Foxconn sẽ được công bố.
Foxconn là nhà máy của Đài Loan, đặt gần Thâm Quyến, phía nam Trung Quốc, chuyên lắp ráp điện thoại Iphone cho tập đoàn Apple.Trong năm nay, tại nhà máy này, đã xẩy ra 10 vụ tự tử và hai vụ toan tính tự tử của người lao động.
Gia đình của những nạn nhân khẳng định rằng việc người lao động phải làm việc kéo dài và phương pháp quản lý lao động khắc nghiệt là nguyên nhân dẫn đến những vụ tự tử.Tuy nhiên, theo đại diện chính phủ Trung Quốc thì điều kiện làm việc căng thẳng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những vụ tự tử mà còn có vấn đề quản lý nhân sự, vấn đề tâm lý đối với những người lao động trẻ.
Cũng nhân dịp này, đại diện chính quyền Bắc Kinh cho rằng các vụ đình công đòi tăng lương, nhất là tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xẩy ra trong những ngày vừa qua tại nhiều nơi không phải là một làn sóng đình công.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, Bắc Kinh đã tỏ ra lo ngại về các vụ đình công này bởi vì người lao động tiến hành đấu tranh một cách tự phát, không tin tưởng vào vai trò của công đoàn, một tổ chức do đảng Cộng sản kiểm soát và bị tố cáo là không bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Marc Lebeau gửi về bài tường trình:
Người ta đang chứng kiến sự thay đổi thái độ của chính phủ Trung Quốc. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn không có ác cảm gì đối với những yêu sách đòi tăng lương của những người lao động, nhất là tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thế nhưng, làn sóng yêu sách xã hội bắt đầu lan rộng.Từ Quảng Đông, các cuộc đình công lan đến vùng Thượng Hải và giờ đây thì xuất hiện ở miền trung Trung Quốc. Các cuộc đình công này đặc biệt lan rộng tại các doanh nghiệp nhận thầu của tập đoàn Honda. Nhà máy sản xuất khóa cửa xe hơi đã đình công từ 48 giờ qua và phong trào vẫn tiếp tục. Dây chuyền lắp ráp xe hơi có thể lại phải ngừng hoạt động do thiếu linh kiện.
Nhưng đối với chính phủ Trung Quốc thì có một vấn đề nghiêm trọng. Lần đầu tiên, những người đình công không ủy thác quyền thương lượng giải quyết xung đột xã hội cho công đoàn chính thức duy nhất, đặt dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc. Tổ chức công đoàn này bị tố cáo phục vụ lợi ích của ban lãnh đạo nhà máy. Đây là một hành động chính trị của những người đình công.
Họ đòi có quyền tự chỉ định những người đại diện cho mình, một thách thức thực sự đối với chính quyền. Điều này giải thích vì sao chính phủ Trung Quốc lại có phản ứng. Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, từ vài ngày qua, ban Tuyên giáo đã cấm đưa tin đình công trên báo chí chính thức Trung Quốc. Ngày hôm qua, chỉ có Tân Hoa Xã vẫn tiếp tục khẳng định là tình hình đã quay trở lại bình thường.
Công nhân nhà máy Foxconn tại Đài Bắc biểu tình đòi cải thiện điều kiện làm việc hôm 8/6/2010.
Ảnh: Reuters
A string of 10 suicides this year at the Foxconn complex has brought intense scrutiny of Hon Hai Precision Industry of Taiwan, the owner of Foxconn.
China workers get to grips with rights FT
China workers get to grips with rights FT
Safety disputes, bereavement leave and pension payments have all been focus of industrial unrest
Trong năm qua, giá một mét vuông nhà ở tại Bắc Kinh đã tăng đến 60%. Bong bóng địa ốc tiếp tục căng phồng, và trong khi các nhà giàu mới lo mua nhiều căn hộ để dành, thì các gia đình có mức sống trung bình đành phải lâm vào cảnh mang công mắc nợ để có được một mái nhà. Giá bán một căn hộ loại trung bình tại Thượng Hải tương đương với 60 năm thu nhập của một người lao động!
Mở đầu bài báo mang tựa đề « Trung Quốc, những tội đồ của tín dụng », thông tín viên của tuần báo Le Nouvel Observateur tại Bắc Kinh đã trích lại lời một bài hát nhại theo bản Quốc tế ca, từ ba năm qua đã làm mưa làm gió trên Youku, trang Youtube của Trung Quốc. « Vùng lên hỡi các nô lệ của nhà đất, vùng lên, hỡi ai khốn khổ vì nợ nần », trên nền một loạt những hình ảnh cách mạng. Bài hát này nhanh chóng trở thành « quốc ca » của hàng triệu người trẻ Trung Quốc đang là « nô lệ của tín dụng địa ốc » như họ đang tự nhận. Tác giả của clip video trên cho biết : « Hồi đó chúng tôi ngỡ là giá nhà đã đạt đến mức tối đa rồi. Làm sao có thể tưởng tượng được nó còn tiếp tục leo thang một cách kinh khủng như thế ? »
Một cơn sốt địa ốc thực sự đang bùng lên khắp cả nước. Những khu nhà ở đồ sộ mọc lên ở khắp nơi, lượng nhà bán ra trong năm 2009 tăng đến 80%. Giá nhà sau khi tăng gấp ba trong vòng 5 năm qua, lại leo thang một cách khó tưởng tượng. Chỉ trong năm 2009 giá nhà ở tại Bắc Kinh tăng lên 60% và tại Thượng Hải tăng đến 68%, còn tại các thành phố nhỏ hơn tỉ lệ tăng giá là 40%. Và riêng trong tháng 5 vừa qua nhà đất tại Thượng Hải đã tăng lên 21% so với tháng trước. Trung bình một mét vuông nhà có giá đến 24.830 nhân dân tệ, tức 3.500 euro ; cao gấp từ 8 đến 10 lần tại châu Âu, gấp 15 lần so với nhà tại Mỹ. Như vậy giá bán một căn hộ loại trung bình tương đương với 60 năm thu nhập của một người dân Thượng Hải !
Hậu quả là 85% người Trung Quốc đành phải vĩnh biệt giấc mơ sở hữu một căn hộ. Trong khi theo Ngân hàng Trung Quốc thì một phần tư số người mua nhà đã là chủ nhân của nhiều căn nhà khác. Tại một vùng ngoại ô Bắc Kinh đang triển khai nhiều dự án địa ốc, hơn phân nửa số người mua là để đầu cơ. Giám đốc một công ty kinh doanh địa ốc địa phương cho biết : « Mỗi sáng sớm khi tôi vừa tới cơ quan thì đã có sẵn một nhóm nhà đầu tư đang đợi. Ngay khi có một người khách muốn bán nhà, họ đi theo xem nhà ngay và nếu vừa ý thì ai chồng nhiều cọc tiền nhất lên bàn sẽ thắng cuộc ».
Địa ốc, nơi đầu cơ chắc chắn nhất đối với người có tiền
Bài báo nêu ra trường hợp một kỹ sư trẻ, có vợ đang mang thai, đã may mắn đặt cọc được một căn hộ ba phòng gần nơi làm việc. Nhưng chỉ vài ngày trước khi ký hợp đồng chính thức, người bán đổi ý và không ngần ngại đền bù tiền cọc. Mãi sau anh mới biết, có một nhà giàu đã đòi mua với giá gấp rưỡi đồng thời chịu luôn phần bồi thường tiền cọc ! Nhưng điều làm anh bức xúc nhất là căn nhà sau đó vẫn được bỏ trống:« Nhiều gia đình sống tù túng trong những căn hộ chật chội, trong khi hàng triệu căn nhà không có ai ở ».
Tại Bắc Kinh, cho dù có khoảng sáu chục tòa nhà chọc trời đang vắng vẻ như sa mạc, các dự án đồ sộ vẫn tiếp tục. Theo ước tính của một nhà kinh tế, khoảng 600 triệu mét vuông nhà ở đã bán ra trong vòng 5 năm gần đây vẫn đang bỏ trống. « Người ta mua nhà không phải để đầu tư cho thuê, mà để đầu cơ, nhất là ở Trung Quốc không có thuế địa ốc ». Một nhà ngoại giao giải thích thêm, « một người giàu Trung Quốc có rất ít chọn lựa. Anh ta không có quyền đầu tư ra nước ngoài, gởi tiền vào ngân hàng thì chẳng lợi lộc gì, còn thị trường chứng khoán thì giống như đánh bạc ». Thành ra những người có tiền đều đổ xô đi mua nhà để dành chờ thời. Cũng theo nhà kinh tế trên đây, « một lý do khác nữa là tất cả mọi người đều tin rằng chính phủ không bao giờ để cho giá nhà hạ xuống. Tuy nhiên mọi bong bóng đều có lúc bùng vỡ. Theo tôi thì nó sẽ nổ tung vào năm 2012, và vô số tiền của, ảo vọng cũng sẽ tan thành mây khói ».
Một điều nghịch lý là, chính cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc xấu ở Mỹ đã thúc đẩy cơn sốt địa ốc tại Trung Quốc. Bắc Kinh đã tung ra chương trình kích cầu quy mô với 470 tỉ euro, chưa kể 1,7 tỉ tỉ euro tín dụng từ các ngân hàng. Do sản xuất sụt giảm, số tiền khổng lồ này đã rơi vào lãnh vực xây dựng. Chính quyền các địa phương cũng đã góp phần vào cơn sốt nhà đất. Đất đai thuộc sở hữu nhà nước, và nguồn thu của địa phương phần lớn dựa vào việc nhượng đất cho các nhà đầu tư địa ốc.
Lâu nay vì do ngại sẽ kìm hãm động cơ tăng trưởng nên Bắc Kinh không muốn can thiệp, nhưng bất mãn đã tăng ở mức rất đáng ngại. Không chỉ là nông dân mất đất, mà nay giới trung lưu có học cũng bất bình, vì giá nhà quá cao đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của thế hệ trẻ. Theo truyền thống thì đây là trách nhiệm của người đàn ông, nên nếu một chàng trai không mua nổi một căn hộ thì sẽ khó lấy vợ. Thế là cả gia đình phải xúm vào lo cho đứa con duy nhất, vay mượn tứ tung ; và những người trẻ suốt đời phải còng lưng làm trả nợ. Một bloggeur đã viết: « Sau này nếu con cái hỏi ba ơi, ba đã làm được gì trong đời, chẳng lẽ nói là ba dành cả đời để trả tiền mua nhà hay sao ? »
Một phim truyền hình nhiều tập về chủ đề này dường như đã khiến chính quyền phải hành động. Bộ phim nói về những thanh niên Thượng Hải phải dành đến 80% lương tháng để trả nợ mua nhà, và nữ nhân vật chính phải cặp bồ với một viên chức tham nhũng để có được một căn hộ. Bằc Kinh cấm phát tiếp phim này, nhưng vừa loan báo một loạt biện pháp để giúp quả bóng địa ốc bớt căng. Từ nay cần phải có sẵn số tiền 30% giá trị căn nhà nếu muốn mua làm nơi cư ngụ chính thức, 50% nếu là nhà nghỉ mát và từ căn nhà thứ ba thì ngân hàng không có quyền cho vay nữa. Việc đánh thuế địa ốc bắt đầu được thử nghiệm, làm những người đã đầu tư vào khu vực này phản ứng. Tuy làm mất lòng các nhà giàu mới vốn là những người ủng hộ chế độ nhất, nhưng Bắc Kinh hy vọng tránh được nguy cơ phản ứng cực đoan nơi « những kẻ tội đồ của tín dụng địa ốc ».
Phân nửa dân số thế giới không có đại diện tại World Cup
Nhìn chung, Cúp bóng đá thế giới tất nhiên là đề tài được các tuần báo ưu ái trong tuần này. Tờ Times đặt câu hỏi, làm thế nào mà bóng đá có thể trở thành môn thể thao được yêu chuộng nhất hành tinh, và cho rằng vì mọi người đều có thể chơi, và chơi ở bất cứ đâu. Bóng đá nay không chỉ là một môn thể thao, mà còn phản ánh tình hình xã hội của một quốc gia hay châu lục, cho dù mang tính tiêu cực như kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa quốc gia, hay tích cực như vấn đề hội nhập.
Tờ Le Courrier International dành trọn hồ sơ và trang bìa cho World Cup 2010. Đáng chú ý là bài báo của tờ báo Anh The Guardian, được tuần báo này trích dịch đã ghi nhận sự vắng mặt của Trung Quốc, cường quốc kinh tế và là đất nước đông dân nhất thế giới hiện nay. Theo bài báo, thì thế giới bóng đá không phản ánh tương quan của thế giới thực. Tuy có sự hiện diện của 6 đội tuyển châu Phi, nhưng hầu như tất cả các nền kinh tế đang lên đều vắng bóng như Trung Quốc, Ấn Độ, còn Nga thì đã bị tiểu quốc Slovénia ngáng chân. Chỉ có Brazil là nền kinh tế mới nổi duy nhất hiện diện – mà thực ra Brazil luôn có mặt trong World Cup. Thiếu vắng đội tuyển các quốc gia đông dân khác của hành tinh như Việt Nam, Indonesia, Philippines, Pakistan, Bangladesh, Irak, Iran ; nói chung có nghĩa là phân nửa dân số thế giới phải cổ vũ cho những đội tuyển không phải của nước mình. Trong khi đó châu Âu vẫn là trung tâm chú ý cho dù nền kinh tế các nước thuộc châu lục này vẫn đang u ám.
Ngày tàn của « thương hiệu » Thái Lan
Về Thái Lan, tuần báo Newsweek nhận định, những sai lầm trong quản lý, hoạch định chiến lược đã khiến một thiên đường dân chủ đang phát triển nhanh trở thành một nước đầy hỗn loạn và bạo động.
Trong bài báo mang tựa đề « Kết thúc thương hiệu Thái Lan » đã nhận xét, từ nhiều năm qua, cái tên Thái Lan vẫn đồng nghĩa với hình ảnh của một thiên đường hạ giới, một xứ sở của nụ cười. Một đất nước mà Hiến pháp năm 1997 chú trọng bảo vệ nhân quyền, có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, thu hút hơn 13 triệu du khách mỗi năm ; và phần nào nhờ chiến dịch quảng bá mang tên « Thái Lan diệu kỳ » mà Bangkok đã được hai tạp chí du lịch uy tín xếp hàng đầu trong số các thành phố tốt nhất châu Á.
Nhưng bây giờ thì « thương hiệu » Thái Lan đã rạn vỡ, cuộc khủng hoảng trong hai tháng vừa qua đã phá hủy hình ảnh hòa bình, yên tĩnh lâu nay. Lãnh vực du lịch vốn chiếm 8% tổng sản phẩm nội địa đang bị đe dọa, trong khi các nước láng giềng như Cam Bốt, Singapore đang lăm le kéo khách sang. Trong báo cáo năm 2010, tổ chức Freedom House xem Thái Lan là nước chỉ “tự do một phần” và về quyền chính trị thì bị xếp cùng với các chế độ như Miến Điện.
Bài báo nhận định: Có một hố sâu ngăn cách giữa người giàu và kẻ nghèo tại Thái Lan, nhưng điều này không có nghĩa là không thể tránh được những xung đột đẫm máu như vừa rồi. Thập kỷ vừa qua, các nhà lãnh đạo Thái đã có hàng loạt những quyết định sai lầm. Trong những năm tháng tươi đẹp, chính phủ của ông Abhisit cũng như ông Thaksin trước đây không đầu tư đầy đủ vào giáo dục. Trong khi Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ chịu khó đầu tư cho giáo dục đại học, tiếng Anh và đào tạo tay nghề kỹ thuật cao ; xây dựng được những công ty có tầm vươn ra thế giới ; thì Thái Lan tự bằng lòng với việc làm gia công đơn giản cho nước ngoài. Các tập đoàn Thái vốn quen dựa dẫm vào chính quyền, đã không thể vươn lên cạnh tranh với thế giới.
Newsweek nhắc thêm một chi tiết, tỉ lệ đậu chứng chỉ tiếng Anh TOEFL của thí sinh Thái Lan thuộc loại thấp nhất châu Á. Và giờ đây các công ty công nghệ cao không quan tâm đến Thái Lan nữa. Tập đoàn Intel đã xây dựng một nhà máy lắp ráp chip điện tử tại Việt Nam, một quốc gia thua xa Thái Lan trong thập niên 80 và 90. Và năm ngoái các nhà sản xuất Đài Loan đã đổ vào Việt Nam hàng tỉ đô la vốn đầu tư, trong khi chỉ dành cho Thái Lan có 200 triệu đô la.
Tờ báo đặt câu hỏi, bao giờ Thái Lan mới phục hồi được hình ảnh cũ ? Belfast đã thoát được khỏi ấn tượng xấu từ các vụ đặt bom, nay được xem là một điểm đến văn hóa. Bogota bắt đầu trở thành kiểu mẫu của quy hoạch đô thị, khi mà Colombia kiểm soát được phần nào các tập đoàn ma túy; nhưng Bangkok thì không có các nhân tố tích cực của hai thành phố trên. Không có được một kế hoạch kinh tế thuyết phục giúp nâng cao tính cạnh tranh, không đầu tư nghiêm túc cho giáo dục, môi trường, quyền hành quân đội vẫn bao trùm, và nhà vua thì đau yếu, nên theo Newsweek, ngày phục hồi lại được thương hiệu Thái Lan hãy còn xa vời.
Một công nhân đang làm vệ sinh cửa sổ một căn hộ cao ốc tại Bắc Kinh ngày 12/6/2010.
Ảnh: Reuters
-------------
Giới lao động đang thay đổi nước Trung Hoa 7/6
Trong tuần trước, trên các mạng lưới Internet ở lục địa đều loan tin về những vụ tự tử liên tiếp tại công ty Foxconn, thành phố Thẩm Quyến. Tiếp theo, sau khi các báo bên Nhật phát giác và thông tin, báo chí Trung Quốc cũng tường thuật đầy đủ các cuộc đình công trong cơ xưởng của hãng Honda ở Phật Sơn, rồi các nhà máy Honda ở Quảng Châu và Vũ Hán đóng cửa. Thẩm Quyến, Quảng Châu và Phật Sơn đều nằm trong tỉnh Quảng Ðông, một tỉnh phát triển kinh tế nhanh nhất nước Tàu và nhận được nhiều tiền đầu tư của ngoại quốc nhất. Cuộc đình công kéo dài làm tê liệt bốn nhà máy của hãng Honda tại Trung Quốc khiến nhiều người ngạc nhiên. Tại sao công nhân Trung Hoa trong lục địa dám đòi hỏi tăng lương một cách mạnh bạo như vậy? Tại sao trong những ngày đầu báo chí Trung Quốc dám loan báo tin tức một cách ồn ào như thế?
Tại nhà máy Honda ở Phật Sơn chuyên sản xuất bộ phận đổi tốc độ (transmission), gần 2,000 công nhân đình công đòi tăng lương thêm 50%. Ðầu tuần này, hãng Honda đã đề nghị tăng 24% nhưng công nhân chưa chấp nhận. Vì thiếu bộ phận, các nhà máy khác của Honda trên toàn quốc đã phải ngưng hoạt động. Giới công nhân khám phá ra sức mạnh của họ, khi họ theo dõi tin tức trên mạng lưới Internet thấy người lao động ở các nơi khác đã tranh đấu và thành công. Phần lớn các công nhân Honda ở đây đều thuộc lớp tuổi 20, mới tốt nghiệp trường trung học hay trường dậy nghề. Từ tuần trước, các nhà báo Trung Quốc tụ tập trước cửa xưởng máy ở Phật Sơn suốt ngày đêm, nhưng hiện giờ họ đã được lệnh không được loan tin nữa.
Nhà báo trong lục địa Trung Hoa cũng giống như ở Việt Nam, càng bị chính quyền Cộng Sản kiểm soát chặt chẽ thì càng uất ức, được cơ hội là họ tìm cách phá rào. Xưa nay giới truyền thông vẫn bị cấm không được loan tin về các cuộc đình công, chỉ có các nhà báo tự do trên mạng làm việc đó. Bây giờ, khi các vụ đình công mới xảy ra, họ bèn loan báo tin tức đầy đủ để khỏi hổ thẹn với các đồng nghiệp trên mạng; cho tới khi lệnh cấm được ban ra. Một lý do khiến chính quyền Trung Quốc thả lỏng lúc đầu cho loại tin “bén nhậy” này được loan báo đầy đủ, là vì đây là một công ty Nhật Bản; mà người Trung Hoa thường vẫn ghét người Nhật. Nhưng còn một lý do nữa là đảng Cộng Sản Trung Quốc phải chấp nhận một sự thật là họ không thể giúp các nhà tư bản ngoại quốc bóc lột giới lao động trong nước họ mãi được. Chính đảng Cộng Sản sẽ phải bắt đầu lo thỏa mãn những nguyện vọng của giới công nhân, không phải vì lòng nhân đạo mà vì những lý do khách quan bắt buộc, không tránh được.
Một yếu tố khách quan là lực lượng lao động ở Trung Quốc đang bắt đầu thiếu, số thanh niên bước vào tuổi làm việc thấp hơn, sẽ tạo động lực cho giới lao động tranh đấu cho quyền lợi của họ mạnh mẽ và có hiệu quả hơn. Nếu các công nhân thành công, họ sẽ giúp cho nền kinh tế Trung Hoa được quân bình, xã hội sẽ hòa hài hơn, nhưng họ vẫn bị có nhóm lãnh đạo trong đảng Cộng Sản chống lại vì họ không thể tiếp tục chính sách kinh tế của đảng được nữa. Kinh tế Trung Hoa phát triển nhanh trong 30 năm qua dựa trên chính sách xuất cảng thật nhiều để thu ngoại tệ. Muốn bán hàng dễ dàng ra ngoại quốc, các xí nghiệp trả lương công nhân rất thấp. Từ 30 năm nay hàng trăm triệu thanh niên từ nông thôn tìm ra thành phố làm việc, sẵn sàng nhận bất cứ số lương nào. Lương thấp khuyến khích tư bản ngoại quốc đem tiền đầu tư, giúp cho guồng máy xuất cảng chạy mạnh hơn. Ít nước nào trên thế giới mà lương trả cho người lao động lại chiếm phần thấp như ở Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi Tổng Sản Lượng Nội Ðịa Trung Hoa tăng thêm 12% trong ba tháng đầu năm nay, lương bổng của công nhân tăng chưa được 10%. Giới lao động không có quyền tự do lập hội để đòi hỏi tăng lương, vì việc lập công đoàn là một độc quyền đảng Cộng Sản. Cũng như ở Việt Nam, công đoàn Cộng Sản đóng vai điều khiển công nhân nhưng chỉ hợp tác với giới chủ nhân ngoại quốc.
Tình trạng lương bổng thấp đã được đưa lên mặt báo ở Trung Quốc một cách rầm rộ sau khi bản tin về những vụ tự tử của công nhân ở một nhà máy của hãng Foxconn ở Thẩm Quyến làm chấn động cả Trung Quốc lẫn Ðài Loan. Công ty này chuyên sản xuất các bộ phận điện tử, tên là Hồng Hải Tinh Mật Công ty, do vốn của Ðài Loan, nhà máy ở Thẩm Quyến sử dụng 300,000 công nhân. Trên toàn quốc, Hồng Hải có 20 nhà máy, với 800,000 công nhân khắp các tỉnh, cung cấp bộ phận cho các công ty quốc tế từ Apple đến Sony, Nokia, HP và Dell. Có thể nói, Hồng Hải là một cột trụ của hầu hết kỹ nghệ điện tử thế giới, giúp các công ty ngoại quốc làm giàu và người tiêu thụ ở Mỹ và Âu Châu được mua những iPad, điện thoại di động, playstation, vân vân, rẻ tiền hơn. Nhưng cả các nhà tư bản và giới tiêu thụ nước ngoài đã được hưởng lợi trên mồ hôi nước mắt của người lao động Trung Quốc, với sự đồng tình của đảng Cộng Sản nước này. Từ đầu năm 2010 tới cuối Tháng Năm có 12 công nhân trẻ tự tử, 10 người chết khi nhảy từ lầu cao khu cư trú xuống đất. Công ty đã phải làm một hàng rào chung quanh ngôi nhà cư xá công nhân để ngăn không cho người tự tử rớt xuống đất, nhưng làn sóng tự tử vẫn tiếp tục.
Công ty Hồng Hải được điều khiển theo lối quân sự theo lối của đảng Cộng Sản Trung Hoa cai trị nước Tàu: Tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh cấp trên. Các công nhân được nuôi trong những “doanh trại” với khu nhà ngủ chen chúc, ăn cơm do công ty nấu (với một nhà bếp lớn nhất Á Châu), mỗi đợt ăn theo giờ nhất định, công nhân bị hạn chế số lần đi tiểu trong mỗi ca làm việc, nhà ngủ bị đóng cửa suốt ngày. Tuần trước, tổng giám đốc công ty, một nhà tỷ phú tự lập 60 tuổi từ Ðài Loan bay sang thăm nhà máy Thẩm Quyến để trấn an các nhà đầu tư và các công ty khách hàng. Ông ta gặp gỡ, ủy lạo và hứa hẹn với các công nhân, dẫn các nhà báo đi thăm nhà máy để chứng tỏ công ty đối xử nhân đạo; nhưng ông ta vừa đi khỏi thì một công nhân trẻ đã nhảy lầu tự tủ, mặc dầu nhiều người bạn đã đoán trước và tìm cách canh giữ anh ta ngày đêm từ mấy hôm trước.
Một sự thật khách quan là giới công nhân trẻ ở Trung Hoa đã thay đổi sau 30 năm đổi mới kinh tế. Những thanh niên từ nhà quê ra tỉnh làm việc chưa hề nhúng tay vào việc đồng áng; họ cũng không phải trải qua, không phải chứng kiến cảnh sống cơ cực của cha anh họ trong thời đảng Cộng Sản còn theo chủ nghĩa xã hội kiểu Mao Trạch Ðông. Cho nên họ mang những ước vọng cao hơn và dễ thất vọng khi sống cuộc đời quá cơ cực, mà không nhìn thấy tương lai sáng sủa nào.
Hiện tượng công nhân tự tử khiến chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh lo ngại. Ông Dương Lập Hùng, một giáo sư chuyên khảo cứu về mạng lưới an sinh xã hội trong Ðại Học Nhân Dân ở Bắc Kinh nhận xét rằng các vụ tự tử này chỉ là phần nổi bật của những vấn đề xã hội căn bản trong nước Trung Hoa. “Nước ta đang làm một cuộc chạy đua (với các nước khác) đi xuống chỗ ngày càng thấp hơn; vì lợi thế duy nhất của chúng ta là giá lao động rẻ; do đó tất cả công cuộc phát triển kinh tế đặt trên nền tảng những xưởng mồ hôi (sweatshops).” Muốn thay đổi tình trạng đó, Giáo Sư Dương Lập Hùng nói, đảng Cộng Sản phải thay đổi chính sách kinh tế, phải dựa trên nguyện vọng của tầng lớp dưới cùng của xã hội, là giới lao động, thay vì chỉ dựa trên ý muốn của tầng lớp lãnh đạo trên cùng.
Ðó cũng là điều mà các công nhân ở hãng Honda đang đòi hỏi. Trong bốn tháng đầu năm nay, số tiền thu của Honda bán xe trong thị trường Trung Hoa tăng thêm 40%, công ty dự trù sẽ mở thêm xưởng ráp xe tăng sản lượng 30% trong 2 năm tới. Trong khi công ty đang lên như vậy, các công nhân cũng nhận thấy sức mạnh tập thể của họ cũng tăng lên vì số cung cấp lao động rẻ tiền ở Trung Quốc đang xuống.
Số nhân lực làm việc ở Trung Quốc, trong lớp tuổi từ 15 đến 64 đã lên đến đỉnh cao nhất, chiếm 71% dân số; và đang bắt đầu khuynh hướng giảm dần. Vì chính sách hạn chế một con của đảng Cộng Sản nên gần đây số người bước vào tuổi lao động thấp hơn những năm trước, khi bắt bắt đầu cải tổ. Hiện nay toàn quốc có 378 triệu người dân trong lớp tuổi từ 40, 50 trở lên; nhưng lớp người từ 20 trở xuống chỉ có 273 triệu. Trong giới lao động, có 122 triệu công nhân từ 20 đến 24 tuổi, nhưng chỉ có 106 triệu công nhân từ 15 đến 19. Ngoài vấn đề số sinh giảm trong mấy chục năm gần đây, còn hai nguyên nhân nữa khiến số lượng công nhân rẻ tiền ở Trung Quốc phải xuống. Thứ nhất là nhiều thanh niên sẽ đi làm trễ hơn để đi học; thứ hai là số phụ nữ đi làm đã tăng đến tột đỉnh, với tỷ lệ 70%, tỷ lệ đó chỉ có thể xuống thấp hơn chứ không tăng.
Những điều kiện khách quan này sẽ là một áp lực bắt đảng Cộng Sản Trung Hoa phải thay đổi chính sách kinh tế, đồng thời sẽ là cơ hội cho giới công nhân đứng lên tranh đấu đòi các quyền tự do mới. Ðiều này đã được tiết lộ khi báo Hoàn Cầu Thời Báo (bản tiếng Anh tên là Global Times) là một tờ báo thuộc nhật báo Nhân Dân, trong tuần qua đã phải viết một bài xã luận công nhận là “Trong 30 năm đổi mới vừa qua, giới lao động nhận được phần nhỏ nhất trong công cuộc phát triển kinh tế. Các vụ ngưng sản xuất tại bốn nhà máy Honda cho thấy nhu cầu cấp bách phải tổ chức bảo vệ giới công nhân.”
Một nhà tranh đấu cho quyền lợi công nhân ở Trung Hoa là ông Hàn Ðông Phương (Han Dongfang), đang sống tại Hồng Kông cũng nhân dịp này lên tiếng kêu gọi giới lao động phải giành lấy quyền thương thuyết tập thể để tự bảo vệ quyền lợi, thay vì để cho công đoàn của đảng Cộng Sản độc quyền đại diện cho họ. Ông Hàn Ðông Phương vốn là một thợ điện tranh đấu tự do nghiệp đoàn, ông đã bị tù sau khi tham dự các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989; sau khi ra tù phải lánh nạn ở Hương Cảng nhưng vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh cho người lao động trong lục địa.
Giới lao động ở lục địa Trung Hoa mới chỉ hạn chế các cuộc đấu tranh trong phạm vi kinh tế, không có những vận động chính trị như các công nhân Ba Lan năm 1980. Nhưng các quyền lợi kinh tế sẽ thúc đẩy người ta mạnh hơn, khi nhìn thấy những cuộc đấu tranh của công nhân ở Honda và Hồng Hải thành công. Hồng Hải nhưng đã phải tăng lương trung bình 20%, Honda xin tăng 24% nhưng chưa được chấp nhận. Các điều kiện khách quan về dân số đang gia tăng sức mạnh cho người lao động, sẽ buộc đảng Cộng Sản Trung Hoa phải nhượng bộ. Họ sẽ phải tiến tới việc công nhận quyền lập công đoàn của người lao động. Khi đảng Cộng Sản chịu mất một thứ độc quyền trong hệ thống cai quản hơn một tỷ người, xã hội Trung Quốc sẽ thay đổi.
Nguồn: Nguoi-viet.com
--------------
What does China want? WP- Fareed Zakaria
The regime is entering a new era but seems ill-prepared for it.
Những thay đổi sâu hơn đang diễn ra. Các cuộc biểu tình của người lao động gần đây, đình công tại nhà máy Honda cho tới vụ tự tử tại khu tổ hợp tại Foxconn , nơi lắp ráp iPhones . "Mô hình công xưởng thế giới đã cáo chung,". "Nền kinh tế TQ không thể tiếp tục vắt kiệt người lao động vì họ không còn cam chịu nữa," Chang Kai, giám đốc Viện Lao động, Trường ĐH Renmin nói.
Trung Quốc cũng đang trải qua quá trình chuyển dịch chính trị, với lực lượng lãnh đạo hàng đầu sẽ bị thay thế trong 2 năm, và lần đầu tiên, Thủ tướng mới và nội các sẽ không có quan hệ cá nhân hay chịu ảnh hưởng của Đặng Tiểu Bình, một cơ chế hiện đại. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn. TQ đã hiểu rằng họ là cường quốc lớn, và đòi hỏi được tôn trọng và được lắng nghe. Nhưng lại chưa có khả năng bảo vệ quyền lợi hạn hẹp của quốc gia, thể chế này dường như chưa hiểu rõ họ cần gì trên thế giới? Mục tiêu chính sách đối ngoại ? và là đồng minh hay kẻ thù của Mỹ? và một cục diện TQ mong muốn hình thành?
TQ bước sang một thời kỳ mới nhưng dường như chưa được chuẩn bị về hệ tư tưởng cũng hoạt động thực hiện. Điều này giải thích tại sao TQ vẫn ngần ngại trong vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân của Bắc TT và Iran. TQ ít tham vọng hơn và còn kém trong ứng xử.After Foxconn Suicides, Scrutiny for Chinese Plants
A rash of suicides has intensified scrutiny of the working and living conditions at Foxconn, an electronics supplier.