- Hội nghị Xã Hội Công Dân tại Jakarta RFA,2011-05-09
Trên 1300 đại biểu thuộc các tổ chức NGO, tổ chức nhân quyền quốc tế đã đến thủ đô Jakarta của Indonesia giữa tuần qua, tham dự hội nghị Xã Hội Công Dân.
Mục đích của hội nghị là thảo luận một số vần đề về dân chủ và nhân quyền hầu chuyển đạt đến các vị nguyên thủ quốc gia tham gia thượng đỉnh ASEAN lần thứ 18, mới khai mạc hôm qua.
Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do chúng tôi có cuộc trao đổi với TS Lê Duy Cấn, Ủy viên Ngoại Vụ, Liên Hội Người Việt tại Canada và TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS tức Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, là tham dự viên của hội nghị xã hội công dân. Xin mời anh Đỗ Hiếu.
Kêu gọi ASEAN quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam
Đỗ Hiếu : Xin TS Lê Duy Cấn cho biết về mục đích chuyến đi Á Châu của ông lần này và vài nét về hội nghị xã hội dân sự họp tại thủ đô Jakarta của Indonesia trước khi diến ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 18.TS Lê Duy Cấn : Mục đích chính của chúng tôi khi đi qua Đông Nam Á này là để thăm hỏi các anh em công nhân xuất khẩu lao động cũng như các phụ nữ lấy chồng Đài Loan và các nơi khác như ở Đài Bắc, Phi Luật Tân, Mã Lai, Bangkok để xem các anh chị em sống ra làm sao và có những chuyện gì mà chúng tôi, Liên Hội Người Việt Canada có thể cộng tác với tổ chức CAMSA để giúp các anh chị em đó. Và trong chuyến đi của chúng tôi, nhân dịp có hội nghị của các tổ chức xã hội ở Jakarta thì TS Nguyễn Đình Thắng rủ chúng tôi cùng tham dự. Đó là cũng là một chuyện rất là may mắn, thì chúng tôi cũng có tham dự hội nghị đó tại Jakarta.
...tham gia hội nghị của các tổ chức xã hội công dân ở tại Jakarta (Indonesia) với mục đích nêu lên vấn đề vi phạm quyền lao động của người dân ở Việt Nam, và đặc biệt là tình trạng chính quyền Việt Nam có can dự vào vấn đề buôn lao động từ Việt Nam đến các quốc gia khác.Đỗ Hiếu : Thưa TS Nguyễn Đình Thắng, vừa rồi ông Lê Duy Cấn có nhắc tới CAMSA thì trước hết xin TS Thắng sơ lược qua hoạt động của CAMSA, và đồng thời cho Đài chúng tôi được biết kết quả của hội nghị mới diễn ra ở Jakarta, cũng như là nhận định về ảnh hưởng của tiếng nói đòi hỏi dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam ạ.
TS Nguyễn Đình Thắng
TS Nguyễn Đình Thắng : CAMSA là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của tổ chức gọi là Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu mà hiện nay đang hoạt động tại Malaysia và Đài Loan, thì chúng tôi – phái đoàn CAMSA, trong đó có TS Lê Duy Cấn đã tham gia hội nghị của các tổ chức xã hội công dân ở tại Jakarta (Indonesia) với mục đích nêu lên vấn đề vi phạm quyền lao động của người dân ở Việt Nam, và đặc biệt là tình trạng chính quyền Việt Nam có can dự vào vấn đề buôn lao động từ Việt Nam đến các quốc gia khác.
Và đồng thời chúng tôi cũng đã liên lạc với lại khá nhiều những tiếng nói tranh đấu cho dân chủ - nhân quyền & tự do tôn giáo ở Việt Nam để lấy bản tuyên bố chung, chẳng hạn như có Linh mục Lợi, Linh mục Lý, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, một số người ở trong nước, cũng như các vị đại diện của các đoàn thể như là bên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước và hải ngoại để cùng lên tiếng kêu gọi các quốc gia ASEAN cần phải quan tâm đến vấn đề nhân quyền hiện nay đang bị vi phạm ở Việt Nam, chẳng hạn như vấn đề đàn áp các dân tộc thiểu số đang xảy ra, chẳng hạn như phải trả tự do cho tất cả các tù nhận chính trị và tù nhân lương tâm, chẳng hạn như phải ngưng ngay các biện pháp tra tấn, phải tôn trọng quyền của người lao động ở trong nước được thành lập các công đoàn độc lập.
...mặc dù có phái đoàn rất lớn của phía Hà Nội rất là hùng hậu được gửi sang trên 60 người và họ tìm mọi cách để cản trở, nhưng rồi cuối cùng phần lớn những điều đưa ra trong Bản Tuyên Bố Chung từ trong nước đã được đưa vào văn bản chính thức của tất cả các tổ chức xã hội công dân ASEANVà rất may mắn là những điểm đó, mặc dù có phái đoàn rất lớn của phía Hà Nội rất là hùng hậu được gửi sang trên 60 người và họ tìm mọi cách để cản trở, nhưng rồi cuối cùng phần lớn những điều đưa ra trong Bản Tuyên Bố Chung từ trong nước đã được đưa vào văn bản chính thức của tất cả các tổ chức xã hội công dân ASEAN để trình lên các vị nguyên thủ của các quốc gia.
TS Nguyễn Đình Thắng
Chương trình “Tới Bờ Tự Do”
Đỗ Hiếu : Thưa TS Lê Duy Cấn, ông Nguyễn Đình Thắng vừa mới nhắc tới vấn đề đàn áp một số giáo dân cũng như là vấn đề vi phạm nhân quyền, thì nhân đây xin TS Cấn cho Đài chúng tôi được biết về tình trạng của một số giáo dân Cồn Dầu từ quê nhà sang lánh nạn tại Thái Lan bây giờ.TS Lê Duy Cấn : Thưa, ngày hôm qua chúng tôi cũng được dịp thăm viếng các giáo dân Cồn Dầu tại Bangkok. Chúng tôi thấy thứ nhất họ rất là phấn khởi tại vì bây giờ họ đã được quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc, nhưng đồng thời họ cũng rất là lo âu vì được biết chính quyền cộng sản Việt Nam đang tìm cách có thể bắt cóc một hai người về Việt Nam để dằn mặt các tổ chức tranh đấu cho tự do khác. Đây là lý do tại sao TS Nguyễn Đình Thắng đã nhắn nhủ đồng bào rất thận trọng trong thời gian còn đợi ở Bangkok để đi định cư tại các nước khác.
nếu quý vị nào muốn sang Canada thì chúng tôi cũng sẵn sàng bảo trợ để cho quý vị sang định cư bên đó, tại vì từ khi Liên Hội Người Việt Canada được thành lập cho tới nay, tức trải qua trên 31 năm qua chúng tôi đã bảo lãnh được rất nhiều đồng bào ở các nơiRiêng phần cộng đồng người Việt tại Canada thì chúng tôi cũng có cho đồng bào biết là khi đồng bào đã xong hết các thủ tục để sẵn sang đi định cư tại các quốc gia, nếu quý vị nào muốn sang Canada thì chúng tôi cũng sẵn sàng bảo trợ để cho quý vị sang định cư bên đó, tại vì từ khi Liên Hội Người Việt Canada được thành lập cho tới nay, tức trải qua trên 31 năm qua chúng tôi đã bảo lãnh được rất nhiều đồng bào ở các nơi trong khoảng thời gian 1988 tới năm 1992 chúng tôi đã bảo lãnh được khoảng một ngàn người sang Canada định cư.
TS Lê Duy Cấn
Và gần đây nhất chúng tôi có thành lập một chương trình gọi là chương trình “Tới Bờ Tự Do” bảo lãnh cho 300 đồng bào tị nạn ở bên Phi Luật Tân mà họ đã bị kẹt lại khoảng 20 năm. Cho tới bây giờ thì đã có 275 người đã được sang Canada. Nói một cách tổng quát thì họ rất thành công trong vòng không đầy 2 tháng họ đã đều tự lập hết và chúng tôi không cần phải lo vấn đề giúp đỡ về phương diện tài chánh cho họ. Đây là một chương trình hoàn toàn do cộng đồng người Việt chịu trách nhiệm, tức là chúng tôi không có nhận tiền trợ cấp một đồng nào của chính phủ hết. Tất cả những vấn đề chuyên chở cũng như vấn đề định cư tại Canada là hoàn toàn do cộng đồng người Việt tài trợ cho họ.
chúng tôi có thành lập một chương trình gọi là chương trình “Tới Bờ Tự Do” bảo lãnh cho 300 đồng bào tị nạn ở bên Phi Luật Tân mà họ đã bị kẹt lại khoảng 20 năm. Cho tới bây giờ thì đã có 275 người đã được sang Canada.Đỗ Hiếu : Thưa TS Nguyễn Đình Thắng, ngoài những giáo dân Cồn Dầu thì còn có những thành phần tị nạn nào khác từ Việt Nam hiện đang lánh nạn tai Vương Quốc Thái Lan hay không?
TS Lê Duy Cấn
TS Nguyễn Đình Thắng : Ngoài con số 55 đồng bào giáo dân từ Cồn Dầu đến lánh nạn tại Thái Lan trong thời gian gần đây thì chúng tôi ước lượng có khoảng 500 người Việt khác cũng đang lánh nạn tại Thái Lan, có những người đã ở Thái Lan rất nhiều năm, nhưng rồi cũng có những người mới chạy thoát từ Việt Nam sang Thái Lan do cuộc đàn áp leo thang ngay trước kỳ đại hội đảng vừa qua, và đặc biệt là sau khi nổ ra các cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Trung Đông và Bắc Phi, chính quyền Việt Nam, và đặc biệt là công an Việt Nam đã gia tăng khủng bố và đàn áp bởi vì họ muốn ngăn chận ngay tất cả những mầm mống có thể dẫn đến vấn đề đứng dậy của người dân để đòi hỏi thay đổi chính quyền như đã xảy ra ở một số quốc gia Bắc Phi và Trung Đông.
Chính vì vậy mà rất nhiều thành phần hiện nay trong các nhóm gọi là blogger, tức là những nhà tranh đấu cho dân chủ qua hệ thống internet, hiện nay đang lánh nạn ở Thái Lan gồm những người là thành viên của Khối 8406, rất nhiều thành viên của nhóm Bạch Đằng Giang ở trong nước hiện nay đã phải đến Thái Lan để tị nạn. Thì đó là một gánh nặng rất lớn cho cộng đồng người Việt hải ngoại, chúng ta cần phải cứu mạng và bảo vệ họ.
(Video: Những gì đã diễn ra ở Cồn Dầu)
Người Việt lánh nạn tại Thái Lan đang cần giúp đỡ
Đỗ Hiếu : Thưa ông Lê Dụy Cấn, câu hỏi sau cùng xin ông cho biết là cộng đồng người Việt hải ngoai có thể làm gì để giúp đỡ thiết thực cho các đồng hương Việt Nam đang lánh nạn tại Thái Lan?TS Lê Duy Cấn : Thưa, trong khoảng thời gian 2 tháng vừa qua chúng tôi có được dịp đi thăm đồng bào công nhân xuất khẩu lao động, các phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Mã Lai, và gần đây nhất chúng tôi được đi thăm đồng bào tị nạn hiện đang ở Bangkok. Chúng tôi thấy đồng bào hải ngoại có thể tiếp tay với CAMSA cũng như là với Liên Hội Người Việt Canada và các tổ chức khác để giúp họ bằng cách ủng hộ về tài chánh cho nhóm người H’mong. Nhóm này theo chúng tôi được biết hiện giờ đã bị Cao Ủy Tị Nạn LHQ từ chối không cho quy chế tị nạn, nhưng họ đang kháng cáo lên Cao Ùy một lần nữa. Và trong khi chờ đợi thì họ sống rất là khổ cực trong căn nhà nhỏ rất chật hẹp ở Bangkok.
Nhóm người H’mong này theo chúng tôi được biết hiện giờ đã bị Cao Ủy Tị Nạn LHQ từ chối không cho quy chế tị nạn, nhưng họ đang kháng cáo lên Cao Ùy một lần nữa. Và trong khi chờ đợi thì họ sống rất là khổ cực trong căn nhà nhỏ rất chật hẹp ở Bangkok.Trong nhóm người H’mong này thì có 4 người đàn ông, còn lại là phụ nữ và rất nhiều trẻ em, có tới 19 trẻ em. Ba trong 4 người đàn ông đó hiện giờ không có làm việc gì hết, một người thì đang nằm trong bệnh viện vì bệnh thận rất là nặng, hai chân bị phù, không có làm gì được nữa. Ngoài ra có 2 người đàn ông bị chính quyền cộng sản Việt Nam bắt cóc mang về Việt Nam. Thành ra bây giờ họ sống rất là bơ vơ, lạc lỏng, thì chúng tôi thấy là việc đầu tiên là phải giúp hai người bị cảnh sát Thái Lan bắt đã từ 2 năm nay rồi. Tôi nghĩ là nên làm cách nào có đủ phương tiện tài chánh khoảng 6 ngàn đô la để đóng tiền thế chân để cho 2 người đó được tại ngoại để họ có thể lo cho những người còn lại. Cái chuyện thứ hai chúng tôi thấy là tất cả những đồng bào tị nạn tại Thái Lan cũng như là các anh em lao động xuất khẩu, cũng như là các phụ nữ làm dâu tại Đài Loan và Mã Lai đều thiếu thốn những phương tiện truyền thông, tức là thiếu sách báo, thiếu những băng nhạc văn nghệ của người Việt tại hải ngoại.
TS Lê Duy Cấn
Đây là lý do tại sao cách đây mấy bữa chúng tôi có gửi một lá thư cho các thân hữu ở Canada, chúng tôi yêu cầu các thân hữu đóng góp tiền để chúng tôi có thể mua một cái máy truyền hình, một cái máy DVD cho trung tâm thông tin và dịch vụ ở Đài Bắc. Trung tâm đó hiện giờ còn thiếu thốn rất là nhiều các tài liệu, các sách báo, các băng nhạc, không có máy truyền hình cũng như DVD để cho đồng bào coi các chương trình văn nghệ cuối tuần, tại vì nếu họ không có những phương tiện giải trí lành mạnh thì phần lớn họ đi ra ga xe lửa.
Đồng bào hải ngoại có thể tiếp tay với CAMSA cũng như Liên Hội Người Việt Canada để giúp đồng bào chúng ta đang bơ vơ ở xứ lạ quê người mà không được ai giúp đỡ, nhất là chính quyền Việt Nam thì hoàn toàn không giúp đỡ họ, chẳng những vậy mà còn làm khó khăn cho họÀ, cái chuyện này rất là lạ, chúng tôi chỉ được biết khi sang đến Đài Bắc anh em quay quần để nói chuyện, ăn uống với nhau, thành ra nếu mình có cái trung tâm dịch vụ và thông tin thì mới có thể hướng dẫn họ những sinh hoạt một cách lành mạnh, mình mới có thể tổ chức những lớp huận luyện cho các anh chị em ít ra là học thêm được về phương diện truyền thông hiện đại.
TS Lê Duy Cấn
Đồng bào hải ngoại có thể tiếp tay với CAMSA cũng như Liên Hội Người Việt Canada để giúp đồng bào chúng ta đang bơ vơ ở xứ lạ quê người mà không được ai giúp đỡ, nhất là chính quyền Việt Nam thì hoàn toàn không giúp đỡ họ, chẳng những vậy mà còn làm khó khăn cho họ, nhất là các anh em lao động xuất khẩu nếu mà các anh em lên tiếng phản đối hoặc là than phiền về sự đối xử bất công của nhà chủ thì lập tức tòa đại sứ tại địa phương dẫn độ họ về Việt Nam. Ít người bên ngoài biết, nhưng đây là những chuyện chúng tôi được các anh em tâm sự trong chuyến đi của chúng tôi qua Đài Bắc cũng như qua Mã Lai.
Đỗ Hiếu : Chúng tôi xin cảm ơn TS Lê Duy Cấn v à TS Nguyễn Đình Thắng đã dành thời giờ cho Đài RFA
-Hội Nghị ASEAN: Các Tổ Chức Xã Hội Công Dân Ra Tuyên Bố Chung
Phái đoàn đại diện cho các tổ chức xã hội công dân đã chuyển đạt Tuyên Bố Chung đến các nguyên thủ quốc gia vào ngày đầu của hội nghị thượng đỉnh ASEAN, khai mạc ngày 7 tháng 5 ở Jakarta, thủ đô Indonesia.
Tuyên Bố Chung này được hình thành tại hội nghị của các tổ chức xã hội công dân tiến hành trong ba ngày 3-5 tháng 5, cũng tại Jakarta.
“Tại đây chúng tôi tạo cơ hội để những tiếng nói độc lập với chính phủ được lắng nghe mặc dù họ không hiện diện”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, nói.
Ông có mặt tại hội nghị để chuyển đến ban soạn thảo Tuyên Bố Chung bản lên tiếng của một số tổ chức xã hội công dân của người Việt ở trong nước, với sự hỗ trợ của một số tổ chức nhân quyền ở hải ngoại.
Phái đoàn do chính phủ Việt Nam cử đi đã tìm mọi cách để loại bản lên tiếng này ra khỏi nội dung của Tuyên Bố Chung. Tuy nhiên nỗ lực của họ đã không thành.
Đọc bản lên tiếng
“Họ quá lộ liễu khi bênh vực cho chế độ và để lộ chân tướng là công cụ của chính quyền chứ không phải thực sự là những tổ chức phi chính phủ”, Ts. Thắng nhận xét.
Trên nguyên tắc, các chính quyền không được gài người và khuynh loát hội nghị của các tổ chức xã hội công dân. Trong thực tế, chính quyền Việt Nam một mặt trấn áp không cho những tiếng nói độc lập tham dự, mặt khác họ lập ra những tổ chức phi chính phủ giả hiệu để độc chiếm diễn đàn.
Ts. Lê Duy Cấn, Uỷ Viên Ngoại Vụ của Liên Hội Người Việt Canada, chỉ ra điều này khi được phỏng vấn bởi báo chí.
Tại hội nghị, thay vì hành xử như những tổ chức xã hội công dân để bảo vệ quyền công dân và quyền con người, phái đoàn Việt Nam đã rải người ra để công kích những ai đụng chạm đến chính quyền Việt Nam và nhất mực bào chữa cho chế độ.
Hiến Chương ASEAN, ký năm 2007 tại Singapore, kêu gọi hội nhập người dân với người dân giữa các quốc gia ASEAN và phát triển xã hội công dân toàn vùng.
“Trên nguyên tắc đó, các chính quyền phải tôn trọng tính độc lập của hội nghị”, Ts. Thắng giải thích.
Tuy nhiên một số quốc gia, nổi bật là Miến Điện và Việt Nam, đã dựng lên những tổ chức xã hội công dân trá hình và gởi họ đến tham gia hội nghị. Điều này tạo phản cảm nơi những phái đoàn từ các quốc gia ASEAN khác, vốn bao gồm những tổ chức xã hội công dân đích thực. Các tổ chức trá hình này được gọi là GONGO, viết tắt của government-operated NGO.
Kết quả là hội nghị quyết định mời Bà Aung San Suu Kyi, thủ lãnh của phong trào dân chủ Miến Điện, phát biểu mở đầu hội nghị qua kỹ thuật Skype, bất chấp sự phản đối mãnh liệt của các GONGOs Miến Điện.
Cũng vậy, ban soạn thảo Tuyên Bố Chung đã đón nhận bản lên tiếng của các tổ chức xã hội dân sự đích thực ở Việt Nam, bất chấp sự ngăn chặn của phái đoàn GONGO đến từ quốc gia này.
Các đóng góp của người trong nước cho Tuyên Bố Chung gồm có: người lao động phải có toàn quyền tham gia hay thành lập công đoàn độc lập; người lao động ở ngoài nước phải được bảo vệ bởi luật lao động của quốc gia sở tại; huỷ bỏ mọi luật lệ cho phép bỏ tù hay bắt giam vì phát biểu, sinh hoạt tôn giáo hay có hành động bị xem là đi ngược quyền lợi của chính quyền hay đảng cầm quyền; chấm dứt mọi hình thức tra tấn; chấm dứt tình trạng buôn người và các hình thức bóc lột lao động trầm trọng, đặc biệt với sự đồng loã của chính quyền; chấm dứt mọi hình thức kiểm duyệt và bảo đảm quyền tự do ngôn luận của mọi công dân.
Ngoài việc chuyển tiếng nói nhân quyền từ trong nước đến hội nghị, Ts. Thắng và Ts. Cấn đã linh động đóng góp thêm một số điểm cho Tuyên Bố Chung, như là kêu gọi các chính quyền tôn trọng sự tự trị của tập thể các tổ chức xã hội công dân và kêu gọi thu thập chứng cớ vi phạm nhân quyền ở các quốc gia ASEAN.
Theo Ts. Thắng cho biết, năm ngoái khi hội nghị được tổ chức ở Hà Nội, Ông đã cung cấp danh sách của những cá nhân và nhóm độc lập với chính quyền để ban tổ chức mời họ tham gia. Tuy nhiên chính các tổ chức GONGO Việt Nam đã bằng mọi cách ngăn cản không cho họ tham gia hội nghị được tổ chức ở ngay đất nước họ.
“Đó là lần đầu tiên tập thể xã hội công dân của các quốc gia ASEAN hiểu rõ bản chất của các tổ chức Việt Nam mà họ từng đối tác trong nhiều năm”, Ts. Thắng giải thích. “Năm nay, thái độ chằm chặp bênh vực cho chính quyền và trấn áp những tiếng nói độc lập càng làm nổi bật bản chất ấy của họ.”
Theo Ông, tạo cơ hội cho người trong nước đóng góp cho Tuyên Bố Chung chỉ là thành quả nhất thời. Quan trọng hơn nhiều là bảo vệ tính độc lập của sinh hoạt xã hội công dân và loại trừ những nỗ lực lũng đoạn của các chính quyền độc tài qua các tổ chức GONGO.
“Chúng tôi đang thúc đẩy điều này qua nhiều phương cách khác nhau”, Ông nói.
-Lên Tiếng về Vi Phạm Nhân Quyền ở Việt Nam Tại Diễn Đàn ASEAN
Tại hội nghị của các tổ chức xã hội dân sự của ASEAN ở Jakarta, Thủ Đô Indonesia, một phái đoàn người Việt tự do đã nêu lên tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của phái đoàn đến từ Việt Nam, các vấn đề đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền tự do ngôn luận, cấm cản nghiệp đoàn độc lập, bắt bớ, tra tấn, buôn người… được ba thành viên của phái đoàn người Việt tự do tuần tự nêu lên tại các diễn đàn trong suốt ba ngày hội nghị.
“Chính quyền Việt Nam là một chính quyền độc tài. Một mặt họ nới lỏng về kinh tế thì mặt kia họ thắt siết về chính trị”, Ông Võ Trần Nhật, đến từ Pháp và đại diện Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam, phát biểu tại diễn đàn về các quyền tự do công dân.
Ts. Thắng và Ông Võ Trần Nhật tại Hội Nghị Jakarta, ngày 4/5/2011 (ảnh Lê Duy Cận)
-Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tố cáo Hà Nội đàn áp thô bạo tôn giáo tại Diễn đàn Nhân dân ASEAN ở Jakarta, Nam Dương
2011-05-05 | | QUÊ MẸ
JAKARTA, 5.5.2011, tin từ UBBVQLNVN – Phái đoàn Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đến từ Paris tham dự Hội nghị Pháp quyền cho Nhân quyền tại các nước ASEAN hôm 30.4.2011, và nay tại Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 tại thủ đô Jakarta, Nam Dương, để nói lên những vi phạm nhân quyền thô bạo và đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Hội nghị này là một trong những sinh hoạt của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) kết thúc với Thượng đỉnh ASEAN cấp chính phủ, vào năm Nam Dương làm Chủ tịch đương nhiệm ASEAN.
Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 thuộc các tổ chức Phi chính phủ và các Xã hội dân sự họp song hành thường năm với Thượng đỉnh các chính phủ ASEAN. Dưới sự hỗ trợ của Nam Dương, nước Chủ tịch đương nhiệm, 1300 đại diện các Xã hội dân sự trong toàn thế giới bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Nam Hàn, Nhật, Timor-Leste, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Hòa Lan, Thụy điển, Anh, Trung quốc, v.v… về tham dự. Những vấn nạn đưa ra tại Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 sẽ được đúc kết đưa lên Thượng dỉnh các chính phủ ASEAN cuối tuần lễ này (7-8.5.2011).
Đề cập đến tự do dân sự, ông Võ Trần Nhật, Thư ký Điều hành Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, được hội nghị mời thuyết trình, đã đối chiếu giữa hai quốc gia, một bên là nước Nam Dương dân chủ và một bên là Việt Nam theo chế độ độc tài toàn trị. Ông cho biết năm ngoái, 2010, khi Việt Nam làm chủ tịch luân phiên ASEAN đồng thời chủ tịch các cơ cấu mới như Ủy hội Nhân quyền liên chính phủ ASEAN (AICHR), nhà cầm quyền Hà Nội đã áp lực Thái Lan cấm không cho Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và đối tác Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền mở cuộc họp báo tại Bangkok để công bố bản Phúc trình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Hai đại diện Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cũng bị cấm nhập cảnh tham dự Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn các Dân tộc ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội.
Ông Võ Trần Nhật tố cáo luận điểm “vi phạm an ninh quốc gia” của Hà Nội đưa ra để đàn áp các nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ. “Sự hoang tưởng của nhà cầm quyền gia tăng với sự phổ biến nhanh chóng của kỹ thuật truyền thông hiện đại, với Internet và Blogs”, ông Nhật nhận xét và nói tiếp “Việt Nam là nhà tù lớn nhất thứ hai trong thế giới đối với các nhà bất đồng chính kiến trên mạng Internet”.
Ông Nhật cũng cho biết, trong khi công luận quốc tế khá am hiểu về những vi phạm nhân quyền tại Trung quốc hay Miến Điện, thì lại chẳng biết bao nhiêu đến trường hợp Việt Nam. Lý do hiểu được là nhờ bộ máy tuyên truyền tinh vi của Việt Nam đã tạo ta chính sách nhân quyền “hai mặt”. Một chính sách “xuất cảng đối ngoại” hợp theo tiêu chuẩn đợi chờ của quốc tế nhằm thu hút viện trợ và đầu tư, và một chính sách “sử dụng trong nước”. Chính sách thứ nhất là chiếc mặt nạ tôn trọng nhân quyền dành cho quốc tế, và chính sách thứ hai thẳng tay đàn áp tại nội địa.
Trong thực tế, một cuộc đàn áp tinh vi hầu như khó thấy đã được nhà cầm quyền áp dụng bằng cách “cô lập hóa, sách nhiễu, quản chế và kiểm soát để bịt họng các tiếng nói bất đồng chính kiến. Chẳng riêng gì những ai phê phán chính quyền mới bị đàn áp, mà ngay cả, thân nhân gia đình họ (vợ mất công ăn việc làm, con không được đến trường)”.
Chính sách đàn áp tinh vi này đã áp dụng cho tôn giáo, đặc biệt đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), một giáo hội độc lập và lịch sử. Mặc dù cuộc đàn áp dã man mở ra sau năm 1975 (bắt bớ, thảm sát hàng giáo phẩm, cưỡng bức chư Tăng vào bộ đội, cưỡng chiếm tài sản của giáo hội), nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã thất bại trong việc tiêu diệt GHPGVNTN, nên đã tìm cách kiểm soát Phật giáo bằng cách thành lập một Giáo hội Phật giáo Nhà nước năm 1981 đồng thời cấm GHPGVNTN hoạt động.
Dù vậy, cho tới năm 2011, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn đề kháng và tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên chư Tăng, Ni, Phật tử phải sống trong không khí sợ hãi, bị bắt bớ, thẩm vấn, sách nhiễu và hăm dọa. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cáo của giáo hội vẫn bị quản chế không lý do tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon. Hòa thượng đã bị giam tù, lưu đày suốt 28 năm ròng chỉ vì Hòa thượng bênh vực cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ.
Hướng dẫn công cuộc đàn áp tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đã được chỉ thị trong một Tài liệu Mật dày 600 trang mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam có trong tay một bản. Tài liệu được in một triệu bản để huấn luyện các “công an tôn giáo” và cán bộ hoạt động trong vùng tôn giáo biết cách “đấu tranh chống tôn giáo” và “thăng tiến Phật giáo theo đường hướng Xã hội chủ nghĩa”. Mặt khác, hàng nghìn công an đội lốt Tăng sĩ xâm nhập các chùa chiền Phật giáo.
Nhằm che đậy cuộc đàn áp GHPGVNTN, nhà cầm quyền Việt Nam mở những chiến dịch công tác quần chúng như tổ chức linh đình Phật Đản LHQ năm 2008 hay xây dựng những ngôi chùa to lớn như chùa Bái Đính ở Ninh Bình.
Ông Võ Trần Nhật cũng cho biết thời gian Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam phúc trình tại Hội nghị Jakarta, thì những cuộc đàn áp nhân quyền vẫn tiếp diễn tại Việt Nam. Đại để như cuộc tuyên án tùy tiện ông Vi Đức Hồi 5 năm tù giam và 3 năm quản chế vì tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” trong phiên phúc thẩm hôm 29.4.2011, và nhà thơ Bùi Chát, chủ trương Nhà xuất bản Giấy Vụn, bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất hôm 30.4.2011 sau khi sang Buenos Aires, Argentina, lãnh giải Tự do Xuất bản của Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế. Dù được trả tự do hai ngày sau, 2.5, nhưng vẫn bị công an theo dõi và thẩm vấn.
Sau khi ông Võ Trần Nhật phát biểu xong, thì ông Trần Đức Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hiệp hội Hữu nghị Việt Nam, đã phản ứng bằng cách đứng lên bôi nhọ những cá nhân trong Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam gây bất mãn trong hội trường. Tiếp đó ông Lợi huênh hoang và dài dòng truyên truyền “nhân quyền” cho Hà Nội khiến điều hợp viên phải 3 lần cắt lời. Nhưng ông Lợi cứ nói dai. Hội trường phải rầm rộ phản đối ông ta mới chịu im. Phái đoàn các tổ chức Phi-chính-phủ-của-chính-phủ-Hà-Nội (GONGO, thay vì NGO) được gửi đến Hội nghị Jakarta 60 người.
Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 thuộc các tổ chức Phi chính phủ và các Xã hội dân sự họp song hành thường năm với Thượng đỉnh các chính phủ ASEAN. Dưới sự hỗ trợ của Nam Dương, nước Chủ tịch đương nhiệm, 1300 đại diện các Xã hội dân sự trong toàn thế giới bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Nam Hàn, Nhật, Timor-Leste, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Hòa Lan, Thụy điển, Anh, Trung quốc, v.v… về tham dự. Những vấn nạn đưa ra tại Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 sẽ được đúc kết đưa lên Thượng dỉnh các chính phủ ASEAN cuối tuần lễ này (7-8.5.2011).
Đề cập đến tự do dân sự, ông Võ Trần Nhật, Thư ký Điều hành Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, được hội nghị mời thuyết trình, đã đối chiếu giữa hai quốc gia, một bên là nước Nam Dương dân chủ và một bên là Việt Nam theo chế độ độc tài toàn trị. Ông cho biết năm ngoái, 2010, khi Việt Nam làm chủ tịch luân phiên ASEAN đồng thời chủ tịch các cơ cấu mới như Ủy hội Nhân quyền liên chính phủ ASEAN (AICHR), nhà cầm quyền Hà Nội đã áp lực Thái Lan cấm không cho Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và đối tác Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền mở cuộc họp báo tại Bangkok để công bố bản Phúc trình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Hai đại diện Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cũng bị cấm nhập cảnh tham dự Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn các Dân tộc ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội.
Ông Võ Trần Nhật tố cáo luận điểm “vi phạm an ninh quốc gia” của Hà Nội đưa ra để đàn áp các nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ. “Sự hoang tưởng của nhà cầm quyền gia tăng với sự phổ biến nhanh chóng của kỹ thuật truyền thông hiện đại, với Internet và Blogs”, ông Nhật nhận xét và nói tiếp “Việt Nam là nhà tù lớn nhất thứ hai trong thế giới đối với các nhà bất đồng chính kiến trên mạng Internet”.
Ông Nhật cũng cho biết, trong khi công luận quốc tế khá am hiểu về những vi phạm nhân quyền tại Trung quốc hay Miến Điện, thì lại chẳng biết bao nhiêu đến trường hợp Việt Nam. Lý do hiểu được là nhờ bộ máy tuyên truyền tinh vi của Việt Nam đã tạo ta chính sách nhân quyền “hai mặt”. Một chính sách “xuất cảng đối ngoại” hợp theo tiêu chuẩn đợi chờ của quốc tế nhằm thu hút viện trợ và đầu tư, và một chính sách “sử dụng trong nước”. Chính sách thứ nhất là chiếc mặt nạ tôn trọng nhân quyền dành cho quốc tế, và chính sách thứ hai thẳng tay đàn áp tại nội địa.
Trong thực tế, một cuộc đàn áp tinh vi hầu như khó thấy đã được nhà cầm quyền áp dụng bằng cách “cô lập hóa, sách nhiễu, quản chế và kiểm soát để bịt họng các tiếng nói bất đồng chính kiến. Chẳng riêng gì những ai phê phán chính quyền mới bị đàn áp, mà ngay cả, thân nhân gia đình họ (vợ mất công ăn việc làm, con không được đến trường)”.
Chính sách đàn áp tinh vi này đã áp dụng cho tôn giáo, đặc biệt đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), một giáo hội độc lập và lịch sử. Mặc dù cuộc đàn áp dã man mở ra sau năm 1975 (bắt bớ, thảm sát hàng giáo phẩm, cưỡng bức chư Tăng vào bộ đội, cưỡng chiếm tài sản của giáo hội), nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã thất bại trong việc tiêu diệt GHPGVNTN, nên đã tìm cách kiểm soát Phật giáo bằng cách thành lập một Giáo hội Phật giáo Nhà nước năm 1981 đồng thời cấm GHPGVNTN hoạt động.
Dù vậy, cho tới năm 2011, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn đề kháng và tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên chư Tăng, Ni, Phật tử phải sống trong không khí sợ hãi, bị bắt bớ, thẩm vấn, sách nhiễu và hăm dọa. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cáo của giáo hội vẫn bị quản chế không lý do tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon. Hòa thượng đã bị giam tù, lưu đày suốt 28 năm ròng chỉ vì Hòa thượng bênh vực cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ.
Hướng dẫn công cuộc đàn áp tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đã được chỉ thị trong một Tài liệu Mật dày 600 trang mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam có trong tay một bản. Tài liệu được in một triệu bản để huấn luyện các “công an tôn giáo” và cán bộ hoạt động trong vùng tôn giáo biết cách “đấu tranh chống tôn giáo” và “thăng tiến Phật giáo theo đường hướng Xã hội chủ nghĩa”. Mặt khác, hàng nghìn công an đội lốt Tăng sĩ xâm nhập các chùa chiền Phật giáo.
Nhằm che đậy cuộc đàn áp GHPGVNTN, nhà cầm quyền Việt Nam mở những chiến dịch công tác quần chúng như tổ chức linh đình Phật Đản LHQ năm 2008 hay xây dựng những ngôi chùa to lớn như chùa Bái Đính ở Ninh Bình.
Ông Võ Trần Nhật cũng cho biết thời gian Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam phúc trình tại Hội nghị Jakarta, thì những cuộc đàn áp nhân quyền vẫn tiếp diễn tại Việt Nam. Đại để như cuộc tuyên án tùy tiện ông Vi Đức Hồi 5 năm tù giam và 3 năm quản chế vì tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” trong phiên phúc thẩm hôm 29.4.2011, và nhà thơ Bùi Chát, chủ trương Nhà xuất bản Giấy Vụn, bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất hôm 30.4.2011 sau khi sang Buenos Aires, Argentina, lãnh giải Tự do Xuất bản của Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế. Dù được trả tự do hai ngày sau, 2.5, nhưng vẫn bị công an theo dõi và thẩm vấn.
Phái đoàn Hà Nội phản ứng :
Sau khi ông Võ Trần Nhật phát biểu xong, thì ông Trần Đức Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hiệp hội Hữu nghị Việt Nam, đã phản ứng bằng cách đứng lên bôi nhọ những cá nhân trong Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam gây bất mãn trong hội trường. Tiếp đó ông Lợi huênh hoang và dài dòng truyên truyền “nhân quyền” cho Hà Nội khiến điều hợp viên phải 3 lần cắt lời. Nhưng ông Lợi cứ nói dai. Hội trường phải rầm rộ phản đối ông ta mới chịu im. Phái đoàn các tổ chức Phi-chính-phủ-của-chính-phủ-Hà-Nội (GONGO, thay vì NGO) được gửi đến Hội nghị Jakarta 60 người.