Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Marshall Carter: Triển Vọng của Việt Nam: Lạm Phát Thúc Đẩy Chính Sách Thắt Chặt Kinh Tế (Nguyễn Quốc Khải dịch)

--Vietnam Outlook: Inflation prompts policy tightening (Moody's amalytics 17-5-11) -- Bản dịch nhanh của một thân hữu: Triển vọng kinh tế Việt Nam: Lạm phát dẫn tới thắt chặt chính sách ◄◄ 
Marshall Carter: Triển Vọng của Việt Nam: Lạm Phát Thúc Đẩy Chính Sách Thắt Chặt Kinh Tế (Nguyễn Quốc Khải dịch) 


Moody’s Analytics 17-05-2011 Người dịch: Nguyễn Quốc Khải



· Ngăn chặn lạm phát là thách đố lớn nhất trong ngắn hạn của Việt Nam.

Chính sách thắt chặt về tiền tệ và tài chánh sẽ giữ mức phát triển của tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) ở vào khoảng 6% trong năm 2011. 

Đồng tiền Việt Nam (VNĐ) sẽ chịu áp lực cho đến khi những điều kiện vĩ mô căn bản được cải thiện. 

Xuất khẩu sẽ phát triển khi sự phục hồi kinh tế toàn cầu trở nên vững chắc, nhưng cắt giảm thiếu hụt thương mại sẽ là một thử thách.

GDP của Việt Nam sẽ phát triển ở mức độ vừa phải bởi vì nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ và tài chánh để chống lạm phát. Sự bành trướng tín dụng trung bình vào khoảng 35% hàng năm trong ba năm vừa qua, cộng thêm với các nguồn vốn đổ vào Việt Nam đã làm gia tăng mức đầu tư và tiêu thụ tư nhân và đẩy giá cả lên cao.

Lạm phát hàng năm tăng lên đến 17.5% vào tháng Tư khiến Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã phải áp dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ. NHNN đã tăng lãi suất, giảm mục tiêu gia tăng tín dụng và giới hạn mức cho vay tại các ngân hàng thương mại (NHTM).

Độ phát triển chậm lại trong quý đầu của năm 2011

Mức phát triển hàng năm của GDP trong quý I của năm 2011 giảm xuống còn 5.4%, so với 6.8% trong quý IV của năm vừa qua. Sự giảm phát triển này ảnh hưởng đến hầu hết các ngành: công nghệ, nông nghiệp, xây dựng, khai mỏ, và kể cả khu vực dịch vụ.

Mặc dù vậy, lưu lượng thương mại vẫn mạnh. Trong bốn tháng đầu của năm nay, xuất khẩu tăng 36% so với một năm trước. Trị giá của hàng dệt may và giầy dép, tổng cộng chiếm vào khoảng 1/5 tổng số hàng xuất khẩu, đã gia tăng 30% mỗi thứ. Cà phê xuất khẩu, chiếm vào khoảng 5% của tổng số, tăng 111% bởi vì giá của nông sản này lên cao. Về mặt tiêu cực, nhập khẩu tăng 29% và mức thiếu hụt thương mại hàng tháng sau một năm tăng lên đến 1.4 tỉ USD trong tháng Tư. 



Lạm phát gia tăng

Mức lạm phát hàng năm đã trở thành hai con số trong sáu tháng vừa qua và đã lên tới 17.5% trong tháng Tư của năm nay, một con số cao nhất trong hai năm. Lý do là tín dụng tăng trưởng nhanh và những biện pháp nhà nước áp dụng gần đây.

Việc phá giá VNĐ 9.3% vào tháng Hai làm cho những máy móc sản xuất và hàng hóa trung gian nhập khẩu đắt hơn tính theo tiền Việt Nam. Ngoài ra, việc giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh đã khiến nhà nước phải giảm tiền trợ cấp về xăng dầu và điện. Hậu quả là giá xăng và dầu diesel tăng lần lượt 17% và 24% vào tháng Hai, trong khi đó giá điện tăng 20% vào tháng kế tiếp. Điều này làm tăng giá phí chế biến và chuyên chở hàng sản xuất trong nước. Giá thực phẩm tăng 24% trong tháng Tư, trong khi đó giá nhà ở và vật liệu xây cất tăng 19%. 


Sự kiện giá cả tăng nhanh đã khiến những nhà hoạch định chính sách phải chú trọng đến việc giảm lạm phát thay vì tăng trưởng sản xuất. NHNN đã gia tăng lãi suất tái tài trợ - lãi suất NHNN áp dụng khi cho các NHTM vay vốn – 600 điểm căn bản trong một thời gian sáu tháng lên đến mức 14% trong tháng Năm. Lãi suất tái chiết khấu – lãi xuất NHNN trả trên số tiền dự trữ mà các NHTM để tại NHNN – tăng 700 điểm căn bản lên đến mức 13% trong cùng một thời gian. Nhà nước cũng đã giảm mục tiêu phát triển GDP trong năm 2011 xuống còn 6.5%, bằng với mức tăng trưởng năm ngoái và thấp hơn mục tiêu ban đầu là 7%-7.5%.

Người ta trông đợi NHNN sẽ tăng lãi suất cao hơn trong năm nay, nhưng sẽ dung hòa giữa việc chống lạm phát và việc tăng lãi suất cấp vốn để không giảm GDP quá nhiều.

Áp lực tiền tệ

 

Ổn định tỉ giá hối suất sẽ tiếp tục là một thử thách. Lạm phát tăng làm giảm sự tin cậy vào đồng tiền VNĐ. Tư nhân và các doanh nghiệp tìm cách giữ nhiều ngoại tệ và vàng thay vì tiền nội địa. Điều này đã áp lực nhà nước phải phá giá VNĐ bốn lần kể từ tháng 11, 2009. Cộng lại, đồng VNĐ đã mất giá 20% trong thời gian này. Sự điều chỉnh dải tỉ giá vào tháng Hai từ 18,932 VNĐ/USD lên đến 20,693 VNĐ/USD cho thấy đây là một việc phá giá VNĐ lớn nhất trong 20 năm vừa qua.

Để làm cho đồng tiền Việt Nam hấp dẫn hơn, trong tháng Tư NHNN đã giới hạn lãi suất tối đa áp dụng trên chương mục tiết kiệm ngoại tệ là 3% dành cho cá nhân và 1% đối với những cơ chế phi tín dụng. NHNN cũng tăng 2% số tiền ngoại tệ ký thác mà các ngân hàng phải dự trữ dưới dạng tiền mặt lên đến từ 3% đến 6%. Tiền Việt Nam được hưởng lãi suất là 14%. 

Dự trữ ngoại tệ giảm

Mức cầu về tiền VNĐ suy xụp liên hệ đến số ngoại tệ giảm. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF), số ngoại tệ dự trữ vào tháng 10, 2010 là 13.6 tỉ USD, giảm từ con số của tháng 3, 2008 là 26.4 tỉ USD. Mức dự trữ này làm giảm khả năng của NHNN khi cần can thiệp để hỗ trợ VNĐ trong thị trường ngoại tệ.

Mức dự trữ ngoại tệ giảm đã làm nổi bật việc thiếu hụt thương mại và đặt ra nghi vấn về khả năng tài trợ nhập khẩu của Việt Nam. Mức thiếu hụt thương mại mở rộng trong những năm gần đây; thiếu hụt cán cân vãng lai tăng từ 0.3% GDP vào năm 2006 đến 12% vào năm 2008, giảm xuống 6% vào năm 2009 nhưng con số này vẫn còn cao. Thật không ngạc nhiên, những nhà đầu tư quốc tế lo ngại về rủi ro tiền tệ và một cuộc khủng hoảng về cán cân thanh toán. Đồng tiền Việt Nam rất có thể tiếp tục chịu áp lực cho đến khi nạn lạm phát lắng xuống và thiếu hụt thương mại nhỏ lại.

Giảm thiếu hụt thương mại  


Vị trí xuất cảng thích hợp của Việt Nam nằm ở trong những sản phẩm sử dụng nhân công rẻ và cũng như những nguyên liệu như dầu thô và than.  Xuất khẩu nhẩy vọt từ 55% của GDP vào năm 2000 lên đến 70% vào năm 2009. Việt Nam là một quốc gia xuất cảng quan trọng về hàng may dệt và thực phẩm như gạo và hải sản, và nguyên liệu như than và dầu thô. Thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật, và Trung Quốc.

Giá trị gia tăng thấp vì thành phần nhập khẩu trong hàng xuất khẩu cao. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào máy móc nhập cảng làm cho việc giảm thiếu hụt thương mại kinh niên bằng cách phá giá VNĐ khó khăn. Hậu quả là gia tăng xuất khẩu sẽ bị khấu trừ bởi gia tăng nhập khẩu.


Giải pháp dài hạn là chuyển cơ chế xuất khẩu sang những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Việc xuất khẩu đã gia tăng đáng kể đối với những sản phẩm này như những bộ phận của máy vi tính và dụng cụ điện tử, mặc dầu tỉ lệ của những sản phẩm này còn rất khiêm nhường so với tổng số. Những khu vực mới này đang được hỗ trợ bởi những luồng đầu tư nước ngoài và có thể trở thành động cơ sắp tới của khu vực xuất cảng. Thí dụ Intel Corp. đã mở một nhà máy ráp và thử nghiệm trị giá 1 tỉ USD, một nhà máy lớn nhất thế giới của công ty, tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm ngoái.

Tiếp tục phát triển một cách khiêm nhường

GDP sẽ tăng trưởng trên 6% vào năm 2011 và 2012, nhưng sẽ không đạt được mức trên 8% như trong những năm 2005-2007. Những biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài chánh sẽ làm giảm tốc độ tiêu thụ, đầu tư, và mức độ phát triển, vì những nhà hoạch định chánh sách cố gắng giảm mức lạm phát và thâu hẹp mức thiếu hụt thương mại.

Sự phục hồi kinh tế toàn cầu báo trước điềm tốt cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, và việc phá giá tiền đồng mới đây làm cho hàng của Việt Nam rẻ hơn đối với những người tiêu thụ nước ngoài. Tuy nhiên, chính phủ sẽ cần phải cải thiện những điều kiện vĩ mô căn bản để làm giảm bớt mối lo ngại của những nhà đầu tư ngoại quốc về tình trạng cán cân vãng lai thiếu hụt.

Trong dài hạn, Việt Nam bắt buộc phải chuyển cơ cấu xuất khẩu sang những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chính sách này sẽ đem lại sự thịnh vượng và làm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Cải tổ thêm về những doanh nghiệp nhà nước rất quan trọng để cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của những doanh nghiệp này và hỗ trợ khu vực xuất khẩu có sáng kiến. Việc công ty quốc doanh Vinashin không trả được khoản nợ 60 triệu USD vào năm vừa qua đã cho thấy một cách rõ ràng rằng những doanh nghiệp này không sử dụng vốn một cách có hiệu quả và làm tăng gánh nợ quốc gia.




- - Bản dịch nhanh của một thân hữu: Triển vọng kinh tế Việt Nam: Lạm phát dẫn tới thắt chặt chính sách ◄◄
Marshall Carter, Moody’s Analytics, ngày 17/5/2011

imageBản dịch ra tiếng Việt không chính thức, đề nghị độc giả tham khảo thêm bản chính bằng tiếng Anh trong trường hợp thấy nội dung tiếng Việt không rõ ràng. Các biểu đồ xin tham khảo bản chính bằng tiếng Anh.
Tóm tắt nội dung chính của bài viết: Kiểm soát lạm phát hiện là thách thức chính sách lớn nhất của Việt Nam. Các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài khóa dự báo sẽ khiến GDP năm 2011 chỉ tăng với tốc độ 6%. Đồng Việt Nam sẽ chịu áp lực cho tới khi các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản được cải thiện. Xuất khẩu sẽ tăng cùng với việc kinh tế toàn cầu hồi phục vững chắc, tuy nhiên việc giảm thâm hụt

thương mại sẽ vẫn là một thách thức đối với Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ chậm lại cùng với việc Chính phủ thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa để đối phó với lạm phát. Tăng trưởng tín dụng với tốc độ bình quân năm 35% trong vòng 3 năm vừa qua cùng với việc các luồng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam đã làm tăng tốc độ đầu tư và tiêu dùng tư nhân tại nước này, gây ra áp lực lạm phát (giá cả tăng). Lạm phát đã tăng với tốc độ 17,5% vào tháng 4/2011 so với cùng kỳ năm 2010, buộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. SBV đã tăng các mức lãi suất cơ bản, hạ thấp mục tiêu tăng trưởng tín dụng, và đặt ra các hạn chế cho vay đối với các ngân hàng thương mại. Tăng trưởng chậm lại trong Quý I/2011
GDP quý I/2011 của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ 5,4%, chậm lại so với tốc độ tăng trưởng 6,8% của quý IV/2010. Tăng trưởng chậm lại có thể thấy trên hầu hết các ngành: chế tạo, nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ, và thậm chí cả dịch vụ. Mặc dù vậy các luồng thương mại vẫn tăng trưởng tốt. Xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2011 tăng với tốc độ 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị dệt may và giày dép xuất khẩu, tổng cộng chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu, cùng tăng khoảng 30%. Xuất khẩu cà phê, chiếm khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu, tăng 111% nhờ vào giá tăng. Tuy nhiên, nhập khẩu cũng tăng với tốc độ 29% so với cùng kỳ năm 2010 và mức thâm hụt thương mại hàng tháng cũng tăng lên, riêng tháng 4/2011 thâm hụt thương mại đã lên tới 1,4 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Lạm phát tăng tốc
Lạm phát đã duy trì ở mức 2 con số trong vòng 6 tháng vừa qua, đạt tới mức cao nhất trong vòng 2 năm vừa qua vào tháng 4 là 17,5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do tăng trưởng tín dụng nhanh và các biện pháp chính sách áp dụng gần đây của Chính phủ.Việc phá giá tới 9,3% giá trị đồng Việt Nam vào tháng 2/2011 đã làm tăng chi phí nhập khẩu tư liệu sản xuất và hàng hóa trung gian khi tính ra đồng tiền nội địa. Ngoài ra, việc giá dầu trên thế giới giảm mạnh trong thời gian vừa qua đã khiến Chính phủ Việt Nam cắt giảm trợ giá xăng dầu và điện. Kết quả là giá xăng và dầu diesel tăng lần lượt 17% và 24% trong tháng 2/2011, còn giá điện thì tăng 20% trong tháng 3/2011. Điều này đã làm chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hóa trong nước tăng vọt. Giá lương thực thực phẩm tăng 24% còn giá nhà và vật liệu xây dựng tăng 19% trong tháng 4/2011.
Giá cả tăng chóng mặt đã buộc các cơ quan hoạch định chính sách phải chuyển hướng mục tiêu chính sách từ chú trọng vào tăng trưởng sản lượng sang cắt giảm lạm phát. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất tái cấp vốn – lãi suất SBV áp dụng khi cho
các ngân hàng thương mại vay vốn – thêm 600 điểm cơ bản trong vòng 6 tháng vừa qua lên mức 14%/năm áp dụng từ tháng 5/2011. Cùng một lúc, SBV cũng tăng lãi suất tái chiết khấu – lãi suất mà SBV trả cho các NH thương mại trên các khoản dự trữ đặt tại SBV – thêm 700 điểm cơ bản lên mức 13%/năm. Chính phủ còn cắt giảm chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ mức 7%-7,5% xuống 6,5%, tương đương với mức tăng trưởng của năm ngoái.
Dự báo SBV sẽ còn tiếp tục tăng các mức lãi suất cơ bản trong thời gian còn lại của năm, tuy nhiên vẫn đảm bảo việc kiềm chế lạm phát và tăng chi phí vốn sẽ không làm ảnh hưởng quá mạnh đến tăng trưởng kinh tế.
Áp lực phá giá đồng Việt Nam
Việc duy trì ổn định tỷ giá hối đoái vẫn sẽ là một thách thức đối với các cơ quan hoạch định chính sách Việt Nam trong năm nay. Lạm phát tăng đã làm suy giảm niềm tin vào đồng Việt Nam; các hộ gia đình và doanh nghiệp đều tìm cách giảm bớt lượng nắm giữ tiền đồng bằng cách tích trữ ngoại tệ và vàng. Áp lực phá giá đồng Việt Nam đã khiến các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam phải thực hiện phá giá đồng Việt Nam tới 4 lần kể từ tháng 11/2009 cho đến nay, tổng cộng làm giảm khoảng 20% giá trị của đồng tiền này. Việc điều chỉnh dải tỷ giá từ 18.932 đồng Việt Nam/USD xuống 20.693 đồng Việt Nam/USD vào tháng 2 vừa qua là mức phá giá mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.
Để thu hút người dân gửi tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định áp dụng lãi suất tiết kiệm tối đa 3%/năm đối với cá nhân gửi ngoại tệ và 1%/năm đối với các tổ chức phi tín dụng gửi ngoại tệ từ tháng 4/2011. SBV cũng tăng mức yêu cầu các ngân hàng giữ lại giá trị ngoại tệ gửi vào bằng tiền mặt từ 2% lên tới 3%-6% trước khi cho vay. Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam có mức lãi suất lên tới 14%/năm.
Dự trữ ngoại hối giảm dần
Nhu cầu nắm giữ đồng Việt Nam suy giảm có liên quan chặt chẽ tới việc dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang thu hẹp lại. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến tháng 10/2010 là 13,6 tỷ đô la Mỹ, giảm từ mức 26,4 tỷ đô la Mỹ tínhtại tháng 3/2008. Việc dự trữ ngoại hối giảm đã không cho phép SBV có đủ lực để hỗ trợ giữ giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối.
Dự trữ ngoại hối giảm khiến căn bệnh thâm hụt thương mại kinh niên của Việt Nam trở thành tiêu điểm chú ý, đặt ra câu hỏi về khả năng quốc gia này có thể tài trợ các khoản nhập khẩu. Thâm hụt thương mại của Việt Nam tăng dần trong các năm gần đây; thâm hụt tài khoản vãng lai hiện tăng từ mức 0,3% GDP vào năm 2006 lên tới 12% GDP vào năm 2008 và có thu hẹp xuống mức vẫn còn cao là 6% GDP vào năm 2009. Như vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu như các nhà đầu tư nước ngoài hiện rất lo ngại về rủi ro tiền tệ và việc khủng hoảng cán cân thanh toán có thể xảy ra ở Việt Nam trong thời gian tới. Tiền đồng Việt Nam sẽ còn tiếp tục chịu áp lực phá giá chừng nào lạm phát chưa giảm và thâm hụt thương mại chưa được thu hẹp.
Giảm thâm hụt thương mại
Sức mạnh xuất khẩu của Việt Nam hiện nằm ở các sản phẩm sử dụng lao động giá rẻ và các nguyên liệu thô như dầu thô và than. Xuất khẩu tăng từ mức 55% GDP vào năm 2000 lên tới 70% vào năm 2009. Việt Nam là nước xuất khẩu chính các mặt hàng dệt may và lương thực thực phẩm như gạo và hải sản, và các nguyên liệu thô như than và dầu thô. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, và Trung Quốc.
Giá trị gia tăng thêm từ xuất khẩu là thấp do các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thường có hàm lượng nhập khẩu cao. Ngoài ra, việc Việt Nam phụ thuộc vào tư liệu sản xuất nhập khẩu khiến cho nước này khó có thể giảm thâm hụt thương mại kinh niên thông qua biện pháp phá giá đồng tiền. Khi thực hiện phá giá, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu thường bị trung hòa bởi tốc độ tăng giá trị nhập khẩu tương ứng. Như vậy, giải pháp dài hạn đối với vấn nạn thâm hụt thương mại của Việt Nam là phải thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn hơn.
Hiện có một số sản phẩm xuất khẩu có lượng giá trị gia tăng cao như các bộ phận máy tính và thiết bị điện tử có mức tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng của các sản phẩm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn nhỏ. Các lĩnh vực sản xuất mới này hiện đang được tài trợ bởi các luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam và có thể trở thành các sản phẩm xuất khẩu chính trong thời gian tới. Chẳng hạn như, công ty Intel của Mỹ đã mở một nhà máy lắp ráp và thử nghiệm trị giá 1 tỷ đô la Mỹ, nhà máy lớn nhất của công ty này trên thế giới, tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm ngoái.
Tiếp tục tăng trưởng ở mức khiêm tốn trong thời gian tới.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 của Việt Nam dự kiến sẽ vượt mức 6% tuy nhiên sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng trên 8% của giai đoạn 2005-2007. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ làm giảm tốc độ tiêu dùng và đầu tư, do đó kéo chậm lại tăng trưởng kinh tế, song song với quá trình các cơ quan hoạch định chính sách đang cố gắng hãm phanh lạm phát và thu hẹp thâm hụt thương mại.Hồi phục kinh tế toàn cầu có tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và đợt phá giá tiền tệ gần đây đã giúp giá cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ cần phải cải thiện các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản để dẹp bỏ e ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam.
Nhìn dài hạn hơn, Việt Nam cần phải chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hỗn hợp hiện tại của mình theo hướng phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, điều này sẽ hỗ trợ việc tạo ra của cải và giảm bớt sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhập khẩu. Tiếp tục cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước (SOEs) có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính cạnh tranh quốc tế của các tổ chức này và hỗ trợ sự phát triển của một khu vực xuất khẩu đột phá. Việc Tổng công ty Tàu thủy Việt Nam Vinashin không thanh toán được khoản nợ 60 triệu đáo hạn cuối năm ngoái cho thấy các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn không hiệu quả và do đó làm nặng thêm gánh nợ quốc gia của Việt Nam./.

M. C.


-Nền kinh tế Việt Nam trước ngã ba đường TP - Hôm qua, trường ĐH Kinh tế Quốc dân kết hợp Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, tổ chức hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2011: “Nền kinh tế trước ngã ba đường”.
-Vàng, quy luật Gresham và tiền Đồng 06/05/2011 Lê Minh

Tác giả: Ben Traynor

-Cái gì sẽ xảy ra nếu người ta chối bỏ sử dụng đồng tiền đang được lưu hành?

Các chính phủ thường dễ bị lôi cuốn vào việc chi tiêu quá tay. Vào thời đại hôm nay, điều đó có nghĩa là những gánh nợ chồng chất và những phương thức làm giảm nhẹ gánh nặng. Nhưng cách nay vài trăm năm thì người ta tìm cách giảm giá thành việc đúc đồng tiền kim loại.

Sau mỗi vòng lưu hành, quay vòng về tay nhà nước thì đồng tiền kim loại bằng vàng và bạc được “cắt xén” đi, mỗi lần một chút – hoặc là được nấu chảy và được đúc lại với lượng quý kim giảm đi, nhỏ hơn giá trị được in trên đồng bạc. Với cách làm này thì cùng một lượng quý kim, nhà nước có thể đúc ra được nhiều đồng bạc hơn, tức là có thêm tiền cho ngân khố.


Kết quả là những đồng bạc tuy được lưu hành với cùng mệnh giá, nhưng chưa chắc là chúng có cùng giá trị. Và điều này đưa đến một hiện tượng thật ngộ nghĩnh. Khi người ta biết được có 2 loại đồng tiền “tốt” và “xấu” đang được lưu hành cùng một lúc, thì người ta có khuynh hướng tiêu xài đồng tiền xấu và cất giữ đồng tiền tốt đi. Chẳng bao lâu sau thì những đồng tiền tốt đều biến mất, chỉ còn lại những đồng tiền xấu được lưu hành.

Hiện tượng này được gọi là quy luật Gresham, lấy từ tên của Sir Thomas Gresham, là chuyên gia tài chánh vào thế kỷ 16. Nói một cách đơn giản theo quy luật Gresham thì “đồng tiền xấu nuốt chửng đồng tiền tốt”, và điều này không còn gì gọi là mới mẻ nữa. Ngày nay Quy luật Gresham vẫn còn đó và vẫn đang hiện diện tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Việt Nam là một trường hợp kinh điển. Nền kinh tế Việt Nam hôm nay sử dụng 3 loại tiền tệ. Đồng tiền lưu hành chính thức là tiền Đồng. Ngoài ra còn có tiền Đô la Mỹ, là loại tiền tệ được người dân tin tưởng hơn. Và kế đến là Vàng.

Vàng thật sự là một vấn đề lớn ở Việt Nam. Tính trung bình theo tỷ lệ lợi tức đầu người, thì người Việt Nam sử dụng đồng tiền kiếm được để mua vàng, nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Tổng khối lượng vàng mà họ mua vào, chiếm 3.1% GDP của năm ngoái, trong khi đó, nếu so sánh với Ấn Độ thì con số đó là 2.5% và Trung Quốc thì chưa đến 0.4% GDP.

Theo ông Huỳnh Trung Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh Vàng Việt Nam, thì Việt Nam hiện có khoảng 500 tấn vàng (có giá trị khoảng 24 tỷ đô la) được lưu thông, hoặc cất giữ trong dân chúng. Vàng được giấu dưới gầm giường, được chôn sau vườn. Người ta không chỉ mua vàng để thủ, mà còn sử dụng làm phương tiện trao đổi. Đó là lý do tại sao trong việc mua bán hằng ngày, vàng còn là một loại tiền tệ.

Ở Việt Nam, bạn có thể đem vàng vào ngân hàng ký thác để kiếm lời. Người ta ra giá nhà bằng vàng và trả tiền mua nhà bằng những lượng vàng (tương đương 1.2 lượng vàng tây). Điềy này lý giải được tại vì Việt Nam là một quốc gia sử dụng lượng tiền giấy to lớn. Một căn nhà có giá 4 tỷ đồng, là cả một lượng tiền giấy to lớn phải đếm, kiểm tra.

Trong khi người dân yêu thích vàng như vậy thì ngân hàng nhà nước lại trái ngược. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra nhiều nghị định và thông tư, dù có chủ tâm hay vô tình, đã xâm hại đến vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ:

* Tháng 6 năm 2008: Cấm nhập vàng (mặc dầu vàng nhập lậu vẫn tiếp diễn);

* Tháng 3 năm 2010: Ngưng trao đổi, giao dịch vàng trên sàn chứng khoán;

* Tháng 10 năm 2010: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) ra Thông Tư số 22, quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.

* Tháng 5 năm 2011: NHNNVN ra quy định cấm các hình thức giao dịch, cho vay bằng vàng miếng.

Quy định mới nhất có mục đích chấm dứt các giao dịch của ngân hàng, trả lãi bằng vàng (có lẽ nhà nước hy vọng rằng người dân sẽ thay thế việc sử dụng vàng trong giao dịch bằng tiền giấy). Cho đến thời điểm này, các ngân hàng thi nhau ra các loại lãi xuất cho loại sổ tiết kiệm ký gởi bằng vàng. Tiền vàng này lại được tiếp tục xoay vòng bằng cách cho vay mượn thông qua các khoản vay tiền đồng, và đem tiền đi mua vàng từ các ngân hàng nước ngoài.

Đây là hình thức hoạt động kinh doanh rất có lãi của các ngân hàng bởi vì lãi xuất trong nước khá cao, đủ để chi trả các khoản và tiền lãi cho người ký gởi. Đây là một hình thức buôn tiền, vay mượn vàng (từ người ký thác) với giá rẻ rồi cho vay lại với giá cao hơn.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 5, các ngân hàng sẽ bị cấm giao dịch bằng vàng. Và từ tháng 5 năm 2013, các ngân hàng sẽ phải chấm dứt việc trả lãi bằng vàng đối với các tài khoản ký thác bằng vàng.

Động thái này có thể gây ra nhiều tranh cãi. Như vậy bạn có thể hình dung rằng, với nguồn cho vay bị chận, thì sẽ không còn tiền bạc trong đó nữa. Lãi xuất trần cho vàng rớt thê thảm.

Vậy thì tại sao phải thay đổi luật xoành xoạch như vậy? Bởi vì, nhà nước nhận ra rằng vàng là “tác nhân gây rối” – làm cho nền kinh tế vốn dĩ đã rối rắm, càng trở nên rối rắm hơn.

Chúng ta hãy nhìn vào các vấn đề gây khó khăn cho Việt Nam:

1/. Thâm thủng ngân sách cao và trên đà gia tăng – Thâm thủng ngân sách năm 2010 vào khoảng 12% trên GDP. Tệ hơn nữa là con số này lên cao hơn trong 4 tháng đầu năm nay.

2/. Lạm phát gia tăng – những con số mới nhất do Tổng cục Thống kê VN đưa ra cho thấy chỉ số lạm phát hàng tiêu dùng CPI tăng một cách phi mã đến lên đến 17.5%, mặc dù đã có chính sách thắt chặt tiền tệ.

3/. Giá trị tiền đồng tụt giảm – Tiền Đồng đã bị phá giá 6 lần kể từ tháng 6 năm 2008. Lần mới đây nhất là vào hôm 11 tháng 2 năm nay, khi nó rớt giá 8.5%.

Nghe rất quen thuộc thì phải? Cách mà NHNNVN nhìn thấy là, việc người dân đổ xô đi mua vàng đã khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn. Nhập khẩu vàng càng làm cho vấn đề thâm thủng ngân sách trở nên tệ hại hơn (Việt Nam không khai thác được vàng). Do đó, việc mua vàng càng làm cho tiền Đồng suy yếu hơn, khiến lạm phát gia tăng phi mã. Việc sở hữu vàng (và kể cả tiền Đô) làm xói mòn chính sách tiền tệ của NHNNVN, bởi vì lãi xuất đưa ra chỉ áp dụng cho tiền Đồng.

Nhưng chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho người dân Việt Nam về việc mua bán và trữ vàng, nhất là khi mà tiền Đồng bị mất giá đến 17.5%. Theo cách này, thì việc sở hữu vàng là một hệ quả tất yếu của tình hình kinh tế. Cách duy nhất mà NHNNVN có thể làm để người dân thấy được cái lợi trong việc giữ tiền Đồng là phải nâng lãi xuất lên cao hơn mức lạm phát, và như vậy thì người dân mới thấy có lợi. Nhưng như vậy thì lãi xuất phải tối thiểu là 20%. Việc làm này sẽ đánh mạnh vào nền kinh tế, có thể làm cho tiền Đồng lên giá, nhưng đồng thời cũng sẽ khiến cho thâm thủng ngân sách trở nên tệ hại hơn.

Một mặt không thể làm cho người dân thấy được cái lợi trong việc giữ tiền Đồng, mặt khác nhà nước gây phương hại đến chức năng tiền tệ của vàng. Chắc chắn là không được. Người ta chỉ thích ôm giữ vàng bởi vì tiền Đồng không làm tròn chức năng tiền tệ của nó. Giá trị của nó quả là tệ hại.

Đó là lý do tại sao người Việt  vẫn tiếp tục ôm giữ tiền “tốt” (Vàng), trong khi đưa đẩy tiền xấu lòng vòng. Quy luật Gresham đã tiên đoán như vậy rồi.

Việt Nam cứ lẩn quẩn với cái vòng lạm phát – rồi phá giá đồng tiền. Người dân bình thường không thể tin vào giá trị của tiền giấy có thể làm gì khá hơn được. Điều này làm giảm giá đồng bạc so với các loại tiền tệ khác. Giá trị của nó cũng bị giảm so với hàng hóa và dịch vụ, có nghĩa là giá cả gia tăng. Tất cả mọi thứ làm cho tiền Đồng không được ưa chuộng,…

Cái vòng lẩn quẩn quái ác này có khi nào lại xảy ra với đồng Đô Mỹ, đồng Pound Anh hay đồng Eurô không? Rất có thể đang xảy ra. Giá vàng và bạc đã tăng nhanh trong thập niên qua đối với tất cả các tiền tệ vừa kể, và đặc biệt là đối với đồng Đô trong năm nay 2011. Điều này cho chúng ta biết rằng cũng có nhiều người Tây phương, cũng như người Việt, rất sẵn lòng muốn đổi tiền giấy để lấy quý kim.

Nếu đồng Đô và những người anh em họ bạc giấy khác tiếp tục suy yếu, thì người ta lại thích dồn tiền tiết kiệm vào “đồng tiền tốt”, như hai quý kim vàng và bạc. Rõ ràng đó là Quy Luật Gresham.

Nguồn: Daily Reckoning Australia

Lê Minh phỏng dịch

© Đàn Chim Việt

Tổng số lượt xem trang