VietnamDefence - Việt Nam đã bắt tàu vào đóng hàng loạt 10 tàu (xuồng) tên lửa lớp Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 tàu lớp này.
Last Updated ( 7:41 AM, 27/10/2010) Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam |
Hai tàu đầu tiên đã được đóng tại Rybinsk và chuyển giao cho Việt Nam năm 2007-2008, Arms-Tass dẫn một nguồn tin tại Triển lãm Interpolytekh 2010 khai mạc tại Moskva ngày 26.10.2010 đưa tin.
Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương (TsMKB) Almaz (cơ quan thiết kế Projetk 1241.8) chuyển giao.
Theo Arms-expo, Nhà máy đóng tàu Vympel sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga. Vympel sẽ chế tạo các bộ phận và linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên và bắt đầu cung cấp linh kiện từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam để lắp ráp 6 tàu trong năm nay theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD và sẽ tiếp tục đến năm 2015.
Tất cả tàu tên lửa do Việt Nam đóng sẽ được trang bị thiết bị của cả Nga và nước ngoài.
Việt Nam sẽ đóng các tàu này với sự giám sát kỹ thuật từ phía hãng thiết kế là TSMKB Almaz (St. Petersburg) và Nhà máy đóng tàu Vympel.
Trong hợp đồng đóng các tàu Molnya có phương án đóng thêm 4 chiếc nữa. Việc chuyển từ phương án sang hợp đồng cứng dự kiến thực hiện sau khi chuyển giao cho Hải quân Việt Nam những tàu đầu tiên do Việt Nam tự đóng.
Trước đó, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật sự (FS VTS) của Nga Mikhail Dmitriev cho biết, Nga và Việt Nam đang có hiệp định đóng tàu tên lửa Nga theo giấy phép trị giá gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, trong những năm tới, Việt Nam sẽ nhận được 2 tàu tuần tra Gepard-3.9 đang đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.
Ông M. Dmitriev nhấn mạnh, “Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự, nước này nằm trong số 10 nước hợp tác với Nga ở quy mô lớn nhất”.
Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương (TsMKB) Almaz (cơ quan thiết kế Projetk 1241.8) chuyển giao.
Theo Arms-expo, Nhà máy đóng tàu Vympel sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga. Vympel sẽ chế tạo các bộ phận và linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên và bắt đầu cung cấp linh kiện từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam để lắp ráp 6 tàu trong năm nay theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD và sẽ tiếp tục đến năm 2015.
Tất cả tàu tên lửa do Việt Nam đóng sẽ được trang bị thiết bị của cả Nga và nước ngoài.
Việt Nam sẽ đóng các tàu này với sự giám sát kỹ thuật từ phía hãng thiết kế là TSMKB Almaz (St. Petersburg) và Nhà máy đóng tàu Vympel.
Trong hợp đồng đóng các tàu Molnya có phương án đóng thêm 4 chiếc nữa. Việc chuyển từ phương án sang hợp đồng cứng dự kiến thực hiện sau khi chuyển giao cho Hải quân Việt Nam những tàu đầu tiên do Việt Nam tự đóng.
Trước đó, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật sự (FS VTS) của Nga Mikhail Dmitriev cho biết, Nga và Việt Nam đang có hiệp định đóng tàu tên lửa Nga theo giấy phép trị giá gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, trong những năm tới, Việt Nam sẽ nhận được 2 tàu tuần tra Gepard-3.9 đang đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.
Ông M. Dmitriev nhấn mạnh, “Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự, nước này nằm trong số 10 nước hợp tác với Nga ở quy mô lớn nhất”.
- Nguồn: arms-tass 26.10; arms-expo, 27.10; MP, 27.10.10.
Đương đầu với thách thức từ Trung Quốc--- BBC
Báo nước ngoài nhận định quyết định mua tàu ngầm và vũ khí của Việt Nam chủ yếu là để đối phó với Trung Quốc.
Việt Nam tăng cường quốc phòng talawas blog
BBC Vietnamese đăng loạt bài liên quan tới các động thái của chính phủ Việt Nam liên quan đến lĩnh vực quốc phòng gần đây, bao gồm những việc như công bố sách trắng quốc phòng, mua tàu ngầm của Nga và tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.
Theo Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu Việt Nam của Học viện Quốc phòng Úc châu thì, “Sách trắng Quốc phòng 2009 là bước tiến đáng kể về công khai minh bạch trong một lĩnh vực mà Việt Nam xưa nay vẫn còn ngần ngừ – đó là công khai ngân sách quốc phòng.”
Ông Carlyle Thayer cũng nhận xét,
“Ngân sách quốc phòng của Việt Nam cho tới năm ngoái vẫn còn quá nhỏ bé để có thể mua tàu ngầm và chiến đấu cơ của Nga. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể mua các loại vũ khí khác từ Nga, cũng như từ Pháp và Hoa Kỳ, mà mới đây đã nới lỏng các hạn chế về bán vũ khí cho Hà Nội.
Nếu như Việt Nam mua vũ khí từ các nguồn trên, thì tiếng nói của nước này trong vùng biển tranh chấp là Biển Đông sẽ có sức nặng hơn.”