-
-Tin đủ loại, xem cũng đủ đau lòng
Viet Duc Le
Blogger Điếu Cày - vài lời nhắn gởi
Những việc làm khó hiểu của Blogger Điếu Cày tại hải ngoại.
Người đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước từng coi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là biểu tượng đấu tranh không khoan nhượng, không lùi bước trước bạo quyền, bất công.., là tấm gương cho nhiều người. Nhưng sau một thời gian đến nước Mỹ, Điếu Cày đã làm những điều mà nhiều người thương mến anh cho rằng sai lầm và tự đánh mất chính mình. Có thể điểm qua 2 chuyện nổi bật như sau:
- Thứ nhất : Ai cũng biết Điếu Cày được nhiều người biết đến, thương mến là nhờ sự đóng góp, đấu tranh không mệt mỏi, vô cùng to lớn của chị Dương Thị Tân - người vợ hiền đã ly dị ( theo lời ĐC trả lời phỏng vấn sau khi ra tù là ly dị chỉ để che mắt nhà cầm quyền, là cho vợ con được yên thân, tức ly dị giả chứ thực chất "trong tim luôn có nhau").
Thế nhưng, trong những ngày ở Mỹ người ta sớm thấy xuất hiện một người đàn bà lạ tên Ánh luôn ngày đêm bên cạnh ĐC. Đối với chị Tân, đây có lẽ là một cú shock lớn sau tất cả những gì mà chị cố sức tranh đấu cho người chồng của mình.
Tương tự, cộng đồng ủng hộ ĐC cũng vậy!
Có lẽ nào những gì ĐC trả lời phỏng vấn sau khi thoát ngục tù Cộng sản là không thực? Là phủ nhận sự hy sinh âm thầm của chị Tân bao lâu nay?
Hôm nay được xem Video Clips của LS Nguyễn Văn Miếng quay cảnh chị Nguyễn Thị Kim Liên ( mẹ Đinh Nguyên Kha) hát bài "Sao anh nỡ đành quên" bên cạnh chị Dương Thị Tân khóc sướt mướt để nhắn nhủ HĐC cũng đủ cho thấy chị Tân đã biết ĐC phản bội mình.
Https://www.facebook.com/video.php?v=726 630747436084&pnref=story
Thứ 2: Trong tuyên bố phục dựng Câu lạc bộ nhà báo tự do, Điếu Cày đã đi ngược lại với nguyên tắc truyền thông độc lập trước đó khi giao quá nhiều quyền hành cho các thành viên thuộc Việt Tân.
Trong cuộc họp các thành viên CLB NBTD người ta thấy với 18 người có mặt thì hết 11 người là VT, và cũng trong cuộc họp đó, ĐC chính thức phân công thành
viên VT là Hồng Thuận trọn quyền quản lý trang web CLB NBTD. Chúng tôi quan ngại về tính bảo mật của các cộng tác viên khi gởi bài cho trang web này vì ai xưa nay có rất nhiều nhà hoạt động trong nước đã bị câu lưu, bị đàn áp và bắt giam khi có các liên hệ với Việt Tân.
Sẳn đây nhắn nhủ với các bloggers trong nước phải cảnh giác với Hồng Thuận khi tải bài của các bạn về trang CLBNBTD. Việc để đảng VT nắm CLBNBTD cho thấy CLB này không còn tự do nữa, thử hỏi nếu các CTV gởi bài viết khác quan điiểm hoặc đụng chạm đến VT thì họ có đăng không?
Hôm nay,. chúng tôi chỉ nói lên những gì tai nghe mắt thấy chứ chưa bình luận gì nhiều và với tinh thần cầu thị, mong ước phong trào đấu tranh dân chủ phải được đẩy mạnh.
Hậu thư được gởi đến Hải Điếu Cày có 2 điều :
- Hy vọng ĐC biết suy nghĩ và có cách ứng xử phù hợp với người vợ đã từng tranh đấu, hy sinh không mệt mỏi vì mình.
- Hãy để CLB NBTD được hoạt động đúng với danh xưng của nó, là tiếng nói không phục vụ một đảng phái có cách làm bê bết, ảnh hưởng đến an toàn của anh em quốc nội như Việt Tân.
Xem thêm trên fb của các nhà zân trủ
https://www.facebook.com/photo.php?fb...
Trên blog của Thủ tướng Hậu Cộng sản CXN
http://chauxuannguyen.org/2015/03/05/...
Trên fb của LS Nguyễn Văn Miểng:
https://www.facebook.com/video.php?v=...
Xem chi tiết trên blog:
Nóng: Dương Thị Tân khóc khi thấy "ly hôn giả" nhưng bây giờ Điếu cầy làm thật
http://googletienlang2014.blogspot.co...
-MR. ĐIẾU CÀY GOES TO WASHINGTON (người lính già Oregon)
-Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cày
-Danlambao - Vào ngày thứ Ba, 25.11.2014 tại thành phố New York, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists - CPJ) đã trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Giải thưởng này đã được dành cho Điếu Cày vào năm 2013 nhưng ông không thể có mặt để nhận giải vì lúc ấy ông vẫn còn đang ở trong tù.
-
-Son Tran -Shared từ Long Điền
Nhân đọc bài viết của Định Nguyên, có tựa đề: Điếu Cày NGƯỜI VỪA THOÁT NGỤC ĐỘC TÀI ĐỎ LẠI HỨNG PHẢI ĐÁ “ĐỘC TÀI VÀNG” . Là một quân nhân QLVNCH yễm trợ cho các Phong Trào Đấu Tranh Quốc Nội và Hải Ngoại để Giải Thể VGCS chúng tôi xin có những nhận định bài viết trên như sau:
I- Quan Điểm: Xin minh định quan điểm và lập trường của cá nhân tôi (Vương Văn Giàu bút hiệu Long Điền) trong vụ Điếu Cày như sau:
1-Là một chiến sĩ trong QLVNCH luôn yễm trợ cho các phong trào người Việt đòi hỏiTự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền . Hoan nghinh những việc làm của Điếu Cày (ĐC) chống quân Trung Quốc Xâm lược và lập Hội Nhà Báo Tự Do chống độc tài áp bức của VGCS tại Quốc Nội. (không quan tâm đến lý lịch bộ đội của ĐC )
2-Bất bình trước việc CSVN tàn ác, trục xuất các tù nhân lương tâm sang Hoa Kỳ như một hình thức trao đổi giữa CSVN với Mỹ trong lĩnh vực Nhân Quyền.
3-Chủ trương ủng hộ mọi công dân VN đứng lên chống bạo quyền VGCS (không phân biệt gốc gác công an, bộ đội, đảng viên lảo thành v.v… ). Sẳn sàng ủng hộ ĐC khi ông ta tiếp tục con đường đấu tranh chống VGCS theo cách của riêng ông(tuy vẫn biết ông ĐC có mục tiêu và quan điểm khác biệt với người chiến sĩ Quốc Gia).
4-Không lên án, chụp mũ vu vơ khi ĐC chưa làm gì trong những ngày tháng định cư tại Hoa Kỳ.
5-Theo dõi, quan sát một cách vô tư những phát biểu, họp báo của ĐC và hoạt động của nhà báo Tự Do ĐC tại Hải Ngoại. Sẳn sàng khen ngợi, cổ vũ ĐC trong những việc làm, phát biểu của ĐC có lợi cho công cuộc đấu tranh Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại VN.
6-Mục tiêu duy nhất của chúng tôi (Chiến sĩ QLVNCH) là Giải Thể chế độ độc tài CSVN bán nước buôn dân bằng Đấu tranh Bất Bạo Động (nhưng không phải thụ động, người dân có quyền tự vệ chính đáng khi bị CSVN đàn áp dã man).Nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng và kính phục những tiếng nói đấu tranh cho Tư Do Dân Chủ và Nhân Quyền (không kêu gọi lật đổ, giải thể CSVN vì sự an toàn cho bản thân và gia đình).
II)Nhận định trong vụ nhà báo Điếu Cày đến Mỹ:
Trong những vụ việc sau khi ĐC đến Hoa Kỳ, những cuộc họp báo, nói chuyện của ĐC đã có những bài viết hoan hô và đả kích. Tập thể Chiến Sĩ QLVNCH không đứng vào bên nào, chúng tôi luôn bình tâm quan sát, theo dõi những việc làm của ĐC để tìm hiểu và phê bình sau khi kiểm chứng. Bản thân tôi (một chiến sĩ trong QLVNCH) không đại diện cho ai cả, có nhận định về hiện tình Hải Ngoại kể từ khi ĐC đến Mỹ như sau:
1-Chúng ta người Việt Hải Ngoại hoan hô tinh thần đấu tranh chống Trung Cộng xâm lược, chống độc tài, bán nước của CSVN của bất cứ người dân Việt tại quốc nội trong đó có ĐC Nguyễn Van Hải. Nhưng do hoàn cảnh sống trong chế độ CSVN, ĐC có những nhận định, quan điểm riêng của anh ấy, không nên ép buộc ĐC phải có quan điểm, lập trường như người Việt Tỵ Nạn CS hay như người chiến sĩ QLVNCH.
Người chiến sĩ Quốc Gia chân chính không dùng các hình thức đó mà phải làm cho sao giải thích cho toàn dân Việt hiểu rõ, phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai lá cờ (mà không cần hạ nhục, chửi bới nhau ) để người Việt trong và ngoài nước tự nguyện lựa chọn nên đứng dưới lá cờ nào.
2-Suy nghĩ nhận định ý nghĩa lịch sử và suy tôn một lá quốc kỳ nào của ĐC là tuỳ anh ấy, không ai được phép áp đặt , gò ép ĐC phải suy nghĩ , suy tôn lá cờ vàng như chúng ta. Nhưng nếu anh ĐC muốn sinh hoạt trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng sản thì anh nên tôn trọng suy nghĩ và tập tục sinh hoạt của CĐNVTNCS. Tuy nhiên, anh vẫn có thể sinh hoạt trong các “ đoàn thể, cơ quan truyền thông phi chính trị” mà anh muốn và anh vẫn có thể chào cờ Đỏ Sao Vàng mà họ thích. Miển là đừng có thực hiện các hành động khiêu khích đồng bào tỵ nạn CS bằng lá cờ Máu CSVN ở những nơi công cộng. Ngược lại anh vẫn muốn sinh hoạt trong các cộng đồng người Việt Tỵ Nạn CS mà vẫn hoan hô cờ đỏ, lãnh tụ của CSVN thì đó là chuyện khác hoàn toàn không có lợi cho bản thân anh và gây xáo trộn trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn CS vốn dị ứng với lá cờ Máu CSVN như vụ biểu tình phản đối Trần Trường tại California trước kia. Cuộc biểu tình gần 53.000 người và kéo dài suốt 5 tuần lễ của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản chống Trần Trường treo hình Hồ Chí MInh và cờ Máu CSVN.
3- Hành động của một thiểu số quá khích nhét cờ Vàng vào tay ĐC, choàng khăn Vàng cho ĐC là không chính đáng. Trong phát biểu mang tích cách truy vấn, lên án, áp đặt ĐC phải nói và làm như người Việt Tỵ nạn CS là không cần thiết và phản tác dụng đồng thời gây khó khăn cho ĐC. Hình ảnh mới đây ĐC được hay bị choàng khăn Vàng là gượng ép đáng thương cho ĐC không hay ho gì cả cho Chính Nghĩa Quốc Gia.
4-Chính nghĩa Quốc Gia không có áp đặt ai phải theo mình, ngay trong thời kỳ chiến đấu bảo vệ Miền Nam Tự Do những tiếng nói đối lập, phong trào phản chiến (ngã theoCS)vẫn không bị đàn áp thô bạo như CSVN, miển đừng gây rối trật tự trị an.
5-Mỹ bảo trợ cho ĐC sang định cư tại Hoa Kỳ như mọi sắc tộc khác trên đất nước Tự Do, ĐC có toàn quyền tự do lựa chọn thái độ sống, suy nghĩ thích hợp, miển sao những tự do đó không phương hại đến Tư Do và cuộc sống của những người khác.
III)Phê bình bài báo của ông Định Nguyên:
Bài báo của Định Nguyên nếu dừng lại ở chỗ phê phán những người quá khích, những người vội vã chống Điếu Cày, chấn chỉnh những việc làm phản chính trị của những người xốc nổi thì bài viết của ông sẽ được mọi người đón nhận. Đàng nầy ông vô tình hay cố ý ông viết bài không phải chỉ chấn chỉnh những người quá khích mà còn nhục mạ những người đứng dưới lá Cờ Vàng. Đó là một việc làm xúc phạm đến nguyện vọng của người dân Mỹ gốc Việt sống trong một quốc gia Tư Do, Dân Chủ:
1-Trong chiều dài lịch sử Dân Tộc Việt Nam đấu tranh giành Độc Lập, Chủ Quyền cho Đất Nước Việt Nam, lá Cờ Vàng đã có từ thời triều Nguyễn và lá Cờ Vàng đã liên tục được tiếp nối trong công cuộc bảo vệ Miền Nam Việt Nam chống CS Bắc Việt xâm lược. Những người lính Quốc Gia Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1955 biến thành Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà và năm 1965 cải danh là Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà thảy đều chiến đấu và ngả gục dưới ngọn cờ Vàng Ba Soc Đỏ, họ chiến đấu trong niềm tin vào Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc qua biểu tượng thiêng liêng lá Cờ Vàng nhằm bảo vệ người dân Miền Nam Việt Nam và trong ý nguyện đưa toàn Dân Tộc Việt Nam dành được quyền tự chủ vượt qua bọn độc tài Cộng Sản Việt Nam đứng dưới lá Cờ Máu, tay sai của Cộng Sản Quốc Tế Nga,Tàu. Lập luận của ông Định Nguyên: “Cờ Vàng đã chống cộng trên dưới 70 năm(tạm tínhtừ chính phủ Trần Trọng Kim dưới thời vua Bảo Đại nhưng đã thất bại . Ngày 30 tháng Tư năm 1975 Cờ Vàng đã đầu hàng Cờ Đỏ.” Xin xác nhận là năm 1975 Miền Nam Việt Nam chúng ta có thua trận vì CSVN được sự chi viện ào ạt vũ khí của Liên Xô và Trung Cộng, nhưng tinh thần Quốc Gia, Dân Tộc qua ngọn Cờ Vàng chưa bao giờ đầu hàng. Ngay sau khi CSVN cưởng chiếm Miền Nam đã biết bao anh thư, liệt nữ cũng đã kết hợp với những người lính VNCH có tinh thần bất khuất chống lại Việt Gian Cộng sản hàng mấy chục năm trời khiến cho chúng ngày đêm lo sợ tìm cách trấn áp dã man . Tại Hải Ngoại sau khi được đến bến bờ Tự Do, hàng triệu quân dân Miền Nam cũng đã bắt tay ngay thành lập đội ngũ bảo vệ Cờ Vàng để chống bọn Cộng Sản hiếu chiến tay sai của đế quốc Đỏ. Thì làm sao mà ông Định Nguyên bảo là Cờ Vàng đầu hàng Cờ Đỏ !!!
2-Ông Định Nguyên dùng bài viết có tựa đề : “Điếu Cày NGƯỜI VỪA THOÁT NGỤC ĐộC TÀI ĐỎ LẠI PHẢI HỨNG ĐÁ “Độc TÀI VÀNG” với dụng ý cá mè một lứa giữa Độc Tài CSVN và người Tỵ Nạn Cộng Sản là sai lầm và gây chia rẽ lực lượng đấu tranh chống bạo quyển CSVN. Tuy anh nói là không đồng tình cách gọi một thiểu số người “cực đoan” là “Giặc Cờ Vàng “, nhưng anh đã dùng tưa bài để lăng mạ tập thể Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản là một thực tế gây sốc hiển nhiên. Chưa có một đại diện Cộng Đồng hay một tổ chức Cộng Đồng nào lên án Điếu Cày hay viết bài đả kích ĐC, chỉ có một thiểu số(Rất rất nhỏ) viết bài chống DC. Vã lại trên đất nước Tự Do hình thức phản đối cao nhứt chỉ là bày tỏ ý kiến, viết bài phản đối đau có đấu tố, toà án nhân dân, khũng bố bằng xã hội đen như CSVN mà ông cho là “Độc Tài Vàng”và “Giặc Cờ Vàng” y hệt như quân khũng bố, bằng cớ hiển nhiên là chính ông một cựu sĩ quan CSQG nhưng ông vẫn có toàn quyền viết bài mạ lỵ Cờ Vàng, ông đã giao du mật thiết với Nguyễn Đắc Xuân tên tội đồ dân tộc chạy theo CSVN sát hại hàng ngàn thường dân Huế trận Mậu Thân mà đâu có ai làm gì ông, hoạ may chỉ có người phản biện lập luận của ông là cùng. Yêu cầu ông Định Nguyên đính chánh và sửa lại tựa bài để tránh hiện tượng gây sốc và sự chia rẽ trong cộng đồng chúng ta. CSVN tuy rất thù ghét tập thể người Việt Tỵ Nam Cộng Sản và tập thể chiến sĩ trong QLVNCH nhưng chúng chỉ gọi xách mé là Nguỵ tức là nhóm không chính danh, không thực và chúng chưa hề gọi những tập thể QLVNCH đó là “Giặc” như Đinh Nguyên đã dùng.
3-Ông Định Nguyên còn viết:
”Nếu thế lực Cờ Vàng về nước lật đổ được VC thì chuyện “dựng lại Cờ Vàng” là chuyện đương nhiên. Ngược lại, CSVN vì một nguyên nhân khác , do một thế lực khác chủ động thì chuyện “dựng lại Cờ Vàng”không phải là chuyện đương hiên nữa mà tùy thuộc vào thế lực chính trị mới, tùy thuộc vào toàn dân VN quốc nội qua chính phủ và quốc hội mới do họ bầu ra. Trong trường hợp nầy nếu người Quốc Gia không có thực lực trong sinh hoạt nghị trường tại VN, Cờ Vàng có thể biến mất.”
Tại sao ông là một cựu sĩ quan trong nghành CSQG mà ông lại có mặc cảm với lá Cờ Vàng, nếu không nói là ác cảm. Ông nên nhớ từ gần 40 năm qua chúng ta đấu tranh là cho Độc Lập, Tự Do và Nhân Quyền cho Toàn Dân Việt Nam chớ không ai trong chính thể VNCH cũ mơ ước trở lại cầm quyền, làm vương làm tướng hay trả thù gì cả. Khi lật đổ được chế độ độc tài sắt máu CSVN là do công lao của toàn dân Việt thì dĩ nhiên là sẽ có Trưng Cầu Dân Ý để toàn dân chọn lựa chính thể, hiến pháp mới , chọn quốc kỳ, quốc ca mà toàn dân mong mõi. Lá Cờ Vàng sẽ ở trong lòng Dân Tộc, trong lịch sử mai sau khi đất nước Việt Nam không còn sống trong tủi nhục, không bị Trung Cộng đồng hoá, không bị cai trị một cách dã man, là những người Quốc Gia chân chính đã mản nguyện lắm rồi. Chỉ có những nhà chính trị hoạt đầu mới mong dùng lá Cờ Vàng để kiếm ghế nghị sĩ trong quốc hội Hậu Cộng Sản là mục tiêu đấu tranh mà thôi. Thật ông quá lo xa và có nhiều viễn kiến!!! Chúc ông hoàn thành ước vọng cao quý đó!!!
4- Ông Định Nguyên viết tiếp: “Đây là thực tế trước mắt , điều rất có thể xảy ra, chuyện “bất chiến tự nhiên thành”Cờ Vàng đương nhiên sẽ trở về VN sau khi VC sụp đổ chỉ là ảo tưởng!”.
Điều ông Định Nguyên tưởng tượng có thể xảy ra, đó là một chánh phủ Hoà Hợp Hoà Giải theo nghị quyết 36 được CSVN dàn dựng để “hạ cánh an toàn”, bằng thế lực cò mồi, bằng bọn chính khách hoạt đầu, treo đầu dê bán thịt chó, đôi khi do một cường quốc cấu kết với CSVN để chia chát quyền lợi. Lúc đó sẽ không có Cờ Vàng về nước, mà sẽ có Phong Trào Đấu Tranh Chống Độc Tài do những người Quốc Gia chân chính (nhóm Cờ Vàng) tại Hải Ngoaị tiếp tục đấu tranh cho toàn dân Việt!!! Cầu mong những ước vọng của ông Định Nguyên không thành, để Dân Tộc Việt Nam không phải khổ đau thêm một thời gian dài u tối nữa. Những suy nghĩ bệnh hoạn của Định Nguyên nên chấm dứt ở đây, tôi sẽ không tham gia tranh luận hay bút chiến với ông Định Nguyên, bởi vì phe ta chống phe mình không có gì hay ho mà mọi nổ lực hiện nay của đồng bào Hải Ngoại là hỗ trợ tích cực để đồng bào quốc nội đứng lên lật đổ Bạo Quyền Việt Gian Cộng Sản. Một tương lai tươi sáng cho toàn dân Việt sẽ khởi đầu bằng thời kỳ “Hậu Cộng sản” và trong tương lai dài lâu nếu một chính quyền nào cai trị dân bằng thể chế độc tài, thiếu Dân Chủ thì cũng sẽ bị đào thải như bọn Việt Gian Cộng Sản mà thôi.
Long Điền tháng 11.201--
-----
---
-
-
---
-Son Tran
-
-Nghe anh “giải mả” bí mật này mà thấy nhẹ cả lòng.
Sao lại gọi là “vợ cũ”, trong khi chị rất tận tình chu đáo lo cho anh trong mọi việc: từ việc bám sát theo chân anh qua các nhà tù để thăm nuôi, mạnh dạn tố cáo chính quyền đàn áp, đối xử bất nhân với anh qua 2 lần tuyệt thực kéo dài cả tháng… Khi trả lời phỏng vấn các đài quốc tế, chị tỏ ra là một người rất can đảm và mạnh mẽ để bảo vệ anh. May quá thắc mắc có người nêu lên và được anh Điếu Cày cho biết:
- Trước khi bước vào con đường đấu tranh chống chính quyền cộng sản, tôi đã tiên liệu trước những gian nan sẽ xảy ra cho gia đình, nên tôi đã tự dựng bức tường ngăn cách hầu bảo vệ vợ con. Anh mỉm cười nói tiếp:
" Về mặt pháp lý chúng tôi không còn là vợ chồng, nhưng trong tim chúng tôi vẫn luôn có nhau"
Nghe anh “giải mả” bí mật này mà thấy nhẹ cả lòng. Thật cám ơn chị Dương Thị Tân rất nhiều, đúng là sau lưng một người hùng luôn có một người phụ nữ dũng cảm hỗ trợ. Nếu không có sự hỗ trợ và can đảm của chị thì chưa chắc chúng ta đã có một người hùng Điếu Cày như hôm nay.
Có lẽ nhờ đến xứ sở tự do nên anh mới dám tiết lộ bí mật này cho mọi người biết.
Sự hỗ trợ của gia đình luôn cần thiết và quan trọng để anh tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh. Anh kể lại con trai anh mới gọi DT cho biết “Mẹ nói bố đừng bận tâm đến chuyện vợ con ở quê nhà, bố cứ tiếp tục con đường đấu tranh của bố đã chọn…” Xin cám ơn sự hy sinh của gia đình anh cho công việc đấu tranh chung.
http://www.sbtn.tv/vi/tin-cong-dong-hai-ngoai/vai-cam-nhan-ve-blogger-dieu-cay-qua-buoi-hoi-ngo-voi-cac-anh-chi-em-sbtn
-
--
--
-Son Tran-Son Cao
CSVN tức giận tìm cách trả thù gia đình Điếu Cày
Buổi tiệc mừng ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vừa được trả tự do, tổ chức tại văn phòng Công Lý và Hoà Bình, nhà thờ Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, Q.3 bởi gia đình của ông Nguyễn Văn Hải
Buổi tiệc mừng ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vừa được trả tự do, tổ chức tại văn phòng Công Lý và Hoà Bình, nhà thờ Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, Q.3 bởi gia đình của ông Nguyễn Văn Hải. Thế nhưng niềm vui này cũng không kéo dài được lâu, vì gia đình của ông Hải lại phải đối diện với một đợt sách nhiễu mới của công an CSVN.
Tin từ Việt Nam cho biết, vì tức giận trước những hoạt động truyền thông mới nhất của ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Công an CSVN đã tìm cách trả thù vào gia đình của ông ở Sài Gòn.
Bà Dương Thị Tân cho biết công an vừa gửi giấy triệu tập đến cho bà, để làm khó dễ về việc bà cho thuê căn nhà của mình, lấy tiền sinh sống. Được biết từ ngày ông Hải bị bắt, bà Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng đã phải rất khó khăn để sinh sống như những người bình thường trong nước. Tất cả những khách đến thuê nhà của bà Tân sau khi đặt tiền cọc và chuẩn bị đến ở, đã bị công an CSVN mời gặp và yêu cầu phải đi khỏi chỗ đó, nếu không sẽ bị làm khó dễ.
Mới đây, khách thuê nhà cũng vừa báo cho bà Dương Thị Tân biết rằng họ bị đe doạ nên phải dọn đi, và xin bà Tân cho lấy lại tiền cọc nhà. Bà Tân không đồng ý với hành động bức bách này và tìm cách phản đối, còn công an thì tìm cách khép bà vào tội cưỡng đoạt tài sản của người thuê nhà để sách nhiễu.
Hiện nay rất nhiều người tin rằng trước sức hoạt động và tầm ảnh hưởng lớn của ông Nguyễn Văn Hải, có thể bà Tân sẽ là nạn nhân kế tiếp của CSVN, nhằm gây áp lực với ông Hải.
Nhiều năm nay, bà Tân và con trai là Nguyễn Trí Dũng đã có một cuộc sống hết sức vất vả do bị công an sách nhiễu. Thậm chí bị công an tạo nhiều áp lực dẫn đến bệnh tật, bà Tân đã không dám chữa trị vì phải dành tiền cho cuộc đấu tranh và thăm nuôi ông Nguyễn Văn Hải.
Được biết, mới đây, ông Nguyễn Văn Hải lên tiếng là sẽ chuẩn bị hồ sơ và chứng cứ để khởi kiện nhà nước CSVN trước toà án quốc tế. Ông Hải nói trên vai ông còn gánh nặng ủy thác của anh em tù chính trị, và kể cả anh em tù hình sự. Ông phải thay anh em cất lên tiếng nói, để bảo vệ họ. Sự kiện này đang làm công an CSVN tức giận, trước khí phách của người tù lương tâm này.
Nguyễn Khanh / SBTN
-Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như trại súc vật
(Người Việt)- Nam Phương & Thiện Giao 27-10-2014
LTS Sáu ngày sau khi được đưa thẳng từ nhà tù ở Nghệ An lên máy bay sang thẳng Hoa Kỳ và đặt chân xuống phi trường Los Angeles, ngày 27 tháng 10, blogger Điếu Cày dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ chỗ ở tạm của ông. Trong cuộc phỏng vấn này, ông chia sẻ nhiều điều liên quan đến việc được thả trước thời hạn và những trải nghiệm của ông ở trong tù. Cuộc phỏng vấn do Nam Phương và Thiện Giao thực hiện.
Người Việt: Khi được thả ra khỏi nhà tù ở Thanh Chương, Nghệ An, sao người ta không thả anh ở Việt Nam mà lại đi thẳng sang Hoa Kỳ?
Điếu Cày: Trước hết, tôi xin nói rõ: Tôi không xin tha tù, và nhà cầm quyền Cộng Sản cũng không tha tôi. Họ đưa tôi ra khỏi trại giam và áp giải tới sân bay. Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố, Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
Người Việt: Vậy anh có biết trước việc ra đi? Hay anh có biết là liệu có những cuộc nói chuyện giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ?
Điếu Cày: Hai bên chính phủ làm việc với nhau thì chúng tôi hoàn toàn không biết. Chúng tôi ở trong tù. Thông tin rất hạn hẹp.
Người Việt: Có nghĩa là anh bị trục xuất?
Điếu Cày: Cũng không hẳn như vậy. Chính phủ Việt Nam yêu cầu tôi viết đơn xin tha tù và nhập cảnh vào Mỹ để học tập về báo chí. Nhưng họ cũng không đưa ra điều kiện tôi được ra tù và được ở lại Việt Nam. Còn khi tôi gặp đại diện Bộ Ngoại Giao Mỹ, thì họ nói chính phủ Mỹ yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thả tôi vô điều kiện dù tôi ở lại Việt Nam hay sang Hoa Kỳ, thì hai bên mới đạt thỏa thuận tôi ra tù sẽ sang Mỹ.
Người Việt: Vào ngày anh lên đường sang Hoa Kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng anh tự quyết định xin sang Mỹ. Như thế có đúng không ạ?
Điếu Cày: Câu hỏi của anh có phải là: Anh không có quyền lựa chọn ở lại Việt Nam và đi sang Mỹ, hay đúng như Bộ Ngoại Giao Mỹ nói anh quyết định sang Mỹ để được thả sớm?
Người Việt: Đúng vậy.
Điếu Cày: Cả hai điều trên đều đúng.
Người Việt: Anh từng qua nhiều nhà tù khác nhau ở Việt Nam. Nơi nào cai tù độc ác nhất với tù nhân? Cách khác, nhà tù Việt Nam có tôn trọng khía cạnh con người của người bị giam cầm không?
Điếu Cày: Tôi đã đi qua 11 nhà tù của Việt Nam, từ Cà Mau ra tới Nghệ An. Trại nào cũng ác. Nhưng trại giam Cái Tàu, Cà Mau, thì đúng là Trại Súc Vật. Năm 2009, nghị định 113 quy định chỗ nằm mỗi người là 2 mét vuông, nhưng thực tế mỗi người khi chia gạch thì chỉ được rộng bằng (nghe không rõ). Cứ 2 người một cái mùng nhỏ, hai đầu có lỗ thủng để xuyên cái võng qua, kẻ nằm trên, người nằm dưới. Các lối đi trong phòng giam cũng kín người nằm, dù người ta đi lại ướt nhẹp và hôi thối. Nước tắm rất ít và yếu. Tù nhân phải ngậm miệng vào đường ống để hút nước ra, hứng từng ca đổ vào thùng để sử dụng. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng đến gần vòi nước được, nếu không muốn bị một cái ca vào đầu. Một phòng, họ nhốt hơn 100 người mà chỉ có 2 chỗ đi cầu. Lại không có nước dội. Hai đống phân như hai cái thúng úp. Mùi nước tiểu và mùi phân nồng nặc, cộng với hơi người hầm hập. Và muỗi thì nhiều vô kể. Những ngày triều cường lên cao, nước trong cống và hố phân không thoát ra được, dâng lên, ngập đầy sân trại, thúi hoắc. Còn cơm với canh thì suốt đời là canh rau muống, mà canh rau muống thì dài nửa mét. Những người bị kỷ luật mới khổ.
Người Việt: Có sự khác biệt nào giữa chính sách đối xử của cai tù với tù chính trị và tù hình sự?
Điếu Cày: Tôi muốn nói về chuyện quản giáo đánh tù ngay giữa sân trại, có hàng ngàn tù nhân chứng kiến. Đó là vụ của đại úy tên là Phú Ma đánh tù nhân tên là Minh Ngọng người Cà Mau. Lúc đầu thì anh ta quất bằng mã trắc, sau đó bỏ mã trắc sang một bên, lấy gốc tràm đánh tiếp. Rồi lại thay bằng một chân niễng. Minh Ngọng chỉ lấy hai tay ôm lấy đầu, nằm quằn quại giữa sân. Đánh mỏi tay rồi Phú Ma bắt Minh Ngọng bò vào nhà tự quản, như một con vật. Phú Ma là người ở Vinh, quê Nghệ An. Còn rất nhiều vụ nữa mà tôi không tiện kể hết ra đây. Chính tôi đấu tranh hơn 2 tháng trời thì họ mới khoan thêm một cái giếng cho tù nhân ở trại giam Cái Tàu, Cà Mau.
Nếu Viện Kiểm Sát mà muốn điều tra, cứ lấy tổng số tù nhân nam ở trại Cái Tàu, chia cho diện tích số phòng giam vào thời điểm đó thì sẽ biết mỗi người nằm một đoạn gạch là bao nhiêu. Tôi ở đội 28 nhưng mà 2 lần Viện Kiểm Sát vào trại kiểm tra là 2 lần quản giáo đưa cả đội chúng tôi ra ngoài đồng ngồi cho đến khi Viện Kiểm Sát đi về thì mới được cho vào trại. Sống như thế thì làm sao gọi được là người?
Người Việt: Anh đã từng tuyệt thực nhiều lần, trong đó có 2 lần tuyệt thực
dài, gần một tháng và hơn một tháng. Nếu lần sau cùng, khi anh ở Thanh Chương, không có anh Nguyễn Xuân Nghĩa tiết lộ chuyện anh tuyệt thực, anh có thể nguy đến tính mạng không?
Điếu Cày: Lần tuyệt thực 28 ngày, đến ngày thứ 28 họ phải đưa cấp cứu tại bệnh viện 30 tháng Tư. Lần thứ hai tại trại giam số 6, tôi tuyệt thực 33 ngày. Tôi không ăn, chỉ uống nước. Ở trại B34, tôi tuyệt thực nhưng không có ai đưa tin ra ngoài. Vì vậy, khi tôi sắp chết họ mới đưa tôi đi cấp cứu. Ở trại giam số 6, nếu không có anh Nguyễn Xuân Nghĩa thì tôi cũng phải đi tới cùng như lần trước thôi. Nhưng lần này may có anh Nghĩa đi ra thăm gặp, anh đã dũng cảm báo cho chị Nga vợ anh ấy vào ngày 17 tháng Bảy, 2013. Khi gia đình tôi biết tin, đi thăm tôi lần thứ hai vào ngày 20 tháng Bảy, mặc dầu tin tôi tuyệt thực đã được cả thế giới biết tới, từ ngày 17 tháng Bảy, đến 20 tháng Bảy, Viện Kiểm Sát mới vào làm việc.
Người Việt: Trở lại việc gần đây. Thấy mấy bức hình liên quan đến kỷ vật anh mang ra bên ngoài, trong đó có bức thư của anh Trương Duy Nhất do anh mang ra. Khi anh đi ra, những bạn tù còn lại gồm những ai, họ ký thác, kỳ vọng điều gì nơi anh? Anh có thể làm gì để giúp họ?
Điếu Cày: Ngoài anh Trương Duy Nhất, còn có anh Trần Anh Kim, anh Nguyễn Kim Nhàn và 3 anh Tây Nguyên nữa. Khi chúng tôi thảo luận với nhau, anh em nhắn gởi và ủy thác cho tôi thay mặt anh em đấu tranh cho quyền lợi của tất cả tù chính trị, vạch trần những văn bản luật rừng. Anh em tin rằng tôi đủ trải nghiệm để thực hiện nghĩa vụ này. Điều đó cũng tác động đến quyết định của cá nhân tôi. Các bạn có thể thấy điều ấy ngay trên lá thư của anh Trương Duy Nhất. Tôi mong được mọi người chung tay giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành những điều mà anh em đã tin tưởng ký thác.
Người Việt: Khi ở nhà tù số 6 Huyện Thanh Chương, anh bị giam chung với tù làm gián điệp với Trung Quốc. Những người đó được sử dụng để theo dõi các anh và báo cáo lại với cai tù? Những người đó có làm phiền các anh nhiều không?
Điếu Cày: Đúng vậy. Trại Nam Hà, hễ có 2 đơn tố cáo là bị giam riêng, không cần biết đơn tố cáo có phải là sự thật không. Trại giam chỉ sử dụng đơn tố cáo của mấy tên gián điệp làm cái cớ để đàn áp anh em tù chính trị mà không cần điều tra, xác minh. Cụ thể nhất là vụ của tôi. Khi họ ngang nhiên và quyết định giam riêng tôi, không hề có một biên bản vi phạm nào, bất chấp tôi phản đối, họ xốc nách tôi, đưa ngay vào trong buồng giam. Khi anh Nghĩa đưa được tin ra ngoài, vào ngày 23 tháng Bảy, trại giam đưa tôi ra, tuyên đọc đơn tố cáo của 2 thằng gián điệp, lập biên bản nguội nhằm hợp thức hóa quyết định họ đã ra từ ngày 22 tháng Sáu, 2013, tức là trước đó hơn 1 tháng. Tôi đã ngay lập tức vạch trần âm mưu đê hèn này, và yêu cầu những người ký vào biên bản đó phải ghi đúng ngày tháng rồi mới ký.
Người Việt: Bây giờ đã sang Hoa Kỳ, chỉ mới là những ngày đầu tiên. Con đường dự định đấu tranh sẽ tiếp tục ra sao? Dự định cuộc sống riêng sẽ ra sao?
Điếu Cày: Về cuộc sống riêng, gia đình tôi và gia đình bên vợ hầu hết ở Vancouver và Toronto, Canada. Hiện nay tôi cũng chưa muốn chia sẻ nhiều về cuộc sống riêng.
Về dự tính tranh đấu trong tương lai, tôi muốn nói như thế này: Các chế độ độc tài thường tạo ra một không gian khép kín và bưng bít thông tin. Chúng nắm tất cả mọi phương tiện truyền thông và dùng nó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cầm quyền. Còn người dân trong những đất nước đó thì được nghe, được biết những gì nhà cầm quyền muốn. Người dân không có phương tiện cất lên tiếng nói, thể hiện ý nguyện của mình. Bọn độc tài thì sống phè phỡn trên những vùng tối u mê đó. Cho đến khi bức tường bưng bít thông tin bị phá vỡ bởi người dân đã có trong tay công cụ để chia sẻ để cất lên tiếng nói, để tự do biểu đạt ý nguyện của mình, lúc đó sự dối trá mới bị phơi bày. Người dân sẽ mất niềm tin, và đến một ngày, khi họ rút lại sự tuân phục, quyền lực khi đó chỉ còn là thứ cường quyền. Truyền thông không còn bất cân xứng, tự do nhiều chiều sẽ đem lại sự cảm thông và sự thấu hiểu giữa các dân tộc, giữa các quốc gia, và góp phần củng cố hòa bình. Chúng tôi đã bắt đầu bằng truyền thông, chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường đã chọn. Nếu bạn đồng ý với tôi, hãy chung tay tạo ra càng nhiều kết nối để loan tải thông tin, để cân bằng và để phá vỡ bức tường bưng bít thông tin và định hướng.
Người Việt: Người cùng xử chung vụ với anh, là chị Tạ Phong Tần và blogger Phan Thanh Hải. Anh và anh Hải đã ra tù, còn lại chị Tần. Anh nghĩ gì về trường hợp chị Tạ Phong Tần.
Điếu Cày: Chị Tạ Phong Tần là người đấu tranh rất kiên cường, là một cây bút chủ lực. Trong suốt nhiều năm qua, chúng tôi tuy bị chia cắt ra nhiều nơi, chúng tôi vẫn luôn nhớ về nhau, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh này, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã chịu mất mất rất lớn. Đặc biệt là trong việc mẹ cô Tần tự thiêu để phản đối chế độ hà khắc này. Vì vậy, chúng tôi, dù đã được ra ngoài, vẫn sẽ tìm mọi cách, sẽ đấu tranh bằng mọi giá để kéo Tần ra ngoài, bởi vì Tần không có tội gì cả. Chúng tôi chỉ là những người dân biểu đạt quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận một cách ôn hòa, mà đã bị chính quyền Cộng Sản này đàn áp một cách ghê rợn như vậy.
Người Việt: Xin cám ơn thời gian anh dành cho độc giả của chúng tôi.
**************
-Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế
VOA Tiếng Việt
27.10.2014
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10:
VOA: Ông mặc một chiếc áo cộc tay và đi đôi dép tổ ong để sang Mỹ. Vì sao ông lại ăn mặc giản dị như vậy?
Blogger Điếu Cày: Tôi ở trong nhà tù, bị đưa ra ngoài, có thế nào thì mặc như thế. Họ đưa tôi ra khỏi nhà tù và từ Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An, thì họ đưa thẳng tôi ra sân bay Nội Bài.
VOA: Chính quyền Việt Nam nói gì trước khi thả ông không?
Blogger Điếu Cày: Trước đó, Bộ Công an Việt Nam có vào, tham mưu của Bộ Công an Việt Nam có vào, có nói với tôi, đề nghị tôi viết đơn, xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập về báo chí. Họ cũng yêu cầu tôi viết một cái đơn xin tha tù trước thời hạn. Thế nhưng tôi có một nguyên tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù cho nên là tôi không viết.
Sau đó tôi có được gặp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói với tôi rằng chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thả tôi ra vô điều kiện, kể cả tôi ở Việt Nam hoặc đi sang Hoa Kỳ. Nhưng hiện tại, hai chính phủ mới đạt được thỏa thuận là tôi ra tù sẽ nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập.
Và tôi cũng nhận được một số sự ủy thác của anh em ở trong trại giam, kể cả anh em tù chính trị và anh em tù hình sự ủy thác cho tôi cho nên tôi đồng ý nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập.
VOA: Dũng, con trai ông và cả chị Tân, vợ cũ của ông, cho biết là gia đình không nhận được một lời từ biệt nào trước khi ông ra đi. Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này không?
Blogger Điếu Cày: Về những việc như thế này, chúng tôi là người ở trong nhà tù, việc đàm phán giữa hai bên hoặc những người đi trước có kinh nghiệm như thế nào rồi, có thông tin gì rồi thì chúng tôi hoàn toàn không biết. Một người tù khi anh bị đặt vào hoàn cảnh như thế thì anh chỉ có thể đưa ra các quyết định đối phó trong hoàn cảnh đó với những kinh nghiệm mà anh có được, với những thông tin ít ỏi mà anh có được thôi.
Ở trong tù, chúng tôi luôn phải trả giá bằng những phương pháp thử và sai. Còn khi mà xuất cảnh ra sân bay, tôi cũng nghĩ là họ sẽ để cho tôi được gặp con tôi, gặp vợ tôi ở sân bay nhưng thực tế thì họ không cho tôi gặp mà đẩy thẳng ra máy bay luôn.
VOA: Có tin nói rằng ông bị ép buộc đi Mỹ. Thông tin này đúng hay sai, thưa ông?
Blogger Điếu Cày: Thực ra thì nó có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là đối với chính phủ Việt Nam, thì họ chỉ đưa ra cho tôi có một sự lựa chọn, là đi học tại Hoa Kỳ, chứ không có lựa chọn là ở lại Việt Nam, và ra tù.
Anh em tù chính trị thì chúng tôi có thảo luận và thống nhất với nhau rằng “anh sẽ phải đi thay chúng tôi, để làm những gì chúng tôi ủy nhiệm”. Vì vậy, lựa chọn này, không phải là riêng của cá nhân tôi, mà còn là lựa chọn của anh em ở cùng với tôi, qua thảo luận đã ủy nhiệm cho tôi. Điều đó đã được thể hiện qua lá thư của anh Trương Duy Nhất.
VOA: Sau khi ông tới Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông được đi Mỹ vì ‘lý do nhân đạo’. Phản ứng của ông ra sao đối với tuyên bố này?
Blogger Điếu Cày: Tôi thấy cái tuyên bố này hoàn toàn sai, không có cái gì gọi là nhân đạo ở đây cả, bởi vì tòa án Việt Nam vẫn chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để mà buộc tội câu lạc bộ nhà báo tự do. Chúng tôi bị bắt, bị xử sơ thẩm. Chúng tôi đã kháng cáo phúc thẩm, và đã đưa ra bằng chứng thuyết phục nhưng phiên tòa phúc thẩm đó đã không làm được một cái việc duy nhất, đó là chứng minh tội phạm đối với chúng tôi. Và đã không chứng minh được tội phạm, không công bố được chứng cứ, không đưa ra được kết luận mà lại cứ y án.
Việc đưa chúng tôi vào trại giam là hoàn toàn trái pháp luật, và quả thực nó trái pháp luật đối với ngay chính pháp luật của họ. Bởi vì cho đến giờ này, chúng tôi vào tù ngần ấy năm rồi nhưng vẫn chưa có quyết định thi hành án, chưa có bản án phúc thẩm. Tôi đã yêu cầu nhiều lần là phải công bố quyết định phúc thẩm, phải công bố quyết định thi hành án thì mới đưa tôi được vào trại giam. Vì vậy, khi mà anh Khải là tham mưu của Bộ Công an xuống và nói với tôi là viết một đơn xin tha tù trước thời hạn thì tôi nói rằng các anh chưa hoàn thành thủ tục đưa chúng tôi vào tù thì làm sao có thể làm thủ tục đưa tôi ra tù được. Vì vậy tôi không viết đơn xin tha tù. Anh ấy nói đây chỉ là một thủ tục pháp lý thì tôi nói rằng thủ tục pháp lý thì cũng phải tôn trọng pháp luật thì anh mới làm thủ tục pháp lý được. Cuối cùng thì đến ngày đi, họ cũng lặng lẽ đưa tôi ra, không hề tuyên đọc quyết định tha tù hay đình chỉ thi hành án như là Bộ Ngoại giao đã tuyên bố. Tôi cũng không phải ký bất kỳ giấy tờ gì để ra tù.
Vụ án này khi tôi sang đây là nhờ ủy nhiệm của anh em, và tôi cũng còn một trách nhiệm nữa trong chuyến đi này, đó là bắt đầu vụ án CLB nhà báo tự do ở một tòa án khác.
VOA: Tức là anh sẽ đưa vụ việc ra trước một tòa án quốc tế nào đó phải không, thưa ông?
Blogger Điếu Cày: Đúng thế. Đây là một vấn đề pháp luật và là một sai lầm cơ bản của pháp luật mà ngay tòa án Việt Nam sai lầm với chính pháp luật Việt Nam , với chính hiến pháp Việt Nam, vi phạm các công ước quốc tế. Họ không có đủ chứng cứ để buộc tội chúng tôi. Vụ án đã bị vỡ, bị sụp đổ rồi nhưng họ cố tình giam nhốt chúng tôi. Vì vậy mà chúng tôi phải đi ra ngoài này để bắt đầu vụ án đó tù một tòa án khác, tòa án của cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi từng bước một sẽ tiến hành việc đó. Tôi sẽ tìm kiếm các nguồn lực, các tổ chức quốc tế để giúp đỡ chúng tôi đưa vụ đó ra tòa quốc tế. Tôi tin rằng, về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ thắng kiện.
VOA: Một số nhà hoạt động cho rằng chính phủ Việt Nam đang sử dụng các tù nhân bất đồng chính kiến vào một cuộc mặc cả với Mỹ. Ông có nghĩ rằng mình là một con bài trong cuộc trao đổi này hay không?
Blogger Điếu Cày: Quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ với nhau, là một người tù, tôi hoàn toàn không có thông tin gì cho nên tôi không được biết. Tôi cũng không biết đổi tôi để lấy cái gì vì hoàn toàn tôi không được biết những thông tin đó. Một người phải ở trong tù đối với tôi là sáu năm sáu tháng và hai ngày nên bảo tôi phải bình luận về quan hệ ngoại giao giữa hai nước hoặc có những vấn đề liên quan đến tôi thì quả thật là tôi chưa đủ thông tin để mà bình luận.
VOA: Sau nhiều năm con cái tranh đấu cho tự do của ông khi ông ở trong tù, ông có ý định đưa gia đình mình sang Mỹ đoàn tụ với mình không?
Blogger Điếu Cày: Đó cũng là cái điều khi mà tôi lựa chọn ra đi, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều tại vì ai cũng muốn đoàn tụ với gia đình. Thế nhưng, trên vai tôi còn gánh nặng ủy thác của anh em, của anh em tù chính trị, và kể cả anh em tù hình sự. Tôi đã đi qua 11 nhà tù, tôi phải thay anh em cất lên tiếng nói, để bảo vệ họ. Dù họ là tù nhân, họ có thể mất một số quyền công dân nhưng quyền con người, họ vẫn còn đầy đủ. Tôi muốn rằng, những trại giam, phải thực thi pháp luật đầy đủ, và phải đối xử với họ như đối xử với những con người.
Chính vì vậy, trong lựa chọn ra đi này, gia đình tôi tiếp tục bị chia cắt, nhưng mà tôi cũng phải đặt gánh nặng của phong trào, của anh em, lên trên lợi ích của gia đình. Tôi nhận sự ủy thác của anh em để đi tiếp. Còn gia đình tôi, tôi cũng rất mong muốn sớm được đoàn tụ.
http://www.voatiengviet.com/content/blogger-dieu-cay-tuyen-bo-se-kien-vietnam-ra-toa-quoc-te/2498421.html
--
-Son Tran
T Ự D O T R O N G L Ư U Đ À Y -
Điếu Cày, không biết là người thứ mấy triệu trên trái đất này tiếp tục con đường có cái tên rất đẹp: Tự do trong lưu đày.
Điếu Cày chắc chắn không phải là một cậu bé. Anh sinh năm 1952 năm nay đã ngoài 60, cái tuổi mà ở Việt Nam anh đã về hưu, đuổi gà nếu nghèo, du lịch nếu trung lưu và hưởng thụ, ăn chơi nếu giàu có.
Ở lứa tuổi 62 anh bị đẩy vào cuộc đời lưu vong vào tối hôm nay 21 tháng 10 năm 2014.
Vì già nên anh không có cái may mắn như những kẻ lưu đày mang đủ mọi quốc tịch khác. Vì là người Việt Nam nên sự lưu đày của anh cũng đáng ngạc nhiên hơn khi đất nước ấy vốn dĩ đã bội thực những mảnh đời như thế.
Mảnh đất đón anh là Hoa Kỳ nơi có hơn hai triệu người đã và đang sống đời lưu vong từ năm 1975. Tuy nhiên trong những mảnh đời lưu vong ấy không có ai cay đắng như anh. Chỉ duy nhất một mình anh, anh bị chính quê hương của anh từ chối, đẩy anh lên máy bay và buộc anh sống cuộc đời anh không hề muốn bởi anh gắn bó và chấp nhận quê hương như một chốn lưu đày vì anh biết chỉ ở đó anh mới có thể nói lên tiếng nói của một người Việt Nam, hơn thế, một người Việt có chứng minh nhân dân và có luôn quân tịch của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Anh là bộ đội, và là bộ đội chiến đấu trên nhiều chiến trường và chiến trường cuối cùng của anh là nhà giam Thanh Hóa, nơi anh thi hành bản án được gọi là trốn thuế sau đó “biến tấu” thành tuyên truyền chống chính quyền cách mạng.
Anh không từ chối mình chống cách mạng vì cách nay hơn 7 năm anh là một nhà báo chủ trương thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do, tờ báo mạng có tiếng nói phản ảnh niềm tin và ước vọng của những người như anh và cuối cùng thì bùng nổ với việc biểu tinh chống Trung Quốc.
Vì chống Trung Quốc nên bản thân anh chịu nhiều hình phạt nhất trong tất cả những người tù nhân lương tâm như anh.
Và cuối cùng, sau bao tranh đấu của nhiều người, nhiều chính phủ anh được Hà Nội lấy ra làm vật trao đổi với những gì mà họ muốn.
Mỹ nhấc lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào ngày 2 tháng 10, ba tuần lễ sau, ngày 21 tháng 10 anh được thả. Có thể nói tự do của anh có giá trị ngang với những hợp đồng bán vũ khí mà Mỹ sẽ ký với Việt Nam. Anh còn một chút an ủi, nếu Hà Nội dùng vũ khí này của Mỹ để chống Trung Quốc thì tâm nguyện của anh xem như toại nguyện!
Nhưng không đơn giản như vậy.
Anh không được thả, anh bị lưu đày. Mặc dù Hà nội đã cầm trong tay văn bản nới lỏng bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Điếu Cày hiểu tại sao anh không được tiếp tục sống trong nước vì thâm tâm anh biết rằng chế độ rất sợ người bộ đội có tên Điếu Cày, một cái tên của đồng bằng Bắc bộ mảnh đất tạo nên những con người làm cách mạng và sẽ còn tiếp tục tạo nên những con người như thế.
Ngoài trang bị sức mạnh của một người lính anh còn có sức mạnh tư duy của nhà báo, một nhà báo tự do và tự thoát ra mọi ràng buộc với 7 ngàn tờ báo khác. Anh đã từng viết những bài báo xoáy vào các vấn đề Việt Nam. Anh là mối nguy tiềm ẩn lớn nhất vì một lý do mà ai cũng thấy: Anh quá nổi tiếng và quá thu hút người khác, những người có tư tưởng đấu tranh như anh.
Chế độ sợ anh trở thành lãnh tụ. Chế độ lưu đày anh xa quê như một cách làm cho bạn bè, đồng chí và nhất là những người mến mộ anh quên con người bất khuất ấy.
Ngồi trên máy bay suốt đêm 21 tháng 10 để tới một đất nước xa lạ chắc chắn anh sẽ buồn, sẽ thất vọng và có khi tuyệt vọng là đằng khác nhưng có điều nhiều người tin rằng Điếu Cày sẽ không phản bội lại chính con người anh, con người mà ý chí vượt qua mọi khả năng tiêu diệt của quỷ dữ.
Anh bước lên máy bay không trong tư thế của người chiến thắng. Anh vẫn bị áp tải như phạm nhân. Không được gặp mặt vợ con không được nói một lời từ biệt.
Chung quanh anh là công an các loại và người theo anh bước lên phi cơ là nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Anh tiếp tục thi hành bản án mà chính quyền cộng sản Việt Nam ưu ái giao anh cho người Mỹ tiếp thu như họ đã từng tiếp thu Hà Nội 60 năm về trước.
Nhưng người Mỹ khác rất xa với người cộng sản. Họ mang anh về và tạo cho anh cảm giác anh đang về nhà, căn nhà tự do dân chủ đích thực.
Hàng trăm ngàn người biết sự ra đi của anh qua các làn sóng truyền thông quốc tế. Người Mỹ nhắc tới anh bằng ngôn ngữ Việt Nam và họ đã thành công khi đưa được một con người bất khuất ra khỏi nơi tối tăm tù ngục. Một làn sóng người hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh tại phi tường Los Angeles.
Phần còn lại là anh, người blogger bất khuất Điếu Cày
Anh sẽ tiếp tục sống bằng chuỗi im lặng nếu anh muốn. Ngay cả khi anh im lặng thì Hà Nội cũng sợ anh. Bản chất gian dối và thủ đoạn khiến họ sợ tất cả những gì anh làm và ngay cả khi anh không làm gì cả. Họ chỉ thở phào nhẹ nhỏm khi anh đầu hàng, lúc anh chấp nhận tin rằng không thể chiến đấu bên ngoài đất nước Việt Nam như rất nhiều người từng nói. Khi ấy anh sẽ tự động quay về tư thế một công dân Việt Nam bình thường sống trên đất Mỹ.
Bằng không, nếu anh tiếp tục lên tiếng, tiếp tục cho thế giới thấy sự giả trá của chế độ, tiếp tục là nhân chứng gào thét trước quốc hội trước báo chí và trước cộng đồng người bản xứ về những gì mà Việt Nam đã và đang làm thì lúc ấy Hà Nội sẽ nhận thức được cái giá phải trả cho một hợp đồng là đắt đỏ như thế nào.
Điếu Cày sẽ làm được vì thời gian hơn 6 năm trong lao tù cộng sản anh đã chứng minh cho mọi người thấy lòng kiên trì của anh. Anh đã tạo cảm thông cho hàng trăm bạn tù cùng trại giam và anh đã chứng minh rằng không nhà giam nào làm anh sợ hãi.
Thế giới tự do không phải là nhà giam mặc dù nó dẫy đầy thử thách. Đối với Điếu Cày, thử thách không phải là chuyện lớn mà điều anh sắp gặp là những cám dỗ rất đời thường. Những cám dỗ ấy đã từng quật ngã hàng trăm người tranh đấu. Những thanh kiếm vô hình nhưng có khả năng đâm thủng những chiếc áo giáp tự tin kiên cố nhất. Thanh kiếm ấy bén ngọt hơn nếu có sự tiếp tay mài giũa của người cộng sản đang hoạt động ở hải ngoại.
Cám dỗ có thể đến bằng sự tung hô, thần tượng hóa thậm chí là chiếc ghế ảo tưởng mà hải ngoại đã quen thuộc.
Cám dỗ có thể đến từ những buổi nói chuyện được trả tiền, từ đó dẫn theo những nguồn lợi khác cũng bằng tiền. Những đồng đô la tạo nên quyền lực và cũng tiêu diệt dần mòn ý chí, tư duy của bất cứ người nào không kinh nghiệm trong môi trường chính trị đầy bất trắc nơi hải ngoại. Bất trắc và hấp dẫn vì nó thở hơi thở dân chủ, cái mà Điếu Cày và nhiều người khác như anh ao ước được thở, được nhìn thấy.
Mọi sự vẫn còn quá sớm để nói lời mong đợi hay nghi nan, tuy nhiên có một điều rất chắc chắn: bắt đầu từ ngay mai, con người dễ mến ấy sẽ thức dậy với tiếng ồn của một xã hội sinh động và cảm nhận rằng anh đã bắt đầu một cuộc chiến khác. Không có nhà giam, công an hay quản giáo nhưng lại có rất nhiều nỗi lo chung quanh đời sống: Sự cám dỗ kéo anh ngày càng xa ý thức đấu tranh khi anh bị nhổ ra khỏi gốc rể Việt Nam.
Nhưng bù lại, anh sẽ thấy thế nào là dân chủ, điều mà anh đang nỗ lực hướng tới. Khi đã thấy anh sẽ phản ứng. Với con người như anh phản ứng thế nào thì người cộng sản cũng sợ cả.
Ngày mai, 22 tháng 10 năm 2014 tính theo giờ Los Angeles, Điếu Cày sẽ là trang sách mới cho những người tranh đấu trong nước. Họ sẽ nhìn anh như một mũi tên được phóng đi bằng sức kéo của một nền dân chủ lớn vào hàng đầu thế giới.
Cánh Cò/ Blog RFA
-Ai cho blogger Điếu Cày xuất cảnh sang Mỹ?
(Petrotimes) – Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 23/10, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời những vấn đề đang được dư luận quan tâm, trong đó có vụ thả tự do đối với ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) và thông tin công dân Việt Nam thiệt mạng trong vụ lở tuyết tại Nepal mới đây.
***************
Việc trục xuất blogger Điều Cày là bất hợp pháp?
Marianne Brown
23.10.2014
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một trong những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, mới đây đã được thả khỏi nhà tù và đưa sang Mỹ. Tuy việc phóng thích được nhiều người hoan nghênh, một số người đã nêu lên nghi vấn về tính chất hợp pháp của hành động này. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Nhiều người đã chào đón ông Nguyễn Văn Hải khi ông đến phi trường Los Angeles hôm thứ tư sau khi được phóng thích trước thời hạn ra khỏi một nhà tù ở Việt Nam.
Ông Hải bị tuyên án 12 năm tù vào năm 2012 vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải cũng bị tuyên án tù trong phiên xử đó.
Ông Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, là một trong những người viết blog chính trị nổi tiếng nhất Việt Nam. Ông viết về nạn tham nhũng trong chính quyền, vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và đã sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
Tuy việc ông được phóng thích nhận được sự hoan nghênh của nhiều người, Luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho ông, nói rằng không có cơ sở pháp lý để trục xuất ông.
Bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết bản án của ông Hải đã được tạm hoãn.
Anh Nguyễn Trí Dũng, con của blogger Điếu Cày, nói rằng cách thức mà chính quyền đối xử với cha anh chứng tỏ là nhà cầm quyền Việt Nam có thể hành động một cách tùy tiện đối với những người chỉ trích chính phủ.
"Cha tôi bị bỏ tù một cách bất hợp pháp. Họ không đưa cho ông bất kỳ một giấy tờ nào để cho biết lý do họ bỏ tù ông. Họ thả ông cũng với một cách thức như vậy. Điều này trên cơ bản cho thấy những gì xảy ra ở Việt Nam vào thời điểm này. Người dân có thể bị bắt bất cứ lúc nào mà chính quyền muốn bắt, với bất kỳ lý do nào."
Trước đây, vào năm 2008, ông Hải cũng đã bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam về tội trốn thuế trong vụ án mà nhiều người cho là có động cơ chính trị. Sau khi mãn hạn ông tiếp tục bị giam để chờ điều tra.
Hoa Kỳ nằm trong số nhiều nước trên thế giới yêu cầu Việt Nam trả tự do cho blogger Điếu Cày. Các nhà quan sát cho rằng việc ông được thả là kết quả của những cuộc thương lượng với Washington về việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Tuy nhiên, con ông là anh Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy.
"Đó không phải là một sự chọn lựa thật sự. Nếu cha tôi chọn ở lại Việt Nam, ông ấy sẽ bị cầm tù. Họ sẽ không thả ông ra."
Anh Dũng nói thêm rằng cha anh tán thành việc này để chứng tỏ tình đoàn kết với những người tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Các tổ chức nhân quyền hoan nghênh vụ phóng thích, nhưng ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á Châu của Human Rights Watch, nói rằng việc này không báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách của Việt Nam.
Ông Robertson nói rằng “Nhiều người đọc Điếu Cày giờ đây sẽ đọc các bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều đó không thay đổi một sự thật là các blogger khác thế chỗ cho ông ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối mặt với những sự sách nhiễu và đàn áp có tính hệ thống của cảnh sát như ông đã từng đối mặt.”
Theo Human Rights Watch, Việt Nam đang giam cầm từ 150 đến 200 tù nhân chính trị. Nhà cầm quyền Hà Nội nói rằng Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm.
-Tin ĐẶC BIỆT: BÚT TÍCH TRƯƠNG DUY NHẤT THEO ĐIẾU CÀY ĐẾN MỸ
FB Nguyễn Trí Dũng (con trai anh Điếu Cày): Những hình ảnh đầu tiên ngay khi bố mình vừa về nơi nghỉ ngơi tối hôm qua, đó là lấy những lá thư và đơn từ của anh em tù nhân mà ông đã khâu vào sau chiếc áo ra. Ai bảo ông không có hành trang, ai bảo hành trang của ông nhẹ nhàng ?!
Thư Trương Duy Nhất
TUYÊN BỐ CỦA ĐIẾU CÀY VÀ TRƯƠNG DUY NHẤT TỪ TRẠI GIAM SỐ 6
Dưới đây là tuyên bố của Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và nhà báo Trương Duy Nhất được viết từ trại giam số 6 "khét tiếng", Bộ Công An. Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã giấu vào nẹp áo và mặc ra sân bay lên đường tới Nước Mỹ. Hình ảnh do Nguyễn Trí Dũng, con trai Anh Điếu Cày đăng tải trên Fb.
"Chúng tôi, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày và Nhà báo Trương Duy Nhất thay mặt các nhà báo Việt Nam đang bị cầm tù gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp của 2 nhà báo Mỹ bị lực lượng phiến quân Hồi giáo IS sát hại là James Poley và Steven Sotloff; gia đình, bạn bè của tình nguyện viên người Anh và công dân Pháp vừa bị sát hại.
Chúng tôi bày tỏ sự lo lắng và cảm thông sâu sắc đến gia đình các con tin đang bị giam giữ bởi các tổ chức khủng bố.
Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế chống khủng bố và mọi nỗ lực để giải cứu và đòi trả tự do cho các con tin.
Chúng tôi kêu gọi các nhà báo Việt Nam, các tổ chức báo chí truyền thông, đồng nghiệp trên khắp thế giới lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ các nhà báo đang tác nghiệp tại những vùng chiến sự nguy hiểm và các quốc gia độc tài về truyền thông. Thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, bảo vệ Nhân quyền.
(Nguồn: FB Nguyễn Trí Dũng)
Son Tran
'' SAU 40 NĂM TIẾN LÊN XHCN
CSvn đã XUẤT KHẨU được...CÁI ĐINH VÍT (cho Nam Hàn)
và ĐIẾU CÀY sang Hoa Kỳ"...
(Sưu tầm trên FaceBook)
Son Tran
BBC – Điếu Cày phát biểu ở Los Angeles
***************
-Điếu Cày 'bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ'
-Tin đủ loại, xem cũng đủ đau lòng
Viet Duc Le
Blogger Điếu Cày - vài lời nhắn gởi
Những việc làm khó hiểu của Blogger Điếu Cày tại hải ngoại.
Người đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước từng coi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là biểu tượng đấu tranh không khoan nhượng, không lùi bước trước bạo quyền, bất công.., là tấm gương cho nhiều người. Nhưng sau một thời gian đến nước Mỹ, Điếu Cày đã làm những điều mà nhiều người thương mến anh cho rằng sai lầm và tự đánh mất chính mình. Có thể điểm qua 2 chuyện nổi bật như sau:
- Thứ nhất : Ai cũng biết Điếu Cày được nhiều người biết đến, thương mến là nhờ sự đóng góp, đấu tranh không mệt mỏi, vô cùng to lớn của chị Dương Thị Tân - người vợ hiền đã ly dị ( theo lời ĐC trả lời phỏng vấn sau khi ra tù là ly dị chỉ để che mắt nhà cầm quyền, là cho vợ con được yên thân, tức ly dị giả chứ thực chất "trong tim luôn có nhau").
Thế nhưng, trong những ngày ở Mỹ người ta sớm thấy xuất hiện một người đàn bà lạ tên Ánh luôn ngày đêm bên cạnh ĐC. Đối với chị Tân, đây có lẽ là một cú shock lớn sau tất cả những gì mà chị cố sức tranh đấu cho người chồng của mình.
Tương tự, cộng đồng ủng hộ ĐC cũng vậy!
Có lẽ nào những gì ĐC trả lời phỏng vấn sau khi thoát ngục tù Cộng sản là không thực? Là phủ nhận sự hy sinh âm thầm của chị Tân bao lâu nay?
Hôm nay được xem Video Clips của LS Nguyễn Văn Miếng quay cảnh chị Nguyễn Thị Kim Liên ( mẹ Đinh Nguyên Kha) hát bài "Sao anh nỡ đành quên" bên cạnh chị Dương Thị Tân khóc sướt mướt để nhắn nhủ HĐC cũng đủ cho thấy chị Tân đã biết ĐC phản bội mình.
Https://www.facebook.com/video.php?v=726
Thứ 2: Trong tuyên bố phục dựng Câu lạc bộ nhà báo tự do, Điếu Cày đã đi ngược lại với nguyên tắc truyền thông độc lập trước đó khi giao quá nhiều quyền hành cho các thành viên thuộc Việt Tân.
Trong cuộc họp các thành viên CLB NBTD người ta thấy với 18 người có mặt thì hết 11 người là VT, và cũng trong cuộc họp đó, ĐC chính thức phân công thành
viên VT là Hồng Thuận trọn quyền quản lý trang web CLB NBTD. Chúng tôi quan ngại về tính bảo mật của các cộng tác viên khi gởi bài cho trang web này vì ai xưa nay có rất nhiều nhà hoạt động trong nước đã bị câu lưu, bị đàn áp và bắt giam khi có các liên hệ với Việt Tân.
Sẳn đây nhắn nhủ với các bloggers trong nước phải cảnh giác với Hồng Thuận khi tải bài của các bạn về trang CLBNBTD. Việc để đảng VT nắm CLBNBTD cho thấy CLB này không còn tự do nữa, thử hỏi nếu các CTV gởi bài viết khác quan điiểm hoặc đụng chạm đến VT thì họ có đăng không?
Hôm nay,. chúng tôi chỉ nói lên những gì tai nghe mắt thấy chứ chưa bình luận gì nhiều và với tinh thần cầu thị, mong ước phong trào đấu tranh dân chủ phải được đẩy mạnh.
Hậu thư được gởi đến Hải Điếu Cày có 2 điều :
- Hy vọng ĐC biết suy nghĩ và có cách ứng xử phù hợp với người vợ đã từng tranh đấu, hy sinh không mệt mỏi vì mình.
- Hãy để CLB NBTD được hoạt động đúng với danh xưng của nó, là tiếng nói không phục vụ một đảng phái có cách làm bê bết, ảnh hưởng đến an toàn của anh em quốc nội như Việt Tân.
Xem thêm trên fb của các nhà zân trủ
https://www.facebook.com/photo.php?fb...
Trên blog của Thủ tướng Hậu Cộng sản CXN
http://chauxuannguyen.org/2015/03/05/...
Trên fb của LS Nguyễn Văn Miểng:
https://www.facebook.com/video.php?v=...
Xem chi tiết trên blog:
Nóng: Dương Thị Tân khóc khi thấy "ly hôn giả" nhưng bây giờ Điếu cầy làm thật
http://googletienlang2014.blogspot.co...
-MR. ĐIẾU CÀY GOES TO WASHINGTON (người lính già Oregon)
Mr. Điếu Cày goes to Washington từ VN, cũng như Mr. Smith (James Stewart) từ một tiểu bang miền Tây Mỹ trong một phim bi hài (1939) nghẹt mùi chính trị, có tựa đề tương tự, của Frank Capra: cả hai nhân vật cũng lao đao, vất vả, cũng mỉa mai, thất vọng, cũng hỉ nộ ái ố, đủ hết. Thực vậy, không phải vô tình mà sự xuất hiện gây tranh cãi của nhà đấu tranh, “đột xuất” nổi tiếng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trong Cộng Đồng VN Hải Ngoại ta, từ một tháng qua, đã làm bùng nổ một cuộc đấu võ mồm tận tình giữa hai phe đồng hương.
Việc gì cũng có căn do của nó, mà tôi sẽ nói sau. Kẻ bênh thì chẳng có gì để bênh, chỉ lợi dụng dịp này để chửi bới những người chống Điếu Cày, và chống Cộng nói chung, gán cho họ những nhãn hiệu khá nặng: quá khích, cực đoan, độc tài vàng, lưu manhvà vô tình để lộ lý lịch, lạy ông con ở bụi này. Mới đây, còn có cái vụ hô hào quyên tiền giúp đỡ Điếu Cày nữa. Người chống cũng không vừa, đánh ngay từ đầu và phủ đầu, preemptive, kiểu Bush Con (“anh không theo tôi, tức là anh chống tôi”), bởi ngửi thấy có gì không ổn nơi Điếu Cày và bởi anh ta nói những điều trật lất. Phe thứ ba im lặng, trong số có tôi, chờ xem, wait and see. Hôm nay, sau khi xem video buổi “hội luận” –mà tôi cho là một màn kịch cò mồi có lớp lang, bài bản, nhưng vụng về, để đánh bóng thần tượng– giữa Điếu Cày và cái gọi là Ban Biên Tập Bản Tin Hoa Thịnh Đốn, được diễn ra ngày 23/11 tại Annandale, VA, tôi đã biết chắc chắn điều tôi muốn biết từ lâu về Điếu Cày, qua một câu trả lời của chính anh ta.
Việc gì cũng có căn do của nó, mà tôi sẽ nói sau. Kẻ bênh thì chẳng có gì để bênh, chỉ lợi dụng dịp này để chửi bới những người chống Điếu Cày, và chống Cộng nói chung, gán cho họ những nhãn hiệu khá nặng: quá khích, cực đoan, độc tài vàng, lưu manhvà vô tình để lộ lý lịch, lạy ông con ở bụi này. Mới đây, còn có cái vụ hô hào quyên tiền giúp đỡ Điếu Cày nữa. Người chống cũng không vừa, đánh ngay từ đầu và phủ đầu, preemptive, kiểu Bush Con (“anh không theo tôi, tức là anh chống tôi”), bởi ngửi thấy có gì không ổn nơi Điếu Cày và bởi anh ta nói những điều trật lất. Phe thứ ba im lặng, trong số có tôi, chờ xem, wait and see. Hôm nay, sau khi xem video buổi “hội luận” –mà tôi cho là một màn kịch cò mồi có lớp lang, bài bản, nhưng vụng về, để đánh bóng thần tượng– giữa Điếu Cày và cái gọi là Ban Biên Tập Bản Tin Hoa Thịnh Đốn, được diễn ra ngày 23/11 tại Annandale, VA, tôi đã biết chắc chắn điều tôi muốn biết từ lâu về Điếu Cày, qua một câu trả lời của chính anh ta.
Xin nói ngay, tôi là một cảm tình viên của Nhóm Yểm Trợ Những Người Đấu Tranh Dân Chủ Quốc Nội Tại Oregon –tự nguyện viết bài mời gọi đồng hương tham dự những buổi gây quỹ và cùng với các thân hữu khác đích thân cầm vòi nước rửa xe cuôi tuần kiếm tiền cho Nhóm. Trưởng Nhóm cho biết đã gửi tiền giúp đỡ Điếu Cày ba lần, tổng cộng $600, khi anh ta mới vào tù, chưa nổi tiếng. Viết ra điều này tôi muốn chứng tỏ rằng cá nhân tôi không ân oán giang hồ gì với Điếu Cày, có cảm tình là đằng khác, không “vô ơn, độc ác” (như lời ông nhà văn Huy Phương đã kết tội những người không tiếp đón Trần Khải Thanh Thủy đến Mỹ, năm 2013), không thiên kiến, không mặc cảm.
1) Điếu Cày bị trục xuất?
• Không phải. Vì những sự kiện sau đây:
a) Theo thú nhận của chính Điếu Cày khi bị phe ta hỏi dồn, thì Bà đại diện Tòa đại sứ Mỹ đã vô tận trong tù, hỏi anh ta có chịu đi Mỹ không. Anh ta chịu. Dĩ nhiên, nếu không chịu thì Mỹ, ngoài việc khuyến khích, phân tích thiệt hơn, không bao giờ dí súng vào cổ ai, ép buộc vào đất nước họ –mà thực chất không phải là nhà kho chứa đồ phế thải, hay thùng rác. Việc chấp nhận đi Mỹ là bình thường, không đáng chê trách, cớ sao Điếu Cày và Company phải chối, phải nói xạo? Không chịu đi mới lạ.
b) Điếu Cày có thì giờ khâu vào túi áo những lá thư của đồng tù, thì không có chuyện bất ngờ, không có chuyện trục xuất. Nếu bất ngờ thì làm sao người con gái út (“được VC cho sang Canada du học” trong khi ông bố bị tù vì tội phản động, cf Thế Huy, Paris, bài “Nhận định về ĐC”, 18/11), biết trước để kịp đến đón? Còn nữa: nếu VC muốn trục xuất ai thì vô lẽ cai tù bỏ đi nhậu hết, không theo dõi? Tôi nhớ ngày được thả từ trại tù Vĩnh Phú, một cách “hợp pháp”, nghĩa là sau tám năm “học tập cải tạo tốt”, mà khi đến cổng trại, thân thể, áo quần, khăn gói vẫn bị chúng sờ nắn, moi móc, một lần chót, xem có thư từ, tài liệu, mật hiệu gì không. Huống chi là một tù nhân chính trị, mang tội chống phá nhà nước, lại bị “trục xuất”?
c) Điếu Cày không được gặp vợ con trong thời gian chờ “được trục xuất”, như người ta loan truyền? Riêng tôi suy luận, không sợ sai, rằng một khi người Mỹ –vốn có truyền thống nhân đạo, và sòng phẳng trong business (việc ra đi của Điếu Cày chẳng qua là mộtbusiness trao đổi hàng hóa, không hơn không kém, tôi sẽ bàn sau)– đã nhập cuộc chơi rồi thì có thằng VC nào dám từ chối, không cho anh ta gặp gia đình, nếu muốn?
d) Chưa hết: Điếu Cày xuống phi trường LA được đám đông “lên đồng” (chữ của Duyên Lãng Hà Tiến Nhất) tả oán rằng anh ta bị “trục xuất” gấp đến nỗi trên người còn mặc bộ đồ tù và mang dép “tổ ong” lên phi cơ. Xạo quá. Quần áo Điếu Cày không sang trọng, đúng, nhưng không phải là đồ tù. Những sĩ quan đồng tù cải tạo của tôi có thể cho biết bộ đồ tù, dù tù chính trị hay hình sự, và chiếc áopull của anh ta mặc lúc ấy khác nhau như thế nào. Ngoài ra, nghe đồn anh ta khi ở tù bị chặt cụt một bàn tay, tôi dòm kỹ, không thấy bàn tay nào cụt cả. Hay là nhân viên an ninh giấu nó ở đâu rồi?
• Điếu Cày và đám đông cuồng nhiệt nói dối từ đầu, khiến thiên hạ nghi ngờ cũng phải thôi. Lỗi tại họ. Biết nói dối sẽ có ngày bại lộ, sẽ không ai tin nữa, mà tại sao họ cứ nói dối? Thói quen lâu ngày trở thành bản chất? Hay là cố tình che giấu một điều gì?
2) Một mission impossible?
Nếu rõ ràng Điếu Cày không bị trục xuất (động từ này bị “bể”, nên sau một tháng, không còn được nghe nữa, kể cả trong buổi hội luận cò mồi tại VA, ngoại trừ trong bài diễn văn anh ta đọc khi nhận giải thưởng của Hội Bảo Vệ Ký Giả, CPJ, ngày 25/11, “I was forced into exile”, anh ta tiếp tục nổ, bởi lẽ nói hươu nói vượn gì, có anh Mỹ nào mà không tin, vì ngây thơ hay lịch sự?), thì cứ theo “lô gích” (chữ VC), Điếu Cày đưọc đưa sang Mỹ với một nhiệm vụ. Điều này, chính anh ta cũng không ngần ngại nói thật, nhiều lần: “Mục tiêu của tôi sang đây…” (cf Ngọc Lan, báo Người Việt, và hội luận 31/10 do đài SBTN tổ chức). Ô hô! Bị “trục xuất” mà cũng có “mục tiêu” nữa sao? Như vậy câu “Tôi bị trục xuất”, quả tình, chửi bố câu “Mục tiêu của tôi sang đây…” còn gì!
a) Điếu Cày nói thật, lần này, bởi sơ hở, quên vai kịch Câu Tiễn nếm phân mình phải đóng, hay không còn sự chọn lựa nào khác khi bị dồn vào chân tường? Vì sao? Vì việc đi Mỹ của anh ta, ai cũng biết nhưng một số người vờ quên, đã được thảo luận và trả giá từ trước, từ lâu, từ khuya giữa chính phủ Obama và ngụy quyền VC, có thể từ trước khi VC bỏ tù anh ta nữa kia, nghĩa là cách đây ít nhất bảy năm. Ấy là tôi nói theo lời, chưa biết trúng trật, của những đồng hương miệng oang oang kết tội Mỹ phản bội VNCH mà lòng cứ luôn ca Mỹ, phục Mỹ, bơm Mỹ: “Mỹ làm gì cũng tính kỹ trước hàng chục năm”, một ông bạn HO hả hê phán.
Còn nhớ sự kiện tháng 7 năm ngoái, khi Trương Tấn Sang sang chầu Obama, xin Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VC, Obama có nhắc đến những tù nhân chính trị, đặc biệt nêu đích danh Điếu Cày. Dưới áp lực của bọn lái súng tài phiệt Mỹ, và sự cổ võ của mấy anh thượng nghị sĩ ba phải, cơ hội chũ nghĩa như John McCain (bị cai tù Hỏa Lò đánh cho phù mỏ, bây giờ quay ra nâng bi ngụy quyền VC, không biết để ăn cái giải gì), Obama dùng chiêu bài “Điếu Cày phải được thả” như một điều kiện và sự kiện che mắt thế giới về vấn đề nhân quyền tồi tệ tại VN, để yên tâm bán súng cho VC, mà chưa chắc đã biết Điếu Cày là thằng cha căng chú kiết nào. Vì vậy mới có cái màn anh ta được hộ tống kỹ lưỡng, như món hàng lậu, từ phi trường Nội Bài đến phi trường LA, bởi các nhân viên an ninh Mỹ. Mới có cái màn “welcome to America” rất “hoành tráng” và chắc chắn không phải tự phát, với cờ xí ngợp trời, chỉ còn thiếu võng lọng, của đám đồng hương mê sảng tặng hoa, tặng cờ, ôm hôn, giành giựt, bá vai bá cổ ĐC –một vinh dự mà từ bao năm qua chưa bao giờ được dành cho những sĩ quan tù cải tạo đến Mỹ, chẳng hạn. Mới có cái màn nhào vô ăn ké của một số anh chị dân cử Mỹ Thật và Mỹ Giả thính mũi, đang mót phiếu cử tri Mỹ Giấy, mùa chay nào cũng có nước mắt. Mắc cỡ quá! Thấy cảnh ấy, tôi không khỏi nhớ đến quyển truyện Gulliver’s Travels (1726), của nhà văn Anh Jonathan Swift: Khi bị đắm tàu, dạt vào đảo Lilliput, Gulliver cũng đã được thổ dân, tất cả đều lùn dưới 6 inches, công kênh như vị cứu tinh.
Về Điếu Cày và chính sách của Mỹ, theo ý kiến mới lạ, phi chính thống đối với công luận hải ngoại, dễ bị ngộ nhận, nhưng không phải là không có lý, của anh bạn, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái, nguyên giáo sư đại học Pennsylvania, qua thư gửi cho NLGO, thì (xin trích nguyên văn để rộng đường dư luận) “Điếu Cày chưa hẳn là cán bộ nằm vùng của đảng CSVN mà ngược lại đảng CSVN (1) một mặt cũng chỉ muốn ‘đốt’ Điếu Cày như đã đốt bao nhiêu thành phần chống đối khác đi trước như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Chính Kết, Đoàn Viết Hoạt, v.v…, và (2) mặt khác, nếu ĐC nổi lên được thì cũng sẽ giúp cơ hội cho đảng CSVN phụ họa với kế hoạch Hòa Hợp Hòa Giải của Mỹ rất có lợi cho đảng CSVN […]. ĐC nằm trong kế hoạch Hòa Hợp Hòa Giải –không phải của đảng CSVN, nhưng cũng rất có lợi cho đảng– mà là của Mỹ. Chính sách ngoại giao (Smart Policy: Chính Sách ngoại giao thông minh) của Mỹ trong những thập niên này là giao hảo với tất cả mọi đối tượng. Thời gian của Hard Power Policy (đối đầu bằng quân sự và kinh tế) và Soft Power Policy (Quyền Lực Mềm mà phương tiện chính là tiền bạc viện trợ hay hối lộ) đã qua rồi hay được dùng trong một vài trường hợp rất đặc biệt. Smart Policy nhằm giao hảo với bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt bạn thù, để đạt được những thỏa hiệp nào cần đạt được; những điểm khác biệt như dân chủ và nhân quyền được sắp vào hàng thứ yếu, lấy lệ. Điều này có lợi cho nước Mỹ vì gặt hái được nhiều thắng lợi như những hiệp định giảm vũ khí nguyên tử, những đầu tư lớn với mọi quốc gia trong ổn định đem lại giàu có cho giới tư bản –tư bản phóng khoáng cũng như tư bản đỏ. Những đau thương do độc tài bóc lột và đàn áp thì thuộc lãnh vực nội bộ của từng quốc gia, không liên quan đến quyền lợi nước Mỹ. Nằm –vô tình hay hữu ý– trong chiến dịch Hòa Hợp Hòa Giải của Mỹ này, về phía người Việt hải ngoại người ta thấy có những tổ chức như là SBTN, Người Việt, Việt Tân, và các cá nhân cũng như hội đoàn lâu nay đã từng ‘tâng bốc’ mấy dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ. Hình như họ không thấy một giải pháp nào khác để giải phóng dân tộc khỏi độc tài CSVN ngoài cách nương tựa vào lực lượng của Mỹ hay là họ hoàn toàn tin tưởng chính sách Hòa Hợp Hòa Giải là biện pháp duy nhất. Và Điếu Cày có vẻ như là một thành phần đang được ‘chăm bón’: Điếu Cày được Bộ Ngoại Giao Mỹ chính thức tiếp đón qua các cuộc điều trần; hội luận với ĐC vừa được tổ chức tại một địa điểm của Cảnh Sát mà quay phim phải có sự chấp thuận của cảnh sát trưởng; ĐC được CPJ long trọng trao giải thưởng vừa mấy ngày qua. Sự ‘chăm bón’ này hẳn có mục đích trao phó trách nhiệm phối hợp các nhóm này qua một chương trình truyền thông rộng lớn. Chương trình truyền thông này cũng sẽ được tăng cường bởi 26 (?) đài truyền hình và truyền thanh của đảng CSVN vừa được Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn”.
Còn VC? Khỏi nói, chúng nó mừng húm, hồ hởi thả Điếu Cày liền một khi. Tống khứ một tên tù phản động nào ra khỏi nước là đỡ tốn cơm tốn sắn, tội gì! Mặt khác, VC tuy đứa nào cũng cu li thất học, từ Hồ Chí Minh trở xuống, nhưng không ngu, nhất là về cái khoản gian manh, bịp bợm. Bộ chúng nó không biết hậu quả của việc thả hổ về rừng sao? Khờ dại hay hiền lành đến nỗi không biết lợi dụng câu “tương kế tựu kế”, “lấy gậy ông đập lưng ông”, “nuôi quân ba năm xử dụng một ngày”, “bỏ con tép bắt con tôm” v.v… sao? Mất mát gì? Bộ trước khi trục xuất ai, chúng nó chịu ngồi im, sợ không dám rỉ vào tai tù nhân điều gì chăng? Nếu trả lời no, tức là chưa biết VC là gì. Nhận lời, nhưng làm hay không còn “tùy người đối diện”. Về Điếu Cày, ta hãy kiên nhẫn chờ xem một thời gian nữa. Đây chỉ là những thắc mắc, những câu hỏi, những suy luận dựa trên sự kiện, trên bản chất và hành động suốt đời lưu manh của VC. Chưa phải là kết luận.
b) Một câu hỏi nữa: Tại sao Điếu Cày được “trúng tuyển trục xuất” mà không phải người khác, đáng thương hơn, như Tạ Phong Tần, đồng chí và đồng tù của anh ta, mà bà mẹ phải tự thiêu phản đối án lệnh của con, hoặc LM Nguyễn Văn Lý bị cả giáo hội Công giáo bỏ quên, hoặc Đặng Chí Hùng, người tù bất khuất, chẳng hạn, giữa hàng trăm tù nhân chính trị?
Chúng ta cũng không quên rằng năm 2013 Điếu Cày được Giải thưởng của cái Hội [Cóc Nhái] Bảo Vệ Ký Giả của Mỹ, tức CPJ, tức Committee to Protect Journalists (xem video tường thuật về buổi lễ ngày 25/11 tại New York trao giải thưởng cho ĐC). Xin mở ngoặc lớn. Tôi gọi CPJ là Hội Cóc Nhái, xin lỗi, một cách khinh miệt, cũng như tôi đã khinh miệt cái Ủy Ban (Cà Chớn) Phát Giải Nobel Hòa Bình cho hai tên Kissinger và Lê Đức Thọ, 1973, và cho Obama, 2008. Vì:
(1) trong Ban Trị Sự tôi thấy có ghi Dan Rather, cựu anchorman đài CBS, một tên nhà báo cực kỳ phản chiến và nói láo trắng trợn, cựu phóng viên tại Việt Nam, đã xuyên tạc chính nghĩa VNCH, cùng với tên Peter Arnett, bằng những bài phóng sự dựa trên những tin tức bịa đặt và vì thế góp phần không nhỏ vào “chiến thắng” 30/4 của Cộng quân.
(2) Hội CPJ, ngoài công việc thiết lập danh sách những ký giả, nhà báo bị giết, bị tù trên thế giới, và gửi thư chia buồn với thân nhân, đã chẳng làm nên trò trống gì để bảo vệ ai cả. Lập Hội để quyên tiền bá tánh, và chia nhau lương bổng. Bảo vệ thế nào mà Điếu Cày lại bị vào tù? Chưa kể, ít nhất ba ký gỉả Mỹ mới đây đã bị bọn ISIS chặt đầu công khai và báo trước tại Syria, mà Hội đã chẳng hề nhúc nhích, dù chỉ phản kháng, lên án suông, chứ đừng nói bảo vệ. So what?
(3) Ngoài ra, Điếu Cày tuy được vinh danh là ký giả, nhà báo, blogger, mà người ta không tìm thấy đâu một bài viết nào ra hồn của anh ta (cf bài “Hiện tượng Xuân Tóc Đỏ mới”, phổ biến ngày 27/11, của tác giả Kim Âu). Thật khôi hài, trớ trêu, khó hiểu.
Nhưng sở dĩ, từ sau 2013, anh ta được lọt vào mắt xanh thế giới, một phần cũng chính nhờ giải thưởng CPJ, một phần khác nhờ những cuộc vận động tích cực của tập thể người Việt quốc gia chân chính hải ngoại (trong số có Nhóm Yểm Trợ tại Oregon chúng tôi) và quảng bá khá ồn ào của vợ con anh ta (qua hai vụ tuyệt thực, chẳng hạn. Nhưng có tuyệt thực thật không, Thế Huy thắc mắc, xem bài đã dẫn).
3) Chiêu hồi Điếu Cày?
Trở lại vụ tiếp đón Điếu Cày do Ban Biên Tập Bản Tin Hoa Thịnh Đốn của ông Võ Thành Nhân tổ chức tại trụ sở Cảnh sát Annandale, mà theo lời Thiếu tá Liên Thành, “có khoảng 70 người tham dự, trong số có 40 thuộc đám Việt Tân Philadelphia và hướng đạo sinh” (xem video Bùi Dương Liêm phỏng vấn Liên Thành ngày 26/11 trên đài TH Hoa Thịnh Đốn). Trước hết, phải công nhận Điếu Cày là kẻ thắng cuộc trong buổi ra mắt này. Nhân dáng và thái độ là một lợi điểm cho anh ta: cao ráo, ăn mặc đơn sơ nhưng gọn ghẽ, chững chạc, mặt mày tròn trịa hơn sau một tháng nhờ bơ sữa của đế quốc, khác với vẻ bèo nhèo, quê quê lúc vừa xuống phi trường LA ngày 21/10. Trong suốt buổi gặp gỡ, anh ta lúc nào cũng ăn nói nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, tự tin, lịch sự, cố nén vẻ bực bội, hoặc giận dữ. ĐC là kẻ thắng cuộc, tôi dám nói, có lẽ bởi “phe ta” yếu quá.
a) Trong khi Điếu Cày nói không cần giấy, trơn tru (nhưng không có nghĩa đúng, tôi sẽ chứng minh sau) và luôn ngước nhìn cử tọa, thì ông Trưởng Ban họ Võ nhà ta, đeo kính lão, hay cận, cứ chăm chú, đọc “khẩn trương” (chữ VC), như muốn “trả nợ bài” trên cái phôn tay chữ nhỏ li ti, không tươi cười, không “thèm” nhìn ai.
b) Một phát biểu viên, có lẽ “ngoài luồng”, nghĩa là không được Ban Biên Tập chỉ định và mớm bài trước, tên Hoan (?), đã đặt với Điếu Cày hai câu hỏi có tính cách “gài độ” –mà tôi rất thích. Bị anh ta né tránh, không trả lời thẳng, ông này xẵng giọng, hỏi lại, có vẻ gay gắt, trong khi Điếu Cày vẫn điềm tĩnh như không, do đó được cảm tình của khán giả.
c) Một màn bi hài “ngoài luồng” xảy ra: Một ông, có lẽ trong Ban Tổ Chức, tên Khải (?), mặc jacket trắng, từ đâu thò đầu ra, chỉ tay vào mặt ông Hoan, hằn học chụp mũ ông là VC và mắng rằng, đại khái: “Người ta không trả lời thì thôi chứ, cứ ép mãi”. Ông Hoan không chịu thua, to tiếng mắng lại, và sau đó bỏ ra về.
d) Cũng cái ông Django Khải này, vào đoạn cuối video, tái xuất hiện, lên cầm micro phát biểu, xin “đăng ký” gia nhập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do do Điếu Cày sáng lập, khiến Điếu Cày sướng quá, đứng lên bắt tay cám ơn một tân thành viên –khơi khơi “trồi lên yêu nước”(cf câu của Huỳnh Quốc Bình, báo Phương Đông News, Oregon, trong một bài không liên quan)– muốn thành nhà báo tự do. Chu choa, cái ông Django Unchained này thật nhảm nhí: đang sống ở Mỹ, bộ thiếu tự do lắm sao, mà phải xin vào Câu Lạc Bộ của người ta để đòi quyền tự do viết như những người bị kềm kẹp trong nước? Thiếu tự do viết, hay thiếu khả năng viết (đâu, ông Django hay Bản Tin HTĐ hãy post thử cho đồng bào xem một “bài” thực sự là “báo” của ông)? Đã vào thì hãy về bên đó sống chết với CLB, nghe không Django! Một màn kịch cò mồi hay một màn nâng bi trắng trợn, hay cả hai, cực kỳ lố bịch, nhưng không bịp được ai.
Nhân tiện, tôi xin mở ngoặc một chút về Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do: Điếu Cày quả thực có công đầu trong việc sáng lập nó. Câu Lạc Bộ này cần thiết vào những năm trước đây, nhưng hiện tại, có lẽ nó đã làm xong nhiệm vụ. Bởi vì sự “giao lưu thông tin” giữa trong và ngoài nước trên thực tế đã có từ lâu rồi (không phải đợi ông Điếu Cày qua Mỹ họp báo liên tục kêu gọi “hòa hợp” giữa hai giới truyền thông nội ngoại) nhờ những nguồn tin “ngoài luồng” khác, như internet, facebook, các thông tín viên ngoại quốc (có cả đài SBTN, mang danh chống Cộng, mà ngang nhiên xách xe có vẽ logo to tổ bố của đài chạy khắp phố phường Sài Gòn, thế nà thế lào?), Nhóm Ký Giả Không Biên Giới tại Paris, báo chí Mỹ, các đài BBC, VOA, RAF, các bloggers khác, ngoài Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, như Mẹ Nấm, Người Buôn Gió, Bùi Chát, Dân Làm Báo, v.v… Nghe bạn bè mách, một bài viết của NLGO tôi năm trước tung lên Mạng Ảo đã được báo Công An Thành Phố “chiếu cố” nhắc tới. Rồi nữa, qua lời thân nhân từ VN, giới trẻ và sinh viên quốc nội bây giờ, giỏi sinh ngữ và vi tính, có thể ngồi tại nhà hay quán cà-phê, mở ra truy cập trực tiếp, biết tất cả tin tức trên thế giới. Ngược lại, những tin tức từ VN, người Việt quốc gia tại các nước cũng đều rõ, từ vụ dân oan khiếu kiện, biểu tình chống Tàu Cộng, tàu đánh cá VN bị “tàu lạ” tấn công, đến việc ông Điếu Cày bị bắt, cha Lý bị bịt miệng, ông phó lãnh sự Mỹ bị Công an côn đồ VC đánh nhừ tử v.v… Nghĩa là ai muốn biết và tranh đấu thì có dư phương tiện để biết và tranh đấu, mà không phải qua Câu Lạc Bộ của Điếu Cày. Ai bận nhậu nhẹt, bia ôm, cá độ từ sáng đến tối, hoặc, ngược lại, phải làm lụng vất vả, chạy ăn từng bữa, không có thì giờ biết và tranh đấu, thì dù Điếu Cày có một trăm CLB cung cấp “thông tin”, đối với họ, cũng như không. Đặc biệt, nhà văn Văn Quang, từ VN, tuần nào cũng phóng lên Mạng những bài viết về tình hình trong nước với những lời bàn nhẹ nhàng, nhưng nhức nhối đối với ngụy quyền VC. Trong một bài mới nhất (“Nhức nhối vì đạo đức trong đời sống văn hóa tại VN”), ông viết: “Trong thời đại internet phát triển rầm rộ hiện nay, không thể nào cấm cản nổi mọi người lên internet xem mọi nguồn tin từ trong đến ngoài nước. Dù có là luật hay quy định quyết định gì cũng thế thôi. Báo nào loan tin đúng nhất, nhanh nhất sẽ được độc giả đón đọc. Cho nên dù không có báo chí tư nhân trong nước thì họ tìm đến những trang báo ở nước ngoài. Đó chính là cách làm cho thông tin nước ngoài phát triển, dù có bưng bít hay loan tin kiểu bóp méo chỉ là mất công vô ích mà thôi”.
e) Vẫn chuyện dài Django Khải. Dù sao, ông chưa lố bịch lắm so với cái bà giáo sư hồi xuân Kim Oanh –tự nhận không đại diện cho ai, nói năng lung tung, nên không giống ai. Một việc mà bà tự làm (hay do Ban Tổ Chức xúi, tôi chưa rõ), một cách vô ý thức, một việc mà không một người quốc gia chân chính nào thấy mà không nóng mặt: Hạ nhục lá quốc kỳ của VNCH và Cộng đồng Tỵ Nạn Hải Ngoại. Bằng cách tự động quấn vào cổ Điếu Cày khăn quàng in hình cờ Vàng, lại còn vỗ vai anh ta, chớt nhã: “mùa đông quàng cho ấm cổ“. Cũng bất kính như thế là ông bà nào đã dúi vào tay Điếu Cày lá cờ Vàng tại phi trường LA, hoặc nhét vào giỏ hoa tặng anh ta –điều do chính anh ta tiết lộ với vẻ khinh thường khó che giấu. Những kẻ này phải biết rằng lá Cờ Vàng không phải là “biểu tượng”, như Điếu Cày định nghĩa một cách sai lạc, nhưng là linh hồn của dân tộc, đất nước Miền Nam, đã thấm máu đào của biết bao chiến sĩ xả thân bảo vệ tổ quốc chống lại bọn xâm lược Cộng sản Miền Bắc, vô tôn giáo, vô tổ quốc, vô liêm sỉ. Có ai còn nhớ chuyện những toán quân anh hùng, Nhảy Dù và TQLC, của ta đã gục ngã khi cố leo cắm lại lá Cờ Vàng thân yêu trên nóc Cổ Thành Quảng Trị vào năm 1972 (cf Chinh Chiến Điêu Linh của Kiều Mỹ Duyên)? Cờ Vàng không phải là một món đồ đem ra để thử lòng dạ của một kẻ vừa chân ướt chân ráo đến với mình từ bên kia chiến tuyến, hoặc để chiêu hồi một người mà mình biết không thể chiêu hồi, mà không cần thiết phải chiêu hồi. Làm khác đi là nông cạn, ấu trĩ, nếu không nói vô tình tiếp tay với VC khinh rẻ lá Cờ của Miền Nam ta. Cho nên, tôi không thắc mắc gì về việc Điếu Cày từ chối hay không lá Cờ Vàng. Vì Cờ Vàng thiêng liêng của dân tộc –mà trong chiến tranh chỉ được phủ lên quan tài của những chiến sĩ hy sinh tại trận địa– không ai có quyền đem trao cho một kẻ xa lạ, vớ vẩn, thờ ơ, chưa nói là hỗn xược, như Điếu Cày. Không hẳn lúc nào kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta. Điếu Cày chưa được, và sẽ không bao giờ được, vinh dự tối thượng đó. Cực đoan? OK, tôi cực đoan.
Có người còn biện minh, khuyên phải mở rộng vòng tay, không đánh người có thiện ý chạy lại. Có lẽ. Tuy nhiên, chưa ai được cứu rỗi bởi thiện ý suông, phát ra từ môi mép. Người khôn ngoan, cẩn trọng cần thấy những hành động thiết thực, cụ thể. Vì vậy, Jean-Paul Sartre mới có câu viết trứ danh, hoài nghi, mỉa mai: “Địa ngục được lót đầy những thiện ý” (L’enfer est pavé de bonnes intentions). Điếu Cày, kẻ có thiện ý chạy lại? Hỡi ôi!
4) Điếu Cày phe ta?
Còn lâu. Cũng như Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Cù Huy Hà Vũ, Huy Đức, Trần Mạnh Hảo… tự nhận là “ly khai”, bề ngoài tuyên bố chống đối bọn lãnh đạo tự phong đương thời, mà thực chất lòng dạ còn luyến tiếc cái Đảng Cộng sản nguyên thủy chết tiệt và vẫn gắn bó với tên đạo tặc Hồ Chí Minh –Bác vô vàn kính yêu của bọn họ. Điếu Cày cũng vậy.
Cho nên, tôi chỉ lấy một ví dụ, anh ta đã lảng tránh, trả lời vòng vo, câu hỏi thứ nhất của ông Hoan về cuộc chiến Việt Nam, đại khái: “Bây giờ, anh nghĩ thế nào về việc Miền Bắc vi phạm Hiệp ước Paris, xua quân cưỡng chiếm Miền Nam của chúng tôi?” Điếu Cày trả lời, tóm tắt như sau:
a) Mỗi bên có những “thông tin” khác nhau, phù hợp với chủ nghĩa của mình. Tôi sống trong chế độ Miền Bắc, phải đi lính cho Miền Bắc, tôi cũng phải suy nghĩ như tất cả mọi người sống trong chế độ đó. Và không bên nào có quyền “áp đặt thông tin”của mình cho bên đối phương. Nên để cho lịch sử trả lời.
Ông Hoan lặp lại rằng ông chỉ muốn biết về ý kiến riêng của Điếu Cày bây giờ về cuộc chiến mà thôi. Anh ta vẫn nói như cũ. Qua câu trả lời này, anh ta đã tự mâu thuẫn, hoặc lươn lẹo: anh ta là sáng lập viên của một Câu Lạc Bộ có mục đích thu thập và phổ biến tin tức cập nhật hóa, chính xác, cho giới trẻ và người dân trong nước biết đâu là sự thật, để họ đấu tranh chống lại sự độc tài, bưng bít của bọn lãnh đạo. Trong khi báo chí, truyền thông trên thế giới đầy đẫy những tài liệu về chiến tranh VN và Hồ Chí Minh, vậy mà anh ta nói không có “thông tin” đúng đắn, khách quan, thì thử hỏi anh ta lập CLB để làm gì, thuyết phục được ai?
b) Rồi Điếu Cày nói tiếp, lặp lại những lời học thuộc lòng, như trong những dịp khác: Chúng ta tất cả cùng là người VN. Chiến tranh VN là một cuộc chiến tương tàn giữa anh em với nhau. Và lên lớp: Bây giờ là lúc ta nên ngồi lại, hàn gắn vết thương, bắt tay nhau, chứ nếu còn giữ mãi hận thù thì làm sao xây dựng tổ quốc… Đến đây thì cử tọa học trò ngoan ngoãn của “giáo viên” Điếu Cày sướng quá, vỗ tay rào rào, và Ban Tổ Chức cũng vỗ tay theo. Cò mồi cả đám.
Đúng là luận điệu giống hệt tài liệu của lũ lãnh đạo VC tự phong hiện tại, được ghi bằng giấy mực đen trong Nghị quyết 36 về chiêu bài hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng tổ quốc. Từ lũ lãnh đạo Nguyễn Minh Triết, Phan Văn Khải, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thanh Sơn đến đám Bùi Tín, Dương Thu Hương, đến bọn ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản ngày trước như Trịnh Công Sơn, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Ngọc Lan đến bọn trí thức, veterans đại phản chiến Mỹ ngày nay… không đứa nào (dám) nói khác.
Không còn ai chối cãi rằng chiến tranh Việt Nam là do Cộng sản Miền Bắc gây ra, theo lệnh quan thầy Liên Xô và Tàu Cộng, xăm lăng Miền Nam trong khi Miền Nam chỉ làm nhiệm vụ tự vệ. Ngay cụ Ngô Đình Diệm cũng không muốn Mỹ đưa quân vô, để tránh một cuộc nội chiến Nam-Bắc tương tàn với súng ống của ngoại bang, cho nên cụ mới bị Mỹ giết.
VC, kẻ thắng cuộc, đã không xin lỗi thì chớ, lại còn khuyên công dân Miền Nam, kẻ thua cuộc, nên xóa bỏ hận thù, nghe phi lý, hay nghịch lý vô cùng. Tỷ như giọng điệu của một bọn ăn cướp ngày xông vào nhà đồng hương ăn trộm đồ đạc, hãm hại gia đình, xong rồi, lại yêu cầu nạn nhân hãy quên đi quá khứ, ngồi lại hàn gắn vết thương, vì dù sao mình cũng là Việt Nam với nhau v.v…, nghe thật dị hợm và xảo quyệt.
Còn nữa, cả thời gian dài sau 30/4/1975, VC lừa và lùa các sĩ quan “ngụy” vào tù, và đày ải gia đình họ đến những khu kinh tế mới, một loại trại tù trá hình khác, phân biệt lý lịch, dạy trẻ con và học sinh toàn những bài học căm thù, những khảu hiệu sắt máu “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào…”, “thề phanh thây uống máu quân thù…”, xin hỏi, blogger Điếu Cày (tức anh hùng Gulliver của cái đám người lùnlilliput hải ngoại không bao giờ lớn nổi, những kẻ đã xé căn cước tỵ nạn của mình) thực sự có hiểu điều này không, hay cũng là hoang tưởng, tự sướng như hiệp sĩ dỏm Don Quixote de la Mancha, chỉ biết rút kiếm, thị oai với những máy xay lúa ù lì, vô tri, vô giác?
Rồi, tại sao chỉ bây giờ, sau bao nhiêu năm đày đọa công dân Miền Nam khiến họ không sống nổi phải lìa bỏ quê hương ra đi, bị tên Phạm Văn Đồng gọi là “ma cô, đĩ điếm”, bè lũ VC lưu manh từ cấp lãnh đạo đên cấp Việt Gian nằm vùng cắc ké tại các cộng đồng mới giở trò ve vãn, o bế, theo đuôi dụ dỗ những “ma cô, đĩ điếm” –hôm nay ăn nên làm ra, con cái thành đạt? Tại sao? Tại vì chúng chỉ muốn moi tiền bạc và chất xám từ dân Việt hải ngoại. Mà thôi. Chứ chẳng cần hòa giải hòa hợp, xóa bỏ hận thù gì ráo. Vì chúng nó không cần điều này. Chính bởi quá ngây thơ, ngu muội, suốt đời bị lừa nhưng chưa tởn, mà những tên trí thức, nghệ sĩ, ca sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên, thương gia… hồ hởi quên đi dĩ vãng khổ đau, lũ lượt kéo về “xây dựng tổ quốc” (của ai bây giờ?) để rồi tất cả phải bỏ của chạy lấy người, ôm đầu máu trở ra hải ngoại kể khổ với đồng hương, như thằng Trần Trường, tay sai ngu đần, hôi hám của VC.
Buông những lời sặc mùi “cán bộ” về cuộc chiến Việt Nam như trên, Don Quixote Điếu Cày bị những người quốc gia tỵ nạn chân chính nghi ngờ, thắc mắc, lên án, hay tệ hơn, chửi rủa, thì cũng không oan ức gì.
c) Câu hỏi thứ hai, và lần thứ hai, về Hồ Chí Minh của ông Hoan, Điếu Cày nhất quyết không trả lời. Không trả lời tức là đã trả lời. Đối với lịch sử, thế giới, và người Việt quốc gia, Hồ Chí Minh là một tên tội đồ, tay sai Cộng sản Nga, Tàu, một tên đại bịp. Đối với tất cả những tên Cộng sản, đương kim hay cựu, y là thần tượng, thần thánh, tabou, mà dù ly khai, chống đối, thật hay cuội, trong nước, ngoài nước, mà dù “thông tin” thế giới có quá nhiều, quá rõ về con người bất lương và gian ác của y, vẫn không có đứa nào dám đụng đến. Kể cả Điếu Cày. Vì VC không cho phép.
Tuy vậy, Điếu Cày cũng biết sợ những câu hỏi hóc búa của người quốc gia chân chính lớn tuổi có mặt hôm ấy, như ông Hoan (và vài ông khác tôi không nghe rõ tên), như bà Tuyết Mai, Ngọc Giao. Còn nửa giờ nữa, Điếu Cày bèn, rất khôn, yêu cầu những tham dự viên thuộc giới trẻ lên phát biểu, để cảm thấy an tâm hơn. Bởi giới trẻ này chả biết chiến tranh VN và VC là gì, Hồ Chí Minh là ai, nên chỉ cúi đầu nhận lãnh những điều anh ta nói ra mà không biết sai chỗ nào. Ví dụ, có một cô (tự giới thiệu là hướng đạo sinh tại Mỹ) phát biểu rằng: “Cờ Mỹ, cờ Đỏ, cờ Vàng cũng đều là biểu tượng. Tôi có tự do chọn lựa lá cờ tôi thích” (y chang lời của một Hồng y quốc doanh năm nào tại Úc: “Chúng ta mặc áo đỏ, áo vàng gì cũng đều là con Mẹ Việt Nam”). Cử tọa lại vỗ tay rào rào, tán thưởng cô gái. OK, tự do cầm cờ, nhưng tôi thách cô bé này và những kẻ đã vỗ tay cứ mang cờ Máu đi diễn hành ngoài phố Virginia một lần (hoặc đến cộng đồng Do Thái giương cao cờ Đức Quốc Xã), để xem cái giá tự do chọn lựa phải trả như thế nào. Dám không?
Âm Thanh và Cuồng Nộ bỗng trào dâng trong tôi, cũng như trong những nhân vật của Faulkner, làm đầu tôi muốn bung lên. Tôi tắtvideo. Nhưng vì giới trẻ đáng tuổi con cháu, tôi không muốn bình luận gì thêm về họ, ngoại trừ một điều: nếu các em không biết các em đang nói gì, đó là lỗi của phụ huynh, sống tại quốc ngoại để tỵ nạn Cộng sản, chứ không phải để tìm miếng ăn, bơ thừa sữa cặn, đã không dạy cho con cái biết đâu là lẽ phải, đâu là điều trái, và cũng là lỗi của những kẻ, cũng gốc tỵ nạn, đã vỗ tay chấp nhận và cổ võ cho điều trái.
Sau cùng, quả như ai đã nói, hình phạt nặng nhất, đau đớn nhất cho một người muốn nổi tiếng, bị nghi ngờ đang thi hành mộtmission impossible, là sự quên lãng, thờ ơ của công chúng và công luận, ở đây, của những người quốc gia chân chính, yêu chuộng tự do, chống Cộng cho đến sau hơi thở cuối cùng.
Portland, 2/12/2014
NLGO-Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cày
-Danlambao - Vào ngày thứ Ba, 25.11.2014 tại thành phố New York, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists - CPJ) đã trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Giải thưởng này đã được dành cho Điếu Cày vào năm 2013 nhưng ông không thể có mặt để nhận giải vì lúc ấy ông vẫn còn đang ở trong tù.
CPJ - Tự Do Báo Chí 2013: Nedim Şener, Janet Hinostroza,
Bassem Youssef, Nguyen Van Hai
Bassem Youssef, Nguyen Van Hai
(AP, Sebastián Oquendo, To Coucle Refaat,
Free Journalists Network of Vietnam) -
Free Journalists Network of Vietnam) -
ảnh DLB & CPJ
Trong suốt 6 năm qua, thành viên của Danlambao đã cùng với các con của Điếu Cày làm việc với CPJ để góp phần vận động tự do cho Điếu Cày, điển hình làchiến dịch vận động tự do cho Điếu Cày do CPJ phát động vào tháng 11, 2013. Ông Bob Dietz, phụ trách vùng Châu Á của CPJ là người đã đóng góp rất nhiều cho nỗ lực này. Ông đã đại diện CPJ để trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2013 cho blogger Điếu Cày vào tối hôm thứ Ba.
Bob Dietz - Asia Program Coordinator trao giải thưởng cho Điếu Cày.
(ảnh DLB)
Phát biểu tại buổi lễ, blogger Điếu Cày đã khẳng định con đường trước mặt của ông: "Ngày hôm nay tôi được ra khỏi lao tù, nhưng vẫn còn các bạn đồng nghiệp của tôi đang bị giam cầm trong các nhà tù CSVN. Tôi sẽ phải tiếp tục đấu tranh để giải cứu cho các bạn đồng nghiệp của mình." Đồng thời ông kêu gọi: "Tôi mong muốn các ký giả, các tổ chức bảo vệ nhà báo và các chính phủ lên tiếng mạnh mẽ, đấu tranh để giúp các đồng nghiệp của chúng ta thoát khỏi các nhà tù CS, thúc đẩy quyền tự do báo chí trên toàn thế giới..."
Điếu Cày phát biểu tại đêm dạ tiệc trao giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế
(ảnh DLB)
ảnh DLB
Đây là buổi tổ chức thường niên lần thứ 24 của CPJ để vinh danh những phóng viên can đảm đã có những hy sinh và đóng góp cho tự do báo chí thế giới. Chương trình được điều hợp bởi phóng viên quốc tế nổi tiếng của CNN là Christiane Amanpour và sự tham dự của các cơ quan truyền thông quốc tế lớn như ABC News, The Wall Street Journal, Al Aljazeera, Reuter, AP, AFP, Bloomberg... các công ty Google, United Airlines, Sony, Getty Images... và gần 1000 quan khách có tầm ảnh hưởng trong xã hội đến tham dự.
(ảnh DLB)
Buổi tiệc phát giải với những quan khách quan trọng của thành phố New York
đã gây quỹ cho CPJ hơn 2.7 triệu đô la (ảnh DLB)
Năm nay, CPJ đã trao giải thưởng cho 4 phóng viên từ Nga, Miến Điện, Nam Phi và Iran: Ông Mikhail Zygar, giám đốc chương trình của đài TV Dozhd (Rain), là người đã chiến đấu không ngừng nghỉ để duy trì đài TV độc lập duy nhất còn tồn tại của nước Nga. Ông Aung Zaw, người sáng lập và chủ biên của tờ báo nổi tiếngThe Irrawaddy của Miến Điện, ông đã từng bị cho nằm trong danh sách đen bởi nhà nước quân phiệt Miến và Irrawaddy bị xem là "kẻ thù của chế độ". Bà Ferial Haffajee, một phóng viên can đảm của Nam Phi nổi tiếng với những phóng sự về sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng tại Nam Phi. Ông Siamak Ghaderi của thông tấn IRNA tại Iran, là người đã bị kết án 6 năm tù vì tội hoạt động truyền thông độc lập trên mạng.
Mikhail Zygar, Ferial Haffajee, Siamak Ghaderi, Aung Zaw và Điếu Cày
cùng với các thành viên của CPJ tại New York (ảnh DLB)
Mikhail Zygar, Siamak Ghaderi, Điếu Cày, Ferial Haffajee và Aung Zaw và
(Ảnh - The Irrawaddy tặng Danlambao)
Trong dịp này, blogger Điếu Cày đã được nhiều phóng viên quốc tế, các nhà hoạt động nổi tiếng trong lãnh vực truyền thông và nhân quyền đến chúc mừng ông đã được tự do và bày tỏ sự hỗ trợ nỗ lực tranh đấu của ông cho tự do báo chí và tự do cho những nhà báo, blogger đang bị giam cầm tại Việt Nam.
Trong phần tiếp tân trước khi vào chương trình chính thức, Blogger Điếu Cày cũng đã trả lời một cuộc phỏng vấn do đài truyền hình Aljazeera thực hiện tại chỗ.
Trả lời phỏng vấn truyền hình Aljazeera (ảnh DLB)
Điếu Cày và các phóng viên truyền hình CBS (ảnh DLB)
Gặp gỡ và chia buồn với ông bà John và Diane Foley,
cha mẹ của phóng viên James Foley, người đã bị
khủng bố giết chết tại Syria vào tháng 8, 2014 (ảnh DLB)
Vào đêm trước đó, thứ Hai, 24.11.2014, tại trụ sở chính ở New York, Thông tấn xã Reuter cũng đã tổ chức một buổi tiệc tiếp tân dành cho các nhân vật đã được giải thưởng Tự Do Báo Chí.
-
-Son Tran -Shared từ Long Điền
(Xin cảm ơn anh)
Đọc bài của Định Nguyên gọi Cờ Vàng là Giặc.Nhân đọc bài viết của Định Nguyên, có tựa đề: Điếu Cày NGƯỜI VỪA THOÁT NGỤC ĐỘC TÀI ĐỎ LẠI HỨNG PHẢI ĐÁ “ĐỘC TÀI VÀNG” . Là một quân nhân QLVNCH yễm trợ cho các Phong Trào Đấu Tranh Quốc Nội và Hải Ngoại để Giải Thể VGCS chúng tôi xin có những nhận định bài viết trên như sau:
I- Quan Điểm: Xin minh định quan điểm và lập trường của cá nhân tôi (Vương Văn Giàu bút hiệu Long Điền) trong vụ Điếu Cày như sau:
1-Là một chiến sĩ trong QLVNCH luôn yễm trợ cho các phong trào người Việt đòi hỏiTự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền . Hoan nghinh những việc làm của Điếu Cày (ĐC) chống quân Trung Quốc Xâm lược và lập Hội Nhà Báo Tự Do chống độc tài áp bức của VGCS tại Quốc Nội. (không quan tâm đến lý lịch bộ đội của ĐC )
2-Bất bình trước việc CSVN tàn ác, trục xuất các tù nhân lương tâm sang Hoa Kỳ như một hình thức trao đổi giữa CSVN với Mỹ trong lĩnh vực Nhân Quyền.
3-Chủ trương ủng hộ mọi công dân VN đứng lên chống bạo quyền VGCS (không phân biệt gốc gác công an, bộ đội, đảng viên lảo thành v.v… ). Sẳn sàng ủng hộ ĐC khi ông ta tiếp tục con đường đấu tranh chống VGCS theo cách của riêng ông(tuy vẫn biết ông ĐC có mục tiêu và quan điểm khác biệt với người chiến sĩ Quốc Gia).
4-Không lên án, chụp mũ vu vơ khi ĐC chưa làm gì trong những ngày tháng định cư tại Hoa Kỳ.
5-Theo dõi, quan sát một cách vô tư những phát biểu, họp báo của ĐC và hoạt động của nhà báo Tự Do ĐC tại Hải Ngoại. Sẳn sàng khen ngợi, cổ vũ ĐC trong những việc làm, phát biểu của ĐC có lợi cho công cuộc đấu tranh Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại VN.
6-Mục tiêu duy nhất của chúng tôi (Chiến sĩ QLVNCH) là Giải Thể chế độ độc tài CSVN bán nước buôn dân bằng Đấu tranh Bất Bạo Động (nhưng không phải thụ động, người dân có quyền tự vệ chính đáng khi bị CSVN đàn áp dã man).Nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng và kính phục những tiếng nói đấu tranh cho Tư Do Dân Chủ và Nhân Quyền (không kêu gọi lật đổ, giải thể CSVN vì sự an toàn cho bản thân và gia đình).
II)Nhận định trong vụ nhà báo Điếu Cày đến Mỹ:
Trong những vụ việc sau khi ĐC đến Hoa Kỳ, những cuộc họp báo, nói chuyện của ĐC đã có những bài viết hoan hô và đả kích. Tập thể Chiến Sĩ QLVNCH không đứng vào bên nào, chúng tôi luôn bình tâm quan sát, theo dõi những việc làm của ĐC để tìm hiểu và phê bình sau khi kiểm chứng. Bản thân tôi (một chiến sĩ trong QLVNCH) không đại diện cho ai cả, có nhận định về hiện tình Hải Ngoại kể từ khi ĐC đến Mỹ như sau:
1-Chúng ta người Việt Hải Ngoại hoan hô tinh thần đấu tranh chống Trung Cộng xâm lược, chống độc tài, bán nước của CSVN của bất cứ người dân Việt tại quốc nội trong đó có ĐC Nguyễn Van Hải. Nhưng do hoàn cảnh sống trong chế độ CSVN, ĐC có những nhận định, quan điểm riêng của anh ấy, không nên ép buộc ĐC phải có quan điểm, lập trường như người Việt Tỵ Nạn CS hay như người chiến sĩ QLVNCH.
Người chiến sĩ Quốc Gia chân chính không dùng các hình thức đó mà phải làm cho sao giải thích cho toàn dân Việt hiểu rõ, phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai lá cờ (mà không cần hạ nhục, chửi bới nhau ) để người Việt trong và ngoài nước tự nguyện lựa chọn nên đứng dưới lá cờ nào.
2-Suy nghĩ nhận định ý nghĩa lịch sử và suy tôn một lá quốc kỳ nào của ĐC là tuỳ anh ấy, không ai được phép áp đặt , gò ép ĐC phải suy nghĩ , suy tôn lá cờ vàng như chúng ta. Nhưng nếu anh ĐC muốn sinh hoạt trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng sản thì anh nên tôn trọng suy nghĩ và tập tục sinh hoạt của CĐNVTNCS. Tuy nhiên, anh vẫn có thể sinh hoạt trong các “ đoàn thể, cơ quan truyền thông phi chính trị” mà anh muốn và anh vẫn có thể chào cờ Đỏ Sao Vàng mà họ thích. Miển là đừng có thực hiện các hành động khiêu khích đồng bào tỵ nạn CS bằng lá cờ Máu CSVN ở những nơi công cộng. Ngược lại anh vẫn muốn sinh hoạt trong các cộng đồng người Việt Tỵ Nạn CS mà vẫn hoan hô cờ đỏ, lãnh tụ của CSVN thì đó là chuyện khác hoàn toàn không có lợi cho bản thân anh và gây xáo trộn trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn CS vốn dị ứng với lá cờ Máu CSVN như vụ biểu tình phản đối Trần Trường tại California trước kia. Cuộc biểu tình gần 53.000 người và kéo dài suốt 5 tuần lễ của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản chống Trần Trường treo hình Hồ Chí MInh và cờ Máu CSVN.
3- Hành động của một thiểu số quá khích nhét cờ Vàng vào tay ĐC, choàng khăn Vàng cho ĐC là không chính đáng. Trong phát biểu mang tích cách truy vấn, lên án, áp đặt ĐC phải nói và làm như người Việt Tỵ nạn CS là không cần thiết và phản tác dụng đồng thời gây khó khăn cho ĐC. Hình ảnh mới đây ĐC được hay bị choàng khăn Vàng là gượng ép đáng thương cho ĐC không hay ho gì cả cho Chính Nghĩa Quốc Gia.
4-Chính nghĩa Quốc Gia không có áp đặt ai phải theo mình, ngay trong thời kỳ chiến đấu bảo vệ Miền Nam Tự Do những tiếng nói đối lập, phong trào phản chiến (ngã theoCS)vẫn không bị đàn áp thô bạo như CSVN, miển đừng gây rối trật tự trị an.
5-Mỹ bảo trợ cho ĐC sang định cư tại Hoa Kỳ như mọi sắc tộc khác trên đất nước Tự Do, ĐC có toàn quyền tự do lựa chọn thái độ sống, suy nghĩ thích hợp, miển sao những tự do đó không phương hại đến Tư Do và cuộc sống của những người khác.
III)Phê bình bài báo của ông Định Nguyên:
Bài báo của Định Nguyên nếu dừng lại ở chỗ phê phán những người quá khích, những người vội vã chống Điếu Cày, chấn chỉnh những việc làm phản chính trị của những người xốc nổi thì bài viết của ông sẽ được mọi người đón nhận. Đàng nầy ông vô tình hay cố ý ông viết bài không phải chỉ chấn chỉnh những người quá khích mà còn nhục mạ những người đứng dưới lá Cờ Vàng. Đó là một việc làm xúc phạm đến nguyện vọng của người dân Mỹ gốc Việt sống trong một quốc gia Tư Do, Dân Chủ:
1-Trong chiều dài lịch sử Dân Tộc Việt Nam đấu tranh giành Độc Lập, Chủ Quyền cho Đất Nước Việt Nam, lá Cờ Vàng đã có từ thời triều Nguyễn và lá Cờ Vàng đã liên tục được tiếp nối trong công cuộc bảo vệ Miền Nam Việt Nam chống CS Bắc Việt xâm lược. Những người lính Quốc Gia Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1955 biến thành Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà và năm 1965 cải danh là Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà thảy đều chiến đấu và ngả gục dưới ngọn cờ Vàng Ba Soc Đỏ, họ chiến đấu trong niềm tin vào Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc qua biểu tượng thiêng liêng lá Cờ Vàng nhằm bảo vệ người dân Miền Nam Việt Nam và trong ý nguyện đưa toàn Dân Tộc Việt Nam dành được quyền tự chủ vượt qua bọn độc tài Cộng Sản Việt Nam đứng dưới lá Cờ Máu, tay sai của Cộng Sản Quốc Tế Nga,Tàu. Lập luận của ông Định Nguyên: “Cờ Vàng đã chống cộng trên dưới 70 năm(tạm tínhtừ chính phủ Trần Trọng Kim dưới thời vua Bảo Đại nhưng đã thất bại . Ngày 30 tháng Tư năm 1975 Cờ Vàng đã đầu hàng Cờ Đỏ.” Xin xác nhận là năm 1975 Miền Nam Việt Nam chúng ta có thua trận vì CSVN được sự chi viện ào ạt vũ khí của Liên Xô và Trung Cộng, nhưng tinh thần Quốc Gia, Dân Tộc qua ngọn Cờ Vàng chưa bao giờ đầu hàng. Ngay sau khi CSVN cưởng chiếm Miền Nam đã biết bao anh thư, liệt nữ cũng đã kết hợp với những người lính VNCH có tinh thần bất khuất chống lại Việt Gian Cộng sản hàng mấy chục năm trời khiến cho chúng ngày đêm lo sợ tìm cách trấn áp dã man . Tại Hải Ngoại sau khi được đến bến bờ Tự Do, hàng triệu quân dân Miền Nam cũng đã bắt tay ngay thành lập đội ngũ bảo vệ Cờ Vàng để chống bọn Cộng Sản hiếu chiến tay sai của đế quốc Đỏ. Thì làm sao mà ông Định Nguyên bảo là Cờ Vàng đầu hàng Cờ Đỏ !!!
2-Ông Định Nguyên dùng bài viết có tựa đề : “Điếu Cày NGƯỜI VỪA THOÁT NGỤC ĐộC TÀI ĐỎ LẠI PHẢI HỨNG ĐÁ “Độc TÀI VÀNG” với dụng ý cá mè một lứa giữa Độc Tài CSVN và người Tỵ Nạn Cộng Sản là sai lầm và gây chia rẽ lực lượng đấu tranh chống bạo quyển CSVN. Tuy anh nói là không đồng tình cách gọi một thiểu số người “cực đoan” là “Giặc Cờ Vàng “, nhưng anh đã dùng tưa bài để lăng mạ tập thể Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản là một thực tế gây sốc hiển nhiên. Chưa có một đại diện Cộng Đồng hay một tổ chức Cộng Đồng nào lên án Điếu Cày hay viết bài đả kích ĐC, chỉ có một thiểu số(Rất rất nhỏ) viết bài chống DC. Vã lại trên đất nước Tự Do hình thức phản đối cao nhứt chỉ là bày tỏ ý kiến, viết bài phản đối đau có đấu tố, toà án nhân dân, khũng bố bằng xã hội đen như CSVN mà ông cho là “Độc Tài Vàng”và “Giặc Cờ Vàng” y hệt như quân khũng bố, bằng cớ hiển nhiên là chính ông một cựu sĩ quan CSQG nhưng ông vẫn có toàn quyền viết bài mạ lỵ Cờ Vàng, ông đã giao du mật thiết với Nguyễn Đắc Xuân tên tội đồ dân tộc chạy theo CSVN sát hại hàng ngàn thường dân Huế trận Mậu Thân mà đâu có ai làm gì ông, hoạ may chỉ có người phản biện lập luận của ông là cùng. Yêu cầu ông Định Nguyên đính chánh và sửa lại tựa bài để tránh hiện tượng gây sốc và sự chia rẽ trong cộng đồng chúng ta. CSVN tuy rất thù ghét tập thể người Việt Tỵ Nam Cộng Sản và tập thể chiến sĩ trong QLVNCH nhưng chúng chỉ gọi xách mé là Nguỵ tức là nhóm không chính danh, không thực và chúng chưa hề gọi những tập thể QLVNCH đó là “Giặc” như Đinh Nguyên đã dùng.
3-Ông Định Nguyên còn viết:
”Nếu thế lực Cờ Vàng về nước lật đổ được VC thì chuyện “dựng lại Cờ Vàng” là chuyện đương nhiên. Ngược lại, CSVN vì một nguyên nhân khác , do một thế lực khác chủ động thì chuyện “dựng lại Cờ Vàng”không phải là chuyện đương hiên nữa mà tùy thuộc vào thế lực chính trị mới, tùy thuộc vào toàn dân VN quốc nội qua chính phủ và quốc hội mới do họ bầu ra. Trong trường hợp nầy nếu người Quốc Gia không có thực lực trong sinh hoạt nghị trường tại VN, Cờ Vàng có thể biến mất.”
Tại sao ông là một cựu sĩ quan trong nghành CSQG mà ông lại có mặc cảm với lá Cờ Vàng, nếu không nói là ác cảm. Ông nên nhớ từ gần 40 năm qua chúng ta đấu tranh là cho Độc Lập, Tự Do và Nhân Quyền cho Toàn Dân Việt Nam chớ không ai trong chính thể VNCH cũ mơ ước trở lại cầm quyền, làm vương làm tướng hay trả thù gì cả. Khi lật đổ được chế độ độc tài sắt máu CSVN là do công lao của toàn dân Việt thì dĩ nhiên là sẽ có Trưng Cầu Dân Ý để toàn dân chọn lựa chính thể, hiến pháp mới , chọn quốc kỳ, quốc ca mà toàn dân mong mõi. Lá Cờ Vàng sẽ ở trong lòng Dân Tộc, trong lịch sử mai sau khi đất nước Việt Nam không còn sống trong tủi nhục, không bị Trung Cộng đồng hoá, không bị cai trị một cách dã man, là những người Quốc Gia chân chính đã mản nguyện lắm rồi. Chỉ có những nhà chính trị hoạt đầu mới mong dùng lá Cờ Vàng để kiếm ghế nghị sĩ trong quốc hội Hậu Cộng Sản là mục tiêu đấu tranh mà thôi. Thật ông quá lo xa và có nhiều viễn kiến!!! Chúc ông hoàn thành ước vọng cao quý đó!!!
4- Ông Định Nguyên viết tiếp: “Đây là thực tế trước mắt , điều rất có thể xảy ra, chuyện “bất chiến tự nhiên thành”Cờ Vàng đương nhiên sẽ trở về VN sau khi VC sụp đổ chỉ là ảo tưởng!”.
Điều ông Định Nguyên tưởng tượng có thể xảy ra, đó là một chánh phủ Hoà Hợp Hoà Giải theo nghị quyết 36 được CSVN dàn dựng để “hạ cánh an toàn”, bằng thế lực cò mồi, bằng bọn chính khách hoạt đầu, treo đầu dê bán thịt chó, đôi khi do một cường quốc cấu kết với CSVN để chia chát quyền lợi. Lúc đó sẽ không có Cờ Vàng về nước, mà sẽ có Phong Trào Đấu Tranh Chống Độc Tài do những người Quốc Gia chân chính (nhóm Cờ Vàng) tại Hải Ngoaị tiếp tục đấu tranh cho toàn dân Việt!!! Cầu mong những ước vọng của ông Định Nguyên không thành, để Dân Tộc Việt Nam không phải khổ đau thêm một thời gian dài u tối nữa. Những suy nghĩ bệnh hoạn của Định Nguyên nên chấm dứt ở đây, tôi sẽ không tham gia tranh luận hay bút chiến với ông Định Nguyên, bởi vì phe ta chống phe mình không có gì hay ho mà mọi nổ lực hiện nay của đồng bào Hải Ngoại là hỗ trợ tích cực để đồng bào quốc nội đứng lên lật đổ Bạo Quyền Việt Gian Cộng Sản. Một tương lai tươi sáng cho toàn dân Việt sẽ khởi đầu bằng thời kỳ “Hậu Cộng sản” và trong tương lai dài lâu nếu một chính quyền nào cai trị dân bằng thể chế độc tài, thiếu Dân Chủ thì cũng sẽ bị đào thải như bọn Việt Gian Cộng Sản mà thôi.
Long Điền tháng 11.201--
-----
---
-
-
---
-Son Tran
-
-Nghe anh “giải mả” bí mật này mà thấy nhẹ cả lòng.
Sao lại gọi là “vợ cũ”, trong khi chị rất tận tình chu đáo lo cho anh trong mọi việc: từ việc bám sát theo chân anh qua các nhà tù để thăm nuôi, mạnh dạn tố cáo chính quyền đàn áp, đối xử bất nhân với anh qua 2 lần tuyệt thực kéo dài cả tháng… Khi trả lời phỏng vấn các đài quốc tế, chị tỏ ra là một người rất can đảm và mạnh mẽ để bảo vệ anh. May quá thắc mắc có người nêu lên và được anh Điếu Cày cho biết:
- Trước khi bước vào con đường đấu tranh chống chính quyền cộng sản, tôi đã tiên liệu trước những gian nan sẽ xảy ra cho gia đình, nên tôi đã tự dựng bức tường ngăn cách hầu bảo vệ vợ con. Anh mỉm cười nói tiếp:
" Về mặt pháp lý chúng tôi không còn là vợ chồng, nhưng trong tim chúng tôi vẫn luôn có nhau"
Nghe anh “giải mả” bí mật này mà thấy nhẹ cả lòng. Thật cám ơn chị Dương Thị Tân rất nhiều, đúng là sau lưng một người hùng luôn có một người phụ nữ dũng cảm hỗ trợ. Nếu không có sự hỗ trợ và can đảm của chị thì chưa chắc chúng ta đã có một người hùng Điếu Cày như hôm nay.
Có lẽ nhờ đến xứ sở tự do nên anh mới dám tiết lộ bí mật này cho mọi người biết.
Sự hỗ trợ của gia đình luôn cần thiết và quan trọng để anh tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh. Anh kể lại con trai anh mới gọi DT cho biết “Mẹ nói bố đừng bận tâm đến chuyện vợ con ở quê nhà, bố cứ tiếp tục con đường đấu tranh của bố đã chọn…” Xin cám ơn sự hy sinh của gia đình anh cho công việc đấu tranh chung.
http://www.sbtn.tv/vi/tin-cong-dong-hai-ngoai/vai-cam-nhan-ve-blogger-dieu-cay-qua-buoi-hoi-ngo-voi-cac-anh-chi-em-sbtn
-
--
**Hiện nay tại hải ngoại có nhiều người Việt Nam có những QUAN ĐIỂM CỰC ĐOAN, họ không được sự hỗ trợ từ người dân trong nước và gây nhiều khó khăn cho những người đang tìm kiếm sự thay đổi tiệm tiến tại Việt Nam. ( Trích)
Phóng viên AP đã hỏi Điếu Cày rằng những người cực đoan này có nên im lặng bớt không? Những người đang sống an toàn tại hải ngoại mà cứ cố gắng khuyến khích các cuộc nổi dậy bên trong Việt Nam, trong lúc thừa biết rằng những người làm theo hướng dẫn của họ là sẽ nhận được án tù lâu. Đây có phải là một việc làm đạo đức?
Anh Điếu Cày quan niệm:
"Tôi nghĩ rằng mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau trong vấn đề tự do ngôn luận. Tôi có thể không hoàn toàn đồng ý với họ về một số vấn đề nhưng không vì thế mà tôi nghĩ rằng họ cần phải im lặng. Thứ hai tôi nghĩ không nên cho rằng những ai có quan điểm không giống mình thì là cực đoan. Chúng tôi đang muốn kết nối và hàn gắn những ngăn cách giữa người dân Việt với nhau để cùng xây dựng một tương lai đoàn kết và dân chủ cho Việt Nam...
Những người đấu tranh cho dân chủ trong nước, họ cũng như tôi, đứng lên đấu tranh là do sự thôi thúc khởi đi từ lòng yêu thương đất nước, do đó nói rằng chúng tôi đấu tranh chỉ vì có sự thôi thúc, khuyến khích của những đồng hương bên ngoài đất nước là không đúng. Có hay không sự khuyến khích, hỗ trợ từ bên ngoài chúng tôi vẫn đấu tranh. Và đấu tranh hay không là quyết định của cá nhân mỗi người, do đó, không cần đặt ra là nên khuyến khích hay không và nếu có khuyến khích thì đó là có đạo đức hay không đạo đức..."
Full STT:
Phóng viên AP đã hỏi Điếu Cày rằng những người cực đoan này có nên im lặng bớt không? Những người đang sống an toàn tại hải ngoại mà cứ cố gắng khuyến khích các cuộc nổi dậy bên trong Việt Nam, trong lúc thừa biết rằng những người làm theo hướng dẫn của họ là sẽ nhận được án tù lâu. Đây có phải là một việc làm đạo đức?
Anh Điếu Cày quan niệm:
"Tôi nghĩ rằng mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau trong vấn đề tự do ngôn luận. Tôi có thể không hoàn toàn đồng ý với họ về một số vấn đề nhưng không vì thế mà tôi nghĩ rằng họ cần phải im lặng. Thứ hai tôi nghĩ không nên cho rằng những ai có quan điểm không giống mình thì là cực đoan. Chúng tôi đang muốn kết nối và hàn gắn những ngăn cách giữa người dân Việt với nhau để cùng xây dựng một tương lai đoàn kết và dân chủ cho Việt Nam...
Những người đấu tranh cho dân chủ trong nước, họ cũng như tôi, đứng lên đấu tranh là do sự thôi thúc khởi đi từ lòng yêu thương đất nước, do đó nói rằng chúng tôi đấu tranh chỉ vì có sự thôi thúc, khuyến khích của những đồng hương bên ngoài đất nước là không đúng. Có hay không sự khuyến khích, hỗ trợ từ bên ngoài chúng tôi vẫn đấu tranh. Và đấu tranh hay không là quyết định của cá nhân mỗi người, do đó, không cần đặt ra là nên khuyến khích hay không và nếu có khuyến khích thì đó là có đạo đức hay không đạo đức..."
Full STT:
-Son Tran-Son Cao
CSVN tức giận tìm cách trả thù gia đình Điếu Cày
Buổi tiệc mừng ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vừa được trả tự do, tổ chức tại văn phòng Công Lý và Hoà Bình, nhà thờ Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, Q.3 bởi gia đình của ông Nguyễn Văn Hải
Buổi tiệc mừng ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vừa được trả tự do, tổ chức tại văn phòng Công Lý và Hoà Bình, nhà thờ Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, Q.3 bởi gia đình của ông Nguyễn Văn Hải. Thế nhưng niềm vui này cũng không kéo dài được lâu, vì gia đình của ông Hải lại phải đối diện với một đợt sách nhiễu mới của công an CSVN.
Tin từ Việt Nam cho biết, vì tức giận trước những hoạt động truyền thông mới nhất của ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Công an CSVN đã tìm cách trả thù vào gia đình của ông ở Sài Gòn.
Bà Dương Thị Tân cho biết công an vừa gửi giấy triệu tập đến cho bà, để làm khó dễ về việc bà cho thuê căn nhà của mình, lấy tiền sinh sống. Được biết từ ngày ông Hải bị bắt, bà Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng đã phải rất khó khăn để sinh sống như những người bình thường trong nước. Tất cả những khách đến thuê nhà của bà Tân sau khi đặt tiền cọc và chuẩn bị đến ở, đã bị công an CSVN mời gặp và yêu cầu phải đi khỏi chỗ đó, nếu không sẽ bị làm khó dễ.
Mới đây, khách thuê nhà cũng vừa báo cho bà Dương Thị Tân biết rằng họ bị đe doạ nên phải dọn đi, và xin bà Tân cho lấy lại tiền cọc nhà. Bà Tân không đồng ý với hành động bức bách này và tìm cách phản đối, còn công an thì tìm cách khép bà vào tội cưỡng đoạt tài sản của người thuê nhà để sách nhiễu.
Hiện nay rất nhiều người tin rằng trước sức hoạt động và tầm ảnh hưởng lớn của ông Nguyễn Văn Hải, có thể bà Tân sẽ là nạn nhân kế tiếp của CSVN, nhằm gây áp lực với ông Hải.
Nhiều năm nay, bà Tân và con trai là Nguyễn Trí Dũng đã có một cuộc sống hết sức vất vả do bị công an sách nhiễu. Thậm chí bị công an tạo nhiều áp lực dẫn đến bệnh tật, bà Tân đã không dám chữa trị vì phải dành tiền cho cuộc đấu tranh và thăm nuôi ông Nguyễn Văn Hải.
Được biết, mới đây, ông Nguyễn Văn Hải lên tiếng là sẽ chuẩn bị hồ sơ và chứng cứ để khởi kiện nhà nước CSVN trước toà án quốc tế. Ông Hải nói trên vai ông còn gánh nặng ủy thác của anh em tù chính trị, và kể cả anh em tù hình sự. Ông phải thay anh em cất lên tiếng nói, để bảo vệ họ. Sự kiện này đang làm công an CSVN tức giận, trước khí phách của người tù lương tâm này.
Nguyễn Khanh / SBTN
-Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như trại súc vật
(Người Việt)- Nam Phương & Thiện Giao 27-10-2014
LTS Sáu ngày sau khi được đưa thẳng từ nhà tù ở Nghệ An lên máy bay sang thẳng Hoa Kỳ và đặt chân xuống phi trường Los Angeles, ngày 27 tháng 10, blogger Điếu Cày dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ chỗ ở tạm của ông. Trong cuộc phỏng vấn này, ông chia sẻ nhiều điều liên quan đến việc được thả trước thời hạn và những trải nghiệm của ông ở trong tù. Cuộc phỏng vấn do Nam Phương và Thiện Giao thực hiện.
Người Việt: Khi được thả ra khỏi nhà tù ở Thanh Chương, Nghệ An, sao người ta không thả anh ở Việt Nam mà lại đi thẳng sang Hoa Kỳ?
Điếu Cày: Trước hết, tôi xin nói rõ: Tôi không xin tha tù, và nhà cầm quyền Cộng Sản cũng không tha tôi. Họ đưa tôi ra khỏi trại giam và áp giải tới sân bay. Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố, Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
Người Việt: Vậy anh có biết trước việc ra đi? Hay anh có biết là liệu có những cuộc nói chuyện giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ?
Điếu Cày: Hai bên chính phủ làm việc với nhau thì chúng tôi hoàn toàn không biết. Chúng tôi ở trong tù. Thông tin rất hạn hẹp.
Người Việt: Có nghĩa là anh bị trục xuất?
Điếu Cày: Cũng không hẳn như vậy. Chính phủ Việt Nam yêu cầu tôi viết đơn xin tha tù và nhập cảnh vào Mỹ để học tập về báo chí. Nhưng họ cũng không đưa ra điều kiện tôi được ra tù và được ở lại Việt Nam. Còn khi tôi gặp đại diện Bộ Ngoại Giao Mỹ, thì họ nói chính phủ Mỹ yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thả tôi vô điều kiện dù tôi ở lại Việt Nam hay sang Hoa Kỳ, thì hai bên mới đạt thỏa thuận tôi ra tù sẽ sang Mỹ.
Người Việt: Vào ngày anh lên đường sang Hoa Kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng anh tự quyết định xin sang Mỹ. Như thế có đúng không ạ?
Điếu Cày: Câu hỏi của anh có phải là: Anh không có quyền lựa chọn ở lại Việt Nam và đi sang Mỹ, hay đúng như Bộ Ngoại Giao Mỹ nói anh quyết định sang Mỹ để được thả sớm?
Người Việt: Đúng vậy.
Điếu Cày: Cả hai điều trên đều đúng.
Người Việt: Anh từng qua nhiều nhà tù khác nhau ở Việt Nam. Nơi nào cai tù độc ác nhất với tù nhân? Cách khác, nhà tù Việt Nam có tôn trọng khía cạnh con người của người bị giam cầm không?
Điếu Cày: Tôi đã đi qua 11 nhà tù của Việt Nam, từ Cà Mau ra tới Nghệ An. Trại nào cũng ác. Nhưng trại giam Cái Tàu, Cà Mau, thì đúng là Trại Súc Vật. Năm 2009, nghị định 113 quy định chỗ nằm mỗi người là 2 mét vuông, nhưng thực tế mỗi người khi chia gạch thì chỉ được rộng bằng (nghe không rõ). Cứ 2 người một cái mùng nhỏ, hai đầu có lỗ thủng để xuyên cái võng qua, kẻ nằm trên, người nằm dưới. Các lối đi trong phòng giam cũng kín người nằm, dù người ta đi lại ướt nhẹp và hôi thối. Nước tắm rất ít và yếu. Tù nhân phải ngậm miệng vào đường ống để hút nước ra, hứng từng ca đổ vào thùng để sử dụng. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng đến gần vòi nước được, nếu không muốn bị một cái ca vào đầu. Một phòng, họ nhốt hơn 100 người mà chỉ có 2 chỗ đi cầu. Lại không có nước dội. Hai đống phân như hai cái thúng úp. Mùi nước tiểu và mùi phân nồng nặc, cộng với hơi người hầm hập. Và muỗi thì nhiều vô kể. Những ngày triều cường lên cao, nước trong cống và hố phân không thoát ra được, dâng lên, ngập đầy sân trại, thúi hoắc. Còn cơm với canh thì suốt đời là canh rau muống, mà canh rau muống thì dài nửa mét. Những người bị kỷ luật mới khổ.
Người Việt: Có sự khác biệt nào giữa chính sách đối xử của cai tù với tù chính trị và tù hình sự?
Điếu Cày: Tôi muốn nói về chuyện quản giáo đánh tù ngay giữa sân trại, có hàng ngàn tù nhân chứng kiến. Đó là vụ của đại úy tên là Phú Ma đánh tù nhân tên là Minh Ngọng người Cà Mau. Lúc đầu thì anh ta quất bằng mã trắc, sau đó bỏ mã trắc sang một bên, lấy gốc tràm đánh tiếp. Rồi lại thay bằng một chân niễng. Minh Ngọng chỉ lấy hai tay ôm lấy đầu, nằm quằn quại giữa sân. Đánh mỏi tay rồi Phú Ma bắt Minh Ngọng bò vào nhà tự quản, như một con vật. Phú Ma là người ở Vinh, quê Nghệ An. Còn rất nhiều vụ nữa mà tôi không tiện kể hết ra đây. Chính tôi đấu tranh hơn 2 tháng trời thì họ mới khoan thêm một cái giếng cho tù nhân ở trại giam Cái Tàu, Cà Mau.
Nếu Viện Kiểm Sát mà muốn điều tra, cứ lấy tổng số tù nhân nam ở trại Cái Tàu, chia cho diện tích số phòng giam vào thời điểm đó thì sẽ biết mỗi người nằm một đoạn gạch là bao nhiêu. Tôi ở đội 28 nhưng mà 2 lần Viện Kiểm Sát vào trại kiểm tra là 2 lần quản giáo đưa cả đội chúng tôi ra ngoài đồng ngồi cho đến khi Viện Kiểm Sát đi về thì mới được cho vào trại. Sống như thế thì làm sao gọi được là người?
Người Việt: Anh đã từng tuyệt thực nhiều lần, trong đó có 2 lần tuyệt thực
dài, gần một tháng và hơn một tháng. Nếu lần sau cùng, khi anh ở Thanh Chương, không có anh Nguyễn Xuân Nghĩa tiết lộ chuyện anh tuyệt thực, anh có thể nguy đến tính mạng không?
Điếu Cày: Lần tuyệt thực 28 ngày, đến ngày thứ 28 họ phải đưa cấp cứu tại bệnh viện 30 tháng Tư. Lần thứ hai tại trại giam số 6, tôi tuyệt thực 33 ngày. Tôi không ăn, chỉ uống nước. Ở trại B34, tôi tuyệt thực nhưng không có ai đưa tin ra ngoài. Vì vậy, khi tôi sắp chết họ mới đưa tôi đi cấp cứu. Ở trại giam số 6, nếu không có anh Nguyễn Xuân Nghĩa thì tôi cũng phải đi tới cùng như lần trước thôi. Nhưng lần này may có anh Nghĩa đi ra thăm gặp, anh đã dũng cảm báo cho chị Nga vợ anh ấy vào ngày 17 tháng Bảy, 2013. Khi gia đình tôi biết tin, đi thăm tôi lần thứ hai vào ngày 20 tháng Bảy, mặc dầu tin tôi tuyệt thực đã được cả thế giới biết tới, từ ngày 17 tháng Bảy, đến 20 tháng Bảy, Viện Kiểm Sát mới vào làm việc.
Người Việt: Trở lại việc gần đây. Thấy mấy bức hình liên quan đến kỷ vật anh mang ra bên ngoài, trong đó có bức thư của anh Trương Duy Nhất do anh mang ra. Khi anh đi ra, những bạn tù còn lại gồm những ai, họ ký thác, kỳ vọng điều gì nơi anh? Anh có thể làm gì để giúp họ?
Điếu Cày: Ngoài anh Trương Duy Nhất, còn có anh Trần Anh Kim, anh Nguyễn Kim Nhàn và 3 anh Tây Nguyên nữa. Khi chúng tôi thảo luận với nhau, anh em nhắn gởi và ủy thác cho tôi thay mặt anh em đấu tranh cho quyền lợi của tất cả tù chính trị, vạch trần những văn bản luật rừng. Anh em tin rằng tôi đủ trải nghiệm để thực hiện nghĩa vụ này. Điều đó cũng tác động đến quyết định của cá nhân tôi. Các bạn có thể thấy điều ấy ngay trên lá thư của anh Trương Duy Nhất. Tôi mong được mọi người chung tay giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành những điều mà anh em đã tin tưởng ký thác.
Người Việt: Khi ở nhà tù số 6 Huyện Thanh Chương, anh bị giam chung với tù làm gián điệp với Trung Quốc. Những người đó được sử dụng để theo dõi các anh và báo cáo lại với cai tù? Những người đó có làm phiền các anh nhiều không?
Điếu Cày: Đúng vậy. Trại Nam Hà, hễ có 2 đơn tố cáo là bị giam riêng, không cần biết đơn tố cáo có phải là sự thật không. Trại giam chỉ sử dụng đơn tố cáo của mấy tên gián điệp làm cái cớ để đàn áp anh em tù chính trị mà không cần điều tra, xác minh. Cụ thể nhất là vụ của tôi. Khi họ ngang nhiên và quyết định giam riêng tôi, không hề có một biên bản vi phạm nào, bất chấp tôi phản đối, họ xốc nách tôi, đưa ngay vào trong buồng giam. Khi anh Nghĩa đưa được tin ra ngoài, vào ngày 23 tháng Bảy, trại giam đưa tôi ra, tuyên đọc đơn tố cáo của 2 thằng gián điệp, lập biên bản nguội nhằm hợp thức hóa quyết định họ đã ra từ ngày 22 tháng Sáu, 2013, tức là trước đó hơn 1 tháng. Tôi đã ngay lập tức vạch trần âm mưu đê hèn này, và yêu cầu những người ký vào biên bản đó phải ghi đúng ngày tháng rồi mới ký.
Người Việt: Bây giờ đã sang Hoa Kỳ, chỉ mới là những ngày đầu tiên. Con đường dự định đấu tranh sẽ tiếp tục ra sao? Dự định cuộc sống riêng sẽ ra sao?
Điếu Cày: Về cuộc sống riêng, gia đình tôi và gia đình bên vợ hầu hết ở Vancouver và Toronto, Canada. Hiện nay tôi cũng chưa muốn chia sẻ nhiều về cuộc sống riêng.
Về dự tính tranh đấu trong tương lai, tôi muốn nói như thế này: Các chế độ độc tài thường tạo ra một không gian khép kín và bưng bít thông tin. Chúng nắm tất cả mọi phương tiện truyền thông và dùng nó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cầm quyền. Còn người dân trong những đất nước đó thì được nghe, được biết những gì nhà cầm quyền muốn. Người dân không có phương tiện cất lên tiếng nói, thể hiện ý nguyện của mình. Bọn độc tài thì sống phè phỡn trên những vùng tối u mê đó. Cho đến khi bức tường bưng bít thông tin bị phá vỡ bởi người dân đã có trong tay công cụ để chia sẻ để cất lên tiếng nói, để tự do biểu đạt ý nguyện của mình, lúc đó sự dối trá mới bị phơi bày. Người dân sẽ mất niềm tin, và đến một ngày, khi họ rút lại sự tuân phục, quyền lực khi đó chỉ còn là thứ cường quyền. Truyền thông không còn bất cân xứng, tự do nhiều chiều sẽ đem lại sự cảm thông và sự thấu hiểu giữa các dân tộc, giữa các quốc gia, và góp phần củng cố hòa bình. Chúng tôi đã bắt đầu bằng truyền thông, chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường đã chọn. Nếu bạn đồng ý với tôi, hãy chung tay tạo ra càng nhiều kết nối để loan tải thông tin, để cân bằng và để phá vỡ bức tường bưng bít thông tin và định hướng.
Người Việt: Người cùng xử chung vụ với anh, là chị Tạ Phong Tần và blogger Phan Thanh Hải. Anh và anh Hải đã ra tù, còn lại chị Tần. Anh nghĩ gì về trường hợp chị Tạ Phong Tần.
Điếu Cày: Chị Tạ Phong Tần là người đấu tranh rất kiên cường, là một cây bút chủ lực. Trong suốt nhiều năm qua, chúng tôi tuy bị chia cắt ra nhiều nơi, chúng tôi vẫn luôn nhớ về nhau, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh này, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã chịu mất mất rất lớn. Đặc biệt là trong việc mẹ cô Tần tự thiêu để phản đối chế độ hà khắc này. Vì vậy, chúng tôi, dù đã được ra ngoài, vẫn sẽ tìm mọi cách, sẽ đấu tranh bằng mọi giá để kéo Tần ra ngoài, bởi vì Tần không có tội gì cả. Chúng tôi chỉ là những người dân biểu đạt quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận một cách ôn hòa, mà đã bị chính quyền Cộng Sản này đàn áp một cách ghê rợn như vậy.
Người Việt: Xin cám ơn thời gian anh dành cho độc giả của chúng tôi.
**************
-Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế
VOA Tiếng Việt
27.10.2014
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10:
VOA: Ông mặc một chiếc áo cộc tay và đi đôi dép tổ ong để sang Mỹ. Vì sao ông lại ăn mặc giản dị như vậy?
Blogger Điếu Cày: Tôi ở trong nhà tù, bị đưa ra ngoài, có thế nào thì mặc như thế. Họ đưa tôi ra khỏi nhà tù và từ Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An, thì họ đưa thẳng tôi ra sân bay Nội Bài.
VOA: Chính quyền Việt Nam nói gì trước khi thả ông không?
Blogger Điếu Cày: Trước đó, Bộ Công an Việt Nam có vào, tham mưu của Bộ Công an Việt Nam có vào, có nói với tôi, đề nghị tôi viết đơn, xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập về báo chí. Họ cũng yêu cầu tôi viết một cái đơn xin tha tù trước thời hạn. Thế nhưng tôi có một nguyên tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù cho nên là tôi không viết.
Sau đó tôi có được gặp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói với tôi rằng chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thả tôi ra vô điều kiện, kể cả tôi ở Việt Nam hoặc đi sang Hoa Kỳ. Nhưng hiện tại, hai chính phủ mới đạt được thỏa thuận là tôi ra tù sẽ nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập.
Và tôi cũng nhận được một số sự ủy thác của anh em ở trong trại giam, kể cả anh em tù chính trị và anh em tù hình sự ủy thác cho tôi cho nên tôi đồng ý nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập.
VOA: Dũng, con trai ông và cả chị Tân, vợ cũ của ông, cho biết là gia đình không nhận được một lời từ biệt nào trước khi ông ra đi. Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này không?
Blogger Điếu Cày: Về những việc như thế này, chúng tôi là người ở trong nhà tù, việc đàm phán giữa hai bên hoặc những người đi trước có kinh nghiệm như thế nào rồi, có thông tin gì rồi thì chúng tôi hoàn toàn không biết. Một người tù khi anh bị đặt vào hoàn cảnh như thế thì anh chỉ có thể đưa ra các quyết định đối phó trong hoàn cảnh đó với những kinh nghiệm mà anh có được, với những thông tin ít ỏi mà anh có được thôi.
Ở trong tù, chúng tôi luôn phải trả giá bằng những phương pháp thử và sai. Còn khi mà xuất cảnh ra sân bay, tôi cũng nghĩ là họ sẽ để cho tôi được gặp con tôi, gặp vợ tôi ở sân bay nhưng thực tế thì họ không cho tôi gặp mà đẩy thẳng ra máy bay luôn.
VOA: Có tin nói rằng ông bị ép buộc đi Mỹ. Thông tin này đúng hay sai, thưa ông?
Blogger Điếu Cày: Thực ra thì nó có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là đối với chính phủ Việt Nam, thì họ chỉ đưa ra cho tôi có một sự lựa chọn, là đi học tại Hoa Kỳ, chứ không có lựa chọn là ở lại Việt Nam, và ra tù.
Anh em tù chính trị thì chúng tôi có thảo luận và thống nhất với nhau rằng “anh sẽ phải đi thay chúng tôi, để làm những gì chúng tôi ủy nhiệm”. Vì vậy, lựa chọn này, không phải là riêng của cá nhân tôi, mà còn là lựa chọn của anh em ở cùng với tôi, qua thảo luận đã ủy nhiệm cho tôi. Điều đó đã được thể hiện qua lá thư của anh Trương Duy Nhất.
VOA: Sau khi ông tới Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông được đi Mỹ vì ‘lý do nhân đạo’. Phản ứng của ông ra sao đối với tuyên bố này?
Blogger Điếu Cày: Tôi thấy cái tuyên bố này hoàn toàn sai, không có cái gì gọi là nhân đạo ở đây cả, bởi vì tòa án Việt Nam vẫn chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để mà buộc tội câu lạc bộ nhà báo tự do. Chúng tôi bị bắt, bị xử sơ thẩm. Chúng tôi đã kháng cáo phúc thẩm, và đã đưa ra bằng chứng thuyết phục nhưng phiên tòa phúc thẩm đó đã không làm được một cái việc duy nhất, đó là chứng minh tội phạm đối với chúng tôi. Và đã không chứng minh được tội phạm, không công bố được chứng cứ, không đưa ra được kết luận mà lại cứ y án.
Việc đưa chúng tôi vào trại giam là hoàn toàn trái pháp luật, và quả thực nó trái pháp luật đối với ngay chính pháp luật của họ. Bởi vì cho đến giờ này, chúng tôi vào tù ngần ấy năm rồi nhưng vẫn chưa có quyết định thi hành án, chưa có bản án phúc thẩm. Tôi đã yêu cầu nhiều lần là phải công bố quyết định phúc thẩm, phải công bố quyết định thi hành án thì mới đưa tôi được vào trại giam. Vì vậy, khi mà anh Khải là tham mưu của Bộ Công an xuống và nói với tôi là viết một đơn xin tha tù trước thời hạn thì tôi nói rằng các anh chưa hoàn thành thủ tục đưa chúng tôi vào tù thì làm sao có thể làm thủ tục đưa tôi ra tù được. Vì vậy tôi không viết đơn xin tha tù. Anh ấy nói đây chỉ là một thủ tục pháp lý thì tôi nói rằng thủ tục pháp lý thì cũng phải tôn trọng pháp luật thì anh mới làm thủ tục pháp lý được. Cuối cùng thì đến ngày đi, họ cũng lặng lẽ đưa tôi ra, không hề tuyên đọc quyết định tha tù hay đình chỉ thi hành án như là Bộ Ngoại giao đã tuyên bố. Tôi cũng không phải ký bất kỳ giấy tờ gì để ra tù.
Vụ án này khi tôi sang đây là nhờ ủy nhiệm của anh em, và tôi cũng còn một trách nhiệm nữa trong chuyến đi này, đó là bắt đầu vụ án CLB nhà báo tự do ở một tòa án khác.
VOA: Tức là anh sẽ đưa vụ việc ra trước một tòa án quốc tế nào đó phải không, thưa ông?
Blogger Điếu Cày: Đúng thế. Đây là một vấn đề pháp luật và là một sai lầm cơ bản của pháp luật mà ngay tòa án Việt Nam sai lầm với chính pháp luật Việt Nam , với chính hiến pháp Việt Nam, vi phạm các công ước quốc tế. Họ không có đủ chứng cứ để buộc tội chúng tôi. Vụ án đã bị vỡ, bị sụp đổ rồi nhưng họ cố tình giam nhốt chúng tôi. Vì vậy mà chúng tôi phải đi ra ngoài này để bắt đầu vụ án đó tù một tòa án khác, tòa án của cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi từng bước một sẽ tiến hành việc đó. Tôi sẽ tìm kiếm các nguồn lực, các tổ chức quốc tế để giúp đỡ chúng tôi đưa vụ đó ra tòa quốc tế. Tôi tin rằng, về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ thắng kiện.
VOA: Một số nhà hoạt động cho rằng chính phủ Việt Nam đang sử dụng các tù nhân bất đồng chính kiến vào một cuộc mặc cả với Mỹ. Ông có nghĩ rằng mình là một con bài trong cuộc trao đổi này hay không?
Blogger Điếu Cày: Quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ với nhau, là một người tù, tôi hoàn toàn không có thông tin gì cho nên tôi không được biết. Tôi cũng không biết đổi tôi để lấy cái gì vì hoàn toàn tôi không được biết những thông tin đó. Một người phải ở trong tù đối với tôi là sáu năm sáu tháng và hai ngày nên bảo tôi phải bình luận về quan hệ ngoại giao giữa hai nước hoặc có những vấn đề liên quan đến tôi thì quả thật là tôi chưa đủ thông tin để mà bình luận.
VOA: Sau nhiều năm con cái tranh đấu cho tự do của ông khi ông ở trong tù, ông có ý định đưa gia đình mình sang Mỹ đoàn tụ với mình không?
Blogger Điếu Cày: Đó cũng là cái điều khi mà tôi lựa chọn ra đi, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều tại vì ai cũng muốn đoàn tụ với gia đình. Thế nhưng, trên vai tôi còn gánh nặng ủy thác của anh em, của anh em tù chính trị, và kể cả anh em tù hình sự. Tôi đã đi qua 11 nhà tù, tôi phải thay anh em cất lên tiếng nói, để bảo vệ họ. Dù họ là tù nhân, họ có thể mất một số quyền công dân nhưng quyền con người, họ vẫn còn đầy đủ. Tôi muốn rằng, những trại giam, phải thực thi pháp luật đầy đủ, và phải đối xử với họ như đối xử với những con người.
Chính vì vậy, trong lựa chọn ra đi này, gia đình tôi tiếp tục bị chia cắt, nhưng mà tôi cũng phải đặt gánh nặng của phong trào, của anh em, lên trên lợi ích của gia đình. Tôi nhận sự ủy thác của anh em để đi tiếp. Còn gia đình tôi, tôi cũng rất mong muốn sớm được đoàn tụ.
http://www.voatiengviet.com/content/blogger-dieu-cay-tuyen-bo-se-kien-vietnam-ra-toa-quoc-te/2498421.html
--
-Son Tran
Điếu Cày, không biết là người thứ mấy triệu trên trái đất này tiếp tục con đường có cái tên rất đẹp: Tự do trong lưu đày.
Điếu Cày chắc chắn không phải là một cậu bé. Anh sinh năm 1952 năm nay đã ngoài 60, cái tuổi mà ở Việt Nam anh đã về hưu, đuổi gà nếu nghèo, du lịch nếu trung lưu và hưởng thụ, ăn chơi nếu giàu có.
Ở lứa tuổi 62 anh bị đẩy vào cuộc đời lưu vong vào tối hôm nay 21 tháng 10 năm 2014.
Vì già nên anh không có cái may mắn như những kẻ lưu đày mang đủ mọi quốc tịch khác. Vì là người Việt Nam nên sự lưu đày của anh cũng đáng ngạc nhiên hơn khi đất nước ấy vốn dĩ đã bội thực những mảnh đời như thế.
Mảnh đất đón anh là Hoa Kỳ nơi có hơn hai triệu người đã và đang sống đời lưu vong từ năm 1975. Tuy nhiên trong những mảnh đời lưu vong ấy không có ai cay đắng như anh. Chỉ duy nhất một mình anh, anh bị chính quê hương của anh từ chối, đẩy anh lên máy bay và buộc anh sống cuộc đời anh không hề muốn bởi anh gắn bó và chấp nhận quê hương như một chốn lưu đày vì anh biết chỉ ở đó anh mới có thể nói lên tiếng nói của một người Việt Nam, hơn thế, một người Việt có chứng minh nhân dân và có luôn quân tịch của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Anh là bộ đội, và là bộ đội chiến đấu trên nhiều chiến trường và chiến trường cuối cùng của anh là nhà giam Thanh Hóa, nơi anh thi hành bản án được gọi là trốn thuế sau đó “biến tấu” thành tuyên truyền chống chính quyền cách mạng.
Anh không từ chối mình chống cách mạng vì cách nay hơn 7 năm anh là một nhà báo chủ trương thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do, tờ báo mạng có tiếng nói phản ảnh niềm tin và ước vọng của những người như anh và cuối cùng thì bùng nổ với việc biểu tinh chống Trung Quốc.
Vì chống Trung Quốc nên bản thân anh chịu nhiều hình phạt nhất trong tất cả những người tù nhân lương tâm như anh.
Và cuối cùng, sau bao tranh đấu của nhiều người, nhiều chính phủ anh được Hà Nội lấy ra làm vật trao đổi với những gì mà họ muốn.
Mỹ nhấc lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào ngày 2 tháng 10, ba tuần lễ sau, ngày 21 tháng 10 anh được thả. Có thể nói tự do của anh có giá trị ngang với những hợp đồng bán vũ khí mà Mỹ sẽ ký với Việt Nam. Anh còn một chút an ủi, nếu Hà Nội dùng vũ khí này của Mỹ để chống Trung Quốc thì tâm nguyện của anh xem như toại nguyện!
Nhưng không đơn giản như vậy.
Anh không được thả, anh bị lưu đày. Mặc dù Hà nội đã cầm trong tay văn bản nới lỏng bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Điếu Cày hiểu tại sao anh không được tiếp tục sống trong nước vì thâm tâm anh biết rằng chế độ rất sợ người bộ đội có tên Điếu Cày, một cái tên của đồng bằng Bắc bộ mảnh đất tạo nên những con người làm cách mạng và sẽ còn tiếp tục tạo nên những con người như thế.
Ngoài trang bị sức mạnh của một người lính anh còn có sức mạnh tư duy của nhà báo, một nhà báo tự do và tự thoát ra mọi ràng buộc với 7 ngàn tờ báo khác. Anh đã từng viết những bài báo xoáy vào các vấn đề Việt Nam. Anh là mối nguy tiềm ẩn lớn nhất vì một lý do mà ai cũng thấy: Anh quá nổi tiếng và quá thu hút người khác, những người có tư tưởng đấu tranh như anh.
Chế độ sợ anh trở thành lãnh tụ. Chế độ lưu đày anh xa quê như một cách làm cho bạn bè, đồng chí và nhất là những người mến mộ anh quên con người bất khuất ấy.
Ngồi trên máy bay suốt đêm 21 tháng 10 để tới một đất nước xa lạ chắc chắn anh sẽ buồn, sẽ thất vọng và có khi tuyệt vọng là đằng khác nhưng có điều nhiều người tin rằng Điếu Cày sẽ không phản bội lại chính con người anh, con người mà ý chí vượt qua mọi khả năng tiêu diệt của quỷ dữ.
Anh bước lên máy bay không trong tư thế của người chiến thắng. Anh vẫn bị áp tải như phạm nhân. Không được gặp mặt vợ con không được nói một lời từ biệt.
Chung quanh anh là công an các loại và người theo anh bước lên phi cơ là nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Anh tiếp tục thi hành bản án mà chính quyền cộng sản Việt Nam ưu ái giao anh cho người Mỹ tiếp thu như họ đã từng tiếp thu Hà Nội 60 năm về trước.
Nhưng người Mỹ khác rất xa với người cộng sản. Họ mang anh về và tạo cho anh cảm giác anh đang về nhà, căn nhà tự do dân chủ đích thực.
Hàng trăm ngàn người biết sự ra đi của anh qua các làn sóng truyền thông quốc tế. Người Mỹ nhắc tới anh bằng ngôn ngữ Việt Nam và họ đã thành công khi đưa được một con người bất khuất ra khỏi nơi tối tăm tù ngục. Một làn sóng người hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh tại phi tường Los Angeles.
Phần còn lại là anh, người blogger bất khuất Điếu Cày
Anh sẽ tiếp tục sống bằng chuỗi im lặng nếu anh muốn. Ngay cả khi anh im lặng thì Hà Nội cũng sợ anh. Bản chất gian dối và thủ đoạn khiến họ sợ tất cả những gì anh làm và ngay cả khi anh không làm gì cả. Họ chỉ thở phào nhẹ nhỏm khi anh đầu hàng, lúc anh chấp nhận tin rằng không thể chiến đấu bên ngoài đất nước Việt Nam như rất nhiều người từng nói. Khi ấy anh sẽ tự động quay về tư thế một công dân Việt Nam bình thường sống trên đất Mỹ.
Bằng không, nếu anh tiếp tục lên tiếng, tiếp tục cho thế giới thấy sự giả trá của chế độ, tiếp tục là nhân chứng gào thét trước quốc hội trước báo chí và trước cộng đồng người bản xứ về những gì mà Việt Nam đã và đang làm thì lúc ấy Hà Nội sẽ nhận thức được cái giá phải trả cho một hợp đồng là đắt đỏ như thế nào.
Điếu Cày sẽ làm được vì thời gian hơn 6 năm trong lao tù cộng sản anh đã chứng minh cho mọi người thấy lòng kiên trì của anh. Anh đã tạo cảm thông cho hàng trăm bạn tù cùng trại giam và anh đã chứng minh rằng không nhà giam nào làm anh sợ hãi.
Thế giới tự do không phải là nhà giam mặc dù nó dẫy đầy thử thách. Đối với Điếu Cày, thử thách không phải là chuyện lớn mà điều anh sắp gặp là những cám dỗ rất đời thường. Những cám dỗ ấy đã từng quật ngã hàng trăm người tranh đấu. Những thanh kiếm vô hình nhưng có khả năng đâm thủng những chiếc áo giáp tự tin kiên cố nhất. Thanh kiếm ấy bén ngọt hơn nếu có sự tiếp tay mài giũa của người cộng sản đang hoạt động ở hải ngoại.
Cám dỗ có thể đến bằng sự tung hô, thần tượng hóa thậm chí là chiếc ghế ảo tưởng mà hải ngoại đã quen thuộc.
Cám dỗ có thể đến từ những buổi nói chuyện được trả tiền, từ đó dẫn theo những nguồn lợi khác cũng bằng tiền. Những đồng đô la tạo nên quyền lực và cũng tiêu diệt dần mòn ý chí, tư duy của bất cứ người nào không kinh nghiệm trong môi trường chính trị đầy bất trắc nơi hải ngoại. Bất trắc và hấp dẫn vì nó thở hơi thở dân chủ, cái mà Điếu Cày và nhiều người khác như anh ao ước được thở, được nhìn thấy.
Mọi sự vẫn còn quá sớm để nói lời mong đợi hay nghi nan, tuy nhiên có một điều rất chắc chắn: bắt đầu từ ngay mai, con người dễ mến ấy sẽ thức dậy với tiếng ồn của một xã hội sinh động và cảm nhận rằng anh đã bắt đầu một cuộc chiến khác. Không có nhà giam, công an hay quản giáo nhưng lại có rất nhiều nỗi lo chung quanh đời sống: Sự cám dỗ kéo anh ngày càng xa ý thức đấu tranh khi anh bị nhổ ra khỏi gốc rể Việt Nam.
Nhưng bù lại, anh sẽ thấy thế nào là dân chủ, điều mà anh đang nỗ lực hướng tới. Khi đã thấy anh sẽ phản ứng. Với con người như anh phản ứng thế nào thì người cộng sản cũng sợ cả.
Ngày mai, 22 tháng 10 năm 2014 tính theo giờ Los Angeles, Điếu Cày sẽ là trang sách mới cho những người tranh đấu trong nước. Họ sẽ nhìn anh như một mũi tên được phóng đi bằng sức kéo của một nền dân chủ lớn vào hàng đầu thế giới.
Cánh Cò/ Blog RFA
-Ai cho blogger Điếu Cày xuất cảnh sang Mỹ?
(Petrotimes) – Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 23/10, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời những vấn đề đang được dư luận quan tâm, trong đó có vụ thả tự do đối với ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) và thông tin công dân Việt Nam thiệt mạng trong vụ lở tuyết tại Nepal mới đây.
Theo bà Phạm Thu Hằng, Nhà nước Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) và cho phép xuất cảnh sang Mỹ vì lý do nhân đạo. Trước đó, trả lời câu hỏi của phóng viên ngày 22/10, bà Phạm Thu Hằng đã khẳng định ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, như cách Bộ Ngoại giao Mỹ gọi Nguyễn Văn Hải.
Nguyễn Văn Hải sinh năm 1952, có bút hiệu trên blog là Điếu Cày, bị bắt ngày 20/4/2008 tại TP Hồ Chí Minh. Ngày 10/9/2008, Nguyễn Văn Hải bị tòa án tuyên phạt 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế. Tháng 4/2012, Nguyễn Văn Hải bị tòa án xét xử thêm về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự và bị tuyên án 12 năm tù giam.
Nguyễn Văn Hải
Ngày 21/10/2014, Nguyễn Văn Hải được tạm đình chỉ chấp hành án và được phép xuất cảnh sang Los Angeles, Mỹ.
***************
Việc trục xuất blogger Điều Cày là bất hợp pháp?
Marianne Brown
23.10.2014
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một trong những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, mới đây đã được thả khỏi nhà tù và đưa sang Mỹ. Tuy việc phóng thích được nhiều người hoan nghênh, một số người đã nêu lên nghi vấn về tính chất hợp pháp của hành động này. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Nhiều người đã chào đón ông Nguyễn Văn Hải khi ông đến phi trường Los Angeles hôm thứ tư sau khi được phóng thích trước thời hạn ra khỏi một nhà tù ở Việt Nam.
Ông Hải bị tuyên án 12 năm tù vào năm 2012 vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải cũng bị tuyên án tù trong phiên xử đó.
Ông Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, là một trong những người viết blog chính trị nổi tiếng nhất Việt Nam. Ông viết về nạn tham nhũng trong chính quyền, vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và đã sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
Tuy việc ông được phóng thích nhận được sự hoan nghênh của nhiều người, Luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho ông, nói rằng không có cơ sở pháp lý để trục xuất ông.
Bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết bản án của ông Hải đã được tạm hoãn.
Anh Nguyễn Trí Dũng, con của blogger Điếu Cày, nói rằng cách thức mà chính quyền đối xử với cha anh chứng tỏ là nhà cầm quyền Việt Nam có thể hành động một cách tùy tiện đối với những người chỉ trích chính phủ.
"Cha tôi bị bỏ tù một cách bất hợp pháp. Họ không đưa cho ông bất kỳ một giấy tờ nào để cho biết lý do họ bỏ tù ông. Họ thả ông cũng với một cách thức như vậy. Điều này trên cơ bản cho thấy những gì xảy ra ở Việt Nam vào thời điểm này. Người dân có thể bị bắt bất cứ lúc nào mà chính quyền muốn bắt, với bất kỳ lý do nào."
Trước đây, vào năm 2008, ông Hải cũng đã bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam về tội trốn thuế trong vụ án mà nhiều người cho là có động cơ chính trị. Sau khi mãn hạn ông tiếp tục bị giam để chờ điều tra.
Hoa Kỳ nằm trong số nhiều nước trên thế giới yêu cầu Việt Nam trả tự do cho blogger Điếu Cày. Các nhà quan sát cho rằng việc ông được thả là kết quả của những cuộc thương lượng với Washington về việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Tuy nhiên, con ông là anh Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy.
"Đó không phải là một sự chọn lựa thật sự. Nếu cha tôi chọn ở lại Việt Nam, ông ấy sẽ bị cầm tù. Họ sẽ không thả ông ra."
Anh Dũng nói thêm rằng cha anh tán thành việc này để chứng tỏ tình đoàn kết với những người tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Các tổ chức nhân quyền hoan nghênh vụ phóng thích, nhưng ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á Châu của Human Rights Watch, nói rằng việc này không báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách của Việt Nam.
Ông Robertson nói rằng “Nhiều người đọc Điếu Cày giờ đây sẽ đọc các bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều đó không thay đổi một sự thật là các blogger khác thế chỗ cho ông ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối mặt với những sự sách nhiễu và đàn áp có tính hệ thống của cảnh sát như ông đã từng đối mặt.”
Theo Human Rights Watch, Việt Nam đang giam cầm từ 150 đến 200 tù nhân chính trị. Nhà cầm quyền Hà Nội nói rằng Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm.
FB Nguyễn Trí Dũng (con trai anh Điếu Cày): Những hình ảnh đầu tiên ngay khi bố mình vừa về nơi nghỉ ngơi tối hôm qua, đó là lấy những lá thư và đơn từ của anh em tù nhân mà ông đã khâu vào sau chiếc áo ra. Ai bảo ông không có hành trang, ai bảo hành trang của ông nhẹ nhàng ?!
Thư Trương Duy Nhất
Anh Hải,
Buổi chiều 11/7/2014, hôm đầu em nhập trại, nghe tin Điếu Cày ở trại này, phòng sát bên em giật minh mừng. Mừng đến giật mình! Ngay cả những thằng phe khác, những tên gián điệp Tàu như lão Tiến, thằng Thuận cũng phải thốt lên TD Nhất vào đây khiến Điếu Cày như được chắp thêm cánh. Câu này đúng cả với TD Nhất.
Ngày nào cũng vậy, mấy lần anh lên đài giao lưu, thông tin với nhau. Hình ảnh Điếu Cày gầy nhom, quần đùi cởi trần giơ xương sườn
Vì thế, anh đi em vui. Rất vui và mừng cho anh. Nhưng thật lòng cũng giật mình buồn. Khi nghĩ tới những ngày đến không thấy hình ảnh ĐC trèo ngồi lắt lẻo trên đài nữa. TD Nhất cũng chẳng còn biết tâm sự, chuyện trò cùng ai nữa.
Anh đi, nhớ làm ngay cho TD Nhất các việc đã trao đổi anh nhé. Đây không còn chỉ là việc cho riêng một mình TD Nhất nữa, mà những việc đó, những việc anh sẽ làm cho TD Nhất đã trở thành việc của cả một phong trào, việc cho nhiều người và là việc .đại sự rồi!
Thế anh nhé. Ôm anh! Nhớ, rất nhớ những ngày anh em ở cùng nhau tại cái trại tù số 6 khét tiếng này.
Em: Trương Duy Nhất
TUYÊN BỐ CỦA ĐIẾU CÀY VÀ TRƯƠNG DUY NHẤT TỪ TRẠI GIAM SỐ 6
Dưới đây là tuyên bố của Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và nhà báo Trương Duy Nhất được viết từ trại giam số 6 "khét tiếng", Bộ Công An. Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã giấu vào nẹp áo và mặc ra sân bay lên đường tới Nước Mỹ. Hình ảnh do Nguyễn Trí Dũng, con trai Anh Điếu Cày đăng tải trên Fb.
"Chúng tôi, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày và Nhà báo Trương Duy Nhất thay mặt các nhà báo Việt Nam đang bị cầm tù gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp của 2 nhà báo Mỹ bị lực lượng phiến quân Hồi giáo IS sát hại là James Poley và Steven Sotloff; gia đình, bạn bè của tình nguyện viên người Anh và công dân Pháp vừa bị sát hại.
Chúng tôi bày tỏ sự lo lắng và cảm thông sâu sắc đến gia đình các con tin đang bị giam giữ bởi các tổ chức khủng bố.
Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế chống khủng bố và mọi nỗ lực để giải cứu và đòi trả tự do cho các con tin.
Chúng tôi kêu gọi các nhà báo Việt Nam, các tổ chức báo chí truyền thông, đồng nghiệp trên khắp thế giới lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ các nhà báo đang tác nghiệp tại những vùng chiến sự nguy hiểm và các quốc gia độc tài về truyền thông. Thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, bảo vệ Nhân quyền.
(Nguồn: FB Nguyễn Trí Dũng)
Son Tran
'' SAU 40 NĂM TIẾN LÊN XHCN
CSvn đã XUẤT KHẨU được...CÁI ĐINH VÍT (cho Nam Hàn)
và ĐIẾU CÀY sang Hoa Kỳ"...
(Sưu tầm trên FaceBook)
-ttngbt: thực ra thì cái đinh vít cũng chưa xuất nổi, mới chỉ xuất được vài cái bìa cát tông thui.
Son Tran
Toi chợt nghĩ có lẽ Điếu Cày sẽ là nhân vật được người Mỹ tìm kiếm nhiều nhất :
1/ anh sinh ra ở miền Bắc cộng sản và đã từng cầm súng cho cộng quân
2/ Anh đã sinh sống trong Nam và tranh đấu cho nước Việt
3/ anh chống cộng sản và chống cả TQ
4/ Anh kg có cái lý lịch quá lớn như họ Cù nhưng anh được lòng :
Cựu quân cs trong nước và giới chức cs cấp tiến
Nhân dân hai miền
Người già trong hàng ngủ cs và các bạn trẻ thanh niên trong nước
Anh được cả người ở Hải Ngoại yêu mến kể cả cựu quan VNCH cho đến lớp trẻ Hải Ngoại
Anh đủ độ dày chín chắn khi ở tù cs
Anh nổi tiếng và được quốc hội các quốc gia bên ngoài đưa ra bàn hội nghị
Vậy tại sao chúng ta kg nương theo người Mỹ để tiếp tục đón tiếp Anh và làm dậy lên phong trào đón tiếp người tù Tự Do , cảm ơn nước Mỹ và lên án chính quyền cộng sản đê hèn bán con dân của mình để đổi lấy những quyền lợi đê hèn của mình . Kêu gọi người dân trong nước cùng chị Dương Thị Tân đòi người vì luật pháp Việt ( tư pháp ) có cho phép xuất khẩu tù nhân của mình hay kg ? Trong ngoài cùng dấy lên phong trào mạnh mẽ thì dù người Mỹ có đi nước cờ nào cũng phải quay lại cùng chúng ta ! Hay chớp lấy thời cơ hỡi những nhà lãnh đạo tương lai . Các Đảng phái chính trị , những hội đoàn , những cộng đồng người Việt Quốc Gia khắp nơi hãy nhân cơ hội này tạo nén một làn sóng bên ngoài hỗ trợ trong nước làm thành con sóng góp phần làm suy yếu và tan rác cs !
1/ anh sinh ra ở miền Bắc cộng sản và đã từng cầm súng cho cộng quân
2/ Anh đã sinh sống trong Nam và tranh đấu cho nước Việt
3/ anh chống cộng sản và chống cả TQ
4/ Anh kg có cái lý lịch quá lớn như họ Cù nhưng anh được lòng :
Cựu quân cs trong nước và giới chức cs cấp tiến
Nhân dân hai miền
Người già trong hàng ngủ cs và các bạn trẻ thanh niên trong nước
Anh được cả người ở Hải Ngoại yêu mến kể cả cựu quan VNCH cho đến lớp trẻ Hải Ngoại
Anh đủ độ dày chín chắn khi ở tù cs
Anh nổi tiếng và được quốc hội các quốc gia bên ngoài đưa ra bàn hội nghị
Vậy tại sao chúng ta kg nương theo người Mỹ để tiếp tục đón tiếp Anh và làm dậy lên phong trào đón tiếp người tù Tự Do , cảm ơn nước Mỹ và lên án chính quyền cộng sản đê hèn bán con dân của mình để đổi lấy những quyền lợi đê hèn của mình . Kêu gọi người dân trong nước cùng chị Dương Thị Tân đòi người vì luật pháp Việt ( tư pháp ) có cho phép xuất khẩu tù nhân của mình hay kg ? Trong ngoài cùng dấy lên phong trào mạnh mẽ thì dù người Mỹ có đi nước cờ nào cũng phải quay lại cùng chúng ta ! Hay chớp lấy thời cơ hỡi những nhà lãnh đạo tương lai . Các Đảng phái chính trị , những hội đoàn , những cộng đồng người Việt Quốc Gia khắp nơi hãy nhân cơ hội này tạo nén một làn sóng bên ngoài hỗ trợ trong nước làm thành con sóng góp phần làm suy yếu và tan rác cs !
Lén lút, bí mật đưa anh Điếu Cày từ nhà tù thẳng ra sân bay đi Mỹ, không thông báo cho gia đình, hành lý mang theo chỉ có đúng một bộ quần áo mặc trên người và đôi dép tổ ong, nó chứng minh rõ rệt nhất sự hèn mạt, ô trọc và vô nhân đạo quá mức tưởng tượng của chế độ cộng sản VIệt Nam trong cư xử đối với con người. Tư cách đốn mạt, nhục nhã của một chế độ không đáng được tồn tại trên thế gian này.
Blogger Điếu Cày trong vòng vây của báo chí và ủng hộ viên ở Los Angeles
Ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã kêu gọi những nhà hoạt động khác đang còn ở trong nhà tù ở Việt Nam ‘hãy mạnh mẽ lên’.
Trước đó, hôm thứ Ba ngày 21/10, ông Hải, người bị chính quyền Việt Nam tuyên án 12 năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, đã được đưa từ nhà tù ở Nghệ An ra thẳ̀ng sân bay Nội Bài ở Hà Nội để đáp máy bay với đích đến là Los Angeles, Hoa Kỳ.
Trong lúc này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều đã phản ứng về việc thả tự do cho blogger Điếu Cày.
Ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã kêu gọi những nhà hoạt động khác đang còn ở trong nhà tù ở Việt Nam ‘hãy mạnh mẽ lên’.
Trước đó, hôm thứ Ba ngày 21/10, ông Hải, người bị chính quyền Việt Nam tuyên án 12 năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, đã được đưa từ nhà tù ở Nghệ An ra thẳ̀ng sân bay Nội Bài ở Hà Nội để đáp máy bay với đích đến là Los Angeles, Hoa Kỳ.
Trong lúc này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều đã phản ứng về việc thả tự do cho blogger Điếu Cày.
‘Không nên khen Hà Nội’
Phát biểu trước truyền thông và những người ủng hộ tới đón mình tại sân bay ở Los Angeles Hoa Kỳ vào khoảng lúc 10 giờ tối ngày 21/10 theo giờ địa phương, ông Nguyễn Văn Hải nói:
”Thông điệp hiệu quả nhất gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù của Cộng sản là anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc.
”Bên ngoài vẫn có các chính phủ, các tổ chức, bạn bè quốc tế luôn luôn quan tâm và ủng hộ anh em cho nên anh em ở trong tù ở Việt Nam hãy mạnh mẽ lên, cố gắng lên để xứng đáng với lòng mong mỏi của tất cả mọi người”
“Freedom (Tự do) cho Việt Nam”, ông hô lên với sự hưởng ứng của hàng chục người đứng xung quanh.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng vừa lên tiếng rằng ‘không nên ca ngợi Hà Nội’ trong việc blogger Điều Cày vừa được thả khỏi nhà tù và cho sang Mỹ.
“Việc blogger Điếu Cày được tự do là một tin tốt lành nhưng không ai có thể lúc nào quên rằng lẽ ra chính quyền không được bỏ tù ông. Chính phủ Việt Nam đã ngược đãi ông một cách khắc nghiệt trong nhiều năm bởi vì ông có dũng cảm để phát biểu chính kiến của mình và nói lên những sự thật không mấy dễ chịu mà các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không muốn lan truyền trên Internet,” thông cáo của HRW dẫn lời ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á, của HRW nói.
Ông Robertson nói thêm:
“Không nên ca ngợi Hà Nội vì đã buộc ông Điếu Cày sống lưu vong như là cái giá cho sự tự do của ông.
Thả một blogger không thay đổi được gì các điều luật trấn áp của chính quyền Việt Nam cho phép họ xử tội hình sự những ai phát biểu ý kiến một cách ôn hòa bất cứ lúc nào.
Chừng nào mà chính quyền Việt Nam không nghiêm túc cải cách để loại bỏ cái gọi là ‘an ninh quốc gia’ ra khỏi Bộ Luật Hình sự thì không có nhà hoạt động nào được an toàn cả.
Các độc giả của Điều Cày sẽ vẫn đọc được những bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều này sẽ không thay đổi thực tế là các blogger khác thay thế Điếu Cày ở Việt Nam sẽ phải chịu sự sách nhiễu có hệ thống của ông an như Điếu Cày đã từng trải qua.”
‘Ông Hải muốn đi Mỹ’
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, đồng thời cho biết ông Hải đã quyết định sang Mỹ sau khi ra tù.
Hoa Kỳ “hoan nghênh quyết định trả tự do cho người tù lương tâm của nhà cầm quyền Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói trong buổi họp báo ngày 21/10.
“Ông [Điếu Cày] đã quyết định sang Hoa Kỳ sau khi ra tù và đã đến nơi vào ngày 21/10 (giờ Hoa Kỳ),” bà cho biết thêm.
“Chúng tôi đã không ngừng kêu gọi trả tự do cho ông và những người tù chính trị khác tại Việt Nam.”
Trả lời câu hỏi của phóng viên BBC, Suzanne Kianpour, về việc liệu sẽ có thêm các tù nhân lương tâm khác được trả tự do trong thời gian tới hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đáp: “Chúng tôi hy vọng là có”.
Khi được yêu cầu xác minh tin nói ông Hải đã bị “ép phải xuất cảnh” sau khi được trả tự do, bà Harf nói “Tôi sẽ xác minh lại với chính quyền Việt Nam về vấn đề này. Chúng tôi biết rằng ông đã quyết định sang Mỹ” sau khi ra tù.
Ông Nguyễn Văn Hải bất ngờ được Việt Nam trả tự do và đưa ra sân bay Nội Bài trong ngày 21/10.
Trước đó, ông thi hành án tù 12 năm tại Trại giam số 6, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Trước khi bị tòa án khép ông vào tội danh này, ông còn bị tội danh ‘trốn thuế’ và đã thi hành xong bản án mà ông luôn bác bỏ và khẳng định mình vô tội.
Ông Hải được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo.
Ông được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế trong buổi lễ được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tổ chức tại New York, Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm ngoái.
Hồi tháng Tám vợ cũ của ông Hải, bà Dương Thị Tân, cho biết phía công an yêu cầu blogger Nguyễn Văn Hải viết đơn xin được ra tù trước thời hạn.
Blogger Điếu Cày được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.
********
Nguồn:
***************
-Điếu Cày 'bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ'
Khá nhiều tổ chức bấy lâu nay vận động gây sức ép tới Hà Nội để thả blogger Điếu Cày.
Blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, vừa rời sân bay Hong Kong để sang Mỹ, theo lời con trai của ông.
Anh Nguyễn Trí Dũng nói với đài BBC rằng bố anh đã gọi điện trong lúc quá cảnh ở Hong Kong và trao đổi ngắn trong khoảng một phút.
“Bố nói bố khỏe,” anh Dũng kể.
Anh Dũng cho biết ông Điếu Cày nói ông “sẵn sàng gặp mọi người” nếu có những người ủng hộ ông ở Mỹ ra sân bay đón ông.
Ông Nguyễn Văn Hải bất ngờ được Việt Nam trả tự do và đưa ra sân bay Nội Bài trong ngày 21/10.
Trước đó trong ngày, anh Trí Dũng, con trai ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải kể lại với BBC câu chuyện về ông ‘rời Việt Nam bằng phi cơ sang Hong Kong để đi Hoa Kỳ’ như sau:
“Có người nước ngoài nói là từ Đại sứ quán Hoa Kỳ liên lạc với tôi và nói cha tôi muốn có số liên lạc.”
“Nhưng khi gọi lại thì không được và sau đó, người kia nhắn tin cho tôi nói cha tôi đã rời Việt Nam và phi cơ đã cất cánh.”
“Tôi vẫn giữ số máy mà cha tôi đã thuộc lòng để đợi cha tôi gọi về từ Hong Kong.”
Về sự việc bất ngờ này, anh Trí Dũng nói với BBC Tiếng Việt qua điện thoại vào tối 21/10 giờ Việt Nam rằng anh và gia đình vẫn “đang đợi sự chứng thực” cụ thể sau khi có tin trên các trang mạng nói cha anh được thả và rời Nội Bài.
Obama quan tâm
Việc phải lén lút đẩy Điếu Cày đi Mỹ mà không dám tuyên bố, không dám cho gặp mặt vợ con dù chỉ một phút... tất cả hành động đó là minh chứng hùng hồn cho sự phá sản toàn tập của truyền thông cộng sảnBlogger Nguyễn Lân Thắng
Hiện ông Hải đang thi hành án tù 12 năm tại Trại giam số 6, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Trước khi bị tòa án khép ông vào tội danh này, ông còn bị tội danh 'trốn thuế' và đã thi hành xong bản án mà ông luôn bác bỏ và khẳng định mình vô tội.
Ông Hải được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo.
Ông được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế trong buổi lễ được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tổ chức tại New York, Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm ngoái.
Hồi tháng Tám vợ cũ của ông Hải, bà Dương Thị Tân, cho biết phía công an yêu cầu blogger Nguyễn Văn Hải viết đơn xin được ra tù trước thời hạn.
Blogger Điếu Cày được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.
Bình luận về diễn biến này, blogger Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội viết trên facebook cá nhân:
"...Việc phải lén lút đẩy Điếu Cày đi Mỹ mà không dám tuyên bố, không dám cho gặp mặt vợ con dù chỉ một phút... tất cả hành động đó là minh chứng hùng hồn cho sự phá sản toàn tập của truyền thông cộng sản..."
-Tổng Thống Obama: ‘Ðừng quên blogger Ðiếu Cày’
WASHINGTON (NV) - Lên tiếng nhân ngày Quốc Tế Tự Do Báo Chí, Tổng Thống Barack Obama kêu gọi “đừng quên những người khác như blogger Ðiếu Cày” - một trong ba thí dụ ông nêu ra về tình trạng đàn áp báo chí trên thế giới.
Bản tuyến bố của Tổng Thống Barack Obama trong ngày Quốc Tế Tự Do Báo Chí, kêu gọi “đừng quên ... blogger Ðiếu Cày,” đăng trên trang mạng Tòa Bạch Ốc. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)
Lời lên tiếng được đăng trên trang mạng WhiteHouse.gov của Tòa Bạch Ốc hôm 3 tháng 5 và được tòa đại sứ Hoa Kỳ dịch ra tiếng Việt và công bố tại Việt Nam. Ngày 4 tháng 5, tòa án tại Việt Nam thông báo hoãn phiên xử blogger này.
“Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Hoa Kỳ vinh danh vai trò của báo chí tự do trong việc tạo ra những nền dân chủ bền vững và các xã hội thịnh vượng,” Tổng Thống Obama nói. Nhưng ông tiếp, “các vụ bắt bớ và giam giữ tùy tiện các nhà báo vẫn diễn ra trên toàn cầu.”
Tổng Thống Obama nêu 3 trường hợp cụ thể: Nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận Mazen Darwish, bị cầm tù tại Syria; blogger Ðiếu Cày; và nhà báo Dawit Isaak ở Eritrea bị biệt giam hơn 10 năm nay.
Ông nói, “Chúng ta không được quên những người khác như blogger Ðiếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt đối với báo chí công dân ở Việt Nam.”
Tổng Thống Obama cũng nói tới những nhà báo tuy chưa bị bắt nhưng bị đe dọa hay quấy nhiễu, hoặc bị kiểm duyệt gắt gao, như nhà báo Cesar Ricaurte người Ecuador, nhà hoạt động dân chủ lưu vong Natalya Radzina người Belarus, và blogger Yoani Sanchez người Cuba.
“Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới,” ông nói, “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy nắm bắt sự hứa hẹn đó bằng cách công nhận vai trò cốt yếu của một nền báo chí tự do và tiến hành những bước đi để tạo ra các xã hội trong đó các nhà báo độc lập có thể làm việc tự do và không sợ hãi.”
Ông nêu lên mối nguy hiểm khi mất tự do báo chí: “Cho dù nguyên nhân là gì, khi các nhà báo bị doạ dẫm, tấn công, bỏ tù, hay biến mất, các cá nhân bắt đầu tự kiểm duyệt, nỗi sợ hãi thay thế cho sự thật, thì tất cả các xã hội chúng ta đều đau khổ.”
Blogger Ðiếu Cày, tên thật là Nguyễn Văn Hải, là một blogger sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ông tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Năm 2008, ngay trước khi đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh rước qua Việt Nam, ông bị bắt, bị kết tội “trốn thuế” và tuyên án 30 tháng tù. Khi mãn án tháng 10 năm 2010, ông bị bắt lại không được thả, và bị biệt giam không liên lạc được với gia đình từ đó tới nay.
Blogger Ðiếu Cày hiện đang bị truy tố tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Cùng bị truy tố với ông có blogger AnhBaSG tức Phan Thanh Hải, và nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Ngày xét xử được thông báo là 15 tháng 5, nhưng đến khoảng 3 giờ chiều ngày 4 tháng 5, giờ Việt Nam, thư ký của Tòa gọi điện báo cho luật sư đại diện Điếu Cày cho biết phiên xử "sẽ hoãn lại." (Xem thêm trên báo hôm nay.)
Nhiều tổ chức nhân quyền thế giới từng kêu gọi trả tự do cho Ðiếu Cày, kể cả Human Rights Watch, Phóng Viên Không Biên Giới, và Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo.- Thông cáo báo chí của Nhà Trắng: Tuyên bố của Tổng thống về Ngày Tự do Báo chí Thế giới (TLS Mỹ). – SEAPA tố cáo Việt Nam tăng cường đàn áp các nhà báo và blogger (VOA). – World Press Freedom Day 2012 in Southeast Asia: Online media is the space to watch(SEAPA).– Tổng Thống Obama: ‘Ðừng quên blogger Ðiếu Cày’ – (Huỳnh Ngọc Chênh).
-VN gần chót bảng về tự do báo chí bbc
- VIỆT NAM: Việt Nam trong nhóm 4 nước bóp nghẹt tự do báo chí nhất châu Á (RFI)- Ngày 3/5 được Tổ chức Văn hóa-Khoa-Học-Giáo dục Liên Hiệp Quốc UNESCO chọn làm ngày "Tự do báo chí" vinh danh các quốc gia tôn trọng quyền tự do ngôn luận và thông tin, tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam tự hào có hơn 700 nhật báo và 54 nhà xuất bản. Tuy nhiên, trong năm 2011, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vẫn xếp Việt Nam vào danh sách 38 nước không có tự do báo chí.
–Phúc trình về tự do báo chí của Freedom House (RFA)-Tổ chức Freedom House vừa công bố bản báo cáo tự do báo chí năm 2010 vào sáng thứ 2, ngày 2 tháng 5 nhân ngày tự do báo chí thế giới được tổ chức tại Washington DC.
Báo cáo mới cho thấy số người dân trên thế giới được tiếp cận với truyền thông độc lập đã giảm đến mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua. Việt Hà có bài tường trình.
Bản báo cáo về tự do báo chí năm 2010 của tổ chức Freedom House công bố vào sáng ngày 2 tháng 5 cho thấy bức tranh tự do báo chí trong năm qua chưa có gì sáng sủa hơn so với các năm trước đó mặc dù tại một số khu vực trên thế giới đã có một vài nước đạt được những tiến bộ nhất định.
David Kramer: thật đáng tiếc là những người làm việc trong ngành báo chí đang bị tấn công, mà gần đây nhất là cái chết của 2 phóng viên ở Libia, vài tuần trước, những người làm báo bị tấn công bởi nhiều nhiều hình thức, như đe dọa, bỏ tù, tạm giam, và chúng ta càng ngày càng nhìn thấy nhiều tình trạng tự kiểm duyệt, và thực tế chúng ta nhìn thấy tự do báo chí đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua dựa vào các điều tra của Freedom house bắt đầu từ năm 1980.
Trong số 196 nước được đánh giá lần này, có 68 nước được xếp vào danh sách có tự do báo chí, trong khi đó có 65 nước bị xếp vào danh sách các nước chỉ có tự do báo chí một phần và 66 nước bị coi là hoàn toàn không có tự do báo chí. Theo nhận xét của bà Karin Karlekarr, tổng biên tập của Freedom House thì nếu nhìn vào số dân số thực sự được hưởng một nền tự do báo chí, bức tranh toàn cầu có vẻ ảm đạm hơn rất nhiều. Bà nói
Karin Karlekar: nhưng nếu nhìn vào dân số thì bức tranh ảm đạm hơn, chỉ 15% người dân trên thế giới có tự do báo chí, tức là 1 trong số 6 người trên thế giới có tự do báo chí, 42% có tự do báo chí một phần, và 43% không có tự do. Các nước có tự do báo chí đã giảm 1 điểm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996, khi chúng tôi bắt đầu xem xét yếu tố dân số. Trong khi người dân sống tại các nước không có tự do báo chí tăng thêm 3% chủ yếu bởi 3 nước có số dân lớn bị xếp vào danh sách các nước này trong năm 2010.
Có 4 điểm chính đáng ngại được nêu lên trong báo cáo lần này của Freedom House. Đó là việc chính phủ các quốc gia có dân chủ một phần hoặc độc tài gia tăng các biện pháp hạn chế việc đưa tin qua sóng phát thanh, truyền hình độc lập để đối phó với sự gia tăng con số các đài phát thanh và truyền hình tư nhân tại các nước này. Điển hình là tại các nước như Nga và Venezuela, chính phủ đã sử dụng biện pháp tạm ngưng hoặc không cấp giấy phép cho các cơ sở này.
Tại một số nước khác, việc kiểm soát nội dung trên internet qua các mạng xã hội đã trở thành phổ biến. Với điển hình là các nước như Trung Quốc, Iran và Việt Nam. Trong báo cáo lần này, Freedom House cũng liệt kê Nam Hàn và Thái lan vào danh sách các nước mà chính phủ đã gia tăng việc kiểm sóat đưa tin trên internet thông qua các luật và quy định.
Báo cáo tự do báo chí năm nay của Freedom House cũng cho thấy sự tụt dốc của một số nước đã có nền dân chủ như Nam Phi, Ý và Hungary.
Có 9 sự dịch chuyển về mức độ tự do báo chí của các nước trong xếp hạng năm nay của Freedom House. Trong đó có 5 nước bị chuyển dịch về hướng xấu đi là chỉ có tự do một phần hoặc hòan toàn không có tự do. Chỉ có 4 nước được chuyển dịch về hướng tích cực, chủ yếu là tại châu Phi với các nước Guinea, Niger và Liberia.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam có điểm số 83 trên 100 tức là hoàn toàn không có tự do báo chí. Trung Quốc có điểm số là 85, cũng thuộc danh sách các nước không có tự do báo chí. Bà Karin Karlekar nhận xét:
Tại Việt Nam cũng vậy, chính phủ cấm Facebook và những thứ tương tự. Cho nên rõ ràng có sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ với báo chí. Nhưng tôi tin là các nhà họat động tại các nước này đang kháng cự lại. Nhìn chung, thì điểm số của cả hai nước không thay đổi so với năm trước đó và vẫn nằm trong danh sách các nước không có tự do báo chí.
Bà Karlekar cho biết nều nhìn vào điểm số trung bình của toàn cầu thì dường như xu hướng tụt dốc của tự do báo chí toàn cầu đang có chiều ổn định lại sau 8 năm liên tục đi xuống, cho thấy một khả năng đảo ngược tình thế.
Cuộc nổi dậy của người dân Trung Đông và Bắc Phi hồi đầu năm nay với những hỗ trợ của internet và mạng xã hội đã cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn cho tự do báo chí, đặc biệt là tại Tunisia và Ai cập. Người đại diện của tổ chức Freedom House cho rằng những dấu hiệu này có thể mang lại một hy vọng cho nhiều tin vui hơn cho tự do báo chí của năm tới nhưng hiện vẫn còn quá sớm để có thể dự báo điều gì.
- “Về tự do báo ch픓Tầm nhìn”
– FACTBOX-Key political risks to watch in Vietnam (AN/Reuters)
- Nhà thơ Bùi Chát đã được thả về nhà — (BBC).
-
Cảm ơn Mafiovi báo tin 03 tháng 5 năm 2011 Cụ Phan Đăng Lưu cũng ... tự diễn biến, guys:
-
-Trong thời gian 30/4 http://tvvn.org/ bị STL tấn công tới hôm nay là đã 2 ngày bây giờ vẫn chưa trở lại,
http://tvvn.org/
Đang trong giai đoạn cập nhật hóa, xin mời trở lại sau ....
dcvonline.net thì mới trở lại hôm nay, VRNs chập chờn...
Blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, vừa rời sân bay Hong Kong để sang Mỹ, theo lời con trai của ông.
Anh Nguyễn Trí Dũng nói với đài BBC rằng bố anh đã gọi điện trong lúc quá cảnh ở Hong Kong và trao đổi ngắn trong khoảng một phút.
“Bố nói bố khỏe,” anh Dũng kể.
Anh Dũng cho biết ông Điếu Cày nói ông “sẵn sàng gặp mọi người” nếu có những người ủng hộ ông ở Mỹ ra sân bay đón ông.
Ông Nguyễn Văn Hải bất ngờ được Việt Nam trả tự do và đưa ra sân bay Nội Bài trong ngày 21/10.
Trước đó trong ngày, anh Trí Dũng, con trai ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải kể lại với BBC câu chuyện về ông ‘rời Việt Nam bằng phi cơ sang Hong Kong để đi Hoa Kỳ’ như sau:
“Có người nước ngoài nói là từ Đại sứ quán Hoa Kỳ liên lạc với tôi và nói cha tôi muốn có số liên lạc.”
“Nhưng khi gọi lại thì không được và sau đó, người kia nhắn tin cho tôi nói cha tôi đã rời Việt Nam và phi cơ đã cất cánh.”
“Tôi vẫn giữ số máy mà cha tôi đã thuộc lòng để đợi cha tôi gọi về từ Hong Kong.”
Về sự việc bất ngờ này, anh Trí Dũng nói với BBC Tiếng Việt qua điện thoại vào tối 21/10 giờ Việt Nam rằng anh và gia đình vẫn “đang đợi sự chứng thực” cụ thể sau khi có tin trên các trang mạng nói cha anh được thả và rời Nội Bài.
Obama quan tâm
Việc phải lén lút đẩy Điếu Cày đi Mỹ mà không dám tuyên bố, không dám cho gặp mặt vợ con dù chỉ một phút... tất cả hành động đó là minh chứng hùng hồn cho sự phá sản toàn tập của truyền thông cộng sảnBlogger Nguyễn Lân Thắng
Hiện ông Hải đang thi hành án tù 12 năm tại Trại giam số 6, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Trước khi bị tòa án khép ông vào tội danh này, ông còn bị tội danh 'trốn thuế' và đã thi hành xong bản án mà ông luôn bác bỏ và khẳng định mình vô tội.
Ông Hải được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo.
Ông được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế trong buổi lễ được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tổ chức tại New York, Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm ngoái.
Hồi tháng Tám vợ cũ của ông Hải, bà Dương Thị Tân, cho biết phía công an yêu cầu blogger Nguyễn Văn Hải viết đơn xin được ra tù trước thời hạn.
Blogger Điếu Cày được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.
Bình luận về diễn biến này, blogger Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội viết trên facebook cá nhân:
"...Việc phải lén lút đẩy Điếu Cày đi Mỹ mà không dám tuyên bố, không dám cho gặp mặt vợ con dù chỉ một phút... tất cả hành động đó là minh chứng hùng hồn cho sự phá sản toàn tập của truyền thông cộng sản..."
-Tổng Thống Obama: ‘Ðừng quên blogger Ðiếu Cày’
WASHINGTON (NV) - Lên tiếng nhân ngày Quốc Tế Tự Do Báo Chí, Tổng Thống Barack Obama kêu gọi “đừng quên những người khác như blogger Ðiếu Cày” - một trong ba thí dụ ông nêu ra về tình trạng đàn áp báo chí trên thế giới.
Bản tuyến bố của Tổng Thống Barack Obama trong ngày Quốc Tế Tự Do Báo Chí, kêu gọi “đừng quên ... blogger Ðiếu Cày,” đăng trên trang mạng Tòa Bạch Ốc. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)
Lời lên tiếng được đăng trên trang mạng WhiteHouse.gov của Tòa Bạch Ốc hôm 3 tháng 5 và được tòa đại sứ Hoa Kỳ dịch ra tiếng Việt và công bố tại Việt Nam. Ngày 4 tháng 5, tòa án tại Việt Nam thông báo hoãn phiên xử blogger này.
“Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Hoa Kỳ vinh danh vai trò của báo chí tự do trong việc tạo ra những nền dân chủ bền vững và các xã hội thịnh vượng,” Tổng Thống Obama nói. Nhưng ông tiếp, “các vụ bắt bớ và giam giữ tùy tiện các nhà báo vẫn diễn ra trên toàn cầu.”
Tổng Thống Obama nêu 3 trường hợp cụ thể: Nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận Mazen Darwish, bị cầm tù tại Syria; blogger Ðiếu Cày; và nhà báo Dawit Isaak ở Eritrea bị biệt giam hơn 10 năm nay.
Ông nói, “Chúng ta không được quên những người khác như blogger Ðiếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt đối với báo chí công dân ở Việt Nam.”
Tổng Thống Obama cũng nói tới những nhà báo tuy chưa bị bắt nhưng bị đe dọa hay quấy nhiễu, hoặc bị kiểm duyệt gắt gao, như nhà báo Cesar Ricaurte người Ecuador, nhà hoạt động dân chủ lưu vong Natalya Radzina người Belarus, và blogger Yoani Sanchez người Cuba.
“Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới,” ông nói, “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy nắm bắt sự hứa hẹn đó bằng cách công nhận vai trò cốt yếu của một nền báo chí tự do và tiến hành những bước đi để tạo ra các xã hội trong đó các nhà báo độc lập có thể làm việc tự do và không sợ hãi.”
Ông nêu lên mối nguy hiểm khi mất tự do báo chí: “Cho dù nguyên nhân là gì, khi các nhà báo bị doạ dẫm, tấn công, bỏ tù, hay biến mất, các cá nhân bắt đầu tự kiểm duyệt, nỗi sợ hãi thay thế cho sự thật, thì tất cả các xã hội chúng ta đều đau khổ.”
Blogger Ðiếu Cày, tên thật là Nguyễn Văn Hải, là một blogger sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ông tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Năm 2008, ngay trước khi đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh rước qua Việt Nam, ông bị bắt, bị kết tội “trốn thuế” và tuyên án 30 tháng tù. Khi mãn án tháng 10 năm 2010, ông bị bắt lại không được thả, và bị biệt giam không liên lạc được với gia đình từ đó tới nay.
Blogger Ðiếu Cày hiện đang bị truy tố tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Cùng bị truy tố với ông có blogger AnhBaSG tức Phan Thanh Hải, và nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Ngày xét xử được thông báo là 15 tháng 5, nhưng đến khoảng 3 giờ chiều ngày 4 tháng 5, giờ Việt Nam, thư ký của Tòa gọi điện báo cho luật sư đại diện Điếu Cày cho biết phiên xử "sẽ hoãn lại." (Xem thêm trên báo hôm nay.)
Nhiều tổ chức nhân quyền thế giới từng kêu gọi trả tự do cho Ðiếu Cày, kể cả Human Rights Watch, Phóng Viên Không Biên Giới, và Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo.- Thông cáo báo chí của Nhà Trắng: Tuyên bố của Tổng thống về Ngày Tự do Báo chí Thế giới (TLS Mỹ). – SEAPA tố cáo Việt Nam tăng cường đàn áp các nhà báo và blogger (VOA). – World Press Freedom Day 2012 in Southeast Asia: Online media is the space to watch(SEAPA).– Tổng Thống Obama: ‘Ðừng quên blogger Ðiếu Cày’ – (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Quan điểm của blogger Điếu Cày về cáo buộc của chính quyền? – (RFA). – Thư của con trai blogger Điếu Cày – (ĐCV).
- Việt Nam hoãn phiên xử blogger Điếu Cày – (RFA). – Blogger Điếu Cày ‘tinh thần vẫn tốt’ (BBC). –Tình trạng hiện nay của Blogger Điếu Cày – (RFA).-Từ vụ gia hạn tạm giam nhà báo Hoàng Khương: Băn khoăn vấn đề tạm giam.-Tuổi trẻ -Âm mưu "phản động": Cha con cùng vào tù vì chống phá Nhà nước (TT 4-5-12)-Y án 7 năm tù cho đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nướcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Rải truyền đơn chống chế độ, hai cha con lãnh ánThanh Niên
Vụ án rải truyền đơn chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam: Y án 7 ...Sài gòn Giải Phóng
- Giảm án vụ 3 cha con tuyên truyền chống Nhà nước (NLĐ). - Rải truyền đơn chống chế độ, hai cha con lãnh án (TN). - Y án 7 năm tù với đối tượng chống phá Nhà nước (TTXVN).
- Việt Nam hoãn phiên xử blogger Điếu Cày – (RFA). – Blogger Điếu Cày ‘tinh thần vẫn tốt’ (BBC). –Tình trạng hiện nay của Blogger Điếu Cày – (RFA).-Từ vụ gia hạn tạm giam nhà báo Hoàng Khương: Băn khoăn vấn đề tạm giam.-Tuổi trẻ -Âm mưu "phản động": Cha con cùng vào tù vì chống phá Nhà nước (TT 4-5-12)-Y án 7 năm tù cho đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nướcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Rải truyền đơn chống chế độ, hai cha con lãnh ánThanh Niên
Vụ án rải truyền đơn chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam: Y án 7 ...Sài gòn Giải Phóng
- Giảm án vụ 3 cha con tuyên truyền chống Nhà nước (NLĐ). - Rải truyền đơn chống chế độ, hai cha con lãnh án (TN). - Y án 7 năm tù với đối tượng chống phá Nhà nước (TTXVN).
-VN gần chót bảng về tự do báo chí bbc
Việt Nam xếp gần cuối bảng trong tổng số 197 nước được khảo sát về tự do báo chí trên toàn thế giới, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House (Ngôi nhà tự do) được công bố thứ Ba ngày 1/5.
Theo đó, nước này đồng hạng với các nước Bahrain, Lào, Ả Rập Saudi và Somalia ở vị trí 182.
Tính trong tổng số 197 nước thì nền tự do báo chí của Việt Nam chỉ xếp trên Miến Điện, Trung Quốc, Syria, Cuba, Guinea xích đạo, Iran, Belarus, Eritrea, Uzbekistan, Turkmenistan và Bắc Hàn.
Phúc trình của Freedom House, tổ chức có trụ sở tại Washington, phân loại các quốc gia ra làm ba nhóm: có tự do, tự do một phần và hoàn toàn không có tự do báo chí.
Việt Nam nằm trong nhóm nước không có tự do báo chí vốn chiếm 30% tổng số các quốc gia được khảo sát.
Bản phúc trình này được đưa ra chỉ 2 ngày trước Ngày tự do báo chí thế giới do Liên Hiệp Quốc đánh dấu vào ngày thứ Năm 3/5.
Nếu tính theo khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì Việt Nam chỉ đứng trước Miến Điện, Trung Quốc và Bắc Hàn và đồng hạng với nước láng giềng cộng sản Lào.
“Khu vực châu Á có quốc gia đội sổ, Bắc Hàn, cũng như một vài quốc gia hạn chế truyền thông khác như Trung Quốc, Lào và Việt Nam,” bản phúc trình viết.
“Tất cả những quốc gia này đều có sự kiểm soát báo chí sâu rộng của Đảng và Nhà nước.”
Trung Quốc và Miến Điện
Bản phúc trình này đề cập kỹ đến trường hợp của Trung Quốc, quốc gia lớn nhưng xếp hạng kém về tự do báo chí.
“Chính quyền (Trung Quốc) ngăn chặn truyền thông đưa tin về các cuộc nổi dậy của người dân tại Trung Đông và Bắc Phi, tiếp tục phong tỏa các mạng xã hội nước ngoài như Twitter và thắt chặt kiểm soát với các bài báo điều tra vào trước thời điểm nhạy cảm chuyển giao lãnh đạo vào năm 2012,” bản phúc trình viết.
“Các chỉ thị chi tiết của Đảng cộng sản mà các biên tập nhận được mỗi ngày cũng hạn chế đưa các tin liên quan đến bệnh tật, các thảm họa môi trường, những tù nhân bị chết khi đang bị cảnh sát giam giữ và chính sách đối ngoại cũng như các vấn đề khác.”
Bản phúc trình cũng cho biết trong thời gian qua hàng chục cây viết và các nhà hoạt động thu hút đông đảo cộng đồng Internet đã bị mất tích, bị tra tấn khi giam giữ và trong một số trường hợp bị kết án nhiều năm tù sau khi nhiều thông điệp ẩn danh lan truyền trên mạng kêu gọi làm một cuộc cách mạng giống như Tunisia ở Trung Quốc.
Riêng về trường hợp Miến Điện, nước từng đứng áp chót trong cuộc khảo sát cách đây hai năm, Freedom House đánh giá nước này đã có sự cởi mở quan trọng vào năm 2011 và nhờ đó điểm số về tự do báo chí của họ cũng được cải thiện nhiều.
Các diễn biến tích cực ở nước này, theo bản phúc trình, bao gồm thả các cây viết blog bị cầm tù, nới lỏng kiểm duyệt, các vụ việc sách nhiễu hoặc tấn công nhà báo giảm nhiều, sự gia tăng số lượng báo chí tư nhân và việc một số nhà báo lưu vong có thể trở về nước.
Hoa Kỳ xuống hạng
Trên phạm vi toàn cầu, ba quốc gia thuộc bán đảo Scandinavia là Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển là những nước có nền báo chí tự do nhất trên thế giới.
Hầu hết các quốc gia nắm giữ những vị trí đầu trên bảng xếp hạng đến từ châu Âu.
Hoa Kỳ bị đánh tụt xuống hạng 22 trong năm nay do cách hành xử mạnh tay của cảnh sát nước này đối với các nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình phản đối ‘Chiếm phố Wall’ trong năm 2011, Freedom House cho biết.
Trước đó, hồi tháng Giêng năm nay thì tổ chức Nhà báo không biên giới cũng giảm thứ hạng của Hoa Kỳ từ 20 xuống đến vị trí 47 về tự do báo chí cũng với lý do tương tự.
Ý là trường hợp quốc gia Tây Âu hiếm hoi không nằm trong nhóm có tự do báo chí.
Freedom House đánh giá Ý chỉ ‘có tự do phần nào’ do ảnh hưởng sâu rộng của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi đối với truyền thông.
Trong khi đó, cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập đã giải phóng cho báo chí ở một số nước như Ai Cập, Tunisia và Libya.
“Môi trường báo chí vừa được mở ra ở các quốc gia như Tunisia và Libya... có vai trò trọng yếu đối với tương lai phát triển dân chủ ở khu vực và cần phải được bảo vệ và nuôi dưỡng,” Chủ tịch Freedom House David J. Kramer nói.
Trong tổng số 197 quốc gia được khảo sát, có 66 nước được xếp hạng ‘có tự do’, 72 nước ‘tự do một phần’ và 59 nước ‘không có tự do báo chí’.
Tuy nhiên, do sự hiện diện của Trung Quốc, một trong những quốc gia đàn áp báo chí tinh vi nhất, nên tính trên bình diện toàn cầu thì có đến 40,5% dân số thế giới sống trong môi trường không có tự do báo chí so với 14,5% dân số ở chiều ngược lại.
Freedom House là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1941 chuyên tiến hành các hoạt động nghiên cứu và cổ súy dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền.
Bản phúc trình cũng lưu ý xu hướng báo chí ngày càng tự do trên thế giới thể hiện trong các kết quả khảo sát qua từng năm: số lượng quốc gia bị đánh giá là không tự do đã giảm từ 86 vào năm 1981 xuống còn 59 nước vào năm 2011.
- VIỆT NAM: Việt Nam trong nhóm 4 nước bóp nghẹt tự do báo chí nhất châu Á (RFI)- Ngày 3/5 được Tổ chức Văn hóa-Khoa-Học-Giáo dục Liên Hiệp Quốc UNESCO chọn làm ngày "Tự do báo chí" vinh danh các quốc gia tôn trọng quyền tự do ngôn luận và thông tin, tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam tự hào có hơn 700 nhật báo và 54 nhà xuất bản. Tuy nhiên, trong năm 2011, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vẫn xếp Việt Nam vào danh sách 38 nước không có tự do báo chí.
Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "tổng biên tập"
Trong bối cảnh ngọn gió Mùa Xuân Ả Rập đang thổi qua Trung Đông và Bắc Phi, báo cáo hàng năm của tổ chức Phóng viên không biên giới Reporters sans frontières (RSF) nhân ngày Tự do báo chí đã ghi nhận nhiều biển chuyển « quan trọng » trong danh sách các lãnh đạo xem phóng viên là kẻ thù trong năm 2011.
Hai điểm son được ghi nhận là tại Tunisia và Ai Cập sau khi hai tổng thống « chọn đời » đã phải ra đi. Trong danh sách còn lại, tổ chức Phóng viên không biên giới liệt kê 38 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và «sứ quân » thuộc thành phần trấn áp báo chí.
Tại châu Á, bốn nước Việt Nam, Trung Quốc. Miến Điện và Bắc Triều Tiên đã được quan tâm đặc biệt. Theo nhận định của tổ chức bảo vệ báo chí RSF, trong năm qua, tuy một số nhân sự trong khu vực đã bị thay thế nhưng bản chất của các chế độ này vẫn như cũ.
Dùng luật hình sự trấn áp tự do báo chí
Tại Miến Điện tướng Thein Sein lên thay Than Shwe. Tại Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng thay ông Nông Đức Mạnh. Nhưng tại Miến Điện 14 phóng viên đang ngồi tù. Còn ở Việt Nam, 18 nhà báo mạng đang bị giam giữ. RSF thẩm định giới lãnh đạo tại hai nước Đông Nam Á này là biểu tượng của hai chế độ hà khắc sử dụng bộ máy hình sự phục vụ cho chính sách đàn áp, dập tắt mọi hy vọng cởi mở. Nhân danh đảng cầm quyền duy nhất, quyền lợi riêng của đảng hoặc “đoàn kết dân tộc”, các chế độ này “tự co cụm” và “ căng thẳng tinh thần” trước ngọn gió dân chủ giải phóng.
Hương “hoa nhài” cũng tác động đến chính sách của Hồ Cẩm Đào tại Trung Quốc. Hơn 30 luật sư, văn nhân , nghệ sĩ, trí thức đã bị bắt giam ở những nơi bí mật mà không ai biết số phận của họ ra sao. Đầu tháng tư, một họa sĩ tài hoa là Ngải Vị Vị , con trai của một cố bộ trưởng văn hóa Trung Quốc cũng bị bắt. Tại Bắc Triều Tiên, Kim Jong Il cai trị 22 triệu dân với bàn tay sắt vừa độc tài, vừa độc ác với một bộ máy tuyên truyền không chừa một không gian tự do nào.
Để phản bác lại bản báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới nhân ngày Tự do báo chí mùng 3 tháng 5, báo chí chính thức của Việt Nam, vẫn được gọi dân dã là báo “lề phải”, lên án RSF là một tổ chức “ tăm tối” nhưng “cao đòn chống phá Việt Nam”. Trong bài bình luận dài với tựa “Sự tăm tối của tổ chức “Nhà báo không biên giới”, báo mạng Công An Nhân Dân “phản biện” là tại Việt Nam có 706 cơ quan báo, 506 tạp chí và 54 nhà xuất bản. CAND online cho rằng báo chí Việt Nam phong phú đa dạng ngang tầm khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên tờ báo này không nói rõ là báo chí Việt Nam có tự do loan tin và công kích những sai trái của chính quyền hay công khai ủng hộ đối lập như báo chí Thái Lan, Indonesia hay Philippines hay không? Báo Công An Nhân Dân lên án RSF ký “hoa hồng” với “các thế lực xấu đơm đặt về tự do báo chí ” ban cho những người “ vi phạm pháp luật” như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long chiếc mũ nhà báo hay công dân mạng.
Còn đối với phóng viên “lề trái” và thành phần trí thức dấn thân tại Việt Nam, trong đó có không ít người đang bị ngồi tù hay sách nhiễu, thì họ công nhận tại Việt Nam có hơn 700 tờ báo nhưng chỉ có một "Tổng biên tập”, đưa tin một chiều ngăn chặn mọi sáng kiến hay ý kiến “ngoài luồng”.
Mới đây nhất, đêm 30/04, nhà thơ trẻ Bùi Chát, người chủ trương sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn, độc lập, đã bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất khi anh nhận giải thưởng quốc tế từ Achentina trở về. Bùi Chát bị giam đến 47 tiếng đồng hồ mới được tạm thả. Còn về lời cáo buộc “thế lực thù địch và tăm tối” đặt ra ngày Tự do báo chí để bôi xấu chính quyền thì thiết nghĩ cũng không cần phải nhắc lại đây là sáng kiến của tổ chức Liên Hiệp Quốc UNESCO và người dân Việt Nam biết rõ nguồn gốc cũng như lý do chính đáng của sáng kiến này.
Hai điểm son được ghi nhận là tại Tunisia và Ai Cập sau khi hai tổng thống « chọn đời » đã phải ra đi. Trong danh sách còn lại, tổ chức Phóng viên không biên giới liệt kê 38 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và «sứ quân » thuộc thành phần trấn áp báo chí.
Tại châu Á, bốn nước Việt Nam, Trung Quốc. Miến Điện và Bắc Triều Tiên đã được quan tâm đặc biệt. Theo nhận định của tổ chức bảo vệ báo chí RSF, trong năm qua, tuy một số nhân sự trong khu vực đã bị thay thế nhưng bản chất của các chế độ này vẫn như cũ.
Dùng luật hình sự trấn áp tự do báo chí
Tại Miến Điện tướng Thein Sein lên thay Than Shwe. Tại Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng thay ông Nông Đức Mạnh. Nhưng tại Miến Điện 14 phóng viên đang ngồi tù. Còn ở Việt Nam, 18 nhà báo mạng đang bị giam giữ. RSF thẩm định giới lãnh đạo tại hai nước Đông Nam Á này là biểu tượng của hai chế độ hà khắc sử dụng bộ máy hình sự phục vụ cho chính sách đàn áp, dập tắt mọi hy vọng cởi mở. Nhân danh đảng cầm quyền duy nhất, quyền lợi riêng của đảng hoặc “đoàn kết dân tộc”, các chế độ này “tự co cụm” và “ căng thẳng tinh thần” trước ngọn gió dân chủ giải phóng.
Hương “hoa nhài” cũng tác động đến chính sách của Hồ Cẩm Đào tại Trung Quốc. Hơn 30 luật sư, văn nhân , nghệ sĩ, trí thức đã bị bắt giam ở những nơi bí mật mà không ai biết số phận của họ ra sao. Đầu tháng tư, một họa sĩ tài hoa là Ngải Vị Vị , con trai của một cố bộ trưởng văn hóa Trung Quốc cũng bị bắt. Tại Bắc Triều Tiên, Kim Jong Il cai trị 22 triệu dân với bàn tay sắt vừa độc tài, vừa độc ác với một bộ máy tuyên truyền không chừa một không gian tự do nào.
Để phản bác lại bản báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới nhân ngày Tự do báo chí mùng 3 tháng 5, báo chí chính thức của Việt Nam, vẫn được gọi dân dã là báo “lề phải”, lên án RSF là một tổ chức “ tăm tối” nhưng “cao đòn chống phá Việt Nam”. Trong bài bình luận dài với tựa “Sự tăm tối của tổ chức “Nhà báo không biên giới”, báo mạng Công An Nhân Dân “phản biện” là tại Việt Nam có 706 cơ quan báo, 506 tạp chí và 54 nhà xuất bản. CAND online cho rằng báo chí Việt Nam phong phú đa dạng ngang tầm khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên tờ báo này không nói rõ là báo chí Việt Nam có tự do loan tin và công kích những sai trái của chính quyền hay công khai ủng hộ đối lập như báo chí Thái Lan, Indonesia hay Philippines hay không? Báo Công An Nhân Dân lên án RSF ký “hoa hồng” với “các thế lực xấu đơm đặt về tự do báo chí ” ban cho những người “ vi phạm pháp luật” như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long chiếc mũ nhà báo hay công dân mạng.
Còn đối với phóng viên “lề trái” và thành phần trí thức dấn thân tại Việt Nam, trong đó có không ít người đang bị ngồi tù hay sách nhiễu, thì họ công nhận tại Việt Nam có hơn 700 tờ báo nhưng chỉ có một "Tổng biên tập”, đưa tin một chiều ngăn chặn mọi sáng kiến hay ý kiến “ngoài luồng”.
Mới đây nhất, đêm 30/04, nhà thơ trẻ Bùi Chát, người chủ trương sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn, độc lập, đã bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất khi anh nhận giải thưởng quốc tế từ Achentina trở về. Bùi Chát bị giam đến 47 tiếng đồng hồ mới được tạm thả. Còn về lời cáo buộc “thế lực thù địch và tăm tối” đặt ra ngày Tự do báo chí để bôi xấu chính quyền thì thiết nghĩ cũng không cần phải nhắc lại đây là sáng kiến của tổ chức Liên Hiệp Quốc UNESCO và người dân Việt Nam biết rõ nguồn gốc cũng như lý do chính đáng của sáng kiến này.
Báo cáo mới cho thấy số người dân trên thế giới được tiếp cận với truyền thông độc lập đã giảm đến mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua. Việt Hà có bài tường trình.
Bản báo cáo về tự do báo chí năm 2010 của tổ chức Freedom House công bố vào sáng ngày 2 tháng 5 cho thấy bức tranh tự do báo chí trong năm qua chưa có gì sáng sủa hơn so với các năm trước đó mặc dù tại một số khu vực trên thế giới đã có một vài nước đạt được những tiến bộ nhất định.
Một bức tranh ảm đạm
Phát biểu tại buổi công bố bản báo cáo, Giám đốc điều hành của Freedom House David Kramer nhận xét:David Kramer: thật đáng tiếc là những người làm việc trong ngành báo chí đang bị tấn công, mà gần đây nhất là cái chết của 2 phóng viên ở Libia, vài tuần trước, những người làm báo bị tấn công bởi nhiều nhiều hình thức, như đe dọa, bỏ tù, tạm giam, và chúng ta càng ngày càng nhìn thấy nhiều tình trạng tự kiểm duyệt, và thực tế chúng ta nhìn thấy tự do báo chí đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua dựa vào các điều tra của Freedom house bắt đầu từ năm 1980.
Trong số 196 nước được đánh giá lần này, có 68 nước được xếp vào danh sách có tự do báo chí, trong khi đó có 65 nước bị xếp vào danh sách các nước chỉ có tự do báo chí một phần và 66 nước bị coi là hoàn toàn không có tự do báo chí. Theo nhận xét của bà Karin Karlekarr, tổng biên tập của Freedom House thì nếu nhìn vào số dân số thực sự được hưởng một nền tự do báo chí, bức tranh toàn cầu có vẻ ảm đạm hơn rất nhiều. Bà nói
những người làm báo bị tấn công bởi nhiều nhiều hình thức, như đe dọa, bỏ tù, tạm giam, và chúng ta càng ngày càng nhìn thấy nhiều tình trạng tự kiểm duyệt, và thực tế chúng ta nhìn thấy tự do báo chí đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua dựa vào các điều tra của Freedom house bắt đầu từ năm 1980.
David Kramer
Karin Karlekar: nhưng nếu nhìn vào dân số thì bức tranh ảm đạm hơn, chỉ 15% người dân trên thế giới có tự do báo chí, tức là 1 trong số 6 người trên thế giới có tự do báo chí, 42% có tự do báo chí một phần, và 43% không có tự do. Các nước có tự do báo chí đã giảm 1 điểm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996, khi chúng tôi bắt đầu xem xét yếu tố dân số. Trong khi người dân sống tại các nước không có tự do báo chí tăng thêm 3% chủ yếu bởi 3 nước có số dân lớn bị xếp vào danh sách các nước này trong năm 2010.
Có 4 điểm chính đáng ngại được nêu lên trong báo cáo lần này của Freedom House. Đó là việc chính phủ các quốc gia có dân chủ một phần hoặc độc tài gia tăng các biện pháp hạn chế việc đưa tin qua sóng phát thanh, truyền hình độc lập để đối phó với sự gia tăng con số các đài phát thanh và truyền hình tư nhân tại các nước này. Điển hình là tại các nước như Nga và Venezuela, chính phủ đã sử dụng biện pháp tạm ngưng hoặc không cấp giấy phép cho các cơ sở này.
Tại một số nước khác, việc kiểm soát nội dung trên internet qua các mạng xã hội đã trở thành phổ biến. Với điển hình là các nước như Trung Quốc, Iran và Việt Nam. Trong báo cáo lần này, Freedom House cũng liệt kê Nam Hàn và Thái lan vào danh sách các nước mà chính phủ đã gia tăng việc kiểm sóat đưa tin trên internet thông qua các luật và quy định.
Tự do báo chí ngày càng tồi tệ
Ngoài ra, tự do báo chí toàn cầu năm 2010 cũng bị đe dọa bởi các thế lực không thuộc chính quyền tại một số nước ví dụ như Mexico, nơi các băng nhóm buôn lậu ma túy đe dọa tính mạng của phóng viên và tìm cách kiểm soát báo chí.Những tội ác nghiêm trọng xảy ra với người làm báo trên toàn cầu những năm qua, cộng với việc những kẻ phạm tội không bị trừng phạt đã khiến những phóng viên báo chí phải tự kiểm duyệt mình hoặc phải sống lưu vong.Những tội ác nghiêm trọng xảy ra với người làm báo trên toàn cầu những năm qua, cộng với việc những kẻ phạm tội không bị trừng phạt đã khiến những phóng viên báo chí phải tự kiểm duyệt mình hoặc phải sống lưu vong. Điều này cũng ảnh hưởng đến tự do báo chí thực sự. Freedom House chỉ tên những nước nguy hiểm nhất cho phóng viên tác nghiệp trong năm 2010 bao gồm Indonesia, Iraq, Mexico và Pakistan.
Báo cáo tự do báo chí năm nay của Freedom House cũng cho thấy sự tụt dốc của một số nước đã có nền dân chủ như Nam Phi, Ý và Hungary.
Có 9 sự dịch chuyển về mức độ tự do báo chí của các nước trong xếp hạng năm nay của Freedom House. Trong đó có 5 nước bị chuyển dịch về hướng xấu đi là chỉ có tự do một phần hoặc hòan toàn không có tự do. Chỉ có 4 nước được chuyển dịch về hướng tích cực, chủ yếu là tại châu Phi với các nước Guinea, Niger và Liberia.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam có điểm số 83 trên 100 tức là hoàn toàn không có tự do báo chí. Trung Quốc có điểm số là 85, cũng thuộc danh sách các nước không có tự do báo chí. Bà Karin Karlekar nhận xét:
tại Trung Quốc, hiện đang có sự đàn áp liên tục chống lại những nhà báo truyền thống và giới blogger. Tại Việt Nam cũng vậy, chính phủ cấm Facebook và những thứ tương tự. Cho nên rõ ràng có sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ với báo chí.Karin Karlekar: điểm số của cả hai nước này không có gì thay đổi. Điều mà chúng ta nhìn thấy ở cả hai nước giống như trò chơi mèo vờn chuột, tức là có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước với báo chí, nhưng người dân đang cố gắng chống cự lại. Vì thế tại Trung Quốc, hiện đang có sự đàn áp liên tục chống lại những nhà báo truyền thống và giới blogger.
Bà Karin Karlekar
Tại Việt Nam cũng vậy, chính phủ cấm Facebook và những thứ tương tự. Cho nên rõ ràng có sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ với báo chí. Nhưng tôi tin là các nhà họat động tại các nước này đang kháng cự lại. Nhìn chung, thì điểm số của cả hai nước không thay đổi so với năm trước đó và vẫn nằm trong danh sách các nước không có tự do báo chí.
Bà Karlekar cho biết nều nhìn vào điểm số trung bình của toàn cầu thì dường như xu hướng tụt dốc của tự do báo chí toàn cầu đang có chiều ổn định lại sau 8 năm liên tục đi xuống, cho thấy một khả năng đảo ngược tình thế.
Cuộc nổi dậy của người dân Trung Đông và Bắc Phi hồi đầu năm nay với những hỗ trợ của internet và mạng xã hội đã cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn cho tự do báo chí, đặc biệt là tại Tunisia và Ai cập. Người đại diện của tổ chức Freedom House cho rằng những dấu hiệu này có thể mang lại một hy vọng cho nhiều tin vui hơn cho tự do báo chí của năm tới nhưng hiện vẫn còn quá sớm để có thể dự báo điều gì.
- “Về tự do báo ch픓Tầm nhìn”
– FACTBOX-Key political risks to watch in Vietnam (AN/Reuters)
- Nhà thơ Bùi Chát đã được thả về nhà — (BBC).
-
Cảm ơn Mafiovi báo tin 03 tháng 5 năm 2011 Cụ Phan Đăng Lưu cũng ... tự diễn biến, guys:
-
(Bổ sung hồi 18h: Độc giả H.Đ lưu ý “Người chụp nói trích lại thì đúng. Còn chụp lại bản báo thời Phan Đăng Lưu thì coi chừng, vì font chữ đẹp quá, nền giấy có vẽ cũ lắm rồi”. Và BS đã kiếm lại tư liệu nguồn, đó là từ trang Mạc Tộc, bài PHAN ĐĂNG LƯU VỚI VIỆC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO THẾ HỆ TRẺ)
-Trong thời gian 30/4 http://tvvn.org/ bị STL tấn công tới hôm nay là đã 2 ngày bây giờ vẫn chưa trở lại,
http://tvvn.org/
Đang trong giai đoạn cập nhật hóa, xin mời trở lại sau ....
dcvonline.net thì mới trở lại hôm nay, VRNs chập chờn...