Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Chân dung tỷ phú Israel “rót” 300 triệu USD vào Cam Ranh

-- Chân dung tỷ phú Israel “rót” 300 triệu USD vào Cam RanhNgười Đưa Tin
Tỷ phú Israel Igal Ahouvi là chủ đầu tư của dự án ALMA Resort tại Cam Ranh (Khánh Hòa) trị giá 300 triệu USD.
Theo tin tức trên báo Thanh Niên, ngày 8/4, Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên đường (ALMA) đã khai trương văn phòng tại TP.HCM và công bố đầu tư dự án ALMA Resort tại Bãi Dài, Cam Ranh (Khánh Hòa).
Theo Tổng giám đốc ALMA Brian Martin, dự án khu nghỉ dưỡng thuộc tập đoàn Blenheim của tỷ phú Israel Igal Ahouvi, 58 tuổi, làm chủ đầu tư.
Chân dung tỷ phú Israel “rót” 300 triệu USD vào Cam Ranh - Ảnh 1

Tỷ phú Igal Ahouvi (giữa) được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Israel, phụ trách lãnh sự khu vực thành phố Haifa (Israel) năm 2014. (Ảnh Thanh Niên)

Xuất phát điểm là con trai của một tài xế lái taxi, ông Igal đã muốn học cách kinh doanh từ rất sớm để thoát khỏi cuộc sống bình lặng vì miếng cơm manh áo. Ông Igal Ahouvi bắt đầu công việc đầu tiên là một kế toán viên, sau khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế và kế toán tại Đại học Tel Aviv.

Sau một thời gian làm kế toán viên và tích lũy kinh nghiệm, ông bước vào lĩnh vực kinh doanh với tư cách là cổ đông của một doanh nghiệp tại Israel. Ðến năm 30 tuổi, Igal đã trở thành cổ đông cấp cao của doanh nghiệp đó.

Igal bắt đầu nhận ra nhiều cơ hội kinh doanh bất động sản tại Israel và nhanh chóng kiếm lời sau một số thương vụ đầu tư.

Mới đây, trong bài viết đăng ngày 26/3 trên trang Independent, tỷ phú này Israel này chi gần 6 triệu EUR (tương đương khoảng 6,47 triệu USD) mua một siêu thị tại trung tâm thành phố Dublin, thủ đô Cộng hòa Ireland.

Có thể nói, hiện nay, tỷ phú Ahouvi là một trong những nhà đầu tư nổi bật ở thị trường bất động sản châu Âu.
Chân dung tỷ phú Israel “rót” 300 triệu USD vào Cam Ranh - Ảnh 2
Phối cảnh dự án khu nghỉ dưỡng ALMA tại Cam Ranh do tỷ phú Igal Ahouvi làm chủ đầu tư.


6 năm về trước, lần đầu tiên Igal Ahouvi đặt chân đến Việt Nam. Lúc đó, người quản lý văn phòng của Igal ở đây chính là đại sứ tiền nhiệm của Israel tại Việt Nam.
“Khi tình cờ gặp lại anh ấy ở Israel, tôi đã nói rằng mình hãy cùng làm gì đó. Alma chính là dự án hiện thực hóa câu nói đó của tôi”, ông kể lại.
Theo Igal, nhiều nhà đầu tư Israel đang rất quan tâm và muốn đầu tư vào lĩnh vựccông nghệ và cả nông nghiệp ở Việt Nam.
Dù thành công trong lĩnh vực bất động sản, nhưng với Igal Ahauvi thì thương vụ tốt nhất mà ông từng thực hiện lại là một dự án công nghệ trong lĩnh vực Internet.
Theo Bloomberg, từ năm 2005, Ahouvi bắt đầu đầu tư vào công nghệ cao với một số công ty liên quan đến Internet, các sản phẩm dược và một số dự án phát triển công nghệ cao khác.
Được biết, ngoài hoạt động đầu tư kinh doanh, tỉ phú Ahouvi cũng tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật và hoạt động xã hội. Ông là Giám đốc Viện bảo tàng Tel Aviv và là nhà bảo trợ chính cho hội chợ nghệ thuật nổi bật nhất tại Israel “Fresh Paint Art Fair”.

Dự án khu nghỉ dưỡng ALMA rộng 30 ha, được thi công tại Bãi Dài, Cam Ranh, Khánh Hòa. Dự án được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn I hoàn thành vào đầu năm 2018 có tổng kinh phí đầu tư 200 triệu USD. Vào thời điểm này, dự án có 200 biệt thự, 400 căn hộ tương đương với 30.000 đơn vị kỳ nghỉ mỗi năm và nhiều dịch vụ khác như trung tâm mua sắm, nhà hát, nhà hàng… Được biết, giá phát hành thẻ sở hữu kỳ nghỉ dao động từ 10.000 USD đến 50.000 USD tùy theo từng loại dịch vụ, có giá trị trong vòng 40 năm với kỳ nghỉ 1 tuần/năm.

 ...
Tỷ phú Israel đầu tư 300 triệu USD vào Cam Ranh là ai?BizLIVE
Tỷ phú 'đổ' 300 triệu USD vào Cam Ranh giàu cỡ nào?VTCXây dựng cảng dịch vụ thương mại Cam Ranh: Bước đi cần thiết và đúng đắn
SGTT.VN - Trong bối cảnh Việt Nam và Nga đang xúc tiến các bước hợp tác xây dựng Cam Ranh trở thành cảng dịch vụ thương mại, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi với nhà khoa học – thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học công an, người đã từng tham gia nhiều cuộc hội thảo khoa học bàn và góp ý về việc đưa cảng Cam Ranh vào sử dụng thế nào cho hiệu quả.

Thưa thiếu tướng, xin ông nhắc lại lịch sử hiện diện của Nga ở Cam Ranh?
Từ năm 1978, Liên Xô đã xây dựng căn cứ quân sự ở Cam Ranh trong bối cảnh đối đầu Đông Tây rất căng thẳng. Sự đối đầu chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ, và Trung Quốc lúc đó đứng về phía Mỹ chống Liên Xô, kéo dài suốt từ năm 1962 – 1988.
Trong điều kiện đó, Liên Xô phải mở rộng ảnh hưởng sang phía đông. Có thể nói, căn cứ Cam Ranh nằm trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc nói trên ở vùng Biển Đông này.
Đến khi Liên Xô cũ sụp đổ năm 1991, kinh tế bị suy kiệt, dẫn đến việc Nga phải rút các căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong đó có cảng Cam Ranh hồi năm 2002.
Vậy sau khi Nga rút đi, vì sao Cam Ranh lại bị bỏ không cho đến nay, thưa ông?
Cam Ranh là một cảng có vị trí địa chiến lược và địa chính trị, bởi đây là cảng nước sâu, có vịnh hõm để bảo vệ. Nếu muốn tấn công Cam Ranh chỉ có một đường thôi. Vịnh này liên quan đến một chuỗi vấn đề ở Đông Á. Vì thế việc sử dụng Cam Ranh như thế nào phải được tính toán trong tổng thể chiến lược đối ngoại của Việt Nam, trong mối quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Trung, Nga, Nhật, Ấn Độ, các nước ASEAN.
Tôi được biết, thời kỳ Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố rầm rộ hồi 2003 – 2005, nước này cũng đã ngỏ ý với Việt Nam muốn thuê Cam Ranh để làm căn cứ hậu cần, làm chỗ nghỉ chân cho các tàu chiến và tàu sân bay ở Nam Á.
Tuy nhiên, Việt Nam không đồng ý. Cảng Cam Ranh bị bỏ không suốt từ đó.
Vì sao hiện nay Việt Nam lại chuyển Cam Ranh thành cảng thương mại và cần sự trợ giúp của Nga?
Giờ đây, Việt Nam quyết định Cam Ranh sẽ trở thành cảng dịch vụ hậu cần, sửa chữa nhỏ, tiếp dầu, hoa tiêu… trên tuyến đường từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Vì Việt Nam chưa đủ lực nên cần có Nga hỗ trợ. Tôi cho rằng đây là bước đi cần thiết và đúng đắn.
Xét trên bình diện quốc tế, việc này không đụng chạm đến ai cả, vì Nga là người bạn cũ, truyền thống của Việt Nam. Việc này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam công bố cho thế giới biết rằng mình không sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, xu thế của các nước là hợp tác, hoà bình.
Thời điểm này, quan hệ giữa các nước lớn cũng thay đổi nhiều. Trung Quốc và Nga trở thành đối tác chiến lược. Tương lai quan hệ Nga và Mỹ, EU ngày càng gần nhau hơn vì lợi ích của Nga là ở các khu vực này. Lợi ích của Nga gắn với Mỹ và Tây Âu vì Nga cần vốn và công nghệ cao.
Hơn thế, Nga và Mỹ có quan điểm giống nhau về Biển Đông, họ chỉ quan tâm đến tự do hàng hải của đường biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới, chứ không can thiệp đến chủ quyền của các nước ở đây.
Khi trở lại Cam Ranh, Nga có những quyền lợi gì, thưa ông?
Phải khẳng định rằng cả Việt Nam và Nga đều có lợi ích lớn về kinh tế khi khai thác cảng dịch vụ Cam Ranh. Mỗi ngày ước tính có 60 tàu thuyền đi ngang qua đây, họ đều có nhu cầu sửa chữa, nghỉ ngơi… Việc bỏ hoang một cảng quan trọng, có vẻ đẹp thiên phú là sự lãng phí.
Nga trở lại Cam Ranh lúc này là vì kinh tế đã được khôi phục, Nga muốn có ảnh hưởng ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Nếu như năm đến bảy năm trước Nga hờ hững với APEC, ARF thì nay lại cần lan toả ảnh hưởng, trước mắt về kinh tế, sau đó là sức mạnh mềm và sức mạnh cứng. Đông Á là phòng thủ xa của Nga ở bờ Biển Đông.
Với Cam Ranh, Nga đang đặt một chân vào khu vực Đông Nam Á. Thị trường ASEAN với hơn 500 triệu dân, thực sự là thị trường có tiềm lực phát triển lớn và năng động. Cũng từ Cam Ranh, Nga sẽ mở rộng quan hệ với các nước Thái Lan, Singapore, Indonesia…
Ngược lại, các nước ASEAN dù công khai hay không, cũng ủng hộ sự “dấn bước” này, ASEAN cũng bị hấp dẫn bởi thị trường 120 triệu dân của Nga, với mức thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD/người.
Vậy ngoài lợi ích kinh tế, tương lai của Cam Ranh sẽ như thế nào thưa ông?
Quan điểm cá nhân tôi là cần phải khôi phục Cam Ranh thành căn cứ hải quân mạnh. Và lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam là hợp tác đa phương với các nước, có thể gồm cả Mỹ, Nga, Trung Quốc. Bởi hiện nay các nước ASEAN cũng đã làm việc này.
Việt Anh (thực hiện)

Tổng số lượt xem trang