(VEF.VN) - Tiết kiệm chi phí mới chỉ dừng ở việc hô khẩu hiệu, khi mà thói quen thể hiện mình vẫn quá lớn của doanh nhân thông qua những chiếc xe hơi đắt tiền sang trọng, những bữa “nhậu” hàng trăm triệu và hàng loạt chi phí phù phiếm khác.
Tại buổi cafe doanh nhân với chủ đề Doanh nhân thời "bão giá" do EduViet và Hội doanh nhân trẻ VN tổ chức mới đây, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp từ Hà Nội đã có cuộc chia sẻ tình hình, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thiết thực với một số nhà nghiên cứu.
Ước tính 30% doanh nghiệp đã phá sản
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chúng ta là nền kinh tế nhập siêu, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá là rủi ro, lãi suất, lạm phát cao. Đấy là đặc điểm xảy ra liên tiếp.
Trích dẫn câu nói của Nguyễn Trãi: "Họa phúc đều có nguyên nhân, nhưng không phải việc của một ngày", ông Doanh cho rằng tình hình kinh tế hiện nay là hệ quả tất yếu của sự tích tụ, kìm nén những khó khăn và các chính sách thiếu hiệu quả trong nhiều năm qua. Mặc dù chưa có số liệu chính thức nhưng vị chuyên gia viện dẫn thông tin từ ngành thuế cho thấy, từ đầu năm đến nay, ước có khoảng 30% doanh nghiệp phá sản trong tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Số doanh nghiệp thành lập và số vốn đăng ký năm nay cũng giảm đáng kể. Cụ thể trong 4 tháng đầu năm 2011 số doanh nghiệp đăng ký mới chỉ bằng 90,4%; số vốn đăng ký mới chỉ bằng 78,6% so với cùng kỳ năm 2010. Điều đó chứng tỏ khả năng tiếp cận nguồn vốn và cơ hội kinh doanh hiện nay đã giảm sút rõ rệt.
Là tập đoàn kinh tế đầu ngành, hàng năm Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) đóng góp 30% GDP và hơn 20% ngân sách nhà nước. Nhưng để trụ vững trong cơn "bão giá", ông Tống Quốc Trường - Trưởng ban Đầu tư Phát triển, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) cũng chia sẻ, biện pháp hữu hiệu nhất mà đơn vị này đang thực hiện là cơ cấu đầu tư, tái cấu trúc, thu hẹp phạm vi hoạt động.
Kế hoạch đầu tư dự kiến trong năm 2011 của PVN là 127.000 tỷ đồng VN (từ hồi tỷ giá còn 18.500 đồng) nhưng với tình hình tỷ giá hiện tại, tổng mức đầu tư đã tăng lên đáng kể. Cũng như các tập đoàn khác, PVN đang phải cân đối, rà soát từng dự án, cái nào chưa cần thiết phải dừng, cái nào chậm trễ phải đẩy nhanh tiến độ để thu vốn về. Hiện tại, con số dừng giãn đã lên đến gần 10% tổng mức đầu tư 2011 dự kiến, tức có giá trị xấp xỉ 12.700 tỷ đồng.
Năm 2011 khó khăn hơn năm 2008. Nhưng nhớ lại thời kỳ sản xuất kinh doanh đã qua, ông Trần Anh Vương - Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Thép Bắc Việt đúc kết, năm 2008 lại khó khăn hơn năm 2005. Còn năm 2005 khó hơn năm 2000. Điều đó minh chứng, khó khăn cứ dồn lại và có lẽ càng về sau càng khó hơn.
Ông Vương lấy ví dụ minh hoạ từ chính các con số của doanh nghiệp mình: niêm yết trên sàn chứng khoán hồi tháng 8/2010, mã VVG có giá 23.000 đồng/cổ phiếu. Giá trên thị trường OTC hồi đó là 28.000 đồng. Nhưng cho đến cuối tháng 5 vừa rồi, giá trị mỗi cổ phiếu sụt giảm chỉ còn 7.000 đồng.
"Ai cũng nói lúc này cần phải cải cấu, thu hẹp, bán bớt tài sản nhưng bán cho ai, ai mua? Nếu tất cả doanh nghiệp đều nhìn vào môi trường như thế này thì quả là khó. Biết là trong cơn bão, doanh nghiệp phải bước từng bước nhỏ, vững chắc, nhưng cơn bão quá lớn, lại cứ quật đi quật lại từng giai đoạn, thì doanh nghiệp sản xuất như tôi cũng khó lòng chịu đựng nổi" - ông Vương nói.
Không nên chơi trò "chọe"
Cắt giảm và cơ cấu lại hoạt động, bộ máy là những biện pháp "phản xạ" gần như không điều kiện mà doanh nghiệp nào cũng áp dụng để đối phó với khó khăn kinh tế. Nhưng cắt giảm, tiết kiệm và cơ cấu như thế nào cho hợp lý lại không đơn giản.
Bà Hà Thu Thanh - TGĐ Deloitte VN nêu quan điểm, cái mà chúng ta cần nói đến là tiết kiệm chi phí, thay vì cắt giảm, bởi lẽ trong mọi trường hợp, cắt giảm bao giờ cũng là giải pháp hạ sách, nhất trong quản trị của doanh nghiệp.
Bằng quan sát khi đi trên đường phố, vị lãnh đạo của Deloitte VN cho rằng, tiết kiệm chi phí mới chỉ dừng ở việc hô khẩu hiệu, khi mà thói quen thể hiện mình vẫn quá lớn của doanh nhân thông qua những chiếc xe hơi đắt tiền sang trọng. Việc khẳng định vai trò, vị trí thực sự của doanh nhân trong xã hội chưa được để tâm đúng mức.
"Cá nhân tôi làm TGĐ 13 năm có lẻ những chưa bao giờ tôi đi xe quá sang. Khi đi họp, tôi đi chung xe, đi xe bình thường hoặc đi taxi. Nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh còn bề bộn mà TGĐ, GĐ đầu tư cái xe tỷ đồng để đi, trong khi khấu hao xe mỗi ngày không biết là bao nhiêu," bà Thanh chia sẻ. "Tiết kiệm từng thứ nhỏ để tạo ra hiệu quả quản trị tài chính trong chính nội tại doanh nghiệp là điều đầu tiên cần xác định"
TS. Lê Đăng Doanh cũng góp ý thêm, doanh nhân trẻ nói riêng phải học cách tiết kiệm, giảm bớt những điều phù phiếm như một siêu thị của người Nhật đã cho dừng hệ thống thang máy để tiết kiệm điện. Học tập người Mỹ - không hiếm trường hợp khi gặp gỡ đối tác làm ăn, họ sẵn sàng đi thuê theo giờ từ phương tiện đi lại đến nữ thư ký. Làm việc xong thì tất cả đi bộ về.
Kể câu chuyện một "chiến hữu" ở Quảng Ninh chuyên đánh hàng sang Trung Quốc, khoe một bữa vị này phải ăn 2 con rùa vàng (mỗi con 85 triệu đồng). Một tuần không ăn 2 lần rùa vàng là cảm thấy khó chịu, TS. Lê Đăng Doanh thẳng thắn bày tỏ: "Rõ ràng 'tiết mục' đó rất phù phiếm. Chúng ta không nên chơi trò 'choẹ'. Thay vì linh đình, lãng phí là những bữa ăn bình thường như là một cơ hội ngồi bàn bạc, tiếp xúc với nhau.
Không khó để thấy rằng tỷ lệ doanh nhân VN phải tiêu tốn thời gian vào bia rượu nhiều quá. Ở đây không phải vì doanh nhân thích thế mà vì ở VN, kinh doanh phải có quan hệ, mà bia rượu lại là môi trường rất thích hợp để bắt đầu hoặc duy trì quan hệ. Do đó, ông Doanh kiến nghị doanh nhân hãy nhìn vào sự thật, tiết kiệm từng bóng đèn, giọt nước. "Hãy tìm cách giao lưu, kết nối mà không cần bia rượu!" - vị chuyên gia kinh tế khuyên.
Ở góc độ quản trị doanh nghiệp, tập trung vào ngành nghề cốt lõi, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng chính là cách thức hữu hiệu vượt qua bão giá được ông Ngô Trọng Thanh - Giám đốc Công ty Mancom, cựu học viên MBA Đại học Hawaii nêu quan điểm.
Bằng kinh nghiệm của mình, vị này đúc rút: Thời gian qua, các doanh nhân nằm trong Top giàu nhất trên sàn chứng khoán đều là những người đầu tư vào bất động sản, đa ngành. Nhưng trong khủng hoảng thế này, doanh nghiệp đa ngành nghề đang là đối tượng gặp nhiều vấn đề nhất.
Thực tế, những người càng tạo ra giá trị gia tăng cao thì càng ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả. Ví dụ một đôi giày Nike mang lại giá trị lợi nhuận cho nhà sản xuất ra nó gấp 21 lần tấn lúa của nông dân VN. Điều này cũng có nghĩa rằng, trong khủng hoảng kinh tế thì người nông dân chính là đối tượng khổ nhất. Theo ông Thanh do đó, tập trung vào giá trị gia tăng, biết thúc đẩy, kích thích những "mỏ vàng" - nguồn lực con người, sẽ tạo thế chủ động của doanh nghiệp trước những khó khăn trước mắt.
Ước tính 30% doanh nghiệp đã phá sản
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chúng ta là nền kinh tế nhập siêu, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá là rủi ro, lãi suất, lạm phát cao. Đấy là đặc điểm xảy ra liên tiếp.
Trích dẫn câu nói của Nguyễn Trãi: "Họa phúc đều có nguyên nhân, nhưng không phải việc của một ngày", ông Doanh cho rằng tình hình kinh tế hiện nay là hệ quả tất yếu của sự tích tụ, kìm nén những khó khăn và các chính sách thiếu hiệu quả trong nhiều năm qua. Mặc dù chưa có số liệu chính thức nhưng vị chuyên gia viện dẫn thông tin từ ngành thuế cho thấy, từ đầu năm đến nay, ước có khoảng 30% doanh nghiệp phá sản trong tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Số doanh nghiệp thành lập và số vốn đăng ký năm nay cũng giảm đáng kể. Cụ thể trong 4 tháng đầu năm 2011 số doanh nghiệp đăng ký mới chỉ bằng 90,4%; số vốn đăng ký mới chỉ bằng 78,6% so với cùng kỳ năm 2010. Điều đó chứng tỏ khả năng tiếp cận nguồn vốn và cơ hội kinh doanh hiện nay đã giảm sút rõ rệt.
Là tập đoàn kinh tế đầu ngành, hàng năm Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) đóng góp 30% GDP và hơn 20% ngân sách nhà nước. Nhưng để trụ vững trong cơn "bão giá", ông Tống Quốc Trường - Trưởng ban Đầu tư Phát triển, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) cũng chia sẻ, biện pháp hữu hiệu nhất mà đơn vị này đang thực hiện là cơ cấu đầu tư, tái cấu trúc, thu hẹp phạm vi hoạt động.
Kế hoạch đầu tư dự kiến trong năm 2011 của PVN là 127.000 tỷ đồng VN (từ hồi tỷ giá còn 18.500 đồng) nhưng với tình hình tỷ giá hiện tại, tổng mức đầu tư đã tăng lên đáng kể. Cũng như các tập đoàn khác, PVN đang phải cân đối, rà soát từng dự án, cái nào chưa cần thiết phải dừng, cái nào chậm trễ phải đẩy nhanh tiến độ để thu vốn về. Hiện tại, con số dừng giãn đã lên đến gần 10% tổng mức đầu tư 2011 dự kiến, tức có giá trị xấp xỉ 12.700 tỷ đồng.
Năm 2011 khó khăn hơn năm 2008. Nhưng nhớ lại thời kỳ sản xuất kinh doanh đã qua, ông Trần Anh Vương - Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Thép Bắc Việt đúc kết, năm 2008 lại khó khăn hơn năm 2005. Còn năm 2005 khó hơn năm 2000. Điều đó minh chứng, khó khăn cứ dồn lại và có lẽ càng về sau càng khó hơn.
TS. Lê Đăng Doanh: "Hãy tìm cách giao lưu, kết nối mà không cần bia rượu!". Ảnh minh họa |
"Ai cũng nói lúc này cần phải cải cấu, thu hẹp, bán bớt tài sản nhưng bán cho ai, ai mua? Nếu tất cả doanh nghiệp đều nhìn vào môi trường như thế này thì quả là khó. Biết là trong cơn bão, doanh nghiệp phải bước từng bước nhỏ, vững chắc, nhưng cơn bão quá lớn, lại cứ quật đi quật lại từng giai đoạn, thì doanh nghiệp sản xuất như tôi cũng khó lòng chịu đựng nổi" - ông Vương nói.
Không nên chơi trò "chọe"
Cắt giảm và cơ cấu lại hoạt động, bộ máy là những biện pháp "phản xạ" gần như không điều kiện mà doanh nghiệp nào cũng áp dụng để đối phó với khó khăn kinh tế. Nhưng cắt giảm, tiết kiệm và cơ cấu như thế nào cho hợp lý lại không đơn giản.
Bà Hà Thu Thanh - TGĐ Deloitte VN nêu quan điểm, cái mà chúng ta cần nói đến là tiết kiệm chi phí, thay vì cắt giảm, bởi lẽ trong mọi trường hợp, cắt giảm bao giờ cũng là giải pháp hạ sách, nhất trong quản trị của doanh nghiệp.
Bằng quan sát khi đi trên đường phố, vị lãnh đạo của Deloitte VN cho rằng, tiết kiệm chi phí mới chỉ dừng ở việc hô khẩu hiệu, khi mà thói quen thể hiện mình vẫn quá lớn của doanh nhân thông qua những chiếc xe hơi đắt tiền sang trọng. Việc khẳng định vai trò, vị trí thực sự của doanh nhân trong xã hội chưa được để tâm đúng mức.
"Cá nhân tôi làm TGĐ 13 năm có lẻ những chưa bao giờ tôi đi xe quá sang. Khi đi họp, tôi đi chung xe, đi xe bình thường hoặc đi taxi. Nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh còn bề bộn mà TGĐ, GĐ đầu tư cái xe tỷ đồng để đi, trong khi khấu hao xe mỗi ngày không biết là bao nhiêu," bà Thanh chia sẻ. "Tiết kiệm từng thứ nhỏ để tạo ra hiệu quả quản trị tài chính trong chính nội tại doanh nghiệp là điều đầu tiên cần xác định"
TS. Lê Đăng Doanh cũng góp ý thêm, doanh nhân trẻ nói riêng phải học cách tiết kiệm, giảm bớt những điều phù phiếm như một siêu thị của người Nhật đã cho dừng hệ thống thang máy để tiết kiệm điện. Học tập người Mỹ - không hiếm trường hợp khi gặp gỡ đối tác làm ăn, họ sẵn sàng đi thuê theo giờ từ phương tiện đi lại đến nữ thư ký. Làm việc xong thì tất cả đi bộ về.
Kể câu chuyện một "chiến hữu" ở Quảng Ninh chuyên đánh hàng sang Trung Quốc, khoe một bữa vị này phải ăn 2 con rùa vàng (mỗi con 85 triệu đồng). Một tuần không ăn 2 lần rùa vàng là cảm thấy khó chịu, TS. Lê Đăng Doanh thẳng thắn bày tỏ: "Rõ ràng 'tiết mục' đó rất phù phiếm. Chúng ta không nên chơi trò 'choẹ'. Thay vì linh đình, lãng phí là những bữa ăn bình thường như là một cơ hội ngồi bàn bạc, tiếp xúc với nhau.
Không khó để thấy rằng tỷ lệ doanh nhân VN phải tiêu tốn thời gian vào bia rượu nhiều quá. Ở đây không phải vì doanh nhân thích thế mà vì ở VN, kinh doanh phải có quan hệ, mà bia rượu lại là môi trường rất thích hợp để bắt đầu hoặc duy trì quan hệ. Do đó, ông Doanh kiến nghị doanh nhân hãy nhìn vào sự thật, tiết kiệm từng bóng đèn, giọt nước. "Hãy tìm cách giao lưu, kết nối mà không cần bia rượu!" - vị chuyên gia kinh tế khuyên.
Ở góc độ quản trị doanh nghiệp, tập trung vào ngành nghề cốt lõi, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng chính là cách thức hữu hiệu vượt qua bão giá được ông Ngô Trọng Thanh - Giám đốc Công ty Mancom, cựu học viên MBA Đại học Hawaii nêu quan điểm.
Bằng kinh nghiệm của mình, vị này đúc rút: Thời gian qua, các doanh nhân nằm trong Top giàu nhất trên sàn chứng khoán đều là những người đầu tư vào bất động sản, đa ngành. Nhưng trong khủng hoảng thế này, doanh nghiệp đa ngành nghề đang là đối tượng gặp nhiều vấn đề nhất.
Thực tế, những người càng tạo ra giá trị gia tăng cao thì càng ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả. Ví dụ một đôi giày Nike mang lại giá trị lợi nhuận cho nhà sản xuất ra nó gấp 21 lần tấn lúa của nông dân VN. Điều này cũng có nghĩa rằng, trong khủng hoảng kinh tế thì người nông dân chính là đối tượng khổ nhất. Theo ông Thanh do đó, tập trung vào giá trị gia tăng, biết thúc đẩy, kích thích những "mỏ vàng" - nguồn lực con người, sẽ tạo thế chủ động của doanh nghiệp trước những khó khăn trước mắt.