Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng biển của Việt Nam. |
Vị trí tàu Hải giám vi phạm vùng biển Việt Nam. |
Rõ ràng rằng mũi tên đó đã co rúm, oằn cong khi chạm phải lá chắn thép là lòng tự tôn dân tộc và tình yêu nước của người Việt Nam.
Nếu thế lực nào muốn làm “phép thử” với Việt Nam bằng việc trắng trợn xâm phạm lãnh hải, táo tợn thực hiện các hành động phá hoại thì họ đã nhận được kết quả rất rõ ràng: Sự bùng nổ dữ dội của lòng yêu nước.
Ngày 26/5/2011, 3 tàu Hải giám của Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế, lô 148 Thềm lục địa Việt Nam, cắt đứt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Hành động này được ví như một "phép thử" các bên có liên quan trong vấn đề biển Đông, là mũi tên nhắm vào nhiều đích. Thế nhưng, rõ ràng rằng mũi tên đó đã co rúm, oằn cong khi chạm phải lá chắn thép là lòng tự tôn dân tộc và tình yêu nước của người Việt Nam.
Yêu hòa bình nhưng không nhu nhược!
Toan tính đến từ những kẻ chủ mưu gây bất ổn trên biển Đông vô tình hay hữu ý đã thực hiện cuộc sát hạch lòng yêu nước của người dân đất Việt. Và kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, chủ nghĩa yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ lan tỏa, cộng hưởng và thăng hoa một cách mạnh mẽ.
Điều này có thể được ghi nhận, kiểm chứng rõ ràng nhất trong hàng vạn, hàng triệu lời bình luận của các độc giả báo điện tử, các thành viên mạng xã hội tiếng Việt… trong những ngày qua ủng hộ phản ứng cương quyết, đanh thép của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhiệt tình đề xuất các giải pháp củng cố an ninh quốc phòng, thể hiện tinh thần sẵn sàng đóng góp, hy sinh cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình nhưng không nhu nhược!
Trong số đó, có em học sinh dù đang miệt mài ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và đại học vẫn dành thời gian theo dõi, cập nhật thông tin về chủ quyền của đất nước;
Có cán bộ trong ngành tư pháp đề nghị Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ Tổ quốc, bởi theo ông, Việt Nam đã có Luật Công an Nhân dân, Luật Quân đội Nhân dân, Luật dân quân tự vệ... quy định rõ về quốc phòng, trật tự trị an, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... nhưng chưa hội đủ các quy định về người Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Một đạo luật về Bảo vệ Tổ quốc chính là đạo luật của lòng yêu nước, là cơ sở pháp lý củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân quanh Đảng, Nhà nước trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ mà biết bao thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vun đắp, gìn giữ.
Nhiều người kêu gọi lập “Quỹ quốc phòng” hay “Quỹ Bảo vệ Tổ quốc” tương tự như “Tuần lễ vàng” từng có trong lịch sử kháng chiến. Sự đóng góp này sẽ giúp quân đội tiến thẳng lên hiện đại, đầu tư cho ngành công nghiệp quốc phòng, bởi muốn giữ vững nền độc lập, trước hết phải tự chủ sức mạnh quân sự. Họ tuyên bố, sẵn sàng đóng góp tháng lương, thậm chí nhiều hơn nữa cho những quỹ này.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: "....Hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa, Việt Nam không chấp nhận hòa bình lệ thuộc. Khi ta đã làm tất cả những gì có thể để gìn giữ hòa bình mà nước khác cứ muốn xâm hại lợi ích của đất nước ta thì lúc đó, thế của ta sẽ như cánh cung kéo hết, đã buông dây cung thì đó là sức mạnh vô cùng to lớn của cả dân tộc để bảo vệ Tổ quốc mình". |
Cũng trong dòng suy nghĩ xây dựng và củng cố tiềm lực quốc phòng, nhiều ý kiến đề xuất Việt Nam phải tự chủ hơn nữa trong việc các hệ thống phòng thủ bờ biển, tự lực phát triển các phương tiện bay không người lái (UAV) làm nhiệm vụ tuần tra biển, phát hiện từ xa và thu thập bằng chứng về các cuộc xâm nhập trái phép… bởi đơn giản là “Không có quân đội mạnh thì không được kính trọng”.
Bằng “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, nhiều người cũng cho rằng, bên cạnh việc bày tỏ thái độ kiên quyết, cứng rắn trước các hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền, Việt Nam cần phải có những tính toán dài lâu, phát triển kinh tế làm nền tảng vững chắc, đặc biệt phải khôn khéo tránh sự khiêu khích và các “bẫy chiến lược”, tận dụng được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ đất nước.
Không chỉ bằng lời nói
Nếu ai cho rằng “mạng chỉ là ảo” và những cảm xúc này chỉ là những bộc phát tức thời, na ná cách thể hiện niềm tự hào dân tộc mỗi khi đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam chiến thắng hay là thứ "phản xạ bản năng" của một dân tộc có nền độc lập thường xuyên bị đe dọa qua hàng ngàn năm, hãy nhớ lại những ngày cuối năm 2007.
Sau sự khiêu khích mang tên “Tam Sa”, một loạt các phong trào thanh niên được thực hiện, duy trì đến nay như một kênh tuyên truyền cho chủ quyền biển đảo, song hành cùng các hoạt động chính thức vốn có trước đó của Nhà nước.
Điển hình, các bạn trẻ trên diễn đàn Hoangsa.org đã quyên góp, ủng hộ, hỗ trợ ngư dân Lý Sơn tiếp tục truyền thống bám biển bao đời của ông cha.
Họ lặn lội tới các miền xa trên khắp đất nước, tìm đến gia đình của 74 liệt sĩ, những người đã kết thành “vòng tròn bất tử” ở Trường Sa năm 1988, để thắp nén hương tưởng nhớ, để nghe, ghi chép rồi kể lại cho bạn bè câu chuyện đậm chất sử thi về những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam “thà hy sinh chứ không chịu mất đảo... để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng”.
Nhóm tình nguyện Hoangsa.org tặng quà cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải, hy sinh năm 1988 tại Trường Sa. |
Họ còn là cầu nối giữa các học giả, các nhà nghiên cứu về biển Đông từ góc độ lịch sử, luật pháp quốc tế tới các thành viên của diễn đàn, giúp cho những ai quan tâm tới vấn đề chủ quyền có được những thông tin chính thống và đáng tin cậy nhất.
Cùng làm công việc tương tự, một nhóm các bạn trẻ lấy tên COC Radio đã thu âm và phát trên internet các bài viết có giá trị học thuật về mặt lịch sử và pháp lý liên quan đến biển Đông, của các học giả hàng đầu trong lĩnh vực như Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt, Lê Minh Nghĩa... tới rộng rãi cư dân mạng.
Tranh cổ động "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam". |
Hướng nhìn của người lính trong hình không chính diện tạo không gian cùng hướng đến, mang lại cảm giác đồng thuận, có tính cổ vũ mà không kích động. Do đó, ngay từ khi mới xuất hiện trên internet, hình ảnh đã lan truyền mạnh mẽ trên các blog, diễn đàn và mạng xã hội.
Tâm sự với Đất Việt, tác giả bức tranh cho biết, khi cái tên “Tam Sa” được đưa ra để “khiêu khích” và “thăm dò”, trong khi đó, cộng đồng mạng chưa có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng để đáp trả lại (những bức ảnh tìm thấy thường có dung lượng nhỏ, chất lượng thấp). Do đó, người họa sĩ trẻ quyết tâm thực hiện một bức hình để giúp cộng đồng mạng bày tỏ lòng tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Từ tấm hình gốc vỏn vẹn 134x190 điểm ảnh (dung lượng 6,81KB), tác giả đã sắp xếp, chọn bố cục phù hợp và hoàn thành tác phẩm bằng bàn vẽ điện tử (wacom) trên nền Photoshop sau vài giờ đồng hồ. Tới nay, hình ảnh này nhiều lần xuất hiện trên các trang mạng, báo chí trong và ngoài nước, được in trên nhiều bìa sách về biển, đảo…
Bức ảnh gốc người lính hải quân bên cột chủ quyền và bức tranh phác thảo xuất hiện trên bìa sách, banner của các báo điện tử, trang tin, diễn đàn mạng. |
"Đừng thách thức Việt Nam"
Khi có dịp tới Trường Sa, phóng viên Đất Việt đã cố gắng chuyển lời chào của người họa sĩ tới người lính trong bức ảnh nhỏ được phóng tác, bởi ảnh chụp đã lâu, còn nhiệm vụ của người lính thì thường xuyên thay đổi.
Khi được hỏi về vấn đề này, Thượng tá Phạm Quang Oánh, trợ lý tuyên huấn Quân chủng Hải quân trả lời: “Chuyện đó không quá quan trọng, là người lính họ sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng mọi giá. Còn hình ảnh, miễn là người Việt Nam, khoác lên mình bộ quần áo Bộ đội Cụ Hồ, tay cầm súng đứng bên cột chủ quyền đều tạo ra nguồn cảm hứng cho lòng yêu nước cho tất cả mọi người”.
Có lẽ vậy, bởi tình yêu nước, đâu chỉ là một thứ phản xạ bản năng, đây là thứ tình cảm thường trực chảy trong huyết quản, là sợi dây liên kết tinh thần bền chắc, mà mỗi người dân Việt Nam đều có thể cảm nhận, chia sẻ. Còn đối với các thế lực khiêu khích, đây là thông điệp rất rõ ràng: "Đừng thách thức Việt Nam".
Các bài viết nhận được sự bình luận đông đảo của độc giả: >> Hải quân VN sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ >> Chiến hạm Gepard thứ 2 sắp về Việt Nam >> Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ >> Việt Nam tự chủ số lượng tên lửa bảo vệ lãnh hải >> 'Việt Nam không chấp nhận nền hòa bình lệ thuộc' >> 'Phải làm thất bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền' |
-Báo Trung Quốc tiếp tục lời lẽ cứng rắn
Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc có bài bình luận vụ tàu hải giám nước này đụng độ tàu khảo sát của PetroVietnam, nói đây là vụ 'nghiêm trọng nhất trong nhiều năm nay'.
Bài bình luận đăng trên Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung hôm 30/05 không ký tên tác giả, cho thấy đây là một dạng xã luận của báo.Bài báo nhận định cuộc đụng độ hôm 26/05 là "nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây", và lời lẽ của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trong cuộc họp báo vào Chủ nhật 29/05 là "quá nóng nảy".
Tại cuộc họp báo bất thường này, bà Nguyễn Phương Nga nói "hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam".
Tuyên bố này đã làm phía Trung Quốc không hài lòng.
Bài trên Hoàn Cầu Thời báo, tờ báo con của Nhân dân Nhật báo vốn là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết: "Trung Quốc là nước lớn, sức mạnh hơn hẳn Việt Nam".
"Trong thời gian qua, Trung Quốc luôn tìm cách tránh leo thang xung đột Biển Đông với Việt Nam, không muốn ép buộc Việt Nam phải thuận theo quan điểm của mình và Việt Nam biết rõ điều này."
Theo Hoàn Cầu, đó chính là lý do mà Việt Nam thường xuyên tiến hành thăm dò dầu khí tại các khu vực tranh chấp, thách thức lòng kiên nhẫn của Trung Quốc.
Tờ báo viết nhiều người Việt Nam cho rằng vì Trung Quốc có tranh chấp biên giới với nhiều nước nên không thể lớn tiếng, và thái độ của Hoa Kỳ mới đây về Biển Đông đã khiến cho Việt Nam tỏ ra càng tự tin.
"Có thể nhận định của Việt Nam là đúng. Trung Quốc không muốn gây xung đột với Việt Nam và các nước khác trong lĩnh vực chủ quyền."
Bài viết cảnh báo: "Tuy nhiên sự kiềm chế của Trung Quốc không phải là không có giới hạn".
'Muối trong Biển Đông'
Hoàn Cầu Thời báo ví von: "Nếu Việt Nam cho rằng sự kiên nhẫn của Trung Quốc nhiều như muối ở Nam Hải (Biển Đông), thì họ đã vấp phải sai lầm chiến lược".Nếu Việt Nam cho rằng sự kiên nhẫn của Trung Quốc nhiều như muối ở Nam Hải (Biển Đông), thì họ đã vấp phải sai lầm chiến lược.
Hoàn Cầu Thời báo
"Nếu Việt Nam thực sự sẵn sàng 'làm mọi việc cần thiết', thì cứ việc thử sức mình xem."
Tờ Hoàn Cầu nói nếu như Hà Nội tính toán rằng qua việc gây áp lực ngoại giao có thể khiến Bắc Kinh nhượng bộ về biển đảo, thì thật quá ngây thơ.
Báo này cũng nhắc lại rằng Việt-Trung hai nước láng giềng có nhiều lợi ích chung trong dàn xếp hòa bình tranh chấp lãnh thổ, và nếu như Trung Quốc tiếp tục kiềm chế thì Việt Nam cũng cần cố gắng không hành xử một cách hung hăng.
Sau hai ngày đăng tải, bài bình luận trên Hoàn Cầu Thời báo đã thu hút khoảng trên 450 nhận xét của độc giả, nhiều nhận xét hừng hực tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
Một số bình luận gia cho rằng thái độ của Trung Quốc trong vụ tàu Bình Minh 02 tỏ ra ngày càng cứng rắn.
Chuyên gia Việt Nam Carl Thayer từ Úc châu nói Trung Quốc lâu nay đã tăng cường khẳng định chủ quyền Biển Đông bằng hoạt động của các tàu hải giám.
"Vụ này cho thấy sự gây hấn nghiêm trọng của tàu Trung Quốc, nhất là khi các tàu này cố tình cắt dây cáp của tàu khảo sát địa chấn Việt Nam."
Theo ông Thayer, sự nghiêm trọng của vụ việc tăng lên gấp bội vì tàu Bình Minh 02 hoạt động sâu trong khu vực kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam.
"Nó cho thấy Trung Quốc nay tuyên bố chủ quyền ngay trong EEZ của Việt Nam, về phía Tây của đường chín đoạn."
Ông Thayer nhận định Hà Nội bị buộc phải lên tiếng về vụ này, có thể là vì sắp có hội nghị an ninh khu vực.
"Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục khẳng định chủ quyền một cách mạnh bạo như vừa rồi, thì Việt Nam có thể sẽ buộc phải điều tàu chiến ra bảo vệ các tàu thăm dò và nguy cơ bùng nổ đụng độ vũ trang sẽ là rất lớn."
Lập trường Nam Hải
Theo Asahi, Cục Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc mới đây ra phúc trình khuyến cáo sử dụng vũ lực quân sự để hướng tranh chấp lãnh thổ với các nước theo ý mình.
Tuy nhiên Trung Quốc cũng tăng cường chủ động trong lĩnh vực ngoại giao để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Gần đây, các quan chức Quân ủy Trung ương Trung Quốc, và cả Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, đã công du tới một số nước Đông Nam Á để bàn chủ đề Biển Đông.
Asahi bình luận rằng Bắc Kinh muốn chấm dứt tình trạng bị cô lập trong các vấn đề chủ quyền, trong khi Hoa Kỳ ngày càng tỏ ra thân cận với các nước trong khu vực.
Cứng rắn về quân sự nhưng lại tăng cường nỗ lực ngoại giao chính là chính sách "cây gậy và củ cà rốt" mà giới ngoại giao nói Bắc Kinh đang thực hiện lúc này.
-
-PHILIPPINES - TRUNG QUỐC: Philippines phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trên Biển Đông (RFI)- Hôm nay, 01/06/2011, Philippines thông báo đã chính thức phản đối Trung Quốc về việc nước này gia tăng hoạt động ở vùng biền tranh chấp và đang có dự án lắp đặt một giàn khoan dầu gần một đảo của Trường Sa.
Philippines phản đối sự hiện diện tàu Trung Quốc ở vùng tranh chấp ngày 21/05/2011
Philstar
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hôm qua đã triệu đại biện của Trung Quốc ở Manila lên để nghe bày tỏ mối quan ngại của chính phủ Philippines về những hoạt động gần đây của một tàu hải giám Trung Quốc và các tàu khác của hải quân Trung Quốc. Theo nguồn tin quân sự Philippines, các tàu của Trung Quốc đã chở theo nhiều vật liệu xây dựng, dựng lên một số trạm gác và đặt một phao gần Amy Douglas Bank, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Ngoại trưởng Philippines nhắc lại là mọi công trình xây dựng trong khu vực này đều trái với thỏa thuận năm 2002 ký kết giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN.
Bộ Ngoại giao Philippines còn yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc ở Manila cung cấp chi tiết về những thông tin đăng trên báo chí Trung Quốc liên quan đến dự án đặt giàn khoan dầu khổng lồ trên Biển Đông vào tháng tới và báo trước là sẽ không chấp nhận việc đặt giàn khoan này trong vùng lãnh hải Philippines.
Mỹ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông
Đô đốc Robert Willard, tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương , tuyên bố với báo chí tại Kuala Lumpur hôm nay đã bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Đô đốc Willard nhắc lại là Hoa Kỳ không đứng về phe nào và rất muốn thấy các bên tranh chấp giải quyết một cách hoà bình thông qua đối thoại, đừng để xảy ra xung đột trên không hoặc trên biển.
Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore, còn gọi là Đối thoại Shangri – La từ ngày 3/6. Nhân hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ trấn an các nước châu Á về sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực này.
Ngoại trưởng Philippines nhắc lại là mọi công trình xây dựng trong khu vực này đều trái với thỏa thuận năm 2002 ký kết giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN.
Bộ Ngoại giao Philippines còn yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc ở Manila cung cấp chi tiết về những thông tin đăng trên báo chí Trung Quốc liên quan đến dự án đặt giàn khoan dầu khổng lồ trên Biển Đông vào tháng tới và báo trước là sẽ không chấp nhận việc đặt giàn khoan này trong vùng lãnh hải Philippines.
Mỹ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông
Đô đốc Robert Willard, tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương , tuyên bố với báo chí tại Kuala Lumpur hôm nay đã bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Đô đốc Willard nhắc lại là Hoa Kỳ không đứng về phe nào và rất muốn thấy các bên tranh chấp giải quyết một cách hoà bình thông qua đối thoại, đừng để xảy ra xung đột trên không hoặc trên biển.
Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore, còn gọi là Đối thoại Shangri – La từ ngày 3/6. Nhân hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ trấn an các nước châu Á về sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực này.
Foreign Affairs Secretary Alberto del Rosario on Wednesday said that any new construction by China in waters that are also claimed by the Philippines is a clear violation of a 2002 accord that calls for countries to exercise restraint.
The Philippine military has reported that Chinese ships were seen unloading building materials and erecting posts in the vicinity of the Spratly islands' Iroquois Bank, which is 200km from south-western Palawan province.
China, the Philippines and four other nations claim the potentially oil-rich Spratlys, which straddle busy shipping lanes. -- AP