U.S. Navy Admiral Robert Willard. Photographer: Carolyn Kaster-Pool/Getty Images
DCVOnline – Tin Bloomberg
01-06-2011
Đô đốc Willard “quan tâm” về căng thẳng đang gia tăng ở Biển Nam Hải
Đô đốc Hài quân Hoa Kỳ ông Robert Willard nói là ông lấy làm quan tâm về những căng thẳng gần đây liên quan đến Trung Quốc và các nước láng giềng trong vùng biển Nam Hải khi các nước này cùng ganh nhau nguồn năng lượng dầu và khí đốt trong vùng biển đang tranh chấp.
Lời phát biểu của ông Willard xảy ra sau nhiều sự cố xảy ra trong năm nay, qua đó tàu tuần tra của Trung Quốc đã đối đầu với tàu khảo sát dầu khí đang hoạt động của Việt Nam và của cả Phi Luật Tân. Mới tuần rồi, Việt Nam nói tàu tuần tra của Trung Quốc đã cắt dây cáp của tàu khảo sát dầu khí do Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) điều hành.
“Trong năm 2010, toàn vùng trở nên quan tâm về khả năng xung đột có thể xảy ra ở vùng Biển Nam Hải,” ông Willard, người chỉ huy cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ ở vùng Á châu – Thái Bình Dương nói với các phóng viên ở thủ đô Kuala Lumpur, Mã Lai Á hôm nay ngày 1 tháng Sáu năm 2011. “Vâng, tôi lấy làm quan tâm bất cứ lúc nào tôi thấy sự căng thẳng gia tăng, và sự chạm trán xảy ra, trong chính khu vực này rất quan trọng và mang tính chiến lược đối với tất cả chúng ta.”
Trung Quốc cho mình có chủ quyền hầu hết vùng biển Nam Hải, và gạt qua một bên những đòi hỏi cho mình cũng có chủ quyền từ các nước đối thủ của Trung Quốc trong vùng bao gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Đài Loan và Mã Lai Á. Hãng Exxon Mobil Corp, Talisman Energy Inc. và Forum Plc đang lên kế hoạch cho những hoạt động khai phá dầu khí trong những block Trung Quốc cho họ có chủ quyền.
Mới hôm qua thứ Ba ngày 31 tháng Năm, Trung Quốc lên tiếng phản đối chuyện tìm dầu khí của Việt Nam trong vùng biển nằm trong thẩm quyền của Trung Quốc và những hành động của tàu tuần tra Trung Quốc được xác định là “đúng đắn, biện minh được.” Tuần rồi, Trung Quốc bác bỏ sự phản đối của Việt Nam là “điều hoàn toàn vô lý, không chấp nhận được” khi Việt Nam phản đối công ty mẹ của hãng điện thoại di động China Mobile Ltd triển khai kế hoạch gia tăng vùng hoạt động của công ty này ra tới quần đảo Trường Sa.
“Cam kết kiên định”
Ông Willard nói: “Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ không đứng về với phe nào trong việc tranh chấp này. Hoa Kỳ cam kết một cách kiên định để thấy các bên trong cuộc tranh chấp này giải quyết với nhau một cách ôn hoà và qua đối thoại chứ không là sự đối đầu ở biển hay trong không trung.”
Tranh chấp về mặt biển có thể được thảo luận ở buổi họp Thượng đỉnh về An ninh Á châu IISS ở Singapore bắt đầu vào ngày 3 tháng Sáu và sẽ bao gồm bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tướng Lương Quang Liệt (Liang Guanglie). Cũng ở buổi họp này năm rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Robert Gates đã nói là Hoa Kỳ phản đối những nỗ lực nhằm “hăm dọa” những công ty đang hoạt động trong vùng biển này.
Hải quân Hoa Kỳ đã từng hoạt động trong vùng biển Á châu – Thái Bình Dương này kể từ Đệ nhị Thế chiến. Trung Quốc đã gia tăng lực lượng quân sự của họ trong thập niên qua, mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và xây dựng một hàng không mẫu hạm, theo một bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm tháng Tám.
© DCVOnline
Nguồn: (1) U.S. Admiral Willard ‘Concerned’ About Rising Tensions in South China Sea. Bloomberg, 1 June 2011
-Quan hệ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đông Nam Á
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell nói một trong những điều quan trọng Hoa Kỳ đang mưu tìm trong năm nay, tại diễn dàn khu vực ASEAN cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á là cho thấy Hoa Kỳ cam kết sâu rộng để làm việc với Trung Quốc.
Ông Campbell nói: “Chúng tôi muốn đánh tan bất cứ lo ngại nào tại Đông Nam Á là chúng tôi xem đây như là một nơi để cạnh tranh rộng rãi hơn, theo cách có thể làm mất ổn định và không giúp ích gì cho các nước bạn tại Đông Nam Á. Rõ ràng có một mức độ cạnh tranh trong bất cứ mối quan hệ nào, và giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng vậy, nhưng chúng tôi muốn đảm bảo là chúng tôi làm việc với nhau trong một cách thức thích hợp tại Đông Nam Á.”
Sự can dự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á là trọng tâm của bài nói chuyện của ông Campbell hôm thứ Ba tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington D.C.
Trong khi Hoa Kỳ làm việc để tìm những điểm chung với Trung Quốc, nền kinh tế lớn hàng thứ hai trên thế giới và là một cường quốc quân sự đang lên tại châu Á-Thái Bình Dương, ông Campbell nói Washington sẽ tìm cách nêu rõ những gì mà cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Kinh đều theo đuổi và tìm những dự án cụ thể mà cả hai nước có thể làm việc với nhau trong khu vực này.
Các nhà phân tích nói Hoa Kỳ đang gia tăng sự giao tiếp trong vùng để chống lại ảnh hưởng ngày càng mạnh về kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Trung Quốc bất bình vào năm ngoái khi Hoa Kỳ lên tiếng quan tâm đến việc giúp đưa đến một giải pháp ôn hòa cho những vụ tranh chấp tại vùng biển phía nam Trung Quốc.
Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền trên một phần hay toàn bộ vùng biển phía Nam Trung Quốc nơi có trữ lượng dồi dào về dầu hỏa và khí đốt. Trung Quốc cho rằng vấn đề này nên được giải quyết song phương.
Khi được hỏi về diễn biến mới nhất xảy ra giữa một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam và một tàu của hải quân Trung Quốc, ông Campbel không đưa ra bất cứ nhận xét trực tiếp nào nhưng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại để giải quyết những tranh chấp như vậy.
Ông Campbell nói: “Chính sách tổng quát của chúng tôi vẫn như cũ, chúng tôi không khuyến khích việc dùng vũ lực hay đe dọa trong những trường hợp như thế và chúng tôi muốn thấy xuất hiện tiến trình đối thoại. Chúng tôi liên kết rất chặt chẽ và trong riêng tư với nhiều quốc gia có liên hệ đến vùng biển ở phía Nam Trung Quốc và chúng tôi muốn tiếp tục tiến tới như thế.”
Việt Nam nói tàu của họ hoạt động hoàn toàn trong giới hạn của vùng đặc quyền kinh tế 370 kilômét khi 3 tàu của hải quân Trung Quốc tiến sát đến gần. Việt Nam nói một trong 3 tàu Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò của tàu Việt Nam và đe dọa dùng vũ lực để buộc tàu Việt Nam ra khỏi vùng này.
Ông Campbell nói kể từ khi lên nắm quyền cách đây hai năm, Tổng thống Barack Obama và ngoại trưởng Hillary Clinton nỗ lực để tăng cường quan hệ của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.
Vào năm 2009, Tổng thống Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên họp với tất cả 10 thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á hay còn gọi là ASEAN.
Ông Campbell nói Ngoại trưởng Clinton đã đến châu Á 7 lần và một số chuyến đi này là đến Đông Nam Á. Bà Clinton hy vọng sẽ đi thăm tất cả các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian bà tại chức.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng những gì quý vị thấy trong khoảng thời gian hai năm rưỡi vừa qua là lúc khởi đầu của tiến trình đó. Tôi nói khởi đầu vì để có thể thành công, đặc biệt là tại vùng Đông Nam Á, tiếp tục nỗ lực đó sẽ là điều quan trọng.”
Một hành động quan trọng để tiếp tục nỗ lực đó đối với Hoa Kỳ là tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng 11 này tại Bali, Indonesia lần đầu tiên. Ông Campbell nói rằng, cả Tổng thống Obama lẫn Ngoại trưởng Clinton đều cảm thấy phương cách Hoa Kỳ tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á là quan trọng.
Ông nói: “Điều hết sức quan trọng đối với Hoa Kỳ là thành công. Hoa Kỳ tới, nghe, và tham gia vào lề lối đã được thiết lập, và rằng Hoa Kỳ ý thức được vai trò của Hoa Kỳ là nước mới tới.”
Ông nói Hoa Kỳ sẽ tới Hội nghị thượng đỉnh Đông Á chuẩn bị tương tác với các thành viên trong một chương trình làm việc hiện có cũng như là tìm một vài lãnh vực mà Washington có thể thực hiện một vài “đóng góp khiêm tốn.”
Ông nói một lãnh vực mà Hoa Kỳ có thể đóng góp là trợ giúp thiên tai.
Tại nhiều điểm trong bài diễn văn này, ông Campbell nhấn mạnh tới vai trò quan trọng mà khối ASEAN đang nắm giữ và có thể thực hiện trong vùng.
Ông cho biết: “Khối này đã trở thành một định chế quan trọng. Nó đã can dự vào một số vấn đề khó khăn và đầy thách thức nhất mà Châu Á phải đối đầu trong nhiều năm qua, cấm phổ biến võ khí hạt nhân, những thách thức liên quan tới Miến Điện, những vấn đề liên quan tới phương cách tốt nhất để cổ võ đối thoại trong các lãnh vực xoay quanh vấn đề an ninh hải dương và những vấn đề đại loại như vậy.”
Ông nói rằng, tuy nhiên, một lãnh vực ASEAN có thể đóng góp thêm là làm sao để các diễn đàn như ASEAN tìm cách giúp giải quyết những vấn đề tại vùng Đông Bắc Á và sự cần thiết phải can dự và tham gia nhiều hơn vào những vấn đề như vậy.
Ông Campbell nói rằng, nói chung mục đích của Hoa Kỳ trong khu vực là cam kết bảo đảm sự hiện diện mạnh và bền vững tại vùng này, không phải chỉ ở Bắc Á, mà còn ngày càng gia tăng đối với vùng Đông Nam Á nữa.
Ông Campbell nói thêm rằng một số chi tiết về cam kết đó sẽ được phác họa khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates tham dự hội nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng các nước trong vùng, tại Cuộc Đối Thoại Shangri-La, ở Singapore, trong tuần này.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell nói một trong những điều quan trọng Hoa Kỳ đang mưu tìm trong năm nay, tại diễn dàn khu vực ASEAN cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á là cho thấy Hoa Kỳ cam kết sâu rộng để làm việc với Trung Quốc.
Ông Campbell nói: “Chúng tôi muốn đánh tan bất cứ lo ngại nào tại Đông Nam Á là chúng tôi xem đây như là một nơi để cạnh tranh rộng rãi hơn, theo cách có thể làm mất ổn định và không giúp ích gì cho các nước bạn tại Đông Nam Á. Rõ ràng có một mức độ cạnh tranh trong bất cứ mối quan hệ nào, và giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng vậy, nhưng chúng tôi muốn đảm bảo là chúng tôi làm việc với nhau trong một cách thức thích hợp tại Đông Nam Á.”
Sự can dự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á là trọng tâm của bài nói chuyện của ông Campbell hôm thứ Ba tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington D.C.
Trong khi Hoa Kỳ làm việc để tìm những điểm chung với Trung Quốc, nền kinh tế lớn hàng thứ hai trên thế giới và là một cường quốc quân sự đang lên tại châu Á-Thái Bình Dương, ông Campbell nói Washington sẽ tìm cách nêu rõ những gì mà cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Kinh đều theo đuổi và tìm những dự án cụ thể mà cả hai nước có thể làm việc với nhau trong khu vực này.
Các nhà phân tích nói Hoa Kỳ đang gia tăng sự giao tiếp trong vùng để chống lại ảnh hưởng ngày càng mạnh về kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Trung Quốc bất bình vào năm ngoái khi Hoa Kỳ lên tiếng quan tâm đến việc giúp đưa đến một giải pháp ôn hòa cho những vụ tranh chấp tại vùng biển phía nam Trung Quốc.
Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền trên một phần hay toàn bộ vùng biển phía Nam Trung Quốc nơi có trữ lượng dồi dào về dầu hỏa và khí đốt. Trung Quốc cho rằng vấn đề này nên được giải quyết song phương.
Khi được hỏi về diễn biến mới nhất xảy ra giữa một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam và một tàu của hải quân Trung Quốc, ông Campbel không đưa ra bất cứ nhận xét trực tiếp nào nhưng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại để giải quyết những tranh chấp như vậy.
Ông Campbell nói: “Chính sách tổng quát của chúng tôi vẫn như cũ, chúng tôi không khuyến khích việc dùng vũ lực hay đe dọa trong những trường hợp như thế và chúng tôi muốn thấy xuất hiện tiến trình đối thoại. Chúng tôi liên kết rất chặt chẽ và trong riêng tư với nhiều quốc gia có liên hệ đến vùng biển ở phía Nam Trung Quốc và chúng tôi muốn tiếp tục tiến tới như thế.”
Việt Nam nói tàu của họ hoạt động hoàn toàn trong giới hạn của vùng đặc quyền kinh tế 370 kilômét khi 3 tàu của hải quân Trung Quốc tiến sát đến gần. Việt Nam nói một trong 3 tàu Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò của tàu Việt Nam và đe dọa dùng vũ lực để buộc tàu Việt Nam ra khỏi vùng này.
Ông Campbell nói kể từ khi lên nắm quyền cách đây hai năm, Tổng thống Barack Obama và ngoại trưởng Hillary Clinton nỗ lực để tăng cường quan hệ của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.
Vào năm 2009, Tổng thống Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên họp với tất cả 10 thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á hay còn gọi là ASEAN.
Ông Campbell nói Ngoại trưởng Clinton đã đến châu Á 7 lần và một số chuyến đi này là đến Đông Nam Á. Bà Clinton hy vọng sẽ đi thăm tất cả các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian bà tại chức.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng những gì quý vị thấy trong khoảng thời gian hai năm rưỡi vừa qua là lúc khởi đầu của tiến trình đó. Tôi nói khởi đầu vì để có thể thành công, đặc biệt là tại vùng Đông Nam Á, tiếp tục nỗ lực đó sẽ là điều quan trọng.”
Một hành động quan trọng để tiếp tục nỗ lực đó đối với Hoa Kỳ là tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng 11 này tại Bali, Indonesia lần đầu tiên. Ông Campbell nói rằng, cả Tổng thống Obama lẫn Ngoại trưởng Clinton đều cảm thấy phương cách Hoa Kỳ tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á là quan trọng.
Ông nói: “Điều hết sức quan trọng đối với Hoa Kỳ là thành công. Hoa Kỳ tới, nghe, và tham gia vào lề lối đã được thiết lập, và rằng Hoa Kỳ ý thức được vai trò của Hoa Kỳ là nước mới tới.”
Ông nói Hoa Kỳ sẽ tới Hội nghị thượng đỉnh Đông Á chuẩn bị tương tác với các thành viên trong một chương trình làm việc hiện có cũng như là tìm một vài lãnh vực mà Washington có thể thực hiện một vài “đóng góp khiêm tốn.”
Ông nói một lãnh vực mà Hoa Kỳ có thể đóng góp là trợ giúp thiên tai.
Tại nhiều điểm trong bài diễn văn này, ông Campbell nhấn mạnh tới vai trò quan trọng mà khối ASEAN đang nắm giữ và có thể thực hiện trong vùng.
Ông cho biết: “Khối này đã trở thành một định chế quan trọng. Nó đã can dự vào một số vấn đề khó khăn và đầy thách thức nhất mà Châu Á phải đối đầu trong nhiều năm qua, cấm phổ biến võ khí hạt nhân, những thách thức liên quan tới Miến Điện, những vấn đề liên quan tới phương cách tốt nhất để cổ võ đối thoại trong các lãnh vực xoay quanh vấn đề an ninh hải dương và những vấn đề đại loại như vậy.”
Ông nói rằng, tuy nhiên, một lãnh vực ASEAN có thể đóng góp thêm là làm sao để các diễn đàn như ASEAN tìm cách giúp giải quyết những vấn đề tại vùng Đông Bắc Á và sự cần thiết phải can dự và tham gia nhiều hơn vào những vấn đề như vậy.
Ông Campbell nói rằng, nói chung mục đích của Hoa Kỳ trong khu vực là cam kết bảo đảm sự hiện diện mạnh và bền vững tại vùng này, không phải chỉ ở Bắc Á, mà còn ngày càng gia tăng đối với vùng Đông Nam Á nữa.
Ông Campbell nói thêm rằng một số chi tiết về cam kết đó sẽ được phác họa khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates tham dự hội nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng các nước trong vùng, tại Cuộc Đối Thoại Shangri-La, ở Singapore, trong tuần này.
Hải quân Mỹ có kế hoạch tham gia vào một cuộc hội đàm không chính thức với các quốc gia đang tìm kiếm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông để giải thích lý do đằng sau sự hiện diện của họ tại đây.
Bảo vệ khu vực
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Dr Ahmad Zahid Hamidi cho hay, một sáng kiến như vậy là rất quan trọng khi người Mỹ muốn nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của họ chỉ là để duy trì ổn định trong khu vực được cho là rất giàu tài nguyên dầu khí.
Chiến đấu cơ trên tàu sân bay USS John C.Stennis - một trong 10 tàu sân bay lớn chạy bằng nguyên tử của hải quân Mỹ - lưu đậu tại hải phận quốc tế Biển Đông, cách phía nam Côn Đảo (Việt Nam) 250 hải lý, tháng 4/2009. Ảnh: Trần Duy |
Ông Ahmad Zahid nhấn mạnh, cuộc đối thoại như vậy nhằm ngăn chặn bất kỳ xung đột nào giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền hàng hải chồng lấn ở Biển Đông.
"Mỹ muốn giải thích rằng, sự hiện diện của họ là để bảo vệ khu vực mặc dù không có thỏa thuận quốc tế chính thức nào”, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết.
Trấn an đồng minh châu Á
Ở một tin tức khác, quan chức quân sự Mỹ cho hay, trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates dự kiến sẽ trấn an các đồng minh đang lo lắng ở châu Á rằng, quân đội Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực bất chấp áp lực ngân sách trong nước.
Ông Gates sẽ tham dự hội nghị an ninh tổ chức ở Singapore vào cuối tuần này. Khi Washington tìm cách giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ nần, những đồng minh châu Á của Mỹ đã lo lắng về việc vai trò quân sự của Mỹ bị thu hẹp đúng vào lúc Trung Quốc không ngừng gia tăng nỗ lực hiện đại hóa quân sự và các lực lượng vũ trang của họ có lập trường quả quyết hơn.
Một quan chức giấu tên của Mỹ nói: “Rõ ràng là khu vực có sự lo lắng ấy, và tôi nghĩ chúng tôi nhận biết điều đó, vì thế, đây là một vấn đề mà Bộ trưởng sẽ muốn đề cập”.
Ông Gates, người đã rời Mỹ hôm qua để thực hiện chuyến công du toàn cầu, sẽ tìm kiếm việc “đảm bảo với khu vực rằng, chúng tôi vẫn duy trì các cam kết trong khu vực và chúng tôi có cả khả năng cũng như quyết tâm để làm điều đó”, vị quan chức giấu tên cho biết.
Theo vị quan chức này, trong một bài phát biểu tại Singapore, ông Gates “sẽ nói chi tiết hơn về những gì chúng tôi đang làm để sự hiện diện của Mỹ trong khu vực xác thực hơn, cụ thể hơn”. Lãnh đạo Lầu Năm Góc sẽ nhấn mạnh rằng, Mỹ “không bị phân tâm” khỏi các vấn đề quốc phòng ở châu Á bất chấp những cuộc khủng hoảng ở nơi nào đó trên thế giới.
Vị quan chức Mỹ tiết lộ, trong chuyến công du quốc tế cuối cùng ở cương vị Bộ trưởng Quốc phòng trước khi rời vị trí vào tháng 6, bài phát biểu tại hội nghị an ninh ở Singapore sẽ tạo ra một cơ hội để ông Gates thảo luận về chính sách của Mỹ ở châu Á.
Tại Singapore, ông Gate dự kiến sẽ gặp gỡ những người đồng cấp từ Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan và Singapore.
Thái An (Theo bernama, asianage)
- Quan chức quốc phòng hàng đầu Philippines đã có cuộc gặp với nhiều chỉ huy quân sự địa phương hôm 30/5 để thảo luận về việc nâng cấp các cơ sở quân sự giữa lúc có những báo cáo về sự xâm nhập của Trung Quốc vào các khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
>> Nghị sĩ Philippines: TQ chèn ép các nước Đông Nam Á
>> Báo Philippines: TQ xây dựng nhiều tiền đồn ở Trường Sa
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và Tổng tham mưu trưởng Eduardo Oban Jr. đã hội ý với các lãnh đạo Bộ tư lệnh vũ trang miền Tây (Wescom) tập trung vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước này ở Reed Bank (Bãi cỏ rong) và nhóm đảo Kalayaan (thuộc quần đảo Trường Sa). >> Báo Philippines: TQ xây dựng nhiều tiền đồn ở Trường Sa
“Chúng ta đang cố gắng nâng cấp các tài nguyên để có thể bảo vệ khu vực hàng hải. Điều này không dễ dàng vì chúng ta thiếu kinh phí và vì thế chúng ta phải dành ưu tiên”, ông Gazmin nói sau cuộc họp kín với Tư lệnh Wescom, tướng Juancho Sabban.
Quan điểm dùng sức mạnh trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc khiến nhiều nước lo ngại. Ảnh minh họa: defencetalk |
Chuyến thăm của hai quan chức quân sự cấp cao nói trên diễn ra sau khi Không quân Philippines (PAF) báo cáo về việc đã phát hiện ra hai máy bay chiến đấu vào ngày 11/5 ở khu vực Reed Bank thuộc Biển Đông mà nước này tuyên bố chủ quyền. PAF cho hay không thể xác định được các máy bay xâm nhập.
Tháng 3 vừa qua, Philippines đưa ra thông tin về việc hai tàu hải quân Trung Quốc “quấy nhiễu” một tàu thăm dò dầu khí ở Reed Bank.
Ông Gazmin nhấn mạnh, chính phủ Philippines hiện đang theo đuổi chính sách đối thoại, coi đây là cách để đối phó với những động thái gây hấn từ phía Trung Quốc. “Chúng tôi thiên về đối thoại với mục tiêu tránh đối đầu. Bên cạnh đó, mọi hành động của chúng tôi (phản đối ngoại giao) đã được quốc tế ghi nhận và công nhận. Tôi chắc rằng, cộng đồng quốc tế sẽ hiểu rõ các vấn đề này”, ông nói.
Theo ông Gazmin, Philippines đang thúc đẩy sự tham gia lớn hơn của ASEAN trong giải quyết vấn đề Biển Đông. “Chúng tôi muốn nói một tiếng nói chung của ASEAN”, ông Gazmin khẳng định.
Những phản ứng của Philippines với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông:
- Đầu tháng 3, Philippines đã triển khai hai máy bay chiến đấu (trong đó có một máy bay ném bom) để bảo vệ tàu thăm dò dầu khí của mình, sau khi tàu này đánh tín hiệu báo cáo việc bị hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu ở một khu vực tranh chấp tại Biển Đông. Tàu Trung Quốc sau đó rời đi mà không có đụng độ gì. Chính phủ Philippines sau đó đã yêu cầu Trung Quốc giải thích về vụ việc này.
- Tại cuộc họp báo chung ngày 8/3 ở Jakarta, hai Tổng thống Indonesia và Philippines cho rằng tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán.
Về vụ tàu thăm dò dầu khí bị hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu, Tổng thống Philippines Benigno Aquino loại trừ bất kỳ "hành động đơn phương" nào của Philippines trong vụ việc này.
Ông khẳng định: “Không có chỗ cho hành động đơn phương ở khu vực đặc biệt này. Vì nếu chúng ta hành động đơn phương, sẽ không giải quyết được vấn đề. Hy vọng rằng, với quan điểm coi đây là vấn đề quan tâm chung, một cơ hội chung, chúng ta sẽ có thể tiến lên phía trước trong việc sử dụng nguồn tài nguyên ở khu vực đặc biệt này nhằm tạo lợi ích cho tất cả các nước tuyên bố chủ quyền".
- Ngày 5/4, chính phủ Philippines cuối cùng cũng đã làm việc mà lẽ ra đã nên làm từ hai năm trước - đó là những gì mà Indonesia, Malaysia và Việt Nam từng làm - gửi lên LHQ thư phản đối về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông bao gồm cả quần đảo Trường Sa - khu vực giàu tài nguyên dầu khí đang tranh chấp giữa Philippines, Trung Quốc và ba quốc gia khác.
- Sau khi gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên LHQ, quan chức Philippines cho hay, nước này đã sẵn sàng tăng cường gấp bội các khả năng tuần tra tại Biển Đông. Theo đó, vào tháng tới, Philippines sẽ triển khai tàu tuần duyên hạng nặng lớp Hamilton (WHEC) ở gần nhóm đảo mà họ gọi là Kalayaan. Tàu tuần tra lớp Hamilton là tàu lớn nhất mà hải quân Philippines mua từ Mỹ kể từ những năm 1980.
- Ngày 20/5, báo chí Philippines đồng loạt đưa tin về việc các máy bay Trung Quốc đã lượn sát hai máy bay của không quân Philippines (PAF) trong lộ trình tuần tra thường lệ vào thứ năm tuần trước tại vùng lân cận nhóm đảo Kalayaan - một phần của quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Tuy nhiên, tướng Eduardo Oban Jr. phụ trách Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) nhấn mạnh, quân đội nước này vẫn đang thẩm định báo cáo về vụ việc.
- Ngày 23/5, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Benigno Aquino III và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, Manila và Bắc Kinh đã nhất trí tiến hành đối thoại về vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Trả lời báo chí sau cuộc gặp trên, người phụ trách truyền thông Philippines Ricky Carandang nói: “Hai bên nhất trí không để những vụ việc xảy ra trong vài tháng qua gây khó khăn cho quan hệ song phương”.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt đã cam kết tránh “các hành động đơn phương có thể gây báo động và tập trung vào một giải pháp hòa bình” cho tranh chấp ở Biển Đông.
- Ngày 24/5, tờ Philstar của Philippines đưa tin, Trung Quốc đã thiết lập các đơn vị đồn trú và tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Báo này dẫn các tài liệu và hình ảnh mà News5 có được cho thấy, các đơn vị đồn trú và tiền đồn quân sự đã được thiết lập ở sáu bãi đá ngầm trong Nhóm đảo Kalayaan. Chính quyền của Tổng thống Aquino đã và đang thúc đẩy các giải pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Philippines đang tuyên bố chủ quyền với Nhóm đảo Kalayaan (một phần của quần đảo Trường Sa).
Cùng ngày, Tổng thống Aquino đã tiếp xúc với báo chí sau cuộc gặp một ngày trước đó với ông Lương Quang Liệt. “Tôi nói, ‘nếu xảy ra những vụ việc thì liệu nó có thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực? Khi chạy đua vũ trang xảy ra, nguy cơ xung đột có gia tăng? Và ai là người hưởng lợi?”, ông Aquino cho biết.
“Tôi nói với họ, ‘Hiện tại, chúng tôi có thể không có khả năng nhưng tình thế sẽ bắt buộc chúng tôi phải tăng cường các khả năng của mình”. Tổng thống Aquino nhấn mạnh, ông đã đề cập với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc việc chuyển giao tàu tuần tra lớp Hamilton của Mỹ cho quân đội Philippines.
- Ngày 30/5, tờ Philstar của Philippines đăng tải tuyên bố của thượng nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago cho rằng, Trung Quốc luôn cố chèn ép Philippines và các nước khác ở khu vực Đông Nam Á nhằm kiểm soát tài nguyên dầu khí khổng lồ ở Biển Đông.
Thái An
- Hải quân Mỹ ‘quan tâm Biển Đông’ — (BBC). - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới châu Á (VOV).- Việt Nam, Trung Quốc sắp đối thoại quân sự? (Đất Việt).-ASEAN: Improve Asean's defences, but don't start an arms race (Nation (Thai) 31-5-11) – Nâng cấp quan hệ Trung Quốc – Myanmar lên tầm đối tác chiến lược(Bay vut). - Miến Điện đi theo lập trường của Trung Quốc về Biển Đông — (RFI).
-US seeks to work with China in SE Asia (Straits Times)-
WASHINGTON - THE United States wants to work more closely with China in South-east Asia despite the two powers' competition for influence in the region, a top US official said on Tuesday.
The United States irked China last year by asserting that Washington had a national security interest in the peaceful resolution of territorial disputes in the South China Sea. China has competing claims with several nations and territories in those resource-rich waters but rejects outside interference, maintaining the disputes should be handled bilaterally.
The top US diplomat for east Asia, Kurt Campbell, played down differences with China on Tuesday and said the US this year will seek to deepen cooperation, although he offered no specifics.
'Obviously there's a degree of competition in any relationship, and there is that between the United States and China, but we want to make sure that we work together in an appropriate manner in South-east Asia,' he said in a speech on US policy toward the region at the Center for Strategic and International Studies think tank.
Mr Campbell also said a review is under way of the US military force posture in the region which he said was aimed at sending a message that the US would maintain a 'secure, enduring American presence.'
The Obama administration has deepened US ties in South-east Asia, a strategy seen as countering China's rapid economic rise and a military buildup that threatens US predominance in the west Pacific. At the same time, Washington has tried to smooth over often-rocky relations with Beijing, notwithstanding their unresolved differences on human rights and the value of China's currency. -- AP
-ASEAN: Improve Asean's defences, but don't start an arms race (Nation (Thai) 31-5-11)