Foreign Policy
Clyde Prestowitz
Ngày 24-6-2011
Vài điều đã cùng xảy ra ngày hôm qua, mở đầu cho một câu hỏi căn bản về con đường tương lai của Hoa Kỳ.
Đầu tiên tất nhiên là tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan của Tổng thống Obama. Đây là một tuyên bố quan trọng không chỉ với Afghanistan mà còn là dấu hiệu cho thấy một nước Mỹ “mệt mỏi vì chiến tranh” (chữ dùng của tổng thống) đang bắt đầu có động thái giảm dần những cam kết an ninh dàn trải của họ. Không phải là ngẫu nhiên mà bài diễn văn được tổng thống đọc đúng vào lúc lãnh đạo phe đa số trong Quốc hội Mỹ Eric Cantor rút khỏi những cuộc đàm phán về giảm nợ do Phó Tổng thống Biden cầm trịch. Cantor cho biết ông từ chối ủng hộ bất kỳ ý kiến nào liên quan đến tăng thuế. Trong bối cảnh đó, rõ ràng là nước Mỹ sẽ giảm bớt cam kết, không chỉ do mệt mỏi vì chiến tranh, mà còn vì họ không còn đủ tiền chi trả nữa.
Thứ hai là bài báo của Washington Post về diễn văn của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Ben Bernanki; ông này nói rằng kinh tế Mỹ phục hồi chậm và Fed không hiểu là vì sao.
Thứ ba là một bài viết khác trên tờ Washington Post nói rằng “Trung Quốc cảnh cáo Hoa Kỳ… chớ có để bị các nước Đông Nam Á lôi kéo vào cuộc tranh chấp chủ quyền đang diễn ra trên Biển Đông”. Bài báo trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (Cui Tiankai) – “Tôi tin rằng các nước Đông Nam Á đang đùa với lửa. Tôi hy vọng lửa sẽ không lan tới Hoa Kỳ” – trước khi ông Trương bay sang Honolulu dự các cuộc đàm phán cuối tuần qua với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell.
Cuối cùng, Richard McGregor viết trên tờ Financial Times rằng lập trường chiến lược của Mỹ đã đạt đến điểm uốn. Rút khỏi Afghanistan và Trung Đông, theo cái mà McGregor coi là một trường phái tư tưởng gia quan trọng của Washington (trong đó có rất nhiều người theo quan điểm diều hâu), sẽ cho phép Mỹ “tập trung hỏa lực an ninh quốc gia của mình vào châu Á”. Theo trường phái tư tưởng này, “con đường duy trì ngôi vị bá chủ toàn cầu của Mỹ không chạy qua Baghdad, Jerusalem, hay Kabul (sẽ hay hơn nhiều nếu họ cảnh báo chúng ta điều này sớm hơn), mà là chạy qua những tuyến đường biển của châu Á, bao quanh Trung Quốc. “Ý tưởng ở đây là siêu cường duy nhất có khả năng thách thức Mỹ là Trung Quốc, và do đó Washington phải tái định hướng sự quan tâm của mình, chuyển nó về châu Á”.
Bây giờ, tôi sẽ lắp ghép tất cả những điều này lại cho các bạn hình dung. Hãy bắt đầu với Bernanki. Có lẽ ông ta không hiểu vì sao kinh tế phục hồi khó khăn, nhưng tìm ra nguyên nhân của việc ấy thì đâu đến nỗi khó như khoa học tên lửa. Các công ty toàn cầu vẫn vận hành tốt với hơn 2 nghìn tỷ $ tiền mặt, nhưng họ hầu như không đầu tư mấy vào Mỹ so với việc mở rộng đầu tư và sản xuất ở Trung Hoa và các nơi khác. Những nghiên cứu gần đây của Booz Allen và Hamilton cho thấy sản xuất ở Mỹ là nơi cạnh tranh cao, với khoảng 90% số ngành sản xuất cần nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, nhập khẩu chỉ chiếm gần nửa lượng hàng tiêu dùng ở Mỹ. Đầu tư không diễn ra ở Mỹ trong các ngành có thể nhiều cạnh tranh, các ngành do cơ sở sản xuất của Mỹ thực hiện, vì một loạt lý do khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ chốt là việc các khoản tiền đầu tư, thao túng và định giá thấp tiền tệ, áp lực đầu tư để lấy đó làm điều kiện gia nhập thị trường, và những chính sách trọng thương khác của rất nhiều nước châu Á, có xu hướng hút đầu tư đi khỏi nước Mỹ.
Quá trình này đã có hiệu quả trong một thời gian dài đối với châu Á và các tập đoàn toàn cần, vì không bị rủi ro. Tấm chăn an toàn của Mỹ trùm phủ lên những rủi ro của Thái Bình Dương và làm cho chủ nghĩa trọng thương châu Á cùng đầu tư ở châu Á trở nên an toàn – quả thật còn an toàn hơn ở Mỹ nơi sản xuất phải gánh chịu một loạt chính sách sản xuất của châu Á.
Nhưng giờ đây Trung Quốc đã bắt đầu gồng cơ bắp lên một chút và đang thổi một luồng gió làm ớn lạnh các nước láng giềng châu Á – những nước mà từ trước đến nay vẫn là các ủng hộ viên (cheer leader) to mồm nhất cho Trung Quốc. Hậu quả là, Washington bắt đầu được ưa thích tại châu Á; các nhà lãnh đạo ở châu lục này đang kêu gọi Hoa Kỳ ở lại và thậm chí mở rộng sự hiện diện của mình trên Thái Bình Dương và bảo vệ cho các yêu sách chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia và Malaysia. Sự xác lập an ninh quốc gia của Mỹ – vốn từng làm chúng ta phải đi đường vòng tới Baghdad suốt 10 năm – giờ đây đang nóng lòng nghe lời kêu gọi từ châu Á, khi chúng ta rút khỏi Trung Đông.
Nhưng đây mới là những câu hỏi mấu chốt: Mỹ có những mối đe dọa nào ở châu Á? Là một quốc gia, chúng ta nên chi nhiều tiền hơn vào việc duy trì ưu thế ở Thái Bình Dương, hay vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng chính trong nước ta, hay là chỉ nên cắt giảm mạnh chi tiêu?
Rõ ràng, không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với Mỹ từ bất kỳ nơi đâu trên Thái Bình Dương. Trung Quốc không định xâm lược ai. Cũng không có nguy cơ kinh tế nào. Thật ra, nguy cơ kinh tế xuất phát chủ yếu từ ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương kiểu châu Á. Nhưng thứ chủ nghĩa trọng thương này thật sự sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu không có một chiếc ô an toàn do Mỹ giương lên, chứ không phải là sẽ nguy hiểm hơn nếu có chiếc ô đó. Nếu như căng thẳng ngấm ngầm giữa các nước châu Á mà không được kiềm chế nhờ sự hiện diện của Mỹ, thì liệu các nhà đầu tư có còn háo hức đặt cơ sở sản xuất ở châu Á nữa không?
Không, tôi không định bao biện cho việc Mỹ bỏ quên đồng loạt những lời cam kết của họ với châu Á. Nhưng tôi đề xuất là chúng ta nên cưỡng lại cái ham muốn tự nhiên là duy trì bá quyền tuyệt đối trên Thái Bình Dương và tham gia vào chạy đua vũ trang với Trung Quốc. Tôi cũng xin đề xuất rằng Washington nên khẳng định là tất cả các đồng minh của họ đều không tham gia vào các cách hành xử kiểu trọng thương chủ nghĩa khác nhau đã nói ở trên. Ví dụ như vào thời điểm mà Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đang được đàm phán như một hiệp định tự do mậu dịch mới, sẽ làm khuôn mẫu cho một khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn, hoặc thậm chí cho một liên minh kinh tế. Khi tôi viết những dòng này, bản dự thảo của hiệp định không có điều khoản nào liên quan đến các hoạt động thao túng tiền tệ, đầu tư, hoặc chính sách chống độc quyền. Lẽ ra hiệp định phải đòi hỏi sự cam kết trong tất cả các lĩnh vực này.
Đã đến lúc Washington chấm dứt việc biến thế giới trở thành một nơi an toàn cho chủ nghĩa trọng thương.
Người dịch: Đỗ Quyên
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Clyde Prestowitz
Ngày 24-6-2011
Vài điều đã cùng xảy ra ngày hôm qua, mở đầu cho một câu hỏi căn bản về con đường tương lai của Hoa Kỳ.
Đầu tiên tất nhiên là tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan của Tổng thống Obama. Đây là một tuyên bố quan trọng không chỉ với Afghanistan mà còn là dấu hiệu cho thấy một nước Mỹ “mệt mỏi vì chiến tranh” (chữ dùng của tổng thống) đang bắt đầu có động thái giảm dần những cam kết an ninh dàn trải của họ. Không phải là ngẫu nhiên mà bài diễn văn được tổng thống đọc đúng vào lúc lãnh đạo phe đa số trong Quốc hội Mỹ Eric Cantor rút khỏi những cuộc đàm phán về giảm nợ do Phó Tổng thống Biden cầm trịch. Cantor cho biết ông từ chối ủng hộ bất kỳ ý kiến nào liên quan đến tăng thuế. Trong bối cảnh đó, rõ ràng là nước Mỹ sẽ giảm bớt cam kết, không chỉ do mệt mỏi vì chiến tranh, mà còn vì họ không còn đủ tiền chi trả nữa.
Thứ hai là bài báo của Washington Post về diễn văn của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Ben Bernanki; ông này nói rằng kinh tế Mỹ phục hồi chậm và Fed không hiểu là vì sao.
Thứ ba là một bài viết khác trên tờ Washington Post nói rằng “Trung Quốc cảnh cáo Hoa Kỳ… chớ có để bị các nước Đông Nam Á lôi kéo vào cuộc tranh chấp chủ quyền đang diễn ra trên Biển Đông”. Bài báo trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (Cui Tiankai) – “Tôi tin rằng các nước Đông Nam Á đang đùa với lửa. Tôi hy vọng lửa sẽ không lan tới Hoa Kỳ” – trước khi ông Trương bay sang Honolulu dự các cuộc đàm phán cuối tuần qua với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell.
Cuối cùng, Richard McGregor viết trên tờ Financial Times rằng lập trường chiến lược của Mỹ đã đạt đến điểm uốn. Rút khỏi Afghanistan và Trung Đông, theo cái mà McGregor coi là một trường phái tư tưởng gia quan trọng của Washington (trong đó có rất nhiều người theo quan điểm diều hâu), sẽ cho phép Mỹ “tập trung hỏa lực an ninh quốc gia của mình vào châu Á”. Theo trường phái tư tưởng này, “con đường duy trì ngôi vị bá chủ toàn cầu của Mỹ không chạy qua Baghdad, Jerusalem, hay Kabul (sẽ hay hơn nhiều nếu họ cảnh báo chúng ta điều này sớm hơn), mà là chạy qua những tuyến đường biển của châu Á, bao quanh Trung Quốc. “Ý tưởng ở đây là siêu cường duy nhất có khả năng thách thức Mỹ là Trung Quốc, và do đó Washington phải tái định hướng sự quan tâm của mình, chuyển nó về châu Á”.
Bây giờ, tôi sẽ lắp ghép tất cả những điều này lại cho các bạn hình dung. Hãy bắt đầu với Bernanki. Có lẽ ông ta không hiểu vì sao kinh tế phục hồi khó khăn, nhưng tìm ra nguyên nhân của việc ấy thì đâu đến nỗi khó như khoa học tên lửa. Các công ty toàn cầu vẫn vận hành tốt với hơn 2 nghìn tỷ $ tiền mặt, nhưng họ hầu như không đầu tư mấy vào Mỹ so với việc mở rộng đầu tư và sản xuất ở Trung Hoa và các nơi khác. Những nghiên cứu gần đây của Booz Allen và Hamilton cho thấy sản xuất ở Mỹ là nơi cạnh tranh cao, với khoảng 90% số ngành sản xuất cần nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, nhập khẩu chỉ chiếm gần nửa lượng hàng tiêu dùng ở Mỹ. Đầu tư không diễn ra ở Mỹ trong các ngành có thể nhiều cạnh tranh, các ngành do cơ sở sản xuất của Mỹ thực hiện, vì một loạt lý do khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ chốt là việc các khoản tiền đầu tư, thao túng và định giá thấp tiền tệ, áp lực đầu tư để lấy đó làm điều kiện gia nhập thị trường, và những chính sách trọng thương khác của rất nhiều nước châu Á, có xu hướng hút đầu tư đi khỏi nước Mỹ.
Quá trình này đã có hiệu quả trong một thời gian dài đối với châu Á và các tập đoàn toàn cần, vì không bị rủi ro. Tấm chăn an toàn của Mỹ trùm phủ lên những rủi ro của Thái Bình Dương và làm cho chủ nghĩa trọng thương châu Á cùng đầu tư ở châu Á trở nên an toàn – quả thật còn an toàn hơn ở Mỹ nơi sản xuất phải gánh chịu một loạt chính sách sản xuất của châu Á.
Nhưng giờ đây Trung Quốc đã bắt đầu gồng cơ bắp lên một chút và đang thổi một luồng gió làm ớn lạnh các nước láng giềng châu Á – những nước mà từ trước đến nay vẫn là các ủng hộ viên (cheer leader) to mồm nhất cho Trung Quốc. Hậu quả là, Washington bắt đầu được ưa thích tại châu Á; các nhà lãnh đạo ở châu lục này đang kêu gọi Hoa Kỳ ở lại và thậm chí mở rộng sự hiện diện của mình trên Thái Bình Dương và bảo vệ cho các yêu sách chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia và Malaysia. Sự xác lập an ninh quốc gia của Mỹ – vốn từng làm chúng ta phải đi đường vòng tới Baghdad suốt 10 năm – giờ đây đang nóng lòng nghe lời kêu gọi từ châu Á, khi chúng ta rút khỏi Trung Đông.
Nhưng đây mới là những câu hỏi mấu chốt: Mỹ có những mối đe dọa nào ở châu Á? Là một quốc gia, chúng ta nên chi nhiều tiền hơn vào việc duy trì ưu thế ở Thái Bình Dương, hay vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng chính trong nước ta, hay là chỉ nên cắt giảm mạnh chi tiêu?
Rõ ràng, không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với Mỹ từ bất kỳ nơi đâu trên Thái Bình Dương. Trung Quốc không định xâm lược ai. Cũng không có nguy cơ kinh tế nào. Thật ra, nguy cơ kinh tế xuất phát chủ yếu từ ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương kiểu châu Á. Nhưng thứ chủ nghĩa trọng thương này thật sự sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu không có một chiếc ô an toàn do Mỹ giương lên, chứ không phải là sẽ nguy hiểm hơn nếu có chiếc ô đó. Nếu như căng thẳng ngấm ngầm giữa các nước châu Á mà không được kiềm chế nhờ sự hiện diện của Mỹ, thì liệu các nhà đầu tư có còn háo hức đặt cơ sở sản xuất ở châu Á nữa không?
Không, tôi không định bao biện cho việc Mỹ bỏ quên đồng loạt những lời cam kết của họ với châu Á. Nhưng tôi đề xuất là chúng ta nên cưỡng lại cái ham muốn tự nhiên là duy trì bá quyền tuyệt đối trên Thái Bình Dương và tham gia vào chạy đua vũ trang với Trung Quốc. Tôi cũng xin đề xuất rằng Washington nên khẳng định là tất cả các đồng minh của họ đều không tham gia vào các cách hành xử kiểu trọng thương chủ nghĩa khác nhau đã nói ở trên. Ví dụ như vào thời điểm mà Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đang được đàm phán như một hiệp định tự do mậu dịch mới, sẽ làm khuôn mẫu cho một khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn, hoặc thậm chí cho một liên minh kinh tế. Khi tôi viết những dòng này, bản dự thảo của hiệp định không có điều khoản nào liên quan đến các hoạt động thao túng tiền tệ, đầu tư, hoặc chính sách chống độc quyền. Lẽ ra hiệp định phải đòi hỏi sự cam kết trong tất cả các lĩnh vực này.
Đã đến lúc Washington chấm dứt việc biến thế giới trở thành một nơi an toàn cho chủ nghĩa trọng thương.
Người dịch: Đỗ Quyên
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011