-
VIT - Việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông là vấn đề hết sức phức tạp vì lập trường quan điểm của các bên liên quan có nhiều bất đồng sâu sắc. Thêm nữa, với tư cách là một siêu cường nhưng Trung Quốc đang cố tình thực hiện chính sách ngược hẳn với lời nói, làm cho biển Đông gần đây càng nổi sóng dữ dội.
1. Việt nam:
Nhà nước Việt Nam luôn luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó.
Bia chủ quyền của Việt Nam trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Ảnh: An Thảo My.
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Các hoạt động tiến hành trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.
Phía Việt Nam phản đối yêu sách “Đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc. Ngày 7-5-2009, Trung Quốc đã chính thức công khai bản đồ “đường lưỡi bò”. Ngay sau đó, ngày 8-5-2009, Việt Nam và Malaysia cùng gửi công hàm phản đối. Ngày 26/1/2011, Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối việc Cục Đo đạc Bản đồ quốc gia Trung Quốc từ ngày 18/1/2011 cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến "Map World", trong đó vẫn tiếp tục thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông.
Một trong nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: C.T.V.
Về việc giải quyết tranh chấp biển Đông, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, dựa vào nỗ lực và nội lực của chính mình để giải quyết các tranh chấp với các nước liên quan bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
2. Trung Quốc:
Lập trường về biển Đông của Trung Quốc thể hiện qua yêu sách “Đường lưỡi bò” bao gồm tới 80% diện tích biển Đông, theo đó Bắc Kinh khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Đông (Bắc Kinh luôn khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là thuộc chủ quyền Trung Quốc) và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó.
Yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Trung Quốc tuyên bố có “lợi ích cốt lõi” trên biển Đông, ngụ ý so sánh vấn đề biển Đông với Đài Loan, Tây Tạng về mặt ưu tiên chiến lược cơ bản.
Trung Quốc cho rằng hiện nay, tình hình ở Biển Đông vẫn ổn định. Đối với tranh chấp, các bên gác lại để cùng hợp tác khai thác trong khi chưa có biện pháp giải quyết chung thỏa đáng. Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với từng nước, phản đối đa phương và phản đối can thiệp của nước ngoài vào khu vực.
3. Philippines:
Lập trường của Philippines trong vấn đề biển Đông khẳng định Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở phía Tây đảo Palawan là lãnh thổ của nước này, không nằm trong khu vực có tranh chấp. Đối với yêu sách “Đường lưỡi bò”, trong một văn kiện đề ngày 05/04/2011 gởi đến Liên Hiệp Quốc, Manila đã bác bỏ giá trị tấm bản đồ 9 đoạn mà Bắc Kinh đã công bố.
Philippines: Bãi Cỏ Rong không thuộc quần đảo Trường sa
Đối với việc giải quyết tranh chấp, Philippines xác định luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) là cơ sở cho Malina xác định và bảo vệ lãnh thổ và các quyền liên quan đến biển ở Biển Đông; đồng thời, cũng lấy đó làm kim chỉ nam trong quan hệ với các bên liên quan.
Theo Philippines, các qui định về kiềm chế hành vi không làm phức tạp thêm tình hình biển Đông theo tinh thần DOC đang bị vi phạm một cách trắng trợn.
Nhằm góp phần biến Biển Đông từ một khu vực tranh chấp thành một Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị, và Hợp tác, Malina đề xuất một cơ chế theo đó tách những điểm đảo có tranh chấp ra khỏi những vùng nước không có tranh chấp ở Biển Đông theo quy định của UNCLOS, nhằm đảm bảo rằng "những gì của chúng ta là của chúng ta, và với những gì đang bị tranh chấp, chúng ta có thể cố gắng để tiến tới khai thác chung."
Philíppin tán thành quốc tế hóa vấn đề biển Đông khi hy vọng Mỹ và Nhật Bản đứng về phía mình trong vấn đề Biển Đông, giúp nước này chống lại “mối đe dọa từ Trung Quốc” và bảo vệ an ninh, chủ quyền.
4. Mỹ:
Ngày 14/6/2011, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bài xã luận, phản ánh quan điểm chính thức của Hoa Kỳ tại châu Á. Theo đó, sự giao tiếp của Hoa Kỳ tại châu Á được dẫn đường bởi một số nguyên tắc:
- Nguyên tắc thứ nhất là thương mại tự do và thông thoáng.
- Nguyên tắc thứ hai là một trật tự quốc tế công bằng, nhấn mạnh đến chuyện các quốc gia phải có những quyền và những trách nhiệm, cùng lúc với việc tuân thủ luật pháp.
- Nguyên tắc thứ ba là tất cả mọi người phải được tiếp cận thông thoáng vùng trời, vùng biển, vùng không gian, và bây giờ là vùng mạng.
- Cuối cùng, nguyên tắc thứ tư là giải quyết tranh chấp không dùng đến vũ lực.
Những nguyên tắc đó chi phối lập trường, quan điểm và chính sách của Mỹ trong vấn đề biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates phát biểu tại hội nghị Shangri-La, Singapore, 4/6/2011
Lập trường của Mỹ là tự do hàng hải ở biển Đông là một lợi ích quốc gia của Mỹ. Điều này được thể hiện trong tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton trên Diễn đàn An ninh khu vực tại Hà Nội ngày 23/7/2010 : “Mỹ có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, quyền đi lại chung tại Châu Á và tôn trọng luật pháp tại Biển Đông.”
Các phát biểu của quan chức gần đây đều thể hiện mục tiêu ổn định, tự do lưu thông, phát triển kinh tế tự do và không bị cản trở, cũng như cam kết duy trì sự ổn định tại Biển Đông cũng như trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong vấn đề giải quyết tranh chấp biển Đông, Mỹ chủ trương chống sử dụng vũ lực và ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng đàm phán đa phương. Washington cũng không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ấy, không can dự vào những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải. Tuy nhiên Mỹ có mối quan tâm về việc công bố chủ quyền những vùng lãnh hải không dựa vào đường bờ biển, không phù hợp với luật lệ quốc tế.
Mỹ chủ trương thực hiện chính sách duy trì sự hiện diện về ngoại giao, thương mại và quân sự để bảo vệ hoà bình và quyền lợi của Mỹ ở nơi này. Chính sách này cũng nhằm bảo vệ sự tôn trọng luật biển quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.
5. Nga:
Lập trường của Nga thể hiện qua việc Nga khẳng định có những lợi ích sống còn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, về quyền của Nga với tư cách là một quốc gia có lãnh hải lớn nhất thế giới và về việc sẵn sàng thực hiện những lợi ích mà không làm tổn hại đến ai.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Là đối tác chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc cũng như với tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và APEC, đồng thời có những lợi ích kinh tế quan trọng của những công ty dầu khí của Nga đã nhiều năm hợp tác thành công với Việt Nam, Nga quan tâm trong việc nhằm ổn định cũng như việc đảm bảo tự do hàng hải và giao thương trên biển ở khu vực này.
Trong giải quyết tranh chấp biển Đông, Nga ủng hộ cấu trúc an ninh bình đẳng và hợp tác, thông quan đối thoại, thảo luận, hội đàm để giải quyết những vấn đề phức tạp. Nga ủng hộ ngoại giao đa phương, xây dựng lòng tin và tính đến những lợi ích của nhau. Quan điểm của Nga trên đây đã được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố vào tháng 7/2009, trong bài phát biểu trước sinh viên tại trường Đại học tổng hợp Bangkok sau khi kết thúc phiên họp của diễn đàn ARF tại Phuket.
Nhà nước Việt Nam luôn luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó.
Bia chủ quyền của Việt Nam trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Ảnh: An Thảo My.
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Các hoạt động tiến hành trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.
Phía Việt Nam phản đối yêu sách “Đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc. Ngày 7-5-2009, Trung Quốc đã chính thức công khai bản đồ “đường lưỡi bò”. Ngay sau đó, ngày 8-5-2009, Việt Nam và Malaysia cùng gửi công hàm phản đối. Ngày 26/1/2011, Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối việc Cục Đo đạc Bản đồ quốc gia Trung Quốc từ ngày 18/1/2011 cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến "Map World", trong đó vẫn tiếp tục thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông.
Một trong nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: C.T.V.
Về việc giải quyết tranh chấp biển Đông, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, dựa vào nỗ lực và nội lực của chính mình để giải quyết các tranh chấp với các nước liên quan bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
2. Trung Quốc:
Lập trường về biển Đông của Trung Quốc thể hiện qua yêu sách “Đường lưỡi bò” bao gồm tới 80% diện tích biển Đông, theo đó Bắc Kinh khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Đông (Bắc Kinh luôn khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là thuộc chủ quyền Trung Quốc) và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó.
Yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Trung Quốc tuyên bố có “lợi ích cốt lõi” trên biển Đông, ngụ ý so sánh vấn đề biển Đông với Đài Loan, Tây Tạng về mặt ưu tiên chiến lược cơ bản.
Trung Quốc cho rằng hiện nay, tình hình ở Biển Đông vẫn ổn định. Đối với tranh chấp, các bên gác lại để cùng hợp tác khai thác trong khi chưa có biện pháp giải quyết chung thỏa đáng. Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với từng nước, phản đối đa phương và phản đối can thiệp của nước ngoài vào khu vực.
3. Philippines:
Lập trường của Philippines trong vấn đề biển Đông khẳng định Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở phía Tây đảo Palawan là lãnh thổ của nước này, không nằm trong khu vực có tranh chấp. Đối với yêu sách “Đường lưỡi bò”, trong một văn kiện đề ngày 05/04/2011 gởi đến Liên Hiệp Quốc, Manila đã bác bỏ giá trị tấm bản đồ 9 đoạn mà Bắc Kinh đã công bố.
Philippines: Bãi Cỏ Rong không thuộc quần đảo Trường sa
Đối với việc giải quyết tranh chấp, Philippines xác định luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) là cơ sở cho Malina xác định và bảo vệ lãnh thổ và các quyền liên quan đến biển ở Biển Đông; đồng thời, cũng lấy đó làm kim chỉ nam trong quan hệ với các bên liên quan.
Theo Philippines, các qui định về kiềm chế hành vi không làm phức tạp thêm tình hình biển Đông theo tinh thần DOC đang bị vi phạm một cách trắng trợn.
Nhằm góp phần biến Biển Đông từ một khu vực tranh chấp thành một Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị, và Hợp tác, Malina đề xuất một cơ chế theo đó tách những điểm đảo có tranh chấp ra khỏi những vùng nước không có tranh chấp ở Biển Đông theo quy định của UNCLOS, nhằm đảm bảo rằng "những gì của chúng ta là của chúng ta, và với những gì đang bị tranh chấp, chúng ta có thể cố gắng để tiến tới khai thác chung."
Philíppin tán thành quốc tế hóa vấn đề biển Đông khi hy vọng Mỹ và Nhật Bản đứng về phía mình trong vấn đề Biển Đông, giúp nước này chống lại “mối đe dọa từ Trung Quốc” và bảo vệ an ninh, chủ quyền.
4. Mỹ:
Ngày 14/6/2011, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bài xã luận, phản ánh quan điểm chính thức của Hoa Kỳ tại châu Á. Theo đó, sự giao tiếp của Hoa Kỳ tại châu Á được dẫn đường bởi một số nguyên tắc:
- Nguyên tắc thứ nhất là thương mại tự do và thông thoáng.
- Nguyên tắc thứ hai là một trật tự quốc tế công bằng, nhấn mạnh đến chuyện các quốc gia phải có những quyền và những trách nhiệm, cùng lúc với việc tuân thủ luật pháp.
- Nguyên tắc thứ ba là tất cả mọi người phải được tiếp cận thông thoáng vùng trời, vùng biển, vùng không gian, và bây giờ là vùng mạng.
- Cuối cùng, nguyên tắc thứ tư là giải quyết tranh chấp không dùng đến vũ lực.
Những nguyên tắc đó chi phối lập trường, quan điểm và chính sách của Mỹ trong vấn đề biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates phát biểu tại hội nghị Shangri-La, Singapore, 4/6/2011
Lập trường của Mỹ là tự do hàng hải ở biển Đông là một lợi ích quốc gia của Mỹ. Điều này được thể hiện trong tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton trên Diễn đàn An ninh khu vực tại Hà Nội ngày 23/7/2010 : “Mỹ có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, quyền đi lại chung tại Châu Á và tôn trọng luật pháp tại Biển Đông.”
Các phát biểu của quan chức gần đây đều thể hiện mục tiêu ổn định, tự do lưu thông, phát triển kinh tế tự do và không bị cản trở, cũng như cam kết duy trì sự ổn định tại Biển Đông cũng như trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong vấn đề giải quyết tranh chấp biển Đông, Mỹ chủ trương chống sử dụng vũ lực và ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng đàm phán đa phương. Washington cũng không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ấy, không can dự vào những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải. Tuy nhiên Mỹ có mối quan tâm về việc công bố chủ quyền những vùng lãnh hải không dựa vào đường bờ biển, không phù hợp với luật lệ quốc tế.
Mỹ chủ trương thực hiện chính sách duy trì sự hiện diện về ngoại giao, thương mại và quân sự để bảo vệ hoà bình và quyền lợi của Mỹ ở nơi này. Chính sách này cũng nhằm bảo vệ sự tôn trọng luật biển quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.
5. Nga:
Lập trường của Nga thể hiện qua việc Nga khẳng định có những lợi ích sống còn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, về quyền của Nga với tư cách là một quốc gia có lãnh hải lớn nhất thế giới và về việc sẵn sàng thực hiện những lợi ích mà không làm tổn hại đến ai.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Là đối tác chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc cũng như với tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và APEC, đồng thời có những lợi ích kinh tế quan trọng của những công ty dầu khí của Nga đã nhiều năm hợp tác thành công với Việt Nam, Nga quan tâm trong việc nhằm ổn định cũng như việc đảm bảo tự do hàng hải và giao thương trên biển ở khu vực này.
Trong giải quyết tranh chấp biển Đông, Nga ủng hộ cấu trúc an ninh bình đẳng và hợp tác, thông quan đối thoại, thảo luận, hội đàm để giải quyết những vấn đề phức tạp. Nga ủng hộ ngoại giao đa phương, xây dựng lòng tin và tính đến những lợi ích của nhau. Quan điểm của Nga trên đây đã được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố vào tháng 7/2009, trong bài phát biểu trước sinh viên tại trường Đại học tổng hợp Bangkok sau khi kết thúc phiên họp của diễn đàn ARF tại Phuket.
NVC