Sáng sớm một mình bán cà phê. Ảnh: Thanh Chương.> Văn Quyến: Nhạt nhòa một tài năng
TP - VĐV điền kinh Nguyễn Thị Thu Cúc, 'nữ hoàng' bảy môn phối hợp với hai huy chương vàng SEA Games, một huy chương bạc châu Á, đang long đong ở Cần Thơ.
Chưa đến 5 giờ sáng, Cúc đã bận rộn với quán cà phê “Cúc”. Cô nói, phải tranh thủ bán sớm để còn kịp đi làm ở một công ty quảng cáo. Suốt hai giờ, tôi đứng quanh bàn pha cà phê chật chội trò chuyện bởi Cúc chẳng lúc nào ngơi tay. Quán cà phê mang tên Cúc này do cô tiếp quản từ người em gái đã qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo, để lại một đứa con thơ cho Cúc và ông bà ngoại. Quán dựng sơ sài trên mảnh đất mượn.
Cúc bán cà phê một mình, phải xoay như chong chóng pha cà phê, bưng bê, châm trà cho khách. Khi ngơi tay, cô buồn bã kể: “Gia đình em đang oằn lưng vì nợ nần sau khi em gái của em vay tiền làm ăn bị lỗ. Giờ nhà có 5 người, nhưng chỉ một mình em đứng ra trả nợ và lo cái ăn, cái mặc”. Chồng của Cúc đã ra đi từ hai năm trước, khi không thể chia sẻ gánh nặng gia đình với cô.
Bán cà phê đến 8 giờ sáng, Cúc chạy sang làm cho một công ty quảng cáo, thông tầm tới 4 giờ chiều để kiếm 2 triệu đồng/tháng. 17 giờ, khi các đội tuyển thể thao Cần Thơ đã nghỉ, Cúc ra sân tập luyện. Cô lặng lẽ khởi động, rồi tập chạy quanh sân vận động Cần Thơ theo những bài tập từng thọ giáo ở đội tuyển quốc gia.
Sân tập vắng như tờ, Cúc lọt thỏm giữa bầu trời đang sẩm tối. Nhiều hôm, Cúc phải quá giang xe về bởi nhà cô chỉ có một chiếc xe máy cũ cho 4 người chia nhau sử dụng.
Mỗi tháng, thu nhập từ quán cà phê, làm thêm ở công ty quảng cáo, tiền ăn, tập luyện thể thao, tổng cộng chưa đủ trang trải số nợ phải trả khoảng 10 triệu đồng.
Chiều muộn một mình tập luyện. |
Cúc lo lắng cho biết, trước Đại hội TDTT toàn quốc 2010, các vị lãnh đạo ngành TDTT Cần Thơ hứa vận động tài trợ, hỗ trợ 200 triệu đồng để cô giải quyết nợ nần cho gia đình, yên tâm phấn đấu giành HCV. Nhưng giành được HCV, gần một năm trôi qua, không ai đả động tới lời hứa dù cô đã hai lần có đơn và nhiều lần hỏi trực tiếp lãnh đạo ngành.
Ông Đỗ Minh Trưởng, PGĐ Sở VH-TT-DL Cần Thơ, thừa nhận:“Đúng là trước Đại hội TDTT toàn quốc 2010, chúng tôi có hứa với Cúc khoản tiền hỗ trợ 200 triệu đồng nhưng rồi họp lên họp xuống nhiều lần, chúng tôi vừa mới có đề nghị lên UBND TP Cần Thơ xin giải quyết”.
Giành HCV ở Đại hội TDTT toàn quốc 2010, Cúc được nhận 1,5 triệu đồng tiền thưởng. Trước đó, giành HCV SEA Games 2003, cô nhận được 3,5 triệu đồng, dù cũng có nhiều lời hứa thưởng hàng chục triệu đồng.
Từ đầu năm 2011 đến nay, Cúc lại bị cắt tiền lương và tiền đẳng cấp khoảng 4 triệu đồng với lý do “đang làm chế độ mới”. Giờ Cúc chỉ hưởng tiền ăn và tiền công như nhiều VĐV khác chưa có thành tích gì đáng kể.
Cúc bộc bạch: “Năm nay em đã 33 tuổi, vẫn khát khao được trở lại đội tuyển quốc gia”. Nhưng đội tuyển điền kinh quốc gia hiện nay không có nội dung 7 môn phối hợp. Phải đến Giải vô địch điền kinh quốc gia diễn ra vào tháng 9 tới mới có thể lựa chọn sở trường của Cúc.
Cúc nói, cô từng xin tập chung với đội tuyển quốc gia theo gợi ý của chuyên gia Vadim từ đầu năm 2010 để chuẩn bị cho giải vô địch điền kinh quốc gia, nhưng bị lãnh đạo Trung tâm TDTT Cần Thơ từ chối. Thành ra gần một năm qua, Cúc chỉ tập chay.
Cúc cho biết thêm, hợp đồng của cô với ngành TDTT Cần Thơ đã hết hạn từ năm 2009, đến nay chưa được gia hạn.
Thanh Chương
Nghịch cảnh: "Cô gái vàng" của TTVN... bán bánh mì trên phố
Những thành tích của Nhữ Thị Khoa như 5 HC vàng, phá 3 kỷ lục tại ParaGames 2005 đã lùi vào dĩ vãng, giờ đây 'đấu trường' lớn và khốc liệt nhất của chị là mưu sinh.
>> Treo thưởng bạc tỉ
>> Thưởng Tết cho Vận động viên, chờ đấy!
>> Mưa tiền thưởng cho Hà Nội T&T sau khi giành Siêu cúp
>> Hà Nội T&T công bố mức thưởng mùa giải 2011
Hàng ngày, chị Nhữ Thị Khoa vẫn bán bánh mì và quả tại phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội. |
Chị không còn xa lạ đối với người đam mê thể thao đặc biệt là thể thao dành cho người khuyết tật. Cách đây 6 năm, chị là “cô gái vàng” của thể thao Việt Nam khi giành 5 tấm HC vàng ParaGames và từng phá sâu nhiều kỷ lục châu Á ở môn điền kinh. |
Vinh quang đã lùi vào dĩ vãng, những tấm HC vàng của chị được nhiều người biết đến, nhưng đằng sau đó là một 'đấu trường' mưu sinh còn khốc liệt hơn rất nhiều. |
Chị Khoa vẫn bán những ổ bánh mì như 6 năm về trước. Thời điểm thể thao Việt Nam và châu Á vinh danh chị. |
Sinh ra trong gia đình hoàn cảnh khó khăn ở vùng quê thuần nông Hà Tây, cô gái Nhữ Thị Khoa đến với thể thao một cách ngẫu nhiên và chia tay với thể thao cũng nhanh như khi đến. Khi chị đạt 5 HC vàng, nhiều người cho rằng đó là một kỳ tích thể thao trong khu vực của cô gái bán bánh mì. |
Giờ đây, “đấu trường” dài hơn cả là góc phố Trần Xuân Soạn - Lò Đúc, nơi hàng ngày chị vẫn bươn chải để kiếm sống để nuôi mình và nuôi con. |
7h hàng ngày, chị Khoa đến với “đấu trường” ấy. Chị về nhà vào lúc 21h. Khách hàng đến với chị rất đông, người qua lại nhiều lần thành quen. |
Bé Chi chăm chú nhìn ống kính và khoe thùng bánh mì mà mẹ Khoa bán hết. |
Nhiều người đến đây mua hàng vì biết chị quá nổi tiếng, người khác thì muốn giúp đỡ chị trong lúc khó khăn. |
Cả đời gắn với chiếc xe lăn, về với cuộc sống thường nhật, Nhữ Thị Khoa vẫn chăm chỉ, tần tảo như bao người phụ nữ Việt Nam khác. |
>> Treo thưởng bạc tỉ
>> Thưởng Tết cho Vận động viên, chờ đấy!
>> Mưa tiền thưởng cho Hà Nội T&T sau khi giành Siêu cúp
>> Hà Nội T&T công bố mức thưởng mùa giải 2011
Theo Ngoisao.net