Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Các công ty TQ muốn mua doanh nghiệp Anh

Xe MGSản xuất xe hơi ở Birmingham được khôi phục sau khi SAIC mua nhà máy MG ở Longbridge
- Các công ty TQ muốn mua doanh nghiệp Anh BBC -
Cái mác không thể xóa nhòa ‘Made in China’ đã để lại dấu ấn ấn tượng đối với mậu dịch thế giới, nhưng tham vọng của nước này tỏ ra còn cao hơn thế nhiều.
Không còn hài lòng với việc chỉ đưa ra lao động giá rẻ làm thú nhồi bông cho Disney, các công ty Trung Quốc giờ muốn sở hữu các nhãn hiệu có tiếng trên toàn cầu và muốn đứng đầu các dự án công nghệ lớn.
Như chuyến thăm mới đây nhất của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho thấy, Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh để đặt dấu ấn lớn hơn tại châu Âu.

Chuyến thăm của ông Ôn diễn ra trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, nhưng khu vực này vẫn có vô số điều đưa ra cho Trung Quốc.
Các thị trường châu Âu đều lớn mạnh, với rất nhiều thương hiệu tên tuổi và chín muồi các cơ hội đầu tư. Đặc biệt tại Anh, các công ty Trung Quốc tỏ ra rất nhanh chóng nhìn thấy tiềm năng này.
Theo hãng tư vấn Dealogic, các công ty Trung Quốc đã mua cổ phần trong 33 công ty Anh kể từ năm 2008 với tổng vốn bỏ ra gần 12 tỉ bảng.
Các công ty này hoạt động trong các lĩnh vực khai thác mỏ, hậu cần và dịch vụ tài chính.
Chuyến thăm tới nhà máy MG tại Longbridge ở Birmingham đứng đầu trong nghị trình thăm viếng của ông Ôn khi tới Anh.
Nhà máy sản xuất xe hơi này giờ là một phần của tập đoàn công nghiệp ô tô Thượng Hải (SAIC). Việc đầu tư này giúp khôi phục lại ngành sản xuất ô tô của thành phố Birmingham, và đổi lại cũng cho phép SAIC có được thương hiệu tên tuổi.
Thị trường lao động giáo dục tốt
Tuy nhiên, việc mua các thương hiệu nổi tiếng cũng chỉ mới là một phần chiến lược.
Karl Gerth
Tiến sĩ Karl Gerth từ đại học Oxford nói TQ cần tham gia vào các ngành công nghệ cao
Chính quyền của ông Ôn ra dấu rằng Trung Quốc quan tâm đến việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối giữa London và phía bắc Anh Quốc, vốn còn đang gây tranh cãi.
Quan tâm của Trung Quốc đối với những dự án như vậy không phải là điều gây ngạc nhiên gì cho tiến sĩ Karl Gerth từ đại học Oxford, người đã nghiên cứu về chuyện thay đổi xã hội tại Trung Quốc thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu ra sao.
Ông nói: “Trung Quốc ngày càng trở nên kém cạnh tranh trong sản xuất. Những công việc họ làm nay chuyển sang Việt Nam và các nước khác.”
“Đồng thời, có hàng triệu người Trung Quốc tốt nghiệp đại học đang thất nghiệp cần tìm việc. Họ không muốn làm việc trong các nhà máy, họ muốn các công việc chuyên biệt.
“Để thuê tất cả những người này, nền kinh tế Trung Quốc cần đi lên trong thang bậc giá trị và phải bắt đầu tham gia vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao”.
Việc mua các thương hiệu có tiếng và mời chào các dự án hạ tầng lớn được coi là mấu chốt trong việc tạo hướng đi lên cần có cho kinh tế Trung Quốc.
Và với Ôn Thủ tướng đang ra sức vận động về ngoại giao, trong khi nước ông lại đang có thặng dư lớn về tiền mặt, rất có khả năng là số lượng các thỏa thuận giữa châu Âu với Trung Quốc sẽ gia tăng.

- “Phú ông Trung Quốc định mua cả thế giới?”(Tamnhin.net) - Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào thị trường nhà đất Trung Quốc để giải ngân tiền nóng, thì giới triệu phú Trung Quốc lại đổ xô ra nước ngoài mua bất động sản.
-Khủng hoảng nợ công: Do nhà nước “thả lỏng”? (Tamnhin.net) - Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế mới đây tại Saint Peterburg (Nga), Thủ tướng Tây Ban Nha José Zapatero cho rằng cuộc khủng hoảng nợ công tại ba nước châu Âu – Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha, là do thiếu những tiết...
-Kinh tế thế giới trong tuần: Vẫn là nợ công(Tamnhin.net) - Kinh tế thế giới vẫn gam màu xám là chủ đạo và chia làm hai nửa khác biệt.
Sự bất lực của châu Âu trong việc tìm kiếm một giải pháp hữu hiệu cho cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công của Hy Lạp đã làm cho ...

Tổng số lượt xem trang