Tham khảo thôi nha!
-Nhân sự Chính phủCùng với ghế Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, chiếc ghế Thủ tướng cùng nhân sự Chính phủ sẽ được bầu và phê chuẩn tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII dự kiến khai mạc vào ngày 21-7 tới. Tuy nhiên, sẽ không có bất cứ một sự “chuyển ngôi” nào như đồn đoán. Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là Thủ tướng (và như vậy tất nhiên ghế Chủ tịch nước là ông Trương Tấn Sang). Bất ngờ duy nhất nếu có là Chính phủ nhiệm kỳ này sẽ không có ghế Phó Thủ tướng thường trực.
Ông Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng thường trực sẽ sang ghế Chủ tịch Quốc hội (chứ không phải là ông Phạm Quang Nghị như đồn đoán). Cộng với hai Phó Thủ tướng đương nhiệm là Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân, Chính phủ sẽ được bổ sung thêm 2 Phó Thủ tướng nữa là ông Nguyễn Xuân Phúc và Vũ Văn Ninh. Ông Phúc dự kiến thay mảng nội chính của ông Trương Vĩnh Trọng trước đây. Còn ông Vũ Văn Ninh sẽ ôm mảng kinh- tài.
Cho dù ôm mảng kinh tài của ông Nguyễn Sinh Hùng trước đây, nhưng ông Ninh sẽ không phải là Phó Thủ tướng thường trực (vì ông không phải Ủy viên Bộ Chính trị). Ông Nguyễn Xuân Phúc dù là Ủy viên Bộ Chính trị nhưng cũng chỉ được phân giữ mảng nội chính. Cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ này dự kiến sẽ không có ghế Phó Thủ tướng thường trực.
Còn một chiếc ghế đặc biệt nữa là Thường trực Ban Bí thư hiện do ông Trương Tấn Sang nắm giữ, dự kiến sẽ được chuyển giao cho ông Lê Hồng Anh.Nguồn-Có sự thay đổi bất ngờ về nhân sự trong lãnh đạo Việt Nam?
23-06-2011 03:06
Nhân sự sau Đại hội Đảng vừa qua dường như đã ngã ngũ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thêm một nhiệm kỳ nữa và ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Nhưng gần đây có tin, tình hình rất có thể sẽ thay đổi: “ông Trương Tấn Sang sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng còn ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Chủ tịch nước. Ngoài ra, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị sẽ giữ chức Chủ tịch Quốc hội”. Đây là thông tin “sai trái” hay sự thật?Như VNE đã đưa tin, tối 21/6, tại lễ trao giải Báo chí quốc gia, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cho rằng, báo chí cần tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong phê phán, lên án nạn tham nhũng; phản bác thông tin sai trái, chống phá nhà nước.
Theo ông Trương Tấn Sang, chưa bao giờ báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ, hùng hậu như hiện nay (hơn 700 đầu báo với một siêu TBT). Trong thời gian tới, báo chí cần cần tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong phê phán, lên án tệ quan liêu, nạn tham nhũng, các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; làm tốt nhiệm vụ của một trong những lực lượng nòng cốt chống diễn biến hòa bình, phản bác thông tin sai trái, chống phá nhà nước…
“Cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan báo chí, phẩm chất của người làm báo. Đội ngũ những người làm báo phải gắn bó với cuộc sống của nhân dân, với sự nghiệp đổi mới, để cho ra đời các tác phẩm hấp dẫn và thuyết phục”, ông nói.
Năm nay, giải A được trao cho nhà báo Ngô Mai Phong cùng các đồng nghiệp Trần Ngọc Duy, Lê Quỳnh Trang, Tống Văn Thanh (báo Lao động) với loạt bài về vụ cướp than động trời tại mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh).
Giải A còn lại thuộc về nhà báo Nguyễn Đăng Lâm, Thông tấn xã Việt Nam, với loạt bài “Lý Sơn – Bảo tàng sống động về chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”.
Phát biểu tại lễ trao giải, nhà báo Nguyễn Đăng Lâm cho biết, ông đã gắn bó với Lý Sơn hàng chục năm nay. Vì thế, để viết nên loạt bài gửi dự thi, ông đã tìm tòi những khía cạnh và cách thể hiện khác với các đồng nghiệp. Theo ông, ba phẩm chất quan trọng nhất của người làm báo là trung thực, sự cống hiến và lòng yêu nghề. “Không trung thực thì không nên làm báo còn không yêu nghề thì đừng vào nghề báo vì vất vả và nguy hiểm lắm”, nhà báo Lâm nói.
Ông Trương Tấn Sang trao giải cho các tác giả. Ảnh: Ngọc Thắng.VNE |
“Tuy giải năm nay chưa có tác phẩm thật sự nổi trội, tạo tiếng vang lớn trong xã hội làm lay động lòng người, nhưng các tác phẩm đoạt giải, nhất là các tác phẩm đoạt giải A thì thật sự xuất sắc”, ông Huynh nói.
Theo nhiều nhà bình luận, ông Trương Tấn Sang có quan điểm cứng rắn và muốn xiết chặt tự do báo chí. Tin “ông sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng tới đây của Việt Nam”, là “sai trái” hay chính xác, thời gian sẽ trả lời. Nếu đúng, thì đây là hậu quả của VINASHIN để lại, mặc dù cách đây không lâu, Bộ chính trị đã ra nghị quyết “không truy tố ai”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thường được dư luận cho là người có trách nhiệm đến vụ thất thoát hàng tỷ USD này. Ông Trương Tấn Sang trong dịp bầu cử Quốc hội đã tuyên bố “Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ”! Không nhẽ cứ để mãi như vậy mai kia, người “ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết! Thế đâu “có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi! Một bầy sâu là chết cái đất nước này!…”
“Thủ tướng tương lai” Trương Tấn Sang “soi” đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Sau bầu cử 22/05, các tỉnh thành họp HĐND bầu chọn lãnh đạo mới Hai đô thị lớn nhất nước là Hà Nội và TP HCM đã lần lượt có các chủ tịch UBND và HĐND nhiệm kỳ 2011-2016. Như thường lệ, đại đa số các chức vụ cao cấp trong chính quyền là người của Đảng CSVN.
Ông Nguyễn Thế Thảo vừa tái đắc cử chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Chủ tịch HĐND Hà Nội khóa mới là bà Ngô Thị Doãn Thanh.
Tại TP Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Quân được bầu làm Chủ tịch UBND thêm một nhiệm kỳ. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm được bầu làm Chủ tịch HĐND.