Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Cuộc chiến truyền thông giữa Việt Nam và TQ: Đảng Cộng Sản Trung Quốc – “Vừa ăn cướp, vừa la làng”!

-Đảng Cộng Sản Trung Quốc – “Vừa ăn cướp, vừa la làng”!
“Vừa ăn cướp, vừa la làng” (ĐĐK 24-6-11) -- Một lần nữa, báo ĐĐK lại bút chiến với báo Hòan Cầu.  Hoan hô báo Đại Đòan Kết!
 
Tàu Hải giám Trung Quốc được hoán cải từ tàu quân sự
Một lần nữa, tờ Thời báo Hoàn cầu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại vu cáo và hăm dọa Việt Nam. Trong bài xã luận ngày 21-6-2011, tờ báo này cho rằng “tranh chấp liên tục trên Biển Đông chủ yếu bắt nguồn từ Việt Nam” và “thách thức lớn nhất đối với sự nhấn mạnh về một giải pháp hòa bình của Trung Quốc cũng có thể do Việt Nam”. Tờ báo này còn lớn tiếng hăm dọa Việt Nam rằng Trung Quốc sẽ thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả hành động quân sự, để bảo vệ quyền lợi của mình ở Biển Đông.
Tờ Thời báo Hoàn cầu viết: “Tùy diễn biến tình hình, Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai kế hoạch, đó là thương lượng với Việt Nam về một giải pháp hòa bình, hoặc đáp trả bằng các cuộc phản công chính trị, kinh tế hoặc thậm chí cả quân sự”. Tờ báo này viết tiếp: “Việt Nam ngày càng gây sự trong việc thu tóm các đảo làm của riêng mình, không đếm xỉa đến chính sách truyền thống của Trung Quốc về việc “gác tranh chấp, cùng nhau phát triển” và cho rằng Việt Nam “đang đẩy sự chịu đựng và lợi ích quốc gia của Trung Quốc lên tới giới hạn”.Tiếp đó Thời báo Hoàn cầu đe dọa: “Nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích Trung Quốc trong khu vực này, trước hết, Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng cảnh sát biển để đối phó với họ, và nếu cần, sẽ dùng lực lượng hải quân tấn công lại”. “Nếu Việt Nam muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh, Trung Quốc có đủ tự tin để tiêu diệt tàu chiến xâm lược của Việt Nam, bất chấp sự phản đối có thể đến từ cộng đồng quốc tế.” Đây không phải lần đầu tiên tờ Thời báo Hoàn cầu vu cáo và đe dọa Việt Nam. Ngày 11-6-2011, chính tờ báo này cũng đã đăng bài xã luận cáo buộc Việt Nam áp dụng “chủ nghĩa dân tộc ở hình thức thấp kém nhất để tạo ra sự thù địch mới giữa hai nước” đồng thời cho rằng thái độ cứng rắn của Việt Nam đã phá hoại thiện chí của Trung Quốc và có thể đẩy lãnh đạo Trung Quốc vào thế phải đáp ứng bằng các hành động cứng rắn hơn. Bài xã luận kết luận: Nếu Việt Nam vẫn muốn gây khó khăn, cứ nghĩ rằng càng gây khó khăn chừng nào thì càng có lợi chừng nấy, thì phía Trung Quốc thực sự mong muốn được nhắc nhở những người hoạch định chính sách ở Việt Nam rằng xin “vui lòng đọc lại lịch sử.”
Những lời lẽ vu cáo của Thời báo Hoàn cầu rõ ràng trái với thực tế diễn ra trong thời gian qua. Chính các tàu Hải giám của Trung Quốc hôm 26-5-2011 đã quấy rối và cắt cáp của tàu thăm dò Bình Minh 02 của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002. Sau đó, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ phía Việt Nam, ngày 9-6-2011 một lần nữa các tàu hải giám, tàu ngư chính và tàu cá Trung Quốc lại quấy rối và phá cáp của tàu thăm dò Viking II của Việt Nam khi đang hoạt động thăm dò địa chất trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh hải và gây hấn của các tàu Trung Quốc đã khiến vùng Biển Đông trở nên căng thẳng. Không chỉ Việt Nam, Philippines cũng đã từng nhiều lần tố cáo tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền. Các hành động gây hấn liên tiếp của Trung Quốc đã khiến cộng đồng quốc tế quan ngại và nhiều người đã lên tiếng phê phán Trung Quốc đồng thời cảnh báo rằng, nếu không kiềm chế, tại Biển Đông sẽ bùng nổ xung đột do các hành động ngang ngược của Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Tại các diễn đàn quốc tế, nhiều chính khách và học giả cũng đã bày tỏ chính kiến cực lực phản đối Trung Quốc về các hành vi hung hăng của họ tại Biển Đông.
Vậy mà tờ Thời báo Hoàn cầu bất chấp thực tế lại vu cáo và hăm dọa Việt Nam, cho rằng chính Việt Nam gây tranh chấp tại Biển Đông và đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam. Hành động này được người Việt Nam gọi là “vừa ăn cướp vừa la làng”. Sự thật là chính Trung Quốc đã cố tình gây căng thẳng nhằm biến khu vực không có tranh chấp và thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng có tranh chấp để thực hiện kế hoạch “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn” trên Biển Đông. Các luận điệu của tờ Thời báo Hoàn cầu chỉ có thể lòe bịp một số người thiếu thông tin chứ không thể lòe bịp được dư luận quốc tế và thế giới văn minh. Việc làm này của Thời báo Hoàn Cầu ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh của một cường quốc mà thôi.
(Theo Báo Đại đoàn kết)


-

Dù phương châm của mình là "Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng", nhưng do ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng mạnh tại Đông Nam Á, ASEAN hoàn toàn có thể bị phân đôi thành hai khối “lục địa” và “hải đảo”.
Đây chính là phân tích của sử gia Geoff Wade trong bài “ASEAN có thể phân đôi hay không ?” (Could ASEAN Drift Apart ?) đăng trên trang mạng YaleGlobal của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa của Đại học Yale (Hoa Kỳ) ngày 25/02/2011.
Năm ngoái (2010), Hiệp hội các nước Đông Nam Á tổ chức kỷ niệm 43 năm ngày thành lập một cách hoành tráng, nhưng lại để lộ nhiều vết nứt. Do sự phát triển thiếu cân xứng của Tiểu vùng sông Mêkông, được Trung Quốc thúc đẩy với sự giúp đỡ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), khu vực dọc theo biên giới với Trung Quốc đã biến thành một vùng riêng biệt - một xu hướng có thể vĩnh viễn chia cắt ASEAN.
Tiểu vùng Mêkông, hoặc GMS, bao gồm Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam, cũng như hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thực tế, chính Trung Quốc mới là thành viên , với các chuyên viên cấp quốc gia tham gia vào mọi sáng kiến do GMS đề ra, và thông qua hệ thống thành viên mất cân xứng nghiêm trọng đó, đất nước 1,3 tỷ dân đã lấn át các chính thể và nền kinh tế của các nước trên lục địa Đông Nam Á.
Khoảng 11 tỷ đô la đã được đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong khu vực GMS trong thập kỷ qua, với một phần ba đến từ Ngân hàng Phát triển châu Á. Khoản tài trợ này đã được chuyển thành ba cái gọi là hành lang kinh tế - các trục giao thông đa quốc gia hiện đang được xây dựng trên lục địa Đông Nam Á.
Hành lang kinh tế Bắc-Nam nối liền Côn Minh với Bangkok, trong khi hành lang Đông-Tây nối bờ biển Ấn Độ Dương của Miến Điện với các hải cảng của Việt Nam trổ ra biển Đông. Hành lang kinh tế phía Nam thì gắn liền Bangkok với Phnom Penh, Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Trung Quốc công khai tuyên bố rằng GMS là cơ chế kinh tế hiệu quả nhất trong khu vực.
Bản thân sông Mêkông – vốn đã được nhóm này lấy làm tên – lại là một đầu mối gây tranh chấp. Trung Quốc đã xây bốn con đập trên vùng thượng nguồn của con sông, và hiện đang đầu tư vào ba dự án đập thủy điện tại Lào và một tại Cam Bốt, và có kế hoạch làm thêm 12 con đập khác ở vùng hạ nguồn.
Theo một sáng kiến mới do Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đưa ra vào tháng 07/2009, tỉnh Vân Nam đã được chỉ định là đầu cầu nối Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, thông qua các tuyến đường giao thông vận tải, hầm mỏ, cơ sở hạ tầng năng lượng và cơ sở thương mại xuất khẩu tại Đông Nam Á.
50% thương mại giữa ASEAN với Vân Nam dùng đồng yuan để thanh toán
Hiệp định tự do thương mại Trung Quốc-ASEAN, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, đã giúp Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ trao đổi thương mại và đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á. Trong bối cảnh giao thương ngày càng tăng, một trong các mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới là phát huy việc dùng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch thương mại giữa các đối tác GMS.
Hồi nửa đầu năm 2010, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc bắt đầu một chương trình dùng đồng nhân dân tệ làm đơn vị thanh toán cho các giao dịch thương mại xuyên biên giới với vùng Vân Nam. Đây là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc muốn quốc tế hóa đồng tiền của mình. Hiện nay, khoảng 50% thương mại xuyên biên giới với Vân Nam được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ.
Kinh phí để phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á lục địa xuất phát từ cả ngân quỹ của ADB lẫn các khoản tín dụng và đầu tư của Trung Quốc, vốn thường khó phân biệt. Trung Quốc đã thiết lập quỹ Hợp tác đầu tư Trung Quốc-ASEAN trị giá 10 tỷ đô la để hỗ trợ việc phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực. Các biện pháp kết nối bao hàm lãnh vực thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng giao thông.
Một mạng lưới đường sắt hòa nhập, sẽ nối kết tất cả các nước thuộc Tiểu vùng Sông Meekoong GMS vào khoảng năm 2020, với Trung Quốc đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp kỹ năng và kinh phí. Hệ thống đường sắt cao tốc và đường bộ do Trung Quốc tài trợ sẽ kết nối Côn Minh với Yangon, Bangkok, Vientiane và Phnom Penh, trong khi một hệ thống đập thủy điện, mạng lưới truyền tải điện và đường ống dẫn năng lượng cũng sẽ gắn các quốc gia lục địa Đông Nam Á vào Trung Quốc. Khi được hoàn thành vào năm 2013, đường ống dẫn dầu khi Kyaukphyu-Côn Minh, chạy từ bờ biển Miến Điện đến Vân Nam, sẽ giảm sự lệ thuộc của Trung Quốc vào eo biển Malacca để nhập khẩu các loại nhiên liệu mà họ rất cần.
Các khoản đầu tư cũng đã từ Trung Quốc chảy vào các nước Đông Nam Á với khối lượng lớn hơn nhiều. Hơn 8 tỷ đô la đã được Trung Quốc đầu tư vào Miến Điện kể từ tháng Ba năm 2010 trong các ngành thủy điện, dầu khí, và khai thác mỏ. Tính đến tháng Bảy 2010, Cam Bốt đã có 360 dự án đầu tư Trung Quốc, tổng trị giá cam kết khoảng 80 tỷ đô la. Vào tháng Mười một năm 2010, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc đã đến thăm Cam Bốt và ký kết 16 thỏa thuận với tổng giá trị hơn 6,4 tỷ đô la.
90% hợp đồng tổng thầu EPC tại Việt Nam về tay các công ty Trung Quốc
Quy mô quyền lợi mà Trung Quốc đang giành được trên hầu hết đầu vào của các ngành công nghiệp tại Việt Nam, được thể hiện rõ qua những ước tính chính thức, theo đó có khoảng 90% Hợp đồng tổng thầu EPC (thiết kế, mua sắm, trang bị kỹ thuật và xây dựng) về tay các công ty Trung Quốc.
Số lượng người Trung Quốc di chuyển qua các nước Đông Nam Á đang gia tăng. Tại Lào, một quốc gia 7 triệu dân, ước tính có đến 400.000 người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp. Trong lĩnh vực văn hóa, các quốc gia trong khu vực ghi nhận hiện tượng giáo dục bằng tiếng Hoa gia tăng, với Cam Bốt hiện tự nhận là nước có chương trình giảng dạy tiếng Trung tốt nhất Đông Nam Á với hàng trăm giáo viên đến từ Trung Quốc.
Các cường quốc trong khu vực cũng đã nhận thấy đà phát triển ồ ạt dọc theo biên giới Trung Quốc và sự can dự ngày càng tăng của nước này vào các quốc gia Đông Nam Á – với hệ quả là chia rẽ ASEAN. Nhật Bản đã gặp riêng các quốc gia vùng lưu vực sông Mekong là Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam, mà không mời Trung Quốc tham gia, để bảo đảm là sẽ trợ giúp các nước này. Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cam kết cho khu vực sông Mekong trong ba năm tới lên đến 5,9 tỷ đô la, và các khoản đầu tư tư nhân của Nhật Bản vào khu vực GMS được khuyến khích.
Hàn Quốc cũng đã tuyên bố ý định tham gia phát triển vùng GMS, đặc biệt là trong việc chuyển đổi các hành lang vận tải thành hành lang kinh tế và giải quyết các vấn đề môi trường.
Trong một bài phát biểu vào tháng 07/2010 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói về lợi ích của Mỹ trong vùng biển Đông và ghi nhận rằng Hoa Kỳ đã thấy rằng quan hệ với Việt Nam "không chỉ quan trọng về giá trị tự thân, mà còn quan trọng với tư cách là một phần của chiến lược nhằm tăng cường sự dấn thân của Mỹ vào châu Á-Thái Bình Dương và đặc biệt là vào Đông Nam Á." Sự kiện Mỹ gần đây gia nhập Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á một phần cũng nhằm mục đích chống lại điều được xem là quyền bá chủ của Trung Quốc ở khu vực lục địa Đông Nam Á.
Ý tưởng về “tính chất trung tâm của ASEAN" trong cấu trúc khu vực, đang được phương Tây thúc đẩy, dựa trên hai điều kiện: ASEAN phải đủ sức để tạo thành một khối, và các thành viên sẽ có lập trường chung trên các vấn đề quan trọng.
Trong một tương lai gần, không một điều kiện nào có thể được thực hiện, thậm chí chưa chắc đã được duy trì. Các quốc gia ASEAN hiện cho thấy là họ không muốn chuyển giao bất cứ chủ quyền nào cho một chính quyền trung ương. Họ cũng chứng tỏ sự bất lực trong việc thống nhất quan điểm về các vấn đề quốc tế.
Quan hệ chính trị và quân sự mật thiết với Trung Quốc : một yếu tố chia rẽ ASEAN lục địa với hải đảo
Ngược lại, việc được kết nối chặt chẽ với nhau về mặt hạ tầng cơ sở vật lý, quan hệ tương tác với nhau về mặt kinh tế, và quan hệ mật thiết về mặt chính trị và quân sự với Trung Quốc, các nhân tố này ngày càng tách biệt các nước Đông Nam Á lục địa ra khỏi các quốc gia ASEAN hải đảo.
Miến Điện, Cam Bốt và Lào đã mặc nhiên trở thành các quốc gia khách hàng của Trung Quốc, trong khi Việt Nam và Thái Lan cũng đang chịu ơn chàng khổng lồ Trung Quốc về mặt kinh tế.
Phản ứng gần đây nhất của ASEAN đối với mối đe dọa chia rẽ là một lời kêu gọi "kết nối" nhiều hơn giữa các thành viên. Một kế hoạch tổng thể - công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 ở Hà Nội vào tháng 10 năm 2010, kêu gọi thiết lập sự kết nối về mặt địa lý, định chế và con người – đã công khai thừa nhận hiện tượng chia rẽ đang manh nha : "Hành trình không hẳn là suôn sẻ, nhất là kể từ khi hai chương trình [ASEAN và GMS] đã theo đuổi các nỗ lực song song và đã đánh chìm nhiều khoản đầu tư đáng kể trong một số lĩnh vực hợp tác."
Với khoảng cách ngày càng tăng giữa các quốc gia lục địa và các nước hải đảo, khả năng của một Cộng đồng ASEAN ra đời vào năm 2015 ngày càng mong manh.
Cùng với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á lục địa đang hình thành một khu vực Đại Mêkông, và các mối liên kết đang được phát triển sẽ lấn át những gì hiện có và đang được dự kiến giữa các nước ASEAN. Trong thực tế, ASEAN đang chia rẽ. Những thay đổi này có thể chỉ đơn thuần phản ánh sự gần gũi về địa lý giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc, hoặc có thể là một biểu hiện của một truyền thống lâu đời của Trung Quốc là chia rẽ chính thể của các lân bang hoặc kết hợp chúng vào chính thể của Trung Quốc.
Trong cả hai trường hợp, một hệ thống phân cấp thứ bậc đang hồi sinh trong vùng Châu Á lục địa, một hiện tượng mà một số người cảm nhận như là một dấu hiệu cho thấy là châu Á không thích hợp với hệ thống tổ chức nhà nước theo mô hình Westphalia.

-Trung Quốc 2010 : Rối bời nơi thiên đình
Dưới tựa đề đầy tính châm biếm “Rối bời nơi thiên đình” (Great disorder under heaven), tuần báo Anh The Economist số tất niên (16/12/2010), đã điểm lại điều được gọi là “thảm họa ngoại giao” của Trung Quốc
trong năm 2010 sắp kết thúc. Theo The Economist, thảm họa này phản ánh tâm trạng bất an của chính quyền Bắc Kinh ngay trong nước.
"Tại sao môi trường bên ngoài lại thay đổi ?" Đây là câu hỏi một học giả Trung Quốc về quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh đã đặt ra khi xem xét một vài tháng không tốt đẹp gần đây đối với nền ngoại giao Trung Quốc. Tình hình nội bộ Trung Quốc không có thay đổi lớn nào và chính sách đối ngoại của Bắc Kinh cũng không chuyển biến nhiều. Thế nhưng Trung Quốc lại liên tiếp gây sự với tất cả các đối tác quan trọng nhất của mình. Giới dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc đang ngả theo xu hướng xem đất nước họ là nạn nhân của một âm mưu chèn ép đến từ phương Tây, vào lúc quốc gia này đang bắt đầu giành lấy vị trí đúng đắn của mình trên thế giới. Một giải thích hợp lý hơn cho tình trạng kể trên có lẽ là tình trạng lạc điệu của ngành ngoại giao Trung Quốc, thường dựa trên các hành vi bắt nạt và đe dọa.
Đối với các lý luận gia về âm mưu (của Tây phương) chống Trung Quốc, bằng chứng số một của điều này là việc trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, một nhà ly khai đang bị cầm tù. Theo Global Times, một tờ báo của đảng Cộng sản, lễ trao giải đã đánh dấu sự khởi đầu một "phiên tòa của lịch sử đối với Ủy ban Nobel". Nhưng chính Trung Quốc, thay vì dửng dưng coi khinh hành động bị cho là thiếu tôn trọng đó, thì lại biến việc tham dự lễ trao giải ở Oslo ngày 10/12 thành một bài trắc nghiệm tình hữu nghị theo kiểu ‘theo-ta-hay-chống-ta’. Theo chuẩn mực lệch lạc đó, hầu hết những nước được mời đến Oslo đều thuộc diện chống lại Trung Quốc). Một số nước, chẳng hạn như Ấn Độ, đã phải đối phó với áp lực có phối hợp Trung Quốc.
Danh sách 17 quốc gia nghe theo lời kêu gọi tẩy chay của Trung Quốc, khó có thể chứng minh cho lời phô trương của Bắc Kinh là lập trường của họ được đa số các nước ủng hộ. Một số quốc gia, ví dụ như Việt Nam, có thể là sẽ thích thú khi thấy Trung Quốc bị bối rối, nhưng Việt Nam chắc chắn sẽ đứng lên bảo vệ quyền của một chính phủ được cầm tù các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Cuba và Iran cũng thế. Một vài nước khác, như Pakistan, thuộc diện "bạn bè trong mọi thời tiết".
Điều thực sự ngạc nhiên duy nhất là Philippines, nước thường tự hào về nền dân chủ tự do của mình. Nhưng Bộ Ngoại giao của Philippines đã phải cố gắng vuốt ve Trung Quốc, sau vụ giải cứu con tin bị thất bại vào tháng Tám, đã khiến cho 8 du khách Hồng Kông bị thiệt mạng. Cho dù vậy, Văn phòng Tổng thống Philippines cũng đã viện lẽ "lịch trình làm việc chồng chéo" của vị đại sứ của họ. Báo chí địa phương đã đả kích chính phủ về thái đó khiếp nhược đó.
Thực ra giải Hòa bình Khổng Tử mới là “trò hề”
Giới bình luận chính thức tại Trung Quốc đã nhiều lần gọi lễ trao giải Nobel hòa bình là một "trò hề". Thực ra từ ngữ này sẽ chính xác hơn khi được áp dụng cho "Giải thưởng Hòa bình Khổng Tử" đầu tiên, được trao tại Bắc Kinh ngày 09/12. Người được giải là cựu phó chủ tịch Đài Loan Liên Chiến, một người được nhiều cảm tình của chính phủ Trung Quốc do cách tiếp cận hòa hoãn của ông.
Tuy nhiên, ông Liên Chiến đã tuyên bố rằng ông không hề hay biết về giải thưởng trao cho ông, và, tương tự như ông Lưu Hiểu Ba, ông Liên Chiến cũng không thể nhận giải. Do sự vắng mặt của ông Liên Chiến, giải đã được trao cho một "thiên thần của hòa bình", một bé gái sáu tuổi, tự nhiên được ôm một bó 100.000 nhân dân tệ (15.000 đô la) tiền mặt. Sự kiện này không được đón nhận tốt ở Đài Loan, một trong những nơi hiếm hoi mà chính sách của Trung Quốc gần đây dường như khá thành công (có lẽ vì Trung Quốc coi Đài Loan là một vấn đề trong nước).
Ở những nơi khác, Trung Quốc đã đối kháng với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc bằng cách từ chối lên án Bắc Triều Tiên về các cuộc tấn công vào miền Nam. Bắc Kinh cũng đã làm cho một chính phủ thân thiện ở Tokyo xa lánh mình, khi phản ứng hung hăng trước vụ tạm giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc vào tháng 9 vì đã đâm vào một chiếc tàu tuần duyên Nhật Bản.
Trung Quốc cũng đã thành công trong việc thúc đẩy nhiều quốc gia vùng ven Biển Đông liên kết lại với nhau nhằm chống lại việc Bắc Kinh thẳng tay từ chối thảo luận về chủ quyền lãnh thổ tại vùng này.
Thậm chí qua tháng 11, Trung Quốc còn lao vào một cuộc chiến với Vatican, khi cho tấn phong một giám mục không được Đức Giáo Hoàng tán thành, và buộc một số giám mục Trung Quốc tham dự lễ tấn phong.
Ngoại giao Trung Quốc là một mớ bòng bong
Có lẽ trái với những lời cải chính của chính mình, Trung Quốc đã quyết định rằng họ thực ra không cần quan hệ êm xuôi với nước ngoài. Hoặc có thể là ngành ngoại giao Trung Quốc đang là một mớ hỗn độn. Vị học giả Trung Quốc đưa ra ba giả thuyết khả dĩ :
Giả thuyết thứ nhất là sự gia tăng can thiệp lộn xộn vào chính sách đối ngoại của các cơ quan "phi ngoại giao" và các nhóm lợi ích đặc biệt, từ các tập đoàn dầu hỏa cho đến quân đội, và trong trường hợp liên quan đến Nhật Bản, của các cơ quan hàng hải và thủy sản.
Thế nhưng có lẽ hai giả thuyết kia có nhiều ý nghĩa hơn : tầm quan trọng ngày càng tăng của dư luận Trung Quốc và sự thiếu vắng một nhân vật chính trị cao cấp phụ trách chính sách đối ngoại. Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì không nằm ngay cả trong số 25 thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản, chứ chưa nói đến số 9 thành viên Ủy ban Thường vụ, bộ phận ra quyết định. Không hề có ai để vỗ bàn trong quan hệ đối ngoại. Nước ngoài không mấy quan trọng.
Tuy nhiên, các hành động đe dọa của Trung Quốc thường không hữu hiệu. Cho dù Ấn Độ chẳng hạn, đã không chịu khấu đầu trong vụ nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vẫn tiến hành chuyến công du đã dự kiến.
Và Bắc Kinh đã xác nhận rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, sẽ viếng thăm Trung Quốc trong năm mới, kết thúc thời kỳ đình chỉ tiếp xúc quân sự cao cấp mà họ đă quyết định vào tháng giêng sau khi Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Người ta cũng không nghe thấy nói gì nhiều về các biện pháp trừng phạt thương mại đối với các công ty Mỹ mà Trung Quốc từng đe dọa vào lúc đó.
Những người họ Lưu được blogger Trung Quốc vinh danh
Trong thực tế, đằng sau tất cả những lời đe dọa và thóa mạ các chính phủ nước ngoài, chính công dân Trung Quốc là người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ở trong nước, hành động chính quyền Trung Quốc cứng rắn y như lời nói của họ. Họ lo sợ phong trào phản đối có tổ chức và ly khai còn hơn là sợ bị bối rối ở nước ngoài. Vợ của ông Lưu Hiểu Ba đã bị biệt giam. Các nhóm bảo vệ nhân quyền nói rằng hàng trăm người đã bị thẩm vấn hoặc bị giam giữ trước lễ trao giải Nobel. Nhiều người đã bị ngăn không cho rời khỏi đất nước, vì sợ rằng họ đến Oslo. Tin tức về buổi lễ đã bị ém nhẹm trên bình diện rộng.
Tuy nhiên, ngay cả tại Trung Quốc, chính quyền không phải lúc nào cũng buộc được mọi điều đi theo chiều hướng của mình. Giới viết blog đã đăng lời ca ngợi "những người mà họ ngưỡng mộ nhất". Tất cả đều mang họ Lưu, và có cuộc sống phản ánh cuộc đời người vừa đoạt giải Nobel Hòa bình : một tuyển thủ bóng bàn, một nữ diễn viên nổi tiếng, một nhà vô địch chạy vượt rào, một ngôi sao ca nhạc pop và Lưu Thiếu Kỳ, một cựu chủ tịch đã bị săn đuổi cho đến chết trong cuộc Cách mạng Văn hóa.
Một bài viết ghi nhận : "Ông đã bị cáo buộc một cách bất công và phải trải qua nhiều năm trong tù". Tác giả bài này, tương tự như tờ Global Times, có cái nhìn về lâu về dài. "Nhưng tôi tin rằng tất cả điều này chỉ là thử thách của lịch sử, bởi vì ông (Lưu Thiếu Kỳ) từng nói rằng, may mắn thay, lịch sử là do nhân dân viết nên." Trừ phi là bị Đảng Cộng sản ngăn chặn.


 -Các cơ quan truyền thông tại Việt Nam khẩu chiến với Trung Quốc VOA
Nguồn Báo chí tại Việt Nam ngày 24/6 tăng cường cuộc khẩu chiến với truyền thông Trung Quốc bằng những bài viết tấn công hiếm thấy được đưa lên trang nhất. Tin của hãng thông tấn Đức DPA cùng ngày cho biết như vừa kể.

Các tờ báo bán chạy hàng đầu như Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động đồng loạt đăng tải các bản tin hàng đầu chỉ trích báo chí Trung Quốc xuyên tạc sự thật, đe dọa nhân dân Việt Nam, và làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng Việt-Trung.

Báo Việt Nam đề cập đến những bài bình luận trong những ngày gần đây trên tờ Global Times của Trung Quốc tố cáo Việt Nam ngày càng gây hấn trong tranh chấp ở Biển Đông và tạo ra một tiền lệ xấu trong khu vực khi mời Hoa Kỳ tham dự vào các cuộc thảo luận về tranh chấp tại khu vực.

Global Times đe dọa nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích Trung Quốc, Bắc Kinh trước tiên sẽ đối phó bằng lực lượng cảnh sát biển và nếu cần sẽ tấn công bằng lực lượng hải quân.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga, ngày 23/6, lên án báo chí Trung Quốc, cụ thể là tờ Global Times, đã khiến cho tình hình căng thẳng giữa hai nước thêm phức tạp.

Nguồn: DPA, VNExpress
-Chinese, Vietnamese media go head-to-head in war of words

Hanoi - Newspapers in Vietnam stepped up a war of words Friday with rare front-page attacks on Chinese media.
Top-selling newspapers - including Tuoi Tre, Thanh Nien and Lao Dong - published lead stories slamming the Chinese media for exacerbating relations between the two neighbours.
One story in Thanh Nien newspaper was headed, 'Chinese press distorting information, threatening Vietnamese people,' and another in Saigon Giai Phong read, 'Chinese newspapers distort truth, intimidate Vietnam.'

The coverage mentioned an editorial in the Chinese daily Global Times, which criticized Vietnam for being 'increasingly aggressive' over territorial claims in the South China Sea.
The article, published Thursday, accused Hanoi of 'setting a bad example' in the region by inviting the United States into discussions over the dispute and 'consenting to a growing nationalistic sentiment among its people.'
'Vietnam has been trapped in an unrealistic belief that as long as the US balances out the South China Sea issue, it can openly challenge China's sovereignty and walk away with huge gains,' said the editorial in the English-language newspaper, which is run by the official Chinese Communist Party newspaper, the People's Daily.
'If Vietnam continue to provoke China in this region, China will first deal with it with maritime police forces and if necessary strike back with naval forces,'it said.
The dispute centres on competing claims over territory in the South China Sea, including the potentially mineral-rich Spratly Islands, which are located near strategic shipping lanes. Tensions escalated in recent weeks after Vietnam accused China of harassing seismic survey ships and fishing boats in the contested area while Beijing alleged that Vietnamese boats had entered its waters illegally and endangered Chinese fishermen.
A spokeswoman for Vietnam's Ministry of Foreign Affairs said Thursday that the Global Times had made the situation between the two countries 'more complicated.'
'By covering wrong information, the Global Times has caused injury to the feelings of the two nations,' she said.
The level of criticism of China is rare in communist Vietnam, where reporting is strictly monitored by the government. Journalists are becoming bolder because the 'level of Chinese aggression recently is unprecedented,' said the deputy editor of one popular newspaper who asked not to be named.
'Vietnamese people in general have been reacting strongly against China's violations, and journalists are no exception,' he said.

 Tin liên quan:“Đừng thách thức Việt Nam”!
-TRUNG QUỐC NHẮC LẠI “CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG” TRONG BỐI CẢNH TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG (The Asia Times)

Trung Quốc: Việt Nam hãy coi chừng đấy, chúng tôi đã nhẫn nhịn lắm rồi…(*)
China runs gauntlet in South China Seas
Jian Junbo và Wu Zhong
The Asia Times






 

Tổng số lượt xem trang