Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Để khỏi bị treo cổ

-Không lãng phí nhân tài
(GDVN) - Ông Lý Quang Diệu đã biết trước xã hội Singapore sẽ hình thành lực lượng đối lập trong chính trị dù đất nước có phát triển và đạt được nhiều thành công.

Ngày 27/1 The Straits Times đưa tin, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đưa ra đề xuất ba điểm cho việc đổi mới chính trị tại nước Cộng hòa Singapore mà theo ông là để cho kịp với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới.
Trong ba điểm chính ấy có nội dung về việc nâng số lượng ghế tối thiểu cho các Nghị sĩ đối lập trong Quốc hội Singapore bởi vì hiện nay số ghế của các lực lượng đối lập giành được quá ít – chỉ có 9 ghế giành được trong cuộc bầu cử hồi tháng 9/2015. Số tối thiểu mà ông Lý Hiển Long đề xuất cho phe đối lập trong các cuộc bầu cử tiếp theo là 12 ghế.
Theo đề xuất mới này, sẽ có những đại diện của phe đối lập không trúng cử vì giành được ít phiếu bầu nhưng sẽ trở thành những Nghị sĩ không đầy đủ, có quyền và nghĩa vụ gần như một Nghị sĩ quốc hội thực thụ.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ảnh: AP.
Tại sao Thủ tướng Lý Hiển Long lại tạo điều kiện cho những người đối lập với mình khẳng định sức mạnh, bởi theo lẽ thường tình thì sức mạnh của họ sẽ là mầm móng đe dọa sự chính quyền của ông và đảng Nhân dân Hành động (PAP) cầm quyền?

Không lãng phí nhân tài
Đề xuất đảm bảo số ghế tối thiểu cho những người đối lập, những người bất đồng chính kiến với chính phủ và đảng Nhân dân Hành động đã được cố Thủ tướng Lý Quang Diệu nêu lên từ nắm 1984 – khi mà đảng PAP chiến thắng tuyệt đối mọi cuộc bầu cử tại đảo quốc Sư tử này, theo The Straits Times.
Dư luận cho rằng ý tưởng này có thể được xem là tầm nhìn “vượt thời đại” của ông Lý Quang Diệu bởi hai lý do. Thứ nhất, ông đã nhìn thấy sự phát triển của xã hội bắt đầu từ bất ổn rồi được định hình trong sự ổn định. Và trong quá trình phát triển ổn định thì những mầm mống của sự bất ổn xã hội lại hình thành. 
Nghĩa là, theo cảm nhận thì ông Lý Quang Diệu đã biết trước xã hội Singapore sẽ hình thành lực lượng đối lập trong chính trị dù đất nước có phát triển và đạt được nhiều thành công như thế nào đi chăng nữa. Bởi lẽ, mọi lợi ích kinh tế mà người dân nhận được sẽ luôn nằm trong sự cảm nhận là họ không công bằng với những người khác.
Từ không công bằng về lợi ích kinh tế sẽ hình thành nên bất bình đẳng về lợi ích chính trị và từ đó sẽ xuất hiện những người đối lập về chính trị, bất đồng về chính kiến. Lực lượng đối lập với chính quyền sẽ hình thành và dần sẽ trở thành một lực lượng tham gia vào đời sống chính trị. Điều đó sẽ hình thành nên sự cạnh tranh chính trị trong các cuộc bầu cử tự do.
Lý do thứ hai, sẽ có rất nhiều người muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho việc xây dựng đất nước nhưng họ không đồng tình với cương lĩnh chính trị của đảng PAP và không đồng ý với chương trình hành động của chính phủ của PAP.
Điều đó gây ra hai hệ quả. Thứ nhất sẽ có nhiều người rất tài năng nhưng không có cơ hội cống hiến vì bất đồng chính kiến với PAP. Hệ quả tiếp theo là khi những trí tuệ tuyệt vời nằm trong những tư tưởng bất đồng mà không được trọng dụng thì nó sẽ hình thành nên những diễn đàn tranh luận bán công khai, những hoạt động có thể gây nên bất ổn xã hội.
Vì vậy cần có một cơ chế, vừa thu hút được nhân tài phục vụ đất nước, vừa có thể triệt tiêu mầm mống gây bất ổn xã hội bởi những tài năng “hợp lòng nhưng không chung ý” với chính quyền.
Tổng thống Singapore Tony Tan, Thủ tướng Lý Hiển Long và các thành viên Nội các, ảnh: The Straits Times.
Cảm nhận của ông Lý Quang Diệu đã đúng khi lực lượng đối lập gần đây đã có những sự gia tăng đáng kể ảnh hưởng và uy tín qua các cuộc bầu cử tại Singapore, nhất là từ khi Thủ tướng Lý Hiển Long nắm quyền.
Người ta cho rằng ông Lý Hiển Long và PAP kém về chiến lược tranh cử nên để mất ghế. Nhưng theo cá nhân người viết, thực tế không phải như vậy và điều này đã được ông Lý Quang Diệu tiên liệu từ trước.
Tuy nhiên, vì mức sống của người dân Singapore khá cao và xã hội khá ổn định nên người ta dành sự ưu ái cho lực lượng đối lập chưa nhiều. Hiện nay, Quốc hội khóa 13 của Cộng hòa Singapore chỉ có 9/89 ghế Nghị sĩ đối lập được bầu.
Với số lượng ít ỏi như vậy, tiếng nói của họ bị hạn chế và sự dân chủ trở thành hình thức. Từ đó sẽ có những người đối lập có tài năng nhưng không có cơ hội thể hiện tài năng của mình, đóng góp cho đất nước.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, những tư tưởng bất đồng sẽ trở nên lợi hại hơn nếu như nó xuất hiện trên mạng xã hội và hình thành nên một lực lượng chống đối bắt đầu từ cộng đồng mạng. Ông Lý Hiển Long đã nhìn thấy nguy cơ ấy nên đã đề xuất giành số ghế tới thiểu là 12/89 ghế cho phe đối lập. 
Nghĩa là nếu phe đối lập giành được ít ghế hơn thì sẽ có những người không đủ số phiều bầu vẫn trở thành những Nghị sĩ không đầy đủ theo cơ chế này. Những người này có quyền lợi và nghĩa vụ gần như Nghị Sĩ Quốc hội được bầu chính thức, chỉ bị hạn chế một số quyền mang tính hiến định dành cho Nghị sĩ thực thụ.
Cùng với 9 Nghị sĩ được chỉ định, Quốc hội luôn đảm bảo sẽ có ít nhất 21 Nghị sĩ quốc hội không phải là thành viên đảng PAP. 
Điều này giúp cho chính quyền đạt được cả hai mục đích là thu hút nhân tài và đảm bảo ổn định xã hội. Bởi lẽ, dân chủ không đã còn là hình thức nữa, nó làm cho phe đối lập thấy họ được trân trọng và họ hy vọng tiếng nói của họ sẽ có giá trị trong cơ quan lập pháp. Bên cạnh đó những người đối lập đã được nhà nước tạo một cơ chế để họ thể hiện quan điểm của mình.
Nghĩa là nếu trước đây nhiều ý kiến của họ có thể chỉ là dư luận thì nay được nhà nước tạo cơ chế để trở thành công luận. Vì vậy, họ sẽ không nêu quan điểm của mình qua những trang mạng xã hội và từ đó sẽ không gây nên làn sóng dư luận bất đồng chính kiến mà chính phủ Singapore không thể kiểm soát. 
Bất ổn xã hội luôn bắt đầu từ dư luận xã hội. Nay dư luận có cơ hội trở thành công luận thì đương nhiên bất ổn xã hội đã được ngăn chặn từ xa. "Quốc hội luôn luôn là nơi thảo luận và quyết định các chính sách quan trọng, nơi quan điểm đối lập sẽ không bao giờ bị gạt ra và Chính phủ sẽ vận dụng những ý tưởng đối lập vào chương trình hành động của mình”, Thủ tướng Lý Hiển Long nói, theo The Straits Times.
Như vậy, đây là một sự tiết kiệm cho tương lai, mà cụ thể là không lãng phí tài năng và không phải sử dụng tài năng vào việc khống chế hay triệt tiêu những tài năng khác vì bất đồng chính kiến – bất bình đẳng trong lợi ích chính trị.
Bảo vệ sự bền vững cho chế độ
Sẽ có người người đặt câu hỏi rằng sự đối lập trong chính trị là nguy cơ làm suy yếu chế độ thì tại sao lại quan niệm đề xuất tăng cường sức mạnh cho phe đối lập tại Cộng hòa Singapore lại là cách thức bảo vệ chế độ được.
Tổng thống Singapore Tony Tan. Ảnh:  The Straits Times.
Tuy nhiên, theo người viết thì bản chất sự việc không hẳn như vậy. Thứ nhất, chế độ chính trị là một thể chế mà biểu hiện thực thể đặc trưng của nó là nhà nước và các tổ chức chính trị khác hình thành nên hệ thống chính trị. Như vậy theo nguyên lý biện chứng, nó sẽ là sự thống nhất của hai mặt đối lập và sự thống nhất ấy đảm bảo sự tồn tại của chế độ.
Ông Lý Hiển Long nói: "Chúng ta cần phải có một hệ thống chính trị mà tất cả các đảng phái chính trị phải chiến đấu hết mình, đáp ứng mong đợi của mọi người dân, và giành quyền trở lại trong mỗi cuộc bầu cử".
Thứ hai, việc đề xuất của Thủ tướng Singapore là tận dụng nhân tài và ngăn chặn nguy cơ gây bất ổn xã hội nên từ đó đảm bảo sự bền vững cho chế độ. Đây là một cơ chế bảo vệ rất “mềm” nhưng rất “chặt”. Bởi lẽ người ta “ăn cây nào rào cây đó” – nghĩa là ai, tổ chức nào, chế độ nào tạo điều kiện và đảm bào quyền lợi cho người dân thì đương nhiên họ sẽ bảo vệ.
Chính quyền Singapore tạo điều kiện cho những người đối lập được đảm bảo quyền lợi chính trị thì họ không thể muốn lật đổ chính quyền, còn những tư tưởng, ý kiến không đồng thuận với chính quyền được xem là góp phần vào việc xây dựng chính quyền trong sạch hơn, vững mạnh hơn theo phép biện chứng về hai mặt đối lập.
Và cũng chính trong việc tranh luận với những ý kiến trái chiều mà chính quyền sẽ thẩm định, sàng lọc để đưa ra được những chính sách, những biện pháp quản lý ưu việt hơn, hợp lòng dân hơn. Nghĩa là chính quyền có một sự phản biện trực tiếp tuyệt vời thông qua cơ chế công luận hóa dư luận bất đồng. Chính quyền sẽ tốt hơn với tất cả người dân - Chính quyền sẽ mạnh hơn.
Còn với đảng Nhân dân Hành động cầm quyền thì giữa họ với những đảng phái đối lập sẽ giảm bớt sự khác biệt - mà có thể hình thành nên nhưng cực đoan mâu thuẫn - thông qua cơ chế đối thoại “người nói có người nghe” này.
Đặc biệt, với những người bất đồng chính kiến, khi đã có “người nghe” rồi thì họ không thể nói vô tổ chức, nói không đúng cách – nghĩa là không thể “bạ đâu nói đó”. Chính quyền Singapore có thể dùng biện pháp của sức mạnh nhà nước đối với những người có tư tưởng đối lập, ý kiến bất đồng không thể hiện theo cơ chế nhà nước đã tạo ra cho họ mà qua đó vị thế và vai trò của họ được nâng lên.
Qua việc thực hiện cơ chế Nghị sĩ Quốc hội không đầy đủ tại Singapore, có thể thấy rằng cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, và vây giờ là Thủ tướng Lý Hiển Long đã nghĩ tới việc đảm bảo giá trị của những di sản quý giá mà những người đi trước để lại cho thế hệ mai sau. 
Giá trị của những di sản quý giá đó không chỉ là những thành quả mà nhân dân và đất nước Singapore đã đạt được mà còn là cách thức giữ gìn những thành quả ấy – đó là tạo ra những chính sách “vượt thời gian” để khẳng định chế độ chính trị tại Cộng hòa Singapore hiện nay và mai sau luôn là một chế độ ưu việt của toàn thể nhân dân Singapore và nó sẽ luôn luôn bền vững.
“Không ai có thể dự đoán tương lai hay nói về nhu cầu của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào. Chúng ta xây dựng hệ thống chính trị là để phục vụ cho các thế hệ tương lai được tốt. Và chúng ta có trách nhiệm thường xuyên tái kiểm định, điều chỉnh và cải thiện hệ thống chính trị quốc gia, trong khi vẫn giữ vững những nguyên tắc nền tảng của nó'', Thủ tướng Lý Hiển Long kết luận.








-Để khỏi bị treo cổ

1)- Singapore và viễn kiến của ông Lý
            Viễn kiến, theo nghĩa nôm na là “nhìn xa thấy rộng”. Ấy là nhận định về những người khôn ngoan, thông minh, biết xem xét tình thế trong ngoài, tiên đoán được những gì có thể xảy ra, có lợi hay hại, v.v... không phải chỉ cho cá nhân họ mà cho một số đông người, một cộng đồng, đất nước.
            Những người lãnh đạo, những nhà cách mạng, chính trị có được viễn kiến thì rất có lợi cho bản thân họ, đảng phái hay toàn bộ đất nước, dân tộc, v.v...
            Nhìn chung, nếu họ có viễn kiến, chuẩn bị, sắp đặt cho con đường đi tới của dân tộc thì họ nhông những là một thiên tài, mà còn là bậc cứu tinh...

            Những nhà độc tài, tham lam, ích kỷ... không thể là người có viễn kiến, vì cái tham, cái ích kỷ che mờ cái nhìn của họ, kết quả không những họ bị mạng vong mà đất nước cũng rơi vào rối loạn, xáo trộn, bất hạnh...
            Trong ý nghĩa đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông Lý Quang Diệu, ông Gorbachov là những người có viễn kiến.
           
            Trong bài “Tây Tạng: tự thiêu và cuộc đấu tranh mới” tác giả có nhận định về đường lối đấu tranh trung dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ khi Ngài rời khỏi Tây Tạng năm 1959. Đường lối đó không dem lại kết quả mong muốn, không đánh đuổi Tầu cộng khỏi Tây Tạng, mà sự đàn áp càng ngày càng khốc liệt hơn, chính sách đồng hóa của Trung cộng ngày càng mãnh liệt hơn. Mới đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố Ngài sẽ từ bỏ vai trò chính trị, nhường chức vị thủ tướng cho một người trẻ hơn.
            Thành phẩn trẻ trong cộng đồng người Tây Tạng tỵ nạn có khuynh hướng đấu tranh tích cực hơn, nếu chưa muốn nói là sẽ bạo động, quyết liệt hơn chứ không còn tính trung dung như Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trương.
            Việc Ngài rút lui khỏi vai trò chính trị là một viễn kiến. Có lẽ Ngài thấy được khuynh hướng chính trị thế giới ngày nay, không phải cho một quốc gia nào, vùng nào mà cho toàn bộ thế giới, bắt nguồn từ trong sự tiến bộ của nhân loại từ hàng trăm năm nay mà tác giả sẽ trình bày ở phần sau.

            Cũng trong viễn tượng đó, ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore tuyên bố rời khỏi chính trường hôm giữa tháng năm - 2011. Lý do là “nhường chỗ cho thế hệ trẻ”
            Thế tạo sao trước kia ông chưa nhường?
            Vậy thì khi ông còn trẻ, còn cầm quyền được, thế hệ trẻ... chưa có?
            Tác giả có vài nhận xét về ông Lý, xin trình bày:
            Có vài điểm mốc trong cuộc đời ông Lý Quang Diệu nó cho ta thấy con người ông Lý Quang Diệu là người như thế nào!

a)- Singapore, sao cho bền vững?!
             Dĩ nhiên, Lý Quang Diệu là người Tầu, hay nói đúng hơn là người Singapore gốc Tầu. Điểm nấy rất quan trọng, có thể lấy trường hợp những người gốc Tầu ở vài xứ khác mà hiểu ông cựu thủ tướng họ Lý nầy.

            Ví dụ người Đài Loan.
Từ trước thế giới Chiến tranh Thứ hai, Nhật chiếm đóng Đài Loan. Sau khi đầu hàng Đồng Minh, Nhựt tuyên bố trả lại Đài Loan cho Tầu thì người Đài Loan mừng lắm. Nhưng khi Tầu Cộng đòi sát nhập Đài Loan với lục địa, coi như Đài Loan là một tỉnh của Trung Cộng thì dân Đài Loan sợ xanh máu mặt. Gặp vài người Đài Loan, nếu chúng ta hỏi họ có phải là người Chinese không thì họ nói không. Họ nói họ là người Taiwanese! (người Đài Loan)
Người Tầu Hồng Kông cũng vậy. Vài ba năm trước năm 1997 là năm Anh trả Hồng Kông lại cho Tầu thì người Hồng Kông rục rịch muốn bỏ Hồng Kông mà đi! Họ sợ người Tầu lục địa đấy! Huống chi Singapore nguyên thủy chỉ là một thành phố nhỏ, nằm ở cuối bán đảo Mã Lai, mọi tài nguyên đều không có.
            Vậy thì chúng ta có thể hiểu ông Lý Quang Diệu không muốn Singapore của ông trở thành một tỉnh của Tầu trong khi Tầu thì mót việc ấy lắm. Nếu Singapore trở thành lãnh thổ của Tầu thì coi như Tầu kiểm soát được eo biển Malacca, tầu bè các nước trên thế giới qua lại eo biển nầy thì coi như “chết” với Tầu.
            Để bảo vệ  nền độc lập của mình, năm 1961, Lý Quang Diệu đưa Singapore tham gia “Liên bang Đại Mã Lai Á”, gồm Mã Lai, Singapore, Sabah, Sarawak và Brunei. Vì không thể giải quyết được những mâu thuẫn trong nội bộ liên bang, nhất là với Mã Lai, nên năm 1965, Lý Quang Diệu phải rút Singapore ra khỏi liên bang này.
            An ninh là nỗi lo lắng lớn nhứt của ông Lý Quang Diệu đối với “quốc gia thành phố” của ông. Quốc gia của ông không có nước ngọt, sống nhờ vào nguồn nước ngọt từ Mã Lai chuyển qua bằng đường ống. Tài nguyên cũng không. Diện tích nhỏ hẹp. Dân số ít. Quân đội yếu... Làm sao nó có thể tồn tại với độc lập là chính yếu, không sống dựa vào một “đại ca” nào hết, nhứt là trước  Tầu cộng, đang cành ngày càng mạnh, sau khi Mao cai trị lục địa.
Lý Quang Diệu khôn khéo xoay xở bằng nhiều cách: Núp dưới chiếc dù Liên Phòng Đông Nam Á, Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á (Asean), Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường ((Five-Powers Defense Agreement, FPDA), gia nhập Liên Hợp Quốc, v.v...
            Ngày nay, có lẽ nỗi lo sợ của Lý Quang Diệu về Singapore đối với người Tầu không còn bao lăm!

b)- Phát triển kinh tế Singapore       
            Giành được độc lập, rồi tách khỏi “liên bang”, có nghĩa Singapore gặp nhiều khó khăn kinh tế, ít nhất, Singapore mất thị trường liên bang.
            Trao trả độc lập cho Singapore và Mã Lai, quân đội Anh phải rút về nước. Việc ấy làm cho số người phục vụ cho quân đội Anh bị mất việc.
            Tuy nhiên, vốn thông minh và giỏi thương mại, ông xử dụng ngay các doanh trại quân đội, các phương tiện sửa chữa tầu bè của quân đội Anh để lại vào mục đích dân sự. Trong chương trình công nghiệp hóa  Singapore, Lý Quang Diệu biến Singapore thành một khu vực được gọi là “duty not paid”, biến Singpore thành một “kho hàng” cho vùng Đông Nam Á, hàng hóa có thể dùng Singapore như một trạm chuyển tiếp, khỏi phải trả thuế, nhưng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân ở đây!
            Lý Quang Diệu còn thực hiện nhiều chương trình kinh tế khác nữa, làm cho đời sống dân chúng Singapore ngày càng cao hơn, tốt đẹp hơn, tác giả không cần phải nói thêm.

c)- Độc tài, gia trưởng, cha truyền con nối
            Trong quá trình tiến lên cầm quyền và cai trị, Lý Quang Diệu lần hồi loại trừ các đối thủ chính trị. Cũng phải nhận rằng, về chính trị, ông có nhiều thủ đoạn. Sau khi cùng với các “đồng chí” thành lập đảng “Nhân dân Hành động”, ông liên kết với các tổ chức nghiệp đoàn có khuynh hướng thiên Cộng. Sau đó, ông loại trừ đối thủ ở các đảng khác, tấn công các lãnh tụ nghiệp đoàn thân Cọng, khiến những người nầy lưu vong sang Anh. Bấy giờ, ông nắm hết quyền hành, phát triển đất nước về mọi mặt, được sự kính trọng và yêu mến vô cùng của dân chúng Singapore.
            Trong ý nghĩa đó, Lý Quang Diệu chứng tỏ được cho mọi người thấy, dù độc đảng, độc tài, cũng có thể phát triển đất nước giàu mạnh được.
            Chính vì điểm nầy mà cố thủ tướng Võ Văn Kiệt vận động mời ông Lý làm cố vấn cho chính phủ Cộng Sản Hà Nội, để Dziệt Cộng đi theo con đường độc đảng và phát triển đất nước của ông Lý. Cộng sản Việt Nam không biết rằng, “nước cờ” của ông Lý chỉ có thể thực hiện ở thời kỳ đầu của hậu bán thế kỷ 20, nay nó không còn ứng dụng được nữa. Thời thế đã đổi thay.
            Cũng trong thời kỳ đó, tâm lý ông Lý chưa thoát ra khỏi tính chất phong kiến xã hội Tầu mà nguồn gốc tổ tiên ông từ đó di cư tới. Trong nền chính trị Singapore mấy chục năm qua, dù khi ông cầm quyền hay khi rút lui làm “bộ trưởng”, dù ông vẫn kính trọng người cộng sự cũ của ông là ông Ngô Tắc Đống nay đã làm thủ tướng, người ta nghĩ ông Lý như một gia trưởng, cắt đặt mọi công việc, hoặc ít ra cũng là một thái thượng hoàng. Dù yêu mến, kính trọng và cám ơn ông ta đã có công xây dựng đất nước Singapore, thì dân chúng, nhứt là với giới trẻ, vẫn không ưa hành động cha truyền con nối, khi ông sắp đặt mọi sự để ông Lý Hiền Long sẽ nối ngôi ông Ngô Tắc Đống khi ông Đống rời ghế thủ tướng (2004).

            d)- Một con người, hai văn hóa!
            Con người ông Lý pha hợp giữ hai nền văn hóa khác biệt nhau. Một là văn hóa truyền thống của người Tầu, khi rời xa đất nước, họ vẫn mang theo trong hành trang của kẻ lưu dân. Văn hóa ấy, hiển hiện rõ nét trong các hành động chính trị gia trưởng và truyền ngôi như đã nói ở trên.
Nhưng ông Lý đã từng theo học đại học Fitzwilliam, đại học Cambridge tại Anh Quốc, và trong một thời gian ngắn, theo học tại đại học Kinh tế Luân Đôn.
Hậu quả việc theo học ở Anh, cũng như tiếp xúc với văn hoa Tây phương, ông hiểu rõ những giá trị về Tự do, Dân chủ của nó. Thành ra, ông Lý không có cái nhìn cứng nhắc, cố chấp và “cận thị” như các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam và Tầu cộng.
Cuộc bầu cử Quốc hội Singapore ngày 07/05, qua đó đảng Nhân Dân Hành Động tuy vẫn chiến thắng, nhưng kể từ 50 năm qua, chưa bao giờ gặt hái một kết quả tồi tệ như vậy.
Chính nhờ viễn kiến mà ông Lý và các lãnh đạo trong đảng Nhân dân Hành động thấy trước con đường dân chúng Singapore phải đi cho phù hợp với “Ngọn trào Tự do Dân chủ” thế giới.
            Ban đầu, trước bầu cử, ông Lý đã đe doạ những cử tri bỏ phiếu cho phe đối lập. Lời đe dọa đó làm cho một số không nhỏ dân chúng bất bình, bực tức đối với chính quyền.
            Thay vì sợ và nghe lời ông Lý, một số không ít dân chúng bỏ phiếu cho phe đố lập. Lần đầu tiên từ 50 năm nay, người Singapore đã dám chỉ trích công khai, - phần nhiềuqua Internet, vị “Bộ trưởng Cố vấn” vốn rất được dân chúng kính trọng. Ông dã trở thành sự phiền hà cho chế độ Singapore cũng như đối với đảng cầm quyền mà ông đã sáng lập.

Đối với kết quả bầu cử, thủ tướng Lý Hiền Long thẳng thắn “ghi nhận đó như là lời cảnh cáo của dân chúng”, đồng thời xác định rằng chính trường Singapore đã chuyển qua “một khúc quanh mới mà đảng cầm quyền phải thích nghi”.
Theo thông tín viên Carrie Nooten tại Singapore, với quyết định rời khỏi chính quyền, rõ ràng ông Lý Quang Diệu và giới lãnh đạo đảng của ông đã biết lắng nghe tiếng nói của người dân và thích nghi với bước chuyển biến mới:
Đây là một biểu tượng rất mạnh. Khi rời chính quyền mà ông vẫn liên tục tham gia từ 52 năm nay, với lý do là nhường chỗ lại cho những người trẻ, ông Lý Quang Diệu đã đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong đời sống chính trị của đảo quốc.
Khó mà biết được rằng đây có phải đây là quyết định của chính ông hay không, nhưng dẫu sao thì sự kiện đó đã cho người dân Singapore cảm tưởng là chính quyền biết lắng nghe lời phản đối của họ qua cuộc bầu cử tuần vừa qua và tại Singapore, chế độ dân chủ bắt đầu có dấu hiệu vận hành tốt.
Công trạng Lý Quang Diệu: vừa phát triển đất nước, vừa chống Cọng Sản, đặc biệt là Tầu Cộng.

2)- Sự phát triển của các phong trào Tự Do Dân chủ Tây phương nhờ những tiến bộ về tư tưởng và khoa học           
a)- Cách mạng Hoa Lài và ngọn trào dân chủ Singapore.
            Tuy ông Lý gọi là “nhường bước cho thế hệ trẻ” nhưng rõ ràng đây là cơn chấn động chính trị trong những ngày qua được mệnh danh là “sự chuyển biến Hoa Lan”, phản ảnh cuộc Cách mạng Hoa Lài, vì người ta nghĩ rằng người Singapore sẽ không xuống đường biểu tình. Không xuống đường biểu tình không có nghĩa là không chống đối, là không đi theo “Ngọn triều Tự do Dân chủ” đang dâng lên ở Trung Đông và Bắc Phi.
            Cuộc cách mạng ở Trung Đông và Bắc Phi, bây giờ được báo chí quốc tế gọi là “Mùa Xuân Ả Rập”, có nguồn gốc sâu xa, không đơn giản chỉ là “sự kiện ở địa phương” mà có thể từ trong trào lưu tiến bộ, con đường đi tới Tự Do, Dân Chủ của nhân loại, bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước, và còn đi tới nữa, trên con đường đi tới tương lai.

            b)- Nhân loại đang đi tới
            Tôi khó quên lời nhà văn Đình Ngân (Lê Đình Ngân, tác giả tập truyện ngắn “Phong Lan” trước 1945), là người dạy Việt Văn cho tôi năm tôi học lớp Đệ Lục (1951-52)
            Bấy giờ, ở Mỹ người ta ngưỡng mộ J. Krishnamurti, gọi ông là Phật sống. (1) Thầy giáo Việt Văn nói chuyện ấy với chúng tôi, trong khi chúng tôi chẳng có chút trình độ nào về Phật pháp. Tuy nhiên, kết thúc buổi nói chuyện với bọn học trò chúng tôi đến thăm thầy hôm đó, nhà văn Đình Ngân nói: “Nền văn minh nhân loại đang vận hành vòng quanh thế giới. Nó phát xuất từ vùng Lưỡng Hà, phát triển khắp vùng Địa Trung Hải, rồi qua Châu Âu, tỏa sáng khắp vùng nầy, bây giờ nó đang phát triển ở Mỹ. Trong tương nó sẽ đi vòng qua châu Phi. Sau khi hoàn thành sứ mạng ở đó, hy vọng nhân loại sẽ hiểu nhau hơn và sống trong hòa bình, hợp tác với nhau.
            Tôi không rõ đó là tư tưởng thầy giáo Việt Văn của tôi hay ông đọc đâu đó trên sách báo Âu Mỹ, nhưng nó tạo nên một niềm hy vọng trong tâm hồn chúng tôi, những đứa trẻ đang oán ghét chiến tranh, khi ấy nước Việt Nam đang chìm đắm trong lửa đạn, và mấy năm học hè ở trường Théresa với chị Cần, hiệu trưởng, mỗi ngày chúng tôi vẫn cầu kinh, vẫn hát “Mẹ ơi đoái thương cho nước Việt Nam, Trời u ám chiến tranh điêu tàn. Mẹ hãy giơ tay ban phút bình an. Cho VN qua phút điêu linh.” Lời cầu nguyện đó, ngày trước, đã không thấy gì mà cho đến bây giờ, cũng chẳng thấy gì cho dân tộc Việt Nam khốn khổ nầy.
            Mấy năm sau, lớn hơn và học lên những lớp cao hơn, khi học về Zadiq của Voltaire, về Contrat Social của Jean-Jacques Rousseau, về Montesquieu, về Diderot... tôi vẫn thường đến thăm thầy giáo Việt Văn cũ, người phát hiện khả năng và khuyến khích tôi viết văn, tôi trình bày với thầy về những điều tôi chưa biết rõ.
            Về các tác giả nói trên, tôi được biết thêm rằng cuộc cách mạng tư tưởng và phát triển của nó trong văn học Pháp đã cởi bỏ những xiềng xích của các chế độ chính trị thần quyền ở Châu Âu, làm cho khoa học phát triển, phục hưng và củng cố tinh thần bảo vệ và tôn trọng Tự Do và Dân chủ, làm kim chỉ nam cho các cuộc cách mạng dân chủ, dân quyền Âu Mỹ, giải phóng phần phía Tây của Châu Âu và Bắc Mỹ.
Gần cuối thế kỷ 20, tinh thần của “Cao trào tự do dân chủ Âu Mỹ” đó đã đánh sập các chế độ Cộng sản trên thế giới, mở ra một thời kỳ mới của nhân loại.
            Tôi không mấy khi quên niềm hy vọng về sự tươi sáng cho tương lai nhân loại, và cũng lắm lúc, tôi thấy nhiều vết u ám hiện ra trong tương lai đó.
            Chúng ta sinh ra trong một thời kỳ nhân loại có nhiều biến chuyển vĩ đại, chẳng hạn như việc sụp đổ bức tường Bá Linh. Mấy ai được sung sướng như chúng ta, bỗng một hôm nghe tin bức tường phân cách thế giới làm hai ấy bị đập tan, và tiếp theo là làn sóng đỏ thô bạo rút ra khỏi gần một nửa quả địa cầu.
            Sau biến cố 911, không những chúng ta thấy đau đớn vì việc gần ba ngàn người vô tội bị giết ở Nữu Ước, mà chúng ta còn buồn phiền vì sự cuồng tín và tàn ác của một số người theo đạo Hồi.
Trong mối thù hận kéo dài từ những cuộc Thập Tự Chinh, người Hồi giáo cuồng tín không ngại khi làm cho máu của nhân loại chảy thành sông. Sự cuồng nhiệt và hận thù của người Hồi cực đoan, mà tiêu biểu là al Qeda, liệu rồi nó có làm nhân loại không còn một chút gì gọi là nhân đạo nữa để có một cuộc sống yên bình hay sao?
           
3)- Tình hình các nước Ả Rập trước các biến chuyển trọng đại
            a)- Hồi giáo và người Ả Rập
Các dân tộc Ả Rập đã có một nền văn minh sớm và cao trong lịch sử loài người.
Tuy nhiên, Dân tộc Ả Rập và Hồi giáo, trong nhiều cách nhìn là hai nhân tố khác nhau. Dân tộc các nước Ả Rập xuất hiện ở Trung Đông và vùng Bắc Phi từ rất lâu và họ có một nền văn minh sớm nhứt của nhân loại. Đó là Văn Minh Lưỡng Hà, xuất hiện cách đây hơn 5 ngàn năm, ở chỗ lưu vực hai con sông Tigres và sông Euphrates gặp nhau, trước khi đổ ra vịnh Ba Tư.
            Dấu tích của nền văn minh Lưỡng Hà là vườn treo Babylon, một trong 7 kỳ quan của nhân loại, tháp Babê, và chuyện cổ tích “Một ngàn lẻ một đêm”. Văn tự của người Ả Rập cũng xuất hiện vào thời kỳ đó.
            Văn minh Hồi giáo chỉ là tiếp nối văn minh Ả Rập, dấu tích của nó là  đền Taj Mahal và các nhà thờ Hồi Giáo, dinh thự nổi tiếng đẹp đẽ và hùng vĩ. Người Hồi cũng học hỏi văn minh Hy La và văn minh của những quốc gia, dân tộc mà họ cai trị, để làm phong phú thêm Văn minh Hồi giáo.
            Khi đạo Hồi phát triển và thống trị khắp vùng nầy thì tiếng Ả Rập đã tiêu diệt các ngôn ngữ khác và trở thành ngôn ngữ chung cho toàn vùng.
            Ai Cập là một quốc gia đặc sắc của vùng nầy, cũng có một nền văn minh rất sớm. Vào thế kỷ  thứ 7, đạo Hồi đã chinh phục đất nước nầy. Ai Cập bị Hồi giáo hóa và nhường cái bản sắc của dân tộc cho đạo Hồi.
             
            Đối chiếu với các nền văn minh khác như nông nghiệp, công nghiệp thì văn minh Hồi giáo là nền “Văn minh Chăn nuôi”. Thổ địa Trung Đông, Bắc Phi là vùng sa mạc, đất đai khô cằn, chỉ thích hợp cho việc chăn nuôi, đặc biệt là dê, cừu, bò. Lương thực chính yếu là thịt và sữa. Nói theo cách của giáo sư Lê Văn Siêu, đó là nền “Văn minh Ăn Thịt”, khác với các dân tộc Á Đông, thuộc nền “Văn minh Ăn Rau”. (2) Cũng theo giáo sư Lê Văn Siêu, con người trong xã  hội “Văn minh Ăn Thịt” nhiều dục vọng hơn con người trong xã hội “Văn minh Ăn Rau”.
Đạo Hồi do ông Muhammad một thương gia giàu có sáng lập ra tại La Meque trong bán đảo Ả Rập Sé-Út (Saudi Arabia), sinh ra khoảng năm 570 hay 571 gì đó, và mất năm 632.
            Ông tự cho là người nhận được thông điệp từ thượng đế, sáng lập ra Hồi giáo. Đạo Hồi bành trướng rất nhanh và khắp vùng, từ Tây Ban Nha tới Trung Á. Ông  không chỉ là nhà  sáng lập, rao giảng đạo mà còn  là  1 chiến sĩ và là một nhà  cai trị .
            Đạo Hồi là một tôn giáo lớn, chủ trương tôn trọng phẩm giá con người, thương yêu và giúp đỡ người nghèo khó, dạy người khác chủng tộc sống chung với nhau như huynh đệ và khoan dung với người khác tôn giáo. Tuy nhiên, giống như các tôn giáo khác ở khu vực Địa Trung Hải, Hồi giáo đã trải qua nhiều giai đoạn cạnh tranh và chống đối lẫn nhau, mà tín đồ Hồi giáo nhìn người dị giáo bằng hận thù và bạo lực.
            Ngoài ra, tôn giáo và chủng tộc trở thành những mâu thuẫn đưa tới việc tàn sát lẫn nhau. Chẳng hạn cuộc chiến tranh giữa I-Ran và I-Rak hồi thập niên 1980. Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng: Với Saddam Hussein thì “người Ả Rập đã chiến thắng dân tộc Ba-Tư”. Dưới con mắt của giáo chủ Ayatollah Khomeini thì “Người Hồi giáo đã chiến thắng kẻ vô đạo.”
            Đạo Hồi buộc sự trung thành là chính. Đó là bản sắc chính yếu của đạo Hồi.
Hồi giáo, ngay từ khi hình thành đã có xung khắc với các tôn giáo khác, bởi tính cách bất khoan dung về độc thần như Ky Tô giáo, Do Thái giáo. Hồi giáo thường hay đề cập đến những người đối nghịch, một là vì dị giáo, hai là về sự phân biệt quốc gia, và gọi chung những kẻ đối nghịch đó là kẻ “vô đạo”.
            Đạo Hồi cũng là nền tảng của đế quốc Ottoman
            Sắc tộc chính của đế quốc Ottoman là người Thổ Nhĩ Kỳ (cũng có khi người ta gọi là đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ). Dân tộc thuộc lãnh thổ Ottoman chính yếu theo đạo Hồi. Đế quốc nầy bắt đầu hình thành năm 1299 và hoàn toàn sụp đổ năm 1923. Thời kỳ hùng mạnh nhứt của nó là vào các thế kỷ 16, 17. Lãnh thổ của đế quốc gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, phần lớn Bắc Phi và đông nam Châu Âu.
Vào năm  1918, đế quốc  Ottoman, là đế quốc cuối cùng của các đế quốc Hồi giáo hùng mạnh bị đánh bại. Bin Laden thường nhắc đến mối thù 70 là tính từ điểm mốc nầy. (1918)
Tham vọng của những nhà lãnh đạo Hồi giáo là một thế giới Hồi giáo. Theo hầu hết các bản kinh Koran (có 6 bản kinh Koran khác nhau), đạo Hồi dính liền với việc xử dụng quyền lực chính trị và quân sự. Nói nôm na là thần quyền thay cho thế quyền. Giáo chủ vừa là người lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo chính trị và tổng tư lệnh quân sự. Sự mâu thuẫn quyền lực vừa mới xảy ra ở I-Ran giữa tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và giáo chủ Ali Khamenei là một thí dụ.
Khi đạo Hồi hình thành, đất nước và dân tộc Ả Rập đều dưới quyền cai trị của một người. Ngay cả khi đế quốc nầy tan rã, trở thành nhiều nước khác nhau, thì hình ảnh một quốc gia, một chính thể, một tôn giáo vẫn là cái ước vọng trong cộng đồng Hồi giáo ở nhiều nước, từ quốc gia trở thành đế quốc, và việc kế nghiệp mang tính “tiên tri”. Trong tình trạng các cộng đồng người Ả Rập hiện nay ở Trung  Đông và  Bắc phi, thì việc trở thành một đế quốc nặng tính tôn giáo, như đế quốc Ottoman là điều mong muốn của nhiều người.
            Bắt rễ từ mặc cảm thua trận và bị đàn áp, giết chóc từ những cuộc Thập Tự Chinh, từ sau khi Ottoman tan rã, cái cảm nghĩ bị lăng nhục, bị bóc lột càng ngày càng mạnh trong cộng đồng người Ả Rập Hồi giáo, trong khi họ vẫn tự hào cho rằng mình là những con người duy nhất gìn giữ chân lý của thượng đế, được thượng đế trao cho nhiệm vụ mang chân lý Hồi giáo đến những người “vô đạo”, là những người không phải tín đồ đạo Hồi.
            Kể từ khi có những cuộc cách mạng khoa học, mà dầu lửa là nhu cầu cần thiết, là máu huyết nền kinh tế hiện nay của thế giới, nhất là sau thế giới chiến tranh thứ hai,  những kẻ “vô đạo” nầy, qua trung gian những phần tử “phản đạo” – là những nhà cai trị ở địa phương -, đã bóc lột hết tài nguyên của người Hồi. Đất đai phần lớn là sa mạc, không trồng trọt được, trong khi dầu lửa dưới lòng đất thì bị đế quốc tư bản lấy hết, khiến người Ả Rập sống trong cảnh nghèo đói, đẩy họ càng ngày càng xa rời với chân lý Hồi giáo.
            Hơn thế nữa, giáo lý Hồi giáo rất dễ bị các giáo chủ, các ông đạo hay những nhà lãnh đạo chính trị cực đoan khai thác để chống lại Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo.
            Trong nghệ thuật lãnh đạo, khích động lòng hận thù, căm ghét kẻ đối địch là một phương sách để dễ lôi cuốn quần chúng nghe theo và ủng hộ. (Những người có kinh nghiệm chống cọng biết rõ sự kiện nầy)
            Tình hình Trung Đông và Bắc Phi hậu bán thế kỷ 20 chứng minh điều ấy. Khi những người cực đoan nắm được giáo quyền hay chính quyền đều lấy mục đích tấn công Âu Mỹ  để khích động tinh thần dân chúng Ả Rập, tạo nên những cuộc chiến tranh mà họ gọi là “Thánh chiến” (Jihad)
Khi những người Hồi giáo cực đoan chủ trương chống lại những kẻ, thứ nhứt là, không phải tín đồ Hồi giáo, mà lại theo Ky Tô giáo (thờ chúa Giê Su, không cần thống thuộc giáo hội La Mã hay không), thứ hai là bóc lột tài nguyên các xứ Ả Rập (là dầu hỏa, rất quí báu nên được gọi là “vàng đen”) mà đứng đầu là các đại công ty dầu lửa của Mỹ, thì các lãnh tụ tôn giáo hay lãnh tụ chính trị cực đoan thù hận nước Mỹ thì điều đó không còn lạ lùng gì nữa.
Hơn thế nữa, Mỹ là quốc gia giàu mạnh nhứt thế giới, thì với người Hồi giáo cực đoan, Mỹ là tên “đầu sỏ trong thế giới của những kẻ vô đạo”.
            Thành phố La Mecque (Mecca) ở Ả Rập Xê Út ( Saudi Arabia) là “thánh địa”  của người Hồi giáo đã bị Mỹ “cai trị” qua trung gian những tên “phản đạo” ở thủ đô Ryadh. “Mỹ chiếm cứ Arabia, phần đất  đai linh thiêng của người Hồi giáo, chiếm đọat tài nguyên, khống chế các nhà  cầm quyền, lăng nhục người Ả Rập, uy hiếp các nước chung quanh, lập căn cứ quân sự, hiếp đáp người Hồi giáo ở các nước lân  cận, bênh vực và bảo vệ cho nước Do Thái, v.v... Những điều ấy, đủ để kết án  “trọng tội” cho nước Mỹ.
            Ở bin Laden, người ta thấy rõ lòng ghét bỏ và thù hận người Mỹ, nước Mỹ hơn bất cứ ở người Hồi giáo cực đoan nào khác.
            Khi Hoa Kỳ và đồng minh (thực tế là Mỹ) đem quân giúp Koweit đánh đuổi quân đội I-Răk của Saddam Hussein ra hỏi xứ nầy, bin Laden yêu cầu các ông hoàng cầm quyền ở Ryadh không cho Mỹ mượn đất lập căn cứ ở nước Ả Rập, là “vùng đất thánh” để đánh Saddam Hussein. Đề nghị của bin Laden không được các nhà lãnh đạo ở Ryadh nghe theo khiến bin Laden thù hận Mỹ từ đó. Về sau, bin Laden qua Afghanistan để thực hiện mưu đồ đánh phá Hoa Kỳ.
Cuộc khủng bố  911,  ở một mức độ nào đó, là mở đầu cuộc xung đột bằng vũ lực của bọn Hồi giáo cực đoan đối với văn minh  Tây Phương. 
Đó là một cuộc chiến tranh mới, giữa một tổ chức nhỏ,  có thể tấn công một cường quốc. “Các nhà  chiến lược Hoa Kỳ gọi là “cuộc chiến bất cân xứng” nhưng vô cùng nguy hiểm, kẻ thù vô hình, nhưng ở đâu cũng có thể có, lúc nào cũng có thể xuất hiện, khó ngàn lần hơn chiến tranh qui ước là sở trường của Mỹ.”
           
b)- Ý nghĩa cách mạng Hoa Lài (Mùa Xuân Ả Rập)
Những cuộc cách mạng mới đang nổi lên và đang tạo nên một mùa xuân mới mà mới đây báo chí quốc tế gọi là “Mùa Xuân Ả Rập ”.
Nhân loại đã trải qua nhiều mùa xuân thật cũng có, “dổm” cũng có. Jean Lacouture, nhà văn Pháp nói rằng “Chủ nghĩa Cộng Sản là mùa xuân của nhân loại”. “Mùa xuân Cọng sản” hiện nay đang thoi thóp ở Tầu, ở Hà Nội, ở Cuba, ở Bắc Hàn, nơi càng ngày càng có nhiều “khố rách áo ôm”, hoặc “quốc gia bị gậy” như Bắc Triều Tiên.
Vậy thì trong tương lại, “Mùa Xuân Ả Rập” sẽ như thế nào đây? Nó sẽ tiêu ma như “Chủ nghĩa Cộng san là mù xuân của nhân loại” hay sẽ khá hơn?
“Mùa xuân chủ nghĩa cộng sản” là một cuộc cách mạng. Cuộc nổi dậy của nhân dân Mỹ chống lại ách cai trị của người Anh là một cuộc cách mạng. Sử gọi là cuộc “Cách mạng Mỹ”. Cuộc nổi dậy của dân chúng Pháp năm 1789 để lật đổ ngai vàng của Louis 14 là một cuộc cách mạng, sử thường gọi là “Cách mạng tư sản dân quyền.”
Cuộc cách mạng nào hữu ích và tồn tại, và có tiếng thơm trong lịch sử? Cuộc cách mạng nào là vết đen của nhân loại?
Điều đó dễ hiểu. Cách mạng Pháp 1789, cách mạng Mỹ 1776 là những cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền thì nó sẽ vang danh, là vẽ tươi sáng trong lịch sử loài người. Cách mạng nào làm ngược lại, sẽ mang tiếng xấu ngàn năm.
“Mùa Xuân Ả Rập” là cuộc cách mạng đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho dân chúng ở các vùng nầy. Cuộc cách mạng ấy, dù nhanh, dù chậm, thậm chí vài khi thoái trào, thì cuối cùng nó sẽ thắng. Nhân loại không còn con đường nào khác, ngoài con đường đi tới tương lại tươi sáng của loài người.   

4)- Vai trò nước Mỹ
a)- Với hai trận Thế giới Chiến tranh:
Mỹ nổi tiếng là một quốc gia giàu mạnh từ thế kỷ 19, nhưng mãi đến thế kỷ 20 Mỹ trở thành quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều khó khăn của thế giới.
Vai trò của Mỹ trong hai cuộc thế giới chiến tranh chẳng hạn. Thế giới chiến tranh thứ nhứt kéo dài 4 năm  (1914-1918). Ba năm đầu các nước châu Âu đánh nhau dữ dội, bất phân thắng bại, không ai biết được kh nào cuộc chiến sẽ chấm dứt. Năm 1917, Mỹ tham chiến, đứng về phe đồng minh. Chỉ một năm sau, chiến tranh chấm dứt. Thế giới thở ra, khỏe khoắn, lo phục hồi đất nước. Mỹ co lại bên kia Đại Tây Dương, với chủ trương bất can thiệp vào châu Âu, theo chủ nghĩa Monroe.
Chính vì thái độ nầy của Mỹ, hai mươi năm sau, thế giới chiến tranh thứ hai (1939-45) lại xảy ra. Ban đầu Mỹ cũng không can dự. Hai năm sau ngày khởi chiến, ngày 7 tháng 17 nam 1941, Nhựt đánh úp Mỹ ở Trân Châu Cảng (Pearl harbor), buộc Mỹ tham chiến. Bốn năm sau chiến tranh chấm dứt, sau khi Mỹ đã hy sinh nửa triệu binh lính, trên cả hai chiến trường Châu Âu và Châu Á.
Cũng chưa hết, sau khi chiến tranh chấm dứt, Mỹ thi hành “kế hoạch Marshall” giúp các nước Châu Âu bị chiến tranh tàn phá phục hồi đất nước. Bên Châu Á, Mỹ trả độc lập cho Phi Luật Tân năm 1947, và giúp Nhựt tái xây dựng đất nước họ. Nhờ đó, Nhựt trở thành một đại cường kinh tế.

            b)- Giải thể thế giới cộng sản:
Ngay sau khi chiến tranh thế giới chiến tranh thứ hai chấm dứt, Mỹ đóng vai trò hàng đầu trong các nước tư bản, đương đầu với cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Tự do và Cộng Sản. Mãi đến năm 1991, khối Cộng Sản, đứng đầu là Liên Xô, thất bại và tan rã. (Về sự đóng góp của cá nhân, xin đọc bài “Holly Alliance” - tg dịch và đã đăng trên vài Web-site -, độc giả thấy đó là công đầu của tổng thống My Ronald Reagan và giáo hoàng Jean Paul 2.)
            Nói chung, Mỹ vẫn là có công đầu trong việc giải thể thế giới Cộng Sản, giải phóng khỏi chế độ độc tài cho gần một nửa nhân loại.
           
            c)- Với thế giới Ả Rập:
            Bây giờ, nhân loại đang đối đầu với “thế giới Ả Rập lạc hậu”. Chữ lạc hậu nói ở đây, là nói chung đến các chế độ độc tài, ít ra là chưa có tự do dân chủ thật sự ở Trung Đông và Bắc Phi, cụ thể là Tunisia, Ai Cập, Lybia, Syria, Yémen...
            Việc Hoa Kỳ tấn công chế độ Taliban ở Afghanistan là phản ứng vụ khủng bố 911.
Ba năm sau, tổng thống Mỹ xua quân tấn công I-Răk, tổng thống Bush, ngoài lý do dầu lửa, lý do Saddam Hussein có vũ khí giết người hàng loạt, còn môt lý do quan trọng khác nữa: Muốn dựng nên một nước I-Rak tự do dân chủ. Từ đó, quốc gia I-Rak như một hạt nhân, sẽ lan rộng ra các nước chung quanh, lần lượt toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi, dân chúng sẽ có tự do dân chủ.
Trong viễn tượng đó, như lời giáo sư Lê Đình Ngân nói với tôi khi tôi học với ông ta, nền văn minh của nhân loại, phát xuất từ Lưỡng Hà, từ Ai Cập năm ngàn năm trước, đã đi một vòng địa cầu, từ cái nôi của nền văn minh, phát triển qua châu Âu, châu Mỹ và nay trở lại nới chôn nhau cắt rún của nó.
Sau đó, nhân loại như thế nào? Sẽ tiến tới một vận hội thế giới mới, hợp tác và phát triển như một số nhà lãnh đạo thế giới hô hào, hay sẽ “tận thế” như lời “tiên tri” Harold Camping.
Trong bài diễn văn của TT Bush ngày 22 tháng 8 năm 2007 tại Kansas City, Missouri, sau khi đã tấn công I-Rak, về mục đích như nói ở trên, tổng thống Bush phát biểu:
            Một Irak tự do không có nghĩa là toàn hảo. Một Irak tự do không thể có những quyết định mau chóng như một quốc gia dưới thể chế độc tài.”
            Nhận định về các dân tộc Ả Rập rong vùng nầy, TT Bush tuyên bố:
“Khắp vùng Trung đông, hàng triệu người quá mệt mỏi chiến tranh, quá chán ngán kẻ cai trị độc tài tham nhũng. Họ chán ngán sự tuyệt vọng. Họ muốn có được một xã hội mà danh phẫm và giá trị con người được tôn trọng, và trẻ con có thể ước mơ về tương lai tươi sáng. Họ muốn tôn giáo được tôn trọng, và họ muốn được tự do hành đạo.
“Chúng ta chiến đấu để mong đem lại sự chân chính cho mọi người dù nam hay nữ của vùng đất Trung đông ý thức được tương lai của họ - và nâng cao xã hội.”

Bên cạnh mục đích xây dựng một I-Rak dân chủ, còn có một mục đích khác, vì chính ên an ninh của Hoa Kỳ:

Nhưng một nước Irak tự do sẽ đánh bại khủng bố Al Qaeda. đó sẽ là tấm gương cho hàng triệu người Trung đông, họ sẽ là người bạn của Hoa Kỳ, họ sẽ là người đồng minh trong cuộc chiến ý thức hệ của thế kỷ thứ 21.
            “Chúng ta đừng quên lời tuyên bố của kẻ thù. Chúng ta nên lắng nghe lời chúng nói. Bin Laden tuyên bố là “cuộc chiến [Irag] là chỉ có ta hay kẻ địch thắng. Nếu ta thắng thì địch thủ sẽ nhục nhã và thua cuộc vĩnh viễn”. Irag chỉ là một trong nhiều mặt trận trong cuộc chiến chống khủng bố
“Tôi giải thích lý do tại sao phải giúp những nền dân chủ non trẻ ở Trung đông được cơ hội vực dậy để chống lại những phần tử Hồi giáo cực đoan đó là con đường thực tiễn nhất để thế giới cũng như người dân Hoa Kỳ được an bình hơn.
         
Tuy nhiên, việc làm của ông Bush bị phê phán:
“Chính sách dân chủ hoá vùng Ả Rập, tất cả đều nằm trong dự án khổng lồ này của chính quyền Bush, một dự án mang nhiều tính chất của một cuộc truyền đạo Ki tô thời Trung cổ.


Ngày nay, công cuộc của ông Bush được tổng thống Obama tiếp nối, dưới một dạng thức khác, không một màu sắc nào về công việc truyền đạo Thiên Chúa như có thời nhiều người phê phán về công việc của ông Bush trong chiến tranh Afghanistan và I-Rak, mà còn ngược lại, mạnh mẽ và dứt khoát hơn, đem lại sức mạnh và tươi sáng cho “Mùa Xuân Ả Rập”. Trong bài diễn văn mới đây của tổng thống Obama, chính sách mới của Mỹ, được ông Obama diễn tả rõ hơn, đối với từng quốc gia:
      
- Ai Cập: giúp người dân quốc gia nầy phục hồi sau vụ
gián đoạn đột ngột vì biến động đòi dân chủ bằng cách giúp những nhu cầu tài chánh ngắn hạn của nước này.
- Tunisia Obama sẽ làm việc với Quốc hội để thành lập
“quỹ doanh thương” để đầu tư vào Tunisia và Ai Cập.
- Syria Tổng thống Bashar al-Assad có một lực chọn: lãnh đạo việc chuyển tiếp dân chủ hay tránh đi nơi khác.
- Iran nói họ ủng hộ những cuộc biểu tình “mùa xuân Ả Rập,” nhưng lại áp chế quyền của chính người dân trong nước. Tổng thống Obama nói điều này là đạo đức giả. Chính phủ Iran đàn áp tàn bạo phụ nữ và nam giới và bỏ tù những người vô tội vì đã tổ chức những cuộc biểu tình ôn hòa trên đường phố Tehran cách đây vài năm.
Tổng thống Obama hứa Hoa Kỳ sẽ tiếp tục kiên trì lập trường là người dân Iran cần phải lấy lại được những quyền của họ và có một chính phủ không bóp nghẹt những nguyện vọng của người dân.
- Libya: Moammar Gadhafi rời bỏ quyền lực là một điều không tránh khỏi

Tổng thống Barack Obama ủng hộ đòi hỏi chính của người Palestine về ranh giới của một quốc gia tương lai. Tiến đến một nền hòa bình bền vững chấm dứt cuộc xung đột Ả Rập-Israel khẩn thiết hơn bao giờ hết

5)- “Cái bóng” của người Do Thái
“Bên cạnh đó Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái chủ trương nắm giữ các cơ cấu quan trọng trong guồng máy điều khiển đất nước Hoa Kỳ. Họ gài được nhiều nhân sự vào bên trong hành pháp cũng như lập pháp. Trong các bộ quan trọng nhứt như ngoại giao, quốc phòng và tài chánh, thường thấy đa số có nhân viên gốc Do Thái và nhiều lần cấp bộ trưởng cũng do người Mỹ gốc Do Thái nắm giữ. Trong Thượng Viện và Hạ Viện có khá nhiều nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái, trong cả hai chính đảng. Vì vậy, thế lực của Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái rất lớn và đã khiến cho chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn luôn binh vực quyền lợi của Do Thái. 

Thế lực Do Thái này phải hiểu là không phải chỉ thuần túy Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái, mà là sắc dân Do Thái trải dài trên thế giới từ Tel Aviv đến Washington D.C., từ Paris, tới London, Berlin, Moscow... với tổng số 13,1 triệu người, trong đó 5,4 triệu tại quốc gia Do Thái, 5,3 triệu tại Hoa Kỳ và 2,4 triệu rải rác tại 30 quốc gia khác.
Thế lực này được điều khiển hữu hiệu từ Tel Aviv với 2 bộ phận đắc lực gồm cơ quan tình báo Mossad và Nghị Viện Do Thái Thế Giới ( - World Jewish Congress - từ năm 2007 đứng đầu là nhà tỷ phú nổi tiếng Ronald Stephen Lauder người Mỹ gốc Do Thái ) . Ngoài ra, Giáo sư (Nguyễn Ngọc) Huy còn chỉ dẫn cho chúng tôi nhận biết được dân gốc Do Thái đặc biệt thường với mũi to loại diều hâu, điển hình như Ngoại trưởng Kissinger hoặc Nữ Ngoại trưởng Albright.
(theo Phạm Trần Hoàng Việt)

&

Nhìn chung, nhân loại tiến tới không ngừng, khi nhanh khi chậm nhưng không bao giờ dừng lại. Dừng lại có nghĩa là rơi vào bóng đêm dài tăm tối.
Tuy nền văn minh đầu tiên của loài người xuất hiện cách đây năm ngàn năm, nhưng có một thời gian dài, sự tiến triển của nó rất chậm. Mặc dù Kinh Thánh đã nói tới tự do và nhân phẩm, nhưng vì những thế lực phản động, phải đến Thế kỷ Ánh Sáng, tư tưởng ấy mới phát triển và trở thành kim chỉ nam cho các cuộc cách mạng tiếp sau đó.
Dù nói gì, giải thích bằng cách nào, thì những tư tưởng căn bản trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” trong cuộc cách mạng 1789, cũng như bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Cách mạng Mỹ năm 1776 và “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội Đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948, là nền tảng cho xã hội loài người ngay nay, dù ở Đông hay Tây, ở Cựu hay Tân lục địa hay ở tận cực nam lục địa châu Phi như quốc gia Nam Phi chẳng hạn...
Như đã nói, châu Âu, châu Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng đất nước họ trên những nguyên tắc căn bản nầy.
            Hiện giờ, làn sóng cách mạng đang lan tới Trung Đông và Bắc Phi, xứ sở của người Ả Rập, đem lại “Mùa Xuân Ả Rập” cho dân chúng ở đây.
            Nhân loại không có con đường nào khác để chọn lựa, nếu muốn sống trong thanh bình, phát tiển và hạnh phúc. Đó cũng là “Vận hội thế giới mới” để các quốc gia cùng hợp tác và phát triển.
            Khi vừa nhậm chức, tổng thống Ronald Reagan nhắn với Liên xô “Đối dầu hay hợp tác”. Và Gorbachov đã chọn một con đường đúng cho người Nga và 15 nước Cộng Hòa trong Liên bang Sô Viết.

1.                  Liệu những nhà độc tài ở Trung Đông như Gadaphi, Ali Abdullah Saleh, Bashar al-Assad, có ai có viễn kiến như Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông Gorbachov, ông Lý Quang Diệu chọn cho dân tộc mình một con đường tốt nhứt, và cũng tránh cho chính họ khỏi bị treo cổ như Saddam Hussein./


hoànglonghải


            (1) Đức Đạt Lai Lạt Ma bấy giờ tuổi còn nhỏ, chưa nổi tiếng và chưa lưu vong khỏi Tây Tạng (1959)
            (1) Tình cờ tôi tham dự một buổi lễ của một người quen do một ông mục sư (nguyên là một thiếu tá QĐVNCH) làm chủ lễ cho buổi khai trương của hàng của người quen ấy. Nghe ông mục sư đọc câu cầu nguyện trong kinh thánh  “Ta sẽ cho người thịt trừu và bò sữa”, tôi mới hiểu thêm. Kinh Thánh xuất phát ở Trung Đông cách đây mấy ngàn năm, nền tảng là “văn minh chăn nuôi” nên mới nói tới “thịt trừu và bò sữa”. Người Việt không ăn thịt trừu và ít uống sữa mà thực phẩm chính là cơm rau và một ít cá thịt vì chúng ta thuộc “văn minh lúa nước”. Tôi tự hỏi khi chúng ta tin theo một tôn giáo phát xuất từ một nền văn minh khác với văn minh của chúng ta, điều ấy có thể có những trở ngại gì không? Các nhà nhân chủng học, văn hóa và xã hội học, có ai bàn về vấn đề nầy cho cặn kẽ chưa?
            Thời gian ở trại tỵ nạn Marang, Mã Lai, mỗi chiều tôi nghe tiếng người Hồi giáo Mã Lai cầu kinh, phát ra từ một cái loa của nhà thờ Hồi giáo gần đấy. Bắt đầu buổi cầu kinh thường là một tiếng kêu dài, như tiếng than buồn bã, làm tôi nghĩ tới những người chăn nuôi dê cừu trong sa mạc. Buổi chiều, khi cho gia súc trở về, kẻ mục đồng vừa đi vừa hát, tiếng hát cũng ngân dài và buồn bã giống như tiếng cầu kinh nói trên vậy. Nền văn minh ấy, tạo ra tiếng cầu kinh như vậy! 
(3) Ngày Phán Xét! Ngày 21 Tháng 5 Năm 2011 (trích):
http://www.ebiblefellowship.com/
Ngày 21 tháng 5 năm 1988, Ðức Chúa Trời đã hoàn thành sử dụng các hội thánh và các giáo hội trên thế giới. Ðức Thánh Linh cửa Ðức Chúa Trời được cât ra khởi các nhà thờ và Satan, người đàn ông của tội lỗi, nhập vào nhà thờ để cai trị tại điểm đó trong thời gian. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng thời gian này thật khủng khiếp vì sự phán xét trong các hội thánh sẽ kéo dài trong 23 năm. Ðúng 23 năm (8400 ngày đúng) sẽ là từ Ngày 21 Tháng 5 năm 1988 cho đến ngày 21 tháng 5 năm 2011. Diêu này được phát hiện trong Kinh Thánh ngoài các thông tin liên quan đến 7000 năm kể từ lũ lụt. Vì vậy, chúng ta thấy rằng thời gian 23 năm khổ nạn đầy sẽ kết luận ngày 21 Tháng 5 năm 2011. Ngày này là ngày chính xác mà các hoạn nạn lớn chấm dứt, và điều này cũng rất có thể là kết thúc cho 7000 năm kể từ khi lũ lụt trong ngày của Nô-ê.
Hãy ghi nhớ rằng Ðức Chúa Trời đóng cửa tàu vào ngày thứ 17 của tháng thứ 2 theo lịch của Nô-ê. Chúng tôi cũng thấy rằng ngày 21 tháng 5, năm 2011 là kết thúc của thời kỳ hoạn nạn lớn. Có một mối quan hệ lớn giữa tháng 2 và ngày thứ 17 của lịch Nô-ê và ngày 21 tháng 5, năm 2011 của lịch Gregory của chúng ta. Mối quan hệ này không thể dễ dàng nhìn thấy cho đến khi chúng ta phát hiện ra còn có một lịch khác, đó là lịch Hê-bơ-rơ (hay là Kinh Thánh). Ngày 21 tháng 5 năm 2011 cũng là ngày thứ 17 của tháng thứ 2 trong lịch Hê-bơ-rơ. Bằng cách này, Ðức Chúa Trời khẳng định cho chúng ta rằng chúng ta có một sự hiểu biết rất chính xác về thời gian 7000 năm từ khi lủ lụt. Ngày 21 tháng 5 năm 2011 là ngày tương đương với ngày mà Chúa đóng của tàu của Nô-ê. Thông qua điều này và nhiều chi tiếc khác trong Kinh Thánh, chúng tôi thấy rằng ngày 21 Tháng 5 năm 2011 sẽ là ngày khi Chúa cất lên người dân đã chọn bởi Ngày. Ngày 21 tháng 5 năm 2011 sẽ la Ngày Phán Xét! Đây là ngày Ðức Chúa Trời đóng cánh cửa của sự cứu rỗi trên thế giới.

Tổng số lượt xem trang